Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 24 trang )

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
LỜI MỞ ĐẦU
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là các
nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Từ đó, để đáp ứng được quá trình đô thị hóa ở Việt
Nam thì các cơ sở hạ tầng như nhà ở, chung cư, khu đô thị, các công trình giao thông…
được xây dựng ngày một nhiều. Tuy nhiên, thực trạng các công trình xây dựng hiện nay có
đảm bảo chất lượng để đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu hay không lại là một vấn
đề lớn vì công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến tính mạng của con người, và tiền bạc.
Do đó, để làm rõ công trình xây dựng thế nào là đảm bảo chất lượng? em đã viết
tiểu luận tập trung vào chủ đề: “Công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng”. Bài
làm của em sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về công tác quản lý chất lượng dự án đâu tư xây
dựng hiện nay ở Việt Nam và đưa ra một số phương án để nâng cao công tác quản lý chất
lượng dự án đầu tư xây dựng. Tiều luận của em bao gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công
trình
Chương III: Một vài phương pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình.
Học viên
Hoàng Quang Truyền
Trang 1 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
Mục lục




!"#$%&#$'#()*#+,-.#!/01,-#$2
3456789:4;<=>?@5AB<=CD?@2
 58674;<=>2
9:4;<=>EF2


G5<E44E4<444;<=>HI9J4K7CD?@L
#M?H89:4;<=>?@5AB<=CD?@L
G 5N4O4PNJ49544;<=>?@5AB<=CD?@Q
R 5S<T944=UAS4;<=>?@5AB<=CD?@V
!"#$%- WX#$ Y#$. *#+ Z![#$,-.#!/01,-#$ Y#$W\#]
9:#4=^4;<=>_<E4` 58Aa4J45J:89:4;<=>?@5AB
<=CD?@_<E4b]
E4<c89:4;<=><c5_<E4CD?@46
(6<#746d<4EI@J45<<ef4<SCg4M<U<44h@<^<4iAKI@J45<<eA_
<4a7j<4c<Bfk<4l<d4c<BCg4M4UdAjm6<44=<Bd4=J4
<5Aa4=d4UCg4M4=4=no<44lJ<4;Jpc4I@J45<<e4=ld;A
4;<=>_<E4CD?@S<T<4q4T<7r48S<Aa4BJ49A=>4i<7M<
54faJ<4nIDIs
6d<J4c79=^d5J4=tN6<4_NAc4iAgo494m5I@CT
;J444;<=>H7M<IT_<E44UI7M<<4nsA=Iu?v<@4d
Cg4MIvf4_4;J4l<4wJ4K7d4jJ4SJ4K7<6<4_CD?@ _<E4BA97
m94;<=><f4Iu?x<4r44689H_<E4J4<4M4;<=>
CD?@_<E4p;<wI@Sfy74;<=>CD?@df4_A97m9<<Iu?
Ao<4eD<46<4c=n<I9
AD<tIUI7M<<4n_<5<cAam<P4 pzq7A=7M<IT<h<c7j<
4;<=><4=nC9AC;<59J45Jf4sJ4^77ToJJ4B94m5D
4;<=>AB<=CD?@45_<E4CD?@46
Ac4KmaAB<=
Trang 2 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
{@J4T4>J|f4Df49I5<Aa4;<^<4S<fS<Ac<4S<fStIU4=<4l<I@faJ<4nd
4;<=>4689AclJ?@5d85<E4<4@46f49I5<Aa4;<7o<4H
}~ItId4=A5Jw<T<44H<EfS<;f4r4<5ItmMJ4=t57ofy
<4q6J49A4P4J4=t5fS<;7o•<=nDf44eNSJ8Ac<ef4

