Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận Tìm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua bộ luật Manu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.84 KB, 24 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ là quốc gia nằm ở Nam Á với lãnh thổ rộng lớn, hai bên giáp
biển, cạnh phía Bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi cao
nhất thế giới - dãy Himalaya, nên còn được gọi là Tiểu lục địa Nam Á.
Diện tích Ấn Độ hơn 3 triệu km
2
, dân số đứng thứ hai thế giới.
Ấn Độ là đất nước của những tương phản về địa hình, khí hậu,
chủng tộc, ngôn ngữ đồng thời là một quốc gia thống nhất trong đa dạng.
Phía Nam dãy núi Hinmalaya quanh năm tuyết phủ là sa mạc Thar cháy
bỏng, giáp với miền Bengal mưa nhiều nhưng rất phì nhiêu và dân cư
đông đúc là cao nguyên Dekkan đất rộng người thưa, khô cằn sỏi đá.
Trong lịch sử có thời điểm Ấn Độ bị chia xẻ thành 600 tiểu quốc khác
nhau với hàng nghìn phương ngữ và thổ ngữ, cùng những khác biệt về tôn
giáo. Tuy nhiên, trong suốt quá trình chiều dài lịch sử, Ấn Độ là một chỉnh
thể thống nhất. Chất keo kết dính ở đây chính là nền văn hoá Ấn Độ được
thể hiện qua các truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc cũng như đời sống
tâm linh, phong tục tập quán, kinh sách và sử thi. Ấn Độ còn là quê hương
của nhiều tôn giáo lớn, những tư tưởng triết học ra đời sớm và đạt được
nhiều thành tựu. Max Muller học giả, nhà phương đông học nổi tiếng đã
nói “Nếu chúng ta phải tìm trên toàn thế giới một nước được trời phú
nhiều nhất về của cải, sức mạnh và vẻ đẹp thiên nhiên-trên một số điểm có
thể coi là thiên đường trên mặt đất - thì tôi chỉ ngay vào Ấn Độ. Nếu tôi
được hỏi dưới bầu trời nào trí óc con người đã phát triển một cách đầy đủ
nhất những năng khiếu hoàn hảo nhất của mình, đã suy tư sâu sắc nhất về
những vấn đề lớn nhất của cuộc sống, và đã tìm ra lời giải của một vài
vấn đề trên…thì tôi sẽ chỉ vào Ấn Độ” [5; 180,181]
Muốn hiểu được lịch sử Ấn Độ đều cần tìm hiểu và nghiên cứu các
thư tịch cổ đặc biệt là bộ luật Manu vì đây được coi là cuốn từ điển bách
khoa về các kiến thức chung, về mọi mặt trong đời sống Ấn Độ cổ đại.


Trên thế giới, luật Manu đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để
nghiên cứu. Không giống với nhiều bộ luật cổ khác trên thế giới, Manu
không đơn thuần là việc đưa ra các quy định, quy tắc, hình phạt nghiêm
khắc mà còn là một tác phẩm Hindu giáo mang đầy tính nhân văn, khoa
học thậm chí là cả sự tiến bộ đi trước thời đại. Giá trị của luật Manu không
chỉ có ý nghĩa ở thời đại của nó mà còn có tầm ảnh hưởng tới nhiều bộ
luật khác sau này ở Ấn Độ.
Một trong những nội dung quan trọng trong bộ luật Manu đó là chế
độ đẳng cấp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Việt Nam
thông qua tìm hiểu bộ luật Manu còn thiếu tính hệ thống và đầy đủ. Chế
1
độ đẳng cấp Ấn Độ thường được khai thác thông qua việc nghiên cứu dựa
trên nhiều cơ sở, ngoài luật Manu còn có tôn giáo, chính trị, xã hội vv.
Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về chế độ đẳng cấp
ở Ấn Độ thông qua bộ luật Manu.
