Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.77 KB, 29 trang )

Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
I. Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á:
1. Lược khảo khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Các
Mác – Eng ghen:
Phương thức sản xuất Châu Á là gì? Là một vấn đề được nói đến rất
nhiều lần từ hơn một nửa thế kỉ nay. Càng bàn, ý kiến càng tân kì, nhận định
càng khác và cho đến nay giữa các nhà học giả macxít trên thế giới vẫn chưa
có một kiến giải nhất định, thoả đáng. Vì vậy, vấn đề phương thức sản xuất
Châu Á có một tầm quan trọng nhất định trong công tác nghiên cứu lịch sử
nhưng cũng là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó hiểu nhất mà
những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã đề ra cho những người làm công
tác sử học.
Vậy thì vấn đề phương thức sản xuất Châu Á đã xuất phát từ đâu? Nó
xuất phát từ một đoạn văn trong bài tựa cuốn sách “Phê phán chính trị kinh
tế học” của Mác viết năm 1859. Trong đoạn văn ấy, Mác nhận định: “Về đại
thể, có thể coi các phương thức sản xuất Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư
sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã
hội”( C.Mác – Ănghen, Tuyển tập, tập1, trang 578).
Mác chỉ phát biểu một cách đại thể như thế và cũng chỉ phát biểu một
lần. Ở đây cũng như trong toàn bộ tác phẩm trước Mác không hề xác định
phương thức sản xuất Châu Á là phương thức sản xuất của giai đoạn lịch sử
nào của Châu Á, phong kiến hay nô lệ hay công xã nguyên thuỷ mặc dù
Mác luôn luôn nói đến Châu Á và đề cập đến nhiều vấn đề Châu Á. Mãi tới
50 năm sau khi Mác phát biểu, khái niệm phương thức sản xuất Châu Á mới
lại được nhắc tới.
Khái niệm khoa học do Mác đề ra đầu tiên để biểu thị một số đặc thù
của xã hội phương Đông cổ xưa. Trong lời tựa tác phẩm “góp phần phên
phái khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, Mác coi phương thức sản
xuất Châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời
đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội. Mác cùng với Ănghen đã
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP


Hà Nội
1
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
nghiên cứu lịch sử phương Đông thời trước chủ nghĩa thực dân và tái hiện
nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thuỷ lợi
trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước, sự bảo tồn lâu dài của
công xã nông thôn kiểu Á châu, hình thái sở hữu nhà nước về ruộng đất, đặc
điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết, không tách rời giữa thành thị
và nông thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển
theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại… Nhưng
Mác – ănghen chưa đưa ra một kết luận rõ ràng phương thức sản xuất Châu
Á có phải là một hình thái kinh tế - xã hội hay không. Vì vậy đã diễn ra cuộc
tranh luận về phương thức sản xuất Châu Á vào cuối những năm 20 đầu
những năm 30 ở Liên Xô và những năm 60 thế kỉ XX ở Pháp rồi lan rộng ra
nhiều nước ở Châu Âu, Á, Phi, Mỹ… Trong tranh luận, hình thành hai xu
hướng chủ yếu: Phương thức sản xuất Châu Á là những nét đặc thù của hình
thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến ở phương Đông;
phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế - xã hội phân hoá giai
cấp và nhà nước sơ kì ở phương Đông không thuộc phạm trù chế độ chiếm
hữu nô lệ hay phong kiến.
Các ý kiến thảo luận đều nhận thấy phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
nữa các hình thái kinh tế - xã hội cổ đại và trung đại phương Đông để đi đến
một khái quát khoa học vững chắc về vấn đề này và trong trường hợp thừa
nhận phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế - xã hội thì phải
xây dựng một thuật ngữ khoa học mới thay thế cho khái niệm phương thức
sản xuất Châu Á.
Phương thức sản xuất Châu Á là sự đúc kết của nhiều công trình nghiên
cứu mà Mác và Ănghen đã phát hiện ở phương Đông. Trong công trình “Hệ
tư tưởng Đức” (1845 – 1846), Mác đã phát hiện ra rằng: “Sự phân công lao
động cũng đồng thời là những hình thức khác của sở hữu” và tìm thấy các

hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại: Thứ nhất là sở hữu bộ lạc,
thứ hai là sở hữu công xã và sở hữu nhà nước, thứ ba là sở hữu phong kiến
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
2
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
hay sở hữu đẳng cấp. Tất cả các hình thức sở hữu đó đều gắn với sự xuất
hiện nhà nước.
Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác phát hiện ra mối
quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức
sản xuất: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng
sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới loài người thay đổi phương
thức sản xuất của mình… loài người thay đổi tất cả những quy luật xã hội
của mình. Từ nhận thức lí luận đó đã đưa đến khẳng định sự ra đời kế tiếp
lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thuỷ đến chiếm
hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
Vào những năm đầu của thập kỉ 50 của thế kỉ XIX, nhìn sang Ấn Độ,
Mác và Enghen đã phát hiện ra cái mới. Những thư từ mà Mác công bố trước
1855 cùng với công trình “sự thống trị Anh ở Ấn Độ (10 – 6- 1857) đã cho
thấy rõ những điều rất cơ bản về nét đặc thù của các xã hội phương Đông là
“nhà nước chuyên chế phương Đông – Chuyên chế Châu Á” và “chế độ công
xã nông thôn”. Từ những công trình “những hình thức có trước sản xuất tư
bản chủ nghĩa” (1857 – 1858), cuốn “nguyên lý phê phán chính trị kinh tế
học” và đến tác phẩm “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859),
Mác đã chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất Châu Á, coi như
một trong những phương thức sản xuất có trong lịch sử loài người.
2. Xuất xứ của khái luận phương thức sản xuất Châu Á:
Khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Mác và Enghen được đúc
kết từ ba nguồn ý tưởng:
Lý luận của các nhà kinh tế học quốc gia thửơ ấy như Streat Mill và

Riched Jones mà Mác đã nghiên cứu vào năm 1853 và sử dụng những khái
niệm của họ.
Kiến thức lấy từ các kí sự chuyên đề các xứ phương Đông.
Nguồn kiến thức từ những nghiên cứu về các cộng đồng xóm làng của
nhiều xứ khác trên thế giới mà hai ông đã đặt trọng tâm nghiên cứu vào ý
nghĩa của các cộng đồng này tại các nước phương Đông.
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
3
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
Những công trình nghiên cứu này là những đóng góp hỗ trợ cho công
trình nghiên cứu nền ngoại thương của Anh quốc và sự thịnh vượng kinh tế
của xứ này. Thị trường phương Đông đã trở thành khu vực ảnh hưởng tăng
trưởng của nền công nghiệp Anh quốc. Sự bành trướng xuất cảng hàng hoá
Anh đã dẫn tới những xáo trộn sâu rộng nội tại của xã hội phương Đông.
Loạn Thái Bình thiên quốc ở Trung Hoa, cuộc nổi dậy Sepoy tại Ấn Độ là
những phản ứng trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình giải thể đang tăng mạnh
của các xã hội trên. Với kiến thức khai phá, Mác và Enghen đã nghiên cứu thí
điểm cấu trúc của các xã hội Châu Á đang lâm vào quá trình tan rã. Từ đó hai
ông đã phác thảo đại cương khái luận phương thức sản xuất Châu Á.
3. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á:
- Chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất: Mác và Enghen đã xuất phát
từ phân công lao động và các hình thức sở hữu để tìm tới phương thức sản
xuất Châu Á. Chế độ này bao gồm: Kẻ sở hữu tối cao hay sở hữu duy nhất
là nhà vua, kẻ chiếm dụng đất đai theo kiểu cha truyền con nối là các công
xã, kẻ sử dụng đất đai là các thành viên công xã và phải thực hiện nghĩa vụ
nộp cống cho kẻ sở hữu. Mâu thuẫn của chế độ sở hữu nảy sinh từ khi tư
hữu hoá về ruộng đất xuất hiện dẫn đến sự giải thể của phương thức sản xuất
Châu Á. Chúng ta có thể khẳng định quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất là
phổ biến ở các xã hội phương Đông cổ trung đại. Nhà vua đại biểu cho nhà

