Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Dạy học tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cho học học sinh vùng cao theo hướng đối thoại văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.08 KB, 121 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ XXI là thế kỷ cá tính sáng tạo của con người được phát huy tới
mức cao nhất. Nền giáo dục của bất kỳ một quốc gia nào cũng phải hướng
vào những công dân trẻ, phát huy được hết những nội lực của nó để thích ứng
với hội nhập khu vực và quốc tế.
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã chỉ ra rằng: “Cần phải đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người ” Tr43[51]. Tiếp tục
tinh thần đó, tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX, khi nói về giáo
dục và đào tạo, Ban chấp hành Trung ương nhấn mạnh: “ Đổi mới nội dung
phương pháp dạy và học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của
học sinh, sinh viên; đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay
nghề”.Tr 108,109 [52]. Bên cạnh đó, trong báo cáo chính trị của Ban chấp
hành Trung ương Đảng tại Đại hội toàn quốc lần IV cũng chỉ ra rằng: “Chính
sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa
các dân tộc, tạo điều kiện cần thiết xoá bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ
kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc Ýt người và dân tộc đông người; đưa miền
núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp; làm cho tất cả các dân
tộc đều có cuộc sống Êm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết giúp nhau
cùng tiến bộ, cùng làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Tr46[53]
Việc hiện đại hoá nhà trường phải được tiến hành một cách đồng bộ
giữa cơ sở vật chất và chương trình cũng như các bộ môn. Môn văn trong nhà
trường từ cải cách giáo dục đã trải qua nhiều lần cách tân về nội dung,
chương trình, sách giáo khoa, phương pháp Đặc biệt đối với nhà trường
miền núi lại là mối quan tâm lớn nhất.
1
Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện nay,
nhiều phương pháp mới có ý tưởng phá vỡ ràng buộc của phương pháp dạy
học cũ, nhằm đổi mới dạy học theo hướng dân chủ hoá và nhân văn hoá.


Trong giảng dạy văn chương ở nhà trường phổ thông, vấn đề người học với
tư cách là chủ thể của giờ học ngày càng được quan tâm. Nghiên cứu kiểu giờ
học mới - giờ học đối thoại nằm trong xu thế chung đi tìm một phương pháp
dạy học bổ sung vào hệ thống phương pháp dạy học tích cực, dạy học hướng
đến học sinh, phát huy cao nhất ý thức tự giác, năng động và sáng tạo của học
sinh. Đặc biệt dạy học đối thoại mà lại là đối thoại văn hoá là một hình thức
khá mới mẻ: dùng văn hoá, từ văn hoá, bằng văn hoá kết hợp hình thức đối
thoại trong dạy học là con đường tiếp nhận tác phẩm rất phù hợp với từng
vùng miền.
Nhưng đi vào cụ thể của vấn đề dạy học - văn còn tồn tại không Ýt
những hạn chế: Những thói quen dạy học giáo điều, phân tích tác phẩm theo
những công thức chưa thay đổi được bao nhiêu. Đã có không Ýt tác giả quan
tâm nghiên cứu vấn đề giảng dạy cho học sinh ở những nơi dân tộc thiểu số
như miền núi, cao nguyên đã lí giải nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả dạy
học văn và đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm phát huy giá trị của tác
phẩm văn học cũng như hiệu quả của việc dạy - học văn như: “Con đường
hướng dẫn học sinh miền núi chiếm lĩnh thế giới hình tượng trong tác phẩm
văn học” của Hoàng Hữu Bội, “Việc giải toả hàng rào ngôn ngữ cho học sinh
dân tộc Ýt người tiếp nhận tác phẩm” của tác giả Nguyễn Huy Quát, Hoàng
Hữu Bội
Tô Hoài là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách
tân và hiện đại hoá nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Đặt bên cạnh những
Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan thì Tô Hoài không thật chuyên
về truyện ngắn, song điều đáng nói, ông rất tâm huyết với thể loại truyện
ngắn và viết truyện rất hay về nội dung, sắc sảo trong cách nhìn. “Vợ chồng
2
A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc mà nhà văn tâm đắc. Đặc biệt nó còn mang
đậm màu sắc văn hoá dân tộc H'mông - dân tộc chiếm khá đông dân số ở tỉnh
vùng cao Yên Bái. Hiện nay, ở các trường THPT việc dạy “Vợ chồng A Phủ”
của Tô Hoài chủ yếu đi vào tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, phân tích nhân vật

một cách đơn thuần nh miền xuôi; thậm chí còn áp đặt những quan niệm văn
hoá của người Kinh bắt học sinh hiểu về văn hoá của một dân tộc mà giáo
viên chưa có điều kiện hiểu sâu sắc. Học sinh còn hiểu và cảm thụ tác phẩm
một cách thụ động, đơn giản, hời hợt dẫn đến hiệu quả tiếp nhận tác phẩm
chưa cao.
Nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương dựa trên những hiểu biết về
văn hoá, bằng văn hóa và từ văn hoá, thông qua hình thức đối thoại để tiếp
cận tác phẩm là con đường cần thiết và đúng đắn để giúp người đọc đối thoại
với tác giả, tác phẩm , trở về với môi trường mà tác phẩm nảy sinh, đồng
thời vẫn tôn trọng đặc trưng văn học của tác phẩm.
Với tâm thế là người con của mảnh đất vùng cao Yên Bái, được dạy và
tiếp xúc với nhiều học sinh dân tộc Ýt người trong đó có dân tộc H'mông.
Người viết chọn đề tài "Dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" cho học sinh
vùng cao theo hướng đối thoại văn hóa" với mong muốn đưa đến cho các
em học sinh một cái nhìn mới mẻ, dựa vào chính nền văn hóa dân tộc mình
để tìm hiểu về tác phẩm, bằng văn hoá, từ văn hoá, với văn hoá qua hoạt
động đối thoại để đạt mục đích tiếp nhận tác phẩm. Đồng thời góp phần vào
nỗ lực chung nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá dân téc nói chung và văn hóa dân
tộc H'mông nói riêng.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Về lí luận, đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào trực tiếp nghiên cứu
vấn đề đối thoại văn hoá trong dạy học tác phẩm văn chương. Song ở các
khía cạnh của vấn đề này có thể thấy được các thành tựu nh sau:
2.1. Những vấn đề về văn hóa, văn học.
3
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng văn hóa với văn học có
mối quan hệ gắn kết không thể tách rời. nghiên cứu vấn đề này nhà mỹ học,
nhà lý luận văn học M. Bakhtine nhấn mạnh: '' nghiên cứu văn học cần gắn
bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Văn học là một bộ phận không thể tách rời
văn hóa”.[2]