m9vfk<4l<<4_d7AM5<44fy?<4n<4@46H?@5
m34<4@46_<5lJhIt<4S<fSfk<4l<dAIT#4<4B<=;<4S<fS4=<4@I@4i
<AS6lJ4P?€4j<4S<74fk<4l<7M<54<=n74dABAHh<c<4=n
C9<m9v<4S<fSfS<;?B7Id 4H<E<4S<fSfS<;f4_4P?€•J4=tJ45Js<
TT<<4yJd?€AS#4<4B<4_<4@46s<TmM<T<<4yJ<c‚fy7M<544H
8df4_Ai8Aa4AgD46<=>•w<I
M<IT9J45J<4S<fSfS<iCu:5;Al<:fS<idf4O4l4=<4l<I@4>J:
4ƒ4c%
•$9J45J4Tod4T<4;7m96I75mz46<4TfS<;75mh775>J<_
sfS<^46Ef„Is<34AodS_<E4CD?@z7UAa4E4<T<94j<‚4a
47=mgIv?…?€AS75ma<T7;<<f4Iu?
•$9J45JfS<iAo<B<4c4U5f4@44=44dm_4_•
†ma944=U?oT7=<c<d=^qD<4;77
? 4HAB<=4=4i<4jf4_AH}@89:?€AS#4<4B<=;<4S<fSf4_
mIc4j77M<544S6dItI8<E4m9<E_<E4<4q8Aa4,Aodf4_
<E4f4_A=>m944m9<E<4qAi8Aa4†4D?€ASI@CT;J
447j<4;<=>_<E4G
85<E4<4@46?@5d_<E4%G
45l<6CD?@=<4_<<4a<=n464=A=>fe7I5<4j<4v7j<
4Hc4;<=>‡I9J4K7l<6CD?@4=or4xAa44>J4K 4;<=>
l<6CD?@Sf4_A=>fe7I5<4j<4vIv944=U^AS4;<=>_<E4CD
?@G
m _<5fe7<dfe7Aa4d57Aa44;<=>;f6_<E4CD?@Ao<~8
<(Eld 4HAB<=r4@d4HAM<x4w<4@464z77AO4A5454;<=>CD
?@fe7Aa4f49}4a@HfS<;_<E44d5_<5<€4=or4
?@m5}ˆ5I@T4jC5Aa44D?€AS‰4<cCT;J4;<=>
CD?@_<E4d<Ao4=AC;<9J45Jf4sJ446897M<54<4ed4NS<G
(689:4;<=>€~<r4444O4d<f4Ao 4HAB<=J4o7j<;<94
5Ata<=;^}@<=;f4_AhA4j4c4S?…?€<^N@<4_
Ah|5Ata<@NSJ<4@46?@5}@<=;Sfy74J4T797Ii<4;<

=>_<E4G
?#4_<E4CD?@<A;<A=>I;JAgTfS<7M<J4B3S<;7o4c7_
<E44O4J4=t57oIDB4=fe7I5<A=>4eai4d54c7
J44=meB7d4c<BC84Aj<<A;<<@4Sf4_om6J45JCu:
7oAiAsIv?…?€AS546<=>I%G
Trang 3 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
•=4ŠUfS<T|4c74c<BP4„•ml;JC84_<E4^4c7f4T
_<E44O4,A;<m?=^_<E44=4<;<85<E4TfS<<4q<4nIv<c
f49<TdAM‹^DI<iG
•c7me=^B7•meCu:=^<49o9J45JT7of4_AhmM^4c7
_<E44O4†D46<=>w<•<4;7U5meG
qM<ITAta89:Iu?_<E44=<4@46ABAH6?<dm9?=ŒdIu4|
4c<Bfk<4l<<4q<54467A=>`R]•#4aAa4GŽ••]Ž#• •bd†4D
?€ASI@CT;J4;<=>_<E46d#4aAa4IT2Ž•GŽ#• •#4aAa4IT
RŽ••Ž#• •8Aa4f454j<4v;Am944dm9<E45_<E4CD?@<85
<E4f4<45Iu?G
!"#$%‘(’•!"#$•.•#0#$ '“ Z![#$ Y#$. *#+,-.#!/01
,-#$ Y#$W\#Q
GlJfS4c489:4;<=>Q
GG”?7M<46<4T89:4;<=>NNS4z7D4;<=>,',/, V
G
Trang 4 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 Các quan niệm về chất lượng
- TCCLQT (ISO) : Chất lượng của sản phẩm là sự không hỏng và những tính chất
của sản phẩm thỏa mãn mong muốn của khách hàng.

