MẪU BIÊN BẢN HỌP CHUYÊN MÔN
ÁP DỤNG VÀO THÁNG 02.2011
(Đề nghị các tổ thực hiện theo trình tự qui định)
* Công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong các trường tiểu học đã được quy
định tại Điều lệ Trường tiểu học được ban hành theo Quyết định số
51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo:
1. Thời hạn sinh hoạt tổ chuyên môn:
Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 tuần/lần (1 tháng 2 lần trong năm học).
2. Một số gợi ý về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học phải có định hướng
và phê duyệt của Hiệu trưởng trường tiểu học: Tùy tình hình thực tế của địa phương,
của trường và của đội ngũ giáo viên mà tổ chuyên môn có thể vận dụng sáng tạo,
phong phú thêm cho phù hợp các nội dung.
a. Sơ kết công tác của tổ chuyên môn trong 2 tuần qua:
- Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống: Đánh giá về việc chấp hành
chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành quy chế ngành, quy định của trường,
đảm bảo ngày giờ công lao động, tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác; quan
hệ đồng nghiệp; thái đội, ý thức phục vụ nhân dân và học sinh; ý thức và thực hiện
chống các biểu hiện tiêu cực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ( Ban hành
theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo )
- Hoạt động và dạy học: Nội dung giảng dạy, thực hiện phân phối chương
trình, dự giờ thăm lớp ( đánh giá về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thực
hiện thiết bị dạy học tự làm… ), kết quả học tập của học sinh trong thời gian qua,
đặc biệt chú ý đối tượng học sinh yếu, học sinh khuyết tật hòa nhập; việc kiểm tra,
đánh giá một số môn học, hoạt động ngoại khóa…
- Nhận xét về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của
giáo viên và học tập của học sinh, chú ý công tác vệ sinh học đường, an toàn thực
phẩm…
- Các hoạt động giáo dục phong trào theo chủ điểm.
- Một số công tác giáo dục khác như: Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức lớp
những khó khăn của học sinh trong học tập; tham khảo những chuyên đề, những
sáng kiến, kinh nghiệm tốt trong đổi mới phương pháp giảng dạy, trong việc soạn
bài của giáo viên,…
b. Triển khai các nội dung thực hiện của tổ chuyên môn trong 2 tuần tới:
- Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống: Triển khai các chính sách,
pháp luật của Nhà nước; quy chế của ngành, quy định của trường, ngày giờ công lao
động: tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ, ý
thức phục vụ nhân dân và học sinh; ý thức và thực hiện chống các biểu hiện tiêu cực
theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Hoạt động dạy và học:
* Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, lớp học theo chương trình
giáo dục phổ thông cấp tiểu học ( ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) và công tác số
9832/BGDĐT-GDTH ngày 01/09/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng
dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
* Soạn giảng theo nội dung công văn số 896/BGDĐT-GDTH ngày 13/2/2006
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học
sinh tiểu học.
* Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học sinh
tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Thực hiện chuyên đề, thao giảng trong tổ.
* Trao đổi thống nhất về mục tiêu, kế hoạch bài học; nội dung, phương pháp
hình thức tổ chức dạy học, đồ dùng dạy học cần thiết cho một số môn. Phân môn;
những sáng kiến, kinh nghiệm hay đề áp dụng cho lớp mình, trường mình.
* Dạy lồng ghép nội dung An toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục
dân số, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh…
* Lên lịch dự giờ, thăm lớp.
* Trang trí phòng học theo chủ điểm.
* Phong trào thiết bị dạy học tự làm của tổ.
* Kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, rèn luyện học sinh giỏi, học sinh năng
khiếu.
* Hoạt động ngoại khóa xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Các công tác giáo dục khác…
c. Thành viên trong tổ trao đổi, góp ý những nội dung trên.
d. Tổ trưởng giải trình những vướng mắc, khó khăn cần giải quyết của các
thành viên trong tổ.
đ. Nêu các ý kiến đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường, chính quyền địa phương.
Phòng Giáo dục-Đào tạo. Sở Giáo dục & và Đào Tạo và Bộ Giáo dục & Đào tạo
( Nếu có ).
e. Duyệt giáo án (Bài soạn, kế hoạch bài học).
Tổ trưởng chuyên môn duyệt giáo án (bài soạn, kế hoạch bài học) hàng tuần
cho tất cả các thành viên trong tổ. Nếu giáo viên không có giáo án (bài soạn, kế
hoạch bài học) hoặc có những thực hiện còn qua loa. Chiếu lệ thì Tổ trưởng chuyên
môn có quyền yêu cầu giáo viên phải soạn lại hoặc soạn bổ sung thêm, kiên quyết
không để tình trạng giáo viên lên lớp mà không có giáo án (bài soạn, kế hoạch bài
học).
Hiệu trưởng hoặc P. Hiệu trưởng kiểm tra lại việc duyệt giáo án (bài soạn, kế
hoạch bài học) Của Tổ trưởng 1 quý/lần.
3. Thời điểm sinh hoạt tổ chuyên môn:
Do Hiệu trưởng trường tiểu học quy định và thống nhất chung trong Hội đồng
nhà trường.
4. Thời lượng sinh hoạt tổ chuyên môn:
Tùy vào nội dung của mỗi làn sinh hoạt tổ chuyên môn mà Tổ trưởng ấn định
thời lượng của mỗi lần sinh hoạt đó, nhưng không quá 3 giờ/lần sinh hoạt.
5. Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn:
Tổ trưởng hoặc Tổ phó hay giáo viên trong tổ triển khai nội dung sinh hoạt
(Tổ trưởng có thể phân công cho Tổ phó hoặc giáo viên nghiên cứu. Triển khai một
số nội dung ); sau khi trao đổi ý kiến và đi đến thống nhất chung. Thư ký tổ ghi biên
bản, cả tổ cùng ký tên thực hiện theo biên bản.