Đối với các nhà nghiên cứu trong nước, đã có không Ýt người đi vào
tìm hiểu vấn đề này: Lê Nguyên Cẩn trong bài viết '' Tính văn hóa của tác
phẩm văn học '' đã đặc biệt chú ý tới mối quan hệ đặc thù giữa văn hóa với
văn học: '' Tính văn hóa (cultured) là tính chất đặc thù gắn liền với mỗi tác
phẩm văn học, nó cho thấy tác phẩm văn học không chỉ toát lên vẻ đẹp của
ngôn từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng xử và tiếp nhận''.[4] Tác giả
Nguyễn Trọng Hoàn, thì cho rằng: '' Văn học là một bộ phận quan trọng của
văn hóa, sự giàu có của nó về nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho
văn hóa.''[13]
Các nghiên cứu trên đều cho thấy: Văn học có vai trò to lớn trong việc
truyền tải các yếu tố văn hóa, nếu tách rời yếu tố văn hóa trong văn học thì
coi như đã đánh mất nội dung và hình thức văn hóa do văn học mang lại.
Đề tài mà người viết lựa chọn sẽ dựa vào những nền tảng lý luận trên
để áp dụng vào chuyên ngành phương pháp dạy học văn.
2.2. Vấn đề về nghiên cứu kiểu giờ học đối thoại.
Giáo sư Phan Trọng Luận - một chuyên gia đầu ngành bộ môn phương
pháp dạy học văn đã đặt vấn đề này trong bài viết:'' Đổi mới thiết kế giờ học
tác phẩm văn chương''. Với tác giả: Giờ học đối thoại là con đường để giải
quyết một nghịch lý trong giảng văn, đó là sự thờ ơ lạnh nhạt của học sinh
trước mỗi bài văn hay, là khoảng cách tâm lý và thẩm mỹ rất xa lạ giữa tác
phẩm văn chương với sự tiếp nhận của học sinh; hiện tượng liên tưởng ngoài
tác phẩm[27]. Để khắc phục những bất cập trên, chúng ta cần tìm ra những
biện pháp hữu hiệu để làm sao cho giờ giảng văn đảm bảo sự hài hòa, cân
4
đối, đồng bộ giữa sự năng động của chủ thể học sinh với yêu cầu định hướng
sư phạm của giáo viên.
Cũng với vấn đề này, tiến sĩ Đỗ Huy Quang đã có bài viết: '' Giờ học
đối thoại- con đường giải quyết nghịch lý trong giảng văn''(NCGD2- 1995)
hay bài đăng trên tạp chí Giáo dục số 32(6-2002) '' Dạy học đối thoại ở đại
học''. Tác giả đã nhấn mạnh tính khả thủ của kiểu giờ học đối thoại, nhất là ở

bậc đại học, bởi vì ở bậc học này - theo tác giả - đối thoại không chỉ bằng tri
thức đang có trong mỗi người mà còn phải đối thoại từ nguồn tri thức cung
cấp cho người học, từ mối quan hệ tri thức với cuộc sống… Tạo ra đối thoại
để bên trong mỗi người học là sự tiếp nhận tri thức thức không đơn giản dễ
dãi mà phải có chiều sâu.
Tại hội nghị toàn quốc về đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở
trường sư phạm tháng 5 - 2002, tiến sĩ Đỗ Huy Quang có bài viết: ''Dạy học
đối thoại trong môn văn ''. Tác giả khẳng định, dạy học đối thoại trong giờ
văn, người giáo viên vẫn thực hiện mọi yêu cầu của dạy học tích cực, sử
dụng câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm, lớp, giao
việc cho học sinh…Và cũng tác giả này,với đề tài cấp bộ: ''Tính đối thoại của
tác phẩm văn học và tổ chức hình thức đối thoại trong dạy học tác phẩm ở
trường phổ thông'', ông đã phát triển ý tưởng, quan niệm dạy học đối thoại để
từ đó mở ra một hướng nhìn mới về tác phẩm và dạy tác phẩm, làm phong
phú thêm cách hiểu và cách dạy tác phẩm.
Và kiểu giờ học đối thoại - cụ thể hơn là ''Đối thoại trong tác phẩm tự
sự” đã được học viên Huỳnh Thị Liên Chi đề cập đến trong luận văn tốt
nghiệp của mình. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra những quan điểm
mới về đối thoại, tìm hiểu về bản chất của đối thoại trong tác phẩm văn
chương khẳng định tác phẩm văn chương là những văn bản nghệ thuật đa
nghĩa, sự đa nghĩa này tạo nên sự tiếp nhận khác nhau ở người đọc, tạo nên
nhu cầu đối thoại, kích thích sự trao đổi… ở người đọc. Bên cạnh đó, tác
5
phẩm văn chương là một hệ thống mở, sự tiếp nhận cùng một tác phẩm có sự
khác nhau giữa các thế hệ, hoàn cảnh và quan điểm sống…Và cùng với đó
chính bạn đọc đã hoàn thiện vòng đời tác phẩm trong sù giao lưu đối thoại
với nhà văn. Tác giả đã đưa ra tiền đề, yêu cầu chung cũng như những áp
dụng thực tế để tổ chức giờ học đối thoại trong tác phẩm tự sự.
Tiếp bước trên con đường tìm tòi những hình thức dạy học hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học văn trong nhà trường, đề tài ''

Dạy học tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cho học học sinh vùng cao
theo hướng đối thoại văn hóa '' nhằm góp phần bổ sung, cụ thể hóa hơn hình
thức này ở một tác phẩm cụ thể, hy vọng sẽ có được những tín hiệu khả
quan.
2.3. Về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
“Vợ chồng A Phủ” nằm trong tập “Truyện Tây Bắc”(1953) cùng với
“Cứu đất cứu mường”, “Mường Giơn” và là tác phẩm xuất sắc nhất, tác phẩm
đã được tặng giải nhất giải thưởng văn học của Hội văn nghệ Việt Nam năm
1954-1955.[48]
Là một tác phẩm được trích giảng trong nhà trường phổ thông, “Vợ
chồng A Phủ” nhận được rất nhiều ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu,
các nhà giáo, thậm chí các bạn đọc là học sinh, sinh viên Tựu trung lại họ
đều thống nhất ở một nhận định khái quát: Đây là một tác phẩm hay vào loại
xuất sắc của Tô Hoài khi viết về miền núi Tây Bắc, nó được coi là một văn
phẩm hết sức tiêu biểu cho phong cách tự sự độc đáo của Tô Hoài. Ở đây giá
trị hiện thực và giá trị nhân đạo kết hợp hài hoà tạo nên giá trị nội tại sâu sắc
của toàn tác phẩm.
Tác giả Đỗ Kim Hồi trong cuốn “Giảng văn văn học Việt Nam-
NXBGD- 1997” đã khẳng định: Sức chinh phục của “Vợ chồng A Phủ” phải
chăng là ở chỗ nhà văn đã đứng về phía khát vọng được sống, được yêu để tố
cáo xã hội đã giam hãm, trói buộc tuổi xuân và sinh lực, ở chỗ nhà văn tin
6
tưởng vào sức sống bất diệt của con người để cảm thông với nguyện vọng
đau đáu,thiết tha muốn được vươn lên sống làm người, muốn phản kháng lại
thực tại đen tối để tìm đến với tình yêu, tự do và hạnh phúc. Vả chăng sự sự
chinh phục của thiên truyện còn ở cái nhìn thật biện chứng của tác giả vào thế
giới nội tâm nhân vật [18]
Bên cạnh đó khi viết về “Vợ chồng A Phủ” tác giả Nguyễn Phan
Long (Giảng văn.T2.NXBĐH và TH chuyên nghiệp. HN- 1982) đã nhấn
mạnh ý nghĩa giáo dục tư tưởng của tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ” đã miêu tả

