Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận Quá trình ra đời của nông dân tự do, thị dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 17 trang )

Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội có giai cấp, ở bất kỳ thời đại nào, một giai cấp mới ra đời bao giờ
cũng là kết quả của quá trình phân hoá xã hội lâu dài, phức tạp. Quá trình đó sảy ra
mạnh mẽ nhất ở trong thời kỳ quá độ- thời kỳ xây dựng cơ sở nền tảng của giai cấp mới.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu quá trình ra đời, phát triển của các giai cấp mới trong lòng
xã hội cũ đang suy tàn là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Bởi nó cho chúng ta cái nhìn
đúng đắn, toàn diện, khách quan đầy biện chứng khoa học về vị trí, vai trò của các giai
tầng trong tiến trình lịch sử.
Quá trình ra đời của nông dân tự do, thị dân, giai cấp sản và giai cấp vô sản trong
thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu (XIV – XVIII) là
cơ sở nền tảng để chúng ta tìm hiểu nhiều vấn đề lớn của lịch sử thế giới cận- hiện đại.
NỘI DUNG
1. Quá trình ra đời của nông dân tự do, thị dân
Từ cuối thế kỷ V, đế quốc Tây bộ Rôma sụp đổ, hàng loạt các vương quốc “man
tộc” ra đời ở Tây Âu và bước vào thời kỳ phong kiến hoá. Năm 834, đế quốc Frăng
được chia làm ba vùng lãnh thổ cho ba người cháu của Saclơmanhơ theo Hiệp ước
Vecđoong, đánh dấu sự hoàn thành của quá trình phong kiến hoá. Xã hội phong kiến
hoàn toàn thả lỏng, những người nông dân công xã tự do đã bị nô dịch hóa, dần dần bị
biến thành nông nô. Các giai cấp chính được hình thành gồm: quý tộc phong kiến và
nông nô có địa vị xã hội và cuộc sống hoàn toàn đối lập nhau.
1
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
Trong xã hội phong kiến Châu Âu, tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất thuộc
quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến. Nông nô là người cày cấy và được chiếm hữu
số ruộng đất đó (được sử dụng suốt đời, khi chết được thừa kế cho con cháu). Nhưng
ngược lại, họ bị gắn chặt vào ruộng đất và bị phụ thuộc cả về thân thể vào lãnh chúa
phong kiến. Đời sống của nông nô rất cơ cực đã khiến họ nổi dậy đấu tranh. Sơ kỳ trung
đại, lịch sử Tây Âu đã chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn như: phong
trào Stenlinga (841-842); khởi nghĩa nông dân ở Noocmăngđi (997); khởi nghĩa nông
dân ở Brơtanhơ (1034)…


Vào khoảng thế kỷ XI, nền kinh tế ở Tây Âu có bước phát triển đáng kể. Người
nông nô mở rộng diện tích cày cấy, tiến hành khai phá rừng rậm, tát cạn đầm lầy…
ruộng đất được chăm sóc chu đáo hơn với phương pháp canh tác được cải tiến (luân
canh ba khu, bón phân, dùng cày nặng có bánh xe). Do vậy năng suất lao động tăng hơn
trước. Trong các thôn xã đã xuất hiện những người nông nô chuyên là một nghề thủ
công nhất định như thợ rèn, thợ mộc, thợ làm đồ gốm…với những sản phẩm làm ra bền,
đẹp, có chất lượng. Những người nông nô là ruộng thu hoạch sản phẩm trong nông
nghiệp tương đối dồi dào, cho nên có thể mang một phần sản phẩm nông nghiệp đổi lấy
chế phẩm thủ công. Còn những người thợ thủ công chuyên môn có thể nuôi sống được
bản thân và gia đình bằng nghề thủ công của mình. Như vậy, trong giai đoạn lịch sử
này, thủ công nghiệp dần tách khỏi nông nghiệp.
Mặc dù thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, nhưng những người thợ thủ công
vẫn là nông nô và sống cùng thôn xóm với nông dân và phải nộp tô thuế cho lãnh chúa
2
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
phong kiến. Vì vậy những người thợ thủ công bắt đầu rời bỏ lãnh địa bằng cách chuộc
lại tự do thân thể của họ với lãnh chúa hoặc là bỏ chốn, và trở thành những nông dân tự
do. Họ tập trung lập nên các thành thị. Dân cư chủ yếu trong các thành thị là thợ thủ
công tự do và thương nhân tự do (gọi chung là thị dân). Sự thành lập các thành thị tự trị
đã tạo điều kiện cho nông nô có chỗ ẩn náu khi chạy chốn khỏi trang trại của lãnh chúa.
Nhưng thành thị trật hẹp, hoạt động công thương nghiệp yếu, số dân cư sống trong
thành thị nhất định hạn chế, chạy ra thành thị không phải là con đường giải thoát chủ
yếu của nông nô.
Vào đầu thời kỳ trung kỳ trung đại, tất cả các quốc gia phong kiến ở Tây Âu đều
sống dưới chế độ phong kiến phân quyền. Nó chỉ thích hợp với nền kinh tế tự nhiên của
các lãnh địa phong kiến và chế độ nông nô, đã trở thành trở ngại nghiêm trọng cho sự
phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ của thành thị. Liên minh giữa vua- thị dân- nông
nô là đảm bảo vững chắc cho cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ chính trị phong kiến phân
quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền. Cuộc đấu tranh này diễn ra gay go, phức
tạp, kéo dài từ thế kỷ XII đến tận thế kỷ XV mới hoàn thành (tiêu biểu là các phong

