Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đông Phù Liệt- một làng cổ trên đất Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.15 KB, 21 trang )

Lời mở đầu
Nằm trên khu vực ngoại thành Hà nội, bên cạnh sự phát
triển tấp nập của một đô thị đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện
đâị hóa, nhưng nơi đây vẫn hội tụ lại cho mình đầy đủ nhũng yếu tố cổ
xưa. Nơi đây chính là làng Đông Phù Liệt xưa thuộc tổng Nam Liệt –
huyện Thanh trì – tỉnh Hà Đông. Nay thuộc thôn Đông Phù – xã Đông
Mỹ - huyện Thanh trì – thủ đô Hà Nội. Đây là một ngôi làng cổ đã có
trên 1000 năm tuổi.
Đông Phù Liệt là một làng nằm ở nam thành Thăng Long xưa –
nơi có địa thế thuận lợi, tiện đường giao thông thủy bộ từ thời trước đã
nổi tiếng. Quả thật, địa danh Phù Liệt đã nổi tiếng ngay từ thế kỷ X, đặc
biệt khi quân của Nguyễn Siêu – một trong những sứ quân mạnh nhất
thời loạn 12 sứ quân đã cát cứ vùng này. Bấy giờ Phù Liệt gồm 2 phần:
Đông Phù Liệt nằm liền kề với sông Hồng – trên bến dưới thuyền tấp
nập, Tây Phù Liệt là vùng gò đống – nơi Nguyễn Siêu đặt đại bản doanh.
Đông Phù Liệt có một vị thế rất đặc biệt: với hai dòng sông – sông
Hồng chảy từ phía đông và sông Tô Lịch chảy phía Tây xuôi dòng từ
phía Thăng Long tới đây bỗng thắt lại dồn phù sa vào cánh đồng Đông
Phù Liệt làm cho đất đai vùng này màu mỡ, sản vật phong phú dồi dào.
Hai con sông này là hai đường thủy quan trọng đi ngược về xuôi. Đồng
thời hai con đường bộ đó là đường Thiên Lý Bắc – Nam và đường ven
bờ hữu ngạn sông Hồng sau này đến thời Trần đã dựa theo nó để đắp đê
Đỉnh Nhĩ ( tức đê hữu ngạn sông hông ngày nay ) cũng chạy qua làng,
càng tạo cho làng Đông Phù Liệt có thế hiểm về quân sự, thế thuận về
kinh tế và thế mở để tiếp thu cái hay cái đẹp của nhiều miền trên đất
nước.
Trải qua sự thống trị của các triều đại phong kiến, Đông Phù Liệt
đã trở thành nơi ghi dấu của biết bao nhiêu chứng tịch lịch sử. Ở thời
Lợi, có 2 công chúa con của vua Lý Thánh Tông đã về tu và đắc đạo tại
đây. Đây cũng là nơi vị vua thứ 8 của triều Lý là Lý Huệ Tông đã về tu
và tự vẫn tại chủa Phù Liệt. Gò “Mả Vua” ở cạnh chùa ngày nay là một


chứng tích lịch sử. Năm Bính Ngọ 1426 Lê Lợi khi tiến quân ra Bắc
đánh quân Minh cũng về đóng doanh trại tại đình làng. Năm Kỷ Dậu
1789, Đông Phù Liệt được vua Quang Trung – Nguyễn Huệ chọn làm
nơi tập trung thu hút sự chú ý của địch tạo thuận lợi cho ta đánh Khương
Thượng – Đống Đa một cách nhanh chóng và tiến thẳng vào Thăng Long
gây cho địch sự kinh hoàng khiếp sợ.
Ngay từ khi bị thực dân Pháp xâm lược cho đến các cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta, người dân làng Đông
Phù Liệt đều một lòng chiến đấu không chịu khuất phục.
Không chỉ có một vị trí rất lớn trong lich sử mà Đông Phù Liệt còn
là một làng văn hiến. Từ quy hoạch mặt bằng của làng cho tới cách bố trí
các công trình công cộng: đình chùa, miếu mạo, chợ búa…rất hợp lý và
khoa học. Các lễ hội được tổ chức chặt chẽ và giàu tính nhân văn.
Bằng những điều đã thấy ở trên, em đã quyết định chọn làng
“Đông Phù Liệt ” với đề tài “ĐÔNG PHÙ LIỆT – MỘT LÀNG CỔ
TRÊN ĐẤT THĂNG LONG” trở thành bài tiểu luận của mình cho
chuyên đề “Làng xã Việt Nam trước năm 1945”.
NỘI DUNG
Chương 1: Đông Phù Liệt – những dấu ấn đậm nét cổ xưa
I.1 Địa thế của Đông Phù Liệt xưa và nay.
I.1.1 Vị thế xưa và nay:
Đông Phù Liệt nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Tô Lịch. Thời
xưa khi chưa có đê thì hàng năm khi mùa lũ về, nước tràn ngập khắp
vùng đem phù sa bồi lấp những vùng đất trũng tạo nên các cánh đồng phì
nhiêu của vùng đất Thanh Trì trong đó có Đông Phù Liệt .
Các gò đống ven sông thường dốc hướng về phía lòng sông và
thoải dần về phía trong đồng. Độ cao của các gò đống có khi tới trên
dưới 10m. Vùng gò đống Đông Phù được tạo nên bởi sông Hồng và sông
Tô Lịch. Trên địa giới của Đông Phù Liệt ngày nay còn lại tên của trên
20 gò đống mà nhân dân gọi là mô. Những gò đống đó từ xưa đã rất cao

do nhiều nguyên nhân đã bị san lấp nhưng đó đều là những chứng tích
lịch sử của Đông Phù như: mô Đường Xưa, mô Cây Bàng, mô Con Cá,
mô Chợ Nhót, mô Ma Treo…mô Đường Chộ ở xóm Đông Vinh liên
quan đến vị trí tập kết của vua Quang Trung trong trận Ngọc Hồi năm
Kỷ Dậu 1789…và nhiều các mô khác.Những dấu tích lịch sử của những
gò đống này còn tiềm ẩn rất nhiều bất ngờ đối với các thế hệ người Đông
Phù.
Đặc điểm địa thế của Đông Phù không chỉ có vùng gò đống tập
trung mà còn có các dòng sông chảy qua làng, và tất cả đều chay theo
hướng từ Bắc xuống Nam. Đầu tiên phải kể đến đó là sông Hồng ( sông
Cái ) dòng sông này đã tạo dựng nên chợ Đông Phù Liệt, giao thông
thủy bộ thuận tiện. Ngoài sông Mẹ chảy ở dìa làng thì phía đông là sông
Tô Lịch. Sông Hồng và Sông Tô Lịch chảy tới Đông Phù Liệt thì hai con
sông này bỗng thắt lại như miệng phễu rót phù sa vào cánh đồng và vùng
gó đống này. Một con lạch nhỏ chạy qua làng chân đê sông Hồng cũng
từ hướng Hà Nội về, đó là sông Kim Ngưu. Khi đắp đê Đỉnh Nhĩ thì con
lạch này không thể tự do tràn nước ra sông Cái mà tạo thành một dòng
chảy ven đê từ Hà Nội qua huyện Thanh Trì tới nam huyện Thường Tín,
đổ ra sông Nhuệ, thông với sông Hồng. Vì vậy đây cũng là đường thủy
thuận tiện nhất từ sông Hồng tới Đông Phù Liệt lên tới các làng ở bắc
huyện Thanh Trì. Sông Kim Ngưu tuy nhỏ nhưng vừa làm nhiệm vụ tưới
tiêu nước vừa làm đường vận chuyển cho các thuyền nhỏ.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng sự hội tụ của 3 dòng sông trên
địa bàn của làng Đông Phù Liệt làm cho Đông Phù Liệt hết sức thuận lợi
cho việc giao lưu, trao đổi, thông thương với các vùng miền. Tuy nhiên,
nó không vì thế mà mất đi những dàng vẻ cổ kính nguyên sơ ban đầu của
mình.
Ngày nay, từ Hà Nội xuôi theo đường 1A tới cây số 13 rẽ trái theo
đường 70 ra sông Hồng chừng 2km sẽ tới địa phận của làng Đông Phù.
Đông Phù Liệt ngày nay thuộc xã Đông Mỹ do ghép hai tên đầu của hai

