Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

chữa bệnh viêm xoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.88 KB, 4 trang )

CÂY CỨT LỢN
VỊ THUỐC CHỮA VIÊM XOANG
PGS.TS Nguyễn Văn Mạn
1/ Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Do khí hậu nóng và ẩm, do môi
trường ô nhiễm, khói bụi nhiều nên căn bệnh này đang là nỗi khổ tâm của rất
nhiều người Việt Nam. Xoang là hệ thống hốc rỗng bên trong vùng mặt, trong đó
có đường thông vào hốc mũi. Xoang mũi có chức năng sưởi ấm không khí trước
khi vào phổi. Trong xoang có nhiều lá xoang xếp chồng lên nhau chứa rất nhiều
mao mạch và hồng cầu. Khi hít thở bằng mũi, không khí len lỏi giữa các lá xoang
và được làm ấm lên từ nhiệt độ do hồng cầu cung cấp trước khi vào đến phổi.
Điều này sẽ hạn chế đáng kể tình trạng viêm phế quản và phổi. Nếu đường thông
vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang và gây viêm xoang. Có
nhiều loại viêm xoang: viêm xoang dị ứng, dày niêm mạc xoang, trong xoang có
mủ, trong xoang có pô – lyp (dạng u nhú lành tính, có cuống), có u nhầy. trong
xoang có mủ là dạng viêm xoang thường gặp nhất. Bệnh này do môi trường xấu,
không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh.
môi trường này có nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi, và sau đó
chuyển thành viêm xoang, viêm xoang không gây nguy hiểm đến tính mạng
nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều. Người bệnh bị tắc đường thở,
chày mủ, đau nhức mặt…rất khó chịu, bị lâu sẽ dẫn đến stress nặng, giảm hiệu
suất lao động rõ rệt, giảm cung cấp oxi cho não dẫn dến ngủ không ngon, hay
quên… như vậy, bản chất viêm xoang dạng này là do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm
virus, sau đó bội nhiễm và cơ thể phản ứng lại bằng cách xuất tiết các chất nhầy,
lớp này đọng lại giữa các lớp xoang và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và
virus phát triển. Đó là lý do việc điều trị bằng kháng sinh hoặc các thuốc Đông
dược không thể khỏi triệt để được viêm xoang, vì kháng sinh không thấm ra ngoài
các ổ mủ giữa các xoang và các thuốc Đông dược đường uống thì có tính kháng
sinh yếu, chủ yếu là giảm xuất tiết hoặc giảm phù nề hay làm thông thoáng đường
thở, do đó thường đánh lừa cảm giác là khỏi. Việc điều trị triệt để bệnh viêm
xoang cần phải thau rửa và làm sạch các ổ mủ giữa các lá xoang thường xuyên,


diệt khuẩn trực tiếp trên bề mặt giữa các lá xoang, làm giảm xuất tiết, giảm phù nề
các lá xoang giúp thông thoáng đường thở và nâng cao miễn dịch cở thể. Đó là
nguyên nhân vì sao xoang khó chữa dứt điểm và hay tái phát. Ở Việt Nam, viêm
xoang mũi gặp ở 15 – 20% dân số. việc điều trị thường kéo dài 3-6 tháng, thậm
chí có người phài điều trị nhiều năm liên tụcvới những thuốc Tây y đắt tiền. Mỗi
đợt thuốc có thể tốn hàng triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không “theo” được.
2/ Cách điều trị:
Trong khi các thuốc “Tây”, thuốc “Tàu” không điều trị dứt điểm được viêm xoang,
thì trong kho tàng Y Dược Cổ Truyền dân gian Việt Nam có một cây thuốc rất
quý, có thể giải quyết dứt điểm căn bệnh này. Đó là cây Cứt Lợn (có tên hoa là
hoa Ngũ Vị, hoa Ngũ Sắc, cây Cỏ Hôi; tên khoa học là ageratum conyzoides). Tuy
có cái tên khó nghe nhưng không phải “của hiếm” nhưng cây Cứt Lợn là vị thuốc
quý trong điều trị viêm xoang. Cứt lợn là một loài cây nhỏ, thân có nhiều lông
mềm, cao chừng 25 – 50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là ở nông thôn.
Hoa nhỏ màu trắng hoặc phớt tím, lá xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có
những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dung tươi hay
khô. Cây Cựt Lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho
thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và
mãn tính.
Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về bỏ hoa, rửa sạch, ngâm nước muối rồi để ráo,
giã nát, vắt lấy nước, lọc qua bông để lấy nước trong. Lấy 200ml nước tinh khiết
làm cho ấm (đun hoặc cho vào lò vi sóng quay, nhiệt độ vừa phải không nóng
không lạnh, uống được) và cho một thìa gạt muối tinh vào khuấy cho tan (thìa nhỏ
dùng để ăn sữa chua, khuấy cà phê). Lấy 10cc nước cây cứt lợn (dụng xilanh bỏ
đầu kim tiêm để hút) cho vào cốc nước muối vừa làm trên, khuấy đều. Dùng
xilanh vừa nãy hút dung dịch trên và bơm, xịt nhẹ vào hai bên lỗ mũi, ngửa mặt để
dịch chảy vào trong xoang (hoặc nhúng mũi vào cốc nước và hít cho sặc nước vào
trong xoang). Chờ cho nước múi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì
mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa
mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp. mỗi ngày làm như vậy 2 lần:

sáng (trước khi đi làm) và tối (trước khi đi ngủ), mỗi lần rửa từ 2 – 3 lượt cho đến
khi thông hẳn mũi thì thôi. Nếu bị viêm quá nặng hoặc mới làm lần đầu thì hơi
xót, tuy nhiên, sau đó niêm mạc phục hồi lạ dần và thích nghi. Sau khoảng 1 phút
sẽ xì ra rất nhiều mủ và làm thông thoáng hẳn đường thở. Kể cà trường hợp viêm
lâu năm hoặc rất nặng đều có thể khỏi chỉ sau 10 – 15 ngày thực hiện các bước
như trên. Khi đi đường bụi hoặc lâu ngày không rửa nếu thấy ngứa mũi thì lại làm
như trên sẽ không bị viêm nữa và thông mũi. Trường hợp viêm xoang do nhiễm
lạnh và cảm cúm thì thay nước cây cứt lợn bằng một tép tỏi bóc vỏ, thái lát
mỏng cho vào cốc nước muối và làm như trên sẽ nhanh khỏi. Biện pháp này
có thể áp dụng cho cả trẻ em, tuy nhiên, cần chú ý lượng muối cho vào và tránh
bơm quá mạnh. Nếu không có cây tươi có thể dung cây khô và sắc lấy nước và
làm như trên ( một nắm cây cứt lợn khô sắc lấy một bát nước). cần chú ý trong
dân gian cũng gọi nhiều cây khác là cây Ngũ Sắc hay Cứt Lợn,nên kiểm tra kĩ và
đối chiếu với ảnh trên để dung cho đúng cây.
Sở dĩ cây Cứt Lợn có thể điều trị dứt điểm được viêm xoang vì nó đáp ứng được
các yêu cầu như đã nêu trên, củ thể: cây Cứt Lợn có tính kháng sinh mạnh, nhất là
khi dung tươi. Vì vậy khi rửa xoang bằng dịch của cây đã trực tiếp diệt vi khuẩn
trong xoang một cách hữu hiệu. Mặt khác dịch của cây làm co mạch và kích thích
niêm mạc mũi mạnh, vì vậy khi nhỏ vào khe các lá xoang được nới rộng, đồng
thời niêm mạc tiết ra nhiều dịch để làm loãng mủ và chất nhầy do viêm , tạo điều
kiện để tống suất ra bên ngoài, làm thông thoáng hẳn đường thở. Tóm lại, kho
tàng Y Dược Học Cổ Truyền của chúng ta rất đặc biệt, nếu biết khai thác tốt sẽ
đem lại lợi ích rất to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
@Tài liệu trên được trích từ báo: “Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM – Chủ
đề: Thông tin Dược Cổ Truyền – quyển 3” của viện nghiên cứu Y Dược Học Cổ
Truyền Tuệ Tĩnh (Hà Nội - 2010).
@sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân:
*Cách chế biến thuốc:
+ Lựa chọn những cây có nhiều lá (vào mùa khô, nếu các bạn không tìm được thì
bạn nên tìm ở những nơi có nước (ẩm ướt) thường xuyên(như bờ sông, suối…)).

+ Bỏ rễ và hoa (có thể bỏ những cây (cành) cứng quá – vì khó giã nát)
+ Ngâm nước muối (giống như rửa rau) khoảng 5 phút, sau đó có thể rửa qua lại
bằng nước sạch, để cho thật ráo nước, rồi cho vào cối giã cho thật nát rồi vắt lấy
nước cốt (không nên cho thêm nước) (có thể dung một mảnh vải hay khăn tay vắt
cho dễ)
+ Các bước còn lại thì làm tương tự như bài báo đã trình bày: 200ml nước + 1
muỗng(nhỏ) muối (gạt) + 10cc nước cốt
+ Nên sử dụng tới đâu thì điều chế thuốc đến đó – tức là mỗi lần điều chế cho 1-2
ngày sử dụng, không nên để quá lâu.
+ Trước khi sử dụng nên lắc (hay khuấy) đều và làm ấm dung dịch trước khi sử
dụng. có thể sử dụng kết hợp với dung dịch tỏi (như đã trình bày trên) để có kết
quả tốt.
+ nhỏ thuốc vào mũi theo tư thế (H1), để khoảng 1-2 phút (để mũi tăng xuất tiết
làm cho loãng mủ) sau đó ngồi dậy và xì ra.
Ở trên là những trải nghiệm sau những ngày sử dụng và đạt được kết quả
khả quan. Nếu có thiếu xót thì các bạn hãy góp ý qua email:

xin chân thành cảm ơn!
H1:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×