nước cũng là kẻ nắm nhà nước có toàn quyền phong cấp đất đai trong lãnh
thổ của mình cho bất cứ ai, vì vậy sở hữu nhà nước là một thực quyền. Chế
độ sở hữu nhà nước thiết lập trên cơ sở các công xã nông thôn có thể là cả
bộ lạc là đặc trưng của chế độ sở hữu theo phương thức sản xuất Châu Á.
Quyền sở hữu nhà nước biểu hiện trong quyền hướng dùng sản phẩm thặng
dư - quyền thu địa tô – do nông dân công xã cống nạp. Mác đã nói rất rõ về
chế độ sở hữu nhà nước thông qua ông vua chuyên chế và việc bóc lột địa tô
của những nhà nước kiểu phương thức sản xuất Châu Á và phân biệt nó với
các phương thức bóc lột khác… sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
4
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện, và mặt khác địa tô giả định
đã phải có quyền sở hữu ruộng đất tức là giả định đã phải có một số người
nào đó là những kẻ sở hữu (bàn về các xã hội tiền tư bản, trang 237).
- Nhà nước chuyên chế cổ đại: Nhà nước thực hiện chuyên chế dựa trên
quyền sở hữu tối cao về ruộng đất được xác lập trên mối quan hệ kẻ thống trị là
nhà vua và đẳng cấp, giai cấp cầm quyền thu cống nạp, giai cấp bị trị nộp cống
phẩm, nhà nước thực hiện ba chức năng, ngoài việc bóc lột nhân dân trong
nước bằng hình thức tô kết hợp với thuế làm một và đi cướp bóc nhân dân các
nước khác, chức năng tích cực là chăm lo xây dựng các công trình mỹ quan và
công cộng mà ở phương Đông quan trọng nhất là trị thuỷ, thuỷ lợi.
Với tư cách là kẻ sở hữu tối cao về ruộng đất, nhà nước trực tiếp giữ
quyền phân phối ruộng đất cho bất cứ ai, đồng thời nhà nước cũng can thiệp
vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp cấm bỏ hoang ruộng đất thực hiện di
dân lập làng. Nhà nước quân chủ Châu Á do quý tộc quan liêu nắm với tư
cách là giai cấp bóc lột thu cống phẩm các công xã nông thôn, lợi ích của nó
gắn liền với sự tồn tại của công xã nông thôn. Vì vậy nhà nước bảo vệ sở
hữu công xã, bảo vệ người nông dân công xã khỏi rơi xuống thân phận nô

lệ. Nhà nước hạn chế sự cướp đoạt nông dân, hạn chế sự áp bức bóc lột của
bọn quý tộc, quan lại nhằm bảo vệ người đóng thuế, người đi lính, đi lao
dịch cho nhà nước. Nhà nước thực hiện những chức năng xã hội – xây dựng
thuỷ lợi với quy mô lớn và điều khiển việc thuỷ lợi. Rõ ràng chức năng thủy
lợi của nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông là một nét đặc biệt, nó
có thể giải thích phần nào những đặc trưng của nhà nước phương Đông. Một
nét chung của nhà nước theo phương thức sản xuất Châu Á là sự thực hiện
những chức năng xây dựng công cộng. Ngoài thuỷ lợi, đê điều còn có việc
mở mang đường giao thông xây cầu cống, đào sông, xây dựng các công
trình kiến trúc lớn như đền đài, cung điện, lăng tẩm quy mô. Như Mác nói:
Đó là nhờ có việc các nhà nước quân chủ phương Đông đã tập trung trong
tay của cải và nhân công mới có thể tiến hành được.
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
5
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
- Công xã nông thôn: Với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc khép kín,
kinh tế hàng hoá chậm ra đời và kém phát triển. Thủ công nghiệp không
tách rời khỏi công nghiệp, đô thị chỉ như những cái bướu của cơ cấu kinh tế.
Duy trì và tàng trữ lâu dài những tàn dư lạc hậu cổ đại. Tình trạng thấp kém
hạn chế của tư duy, phản ánh trong tôn giáo cổ đại và sự thần thánh hoá tự
nhiên… hạn chế lý trí con người và hạ thấp nhân phẩm trước cả thiên nhiên
và xã hội.
Sự trì trệ của phương thức sản xuất Châu Á không phải là ở giai đoạn
khởi đầu mà là ở giai đoạn sau. Tính chất trì trệ của phương thức sản xuất
Châu Á biểu lộ ở chỗ nó đã bảo lưu công xã nông thôn lâu dài, nó làm chậm
quá trình tư hữu hoá giai cấp, làm chậm quá trình tư hữu hoá, làm cho kinh
tế hàng hoá không phát triển có nghĩa là duy trì nền kinh tế tự cấp tự túc. Sự
kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp cũng tạo nên tình trạng chậm
phát triển, ngưng đọng và đóng kín của công xã làm cho công xã trở thành

bầu trời riêng, thế giới tự đầy đủ. Thiếu giao lưu với bên ngoài, công xã trở
thành ngưng đọng. Ở các nước phương Đông công xã nông thôn được duy
trì lâu hơ, chiếm một tỷ trọng lớn. Chế độ sở hữu lớn cũng đã xuất hiện cùng
với giai cấp địa chủ nhưng suốt thời cổ đại và trung đại chưa bao giờ chế độ
sở hữu lớn phát triển mạnh và lấn át sở hữu công xã, chưa bao giờ giai cấp
địa chủ bắt được công xã lệ thuộc vào nó và trở thành giai cấp thống trị.
Trong xã hội phương thức sản xuất Châu Á, chế độ quân chủ chuyên chế tập
trung đã hình thành sớm nên chế độ này đã phát huy tác dụng kìm hãm sự
tan rã của công xã, kìm hãm sự phát triển chế độ sở hữu lớn. Nhà nước bảo
vệ sở hữu công xã và sau khi công xã tan rã thì nhà nước lại bảo vệ sở hữu
nông dân tự do trong các cộng đồng làng xã để bảo đảm nguồn tô thuế, lao
dịch, đi lính và nhà nước, công xã xuất phát từ những lợi ích khác đều đấu
tranh chống lại sự phát triển sở hữu lớn của địa chủ.
- Phương thức bóc lột: Chúng ta có thể sơ bộ định nghĩa phương thức
bóc lột của chế độ xã hội theo phương thức sản xuất Châu Á là trên cơ sở
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
6
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, giai cấp quý tộc quan liêu đã bóc lột
sản phẩm thặng dư dưới hình thức tô thuế do nông dân công xã nộp. Trong
“tư bản luận” tập III đã hai lần Mác nói đến các giai cấp bóc lột của xã hội
nô lệ, phong kiến và phương thức sản xuất Châu Á và xác định rõ ràng cũng
như giai cấp chủ nô, giai cấp chúa đất, nhà nước là người sở hữu chính cùa
sản phẩm thặng dư: “Trong điều kiện cùa chế độ nô lệ, chế độ nông nô của
chế độ nạp cống thì người chủ nô, tên chúa đất và nhà nước thu cống nạp
đều chiếm hữu sản phẩm do đó bán sản phẩm”.
Mác đã nêu lên mối quan hệ hữu cơ giữa chiếm địa tô và quyền sở hữu
ruộng đất: “…Sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu
ruộng đất được thực hiện và mặt khác địa tô giả định đã phải có quyền sở