tên làng xưa là làng Đông Phù và làng Mỹ Á. Đông Phù Liệt từ xa xưa
đều gắn liền với Thăng Long – Hà Nội. Không những gần về địa lý, giao
thông thủy bộ mà Đông Phù Liệt vừa là nơi cung cấp nguyên liệu vừa là
nơi tiêu thụ cho kinh thành về các ngành nghề sản phẩm hàng hóa.
I.1.2 Cảnh quan của Đông Phù Liệt thời cổ:
Khi đê Đỉnh Nhĩ của sông Hồng được đắp đã làm thay đổi cảnh
quan của làng Đông Phù Liệt và các xã rong vùng thời cổ. Khi đê hoàn
thành thì mùa lũ nước không còn tự do tràn ngập như trước. Nó thúc đẩy
quá trình chuyển dịch dân từ ngoài đê ven bờ sông vào vùng đất cao sinh
sống.
Chợ Đông Phù cạnh bờ sông cũng không còn và dân làng Đông
Phù Liệt đã chuyển hẳn vào an cư phía trong đê. Gần chợ Đông Phù Liệt
(Chợ Nhót) có cây đa cổ thụ vài trăm tuổi, đến nay đã không còn. Một
làng cổ với bến nước, cây đa quán chợ của đất kẻ Nhót xưa kia nay chỉ
còn trong trí nhớ của lớp người đứng tuổi.
Các công trình kiến trúc của làng như đình, chùa, … được xây
dựng chỉ bằng gỗ lá nhưng cũng đã đánh dấu được một bước ổn định
mới. Việc chuyển dân từ ngoài đê vào vùng gò đống Tây Phù Liệt được
tiến hành thành nhiều đợt. Trước tiên tập trung ở những làng cổ.
Việc chuyển dân từ ngoài đê vào trong đê và việc khai hóa ruộng
đất ở vùng Phù Liệt là nét đặc trưng nhất tạo nên cảnh quan của làng
Đông Phù Liệt .
I.2 Những dấu tích về mặt lịch sử tại làng Đông Phù Liệt
I.2.1 Căn cứ của nghĩa quân Nguyên Siêu tại làng:
Nguyễn Siêu là sứ quân hùng mạnh, Đinh Bộ Lĩnh sau khi tiêu diệt
được sứ quân này mới thu phục và bức hàng những sứ quân khác để lên
ngôi.
Theo thần tích xã Đông Phù thì sứ quân Nguyễn Siêu nằm trên địa
bàn Tây Phù Liệt có tới 8000 môn đệ, 100.000 binh mã, địa bàn cát cứ
có giới hạn 30 – 40km.

Thời kỳ này các sứ quân hỗn loạn cát cứ từng vùng để tiến lên
giành quyền cai trị đất nước nên với chủ trương “tiến công là chính,
phòng thủ là cần thiết”, Nguyễn Siêu đã tiến hành xây dựng thành lũy
kiên cố. Qua những thần tích còn để lại chúng ta có thể tượng tuyến lũy
của Nguyễn Siêu có chiều 10km kéo dài từ Việt Yên qua Ngọc Hồi. Lũy
được cấu tạo bằn các rặng tre gai đã có sẵn, bao quanh các thôn xóm,
được trồng thành nhiều lớp, bên ngoài là cánh đồng nước hoặc đầm lầy.
Chân các rào tre được đắp đất dày và vững chắc. Mãi đến thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ thì rặng tre và lũy đất vẫn là những công
trình kiến trúc quân sự rất có giá trị.
Tại trung tâm căn cứ, nơi đặt đại bản doanh của Nguyễn Siêu vùng
gò đồi tập trung mà hiện nay còn thấy rải rác tại các cánh đồng làng
Đông Phù Liệt. Các mô Ma Cả, Ma Treo, Đường Chộ, Tam Thai…được
đắp đất để cao thêm, nối liền tạo thành bức tường thành bọc lấy cánh
đồng Dinh là vết tích còn để lại.
Ngày nay chúng ta chỉ có thể thấy một cách phác lại diện mạo căn
cứ này để hiểu thêm về nghệ thuật quân sự ở thế kỷ X của các bậc tiền
thân .
I.2.2 Mảnh đất mang nhiều dấu ấn triều Lý:
a.Chùa Hưng Long – một quốc tự:
Chùa Hưng Long có tên Nôm là chùa Nhót hoặc gọi theo tên
làng là chùa Phù Liệt . Theo thư tịch để lại thì chùa được vua Lý Thái Tổ
cho xây dựng vào năm Mậu Thân thứ 2 (1011).
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra thanh Đại La đổi
tên là Thăng Long. Ngay sau đó vua cho xây dựng rất nhiều chùa triền
trong đó có chùa Thiên Đức Long Hưng, chính là chùa Hưng Long ngày
nay.
Ngôi chùa tọa lạc trên một gò đồi vào khoảng giữa Đông Phù Liệt
và Tây Phù Liệt, vừa xa rời chợ búa ồn ào, vừa gần vùng dân cư sinh
sống. Ngôi chùa được trung tu rất nhiều lần, nay có dạng kiến trúc “nội