- Trung Quốc : (tiêu chuẩn GB/T 10300 – 1998) chất lượng là tổng hòa đặc trưng,
đặc tính của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ thỏa mãn quy định hoặc đáp ứng yêu cầu
(hoặc nhu cầu).
- Việt Nam : Theo quy định số 18/2003/QĐ-BXD (27/06/2003) Chất lượng công
trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình
xây dựng phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
- Ngoài ra chất lượng còn là sự tổng hòa các đặc tính phản ảnh khả năng của sản
phẩm đáp ứng được nhu cầu “tường” và “ẩn”. Cho nên có thể nói chất lượng là tính chất
đáp ứng các yêu cầu tường và ẩn
Các yêu cầu tường Các yêu cầu ẩn
Ý nghĩa chung Đảm bảo cái chỉ ra trước Phù hợp mong muốn của khách
hàng.
Đối với thiết kế Đúng tiêu chuẩn, quy phạm Phù hợp kỹ - mỹ thuật, giá, văn
hóa, môi trường…
Đối với thi công Đúng thiết kế Đường nét hoàn hỏa
1.1.2 Quản lý chất lượng là gì?
- Chất lượng không tự sinh ra; chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó
là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt
được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này.
- Quản lý chất lượng là cá hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát
một tổ chức về chất lượng. Bao gồm các hoạt động của quản lý chất lượng như :
+ Thiết lập chính sách chất lượng
+ Lập kế hoạch chất lượng
+ Kiểm tra chất lượng
+ Thực hành đảm bảo chất lượng
+ Cải tiến chất lượng
Trang 5 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
1.1.3 Quá trình hình thành chất lượng của sản phẩm xây dựng

Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm là sự tổng hòa của nhiều yếu tố nhằm
mục đích cuối cùng là sản phẩm xây dựng đạt được hiệu quả tối đa gồm kết cấu và công
năng sử dụng. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của chất lượng sản phẩm xây
dựng gồm:
- Con người (Men) bao hàm kiến thức, tay nghề, sức khỏe, đạo đức;
- Vật liệu (Materials) gồm tính năng, thành phần, hình thức…
- Máy móc (Machines) gồm chủng loại, mức độ tiên tiến…
- Phương pháp sản xuất (Methods) là quy trình thao tác, công nghệ, phương pháp
kiểm tra…
- Môi trường (Medium) như nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, biện pháp an toàn…
Trong các yếu tố trên, con người là yếu tố số một, được thể hiện qua các mặt năng
lực của lãnh đạo, trình độ kỹ thuật và ý thức lao động của con người.
Do đó, để dự án đầu tư xây dựng từ khi hình thành cho đến khi hoàn thành. Thì
công tác quản lý chất lượng đặt biệt quan trọng. Chỉ khi đảm bảo các công tác quản lý chất
lượng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công và vai trò của con người trong các khâu quản lý
chất lượng là quan trọng nhất. Khi đó công trình xây dựng mới đảm bảo chất lượng như
mong muốn đề ra; tránh những lãng phí không đáng có xảy ra.
1.2. Nội dung của quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
Để chất lượng một dự án đầu tư xây dựng đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí khi thực
hiện. Thì cần thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu về quản lý chất lượng như sau:
a. Chính sách chất lượng:
+Sự cam kết của doanh nghiệp về chất lượng
+Cơ chế thiết lập và kiểm tra mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp
+Cam kết về cải tiến không ngừng hệ thống quản lý chất lượng
+Mục tiêu chất lượng
+Quan hệ giữa mục tiêu của doanh nghiệp với đòi hỏi của khách hàng
b. Kế hoạch chất lượng
+Thứ nhất: Mục tiêu chất lượng (là sự thỏa mãn yêu cầu của khách hàng)
+Thứ hai: Tổ chức nhóm quản lý dự án cho công trình (gồm từng phòng, ban
của doanh nghiệp)

+Thứ ba: Hoạt động kiểm tra chất lượng (thủ tục để thu hút đại diện khách
hàng kiểm tra trước khi bắt đầu)
+Thứ 4: Thực hiện dự án
Trang 6 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
c. Kiểm soát chất lượng
+Kiểm tra, giám sát (cân, đong, đo, đếm, thí nghiệm)
+Xử lý số liệu (dùng các phương pháp sơ đồ chất lượng)
+Điều chỉnh quy trình hoạt động sản xuất
d. Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là kiểm soát chất lượng đối với quá trình kế hoạch chất
lượng và kiểm soát chất lượng
e. Cải tiến chất lượng
+Là những hoạt động nhằm giảm độ lệch giữa giá trị thực tế với giá trị mục
tiêu dự kiến của các tính chất chất lượng của sản phẩm.
+Là hoạt động không ngừng của đơn vị
1.3. Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh chất lượng dự án đầu tư xây dựng
Tiêu chí chất lượng
(Cái cần phản ánh)
Chỉ tiêu chất lượng
(Cái có khả năng phản ánh)
Chất lượng thiết kế
+ Giải pháp kiến trúc, kết cấu
+ Vật liệu
+ Công nghệ thi công
+ Kinh tế
+ Kết cấu định hình
+ Vật liệu sang trọng nhưng dễ tìm
+ Hiện đại nhưng khả thi