một cách cô đọng nhưng sinh động quá trình trưởng thành con đường đi đến
cách mạng của nhân dân lao động miền núi, của các dân tộc thiểu số anh em.
Đây cũng chính là con đường tất yếu cách mạng mà dân tộc ta đã trải qua
mấy mươi năm qua. Con đường đó càng làm sáng tỏ chân lý của thời đại: Chỉ
có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ.[26]
Còn rất nhiều những nghiên cứu khá sâu sắc và liên tục về tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài của các học giả, bạn đọc để từ đây chúng ta có
thể khẳng định rằng: “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài có một giá trị tương đối
lâu bền, có bề dày chiều sâu, có sức gợi lớn. Đến nay tác phẩm vẫn tiếp tục
tồn tại một khả năng mở ngỏ, tạo hứng thú, thôi thúc về một sự tìm kiếm để
hiểu biết, để khám phá và sáng tạo. Chính vì thế người viết hy vọng với đề tài
này sẽ đem đến cho tác phẩm hướng tìm hiểu và tiếp cận mới mẻ, kích thích
tâm hồn văn chương tiềm Èn trong mỗi cá nhân học sinh.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
3.1. Mục đích.
Đề tài nghiên cứu không nằm ngoài mục đích đem lại hiệu quả trong
dạy và học, kích thích học sinh tư duy, sáng tạo trong học tập, say mê môn
học. Với mục đích từ văn hoá, bằng văn hóa trong tác phẩm văn chương kết
hợp hình thức dạy học đối thoại giúp các em thâm nhập tác phẩm bằng con
7
đường văn hoá, hiểu sâu sắc hơn về đời sống văn hóa dân tộc H'mông trong
quần thể các dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.
3.2. Nhiệm vụ.
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố văn hóa trong tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ ''. Mạnh dạn đưa ra một số phương pháp, biện pháp để hướng
dẫn học sinh vùng cao Yên Bái tiếp nhận thành công tác phẩm này từ văn
hoá, dựa vào văn hoá kết hợp sử dụng hình thức đối thoại trong giờ học.
Cách thực hiện:
- Tổng hợp các nghiên cứu lý luận làm cơ sở cho đề tài.

- Khảo sát thực tế việc dạy- học tác phẩm này trong nhà trường phổ
thông ở vùng cao Yên Bái, phân tích, nhận định tình hình.
- Xây dựng giáo án thực nghiệm trên cơ sở khoa học về phương pháp,
biện pháp đã đề xuất.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Luận văn tập trung nghiên cứu văn hoá, từ văn hoá, bằng văn hoá trong
tác phẩm cụ thể (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - SGK Văn 12) và bằng hoạt
động đối thoại trong dạy - học giúp học sinh nhà trường vùng cao Yên Bái
tiếp nhận thành công tác phẩm này.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu đề tài này người viết sử dụng những phương pháp sau:
Hệ thống vận dụng, tổng hợp các kiến thức làm sáng rõ về vai trò, vị
trí của tác phẩm trong nhà trường vùng cao Yên Bái, những bất cập hiện tại
khi hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm này đồng thời đề xuất cách tiếp
cận phù hợp với đối tượng và kiểu tác phẩm trong dạy và học văn ở nhà
trường phổ thông.
Thực tế tình hình dạy học tác phẩm ở nhà trường phổ thông của địa
phương để từ đó đề xuất một số phương pháp, biện pháp mình nghiên cứu
cho phù hợp với việc tiếp cận, khai thác tác phẩm.
8
Sử dông phương pháp thực nghiệm sư phạm ở một số trường thuộc
tỉnh Yên Bái.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
Chỉ ra được nguyên nhân và những mặt hạn chế trong việc hướng dẫn
học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học mà xa rời những hiểu biết về văn hoá,
cũng như cần phải có sự đối thoại cởi mở có sự định hướng của giáo viên
trong giờ học để học sinh có thể tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc và đem
lại hiệu quả cao nhất.
Khẳng định bằng văn hoá, từ văn hoá, lấy văn hoá làm điểm nhấn,
đồng thời sử dụng biện pháp đối thoại trong giờ học là giải pháp tối ưu để

tiếp nhận thành công tác phẩm văn chương.
Đề tài nghiên cứu, khảo sát việc dạy và học văn ở nhà trường vùng cao
Yên Bái, đưa ra những biện pháp cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh vùng
miền, nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học văn, đáp ứng những yêu cầu của đổi
mới phương pháp dạy học trong thời kỳ hiện nay.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được chia làm ba chương:
Chương I. Vị trí của “Vợ chồng A Phủ” trong nhà trường phổ
thông vùng cao nói chung và Yên Bái nói riêng.
Chương II. Khảo sát thực tế dạy và học tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ”. Con đường hướng đến những giải pháp thích hợp.
Chương III. Thực nghiệm sư phạm.
9
Chương I
VỊ TRÍ CỦA “VỢ CHỒNG A PHỦ” TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ
THÔNG VÙNG CAO NÓI CHUNG VÀ YÊN BÁI NÓI RIÊNG
1. Dạy - học tác phẩm văn chương trong nhà trường vùng cao
Văn học nhà trường nói chung bao giờ cũng là mối quan tâm thường
xuyên của toàn xã hội. Thậm chí, những năm gần đây nó đã trở thành một
vấn đề thời sự nóng bỏng thu hút sự quan tâm của rất nhiều những người
trong ngành. Sở dĩ có tình trạng này vì những lý do: sù sa sút về chất lượng
học văn ở học sinh, những điều bất cập trong chương trình và sách giáo khoa,
nạn quá tải học đường, phương pháp dạy học cũ kĩ, lối kiểm tra, đánh giá còn
bảo thủ, lạc hậu Giáo sư Phan Trọng Luận trong bài viết “Văn học nhà
trường- Èn số và đáp số” đã thẳng thắn đưa ra vấn đề: "Thực trạng đáng lo
ngại của việc dạy học văn trong nhà trường hay là khủng hoảng về nội dung,
chất lượng và phương pháp".[27]
Với một tốc độ biến đổi như vũ bão, xã hội ngày nay nếu chúng ta
chỉ “ngủ quên” một chút thôi tỉnh dậy đã chẳng còn dễ dàng nhận ra những