trào: Đônsinô ở Italia năm 1303; Giăccơri ở Pháp năm 1358; Oáttailơ ở Anh năm 1381).
Sau khi chế độ phong kiến tập quyền ra đời, chế độ nông nô bị giải thể, lực lượng nông
dân tự do ra đời ngày càng đông đảo. Một bộ phận rời bỏ nông thôn ra thành thị sinh
sống trở thành thị dân, hoặc trở thành công nhân làm thuê. Bộ phận còn lại trở thành
những nông dân lĩnh canh.
2. Quá trình ra đời của giai cấp tư sản
3
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
C.Mac và F.Enghen đã định nghĩa về giai cấp tư sản như sau: “Giai cấp tư sản là
giai cấp những nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm
thuê” [12. 78].
Về nguồn gốc, giai cấp tư sản xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau của xã hội
phong kiến: tên quý tộc phong kiến, những thị dân giàu có, bọn cho vay nặng lãi, bọn lái
buôn, thợ cả phường hội thủ công, nông dân khá giả…Nguồn gốc của giai cấp tư sản
được C.Mac, F.Enghen khẳng định: “Từ những nông nô thời trung cổ đã nảy sinh ra
những thị dân đầu tiên, từ cư dân thành thị nay nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của
giai cấp tư sản” [12. 78]. Và “không còn nghi ngờ gì nữa, có một số ít thợ cả nhỏ ở
phường hội thủ công, một số đông những thợ thủ công nhỏ độc lập, hay thậm chí cả
những công nhân làm thuê nữa cũng đã trở thành những nhà tư bản nhỏ, rồi dần dần
mở rộng sự bóc lột lao động làm thuê và đẩy mạnh tích luỹ tư bản một cách tương ứng
mà trở thành những nhà tư bản thực thụ” [6. 328]. Những nhà tư bản thực thụ chính là
chủ những trang trại tư bản chủ nghĩa, chủ những công trường thủ công, chủ các công ty
thương mại…
2.1. Tầng lớp tư sản nông nghiệp
“Buổi bình minh của các nhà tư bản nông nghiệp chính là sự ra đời của các
Phecmie tư bản chủ nghĩa” [6.316]. Tiền thân của họ là các Bailiff- người quản lý lãnh
địa của các lãnh chúa phong kiến (ở Pháp, những Bailiff này được gọi là các Regineur).
Nhờ địa vị trung gian, đảm nhận thu các khoản tô cho lãnh chúa, hàng năm họ kiếm
được khoản thu đáng kể và tích luỹ cho mình một số vốn nhất định. Khi các cuộc cách
4

Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
mạng nông nghiệp diễn ra, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ào ạt tràn vào các lãnh địa
các Phecmie giàu lên nhanh chóng. Mặt khác “cách mạng giá cả cũng là một động lực
phát triển của các Phecmie. Trong khi các kim loại quý ngày càng mất giá, tiền công
ngày càng hạ thấp, còn gía trị nông sản ngày càng tăng lên” [6. 320]. Sự phát triển đó
là cơ sở để những Phecmie trở thành những nhà tư bản thực thụ và có thế lực kinh tế lớn
ở nông thôn.
Bộ phận thứ hai, rất độc đáo trong hàng ngũ các nhà tư bản nông nghiệp chính là
quý tộc phong kiến bị “tư sản hoá”- quý tộc mới. Trong xã hội phong kiến, quý tộc bóc
lột người nông nô bằng tô thuế và các hình thức “cưỡng bức siêu kinh tế” khác. Sang
thời hậu kỳ trung đại, quý tộc phong kiến đã chủ động thay đổi phương thức bóc lột của
mình: từ chỗ bóc lột địa tô, giờ đây chuyển sang kinh doanh bằng cách đuổi hết các
nông dân lĩnh canh, xây dựng nên các trang trại và sau đó lại thuê lại các nông dân mất
ruộng vào là để bóc lột sức lao động của họ. Như vậy, quý tộc phong kiến đã “lột xác”
để trở thành một nhà tư bản với cái tên “quý tộc mới”. Đó là một con người hai thân
“nửa này là nhà tư bản, nửa kia là nhà quý tộc” [15. 147].
Ngoài ra, những nông dân và thị dân khá giả cũng là một bộ phận quan trọng
trong quá trình hình thành những nhà tư bản nông nghiệp.
Sự ra đời của tầng lớp tư sản nông nghiệp đã tạo ra một diện mạo mới cho các
vùng nông thôn và ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Tây Âu lúc bấy giờ. Nền kinh tế lãnh
địa khép kín trì trệ trước đây được thay bằng nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa quy
5
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
mô lớn. Quan hệ lãnh chúa - nông nô xưa kia đã được thay bằng quan hệ lãnh chúa- chủ
trại ấp - công nhân nông nghiệp.
2.2. Tầng lớp tư sản công nghiệp
Bước sang hậu kỳ trung đại, phường hội tan vỡ, đưa tới dự ra đời thay thế của
một hình thức sản xuất thủ công mới: các công trường thủ công. Gắn liền với quá trình
ấy là sự ra đời của các nhà tư sản công nghiệp. Tiền thân của họ có thể là người lái buôn
phong kiến, người thợ cả trong phường hội hay là chủ các công trường thủ công …

Sự xuất hiện của các nhà tư sản- lái buôn của các công trường thủ công phân tán
có thể xem như là một hình thức quá độ để đưa tới sự ra đời của các nhà tư sản công
nghiệp thực sự. Khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi, các công trường thủ công tập trung ra
đời, những người chủ của nó trở thành nhà tư bản. Các nhà tư sản công nghiệp phát triển
với số lượng đông đảo, nhiều ngành, quy mô rộng như: dệt, len dạ, khai mỏ, luyện kim,
đóng tàu…Nhờ sự mở rộng của thương mại và cuộc “cách mạng giá cả”, những tư sản
công nghiệp ngày càng phát triển, nhanh chóng tích luỹ được nguồn tư bản to lớn.
2.3. Tầng lớp tư sản tài chính – ngân hàng và thương mại
Sự phát triển của các trang trại và các công trường thủ công yêu cầu phải có một
số vốn lớn để đầu tư sản xuất. Nhu cầu đó phát triển đến mức những tên cho vay nặng
lãi giàu có nhất cũng không thể đáp ứng được. Vì vậy, chúng hợp tác với nhau để tạo ra
một cơ sở tài chính lớn mạnh hơn: đó là chủ các ngân hàng của thời tư bản và chủ nhân
của nó thì “lột xác” để trở thành những con người mới: tư sản tài chính.
6
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
Trên lĩnh vực thương mại, các thương hội (Hanxơ) trong khuân khổ trật hẹp của
thành thị phong kiến bị thay thế bởi các công ty thương mại với quy mô lớn và phạm vi
hoạt động rộng rãi hơn. Chủ nhân của các công ty thương mại này chính là các nhà
buôn, chủ các thương hội…nhưng đã được mang một cái tên hoàn toàn mới: tư sản
thương nghiệp. Như vậy, từ các bàn đổi tiền ở các thành thị thời phong kiến cho đến các
ngân hàng thời tư bản, từ các thương hội cho đến các công ty thương mại chính là quá
trình ra đời, phát triển của những người tư sản tài chính - ngân hàng và thương mại ở
Tây Âu.
Đến thế kỷ XVII, các ngân hàng thương mại mọc lên khắp Tây Âu mà trung tâm
thương mại lúc đó là Hà Lan- nơi tập trung các nhà tư bản tài chính, các thương nhân
giàu có nhất, những người đã tạo nên cả một thời đại hoàng kim chói lọi trên thị trường
thế giới. “Thế kỷ XVI, Hà Lan có hơn 16.000 chiếc thuyền thường xuyên hoạt động trên
thị trường thế giới và 200.000 chiếc khác sẵn sàng chuyên chở hàng hoá đến bất kỳ nơi
đâu” [2. 64]. Bước sang thế kỷ XVII, quy mô thương mại của thương nhân Hà Lan tăng
vọt “thường xuyên có hơn 650.000 tàu thuyền buôn bán, chuyên chở thuê trên thương