+ Chi phí phù hợp
Chất lượng thi công, ở:
+ Đúng quy trình, quy phạm
+ Đúng thiết kế
+ Đúng thời hạn
+ Đẹp
+ Rẻ
+ Mức độ sai lệch về kích thước, độ cứng so với thiết kế
(bền)
+ Mức độ sai lệch với định mức, quy phạm
+ Mức độ đẹp (phẳng, sắc nét…)
+ Số sản phẩm hỏng, phải làm lại.
Chất lượng lao động:
+ Mức độ làm đúng yêu cầu
(không lỗi) nhờ kỹ năng.
+ Chất lượng được hoàn thiện
nhờ đạo đức nghề nghiệp
+ Số người làm sai, làm hỏng sản phẩm
+ Số lượng sản phẩm hỏng do tay nghề
+ Số lượng sản phẩm hỏng do kỹ thuật lao đông…
Trang 7 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án đầu tư xây dựng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của dự án đầu tư xây dựng trong quá
trình bắt đầu cho đến khi kết thúc. Tùy theo cách tiếp cận của nhà quản lý dự án trong quá
trình quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng cơ bản:
Hình 1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng
Do đó, để cho các công trình xây dựng để tránh các lãng phí thì cần phải quản lý
các dự án đầu tư xây dựng một cách chặt chẽ. Quản lý dự án đầu tư xây dựng ở đây đặc

biệt quan trọng là khâu quản lý chất lượng dự án Đầu tư xây dựng. Chỉ khi thực hiện công
tác quản lý chất lượng dự án Đầu tư xây dựng một cách chặt chẽ và nghiêm túc thực hiện
các khâu đã đề ra trong khâu quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng đã đề ra thì mới
tránh sự lãng phí và những yêu cầu không đáng tiếc xảy ra.
Trang 8 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình (Các quy định pháp lý về quản lý
chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình)
Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là hoạt động can thiệp gián
tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày giữa
người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây
dựng - một loại sản phẩm có tính đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm.
Bản chất của hoạt động QLNN về CLCTXD là mang tính vĩ mô, tính định hướng,
tính hỗ trợ và tính cưỡng chế của cơ quan công quyền.
Nội dung Quản lý Nhà nước về quản lý chất lượng công trình là tập trung xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi và mối quan hệ
của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hướng tới việc hình thành công trình có chất
lượng cao làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý và kỹ thuật, Nhà nước phải tổ chức hướng
dẫn việc thực thi trong thực tế. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo đúng nội dung và
thẩm quyền nhằm cưỡng chế các chủ thể thực hiện đầy đủ về nội dung và trình tự quy định
trong công tác bảo đảm CLCTXD. Một số văn bản hiện hành của Nhà nước trong việc
quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng:
Hình 2: Các văn bản dưới luật hướng dẫn QLCL DADT XDCT
Để đảm bảo chất lượng của các dự án đầu tư xây dựng cần phân cấp Quản lý Nhà
nước về chất lượng công trình xây dựng từ TW đến địa phương có thể sơ đồ hóa như sau:
Trang 9 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
Hình 3: Phân cấp QLNN về quản lý DADT XDCT
Trang 10 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp
KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
Hình 4: Các giai đoạn cần quản lý của một DADT XDCT
Trang 11 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
2.2. Tình trạng quản lý chất lượng tại các công trình xây dựng hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, thì sự phát triển kinh tế xã hội trở thành nguồn lực to lớn
thúc đẩy sự phát triển đô thị về mặt hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở, đặc biệt là
nhà chung cư cao tầng, chung cư phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội và chung cư cho người
có thu nhập thấp. Bên cạnh sự phát triển như vậy, vấn đề chất lượng công trình xây dựng
là yếu tố then chốt mang tính quyết định cần phải được chú trọng một cách kịp thời và sâu
sắc.
Hiện nay, trong phạm vi cả nước, các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều
cảnh báo về sự xuống cấp nhanh chất lượng của một số công trình nhà ở sau một thời gian
ngắn đưa vào sử dụng. Lẽ tự nhiên, xã hội sẽ không chấp nhận thứ phẩm, hoặc phế phẩm
trong việc thi công xây dựng. Công trình cần đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng.
Tuổi thọ và tính hiệu quả của công trình phụ thuộc vào chất lượng xây dựng công trình.
Bất cứ sự yếu kém về chất lượng xây dựng, không đảm bảo an toàn trong sử dụng đều có
thể gây thiệt hại về người và tài sản.
Ở đây trên cơ sở sau một thời gian công tác tại địa bàn tỉnh Cao Bằng em đưa ra
một số tồn tại về mặt chất lượng thường xảy ra và đề xuất các giải pháp khắc phục với
mong muốn góp phần cảnh báo và nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng cho các công
trình xây dựng hiện nay.
1. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
a. Sự phối hợp giữa khâu khảo sát địa chất với thiết kế trong giai đoạn thiết kế cơ sở chưa
thật sự kịp thời, chất lượng và hiệu quả. Trong giai đoạn lập dự án, quá trình thực hiện