thứ quen thuộc xung quanh mình nữa. Điều này đã tác động không nhỏ đến
nội dung giảng dạy và tâm lý học sinh. Và cũng đồng nghĩa một điều rằng,
học sinh hàng ngày cắp sách đến trường và cũng hàng ngày phải tiếp cận với
vô số những luồng thông tin thẩm mỹ xa lạ, hoàn toàn khác với điều thầy
giảng trong bốn bức tường nhà trường.
Bên cạnh đó văn học nhà trường cũng đã đi quá chậm so với thành
tựu khoa học của một số ngành như: Lý luận văn học, Nghiên cứu văn học và
một số ngành nhân văn khác. Đồng thời nhà trường hiện nay cũng đang phải
đối mặt với sự khủng hoảng về phương pháp. Bởi vì trong cải cách giáo dục,
các nhà khoa học và các nhà sư phạm tiên tiến đã gắn chặt hai khái niệm Cái
gì và Như thế nào như một hợp thành hữu cơ của nội dung và chất lượng đào
tạo. Vấn đề không phải là Dạy cái gì mà Dạy như thế nào. Chóng ta đang
10
sống vào giữa thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ nhất của công nghệ thông tin nhưng
chúng ta lại đang bộc lộ một sự chậm trễ đáng kinh ngạc về phương pháp
khoa học cũng như giáo dục. Điều này thể hiện ở việc dạy học theo lối cũ vẫn
còn khá phổ biến, cho nên xảy ra tình trạng học sinh chán học văn, sự xuống
cấp trầm trọng về đạo đức của học sinh và một phần giáo viên đang là vấn
đề bức xúc trong nhà trường hiện nay.
Trong bối cảnh chung đó, việc dạy - học văn ở nhà trường vùng cao
bên cạnh những thay đổi đáng khích lệ thì vÉn còn những tồn tại mà không
phải chỉ giải quyết ngày một ngày hai là được. Những năm gần đây việc dạy
học nói chung và dạy học văn nói riêng đã được quan tâm nhiều hơn, giữa
các trường học đã có những buổi ngoại khoá giao lưu trao đổi kinh nghiệm
giảng dạy. Tuy nhiên việc dạy- học gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi.
Trước hết, mặt bằng văn hoá chung ở vùng cao so với vùng đồng bằng
có nhiều sự khác biệt. Việc được tiếp cận với những thay đổi của đời sống
văn hoá, xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Thậm chí một phần giáo viên vùng
cao hiện nay vẫn rất lạ lẫm với cái gọi là Internet .Học sinh phần lớn là con
em dân tộc thiểu số, biết và nói chuẩn ngôn ngữ phổ thông còn khó huống chi

là tiếp nhận tác phẩm văn chương để hiểu được giá trị nội dung và giá trị
nghệ thuật của chúng như thế nào. Nếu giáo viên và học sinh miền xuôi khi
gặp những vấn đề khó hiểu hoặc cần tìm hiểu sâu hơn thì chỉ cần lên mạng là
mọi thứ đã hiện ra trước mắt. Ngược lại, rất nhiều nội dung trong các tác
phẩm được đưa vào nhà trường học sinh vùng cao chưa bao giờ được tìm
hiểu, ví dụ khi dạy về bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống
AIDS ” hầu như lần đầu tiên các em biết tác giả của bài viết này từng giữ
chức tổng thư ký LHQ và là người rất nổi tiếng trên trường chính trị thế giới.
Cã em không phân biệt được tầu với thuyền thì làm sao hiểu được ý nghĩa
nghệ thuật của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) v.v
11
Tiếp đến là do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc trang bị
sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho con em còn chưa được quan tâm dẫn
đến rất nhiều học sinh học chay, học không có sách giáo khoa. Học văn mà
không đọc thì làm sao tiếp cận tác phẩm được. Bên cạnh đó là điều kiện về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu thốn, nơi ăn chốn ở còn
quá tạm bợ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của giáo
viên vùng cao
Một điều không thể không nói đến đó chính là việc đổi mới phương
pháp dạy học còn rất hời hợt mặc dù có vẻ nh nã đang được triển khai khá
rầm rộ. Điều này cũng không hoàn toàn là do phía giáo viên, bởi vì với điều
kiện tiếp nhận còn rất nhiều hạn chế của học sinh dân tộc thiểu số thì việc
thay đổi không thể là một sớm một chiều. Với một tác phẩm văn chương giáo
viên chủ yếu cho các em hiểu nó viết về điều gì, nội dung gì và cách viết nh
thế nào. Chứ hầu như không có chuyện học sinh tự tìm hiểu, tự đưa ra ý kiến
của mình để đối thoại với giáo viên, với các bạn ở trên lớp. Đặc biệt còn tồn
tại nhiều tình trạng học sinh lên lớp mà không đúng với lực học của mình,
hay còn gọi là “ngồi sai lớp”.
2. Dạy và học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài ở
nhà trường vùng cao Yên Bái.

2.1. Tô Hoài - nhà văn miền xuôi với cái duyên viết về đề tài vùng cao.
2.1.1. Vài nét về tiểu sử.
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen (các bót danh khác: Mai Trang, Mắt
Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa ) sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920
tại quê ngoại phường Nghĩa Đô, Hoài Đức, Hà Đông nay là Nghĩa Đô quận
Cầu Giấy. Quê nội: Xã Kim An, Thanh Oai, Hà Tây.
Xuất thân từ một gia đình thợ thủ công (thợ dệt), Tô Hoài thời thanh
niên đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: thợ dệt, nhân viên bán hàng,
nhiều khi thất nghiệp. Tô Hoài sớm giác ngộ cách mạng. Thời kỳ Mặt trận
12
dân chủ Đông Dương, ông hoạt động trong tổ chức ái hữu của thợ thuyền.
Ông tham gia hội văn hoá cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh (1943). Là
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt
Nam.
Tô Hoài được chú ý trong đời sống văn học từ khoảng năm 1940, 1941
với hai sở trường: viết truyện về loài vật (Dế mèn phiêu lưu ký, O Chuột )
và những truyện hiện thực chủ nghĩa phản ánh phong tục và số phận của
những thợ thủ công, nông dân, tiểu tư sản nghèo vùng Kẻ Bưởi, ngoại ô Hà
Nội. (Quê người, Giăng thề, Cỏ dại, Nhà nghèo v.v ).
Sau cách mạng tháng Tám và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,
Tô Hoài làm báo Cứu quốc, công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký
toà soạn Tạp chí văn nghệ. Trong thời gian này ông viết nhiều về Tây Bắc.
Tập Truyện Tây Bắc là thành công xuất sắc của ông thời gian này(giải nhất
giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955).
Từ năm 1954, Tô Hoài vừa tiếp tục sáng tác vừa tham gia đều đặn
công tác lãnh đạo ở Hội văn nghệ Hà Nội, Hội văn nghệ Việt Nam Tuổi
càng cao, Tô Hoài càng viết đều, viết khoẻ, trên nhiều thể loại: truyện ngắn,
truyện dài, bút ký, hồi ký, truyện thiếu nhi, kinh nghiệm nghề nghiệp
Người ta nhận thấy Tô Hoài có hai vùng quê thân thiết nhất đối với
sáng tác văn chương của ông: miền núi Tây Bắc và vùng ven đô Hà Nội.