Do đó, mục đích chủ yếu của đề tài này nhằm tìm hiểu chế độ đẳng
cấp Ấn Độ cổ đại qua bộ luật Manu. Việc nghiên cứu vấn đề này không
chỉ giúp hiểu sâu sắc hơn về lịch sử Ấn Độ cổ đại nói riêng mà còn biết
thêm về những truyền thống văn hoá tốt đẹp của Ấn Độ nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, luật Manu là một trong những thư tịch cổ tiếng Phạn
đầu tiên được dịch sang các ngôn ngữ châu Âu. Bản dịch đầu tiên được
xuất bản ở Calcutta năm 1794, là bản dịch của William Jones - một trong
những nhà nghiên cứu đầu tiên của ngành Ấn Độ học. Hiện nay, trên
tượng của ông trên đường Paul’s Cathedral, London người ta vẫn thấy
ông cầm một bản dịch của luật Manu. Năm 1797, Bản dịch của W. Jones
được J.Chr.Huttner dịch và xuất bản bằng tiếng Đức. Sang đầu thế kỉ XIX
luật Manu nhanh chóng được dịch phổ biến bằng nhiều thứ tiếng khác
nhau như: Pháp, Đức, Nga, Bồ Đào Nha… Ở Pháp, năm 1833 A.
Loiseleur - Deslongchamps xuất bản bản dịch luật Manu đầu tiên bằng

tiếng Pháp có tên Lois de Manu. Đến năm 1893, G. Strehly cũng dịch
xuất bản cuốn Les Lois de Manu. Ở Đức, học giả Julius Jolly cho xuất bản
bản dịch hai chương VIII và IX của luật Manu trong cuốn Zeitschrift fur
vergleichende Retchtswissenschaft vào năm 1882. Bằng tiếng Bồ có bản
dịch của G. Pauthier xuất bản ở Goa năm 1859. Năm 1913, bản dịch luật
Manu bằng tiếng Nga của S.D. Elmanovich được xuất bản ở St.
Petersburg. Tuy nhiên, bản dịch lớn và đầy đủ nhất vào thế kỷ XIX là của
F.Max Muller in trong tuyển tập Những quyển sách tôn giáo của phương
Đông (Scared Books of the East) xuất bản ở Oxford năm 1886 [31;19].
Tuy nhiên, những bản dịch tiếng Anh được giới nghiên cứu đánh giá cao
là The ordinances of Manu của A.C Burnell và E.W Hopkins và The Laws
of Manu của G. Buller xuất bản lần đầu ở Oxford vào năm 1886.
Sang thế kỷ XX, Những bản dịch về luật Manu xuất hiện nhiều và
có sự khác biệt so với trước thể hiện ở chỗ; các bản dịch chi tiết hơn, có
thêm những chú thích, bình luận và đánh giá về nội dung của bộ luật. Năm
1975, J.D.M Derret xuất bản cuốn Manusastravivarna gồm hai tập. Năm
1991, Wendu Doniger (giáo sư lịch sử tôn giáo ở đại học Chicago) và
Brian. K. Smith (giáo sư lịch sử và nghiên cứu tôn giáo đại học California)
ra mắt cuốn The Laws of Manu xuất bản ở Basu Mudran, Kolkata. Trong
tác phẩm này ngoài nội dung 12 chương của luật Manu với 2685 câu dịch
2
thì tác giả còn trình bày lịch sử quá trình dịch Manu sang các ngôn ngữ
châu Âu, tầm quan trọng của bộ luật đối với những nhà nghiên cứu, về
những ý kiến xung quanh bản dịch của Buller, những ý kiến đánh giá khác
nhau về bộ luật. Năm 2006, Patrick Ollive công bố bản dịch luật Manu
bằng tiếng Anh trong Manu’s Code of Law - A critical edition and
translation of the Manava Dharmasastra tại Oxford University Press. Tác
giả giải thích về cấu trúc, nguồn gốc cũng như nền tảng xã hội, chính trị
của các luận thuyết trong Manu, bàn luận nhiều vấn đề liên quan đến
những mâu thuẫn trong Manu, về tính tôn giáo trong cấu trúc bộ luật chứ

không chỉ là những truyền thuyết về cái tên Manu. Tác giả cũng bàn luận
về việc dùng Manavadharmasastra hay Manu smriti để gọi bộ luật…Đây
là công trình nghiên cứu tỉ mỉ 53 bản dịch và viết tay của 12 tác giả và
nghiên cứu 38 bản dịch tiếng nước ngoài. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra
những nhận xét, đánh giá khá chi tiết về nội dung của bộ luật và trở thành
công trình nghiên cứu được đánh giá rất cao. Về việc nghiên cứu chế độ
đẳng cấp Ấn Độ cổ đại có một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này, tiêu
biểu là cuốn “Caste system in Indian” của Ekta Sings xuất bản năm 2009.