công ngoại quốc”. Ngôi chùa đã có hơn 1000 năm tuổi, thật hiếm có ở
vùng Hà Nội .
b. Hai công chúa nhà Lý đã tu hành tại đây:
Thời Lý là thời kỳ đạo Phật phát triển mạnh mẽ nhất ở Việt Nam,
nhiều vị hoàng thân quốc thích đã quy y cửa Phật. Trong đó có 2 công
chúa con vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) đã xuất gia về tại chùa Hưng
Long ( chùa Nhót ngày nay).
Lý Từ Thục và Lý Từ Hy là hai chị em, đã cùng với hai thị tỳ của
mình xuất gia đi tu và hóa vào ngày 15 tháng 3 Ất Hợi niên hiệu Hội
Phong đời vua Lý Nhân Tông (1095). Tại đây bà đã dạy nhân dân chăn
tằm dệt vải , dạy nghề làm bánh trái trong cung đình của nhân dân. Vì
vậy các nghề làm bánh truyền thống của địa phương vẫn còn tồn tại tới
ngày nay.
Vào ngày tháng 3 âm lịch, dân làng Đông Phù Liệt thường làm
bánh trôi, bánh chay để nhớ công ơn các bà . Dân trong làng tỏ lòng kính
trọng đã gọi hai bà là Nhị Vị.
c. Về mộ của Lý Huệ Tông chôn cất trên đất Đông Phù:
Lý Huệ Tông là vị vua thứ tám của đời nhà Lý lên ngôi năm 17
tuổi. Ông có thể coi là vị vua cuối cùng của triều Lý, dù đã nhường ngôi
cho công chúa Chiêu Thánh – Lý Chiêu Hoàng vào năm 1224.
Khi rời ngôi, vua đã về tu tại chùa Chân Giáo, nhà Trần lên ngôi
năm 1225, ông và mẹ đã về tu tại chùa Phù Liệt rồi tự vẫn tại đây (theo
Việt Sử Lược). Quanh việc đi tu, cái chết và mộ táng của ông còn rất
nhiều ghi chép khác nhau. Nhưng trước mặt chùa Hưng Long có một gò
đất cao từ lâu đã được gọi là Mả Vua. Có phải đó là mộ của Lý Huệ
Tông hay không còn là vấn đề cần tìm tòi nghiên cứu.
I.2.3 Một quyết định chiến lược của Lê Lợi tại đình Đông Phù.
Sau chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại Tốt Động – Chúc Động
năm 1426, Lê Lợi cùng đại quân tiến đánh Đông Quan (tên gọi Thăng
Long khi quân Minh chiếm đóng). Lê Lợi quyết định mở một trận tập

kích lớn vào các đồn ngoại vi của giăc, siết chặt vòng vây địch ở Đông
Quan. Trươc tình hình địch, ta đã phân tích và đánh giá: viện binh địch
sẽ sang để giải vây cho Đông Quan lật ngược thế bị động của chúng vi
thế Lê Lợi và các tướng lĩnh đã quyết định đóng đại bản doanh tại đình
làng Đông Phù giữ thế chủ động cho mình khi tiến đánh Đông Quan. Với
chiến lược ấy của Lê Lợi, chúng ta đã bẻ gẫy được các mũi tiến công của
viện binh địch và Vương Thông ở viện Đông Quan. Đây là kết quả của
quyết định chiến lược từ đình Đông Phù cuối 1426 đến đầu 1427.
Đình Đông Phù là dấu tích lịch sử quan trọng giúp chúng ta giành
thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Minh giữ gìn độc lập dân tộc.
Đình Đông Phù đã nhiều lần được trùng tu nhưng vẫn nằm trên phần đất
cũ, ngày nay vẫn còn những mẩu chuyện liên quan đến Lê Lợi về đóng
quân tại đình làng.
I.2.4 Diệt vị trí tiền tiêu của Đông Phù Liệt trong trận đánh Ngọc Hồi
(1789) .
Với sự cấu kết của Lê Chiêu Thống quân Thanh đã tiến hành xâm
lược nước ta(1788). Trước tình hình đó, Quang Trung đã trực tiếp chỉ
huy cánh quân tiến thẳng theo đường Sơn Nam ra Thăng Long.
Nửa đêm ngày mùng 3 tháng 1 âm lịch , Quang Trung tiến đành
Hạ Hồi một cách nhanh chóng khiến quân địch khiếp sợ mà ra hàng.
Địch lui về giữ đồn Ngọc Hồi, lập một đồn tiền tiêu tại cánh đồng Đông
Phù Liệt ( làng Đông Phù Liệt ) trên đường Thiên Lý đi từ Nam ra Bắc
thời ấy. Đồn tiền tiêu này của địch nằm trên cánh đồng Ma Vang của đất
Đông Phù.
Để đánh đồn Ngọc Hồi, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã cho quân
tiến vào tiêu diệt vị trí tiền tiêu Đông Phù Liệt vào sáng ngày mùng 4
tháng 1. Làm cho kẻ địch bị mắc lừa tập trung vào hướng Nam mà sơ hở
ở vùng phía Tây. Việc tiêu diệt đồn tiền tiêu Đông Phù Liệt ngoài mục
đích đánh lạc hướng địch còn triển khai thế trận. Thể hiện tài năng lãnh
đạo kiệt xuất của Quang Trung.

Diệt vị trí tiền tiêu Đông Phù Liệt tuy không được ghi lại cụ thể chi
tiết nhưng vì nằm trong toàn bộ “Chiến dịch giải phóng Thăng Long”
cũng như trận đánh Ngọc Hồi diễn ra quá nhanh nên vẫn còn được lưu
truyền trong những câu truyện kể của dân địa phương và còn dấu tích
đến ngày nay: tên gọi mô Đường Chộ - tên đất đầu xóm Đông Vinh –
được truyền lại là nơi tập kết của cánh quân chủ lực Tây Sơn do Quang
Trung chỉ huy( từ “chộ ”là từ gốc Nghệ An).
I.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC XÃ HỘI:
I.2.1 Đơn vị xóm của làng Đông Phù Liệt :
Làng Đông Phù Liệt bao gồm 12 xóm với 12 tên gọi rất hay, có
nguồn gốc rất cổ xưa và mang ý nghĩa sâu sắc:
Xóm Trường Thọ
Tên Nôm gọi là Phố Hàng. Tên nay được lấy từ hình ảnh của xóm
trong làng. Là nơi tập trung của các hàng quán đã tập trung buôn bán từ
lâu đời. Tên Trường Thọ ra đời cách ngày nay trên 100 năm.
Xóm Nam Hưng
Tên Nôm là xóm Chợ vì xóm này năm cạnh Chợ Nhót – Nơi có
hai vị đỗ cử nhân thời Nguyễn. Lúc đầu các nhà Nho đặt tên là xóm Nam
Biên vì xóm nằm ở bìa làng – vị trí Tây Nam. Nhưng đến năm 1935 tên
xóm đổi là Nam Hưng vì mong ước của dân trong xóm muốn được hưng
thịnh.
Xóm Ngũ Phúc.
Tên Nôm của làng không ai còn nhớ nhưng tương truyền rằng
“Ngũ Phúc” lấy từ vế đối của một nhà nho trong làng khi dựng cổng
chào hội chùa cách đây gần 100 năm: “Ngũ Phúc Lâm Môn” nghĩa là
“năm Phúc vào nhà” – năm Phúc là: Phúc,Quý,Thọ,Khang,Ninh. Cầu
cho mọi sự tốt lành bình an cho dân cư.
Xóm Hiếu Nghĩa.
Tên Nôm gọi là xóm Điếm vì ở đầu xóm xưa vốn là điếm canh của
tuần phu trong làng: ước mong giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ và có nghĩa