Người ta cũng dễ nhận thấy ở nhà văn này tài quan sát sắc sảo, tài mô tả
phong tục rất hấp dẫn và khuynh hướng hồi ký, tự truyện. Ông cũng được coi
là một cây bút có vốn ngôn ngữ phong phú, đầy góc cạnh. Ông được nhà
nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996).
Một số tác phẩm chính:
- Tiểu thuyết: Quê người, (1942) Mười năm, (1957) Miền Tây, (1967),
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Quê nhà (1981), Chiều Chiều (1999).
13
- Hồi ký: Cỏ dại (1944), Cát bụi chân ai (1992).
- Truyện ngắn, truyện vừa: Giăng thề (1943), Nhà nghèo, Xóm giếng
ngày xưa (1944), Núi Cứu Quốc (1948), Truyện Tây Bắc (1953)
- Truyện thiếu nhi: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Đảo hoang (1967).
2.1.2. VÒ đề tài vùng cao.
Tô Hoài là một hiện tượng văn học độc đáo trong nền văn học hiện đại
Việt Nam. Tên tuổi của ông được khẳng định từ khi tập truyện đồng thoại
“Dế mèn phiêu lưu kí” ra đời (năm 1941) và sau này trở thành tác phẩm thành
công vang dội nhất. Ông là một trong sè Ýt nhà văn được giới nghiên cứu
phê bình quan tâm đặc biệt và dành nhiều trang viết. Có nhiều ý kiến khác
nhau, song các nhà phê bình đều thống nhất ở một nhận định chung: Tô Hoài
là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, ở ông là một bút pháp
văn chương độc đáo, những mảng đề tài mà ông theo đuổi không nhiều song
ông dành sự ưu ái cho cuộc sống nơi thôn dã xung quanh mình, những miền
quê sát gần thành thị đã không còn mấy sự yên lành, thơ mộng.
Trong cuộc đời cầm bút của mình, có một đề tài mà Tô Hoài đặc biệt
theo đuổi và tâm huyết đó là cuộc sống, chiến đấu, lao động và phong tục tập
quán của những người dân vùng cao. In đậm dấu Ên ở đề tài này phải kể đến
tập “Truyện Tây Bắc”(1953) gồm 3 truyện mà truyện ngắn “Vợ chồng A
Phủ” là truyện ngắn thành công nhất, (hai truyện kia là “Cứu đất cứu
mường” và “Mường Giơn”). Quá trình hoài thai để cho ra đời tác phẩm này là
cả một quãng thời gian dài nhà văn đi thực tế. Đó là vào năm 1952, Tô Hoài

đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi dài tám tháng này,
nhà văn đã sống hoà đồng, thân thiết với đồng bào các dân tộc H'mông, Dao,
Thái, Mường ở nhiều vùng, từ khu căn cứ du kích trên núi cao đến các bản
làng mới giải phóng. Đó là khu du kích bản Thái và vùng nói H'mông 99 Phù
Yên, khu du kích Mường La, Tú Lệ, Thuận Châu (Sơn La), các khu du kích
14
Pú Nhung, Tuần Giáo, Điện Biên (Lai Châu). Chuyến đi đã giúp cho Tô Hoài
hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống và con người miền núi, để lại cho nhà văn
những kỷ niệm sâu sắc, tình cảm thân thiết với người và thiên nhiên tạo vật
Tây Bắc.
Truyện Tây Bắc (1953) - kết quả của chuyến đi Êy- là mét trong những
tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp. Tập truyện đã thể hiện một cách xúc động thực trạng cuộc sống tủi
nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới bóng đen phong kiến và thực dân.
Đó là một bà Ảng (Cứu đất cứu mường), một ông Mường (Mường Giơn) và
Mị - A Phủ (Vợ chồng A Phủ). Giữa đêm dài tăm tối, đau thương tột cùng Êy,
ánh sáng cách mạng đã đến với họ, soi rọi tâm hồn họ và họ đã thức tỉnh. Tập
Truyện Tây Bắc là một thành quả mới về tư tưởng và nghệ thuật của đời văn
Tô Hoài và là bông hoa đầu mùa trong vườn văn xuôi cách mạng viết về một
quê hương văn học mới.
Đến năm 1967 Tô Hoài viết Miền Tây. Miền Tây - đó là sự tiếp nối và
quy tô và tiếp nối các thành tựu của Truyện Tây Bắc, là cái hậu của Truyện
Tây Bắc mà người viết tỏ ra rất tin tưởng vì đã có thêm nhiều năm đi về - các
địa chỉ cũ như một quê hương thứ hai; và người - cảnh - sinh hoạt ở đây
không chỉ để nhớ thương cho ông mà còn cả như một món nợ lòng. Miền
Tây, hơn thế, còn là nơi ông gửi gắm niềm tin ở tương lai phát triển của hiện
thực, ở những cái mới xã hội chủ nghĩa đã toả rạng trên đời sống và khuôn
mặt con người vùng cao. Đặc biệt ở Miền Tây với những hình ảnh đoàn ngựa
thồ hàng buôn của Khách Sìn lên Phiềng Sa, những nhọc nhằn của người dân
trong tăm tối, cảnh thiên nhiên hiểm trở hoang rợn, cảnh sống đặc trưng của

người vùng cao Tất cả đã khắc hoạ khá đầy đủ và chi tiết về phong tục, tập
quán, văn hoá và con người vùng cao.
Đề tài vùng cao Tô Hoài vẫn còn tiếp tục sau Miền Tây, với Tuổi trẻ
Hoàng Văn Thô (1971) rồi Họ Giàng ở Phìn Sa (1984), Nhí Mai Châu
15
(1988). Rõ ràng là nhà văn vẫn theo đuổi nó với một kiên nhẫn và hứng thú
không nản mỏi; trong khi nhiều cây bút người Kinh khác đã bỏ cuộc, và
nhiều cây bút dân tộc khác lớp lớp đã trưởng thành. Dường nh vẫn khắc
khoải trong ông niềm mong muốn giải đáp những bí Èn nào đó nơi mảnh đất
biên cương dẫu xa xôi mà vẫn gắn sâu với cộng đồng dân tộc.
2.2. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - thể hiện chân thực cuộc sống
của người dân tộc thiểu số vùng cao tràn đầy vẻ đẹp văn hoá H'mông.
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn hay xuất sắc của Tô Hoài nằm
trong tập Truyện Tây Bắc (1953) với đề tài viết về miền núi.
Đọc “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài từng dòng chữ, từng trang sách
nh tự nó gợi lên cho chóng ta hiện thực cuộc sống lớn lao và con người miền
Tây Bắc trong những năm tháng đáng ghi nhớ của lịch sử dân tộc. Viết
truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài dựa vào một câu chuyện có thật. Chính
tác giả đã tâm sự rằng: “Đất nước và con người miền Tây đã để thương để
nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên [ ]. Hình ảnh Tây Bắc đau
thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người trong tâm trí tôi.
[ ] Ý tha thiết với đề tài là một lẽ quyết định. Vì thế tôi viết Truyện Tây
Bắc”[17]. Có thể nói lời tâm sự tha thiết của Tô Hoài đã khẳng định: ông viết
“Vợ chồng A Phủ” từ suối nguồn tình cảm yêu nước, yêu con người, đồng
bào Tây Bắc sâu nặng. Cốt truyện của truyện ngắn này xoay quanh một lõi
của sự việc, đó là cuộc đời của đôi vợ chồng người H'mông: Mị và A Phủ. Từ
chỗ là kẻ nô lệ đau khổ trong nhà thống lí Pá Tra, rồi giúp nhau thoát ra được
đến khi gặp cán bộ cách mạng và trở thành quần chúng trung kiên, những đội
viên du kích tích cực.
Truyện “Vợ chồng A Phủ” thể hiện rõ nét số phận đau khổ của người