Tác giả đề cập đến quá trình hình thành chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ và sự
biến đổi của nó trong lịch sử. Ngoài ra, có thể kể đến cuốn “Caste today”
của Taya zinkin xuất bản tại Oxford univesity press năm 1962. Tác giả đề
cập chủ yếu đến sự biến đổi và thực tại của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ.
Ở Việt Nam, thực tế chưa có một công trình nào tìm hiểu chi tiết về
luật Manu cũng như chế độ đẳng cấp. Việc khai thác luật Manu chủ yếu ở
một vài khía cạnh nhằm tìm hiểu chung về lịch sử Ấn Độ. Tuy nhiên, việc
tìm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu cũng được đề cập
trong nhiều cuốn sách như Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant do
Nguyễn Hiến Lê dịch; Lịch sử văn minh thế giới của GS. Vũ Dương Ninh;
Lịch sử văn minh thế giới của Lê Phụng Hoàng; Tìm hiểu văn hoá Ấn Độ
của PGS Nguyễn Thừa Hỷ vv trong các cuốn sách này luật Manu cũng
như chế độ đẳng cấp chỉ được nhắc tới rất sơ lược. Cụ thể và rõ ràng nhất
về Manu là trong cuốn Almanach những nền văn minh thế giới do NXB
Văn hoá thông tin biên soạn có nói đến thời gian tồn tại của bộ luật, số
chương và nội dung khái quát của bộ luật song không mang tính chất của
một công trình nghiên cứu và không đề cập nhiều đến chế độ đẳng cấp.
3. Nguồn tài liệu
Việc nghiên cứu đề tài này chủ yếu được dựa trên các nguồn tài liệu
chính sau đây: Tham khảo các bộ luật Manu bản dịch tiếng Anh của các
tác giả Wendu Doniger và Brian. K. Smith trong The Laws of Manu xuất
bản ở Basu Mudran, Kolkata, 1991, bản dịch tiếng việt của Lương Hạnh

3
Nguyên - GS Lương Ninh hiệu đính. Bản dịch của G. Buller, Motilal
Banarsidass Pub, 1993 (tái bản). Almanach những nền văn minh thế giới
của NXB Văn hoá thông tin Hà Nội, Lịch sử văn hoá thế giới cổ trung đại
của NXB Giáo dục Hà Nội, Tìm hiểu văn hoá Ấn Độ của Nguyễn Thừa
Hỷ, Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant do Nguyễn Hiến Lê dịch…
vv và tư liệu từ một số tạp chí điện tử như Việt báo, VnExpress.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong
nghiên cứu sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Trong đó
việc đặt tác phẩm lịch sử vào hoàn cảnh cụ thể để đánh giá là rất cần thiết,
nếu không sẽ có những kết luận sai lệch, không đúng đắn. Phương pháp
xử lý tư liệu cũng được sử dụng khá chặt chẽ trong việc nghiên cứu đề tài
này vì xung quanh vấn đề nghiên cứu có rất nhiều những ý kiến khác
nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Thêm nữa, việc tham khảo các tác phẩm
nước ngoài (tiếng Anh), các bản dịch khác nhau của luật Manu là hết sức
cần thiết để hiểu sâu sắc hơn nội dung bộ luật.