khảo sát địa chất nền móng và thủy văn còn sơ sài, chưa đáp ứng tốt cho chủ trì kết
cấu khi tính toán sơ bộ phương án móng. Điều này kéo theo việc phải điều chỉnh
phương án kết cấu móng- tường vây khi chuyển tiếp qua giai đoạn triển khai bản vẽ
kỹ thuật thi công, làm đội giá thành và kéo dài thời gian thực hiện của dự án.
b. Khi thực hiện công tác lập Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đa số Nhà thầu tư vấn thiết kế chưa
thực sự chú trọng đến việc lập chỉ dẫn hoặc thuyết minh kỹ thuật một cách tường
minh, đầy đủ. Tồn tại này thường xảy ra trong bản vẽ thiết kế kết cấu dầm sàn, Chủ trì
thiết kế kết cấu không chỉ dẫn rõ về phương pháp cắt và nối cốt thép, dẫn đến Nhà
thầu thi công thực hiện cắt và nối buột cốt thép tại vùng kéo một cách chủ quan,
không đúng qui định đã gây ra hiện tượng võng và nứt sàn.
c. Một số giải pháp thiết kế kiến trúc xử lý các vấn đề về vật lý kiến trúc, vi khí hậu chưa
thật sự hợp lý. Chẳng hạn:
- Giải pháp chống nóng, chống thấm và bảo vệ sàn mái bằng hệ thống kết cấu mái bao
gồm mái lợp tôn gắn kết với hệ vì kèo sắt. Khi đó, nếu công trình xây dựng nằm ở địa
hình trống trải hoặc trong vùng chịu nhiều mưa bão sẽ dễ dẫn đến mái bị tốc và mất an
toàn khi sử dụng.
- Giải pháp kiến trúc đóng trần thạch cao ở các khu vực ngoài nhà như hành lang, ban
công hay lô-gia cũng bị ảnh hưởng do gió lốc và mưa tạt, nước leo gây thấm mục.
Trang 12 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp
KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
d. Chủ đầu tư chưa chú trọng hoặc không đủ năng lực quản lý dẫn đến Nhà thầu tư vấn
thiết kế không biên soạn hoặc làm một cách chiếu lệ, sơ sài quy trình bảo trì công
trình theo qui định. Do đó, khi công trình không được bảo hành và bảo trì theo đúng
qui định cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp nhanh về mặt chất lượng công
trình.
2. Trong quá trình thực hiện dự án, công trình:
a. Hàng hoá vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường hiện nay chưa được kiểm soát chặt
chẽ về mặt chủng loại và chất lượng; sản phẩm vật liệu xây dựng chưa có tính ổn định