trường thế giới” [2. 84]. Phạm vi buôn bán của người Hà Lan phát triển vượt bậc, vươn
rộng khắp các châu lục trên thế giới.
3. Quá trình ra đời của giai cấp vô sản
Như C.Mac, F.Enghen đã định nghĩa: “Giai cấp vô sản là những công nhân làm
thuê hiện đại vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động
7
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
của mình để sống” [12. 78]. Vô sản có nguồn gốc trức tiếp từ thị dân, khi họ bị rơi vào
cảnh bần cùng hóa.
3.1. Tầng lớp công nhân nông nghiệp
Những người công nhân nông nghiệp là bộ phận đầu tiên của giai cấp vô sản, ra
đời gắn liền với hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đầu tiên đó là các trang trại tư bản.
Cũng giống như những người tư bản nông nghiệp, sự ra đời của những người công nhân
nông nghiệp Anh cho ta một quá trình điển hình. Trong giai đoạn đầu tiên, công nhân
công nghiệp Anh có một hình thức tổ chức khá độc đáo: đó là những toán công nhân là
theo ngày. Những công nhân này được tổ chức thành nhóm từ 10 đến 50 người, đứng
đầu là một Gangmaster (trưởng nhóm). Người này có nhiệm vụ đi từ trại ấp này đến trại
ấp khác để tìm việc. Toán công nhân là việc theo ngày đóng vai trò như những công
nhân làm việc theo mùa vụ. Đó chính là hình thức quá độ để hình thành những công
nhân nông nghiệp cố định.
Sự xuất hiện của các công ty tư nhân nông nghiệp đã kéo theo một hình thức bóc
lột hoàn toàn mới. Khác với người nô lệ, người lệ nông, người nông nô…công nhân
nông nghiệp là người tự do tuyệt đối, bản thân họ không trực tiếp thuộc về họ. Để tồn
tại người công nhân phải bán thứ tài sản cuối cùng và duy nhất của mình là sức lao động
cho nhà tư bản.
Công nhân nông nghiệp là nạn nhân ghê gớm của cuộc “cách mạng giá cả”, đời
sống của họ và gia đình vô cùng cực khổ. “Sau những giờ đằng đẵng dầu dãi nắng
mưa, người thợ cày trở về căn nhà nhỏ của anh ta để ngồi bên đống lửa đốt bằng than
8
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử

bùn hoặc bằng than vụn trộn với đất. Đống lửa tuôn ra những đám hơi axit cacbon và
sunfurơ dày đặc. Tường nhà đắp bằng đất và đá trắng. Mái nhà là một đám rạ xếp
nham nhở, mỗi kẽ hở đều được kín bít để giữ hơi nóng” [6. 170]
C.Mac đã làm một phép so sánh đầy thuyết phục về cuộc sống của người công
nhân nông nghiệp và cuộc sống của người tù khổ sai như sau: “Nếu làm một phép so
sánh tỉ mỉ thức ăn cho phạm nhân trong tù của nước Anh với thức ăn của người công
nhân nông nghiệp thì có thể thấy một cách rõ ràng rằng phạm nhân được ăn uống khá
hơn nhiều. Còn khối lượng công việc mà người tù khổ sai phải làm chỉ bằng một nửa
của người công nhân nông nghiệp” [6. 209]. Chính sự bóc lột như thế đã làm cho tư sản
giàu có. “ Những Phecmie lớn dần lên vươn ngang hàng với kể quyền quý trong khi
người nông dân nghèo khổ thì gần như bị đè xuống đất đen” [6. 199]
Đó là quá trình ra đời của công nhân nông nghiệp Tây Âu. Tuy ban đầu số lượng
của họ không đông đảo, sự tập trung chưa cao. Song theo thời gian, giai cấp các nhà tư
bản nông nghiệp đã biến họ thành một lực lượng đông đảo, tập trung, có kỹ luật cao độ
và là một bộ phận cư dân quan trọng ở nông thôn.
3.2. Tầng lớp công nhân công nghiệp
Công nhân công nghiệp là một bộ phận đông đảo nhất, điển hình nhất trong hàng
ngũ những người vô sản. Quá trình xuất hiện của họ tương đối lâu dài với những biến
chuyển và các giai đoạn khác nhau gắn liền với hai loại hính sản xuất: các công trường
thủ công phân tán và các công trường thủ công tập trung.
9
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
Từ các thợ thủ công sản xuất độc lập ở nông thôn, do tác động của “cách mạng
giá cả”, do sự cạnh tranh gay gắt của các thợ thủ công khác…đã làm cho hoạt động sản
xuất của anh ta gặp khó khăn. Lúc đầu, người thợ lệ thuộc vào các lái buôn về nguyên
liệu, sau đó lệ thuộc cả về công cụ lao động. Người thợ thủ công đã trở thành một người
công nhân lệ thuộc hoàn toàn vào tên lái buôn: sản xuất ra các sản phẩm và nhận một số
tiền công nhất định. Trong nửa cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, số lượng công nhân gia
đình phát triển nhanh chóng, đặc biệt ở các vùng nông thôn của Anh, Pháp.
Những người công nhân lang thang cũng là một lực lượng đông đảo trong giai

đoạn hình thành của giai câp vô sản. Mac đã gọi họ là: “đội binh nhẹ của tư bản, được
ném khi thì vào nơi này khi thì vào nơi khác theo nhu cầu của nhà tư bản” [6. 184]. Giai
cấp tư sản dùng những công nhân lang thang vào việc: xây dựng, tiêu nước, làm ghạch,
nung vôi, xây dựng đường xá…Họ phải sống nghèo khó trong những túp lều trật hẹp
kín mít.
Theo thời gian, khi các công trường thủ công tập trung xuất hiện, những người
công nhân lang thang đã nhường chỗ cho những công nhân thực thụ làm việc trong các
công trường thủ công. Cuối thế kỷ XVIII, quá trình “vô sản hóa” diễn ra rộng lớn và
triệt để. Hàng vạn công nhân công nghiệp đã xuất hiện. Họ tập trung với số lượng lớn ở
thành thị và các trung tâm công nghiệp.
Đó là sự ra đời của giai cấp những người công nhân công nghiệp Tây Âu. Quá
trình này kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, khi các công trường thủ công phát
triển và chuẩn bị tiến sang sản xuất bằng máy móc. Từ các xưởng thủ công phong kiến
10
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
đến các xưởng thủ công công nghiệp, từ người thợ thủ công đến người vô sản là một
bước tiến dài của lịch sử. Quan hệ thầy trò gia trưởng thời phong kiến đã nhường chỗ
cho quan hệ chủ tớ thời tư bản.
4. Vai trò của giai cấp tư sản trong các lĩnh vực văn hóa – tư tưởng
Vào thế kỷ XIV- XV, ở Tây Âu giai cấp tư sản mới ra đời nhanh chóng lớn mạnh
về địa vị kinh tế, đã sớm biết tận dụng sức mạnh kinh tế của mình để khuynh đảo xã hội.
Trong cuộc đấu tranh chống lại phong kiến- giáo hội đang suy tàn, trên lĩnh vực văn hóa
tư tưởng, giai cấp tư sản đã thể hiện sức mạnh của mình qua phong trào văn hóa phục
hưng và cải cách tôn giáo.
Phong trào văn hóa phục hưng bùng nổ ở Ý vào thế kỷ XIV, sau đó lan đến các
quốc gia Châu Âu khác cho đến tận thế kỷ XVI. Nó phát triển rực rỡ nhất ở thế kỷ XVI
ở tất cả các nước Tây Âu và còn mang tinh thần mới của nó cho đến đầu thế kỷ XVII.
Các nhà tư tưởng và văn hóa của giai cấp tư sản tiếp thu các di sản văn hóa cổ đại, lợi
dụng tính chất thế tục và những yếu tố tích cực tiến bộ, dân chủ của nền văn hóa cổ đại
để đấu tranh chống lại phong kiến- giáo hội. Giai cấp tư sản không khôi phục một cách