với mọi người.
Xóm Xuân Thọ.
Tên Nôm gọi là xóm Giữa với ý nghĩa vừa thọ,vừa đầy sức Xuân.
Xóm được đặt tên này vào sau Cách Mạng Tháng Tám – 1945.
Xóm Phú Thọ.
Tên Nôm gọi là xóm Đồn vì trước đây có đồn lính của triều
Nguyễn đóng, rồi sau được gọi là xóm Hộ Sinh vì có nhà hộ sinh của
làng được đặt tại đây. Xóm này cũng là nơi sinh trưởng của tổng bí thư
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Đỗ Mười.
Xóm Đại Bàng.
Được gọi như vậy vì ở trên mô đất đầu xóm trước đây có cây bàng
cổ thụ nên được gọi là xóm Cây Bàng. Sau này người ta thay chữ Đại
vào đầu thành xóm Đại Bàng – một loại chim dũng mãnh thể hiện mong
ước thật mãnh liệt của người dân trong xóm. Trường tư thục dạy chữ
Quốc Ngữ đầu tiên do các chiến sĩ cách mạng lập ra tại xóm này.
Xóm Bình Hồ.
Lúc đầu được gọi là xóm Bờ Hồ vì xóm này có nhiều ao hồ ven
đường và ở cạnh con sông Kim Ngưu sau đổi thành xóm Bình Hồ. Xóm
này con có tên gọi là xóm Trong.
Xóm Bắc Hà.
Tên Nôm gọi là xóm Đê vì nằm ở chân đê sông Hồng. Xóm này
còn có tên gọi là xóm Đường Cái. Chứng tỏ đoạn đường cạnh ven bờ
sông Hồng đã từng là trục đường chính. Tên gọi xóm Bắc Hà vì xóm
nằm ở phía Bắc sát với sông Hồng. Nơi đây là nơi sinh trưởng của các cụ
Phó Bảo Nguyễn Thảo đời Nguyễn.
Xóm Đại Đồng.
Tên Nôm gọi là xóm Huyện Dưới vì vị trí ở phía Nam lỵ sở huyện
nối liền với Phố Huyện phía Bắc. Xóm mới được lập chừng 70 năm nên
buổi đầu lập ra còn thưa thớt nên được gọi là xóm Tân Dân.
Xóm Đông Vinh.

Tên Nôm gọi là xóm Trại vì xư dân trong làng lập trại tại đây, xóm
tách biệt xa làng giáp với xã Duyên Thái – huyện Thường Tín – tỉnh Hà
Tây. Tên gọi xóm Đông Vinh xuất phát từ tên gọi của hai gia đình đến
đây lập lập xóm đó là gia đình cụ Nguyễn Vinh và cụ Phạm Hợp (cụ
huyện Đông).
I.2.2 Tổ chức Giáp trong làng Đông Phù Liệt
Tổ chức Giáp trong làng vốn là một tổ chức nửa hành chính để
thừa hành một số việc cho Lý Trưởng, Phó Lý giao như đôn đốc việc
thuế má, phu phen tạp dịch. Trải qua nhiều đời, lúc ban đầu có 4 Giáp,
tới trước 1945 có thể hình thành qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: làng chỉ có 4 Giáp: Giáp Nhất, Giáo Nhị Giáp Đông
, Giáp Đoài. Khi dân số ngày càng đông tổ chức thêm Giáp
Thượng (Giáp Ngũ), sau đó hình thành thêm Giáp Lục.
- Giai đoạn 2: Từ giáp Nhất tách thành 2 Giáp là Giáp Nhất và
Giáp Nhất quân Thất ( từ Giáp Nhất tạo thành Giáp 7). Giáp thất
chủ yếu là dân ở xóm Đường cái tức xóm Hà Bắc ngày nay.
- Giai đoạn 3: Dân số trong làng tăng nhanh nên cách đây vài trăm
năm đã lập thêm Giáp Bát ( giáp thứ 8 ). Từ giáp Nhị tách thêm
một giáp mới là Giáp Cửu (giáp thứ 9). Giáp Đông chia ra thành
Giáp thứ 11.Giáp Phượng chia ra thành Giáp Phượng Á (giáp
thứ12). Cuối cùng Giáp Bát tách ra thành Giáp Bát và Giáp Nam
Mỹ - Giáp thứ mười ba.
Như vậy, tới trước Cách mạng Tháng Tám - 1945 làng Đông
Phù Liệt có 13 giáp. Điều hành mỗi Giáp do bốn ông Chạ, trong
bốn ông cử ra một ông để điều hành chung. Khi nam giới vào tuổi
54 thì được lập Chạ nhưng sang tuổi 55 thì về nghỉ hưu để người
khác lên.
I.2.3 Bốn mươi dòng họ cùng chung sống:
Thật hiếm ở đồng bằng Bắc bộ mà chỉ riêng trong một làng
đã có tới bốn mươi dòng họ. Tìm hiểu thần tích xã với chiều dài

kịch sử hàng ngàn năm, làng đã có rất nhiều cuộc chuyển dịch dân
cư lớn nên các dòng họ cũng có biến động theo kể cả phải thay đổi
tên họ do nhiều lí do khách quan và chủ quan. Việc tìm hiểu dòng
họ nào lâu đời nhất và là dòng họ gốc của đất Phù Liệt rất khó
khăn tới nay vẫn chưa khẳng định. Tổng các dòng họ được ghi
chép lâu đời nhất tính đến nay cũng chỉ được 17 – 18 đời ước
chừng trên dưới 400 năm như họ: Phạm Ngọc, Trần Đức, Phạm
Đông, Nguyễn Duy…
Theo thống kê các dòng họ tới trước tháng 8 – 1945 thì Đông
Phù Liệt có tới thảy trên dưới 40 dòng họ. 40 dòng họ cùng chung
sống, cùng tồn tại, cùng nhau xây dựng quê hương trong điều kiện
khuôn phép phong kiến và nhiều hủ tục xưa ở nông thôn quả là
một điều đặc biệt, thật đáng quý.
Phải chăng Đông Phù Liệt ngay từ buổi đầu hình thành làng
xóm đã là nơi “đầu sông cửa biển” thu hút rất nhiều người ở bốn
phương. Chính các luồng dân cư di chuyển đến đây qua chiều dài
lịch sử đã tạo thành rất nhiều các dòng họ của làng Đông Phù Liệt.
Nếu căn cứ vào tổ chức Giáp – một tổ chức xã hội thời trước
thì làng có 4 Giáp đầu tiên – mỗi Giáp đặc trưng chủ yếu cho một
dòng họ, ta có thể dự đoán được một số dòng họ sớm nhất: Ở Giap
Nhất có họ Phạm Ngọc, Giáp Nhị chủ yếu là dòng họ Trần Đức,
Giáp Đông chủ yếu họ Phạm Đông, Giáp Đoài chủ yếu là họ
Nguyễn Duy.
Ngoài ra còn có một số dòng họ chỉ tìm được trong các thư
tịch cổ như họ Lâm, họ Đỗ, họ Ngô, họ Mao…
Mặc dù có rất nhiều dòng họ cùng sống chung trong một
làng nhưng cư dân Đông Phù vẫn rất tôn trọng giữu gìn gia phong,
truyền thông của làng xóm. Họ tự hào về quê hương của mình, tự
hào về dòng họ nhưng không cực đoan bè phái, kỳ thị những người
ngoại tộc, những người mới đến mà cung nhau chung sức xây