và hợp chuẩn cao. Chất lượng vật liệu xây dựng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ
ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình xây dựng.
b. Công tác kiểm tra, kiểm định, giám định chất lượng cấu kiện và công trình xây dựng
đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, Chủ đầu tư tích cực, chủ động tổ chức thực hiện
nhằm mục đích đánh giá chất lượng xây dựng và kiểm định khả năng chịu lực của kết
cấu công trình. Tuy nhiên, các công tác trên vẫn chưa có tính dự báo và ngăn ngừa các
sự cố hoặc xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp về chất lượng xây
dựng công trình, trong đó chưa đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả một cách cụ thể,
chi tiết.
c. Việc quản lý chất lượng vẫn còn coi trọng tính hành chính, trong khi đó Chủ đầu tư phó
mặc tất cả cho các đơn vị tư vấn với năng lực tư vấn không đồng đều hoặc hạn chế.
Điều này dễ dẫn tới tiêu cực thông đồng giữa các đơn vị trực tiếp thực hiện dự án và
năng lực tư vấn yếu kém chi phối làm giảm sút chất lượng công trình.
d. Nhiều công trình xây dựng trên nền đất được san lấp đã cố kết một phần. Kết cấu móng
hạng mục công trình chính là phương án móng sâu nên gần như kiểm soát được
chuyển vị lún. Tuy nhiên, các hạng mục phụ như bể ngầm, nền hạ tầng xung quanh đặt
trên nền đất tự nhiên và nếu không có biện pháp xử lý nền móng đúng đắn sẽ dễ dẫn
đến các hiện tượng sau:
- Hư hỏng ở liên kết nối giữa hạng mục hạ tầng vỉa hè- bậc cấp xung quanh công trình với
hạng mục khối công trình chính. Do nền đất bên dưới công trình chưa hoàn tất quá
trình cố kết nên theo thời gian sẽ tạo khoảng trống, độ rỗng lớn gây sụt lún.
- Hạng mục bể nước ngầm-bể xử lý nước thải có giải pháp gia cố nền móng không đồng
bộ với hạng mục công trình chính cũng gây ra hiện tượng nứt-thấm ở các bể này.
e. Một số đơn vị quản lý và sử dụng công trình chưa thực hiện đầy đủ việc duy tu, bảo
dưỡng, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật theo trách nhiệm được giao (Điều 49 – Nghị định
23/2009/NĐ-CP), cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về chất lượng công
trình. Hiện nay, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và Nghị định số 114/2010/NĐ-CP quy
định khá chặt chẽ về vấn đề bảo hành, bảo trì cho các công trình xây dựng trong quá
trình khai thác sử dụng.
Một số đáng giá về mức độ hư hỏng công trình xây dựng do các công tác như: khảo

sát, thiết kế, thi công gây ảnh hưởng.
 Khảo sát 22,0%
Trang 13 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
 Thiết kế 58,9%
 Thi công 42,3%
 Sử dụng 27,0%
 Phi tiêu chuẩn 3,0%
(Số liệu thống kê số học 187 sự cố trong vòng 15 năm qua ở nước ta)
Chất lượng của công tác quản lý dự án là rất quan trọng, nếu thực hiện không tốt
công tác quản lý dự án thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
*)Thêm một vài ví dụ về mức độ hư hỏng công trình ở Việt Nam:
a. Công trình bị hư hỏng do khảo sát
Khảo sát địa chất là công việc có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng công trình,
nhất là ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đã xem
thường, từ đó gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Hình 5: Sự cố nứt nẻ nghiêm trọng trên tuyến đường nối Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) với
Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) do chưa lỗi của khảo sát trong quá trình khảo sát địa
chất.
b. Công trình bị hư hỏng do thiết kế
Thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong dự án đầu tư xây dựng, nó có
vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư xây dựng. Đồng thời
Trang 14 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp
KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
thiết kế xây dựng góp phần tạo ra môi trường mới, một không gian thiên nhiên mới thỏa
mãn yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và đời sống của con người về mặt vật chất và tinh thần.
Hình 6: Hư hỏng mặt đường cầu Thăng Long(Hà Nội)
Do đây là công nghệ mới, tính chất xử lý kỹ thuật phức tạp, điều kiện thi công chưa

tối ưu nên trong quá trình khai thác, lớp bê tông nhựa mặt cầu xuất hiện một số hư hỏng
cục bộ và đã được sửa chữa khắc phục bằng vật liệu Novabond. Dẫn đến hư hỏng sau khi
công trình đưa vào sử dụng.
c. Công trình bị hư hỏng do thi công
Giai đoạn thi công là giai đoạn bắt đầu biến những thiết kế thành sản phẩm xây
dựng. Sản phẩm xây dựng ở đây là công trình xây dựng. Do sản phẩm xây dựng bị cố định
trên đất, dẫn đến quá trình sản xuất xây lắp luôn luôn phải di động, phụ thuộc vào trình tự
kỹ thuật sản xuất và điều kiện mặt bằng thi công. Điều này gây khó khăn cho kiểm soát
chất lượng sản xuất, việc kiểm tra – đánh giá chất lượng trong thi công khó đạt được sự
nhất quán. Mặt khác, quá trình sản xuất trước thường bị quá trình tiếp sau che lấp, nếu bị
khiếm khuyết về chất lượng, không thể tháo gỡ, bóc tách để kiểm tra – thay thế.
Ví dụ: như vụ sập cầu Chu Va 6 ở Lai Châu khiến 8 người thiệt mạng và nhiều
người khác bị thương. Sau khi các cơ quan điều tra đã đưa ra kết luận : nguyên nhân sự cố
do việc chế tạo ắc neo tăng đơ có 2 sai sót lớn là không đúng thiết kế và không tuân thủ
Trang 15 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
qui trình kỹ thuật. Cụ thể: Tiết diện ắc thực tế tại vị trí nhỏ nhất khoảng 25 cm2 chỉ bằng
khoảng 50 % tiết diện chịu lực thiết kế. Bề mặt lỗ ắc neo tăng đơ lồi lõm biểu hiện không
được gia công chế tạo đúng yêu cầu kỹ thuật, có khả năng khi chế tạo đã sử dụng biện
pháp gia nhiệt thổi thủng chiều dày. Việc gia nhiệt không đúng qui trình sẽ làm thay đổi
tính chất cơ lý của vật liệu thép. Vết đứt ắc neo tăng đơ tại hiện trường thể hiện rõ việc
phá hoại đột ngột do vật liệu hóa giòn. Theo nhận định của tổ điều tra thì đây là nguyên
nhân trực tiếp gây sự cố. Ngoài ra, một sai phạm khác được phát hiện là thi công trụ tháp
neo không đúng yêu cầu kỹ thuật, việc ốp gạch, trát phủ ngoài trụ tháp không có trong hồ
sơ thiết kế và không đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện
hành. Từ đó, đưa ra được lỗi của nhà thầu thi công. Đồng thời, Chủ đầu tư và Ban quản lý
dự án cầu Chu Va 6 cũng có lỗi khi không giám sát sát sao nhà Thầu thi công để xảy ra
hậu quả nghiêm trọng.
Hình 7: Sập cầu treo ở bản Chu Va 6 vào ngày 24/2/2013
Trang 16 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp

KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
Hình 8: Ốc neo tăng đơ bị đứt gây sập cầu.
CHƯƠNG III: MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
3.1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng
Để quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng, trong quá trình thực hiện Dự án xây
dựng, trước hết cần lập được kế hoạch quản lý chất lượng. Nội dung cần thể hiện trong kế
hoạch chất lượng bao gồm:
1. Làm rõ đối tượng cần quản lý chất lượng, chia ra:
- Sản phẩm khảo sát xây dựng
- Sản phẩm thiết kế công trình
- Sản phẩm xây lắp công trình
- Sản phẩm mua sắm hàng hóa và cung cấp vật tư – thiết bị cho Dự án xây dựng
2. Làm rõ đặc điểm quản lý chất lượng của từng đối tượng; yêu cầu kiểm soát – khống
chế chất lượng cho từng loại phù hợp loại công trình, cấp công trình, địa điểm xây dựng,
tổng mức đầu tư, giá trong hợp đồng thực hiện.
3. Dự kiến lựa chọn phương pháp, biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm phù hợp
loại công trình, cấp công trình, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Trang 17 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
4. Thiết kế cơ cấu tổ chức và nguồn lực trong quản lý chất lượng phù hợp đặc điểm
công trình và các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình (ở từng giai đoạn:
khảo sát; thiết kế; chuẩn bị thi công và thi công công trình; cung cấp hàng hóa xây dựng
công trình)
5. Đưa ra biện pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm theo giai đoạn và chất
lượng sản phẩm được bàn giao, nghiệm thu.
3.2.Một số giải pháp cơ bản để đảm bảo việc quản lý chất lượng của công trình xây
dựng:

Để công trình đảm bảo chất lượng khi đưa vào sử dụng cần phải làm tốt các vấn đề trọng
tâm sau:
a. Với các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:
- Đề xuất các giải pháp quản lý và khắc phục để việc quản lý chất lượng ngày càng hiệu
quả.
- Hướng dẫn và định hướng doanh nghiệp xây dựng tuân thủ pháp luật, mạnh dạn sáng tạo
và đổi mới để tạo ra tính đột phá trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng nói chung, nhằm
mục đích đem lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
b. Với các Chủ đầu tư
- Chú trọng khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát và nhà thầu thi công
xây lắp với đội ngũ cán bộ, kỹ sư đạt trình độ chuyên môn và công nhân lành nghề, thiết bị
thi công cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Sự tuân thủ chặt chẽ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các qui định hiện hành là yêu
cầu bắt buộc trong công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình.
c. Với các Nhà thầu:
- Các đơn vị tư vấn chuyên ngành, tư vấn QLDA, tư vấn giám sát cần quản lý chặt chẽ
chất lượng hồ sơ khảo sát-thiết kế, chất lượng thi công nghiệm thu.
- Đơn vị thi công phải hoàn thành trách nhiệm xây dựng công trình đạt chất lượng. Lấy
chữ “Tâm” và “Uy tín” là tiêu chí ưu tiên hàng đầu và phải gắn liền với chất lượng.
3.3.Ứng dụng một vài hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất
lượng DADT XDCT
a. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000-2000
ISO 9000 có thể được hiểu như sau: “ Đảm bảo chất lượng là tạo sự tin tưởng
cho khách hàng, rằng một tổ chức sẽ luôn luôn thỏa mãn được mọi yêu cầu của chất
lượng thông qua việc tiến hành các hoạt động trong hệ thống chất lượng, theo kế hoạch
Trang 18 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp
KTHN1311