5. Phạm vi nghiên cứu
Manu là một bộ luật chứa đựng nhiều vấn đề lớn, với khả năng của
một học viên cao học, đề tài này chỉ đề cập riêng về việc tìm hiểu chế độ
đẳng câp Ấn Độ cổ đại qua Manu. Trong đó, nhấn mạnh đến quan niệm
của Manu nói riêng, Hindu giáo nói chung về chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ
đại ở các khía cạnh tìm hiểu như: Nguồn gốc, vai trò, địa vị, quan hệ xã
hội của các đẳng cấp…
6. Đóng góp của đề tài
Đóng góp lớn nhất của đề tài là làm sáng tỏ bộ luật Manu về chế độ
đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại - điều mà chưa có một công trình
tiếng Việt nào nghiên cứu thật sự đầy đủ và công phu. Qua đó, thấy được
giá trị khoa học của luật Manu và những truyền thống tôn giáo và văn hoá
tốt đẹp của văn minh Ấn Độ từ xưa đến nay. Một đóng góp khác nữa khi

nghiên cứu đề tài này là lần đầu tiên khai thác thác tương đối đầy đủ về
chế độ đẳng cấp thông qua từ một tư liệu gốc - bộ luật Manu - một trong
những thư tịch cổ nhất còn lại đến nay ở Ấn Độ và trên thế giới. Công
trình nghiên cứu còn góp phần tìm hiểu thêm về lịch sử Ấn Độ cổ đại.
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ BỘ LUẬT MANU
1.1 Nguồn gốc tên gọi bộ luật
Ấn Độ là một trong những nền văn minh ra đời sớm của nhân loại,
gắn liền với quá trình hình thành và ra đời xã hội có giai cấp và nhà nước.
4
Từ giữa thiên niên kỷ II TCN, tiếp theo giai đoạn công xã nguyên thuỷ, ở
Ấn Độ đã xuất hiện hình thái xã hội mới - xã hội có giai cấp và nhà nước.
Cùng với sự biến đổi đó, chế độ đẳng cấp đặc biệt được hình thành - chế
độ chủng tính Varna. Để đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước và quyền
lợi của đẳng cấp trên thì ngoài việc hoàn thiện, củng cố bộ máy hành
chính, xây dựng quân đội, thiết lập toà án xét xử thì các Raja (vua Ấn Độ)
còn chú trọng tạo ra các luật lệ để quản lý xã hội. Trong đời sống hàng
ngày họ thường dùng bộ Dharmasastras là những cuốn viết tay, trong đó
các luật lệ và bổn phận của các đẳng cấp được đặt thành vè và do các tu sĩ
Bàlamôn (Brahman) soạn thảo. Manu được coi là bộ luật cổ nhất.
Tên gọi Manu có nhiều cách lý giải khác nhau. Theo truyền thuyết,
Manu là một nhà hiền triết lớn của Ấn Độ, là ông tổ của phái Bàlamôn ở
Manava gần Delhi, người ta coi ông là một vị thần được thần Brhama trao
tận tay bộ luật mang tên ông. Luật Manu được biết dưới hai cái tên là
Manusmriti và Manavadharmasastra, Manu còn có nghĩa là “một người
uyên bác”…vv. Trải qua một quá trình phát triển, luật Manu ngày càng
được hoàn chỉnh, ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội. Về thời gian ra
đời của luật Manu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng luật Manu có thể đã tồn
tại và phổ biến trong khoảng thời gian từ năm 1580 đến 800 TCN, hoặc
xuất hiện vào khoảng năm 1200 TCN. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu

nhất trí quan điểm về khoảng thời gian tồn tại của bộ luật từ năm 1000 đến
năm 800 TCN [32;1].
1.2 Cơ sở hình thành nền tảng của bộ luật
1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội
Luật Manu ra đời là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, cơ sở khác nhau.
Trong thời kì veda (khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II đến thiên niên kỉ thứ I
TCN), lịch sử Ấn Độ được phản ánh trong các tập veda gồm 4 quyển. Chủ
nhân của thời kì Veda là người Aryan di cư từ Trung Á vào Ấn Độ. Địa
bàn sinh sống chủ yếu của họ là lưu vực sông Hằng. Trong giai đoạn đầu
của thời kì Veda, người Aryan đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hội
nguyên thuỷ đến cuối thiên niên kỉ II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhà
nước. Chính trong thời kì này, ở Ấn Độ mới xuất hiện hai vấn đề có ảnh
hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng
cấp và đạo Bàlamôn. Thực tế, những điều kiện kinh tế, xã hội của Ấn Độ
trong thời kì Veda đã tác động, chi phối không nhỏ đến sự hình thành và
phát triển của văn hoá, tư tưởng triết học, tôn giáo nói chung và sự ra đời
của bộ luật Manu nói riêng ở Ấn Độ.
