Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Cách chữa bệnh Viêm Xoang bằng Y học cổ truyền ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.21 KB, 8 trang )

Cách chữa bệnh Viêm Xoang
bằng Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó,
điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ
yếu là phải bổ âm để tàng dương.
TRIỆU CHỨNG
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm
trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người
ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang
hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau
gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước
của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.

Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoang được
tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên
viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn
đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc
viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm
xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.
Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi.
Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị
viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc
xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm
cúm thông thường.
ĐIỀU TRỊ
Việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm
và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những
triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có
thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc hoặc khu phong bài nùng. Tuy
nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo


dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự
cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã
vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui.
CÁC BÀI THUỐC
Lục vị địa hoàng
Lục vị là một cổ phương căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền để bổ
Thận âm. Gọi là lục vị vì bài thuốc gồm sáu vị. Để nạp khí về thận, Hải Thượng
Lãn Ông thường dùng thêm ba vị: Mạch môn, ngũ vị; Ngưu tất. Mạch môn làm
mát phế vị; Ngũ vị liễm phế, cố thận; Ngưu tất giáng khí, dẫn thuốc về thận. Ngoài
ra, vì là bệnh lâu ngày nên dùng thêm cao Ban long, là loài huyết nhục hữu tình để
tăng hiệu quả. Cao Ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu
nai. Như vậy, một bài thuốc lục vị gia giảm để trị viêm xoang có thể bao gồm:
Thục địa 16g
cao Ban long 8g
hoài sơn 8g
mạch môn 8g
sơn thù 8g
ngũ vị 6g
đơn bì 6g
ngưu tất 8g
trạch tả 4g
bạch phục linh 4g
Lần thứ nhất, đổ ba chén nước, sắc còn một chén. Lần thứ hai, đổ hai chén
nước, sắc còn nửa chén. Hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống hai hoặc ba
lần trong ngày. Hâm nóng trước khi uống. Có thể dùng liên tục từ 10-15 thang.
Một số người không tiện "sắc thuốc" thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở
thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ
nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.
Bổ âm tiếp dương
Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng

bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt..., biểu hiện
của cả khí huyết âm dương đều kém. Những trường hợp này nếu bổ khí không
khéo có thể làm tăng khí nghịch, nếu bổ âm đơn thuần có thể làm ngưng trệ Tỳ Vị;
Mà khi Tỳ Vị đã trệ thì thuốc gì cũng khó được chuyển hóa. Do đó cần sử dụng
thêm các vị thuốc cam, ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương để tiếp
dương xen kẽ với bổ âm. Với cách điều trị này, khi âm đã vượng lên một phần thì
dương cũng tiến được nửa phần. Từng bước nâng lên mà vẫn bảo đảm không làm
chênh lệch thái quá sự cân bằng giữa âm và dương. Bàn về cách tiếp dương trong
bổ âm, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại một phương thuốc rất có giá trị là "Bổ âm
tiếp phương dương".
Thục địa 120g,
bố chính sâm 60g,
bạch truật 40g.
can khương 12g (sao đen tẩm đồng tiện),
bạch thược 20g (sao đen tẩm đồng tiện),
Đây là một thang đại dược, phân lượng lớn, sắc đặc chia làm nhiều lần
uống trong ngày. Thục địa là vị chủ lực để bổ âm. Điểm đặc biệt của phương
thang bổ âm này là gồm cả Sâm, Khương, Truật để bổ Tỳ Vị bằng cách sao đen và

×