hữu ruộng đất tức là giả định đã phải có một số người nào đó là những kẻ sở
hữu”. Thời cổ đại và trung cổ nhà nước là kẻ thu tô địa tô của các công xã,
điều đó chứng tỏ nhà nước là kẻ sở hữu ruộng đất vì chế độ sở hữu nhà nước
thiết lập trên công xã nông thôn nên nông dân công xã phải nộp tô dưới hình
thức thuế cho nhà nước. Địa tô bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư
của người nông dân công xã, khi công xã nông thôn bị thu hẹp lại thì chế độ
sở hữu nhà nước cũng bị thủ tiêu. Chế độ phong cấp, ban phát ruộng đất cho
quý tộc, quan lại không còn nữa. Theo truyền thống nhà nước quân chủ vẫn
tiếp tục thu thuế trên nông dân các làng nhưng thuế người tiểu noong phải
nộp cho nhà nước bây giờ không còn là địa tô nữa, vì nó không phải là toàn
bộ sản phẩm thặng dư mà chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư.
II. Các cuộc tranh luận về phương thức sản xuất Châu Á trên thế
giới và ở Việt Nam
1. Các quan điểm về phương thức sản xuất Châu Á trên thế giới:
Khái niệm phương thức sản xuất Châu Á lần đầu tiên được Mác đưa ra
trong những năm 50 của thế kỉ XIX do kết quả của việc nghiên cứu sâu sắc
lịch sử và kinh tế của nhiều nước phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ. Mác đã
đi đến kết luận rẳng tính chất độc đáo của các hiện tượng kinh tế xã hội ở
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
7
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
những nước này đã được giải thích bằng việc duy trì một phương thức sản
xuất cổ đại nào đó mà bản thân nó không chỉ tồn tại ở Châu Á mà còn có
tính chất phổ biến toàn thế giới.
Quan điểm của Mác và Enghen về phương thức sản xuất Châu Á được
giới học giả thế giới quan tâm từ sớm nhưng chỉ tới đầu thế kỉ XX này nhất
là từ những năm 30 của thế kỉ này khi mà các nước Á, Phi, Mĩ la tinh sau
khi giải phóng dân tộc đi vào xây dựng xã hội mới thì giới học giả thế giới
nhất là các nhà khoa học mác xít mới đặc biệt quan tâm. Việc nghiên cứu

thảo luận được diễn ra ở nhiều nước kể cả những nước tư bản phát triển,
những nước xã hội chủ nghĩa và một số nước thuộc thế giới thứ ba.
a. Trường phái phủ nhận phương thức sản xuất Châu Á:
Vào cuối những năm 40 của thế kỉ XX, nhận xét của Mác: “Về đại thể,
có thể coi phương thức sản xuất Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện
đại là những thời đại tiến triển dần của hình thái kinh tế xã hội” đã là đối
tượng của những cuộc thảo luận sôi nổi của các nhà sử học, triết học, dân
tộc học và đặc biệt trong giới học giả phương Đông học. Trong những cuộc
thảo luận từ những năm 1925 đến năm 1931 những người tham gia tranh
luận cho rằng có sự tồn tại của một hình thái kinh tế xã hội đặc biệt ở Châu
Á. Dấu hiện chủ yếu của hình thai này là sự phổ biến của quyền sở hữu nhà
nước đối với tư liệu sản xuất, và hình thái này đã tồn tại ở các nước Châu Á
cho đến trước khi bọn thực dân Châu Âu xâm nhập. Cuộc thảo luận trong
những năm này đã chưa đặt ra được nhiều những vấn đề có tính chất lí luận
và phương pháp luận cho việc nghiên cứu phương thức sản xuất Châu Á,
cũng như chưa có nhiều những công trình nghiên cứu về các xã hội cụ thể.
Người đầu tiên giải thích khái niệm phương thức sản xuất Châu Á là
Pơlêkhanốp trong cuốn “những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác” viết năm
1905, Pơlêkhanốp cho rằng Mác đã dùng khái niệm phương thức sản xuất
Châu Á hay phương thức sản xuất phương Đông là để chỉ một loại hình phát
triển kinh tế xuất hiện đồng thời với xã hội cổ đại. Và cả hai xã hội cổ đại và
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
8
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
xã hội phương Đông đều song song tồn tại và đều hình thành trên sự tan rã
của xã hội thị tộc, đều là sự tiếp tục của cơ cấu xã hội thị tộc. Như vậy, theo
ông phương thức sản xuất Châu Á mà Mác đề cập đến chính là hình thái xã
hội có giai cấp ở Châu Á, xuất hiện đồng thời với xã hội cổ đại, tức xã hội
chiếm hữu nô lệ ở Châu Âu. Cũng theo Pờlêkhanốp sở dĩ xã hội có giai cấp

ở Châu Á phát triển theo một con đường khác với xã hội cổ đại Châu Âu là
do hoàn cảnh địa lý của Châu Á chi phối.
Ở đây Pờlêkhanốp đã giải thích không đầy đủ và chưa làm cho vấn đề
được sáng rõ, nhận định phương thức sản xuất Châu Á là phương thức sản
xuất của xã hội có giai cấp ở Châu Á nhưng không xác định được nó là
phương thức sản xuất của thời kì nào của Châu Á, nó là phương thức sản
xuất chiếm hữu nô lệ hay phong kiến hay là một phương thức sản xuất đặc
biệt, không phải chiếm hữu nô lệ cũng không phải Pờlêkhanốp đã quá đề
cao tác dụng của hoàn cảnh địa lý, là sa vào nhị nguyên luận, vào địa lý sử
quan… Dù vậy, những kiến giải của Pờlêkhanốp cũng được nhiều nhà học
giả Liên Xô tán thành.
Một học giả Đức là Vittơ phô ghen đã dựa vào giải thích của
Pờlêkhanốp đưa vào trong cuốn sách của ông viết về xã hội và kinh tế Trung
Quốc một lý luận về phương thức sản xuất Châu Á: Công tác trị thuỷ ở
Trung Quốc cũng như ở các nước phương Đông khác là nhân tố quyết định
đặc điểm của phương thức sản xuất Châu Á, mặc dù vậy ông vẫn chưa xác
định được phương thức sản xuất Châu Á là phương thức sản xuất hay hình
thái xã hội của thời kì lịch sử nào của Châu Á.
Ở Liên Xô, nhà học giả Mátgia đã xuất bản cuốn “Nghiên cứu nông
thôn Trung Quốc” trên cơ sở ảnh hưởng của hai quan điểm của Pờlêkhanốp,
Víttơ Phô ghen và tiến thêm một bước khẳng định thời kì tồn tại của phương
thức sản xuất Châu Á. Theo quan điểm Mátgia, lịch sử Trung Quốc không
có thời kì chế độ chiếm hữu nô lệ, cũng không có thưòi kì chế độ phong kiến
mà từ khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã đến trước ngày chủ nghĩa tư
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
9
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
bản phương Tây xâm nhập, ở Trung Quốc chỉ có một thời kì lịch sử là thời
kì “phương thức sản xuất Châu Á”, yếu tố cơ bản của phương thức sản xuất

này là vấn đề nước, vấn đề trị thuỷ.
Cũng trong năm 1928, một học giả Liên Xô là Xaphanốp cho rằng ở
Trung Quốc trước thời Chu là xã hội nguyên thuỷ, thời Chu là xã hội phong
kiến, thời Tần Hán là xã hội vừa phong kiến vừa nô lệ, tức là thời kì mà cả
hai chế độ phong kiến và nô lệ đều song song tồn tại và hỗn hợp với nhau.
Thời kì này chính là thời kì phương thức sản xuất Châu Á ở Trung Quốc.
Như vậy, theo quan điểm của Xaphanốp, phương thức sản xuất Châu Á là
một phương thức sản xuất hỗn hợp vừa nô lệ vừa phong kiến, có sau xã hội
phong kiến ở phương Đông.
Như vậy, với những quan điểm của Pờlêkhanốp, Vittơ Phô ghen đã
được Mátgia làm cho hoàn bị hơn coi phương thức sản xuất Châu Á là một
hình thái xã hội đặc biệt của Châu Á. Xuất hiện từ sau chế độ công xã
nguyên thuỷ tới khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào Châu Á.
Các nhà học giả Xaphanốp chủ trương phương thức sản xuất Châu Á là một
hình thái xã hội đặc biệt của Châu Á, hỗn hợp hai chế độ vừa phong kiến
vừa nô lê, có sau thời kì chế độ phong kiến ở Châu Á. Trong khoảng thời
gian từ năm 1928 – 1931, kiến giải của Mátgia là kiến giải chiếm ưu thế, có
nhiều ảnh hưởng hơn cả.
Tháng 1 / 1931, một nhà học giả là Ôncơ đã tham bác cả hai quan điểm
của Mátgia và Xaphanốp. Quan điểm này giống quan điểm Mátgia ở chỗ coi
phương thức sản xuất Châu Á là hình thái xã hội xuất hiện ngay từ sau chế
độ công xã nguyên thuỷ và tồn tại cho đến trước khi chủ nghĩa tư bản
phương Tây xâm nhập nhưng lại giống quan điểm Xaphanốp ở chỗ coi
phương thức sản xuất Châu Á là phương thức hỗn hợp vừa nô lệ vừa phong
kiến.
Tóm lại, những chủ trương của Mátgia, Xaphanốp, Ôncơ coi phương
thức sản xuất Châu Á là một hình thái xã hội đặc biệt của Châu Á, chỉ có ở
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
10

Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
Châu Á hoặc phương Đông mà không có ở tất cả các nơi khác trên thế giới.
Tới bây giờ, những chủ trương ấy đã thật sự lỗi thời không còn ai nhắc nhở,
luyến tiếc nữa bởi vì nó trái với lí luận chủ nghĩa Mác Lênin và không phù
hợp với thực tế lịch sử Châu Á. Chủ nghĩa Mác Lênin quan niệm toàn bộ
quá trình phát triển của xã hội loài người chỉ bao gồm 5 giai đoạn: Nguyên
thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản. Chủ trương phương thức sản
xuất Châu Á là một hình thái xã hội tồn tại ngoài 5 hình thái trên tức là phủ
nhận lý luận phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin về quá trình phát triển của
xã hội loài người. Về mặt thực tế lịch sử trải qua mấy chục năm nghiên cứu
quá trình phát triển của xã hội Châu Á tới nay mọi người đều nhất trí khẳng
định: Xã hội Châu Á trước khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương
Tây là xã hội phong kiến, nó không phải là một xã hội đặc biệt phi nô lệ, phi
phong kiến hoặc trái lại vừa nô lệ vừa phong kiến có sau xã hội phong kiến.
Vì thế những kiến giải trong những năm 1928 – 1931 hoàn toàn không có
giá trị.
Tháng 2/1931, tại Lêningơrát hội nghị thảo luận về vấn đề phương thức
sản xuất Châu Á đã nêu rõ phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái
đặc thù của xã hội phong kiến Châu Á và toàn bộ phương Đông. Kiến giải
này đã có ảnh hưởng lớn trong giới sử học các nước lúc bấy giờ. Ở Trung
Quốc, những nhà sử học Lã Chấn Vũ với tác phẩm “sử tiền kỳ Trung Quốc
xã hội nghiên cứu” và Lý Đạt trong cuốn “xã hội học đại cương” coi
phương thức sản xuất Châu Á là phương thức sản xuất phong kiến của xã
hội phương Đông. Quan điểm này ít nhiều ảnh hưởng tới các nhà sử học
phương Đông và khá đậm nét trong một số nhà Đông phương học Liên Xô,
khi nghiên cứu về lịch sử cổ đại của các nước như: Nhật Bản, Triều Tiên,
Việt Nam… thường nhận định chế độ phong kiến ở những nước này đã xuất
hiện liền sau chế độ công xã nguyên thuỷ, coi đó là biểu hiện của phương
thức sản xuất Châu Á.
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP

Hà Nội
11
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
Sang năm 1932, ở Nhật Bản nhiều học giả như: Vũ nhân ngũ lang,
Doãn đậu công phu… không tán thành quan điểm mới của các học giả Liên
Xô mà vẫn ủng hộ quan điểm của Ôncơ coi phương thức sản xuất Châu Á là
hình thái xã hội phù hợp vừa phong kiến vừa nô lệ ở phương Đông có sau xã
hội phong kiến.
Từ tháng 1/1934 nhà học giả Liên Xô côvalốp đã viết một loạt bài bàn
về xã hội cổ đại để chứng minh phương thức sản xuất Châu Á là chế độ
chiếm hữu nô lệ phương Đông, một biến chủng của chế độ chiếm hữu nô lệ
điển hình Hy Lạp, La Mã. Quan điểm của Côvalốp được giới sử học mác xít
ủng hộ coi như một quan điểm chính thống. Từ năm 1934 trở đi các nhà
Đông phương học nổi tiếng của Liên Xô: Strưvê, Andiep…. đều theo quan
điểm này.
Nhưng không phải ai cũng tán thành quan điểm của Côvalốp, một nhà
sử học Liên Xô khác cũng chủ trương phương thức sản xuất Châu Á không
thể là một phương thức sản xuất độc lập như phương thức sản xuất chiếm
hữu nô lệ hay phong kiến mà chỉ là một phương thức sản xuất của thời kì
quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ mà thôi.
Đặc biệt ở Nhật Bản, nhiều nhà sử học như: Sâm Cốc khắc kỷ, Y đằng tàng
bình, Tảo xuyên nhị lang… đều khẳng định phương thức sản xuất Châu Á
là hình thái xã hội có trước chế độ chiếm hữu nô lệ và tán đồng quan điểm
của Quách Mạt Nhược coi phương thức sản xuất Châu Á là chế độ công xã
nguyên thuỷ hay là chế độ nô lệ gia trưởng tức giai đoạn cuối của xã hội
công xã nguyên thuỷ hay là chế độ cống nạp tức thời kì quá độ từ xã hội
công xã nguyên thuỷ sang xã hội chiếm hữu nô lệ mà thời kì này cũng vẫn
chỉ là giai đoạn cuối cùng của xã hội công xã nguyên thuỷ.
Ở Trung Quốc, năm 1936 nhà sử học Quách Mạt Nhược viết trên tạp
chí văn vật với nhan đề “xã hội phát triển giai đoạn chi tân nhận thức” đã

coi phương thức sản xuất Châu Á là hình thái xã hội nguyên thuỷ trước đây
xoá bỏ mà đưa ra một nhận định mới cho phương thức sản xuất Châu Á là
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
12
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
chế độ gia trưởng hoặc là hình thức tài sản thị tộc tức vẫn không khác chủ
trương cũ bao nhiêu vẫn đặt phương thức sản xuất Châu Á vào trong phạm
vi xã hội nguyên thuỷ có chăng chỉ khác ở chỗ nó không phải là toàn bộ xã
hội nguyên thuỷ mà là một giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ.
Những kiến giải trên có nhược điểm chung là trong những đặc điểm của
phương thức sản xuất Châu Á chỉ lấy một đặc điểm công xã làm căn cứ mà
bỏ qua đặc điểm nhà nước chuyên chính xây dựng trên cơ sở công xã ấy.
Một khi nói đến nhà nước thì phải nói đến xã hội có giai cấp. phương thức
sản xuất Châu Á có hình thức nhà nước chuyên chính thì nhất định không
thể coi nó là hình thái xã hội nguyên thuỷ được. Đồng thời những chủ
trương giải thích phương thức sản xuất Châu Á là giai đoạn cuối của xã hội
nguyên thuỷ hoặc là thời kì quá độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội chiếm
hữu nô lệ có nhược điểm là coi phương thức sản xuất Châu Á là xã hội
nguyên thuỷ bởi vì giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ hay thời kì quá độ
từ công xã nguyên thuỷ sang chiếm hữu nô lệ cũng vẫn ở trong phạm vi xã
hội nguyên thuỷ; mặt khác các chủ trương trên quan niệm mỗi giai đoạn của
cùng một hình thái xã hội lại có một phương thức sản xuất riêng biệt. Theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác, mỗi hình thái xã hội chỉ có một phương thức
sản xuất nhất định, không thể cùng một hình thái xã hội lại có hai ba phương
thức sản xuất khác cũng như không thể có một phương thức sản xuất riêng
nào cho những thời kì quá độ từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội
khác.
Năm 1952 ở Liên Xô tổ chức hội nghị bàn về phương thức sản xuất
Châu Á và nêu lên những chủ trương sau: Không dùng những khái niệm