thụ động mà tạo dựng theo quan điểm của mình để xây dựng nền văn hóa mới mang
tính chất tư sản. Phong trào văn hóa phục hưng đã xây dựng một thế giới quan và nhân
sinh quan mới, một đường lối giáo dục, một phương hướng phát triển khoa học kỹ
thuật… và cả những tư tưởng kinh doanh làm giàu phù hợp với quan điểm của giai cấp
tư sản.
11
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra trên nhiều phương diện đã để lại tên tuổi
của nhiều nhà văn hóa- tư tưởng nổi tiếng như: Đantê, Rabơle, Xecvantec, Sechxpia
(văn học); Leona đơ Vinxi, Giôttô, Miken Lănggiơ (hội họa); Copecnic, Brunô, Galilê
(thiên văn học)… Hình thức đấu tranh của phong trào văn hóa phục hưng diễn ra tương
đối ôn hòa nhưng quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực nhưng chỉ lôi cuốn được một bộ
phận của tầng lớp trí thức, thị dân có hiểu biết.
Hệ tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng thể hiện tư tưởng nhân văn chủ
nghĩa sâu sắc và rõ nét. Nó là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của những
con người tiến bộ của thời đại và cũng mang lại cống hiến vô giá cho con người ở Châu
Âu. Như Enghen đã viết: “Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà từ trước đến giờ
mà loài người mới được thấy, một thời đại cần đến những người khổng lồ và sản sinh
ra những người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính cách, khổng lồ về
tài năng mọi mặt và sự hiểu biết uyên bác của họ” [42. 14].
Mặc dù còn nhiều hạn chế, song có thể khẳng địng rằng: phong trào văn hóa phục
hưng đã thể hiện rõ nét tính quá độ trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng ở giai đoạn đầu, từng
bước làm thay đổi thượng tầng kiến trúc xã hội Tây Âu.
Ở Tây Âu trung đại, giáo hội là chỗ dựa tinh thần của giai cấp thống trị phong
kiến, mang tính chất bảo thủ phản động, đối lập với hệ tư tưởng mới. Giai cấp tư sản đã
sản sinh ra những nhà tư tưởng nói lên tiếng nói của giai cấp mình ở các cấp độ khác
nhau qua phong trào cải cách tôn giáo.
12
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là mục sư Luthơ (1483-1546) ở

Đức. Ông đã tấn công vào thành trì kiên cố của giáo hội, phủ nhận vai trò thống trị của
giáo hội cũng như giáo lý của nó đưa ra. Luthơ đã lên án lối làm tiền thô bỉ của giáo hội,
phê phán trật tự đẳng cấp phức tạp, lễ nghi tốn kém…và chủ trương xây dựng kiểu nhà
thờ rẻ tiền theo quan điểm của giai cấp tư sản. Đại biểu xuất sắc nhất trong cuộc đấu
tranh chống giáo hội phong kiến là Canvanh (1509-1564). Học thuyết Canvanh đã phủ
nhận vai trò của tầng lớp giáo sỹ và tác dụng của nghi lễ phiền phức của đạo thiên chúa.
Canvanh công khai khuyến khích việc kinh doanh làm giàu, chủ trương đơn giản hóa
các nghi lễ tôn giáo. Những cải cách đó “đã đáp ứng được nhu cầu của giai cấp tư sản
tiên tiến nhất hồi đó” [47. 14].
Thực chất của phong trào cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh giành giật quyền
thống trị về tư tưởng giữa tư sản và phong kiến. Giai cấp tư sản không muốn thủ tiêu tôn
giáo mà chỉ muốn cải cách nội dung giáo lý và hình thức tổ chức để phù hợp với sự biến
đổi của thượng tầng kiến trúc và lợi ích của giai cấp tư sản đang lên. Phong trào đã lôi
kéo đông đảo nông dân, thị dân và một bộ phận quý tộc tham gia.
Như vậy, giai cấp tư sản Tây Âu qua hai cuộc đấu tranh ôn hòa nhưng quyết liệt
trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng đã vận động ngày càng trưởng thành, lớn mạnh dần về
địa vị chính trị. Giai cấp tư sản đã gieo niềm tin trong quần chúng nhân dân và đẩy cao
sự căm phẫm của quần chúng với phong kiến - giáo hội bảo thủ phản động.
KẾT LUẬN
13
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
Trong suốt thời kỳ quá độ, từ thế kỷ XIV trở đi, Châu Âu có sự chuyển mình
nhanh chóng trên mọi lĩnh vực. Trên cái nền vận động của lịch sử, cái mới ra đời thay
thế cái cũ, giai tầng mới xuất hiện thay cho giai tầng cũ, song song với đó là sự chuyển
tiếp của các mối quan hệ xã hội. Đó là sự thay đổi tất yếu, khách quan, phù hợp với quy
luật phát triển của lịch sử, diễn ra từ từ cùng với sự thay đổi của lực lượng sản xuất.
Trong buổi bình minh của thời đại mình, lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa
ra đời và ngày càng lớn mạnh, làm nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản ngay trong lòng chế
độ phong kiến già nua đang suy tàn. Nó thể hiện tính ưu việt của mình so với chế độ
phong kiến và có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện đối với xã hội lúc bấy giờ. Vai