dân lao động miền núi dưới ách phong kiến, thực dân và con đường giải
phóng của họ trong cách mạng và kháng chiến. Đây là chủ đề gặp nhiều
trong văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975. Tuy vậy “Vợ chồng A
16
Phủ” có đặc sắc riêng: bút pháp miêu tả tâm lí, khắc hoạ tính cách con
người miền núi, tái hiện bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt đậm màu sắc
phong tục của các dân tộc miền núi Tây Bắc. Đây là nét độc đáo trong
phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Cũng từ tác phẩm này, tác giả đã khắc
hoạ một bức tranh khá chi tiết về cuộc sống, sinh hoạt cũng như phong tục
tập quán của người dân tộc H'mông.
Với hình tượng là người trần thuật khách quan, tác giả đã cho độc giả
thấy được cuộc sống của người dân miền núi hiện lên thật chân thực và sinh
động như cuộc sống vốn có của nó. Đó là cảnh thiên nhiên tươi đẹp mang
đậm chất vùng cao trong các làng Mèo đỏ những ngày giáp Tết; cảnh sinh
hoạt của người dân miÒn nói trong những ngày chơi xuân, ở đó có cả cảnh
sinh hoạt trong nhà thống lí Pá Tra; cảnh lao động vất vả của Mị và những
người lao động trong nhà thống lí; đó còn là đoạn miêu tả các phong tục ở
bản làng dân tộc H'mông (tục cướp vợ trong đêm tình mùa xuân, phong tục
ngày mùa, ngày Tết và đặc biệt tác giả miêu tả sâu sắc và tỉ mỉ hơn cả là
cảnh làng phạt vạ A Phủ ).
Bên cạnh hình ảnh “đất nước” miền Tây từng đọng bao thương nhớ
trong tâm hồn tác giả là hình ảnh con người luôn luôn “thành hình, thành
nét”, thành nỗi ám ảnh thân thương không thể thiếu trong lòng tác giả. Đó là
một cô Mị với dáng vẻ “lùi lũi”, luôn luôn cúi mặt, lặng lẽ âm thầm và cam
chịu nh đang đổ bóng xuống trang viết. Một cô Mị là điển hình cho người
phụ nữ miền núi bị áp bức dưới chế độ phong kiến thực dân. Đó là một A
Phủ - đứa con của núi rừng tự do cũng bỗng chốc rơi vào vòng kìm toả của lũ
thống trị. Đặc biệt, với hai nhân vật phản diện là cha con nhà thống lí Pá Tra,
tác giả đã lột trần bộ mặt xấu xa, tàn ác bằng hàng loạt những từ ngữ tả hành
động hết sức phi nhân tính (trói người như một con vật, cách A Sử hành hạ

vợ, hình ảnh thống lí Pá Tra trong ngày sử kiện ).
17
Bằng cái duyên, cái tình với mảnh đất và con người Tây Bắc, Tô Hoài
đã thu hút độc giả vào thiên truyện với cảnh và người dường như rất xa lạ
nhưng gần gũi biết bao. Bởi dù rằng ở đó là một phong tục khác, cách nghĩ
khác, cảnh vật khác thì họ - những con người hiện lên trong tác phẩm kia vẫn
là một phần không thể tách rời của các dân tộc anh em trên mảnh đất hình
chữ S này.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với học sinh vùng cao Yên
Bái khi tiếp nhận tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
2.3.1. Thuận lợi:
- Có thể dễ dàng nhân thấy rằng, các em học sinh đa số là dân tộc Ýt
người hoặc Ýt nhiều được tiếp xúc, được gần gũi với môi trường văn hoá mà
tác phẩm ra đời. Cho nên nhìn ở khía cạnh nào đó thì các em được giao lưu,
tiếp cận với con người nơi đây, những người dân thuần phác, thật thà. Vì thế,
các em học sinh vùng cao nói chung không qúa xa lạ, bỡ ngỡ khi tiếp cận tác
phẩm này.
- Đồng thời các phong tục tập quán, cách sống, cách nghĩ của con
người mà tác giả miêu tả trong tác phẩm ngày nay vẫn tồn tại dù không phải
hoàn toàn nguyên si song phần nào cũng vẫn quen thuộc với các em. Các em
sẽ dễ hiểu và dễ tiếp nhận hơn.
- Cùng với sự quan tâm của toàn xã hội dành cho giáo dục, học sinh
vùng cao, con em dân tộc thiểu số đã được hưởng nhiều những ưu đãi để có thể
đến trường tích cực và đầy đủ hơn, không còn hoặc rất Ýt tình trạng bỏ học giữa
chừng, giúp nâng cao hơn hiệu quả giáo dục ở những vùng miền khó khăn.
2.3.2. Khó khăn:
Trước hết cần phải nhìn thấy một thực tế, đó là hoàn cảnh sống có tác
động rất lớn đến quá trình học tập của học sinh, các em gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận với những phương tiện dạy - học hiện đại cho nên
không có điều kiện trau dồi vốn kiến thức, vốn sống của mình.

18
Cùng với những tồn tại chung trong việc dạy và học văn ở nhà trường
phổ thông hiện nay như: học sinh chán học văn, hiểu văn chương một cách
dung tục Học sinh vùng cao còn có những hạn chế trong nhận thức về việc
học văn. Đa số học sinh quan niệm đối phó, học để đủ điểm lên lớp. Cùng với
việc đa số phụ huynh ngày nay không muốn con em mình theo học ngành
văn chương nên đã định hướng, “bắt” con phải theo các ban tự nhiên. Cùng
với sự khác biệt về ngôn ngữ cũng là một rào cản khiến học sinh cảm thấy
mệt mỏi khi tìm hiểu các tác phẩm văn chương.
Một điều đáng nói nữa là, ngày nay cùng với sự pha trộn của văn hoá
lai căng dẫn đến những khả năng cảm nhận nghệ thuật văn chương không còn
tinh nhạy, các kỹ năng như: khả năng tư duy, năng lực cảm xúc, trí tưởng
tượng phong phú, sáng tạo hầu như rất thiếu ở các em, cho nên các em tiếp
nhận tác phẩm có khi hiểu như một hiện tượng xã hội đơn giản, dẫn đến kết
quả học văn thấp.
Giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải kiến thức cho
học sinh. Thế nhưng ở vùng sâu, vùng xa, việc tiếp cận và áp dụng phương
pháp dạy học mới còn nhiều hạn chế. Cho nên học sinh trở thành nạn nhân
cho lối dạy áp đặt, độc tôn trên bục giảng của giáo viên, dẫn đến khả năng tư
duy sáng tạo của học sinh bị mài mòn. Giáo viên “cảm thay”, “hiểu thay” cho
học sinh dẫn đến các em mất dần cảm xúc văn chương trong quá trình tiếp
nhận tác phẩm.
3. Ngày nay, đối thoại văn hoá là hướng tiếp cận tác phẩm văn
chương mới mẻ.
Nh trên đã đề cập, cho đến nay việc dạy tác phẩm văn chương nói chung
và dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trong nhà trường vùng cao chưa được nh
mong muốn. Các tác phẩm được giáo viên hướng dẫn tìm hiểu rập khuôn theo
một công thức chung chung, tác phẩm nào cũng đi tìm hiểu nội dung rồi đến
hình thức một cách nhàm chán. Điều này khiến học sinh chỉ quen ngồi chép và
19