phương thức sản xuất Châu Á và phương đông cổ đại nữa vì nó không chính
xác và đã cũ lắm rồi; dùng những khái niệm không chính xác ấy chỉ là duy
trì lâu dài quan điểm sai lầm của các học giả phương Tây, lấy Đông phương
đối lập với Tây phương. Nhưng tuy không nói đến phương thức sản xuất
Châu Á nhưng các học giả vẫn lấy những đặc điểm của phương thức sản
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
13
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
xuất Châu Á mà Mác đã đề ra làm đặc điểm của chế độ nô lệ tảo kỳ như:
chế độ sở hữu phương Đông, chế độ nhà nước chuyên chính phương đông…
Tóm lại: Từ việc nghiên cứu về xã hội cổ đại phương Đông thông qua
hai nước lớn là Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại giải thích về khái niệm
phương thức sản xuất Châu Á đã có nhiều chủ trương khác nhau. Cho đến
trước thập kỉ 60 – 70 các ý kiến đều có đúng chỗ sai nhưng nhìn chung do
nhận thức về tri thức lịch sử cổ đại phương Đông không nhiều và do ý kiến
chủ quan của các nhà học giả nên nhiều kiến giải không chính xác phủ nhận
về phương thức sản xuất Châu Á, về lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin.
Chúng ta có thể tóm tắt qua những kết luận của một số hội nghị, một số nhà
sử học của các nước trên thế giới như sau:
Trước hết, đó là các cuộc thảo luận rộng rãi trong giới khoa học Xô
viết. Một cuộc thảo luận diễn ra sớm nhất và lâu dài nhất có các viện nghiên
cứu thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô, trường đại học tổng hợp
Maxcơva, viện chủ nghĩa Mác Lênin thuộc ban chấp hành trung ương đảng
cộng sản Liên Xô… Đợt thứ nhất diễn ra vào những năm 1925 – 1931 mà
kết quả là chủ trương không tán thành phương thức sản xuất Châu Á chiếm
số đông.
Đợt thứ hai sôi nổi diễn ra vào những năm 60 – 70 của thế kỷ này, đặc
biệt là những cuộc hội thảo vào năm 1965. Một số chủ trương thừa nhận có
phạm trù phương thức sản xuất Châu Á nhưng không cho đó là một hình

thái kinh tế xã hội riêng biệt. phương thức sản xuất Châu Á chỉ là để nói đến
những cộng đồng thôn xã có thể có mặt ở nhiều hình thái xã hội khác trong
các xã hội có giai cấp chính thức. Một số chủ yếu là viện các dân tộc
phương Đông coi phương thức sản xuất Châu Á chỉ là đặc điểm Châu Á
hoặc của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc của chế độ phong kiến. Và một số đã
phản bác quan điểm về sự tồn tại của phương thức sản xuất Châu Á cho rằng
không nên phân biệt quá rõ rệt những hình thái xã hội tiền tư bản trong đó
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
14
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
có nhiều hình thức khác của cưỡng bức siêu kinh tế và có tồn tại của đối
kháng giai cấp.
Ở Trung Quốc, năm 1929 người đầu tiên đi vào vấn đề này là Quách
Mạt Nhược. Ông cho rằng: Cái gọi là phương thức sản xuất Châu Á, một
giai đoạnh phát triển xã hội là tên gọi của một giai đoạn có trước chế độ nô
lệ. Lã Chấn Vũ từ năm 1936 đã cho rằng phương thức sản xuất Châu Á chỉ
là biến dạng của chế độ chiếm hữu nô lệ mà thôi. Tiễn Bá Tán năm 1959 đã
phủ nhận hoàn toan cho rằng chỉ có xã hội cổ đại, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa như ở các nơi khác, có điều là vì ảnh hưởng của điều kiện địa lý nên
mang nhiều nét đặc thù do đó đã mất đi bộ mặt điển hình của nó.
Ở Nhật Bản, cuộc thảo luận diễn ra khá sớm từ nặm 1929 đến năm
1937 coi phương thức sản xuất Châu Á là một giai đoạn của chế độ công xã
nguyên thuỷ. Phương thức sản xuất Châu Á chỉ là thành phần của xã hội
cộng sản nguyên thuỷ, phương thức sản xuất Châu Á là chế độ cống nạp coi
chế độ cống nạp là thời kì quá độ từ chế độ thị tộc sang cơ cấu xã hội chiếm
hữu nô lệ.phương thức sản xuất Châu Á là hình thức đầu tiên của xã hội có
giai cấp, là một kết cấu hỗn hợp của chế độ nô lệ và chế độ nông nô.
Ở Anh năm 1961 từ Marxism Today của Đảng cộng sản Anh đề xướng
cuộc thảo luận, những quan điểm phủ định phương thức sản xuất Châu Á thì

nhiều hơn. Có người đề xuất: Nên bỏ thuật ngữ phương thức sản xuất Châu
Á và coi chế độ phong kiến mới thật sự hình thành xã hội mở đầu cho xã hội
có giai cấp của lịch sử loài người.
b. Trường phái thừa nhận phương thức sản xuất Châu Á:
Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử cổ đại phương Đông có nhiều nhà sử học
đã chủ trương coi phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế xã
hội hoàn toàn khác biệt với các hình thái đã được nhận thức là nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. Hình thái này có những đặc trưng
cơ bản là toàn bộ đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nhà nước này
tồn tại trên một nền tảng bền vững là các công xã nông thôn, những tổ chức
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
15
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
sản xuất ra của cải vật chất bị nhà nước bóc lột dưới hình thức cống nạp.
Những nhân viên nhà nước cấu thành giai cấp thống trị, những nông dân
thành viên công xã hợp thành giai cấp bị trị.
Khoảng những năm 1955, 1956, các nhà biên soạn hai quyển đầu bộ
lịch sử thế giới, phần nói về lịch sử chế độ công xã nguyên thủy và chế độ
chiếm hữu nô lệ trên thế giới mặc dù không nói tới phương thức sản xuất
Châu Á nhưng đã đề cập tới vấn đề công xã phương Đông và chế độ chuyên
chính phương Đông là hai đặc điểm cơ bản của phương thức sản xuất Châu
Á. Theo các tác giả thì trong xã hội chiếm hữu nô lệ có hai loại công xã
nông thôn điển hình nhất: Một là loại công xã còn gần với những công xã
nguyên thuỷ thường gọi là “công xã phương Đông” hay công xã Ấn Độ là
cơ cấu xã hội chủ yếu của giai đoạn chiếm hữu nô lệ tảo kì. Loại thứ hai là
“công xã cổ điển” làm cơ cấu xã hội chủ yếu của giai đoạn chiếm hữu nô lệ
phát triển cũng theo các tác giả “công xã phương Đông” hay công xã Ấn Độ
là không thoả đáng vì không phải chỉ ở phương Đông, nhất là chỉ ở Ấn Độ
mới có loại công xã này. Tuy không nhắc tới khái niệm phương thức sản