dựng quê hương.
Chương II: ĐÔNG PHÙ LIỆT – Làng quê Văn Hiến
II.1 Tìm hiểu về một số công trình của làng :
II.1.1. Chùa Hưng Long:
Chùa Hưng Long tên Nôm là Chùa Nhót hay còn gọi là Chùa
Phù Liệt theo tên làng. Theo thư tịch cổ còn để lại, vào năm Thuận
Thiên thứ 2 tức năm Tân Hợi (1011), triều đình đã bỏ tiền ra xây
dựng hàng loạt các chùa như chùa Vạn Tuê, chùa Thiên Ngự…
trong nội thành.Còn ngoại thành thì xây dựng các chùa : Cẩm Y,
Long Hưng, Thánh Thọ…mà theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì
chùa Long Hưng chính là chùa Hưng Long. Như vậy, Chùa Hưng
Long ban đầu là một ngôi “quốc tự” rồi dần dần trở thành chùa
làng .
Chùa tọa lạc trên một gò đất có dáng con rùa trườn từ dưới
nước (sông Hồng) lên, với tên gọi thế đất “Kim Quy” – ngôi chùa
chính được đặt trên lưng, còn Tam Quan đặt trên đầu rùa. Chùa ở
một vị trí rất đẹp, thời xưa chiếm toàn bộ cả gò (chứ không như
ngày nay chỉ còn một nửa). Vừa ở cạnh làng xa lánh nơi trần tục,
lại vừa có thế đất cao ráo, phong quang. Trước mặt rộng rãi, đứng
cách xa tới 2km có thể nhìn thấy Tam Quan và mái Chùa.
Chùa được trùng tu nhiều lần mà tấm bia của Chùa còn ghi
lại đợt sửa chữa lớn vào ngày 20 tháng Chạp năm Kỷ Mùi thời Lê
– Trịnh 1619 và dựng bia năm 1620 do bà Quận Chúa Thái Phi họ
Trịnh tên là Trịnh Thị Ngọc Thưởng bỏ tiền trung tu. Sau khi được
tôn tạo trong thời gian này thì kiến trúc của Chùa còn tồn tại gần
như nguyên vẹn đến ngày nay.
Bố trí mặt bằng được chia làm hai khu vực: Khu vực chính
gồm tòa Tam Bảo và hai dãy Tả Vu – Hữu Vu cùng với tòa thờ
Nhị Vị tạo thành kiến trúc theo kiểu “ Nội công ngoại quốc”. Khu
vực thứ hai là các nhà Khách tạo thành một quần thể hình chữ U

lấy điện thờ mẫu làm trung tâm .
Khu vực chính của Chùa là nơi thờ Phật có tòa Tam Bảo. Ở
chính giữa tòa Tam Bảo có một dãy nhà tiếp nối vuông góc được
gọi là Ống Muống được xây bịt kín ở đầu đốc – là nơi đặt các bệ
thờ tượng Phật. Ở mỗi tầng của bệ thờ có đặt 3 pho tượng Phật:
quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hai dãy Tả Vu và Hữu Vu nối tiếp với nhà Tiền Đường (nhà
ngang của tòa Tam Bảo) gồm mỗi bên 9 gian để khách thập
phương nghỉ ngơi sau khi đã hành lễ. Một nhà nganh phía sau song
song với Tiền Đường, tiếp giáp hai dãy Tả Vu và Hữu Vu là nơi
thờ Nhị Vị, đã tạo nên khu vực chính của Chùa một kiến trúc hình
vuông (giống khung chữ Quốc của Hán Tự).
Dãy nhà Ngang thờ Nhị Vị là nơi thâm nghiêm nhất của
Chùa. Nhị Vị là hai công chúa tu và đắc đạo tại đây. Tượng Nhị Vị
được đặt trong khám chính giữa, cửa thường xuyên đóng, chỉ khi
tế mới mở.
Ở ngách Tả Vu bên phải cạnh tòa thờ Nhị Vị đi xuống khu
hai là nơi có điện thờ Mẫu, nhà tăng và nhà thờ Tổ. Ở chính giữa
có điện thờ Mẫu – ba gian, gian giữa thờ các tượng Mẫu Địa, Mẫu
Thượng Ngàn, Mẫu Thủy, bên trái thờ bà Liễu Hạnh, bên phải thờ
Đức Thánh Trần. Ở ngoái sân có một trụ nhỏ đặt bệ thờ Mẫu
Thiên.
Dãy nhà phải là nhà thờ Tổ có các tượng tổ : Phật Thích Ca,
những người truyền đạo Phật……
Dãy nhà bên trái là nhà Tăng dùng để tiếp khách mới được
xây dựng.
Tòa Tam Quan của Chùa được xây dựng cách xa Chùa
chừng 50m ở phía trước.Các bức Cổn bàng gỗ của tòa Tam Bảo
được chạm khắc rất sinh động từ thời Lê, còn lưu giữ đến ngày
nay.

Chùa còn lưu giữ 17 sắc phong tính từ triều Lê Hiến Tông
tới triều Nguyễn.Sắc phong đầu tiên được ban ngày 26 tháng 7
năm Quí Mão 1783. Sắc phong cuối cùng vào thời Khải Định ngày
25 tháng 7 năm Ất Sửu 1925.
Chùa được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa
1990. Chùa đã lâu không còn được sửa chữa nhưng vẫn còn tiềm
ẩn rất nhiều những chứng tích lịch sử có giá trị.
Bảng Thống kê sắc phong của các triều đại tai Chùa Hưng
Long
Số lượng
sắc
phong
Niên hiệu sắc phong Ngày tháng sắc phong
2 Cảnh Hưng 44
(Lê Hiển Tông)
( 1740 – 1786 )
26 tháng 7 năm Quý Mão
1783
1 Cảnh Hưng 46
Lê Hiển Tông
Năm Ất Tỵ
2 Chiêu Thống
Lê Mẫn Đế
(1787 - 1788)
Năm Đinh Mùi
1 Cảnh Thịnh
Nguyễn Quang Toản
1793 - 1782
21 tháng 5 năm Bính Thìn
1796