Tiu lun mụn Qun lý cht lng cụng trỡnh xõy dng GVHD: PGS.TS. Lờ Hng Thỏi
v cú h thng. Khi c yờu cu, nhng hot ng ny hon ton cú th c trỡnh by,

chng minh bng cỏc vn bn v h s ghi chộp cỏc hot ng ca quỏ trỡnh
- c im h thng
- Vn hnh ca h thng
- S ỏp dng
Hỡnh 9: H thng qun lý cht lng ISO 9000:2000
Trang 19 Hc viờn: Hong Quang Truyn MHV:1311117- Lp KTHN1311
Quản lý nguồn lực
Trách nhiệm của lãnh đạo
Hng
vo
khỏch
hng
Chớnh
sỏch
cht
lng
Hoch
nh h
thng
qun lý
CL
Trỏch
nhim,
quyn
hn v
trao i
thụng tin

Xem
xột

ca
lónh
o
CI TIN LIấN TC H
THNG QUN Lí CHT
LNG
Ngun nhõn lc
C s h tng
Mụi trng lm
vic
Đo l ờng, phân tích
và cải tiến
Theo dõi và đo l ờng
(Thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Đánh giá
nội bộ, quá trình, sản
phẩm, sản phẩm không
phù hợp)
Phõn tớch s liu
Ci tin (hot ng,
khc phc v phũng
nga)
Tạo sản phẩm
Tỡm
kim
hp
ng
Mua
hng
Kim

soỏt
quỏn
trỡnh sn
xut
Lu
kho
Giao
hng
Qun lý thit b o
k
h
á
c
h
h
à
n
g
t
h

a
m
ã
n
k
h
á
c
h

h
à
n
g
y
ê
u
c

u
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
b. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng QMS (Quality Management Systems)
Đây là hệ thống giúp các tổ chức/doanh nghiệp đáp ứng một cách ổn định các yêu
cầu của khách hàng và cao hơn nữa là vượt quá mong đợi của khách hàng về chất lượng
sản phẩm và dịch vụ. Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm xây dựng chính sách chất
lượng, hoạch định cơ cấu, trách nhiệm và quy trình chất lượng của tổ chức. Nó cũng bao
gồm việc kiểm tra thực hiện các quy trình này và tập trung vào sự cải tiến liên tục hệ
thống. Tham khảo thêm TCVN ISO 9001:2008
Hình 10: Hệ thống quản lý chất lượng QMS
Trang 20 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp
KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
c. Áp dụng hệ thống phân cấp trong quản lý xây dựng
Hình 11: Hệ thống phân cấp quản lý
d. Áp dụng sơ đồ xương cá đế đánh giá hư hỏng trong xây dựng
Trang 21 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
Hình 12: Sơ đồ xương cá trong quản lý xây dựng
Trang 22 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp

KTHN1311

Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
KẾT LUẬN
Trên đây là một số biện pháp em đưa ra trong quá trình học và tham khảo từ nhiều
nguồn thông tin khác nhau. Trong quá trình làm tiểu luận thì em đã được PGS.TS Lê
Hồng Thái giúp đỡ hoàn thành tiểu luận này. Trong bài làm của em không tránh khỏi thiếu
sót, em xin Thầy chỉ bảo thêm.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy!
Học viên
Hoàng Quang Truyền
Trang 23 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp KTHN1311
Tiểu luận môn Quản lý chất lượng công trình xây dựng GVHD: PGS.TS. Lê Hồng Thái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Quản lý xây dựng - PGS.TS. Lê Hồng Thái - Đại Học Xây Dựng
2. Bài giảng Quản lý chất lượng công trình xây dựng - TS. Hoàng Phương Hoa - Đại
học Bách khoa Đà Nẵng.
3. Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
4. Nghị định 15/2013/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình.
6. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ xung
một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
7. Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công
trình xây dựng.
8. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết
một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
9. Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi

tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng.
10. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
11. Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng Quy định thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
Trang 24 Học viên: Hoàng Quang Truyền – MHV:1311117- Lớp
KTHN1311

×