xuất Châu Á, không tìm cách giải thích khái niệm này nhưng đã lấy nhưng
đã lấy những đặc điểm của phương thức sản xuất Châu Á làm nội dung chế
độ nô lệ tảo kì không chỉ ở phương Đông mà trên toàn thế giới.
Các học giả Liên Xô đã nhận định rằng chế độ nô lệ tảo kì là chế độ nô
lệ cổ điển chỉ là hai giai đoạn của cùng một hình thái xã hội chiếm hữu nô
lệ, nó tiếp tục nhau chứ không đối lập nhau. Chế độ nô lệ tảo kì có những
đặc điểm của phương thức sản xuất Châu Á không phải chỉ có ở xã hội
phương Đông cổ đại mà nó cũng là giai đoạn tảo kì của chế độ nô lệ cổ điển
Hy Lạp, La Mã cũng như chế độ nô lệ cổ điển, thịnh vượng không phải chỉ
là đặc điểm của xã hội cổ đại Hy Lạp, La Mã mà nó cũng là giai đoạn hậu kì
của chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển ở phương Đông, chỉ có điều là chế độ
nô lệ phát triển ở phương Đôg không mang đầy đủ những hình thức thuần
tuý của chế độ nô lệ cổ điển Hy Lạp, Lã Mã. Không thuần tuý như thế, theo
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
16
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
các học giả Liên Xô là vì ở giai đoạn phát triển của chế độ nô lệ phương
Đông vẫn còn chế độ nô lệ vì nợ, nông dân quanh năm vẫn bị nô dịch…
Gắn việc nghiên cứu phương thức sản xuất Châu Á với việc nghiên cứu
vấn đề hình thái kinh tế xã hội, tháng 5/1975 viện khoa học xã hội của ban
chấp hành trung ương đảng cộng sản Liên Xô đã tổ chức một hội nghị thảo
luận đề tài “những vấn đề hiện thời của học thuyết mác xít Lênin nít về các
hình thái kinh tế xã hội”. Hội nghị một lần nữa chứng minh và khẳng định
phương thức sản xuất Châu Á là một phương thức riêng biệt, cần đi đến
chứng minh đây là một giai đoạn khách quan và cần thiết đặc biệt trong lịch
sử loài người, trong sự phát triển những lực lượng sản xuất xã hội mà dựa
trên đó là những quan hệ sản xuất đặc thù tiêu biểu cho phương thức sản
xuất này. Để nghiên cứu vấn đề này, cả tư liệu lịch sử mới cũng như việc
nghiên cứu cặn kẽ các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đều quan trọng.

Những người tham gia thảo luận thấy rằng di sản của các nhà kinh điển chứa
đựng nhiều luận thuyết mà giới các học giả nghiên cứu chưa tận dụng hết
trong công tác nghiên cứu của mình.
Ở Trung Quốc, năm 1959, Lý Quý đã cho rằng phương thức sản xuất
Châu Á đúng là một hình thái xã hội riêng biệt nằm giữa xã hội nguyên thuỷ
và xã hội phong kiến đồng thời phủ nhận tính phổ biến của chế độ chiếm
hữu nô lệ và cho xã hội Trung Quốc thời Hạ, Ân là xã hội theo phương thức
sản xuất Châu Á. Trước đó là chế độ công xã nguyên thuỷ, sau đó là phong
kiến, không có chiếm hữu nô lệ.
Ở Nhật Bản, năm 1983, Hidemichi Ota trong bài “Những luận thuyết
về phương thức sản xuất Châu Á ở Nhật Bản” đã thừa nhận có phương thức
sản xuất Châu Á trong lịch sử nhân loại. Riêng trong lịch sử Nhật Bản có
nhà khoa học cho rằng phương thức sản xuất Châu Á đã tồn tại trước thế kỉ
X.
Ở Pháp năm 1960 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Pháp đã
thành lập trung tâm nghiên cứu mác xít và đẩy mạnh chương trình trao đổi,
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
17
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
thảo luận về vấn đề phương thức sản xuất Châu Á. Có quan điểm khẳng
định, có quan điểm phủ định nhưng những người tham gia cuộc thảo luận đã
nhất trí với nhau ở bốn điểm có tính nguyên tắc
Cuộc thảo luận phải rút ra được một cách có lợi nhất các nguyên bản và
các chỉ thị rải rác trong các tác phẩm khác nhau mà Mác đã để lại về vấn đề
phương thức sản xuất Châu Á.
Cần thấy rằng tri thức của Mác và Enghen về xã hội tiền tư bản ngoài
phương Tây là có tính chất chung. Do đó phải bổ sung thêm nhiều tri thức
cụ thể về các xã hội cụ thể ở trình độ khoa học hiện đại, mặt khác phải luôn
luôn nắm chắc phương pháp mác xít trong việc vận dụng khi phân tích các

xã hội cụ thể đó.
Nghiên cứu vấn đề phương thức sản xuất Châu Á với một tinh thần
khoa học không nên gán ghép một cách giả tạo danh từ đó cho tất cả các xã
hội.
Giả thiết về phương thức sản xuất Châu Á phải được thiết lập như thế
nào để có thể tiếp tục được đối với các dân tộc của thế giới thứ 3, phù hợp
với lòng tự hào dân tộc và các nhiệm vụ xây dựng dân tộc ở các nước này.
Trong cuộc thảo luận mọi người đều thừa nhận là khái niệm phương
thức sản xuất Châu Á vượt quá ra ngoài phạm vi Châu Á bao gồm cả Châu
Phi tiền thực dân và Châu Mỹ tiền Côlôm. Thậm chí Sáclơ Poranh đã đề
nghị phổ cập khái niệm đó song cả một số nền văn minh Địa Trung Hải thời
Misen. Theo các học giả Pháp, đề nghị của Sáclơ Poranh có ý nghĩa lớn về
khoa học và chính trị. Từ khi có thể chứng minh rằng phương Tây cũng trải
qua giai đoạn đó, người ta thoát khỏi nguy cơ đối lập lịch sử trì trệ của
phương Đông với lịch sử điển hình của phương Tây.
Học giả Pháp Giăng Sêno đã khẳng định có phương thức sản xuất Châu
Á vào những năm 1964 – 1968 với quan điểm là phương thức sản xuất Châu
Á chính là hình thức tiến triển phổ biến nhất của xã hội cộng sản nguyên
thuỷ đã được thiết lập ở những vùng rất khác nhau trong những xã hội mà
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
18
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
lịch sử cũng như địa lý đã bắt buộc phải theo những nhịp điệu phát triển rất
khác nhau. Xuyrê Caman vào những năm 1964 – 1966 cho rằng “Các xã hội
Châu Phi thuộc địa rất phù hợp với cơ cấu mà Mác phát hiện ra. Kết cấu ấy
có ý nghĩa lịch sử tổ tiên và tồn tại ở khắp nơi với tính cách là giai đoạn
quá độ từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ đến xã hội có giai cấp”. Gôđơliê
năm 1964 – 1965 cũng nhận thấy: “Kết cấu phương thức sản xuất Châu Á
phù hợp với những giai đoạn nhất định của sự quá độ lên xã hội có giai cấp

và ở phạm vi địa lý và lịch sử lớn hơn mà Mác giả định như các đế quốc
Châu Mĩ trước Côlông, các vương quốc Châu Phi, các vương quốc Misen…
Khái niệm phương thức sản xuất Châu Á theo giả thiết của chúng tôi thích
hợp với những xã hội có mâu thuẫn, vừa là xã hội không giai cấp cuối cùng,
vừa là xã hội có giai cấp đầu tiên.
Song song với các công trình nghiên cứu của các học giả Liên Xô và
những cuộc thảo luận do họ tiến hành ở Đông Âu cũng xuất hiện nhiều công
trình nghiên cứu về phương thức sản xuất Châu Á. Trong những năm 1963 –
1967 ở Hungari nhà Đông phương học Tôcây là một trong những người kiên
trì chủ trương phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái xã hội riêng
biệt. Những tác phẩm nghiên cứu về phương thức sản xuất Châu Á của ông
đã được xuất bản hơn 20 năm trước đây. Ông khẳng định có phương thức
sản xuất Châu Á, coi đó là “một cấu trúc quá độ giữa công xã nguyên thuỷ
và phương thức xã hội cổ đại. Về chế độ sở hữu thì gắn bó hơn với cơ cấu
xã hội công xã nguyên thuỷ nhưng về phân bố xã hội thì nó không thuộc
phạm trù công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ hay phong kiến”. Ở Rumani
năm 1967 một chuyên gia về triết học cổ đại phương Đông cho rằng “dùng
khái niệm phương thức sản xuất Châu Á có thể giải thích được nhiều hiện
tượng trong đời sống tư tưởng các nước phương Đông”. Ở Ba Lan, những
năm đầu thập kỉ 60 Maiepxki đã chủ trương “khái niệm phương thức sản
xuất Châu Á có thể làm sáng tỏ vài nét chủ yếu của văn minh vùng biển
Êgiê”. Còn Gunter Lêwin năm 1967 lại coi phương thức sản xuất Châu Á
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
19
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
chỉ là một thời kì chuyển tiếp của bước quá độ từ xã hội không giai cấp sang
xã hội có giai cấp. Witfogel năm 1964 trên lập trường chống cộng thừa nhận
có phương thức sản xuất Châu Á nhưng lại cho rằng các nước xã hội chủ
nghĩa là “xã hội Á châu” có tồn tại chế độ chuyên chế Châu Á.