trò của các giai tầng mới ngày càng được lịch sử khẳng định, trong đó không thể không
nói tới lĩnh vực văn hóa- tư tưởng với ngọn cờ đấu tranh của giai cấp tư sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Đức An, Lịch sử thế giới trung đại (quyển I, tập 1), Nxb Giáo dục, H.1976
2. Đặng Đức An, Lương Ninh, Lịch sử thế giới trung đại (quyển II, tập 1), Nxb
Giáo dục, H.1976
3. Đặng Đức An (cb), Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thanh Toán, Lại Bích Ngọc,
Những mẩu chuyện lịch sử thế giới (tập 1), Nxb Giáo dục, H.2003
4. Michel Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500- 2000, Nxb Thế giới, H.2002
5. C.Mac, Tư bản (quyển I, tập 1), Nxb Sự thật, H.1960
6. C.Mac, Tư bản (quyển I, tập 3), Nxb Sự thật, H.1960
14
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
7. C.Mac, F.Enghen, Tuyển tập (tập 1), Nxb Sự thật, H.1971
8. Vũ Ngọc Đại, Tìm hiểu quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản của chủ nghĩa tư
bản ở Tây Âu, Luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, H.1998
9. Lại Bích Ngọc, Cộng hòa Hà Lan- một thời hoàng kim trên thị trường thế giới,
Nxb Giáo dục, H.1997
10.Vũ Dương Ninh, Đại cương lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục, H.1999
11.Vũ Đức Liêm- K54 clc, Về sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản Tây Âu trong
quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản, Kỷ yếu Hội nghị SVNCKH (2004-2005)
12.Nguyễn Gia Phu (cb), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, H.2005
13.P.I.Pôlyanxky, Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô), Nxb KHXH, H.1978
14.Nguyễn Thị Thúy, Bước đầu tìm hiểu về thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến
sang chế độ tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu (thế kỷ XIV-XVIII), Khóa luận tốt nghiệp
khoa lịch sử, H.2003
15.Nghiêm Đình Vỳ (cb), Lại Bích Ngọc, Lương Kim Thoa, Lịch sử thế giới trung
đại, Nxb Giáo dục, H.2000
16.Nghiêm Đình Vỳ (cb), Lại Bích Ngọc, Lương Kim Thoa, Nguyễn Văn Đoàn,
Lịch sử thế giới cổ trung đại, Nxb Đại học sư phạm, H.2004

PHỤ LỤC
Hình ảnh một số nhà văn hóa tư tưởng Tây Âu (thế kỷ XIV - thế kỷ XVIII)

15
Đềcáctơ (1596-1650) Ga-li-lê (1564-1642)
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
16
Đan tê Ali-ghe-ry (1265-1321)
Nicola Copecnic (1473-1543)
M. Luthơ (1483-1546)
Leona Đơ Vinxi (1452-1519)
Bài tập chuyên đề LSTG cổ trung đại Bùi Đức Dũng – K53 B – Khoa lịch sử
Một số tác phẩm nghệ thuật thời kỳ văn hóa phục hưng
17
La Giôcông của Leona Đơ Vinxi
Tượng Đavit
Sáng tạo thế giới của Miken Lănggiơ
Bức họa “Đời sống của nông nô”

×