2 Minh Mệnh 2
1820 – 1840
21 tháng 7 năm Tân Tỵ
1821
2 Thiệu Trị 4
1841- 1847
12 tháng 5 năm Giáp Thìn
1844
1 Tự Đức 33
1848 - 1883
24 tháng giêng năm Tân Tỵ
1881
1 Đồng Khánh 2
1886 - 1888
1 tháng 7 năm Đinh Hợi
1887
2 Thành Thái 3
1889 - 1990
18 tháng 4 năm Tân Mão
1891
1 Duy Tân 3
1907 - 1916
11 tháng 8 năm Kỷ Dậu
1909
2 Khải Định 9
1919 - 1925
25 tháng 7 năm Ất Sửu
1925
Tổng 17
(Dựa theo tài liệu của ông Trần Đức Thao

Phó ban quản lý di tích Chùa Hưng )
II.1.2 Đình Đông Phù:
Theo truyền thuyết để lại thì đình Đông Phù có từ thời Trần,
lúc đầu chỉ là “ đình trạm”dùng làm nơi nghỉ ngơi của vua quan
khi đi tuần thú vùng Thăng Long.
Đình tọa lạc trên một khu đất rất cao ráo và thoáng
đãng.Đình trông về hướng tây cùng với hướng của Chùa. Đời Lê
Cảnh Hưng năm thứ 6 (1746) đình được trùng tu trên nền đất cũ và
còn tồn tại cho đến ngày nay.
Đình được xây dựng to cao và vững chãi, là một trong bốn
ngôi đình lớn của vùng nam Thăng Long. Đình gồm hai tòa đại bái
với ba gian hai chái. Gắn với đại bái là ống muống nối với hậu
cung thành kiến trúc chữ Công theo Hán Tự. Đình thờ thành
Hoàng Nguyễn Siêu – là người tạo lập nên làng Đông Phù Liệt.
Kiến trúc của đình Đông Phù cũng rất đặc biệt, ở trên mái
nối tiêp vì kèo rủa gian chính và chái đình có hai bộ đòn tay.
Không những đẹp về mặt kiến trúc mà đình Đông Phù còn là
chứng tích lịch sử quan trọng. Lê Lợi đã có một quyết định chiến
lược hết sức quan trọng biến từ thế bị động sang thế chủ động
trong cuộc kháng chiến chông quân Minh.
Đình có tổng cộng 22 đạo sắc phong từ năm Canh Dần thời
Lê Thần Tông 1650 cho đến năm Giáp Tý 1924 dưới thời Khải
Định thứ 9 Các sắc phong vẫn còn được lưu giữ còn nguyên vẹn
đến ngày nay. Đình được công nhận di tích văn hóa - lịch sử năm
1990.
II.1.3 Chợ Nhót:
Chợ Nhót được bố trí ở đầu làng, xa các xóm dân, giáp cánh
đồng rộng, xung quanh có hề thông ao hồ bao bọc. Đặt ở vị trí này
tiện thu hút dân các xã xung quanh tới chợ và cũng không gây dịch
bệnh cho làng .

Chợ Nhót được hình thành cùng với làng khi chuyển từ
ngoài đê vào trong vùng đất cao Tây Phù Liệt. Chợ Nhót chuyển
vào nơi mới, không có điều kiện thuận tiện trên bén dưới thuyền
nhưng cũng khá đông đúc, nhất là vào các phiên chợ Tết. Chợ họp
5 ngày một phiên vào các ngày 2 va 7 âm lịch hàng tháng.
Diện mạo của chợ Nhót đã trải qua nhiều lần xây dựng. Thuở
ban đầu chợ được họp trên bã trống với các lều quán tạm bợ bằng
tre, lợp bằng rơm rạ. Người ta trồng nhiều các loại cây như cây đa,
cây gạo, cây bàng…vừa tạo bóng mát, vừa tạo khuôn viên chợ…
Cây đa hàng gà để (chỉ cây đa – nơi có bán gà vịt), cây đa hàng
nồi…
Đợt xây dụng vào khoảng năm 1920 – 1930 chợ có 13 quán,
mỗi quán 3 gian, xây gạch ngói do 13 giáp xây dựng vì vậy mà có
tên gọi là quán Giáp Nhất, quán Giáp Nhị…Giữa chợ có một nhà
tám mái nhỏ thờ thần linh, thổ địa,và để lễ vào hè, còn gọi lã lễ
Cẩm Hè.
Tới những năm 1940 có các quán nhỏ được phá đi và xây
bốn quán gạch tương đối cao ráo và to lớn, nhưng phần lớn chợ
vẫn họp ngoài trời. Năm 1947 giặc Pháp phá các quán Chợ để lấy
gạch xây pốt Đông Trạch và từ đó chợ Nhót không cò nữa. Địa
điểm chợ Nhót ngày nay thuộc doanh trại quân đội.
II.1.4 Các Công Trình Giao Thông Của Làng:
Cách đây chừng 100 năm đường làng đã được lát gạch
nhưng phải trải qua 3 lần xây dựng mới hình thành:
Lần thứ nhất xây dựng đường trục dọc của làng tính từ
đường Thông ( túc đường 70 này nay) qua ngã 3 chợ Nhót tới gần
xóm Điếm, toàn bộ mặt đường rộng chừng 2m.
Lần thứ hai xây tiếp đoạn 2 nối tiếp theo trục chính của làng
tới gần Ngõ chùa và lát toàn bằng gạch nghiêng, không có đá
phiến. Mặt đường đoạn 2 rộng hơn mặt đường đoạn một chừng

10cm.
Lần thứ ba là tiếp nối đoạn hai tới cầu Kênh (xây dựng ở
Sông Kim Ngưu. Mặt đường toàn lát gạch nghiêng và cũng rộng
hơn đoạn cũ 10cm. Nhưng tới nay tất cả đã được đổ bê tông phủ
mặt.
Đường vào các xóm được lát gạch sau đường trục dọc một
vài chục năm vào khoảng những năm 20 của thế kỷ này. Đoạn
đường được lát gạch đầu tiên là xóm Hiếu Nghĩa, tiếp đến là các
xóm Xuân Thọ Phú Thọ, xóm Nam Hưng (Xóm Chợ) xây sau
cùng vào khoàng năm 1936 – 1937.
Trong làng có hai chiếc cầu, một chiếc cầu cổ được Đại Nam
Nhất Thống chí ghi lại là cầu đá Đông Phù Liệt bắc qua con kênh
sang xóm Bắc Hà. Chiếc cầu thứ hai bằng bê tông đúc do người
Pháp xây dựng vào khoảng năm 1920 được gọi luôn là cầu Tây.
Năm 1946 ta pha cầu đổ nghiêng để ngăn giặc nên được gọi là cầu
Đổ. Ngày nay chiếc cầu mới được bắc vào vị trí cũ nhưng ngắn
hơn và được gọi la cầu Đông Mỹ.
Cổng làng cổ kính được xây dựng cách ngày nay chừng 100
năm. Đến năm 1933 được sửa chữa cuốn vòm và xây thêm tầng
trên kiểu vọng lâu. Công làng trước đây có hai cánh cửa bằng gỗ
lim nay không còn. Cách cổng làng độ 50m có điếm canh ở ngang
với xóm Hiếu Nghĩa mà xóm đó trước đây gọi là xóm Điếm. Điếm
canh tuy nhỏ những cũng có ba gian: gian giữa có bệ thờ Thổ
quan, một gian phụ tiếp nối để bộ “đòn đám ma” đưa người dân
làng khi qua đời theo đường tống tử ra đồng. Thời trước, ngoài
việc điếm anh là nơi túc trực của quan tuần phu còn là địa điểm để
các cụ giẩ đón và tiễn đưacác vị cvao niên quá cố. Đây là một
trong những nét nhân văn thấm đậm tình làng nghĩa xóm.
II.1.5 Kiến trúc nhà Ở:
Nhà ở của dân thường được quay mặt heo hướng Nam hoặc