Trong thời kì Veda đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh
tế, nhất là thời kì vương quốc Magadha. Việc sử dụng đồ sắt làm công cụ
5
lao động đã trở thành phổ biến. Nông nghiệp đã phát triển, Người Ấn Độ
đã biết mở mang các công trình thuỷ lợi, trên cơ sở đó tiến hành khai khẩn
đất đai, mở rộng diện tích canh tác
Trong thời kì Veda, về tổ chức xã hội của người Aryan lấy gia đình
và gia tộc làm nền tảng căn bản. Trong gia đình người cha làm chủ. Khi
chế độ công xã thị tộc bị chế độ công xã nông thôn thay thế, các tế bào cơ
sở của xã hội Aryan là các làng xã công xã. Chính công xã nông thôn đã
tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần, tư tưởng và tôn giáo
của người dân Ấn Độ cổ đại. Trong thời kì Veda, cùng với sự biến đổi về
kinh tế, xã hội Ấn Độ cũng có sự chuyển biến lớn đó là quá trình hoàn

thiện của chế độ đẳng cấp Varna. Chế độ đẳng cấp mang trong mình
những quy tắc, luật lệ riêng biệt và nghiêm khắc, quy định một trật tự thứ
bậc xã hội được hình thành trong quá trình người Aryan chinh phục người
bản địa, cũng như trong quá trình phân hoá sâu sắc giữa những người
Aryan. Đây chính là nền tảng cơ sở cho sự phân chia xã hội Ấn Độ thời cổ
đại và sự ra đời của bộ luật Manu. Ngược lại, Luật Manu thừa nhận sự
phân chia hệ thống đẳng cấp trong xã hội và bảo vệ địa vị và quyền lợi cho
những đẳng cấp trên trong hệ thống đẳng cấp.
1.2.2 Cơ sở về tôn giáo, tư tưởng
Đây là thời kì hình thành và phát triển của đạo Bàlamôn. Thời kì
Veda được coi là đặt nền móng và cơ sở cho giáo lí của đạo Bàlamôn. Về
cơ bản đạo Bàlamôn được xây dựng trên nền tảng của ba yếu tố: Dharma
(đạo), Varna (đẳng cấp) và Asrama (các giai đoạn của đời sống), chính
giáo lý của đạo Bàlamôn đã củng cố thêm quan niệm về một trật tự, một
quy phạm có tính chất vĩnh hằng tồn tại trong xã hội.
Khi luật Manu ra đời, nó đã nhanh chóng trở thành công cụ biểu
hiện quyền lực chính trị, cơ sở của Hindu giáo Ấn với nền tảng là
varnasrama - dharma (những bổn phận tôn giáo và xã hội được gắn chặt
với các đẳng cấp và các giai đoạn phát triển của một đời người). Luật
Manu ra đời dựa trên cơ sở của Sruti, Smriti và Sistachara/sadachara.
Trong đó, Sruti (gốc tiếng Phạn là “nghe”). Sruti được hiểu là luật lệ, quy
tắc, tiêu chuẩn trong các tác phẩm Hindu giáo, mà kinh điển là Veda. Mỗi
Veda gồm có 4 samhita (gốc tiếng Phạn là “tập hợp”, “thu thập”) làm
thành bộ: Rig Veda (tụng), Sama Veda (ca), Yajus Veda (linh ngôn) và
Atthurva Veda (phù chúa)…
Ngoài ra, tư tưởng trung tâm của luật Manu là dharma. Mỗi người
phải hiểu rõ được dharma của bản thân và tự giác thực hiện nó. Darhma
thường được giải thích là “tôn giáo”, “nghĩa vụ”, “luật pháp”, “quy tắc”,
nhưng nghĩa gốc là “gìn giữ” hay “cất giữ”. Dharma trở thành tư tưởng
6

trung tâm của nền văn minh cổ Ấn Độ, do đó luật Manu được phổ biến
rộng rãi và giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội và chế độ
đẳng cấp
1.3 Những nội dung cơ bản của luật
Luật Manu là một tác phẩm đề cập tương đối toàn diện mọi mặt của
đời sống xã hội. Về cấu trúc, luật Manu gồm 12 chương với gần 2700
điều. Tuy nhiên, Về số lượng điều luật trong Manu ở nhiều tài liệu có khác
nhau như 2694 điều [32;1], 2684 điều [36;16] hoặc 2685 điều [14;177].