Ở Châu Mỹ la tinh hầu hết các nghiên cứu mác xít và các đảng cộng
sản đều quan tâm đến vấn đề phương thức sản xuất Châu Á xuất phát từ tầm
quan trọng đặc biệt của việc phân tích các xã hội thời kì tiền côlôm, từ đó đi
đến xác định đường lối chính trị, cách mạng cho phù hợp với tình hình của
các nước này. Họ thấy khái niệm chế độ nô lệ và chế độ phong kiến không
phù hợp với xã hội của người Inca và người Axtecơ. Việc thảo luận về
phương thức sản xuất Châu Á trong những năm 1965 - 1966 các nhà khoa
học xã hội ở Pêru, Côlômbia, Mêhicô đã ứng dụng lí luận về phương thức
sản xuất Châu Á vào việc nghiên cứu các quốc gia cổ ở Châu Mỹ La tinh
một cách có hiệu quả.
Ở Châu Phi những năm 1964 – 1965 các nhà sử học mác xít Pháp, Ai
Cập và Châu Phi nhiệt đới đã làm nổi bật vấn đề “các xã hội Châu Phi cổ
đại không thuộc chế độ chiếm hữu nô lệ cũng không thuộc chế độ phong
kiến cổ điển và tán thành quan điểm phương thức sản xuất Châu Á vào lịch
sử một số dân tộc Châu Phi”.
Cho đến nay, trước phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dâng lên
mạnh mẽ ở các nước thuộc thế giới thứ ba và sự phát triển nhanh chóng của
nền kinh tế các nước, những nhà nghiên cứu sử học và những người nghiên
cứu mác xít trên thế giới càng thấy hơn bao giờ hết tầm quan trọng của đóng
góp của khoa học xã hội vào công cuộc cải tạo xã hội, đặc biệt của việc
nghiên cứu hình thái kinh tế xã hội của các nước xã hội Á, Phi, Mĩ la tinh
tiền thực dân gắn liền vấn đề phương thức sản xuất Châu Á.
Mặc dù những cuộc thảo luận về vấn đề phương thức sản xuất Châu Á
gặp nhiều khó khăn với những quan điểm, lý giải khác nhưng các học giả sử
học và mác xít vẫn đẩy mạnh công cuộc nghiên cứu của mình thông qua
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
20
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
việc đi sâu vào các công trình nghiên cứu cụ thể ở các nước cụ thể. Quá

trình đi sâu nghiên cứu đó càng cho giới khoa học thấy rõ khái niệm phương
thức sản xuất Châu Á với những nội dung khoa học của nó do các nhà kinh
điển cảu chủ nghĩa Mác nêu ra trong những tác phẩm của mình đã giúp cho
họ có thể có một sự giải thích tiếp cận hơn vào các xã hội Á, Phi, Mĩ La
Tinh hơn là khái niệm chế độ nô lệ và chế độ phong kiến.
2. Các quan điểm về phương thức sản xuất Châu Á ở Việt Nam:
Ở nước ta, vấn đề hình thái kinh tế xã hội nói chung từ lâu đã được đề
cập đến: “Các hình thái kinh tế xã hội Việt Nam tuy chưa được đề ra thành
mộtđề tài nghiên cứu tập trung nhưng do yêu cầu khách quan của sử học,
nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu từng mặt, từng thời kì của các hình thái
kinh tế xã hội ở Việt Nam”. Mặc dù trải qua cuộc kháng chiến chống Mĩ
xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và sự nghiệp xây
dựng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự tập trung cao độ trí tuệ và sức lực của toàn
thể dân tộc Việt Nam nhưng không phải vì thế mà giới khoa học xã hội Việt
Nam không tạo điều kiện để đề cập đến vấn đề hình thái kinh tế xã hội nói
chung, phương thức sản xuất Châu Á nói riêng. Với vấn đề phương thức sản
xuất Châu Á giới nghiên cứu mác xít Việt Nam không những chỉ nắm bắt
được tính thời sự trong sinh hoạt khoa học trên thế giới mà còn sớm nhận ra
ý nghĩa thực tiễn của vấn đề. Đó là nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu,
nhận thức lịch sử, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước
còn mang nhiều tàn dư của xã hội phương Đông cổ đại cần được nhận thức,
đánh giá một cách khoa học và có thái độ biện pháp xử lý đúng đắn, đó còn
là nhiệm vụ góp phần làm phong phú học thuyết Mác Lênin về con đường
phát triển xã hội từ vị trí một nước phương Đông của mình.
Vấn đề phương thức sản xuất Châu Á được giới khoa học xã hội nước
ta đề cập đến từ những năm 1959 – 1960 và được đề cập một cách rộng rãi,
có hệ thống từ năm 1968 trở đi. Đồng chí Lê Duẩn đã chỉ dẫn: “Lịch sử loài
người đến đầu thế kỉ XX về đại thể đã trải qua mấy loại quan hệ sản xuất
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội

21
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
như: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ
nghĩa”. Đồng chí Trường Chinh chỉ thị: “Phải chăng các nước ở Châu Á có
loại quan hệ sản xuất riêng biệt ngoài những quan hệ sản xuất trên đây và
phương thức sản xuất Châu Á mà Mác đã nói cụ thể là gì? Đây là một vấn
đề cần được nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi đi đến một kết luận nghiêm túc”.
“Việt Nam ta từ xưa vốn là một nước văn hiến nhưng là một nước nhỏ, kinh
tế lạc hậu, nhân dân sống chủ yếu về nghề nông. Kinh tế nông nghiệp của
nước ta qua hàng chục thế kỉ vẫn có tính chất phong kiến mà phương thức
sản xuất Châu Á và ảnh hưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc làm cho
nó ỳ ạch không tiến lên mức phát triển tư bản chủ nghĩa được”. Đồng chí
Phạm Văn Đồng đã có những hướng dẫn quan trọng về vấn đề phương thức
sản xuất Châu Á: “Nghiên cứu về giai đoạn lịch sử Hùng Vương, nếu chúng
ta làm tốt hoặc là có những tài liệu đích đáng, có thể chúng ta dựa được
vào đây để tìm ra một đôi ánh sáng về vấn đề cực kì quan trọng đó là vấn đề
phương thức sản xuất Châu Á”.
Vào những năm 1958 – 1959, Nguyễn Hồng Phong đã cho ra công
trình “xã thôn Việt Nam”, tuy không nói đến khái niệm phương thức sản
xuất Châu Á nhưng tác giả đã đề cập đến những nội dung cơ bản của
phương thức sản xuất Châu Á và khẳng định rõ đặc điểm của xã hội phương
đông cổ đại là sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và ở Việt Nam đặc
điểm đó còn tồn tại mãi cho đến thời Pháp thuộc với nhiều tàn tích của xã
hội nguyên thuỷ. Về vấn đề ruộng đất thì không thuộc sở hữu của xã thôn
mà là thuộc sở hữu tối cao của nhà nước quân chủ chuyên chế cụ thể là nhà
vua. Đối với ruộng đất này, công xã chỉ là kẻ kế thừa chiếm hữu của nhà
nước chú không có quyền sở hữu. Thành viên của công xã lĩnh một phần
ruộng đất của nhà nước để cày cấy và phải có nghĩa vụ nộp cống phẩm, nộp
tô thuế cho nhà nước cụ thể là cho vua tức là sở hữu hợp pháp về ruộng đất
của xã thôn. Có thể nói đặc điểm của xã hội phương Đông cổ đại nói chung

Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
22
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
của Việt Nam nói riêng được nhìn nhận dưới ánh sáng của lý thuyết phương
thức sản xuất Châu Á và được đề cập đến một cách cơ bản.
Nguyễn Lương Bích trong luận văn của mình đã chỉ rõ: “Có một điều
tôi muốn nói ngay rằng tôi không tán thành chủ trương vứt bỏ khái niệm
phương thức sản xuất Châu Á, không tìm cách giải thích nó nữa, chủ trương
thế là tiêu cực. Vả lại trong thực tế dù không muốn dùng khái niệm phương
thức sản xuất Châu Á, chúng ta vẫn không thể bỏ được những đặc điểm của
phương thức sản xuất Châu Á như: Công xã Châu Á, chế độ sở hữu ruộng
đất và tài sản Châu Á, chế độ nhà nước chuyên chính Châu Á… Chính vì
vậy Nguyễn Lương Bích thấy không những cần phải duy trì mà còn cần thiết
phải giải thích, nghiên cứu nó một cách thoả đáng. “Không thể giải thích
phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái xã hội dù là nguyên thuỷ hay
nô lệ hay phong kiến đều không được vì những đặc điểm của phương thức
sản xuất Châu Á có suốt từ cuối thời kỳ nguyên thuỷ đến hết thời kì phong
kiến. Cũng không thể giải thích phương thức sản xuất Châu Á là một hình
thái xã hội đặc biệt vì như thế là trái với 5 phương thức sản xuất của chủ
nghĩa Mác, trái với nhận định của Mác, Enghen về Châu Á cổ đại và Châu
Á phong kiến.”
Từ năm 1968 nhiều hội nghị, thảo luận khoa học nhằm vào một đối
tượng lịch sử có liên quan trực tiếp và phục vụ cho việc nghiên cứu về
phương thức sản xuất Châu Á. Đó là hội nghị khoa học về thời kì Hùng
Vương (1968 – 1971), hội nghị khoa học về nông thôn Việt Nam ( 1974),
hội nghị khoa học về thời Lý – Trần (1976)…Những vấn đề đặc điểm của
lịch sử Việt Nam, quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, một phần đã
được nhìn nhận, soi rọi dưới ánh sáng của lý thuyết phương thức sản xuất
Châu Á. Đặc biệt là qua các chuyên đề “nông thôn Việt Nam”, “lịch sử Việt

Nam các thế kỉ X – XV” từ diện mạo lịch sử đến hình thái kinh tế xã hội với
những nét đặc thù của Châu Á cổ đại tửng tồn tại lâu dài dưới dạng tàn dư
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
23
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
của nó cho đến trước cách mạng tháng tám được nghiên cứu, phân tích một
cách kỹ lưỡng.
Những năm đầu 70, Phan Huy Lê cùng với Chữ Văn Tần sau khi phân
tích tình hình của sức sản xuất, quá trình phân hóa xã hội đã nêu lên những
đặc điểm của kết cấu kinh tế xã hội và tổ chức nhà nước phôi thai thời Hùng
Vương và đi đến nhận xét: “Đó là một xã hội có giai cấp sơ kì với những
nét đặc trưng của hình thái Á châu, đó không phải là xã hội chiếm hữu nô lệ
mà thuộc hình thái kinh tế xã hội của phương thức sản xuất Châu Á”. Theo
tác giả Phan Huy Lê: Trong thời cổ đại, Việt Nam không trải qua một thời kì
thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ: Quan hệ nô lệ xuất hiện và phát triển
trong mức độ nào đó nhưng dưới hình thức của chế độ nô lệ gia trưởng và
không hề chiếm vị trí chủ đạo trong xã hội. Kết cấu kinh tế xã hội thời đó
mang đặc điểm của xã hội có giai cấp sơ kì ở phương Đông, lấy công xã
nông thôn làm cơ sở và thành viên công xã giữ vai trò lực lượng sản xuất
chủ yếu. Như vậy, qua các ý kiến trên, Phan Huy Lê đều khẳng định sự tồn
tại của phương thức sản xuất Châu Á trong lịch sử Việt Nam và cho rằng
sau xã hội công xã nguyên thủy, Việt Nam bước vào xã hội có giai cấp sơ kì
mang đặc trưng hình thái Á châu hay phương thức sản xuất Châu Á không
qua thời kì chiếm hữu nô lệ để sau đó tiến lên chế độ phong kiến với những
đặc điểm khác phương Tây.
Trần Quốc Vượng từ góc độ văn hóa – văn minh nhìn vào lịch sử cổ
đại Việt Nam đã đề cập đến “một hậu quả của phương thức sản xuất Châu
Á ngự trị quá lâu trong xã hội Việt Nam” (Tạp chí Cộng sản số 2 – 1981).
Khi nói về sự hình thành dân tộc, Trần Quốc Vượng khẳng định: “Dân tộc

Việt Nam hình thành dưới phương thức sản xuất Châu Á ở thế kỉ X”
(Nghiên cứu lịch sử, số 2 – 1982, tr.2) và cho rằng xã hội Việt Nam từ thế kỉ
XIX trở về trước là “một xã hội tiểu nông truyền thống nằm trong khung
cảnh của một phương thức sản xuất Châu Á ” (Tạp chí cộng sản, số 2 –
1981).
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
24
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam
Đến năm 1976, trong hội nghị khoa học về xã hội Việt Nam thời Lý
Trần, nhà nghiên cứu Lê Kim Ngân sau khi phân tích về địa tô của Mác đã
chỉ rõ có một thứ địa tô tương ứng với nền sản xuất xã hội thuộc phương
thức sản xuất Châu Á, khi kẻ chiếm hữu địa tô ở đây, do là kẻ sở hữu ruộng
đất tối cao trong quốc gia, là đại diện cho một cộng đồng hay liên minh cộng
đồng. Và địa tô đó được chi dùng một phần cho sinh hoạt của vua chúa, quí
tộc và một phần chi dùng cho lợi ích công cộng của các công xã. Lê Kim
Ngân cho rằng nền kinh tế công xã thế kỉ x – XI nằm trong phạm trù phương
thức sản xuất Châu Á. Xã hội đó gồm hai giai cấp cơ bản: Giai cấp nông dân
công xã làm chủ sở hữu công xã là giai cấp bị bóc lột, giai cấp quí tộc là giai
cấp hưởng sản phẩm thặng dư của công xã. Qua nhiều luận văn, tác giả đi
đến kết luận: “Kết cấu kinh tế của xã hội Việt Nam ở thế kỉ X – XI là kết
cấu kinh tế Á châu tiền phong kiến” và cho rằng sự phát triển của quá trình
phân hóa bên trong có tác dụng chuyển biến từ kết cấu xã hội có giai cấp
chưa phát triển (thế kỉ X – XI) sang kết cấu xã hội có giai cấp phát triển; vào
các thế kỉ XII – XIII, xã hội Việt Nam chuyển sang giai đoạn phong kiến Á
châu phong kiến hóa và phong kiến hóa mạnh mẽ vào thế kỉ XIV.
Vũ Huy Phúc nghiên cứu về chế độ ruộng đất thời kì Văn Lang – Âu
Lạc và sự tồn tại của chế độ này cho đến giữa thế kỉ X đã đi đền kết luận:
“Hình thức sở hữu Á châu có nhiều điểm tương đồng với tình hình nước Văn
Lang – Âu Lạc”.

Đặng Phong đứng trong góc cạnh kinh tế học đã đi sâu vào quyền sở
hữu và tô thuế trong phương thức sản xuất Châu Á, đã đi đến một kết luận
về chế độ đồng sở hữu lưỡng tính trên ruộng công thời phong kiến ở Việt
Nam. Tuy vậy, phương thức sản xuất Châu Á theo quan niệm của Đặng
Phong chỉ là một dạng, hoặc một đặc điểm của chế độ phong kiến Việt Nam
mà thôi.
Năm 1973, trong bài “Góp phần nghiên cứu phương thức sản xuất
Châu Á: Nước Việt Nam cổ đại”; của Lê Thành Khôi- Một học giả Việt kiều
Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
25

×