Tây Nam tùy theo địa hình. Trước Cách mạng tháng Tám – 1945
trong làng rất hiếm nhà cao tầng, ngay nhà gạch một tầng cũng
không nhiều, chỏ có các gia đình khá gỉ mới có, còn phần lớn đều
là hà tranh tre, hoặc gỗ mái lợp rơm rạ, lá gồi, lác đác vài nhà gỗ
lợp ngói.
Cấu trúc mặt bằng nhà thường từ 3-5 gian. Các vì kèo
thường theo kiểu chồng đấu để trốn một hàng cột phía trước, tạo
diện tích sử dụng được rộng hơn. Bên cạnh nhà chính tiếp nối nhà
ngang hoặc nhà bếp. Chuồng trâu bò ở đầu hồi nhà ngang và gắn
liền với nhà vệ sinh. Đằng trước thường bố trí một khoảng sân
rộng rãi vừa là nơi phơi phóng thóc lúa, vừa tạo mặt thoáng cho
ngôi nhà, vừa là nơi khi có công việc hiếu hỉ bắc rạp đón khách.
Phía trước trồng một hàng cau theo quan niệm “Chuối sau cau
trước”, một phần vì cau mọc thẳng không đẻ nhánh giống như
chuối nên sạch đẹp hơn, và có mùi hoa cau thoang thoảng khi có
gió Nam về.
Ngăn cách giữa các gia đình la rào duối, râm bụt, hoặc ô
rô…Cổng được trổ ở cạnh, phổ biến được làm bằng tre, có thể
chống lên hạ xuống được. Nhà giàu thì xây cổng bằng gạch, đóng
mở cửa bằng cửa cánh gỗ…
Nội thất trong nhà thường có bàn thờ tổ tiên, kê liền bàn thờ
là tấm phản gỗ để con cháu tế lễ, có khi là bộ tràng kỷ để tiếp
khách. Tràng kỷ có thể bằng gỗ quý hoặc bằng tre tùy mức sống
của gia đình. Hai gian ở cạnh là giường ngủ của nam giới hoặc
khách. Hai gian đầu hội thường đươc ngăn thành buồng – nơi nghỉ
ngơi của đàn bà, con gái hoặc vợ chồng gia chủ.
Ngày nay, ở Đông Phù Liệt không còn có ngôi nhà tranh nào
nữa, nhà ở cũng dần đã ngói hóa hoặc xây gạch, nhà nhiều tầng
cũng không hiếm. Tường rào được xây thay vì rào ô rô, duối xanh
thuở trước. Những hình ảnh của kiến trúc cổ xưa nay không chỉ

còn trong những ký ức mà còn tồn tại mới với mai sau trong nghệ
thuật kiến trúc hiện đại.
II.2 LỄ HỘI CỦA LÀNG ĐÔNG PHÙ LIỆT:
Cũng như các làng quê Viêt Nam, Đông Phù Liệt cũng có rât
nhiều lễ hội như hội chùa , hội đình. Và các ngày lễ của các dòng
họ, các ngành nghề, …nhưng đặc biệt hơn cả là hội chùa. Và ở
làng Đông Phù Liệt thì hội chùa của làng cũng chính là hội chùa
của cả một hàng tổng – của cả 10 làng đã có từ rất lâu đời.
Gọi tên hội như vậy vì đó là ngày hội chung của cả một vùng
Phù Liệt bao gồm có 10 làng : Đông Phù Liệt, Đông Trạch, Đam
Uyên (sau gọi là Văn Uyên), Chanh Khúc, Mỹ Á, Tương Trúc, Tự
Khoát, Việt Yên, Mỹ Liệt và Ninh Xá ( thuộc tổng Ninh Xá –
huyện Thanh Trì nay là huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây).
Thời Lý có hai công chúa về tu hành đắc đạo tại chùa Đông
Phù Liệt, đã để lại cho nhân dân 10 làng hơn 1000 mẫu ruộng và
có nhiều công lao trong việc giáo hóa dân trong vùng. Vì vậy hàng
năm, cả 10 làng đều tổ chức ngày hội chung để tưởng nhớ hai bà
mà nhân dân quen gọi là Nhị Vị.
Gọi là hội chùa song thực tế không đơn thuần chỉ tiến hành
nghi lễ của đạo Phật mà là sự kết hợp nghi lễ dân gian với lễ Phật.
Lễ hội được tổ chức trong một không gian rộng, lực lượng tham
gia để tiến hành nghi thức lễ và hội rất lớn. Tổ chức và điều hành
lễ hội rất chặt chẽ mang dáng dấp của tổ chức nghi lễ vua quan
thời trước. Vì thế mà tình đoàn kết trong cộng đồng làng đã từ lâu
gắn bó qua các kỳ lễ hội. Trong thời gian lễ hội 3 ngày từ 14 tới
16 tháng 3 âm lịch dân các làng đều đến nghỉ ngơi, vui chơi, đi
xem hội, thậm chí trong thời gian này nếu có người mất thì gia
đình cũng chậm phát tang để mọi người vui vẻ, đến sau lễ hội mới
tiễn đưa người thân về nơi an nghỉ.
Điều hành lễ hội có ông Câu Đương do hàng tổng cử ra –

thường là người có chức sắc, có học vấn khoa bảng. Giúp việc cho
ông Câu Đương còn có ông Tham Thị và ông Tuần Xước lo trật tự
trị an của lễ hội. Còn 10 làng cử ra 10 ông cai khu, phụ trách công
việc lễ hội của làng mình và đồng thời là đầu mối để ông Câu
Đương truyền đạt.
Hội chùa của cả tổng được tổ chức rất lớn, vào khoảng năm
1940 được tổ chức dài ngày mà bài vè dân gian truyền lại khá tỉ mỉ
và sinh động. Mở đầu hội chùa là Rước Nước
Rước Nước được tiến hành vào sáng 14 âm lịch. Đoàn đi lấy
nước được tập kết tại chùa Hưng Long và xuất hành từ sớm theo
triền đê xuống làng Chanh Khúc. Đoàn dừng lại tại đây làm lễ thủy
thần. Đại diện làng sở tại Chanh Khúc phát biểu vắn tắt về công ơn
của Nhị Vị và truyền thống đoàn kết của 10 làng cùng lời chào
mừng các xã bạn, ông chủ tế đáp từ và cám ơn làng sở tại. Một ông
Thống ( thầy cúng) đọc bài sớ để xin Hà bá – Thổ thần mang nước
về làm lễ Mộc Dục ( tắm rửa cho Phật, thánh). Đoàn thuyền đi
rước nước có đội hình chính từ 5 – 7 chiếc:
- Thuyền chính chở kiệu nước.
- Thuyền chở đội đồng văn bát âm
- Thuyên tải mã để chở rắc vàng mã
- Thuyền chở đội rồng và sư tử
- Có 1 -2 thuyền chở các già dâng hương và tụng kinh niệm
Phật
Ngoài ra có 5 – 6 thuyền chở đại diện các làng trong hàng
tổng đi dự lễ.Đoàn thuyền đi xuôi dòng hết địa phận làng Chanh
Khúc thì quay lại ngược dòng bái yết miếu Bóng rồi đi hết địa
phận làng Đam Uyên ở thượng lưu, sau bơi ra giữa sông chọn dòng
chảy có nước trong sạch để múc nước. Theo lệnh ông chủ tế, đầu
tiên múc 3 gáo để tráng chóe đựng nước và đỏ ra thuyền cho nhà
thuyền lấy lộc. Sau đó cứ đánh một tiếng trống lại múc một gáp