tích cực hơn thì học thuộc bài đã chép trên lớp. Cả giáo vên và học sinh đều
chưa có hứng thú thực sự trong dạy và học. Một môn học đặc thù mang cả
màu sắc khoa học và nghệ thuật nh môn văn mà không có hứng thú khi tìm
hiểu thì việc dạy và học không có chất lượng là điều khó tránh khỏi.
“Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm xuất sắc của một nhà văn lão thành
đáng lẽ phải nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa. Nhưng lại hoàn toàn ngược
lại. Nguyên nhân thì có nhiều song trong đó có một nguyên nhân đó là khi
tiếp cận tác phẩm, giáo viên và học sinh chưa chú ý đến những dấu vết,
những nét văn hoá tương quan giữa các dân tộc trong lịch sử. Đồng thời giữa
giáo viên và học sinh chưa tìm được tiếng nói chung, chưa có những cuộc đối
thoại dân chủ, thoải mái để cùng đi đến những thống nhất trong việc tiếp cận
tác phẩm này. Thậm chí giáo viên người Kinh đã áp đặt cả những quan niệm
văn hoá của dân tộc mình để bắt học sinh hiểu theo một cách máy móc. Dẫn
đến cả thầy và trò khi học xong tác phẩm vẫn thấy có gì đó khó hiểu, mà đã
không hiểu cặn kẽ thì sẽ không còn hứng thú để học.
Từ những căn cứ trên, việc người viết đề cập đến một vấn đề, một cách
tiếp cận tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” bằng đối thoại văn hoá. Bằng văn hoá,
từ văn hoá, với văn hoá, qua hoạt động đối thoại để đạt mục đích tiếp nhận
tác phẩm này.
3.1. Văn học và văn hoá trong tác phẩm văn chương.
Tính chất văn hoá trong tác phẩm văn chương là một tính chất đặc thù
gắn liền với mỗi tác phẩm văn học, nó cho thấy tác phẩm văn học không chỉ
toát lên vẻ đẹp ngôn từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng sử và cách
tiếp nhận, xử lí cuộc sống của một dân tộc hay một cộng đồng người nhất
định. Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong nó tính đặc trưng của dân tộc,
của đất nước mà nơi đó tác phẩm được sinh ra. Không có tác phẩm văn
chương nào mà lại không mang trong nã Ýt nhất một đặc trưng văn hoá của
dân tộc mình Tính văn hoá trong tác phẩm văn chương cho phép hiểu rộng
20
hơn giá trị của tác phẩm qua hệ thống hình tượng, hình ảnh, tạo ra những suy

tư liên hệ so sánh với các loại hình nghệ thuật khác cũng như với các nền văn
hoá khác.
Nếu coi văn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần mà con
người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử nhằm tạo dựng khuôn mặt riêng
cho nã, tạo ra bản sắc văn hoá cho riêng mình thì tác phẩm văn học là một
trong những giá trị sáng tạo đó. "Tác phẩm văn học như là một chỉnh thể của
nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống tinh thần của các dân tộc, như là một
trong những sản phẩm kết tinh cao nhất của văn hoá một tộc người, một đất
nước" [3]. Tác phẩm văn chương lấy con người làm đối tượng trung tâm của
sự phản ánh cũng chính là tập trung khắc hoạ tính chất văn hoá của con
người. Văn hoá là của con người, cho con người và vì con người. Không có
văn hoá nằm ngoài con người. Văn hoá thể hiện năng lực sáng tạo vô bờ bến
của con người trong quá trình vươn lên làm chủ cuộc sống và vươn lên để
hoàn thiện nó, tạo ra sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người, tạo ra
vẻ đẹp của con người qua mỗi thời đại.
Việc nghiên cứu tính văn hoá trong tác phẩm văn học là hết sức cần
thiết. Bởi vì tính văn hoá trong tác phẩm văn học là một thuộc tính không thể
tách rời của tác phẩm văn chương, là một yếu tố quan trọng làm nên giá trị
muôn thưở của tác phẩm. Từ đó, việc giảng dạy tác phẩm văn học không chỉ
dừng ở mức độ cảm thụ cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật mà còn
phải chỉ ra sự độc đáo của vẻ đẹp văn hoá dân tộc trong đó. Có như vậy tác
phẩm văn học mới hiện lên được vẻ đẹp toàn diện.
3.1.1. Khái niệm văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoá và văn học.
3.1.1.1. Khái niệm văn hoá.
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng trong “Văn hoá Việt Nam - tìm tòi và
suy ngẫm” (NXB Văn học 2003): Văn hoá được coi là một khái niệm “rộng”
và “mở”, được quan niệm dưới cái nhìn hệ thống và tổng thể bao gồm cả
21
những cách và những thành quả của suy tư, cảm nhận và hành động của
cộng đồng người, được giáo dục và trao truyền, khiến cả về mặt khách quan

và về mặt biểu tượng, nó làm cho cộng đồng Êy là một chỉnh thể đặc thù
riêng biệt” [48]. Như vậy, với một thời đại toàn cầu hoá, mọi dân tộc, mọi
quốc gia dường như đang cùng chung tay xây dựng một thế giới không phân
biệt sắc tộc, mầu da, ngôn ngữ Chính vì thế, điều giữ lại và làm cho mỗi dân
tộc này không giống với dân tộc khác có lẽ lâu dài và rõ nét nhất chính là bản
sắc văn hoá của riêng từng dân tộc.
Nh trên đã nói nói, văn hoá (Culture) là một khái niệm rộng, phức tạp,
có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng dù là định nghĩa ở góc độ nào thì cũng
đều không thể phủ nhận: Văn hoá là một hoạt động sáng tạo chỉ riêng con
người mới có. Văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm
cả kỹ thuật, kinh tế để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một
thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là vai
trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chẩn mực, những
giá trị, những biểu tượng, những quan niệm tạo nên phong cách diễn tả tri
thức và nghệ thuật của con người. Như vậy thì phải xuất phát từ những diều
kiện tự nhiên (con người vốn là sản phẩm của tự nhiên, là một phần của tự
nhiên, đứng đối diện với tự nhiên mà tạo thành văn hoá), rồi sau đó từ những
điều kiện lịch sử (mà con người lại là sản phẩm của lịch sử do chính mình tạo
ra) để nhìn nhận về cội nguồn và bản sắc của nền văn hoá dân tộc mình.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Văn hoá (Culture) là những giá trị vật chất,
tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử nền văn hoá của các dân
tộc, là đời sống tinh thần của con người phát triển kinh tế văn hoá, là tri thức
khoa học, trình độ học vấn, trình độ văn hoá. Văn hoá là lối sống, cách ứng
xử có trình độ cao[37]
Khái niệm văn hoá của UNESCO: Văn hoá (Culture) là một tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính
22
cách của một xã hội hay mét nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm
nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống, các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn

hoá mang lại cho con người khả năng suy xét về bản thân làm cho chóng ta
trở thành những nhân vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách có đạo lý. Con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một đề án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét thánh tựu của bản
thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân chính nhờ văn
hoá.Chính vì những điều này, văn hoá trở thành đối tượng nghiên cứu chủ
yếu của nhiều nganfh khoa học từ thế kỷ XX như: Văn hoá học, xã hội học
văn hoá, dân tộc học, nhân học văn hoá. Văn hoá không chỉ thể hiện chức
năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng nhận thức mà còn thể hiện
chức năng giải trí và chức năng dự báo. Chức năng văn hoá thể hiện vai trò
và vị trí của văn hoá trong văn học cũng như trong đời sống xã hội loài
người.
3.1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học.
Trước đây, quan hệ văn hoá và văn học được coi là mối quan hệ tương
hỗ. Thứ quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc
thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sơ hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu
văn hoá thì văn học được coi nh một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học
thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề về văn hoá, cũng là một kiểu tài liệu. Nh
vậy, văn hoá và văn học làm tài liệu nghiên cứu cho nhau.
Nói đến văn hoá đó là nét truyền thống của một dân tộc, là bản sắc văn
hoá dân tộc nhưng đôi khi bản sắc truyền thống đó không được nhiều người
biết đến mà chỉ qua văn học họ mới biết và hiểu về nó. Văn học giúp chúng
ta nhận biết được nhiều vấn đề về bản sắc văn hoá của dân tộc, cho chóng ta
thấy hết được vẻ đẹp và vai trò quan trọng của văn hoá đối với một quốc gia,
23
văn học không chỉ có vai trò lưu giữ văn hoá mà nó còn là nòng cốt của văn
hoá, nếu không có văn học thì văn hoá sẽ không được phát triển và lưu truyền
một cách rộng rãi. Văn học là mảnh đất để phát triển văn hoá. Văn hoá bao
giờ cũng là cái có trước, những cái được truyền lại cho thế hệ sau và đó cũng

là những nét rất đặc trưng của mỗi dân tộc.
Nh ta thấy, văn hoá bao giờ cũng có trước và là tiền đề cho văn học
phát triển. Tuy nhiên, văn học không chỉ thụ động chịu sự chi phối, quy định
của văn hoá mà nó còn tích cực chủ động trong việc lựa chọn các giá trị văn
hoá. Các giá trị văn hoá được đề cập đến trong văn học bao giờ cũng là
những giá trị tiêu biểu và đặc sắc nhất, văn học lựa chọn những giá trị văn
hoá đó để đề cao văn hoá của dân tộc và tô đẹp thêm truyền thống của đất
nước. Một tác phẩm văn học hay được đề cao và lưu truyền lại cho các thế hệ
sau phải là một tác phẩm trong đó tác giả không những thành công về mặt nội
dung mà còn đòi hỏi cả nghệ thuật vận dụng các giá trị văn hoá trong tác
phẩm đó như thế nào. Vì thế mà việc giảng dạy tác phẩm văn chương trong
nhà trường phổ thông hiện nay không những chỉ tập trung khai thác về mặt
văn học mà còn phải tập trung vào khai thác cả mặt văn hoá của tác phẩm.
3. 2. Những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc H'mông trong tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
3.1. 1. Đặc điểm chung về văn hoá các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền
đất dịu ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy
tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu.
"Tây Bắc thực ra là tên gọi theo phương vị, lấy Thủ đô Hà Nội làm
điểm chuẩn, bao gồm vùng đất từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông Đà,
sông Mã, gồm địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn
La và một phần của Hoà Bình. Tên cũ là Khu Tự Trị Thái Mèo, đến năm
1955 thì đổi tên thành Khu Tự Trị Tây Bắc vì tên cũ không phản ánh hết tên
24
của gần hai chục dân tộc sinh sống ở đây. Chỉ kể đến các dân tộc tương đối
đông đã có dân tộc Thái (với Thái đen, Thái trắng, Thái đỏ); H'mông (với các
ngành Trắng, Xanh, Đen, Hoa, Lềnh ); Dao (với các ngành Quấn chẹt, Nga
Hoàng, Dao đỏ); Mường, Khơmú, Laha, Tày, Xinhmun " [45]. Ngoài ra còn
có một bộ phận người Kinh vốn là con cháu nghĩa binh Hoàng Công Chất đã

sống lâu đời ở đây, và một bộ phận người Hoa kiều vốn dòng dõi Lưu Vĩnh
Phúc. Mỗi dân tộc đều có văn hoá mang bản sắc riêng và được lưu truyền với
đầy đủ chứng cứ của một thời vàng son.
Trước hết là văn hoá đời thường. Từ cao nguyên Mộc Châu xuôi
xuống thung lũng Yên Châu phía Bắc là đã bắt gặp Èn hiện những ngôi nhà
sàn của những bản Thái nằm ven đồi, chân núi nhìn ra cánh đồng. Những
dòng suối đóng vai trò khá quan trọng trong tâm linh con người nơi đây nó
được coi là vật nữ tính (Me nặm). Nương rẫy là bộ phận không thể thiếu của
đồng bào, có nương rẫy là có lúa gạo, có rau, bầu bí, vừng kê Bông và chàm
cũng trồng trên nương. Đặc biệt đối với những con người nơi đây, họ rất tôn
trọng rừng, vì rừng là nơi con người nương tựa để tồn tại, cho nên họ có các
điều luật để khai thác, săn bắt thú trong rừng.
Các dân tộc trong vùng đều có tín ngưỡng “mọi vật có linh hồn”
(animisme), một loại tín ngưỡng mà mọi dân téc trên hành tinh đều trải qua.
Có đủ loại “hồn” và các loại thần sông núi, đá, suối khe, cây, súc vật, các lực
lượng thiên nhiên
Văn hoá nghệ thuật, lĩnh vực thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của nhân dân Tây
Bắc có nhiều nét độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc
trưng văn hoá vùng. Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hoá chuyên nghiệp,
bác học chưa xuất hiện. Ở người Thái tuy có một vài nghệ nhân nổi tiếng trong
sáng tác thơ ca và mặc dầu dân tộc này đã có chữ viết cổ, nhưng tác phẩm của
họ vẫn lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Mỗi dân tộc trong
vùng đều có một kho vốn sáng tác ngôn từ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ,
25

×