nước, vì Nhị Vị là nữ mà theo truyền thuyet thì số vía của nữ là 9
nên hai vị là 18.
Sau khi múc nước đã đủ 18 gáo thì đoàn thuyền quay về cập
bến lên bờ và cả đoàn rước quay lai chùa Hưng Long. Khi rước
nước về chùa thì chỉ những người có trách nhiệm mới được vào
nơi thờ Nhị Vị làm lễ Mộc Dục, còn dân chúng thì ở lại sân chùa
xem biểu diễn múa rồng, múa sư tử và biểu diễn võ.
Trong cung Nhị Vị, các nhà sư múc nước từ chóe ra pha với
nước ngũ vị lau chùi tượng rồi xé ra chia cho mỗi người một miếng
để lấy khước. Tắm xong cho tượng các nhà sư và ông thống làm lễ
yên vị rồi làm lễ dâng hương và kết thúc. Ở ngoài sân chùa phần
hội cũng tạm dừng.
Ngày 15 âm lịch là ngày rước chính, tức ngày hóa của Nhị
Vị. Các đoàn rước tập trung tại sân chùa Hưng Long, chuẩn bị sẵn
đồ lễ trên kiệu gồm : án thư, một mâm ngũ quả, hai cây vàn cây
bạc bằng giấy châm kim, một bát hương và hai cây đèn gỗ sơn. Đi
đâu tiên là hôi tế khiêng kiệu vào làm lễ, đi sau là hội phường Bát
âm, tiếp theo là kiệu bát cống còn gọi là kiệu nghênh do tám người
khiêng. Trên kiệu bát cống có đỉnh đồng đốt trầm, một mâm ngũ
quả, hai cây đèn gỗ sơn, một bát hương. Đi liền sau là người nâng
quạt vả - chiếc quạt to khung bằng mây phủ vải có thêm kim tuyến
và hoa văn rông phượng dùng để che kiệu .
Trước đây mỗi làng thường có một kiệu bát cống và sắp xếp
đội hình tương tự. Chỉ huy từng kiệu có ông khởi chỉ mặc áo dài
quần trắng khăn nhiễu điều, đi giày vải tiếp theo đén kiệu võng
gồm hai chiếc tượng trưng cho hai bà. Trên mỗi kiệu võng có gối ,
quạt trang kim, một đôi hài và ngoài phủ rèm. Hai bên kiệu cũng
có một đoi quạt lụa để che.
Đám rước đi từ chùa Hưng Long đến lăng Nhị Vị dài hàng
cây số và khi tiến vào lăng các đoàn rước an vị tại các vị trí đã

định. Tại đây làng sở tai cũng đọc lời chào mừng bà con xóm làng
và kể tóm tắt công lao của Nhị Vị. Tiếp theo đó là các đoàn của 10
làng làm lễ bái yết và dâng hương. Kết thúc phần dâng hương thì
đội rồng vào làm lễ và trình diễn rồng ấp lăng. Tương truyền sau
khi hội chùa xong thì thường có rồng xuống ấp lăng và có mưa để
rửa lăng, vì vậy đội rồng múa theo nghi thức trên.
KẾT LUẬN
Đông Phù Liệt – một làng cổ đã có gần 1000 năm tuổi trên
đất Hà Nội – đây là một trong những ngôi làng cổ nhất hiện nay.
Nằm trên địa bàn của thủ đô Hà Nội – trung tâm văn hóa kinh tế
chính trị của cả nước nên sự tồn tại của làng Đông Phù Liệt cho
đến ngày nay đã càng góp phần khẳng định giá trị cho vùng đất
Thăng Long – Hà Nội.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, làng Đông
Phù Liệt vân tồn tại, vẫn giữ lai cho mình những nét truyền thống
của làng quê Việt Nam.
Ở vào cái vị thế rất thuận lợi cho việc giao lưu với bên
ngoài, Đông Phù Liệt ngày nay cũng đã có rất nhiều sự thay đổi: từ
diện mạo của làng, cơ cấu tổ chức xã hội của làng cho đến những
con người nơi đây…đều từng bước hòa nhập với xu thế phát triển
đang lên của đất nước. Vừa biết giữ gìn vừa biết tiếp thu những
yếu tồ văn hóa tiến bộ để làm cho làng quê Đông Phù Liệt không
chỉ là làng quê mang những nét truyền thống của một làng quê cổ:
các tổ chức Giáp trong làng, lưu giữ lai những dòng họ cổ có
nguồn gốc lâu đời, các hoạt động lễ hội trong làng. Đông Phù Liệt
còn mang những yếu tố hiện đại của làng quê hiện nay: nếp sống
của cư dân ở vùng thành đô nhộn nhịp đã ăn nhập vào đây xóa bỏ
đi sự tồn tại của những hủ tục lạc hậu… thay vào đó là nếp sống
văn minh hiện đại.
Cho đến ngay nay, Đông Phù Liệt vẫn tồn tại và phát triển

cùng với sự phát triển của đất nước. từ nơi đây, những người con
của quê hương này dù đi đâu về đâu vẫn luôn nhớ và một lòng tự
hào về nơi mình đã sinh ra.
Sắp tới, khi đât nước ta đang háo hức chuẩn bị kỷ niệm 1000
năm Thăng Long – Hà Nội, thì việc tìm hiểu và nghiên cứu về làng
Đông Phù Liệt – một trong những ngôi làng cổ nhất còn tồn tại đến
ngày nay sẽ giúp chúng ta khôi phục lại được một cách cụ thể nhất
dáng vẻ của kinh thành Thăng Long xưa. Để chúng ta một lần nữa
càng tự hào về bề dày lịch sử của làng Đông Phù Liệt nói riêng và
thủ đô Hà Nội nói chung. Vì vậy mà cần phải chú ý tôn tạo, khôi
phục và phát huy những giá trị truyền thống mà cha ông ta đã để
lại.

×