Nội dung cơ bản từng chương như sau:
Chương 1: Gồm 119 điều với nội dung chủ yếu nói về nguồn gốc
của thế giới, sự ra đời của bốn đẳng cấp, đề cao thần Brahma - thuỷ tổ của
cả thế giới loài người và các vị thần khác có liên quan đến cuộc sống, sinh
hoạt và lao động của cư dân Ấn Độ.
Chương 2: Gồm 249 điều nói về vai trò của kinh Veda trong xã hội
và phân biệt vị trí, quyền lợi cũng như nghi lễ của các đẳng cấp đối với
kinh Vêđa. Nguồn gốc của dharma, quy định về dharma của mỗi đẳng cấp
trong xã hội.
Chương 3: Gồm 286 điều quy định các loại hình hôn nhân trong xã
hội, việc chọn vợ Ngoài ra, chương còn đề cập chi tiết về thời gian, địa
điểm, cách thức tiến hành các nghi lễ cúng thần thánh, tổ tiên, đề cập đến
vai trò, trách nhiệm của người chủ nhà.
Chương 4: Gồm 260 điều nói về lối sống của các đẳng cấp trong xã
hội. Đó cũng là một phần dharma mà mỗi đẳng cấp phải thực hiện.
Chương 5: Gồm 169 điều, nói về hành vi của con người đối với các
loại thức ăn, tiết hạnh của người phụ nữ. Các quy tắc tẩy uế khi có việc tử
và tẩy uế các đồ vật.
Chương 6: Gồm 97 điều nói về các nghi thức thiêng liêng trong khi
đọc kinh, cúng lễ và cái chết của những con người có tâm tu hành.
Chương 7: Gồm 226 điều nêu các đức tính của vua và lời răn dạy
mọi người sống theo gương đó.

Chương 8: Gồm 420 điều quy định về tư cách làm chứng
trước toà, việc xét xử những người bị tội và những lỗi vi phạm của đẳng
cấp dưới với đẳng cấp trên về kinh tế, an ninh chính trị, xã hội, tôn giáo
Chương 9: Gồm 336 điều nói về quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình
và sự ràng buộc hay phân biệt giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái.
Chương 10: Gồm 131 điều lại tiếp tục quy định và phân loại các đối
tượng được nghiên cứu kinh Veda, những quy định về lối sống của các
đẳng cấp sao cho đúng dharma.
7
Chương 11: Gồm 266 điều răn dạy những người mắc lỗi, vi phạm
điều cấm kỵ trong xã hội, tôn giáo.
Chương 12: Gồm 126 điều khuyên con người chăm chỉ nghiên cứu
kinh Vêda và thông qua đó để nâng cao đức hạnh, kiến thức của mình.
Những lời khuyên về lối sống, hành động của đẳng cấp Bharman. Những
quy định xử phạt với tội ăn cắp.
Qua nội dung cơ bản của luật Manu có thể thấy rõ những quy định
cụ thể về tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại. Trong đó,
Manu tập trung vào việc bảo vệ chế độ đẳng cấp, quyền lợi của các đẳng
cấp trên trong xã hội, củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế. Ngoài ra, bộ
luật cũng thể hiện rõ màu sắc tôn giáo-đạo Hindu.
Chương II
CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI QUA LUẬT MANU
2.1 Quan niệm của bộ luật manu về trật tự xã hội và sự phân
chia các đẳng cấp
Đạo Hinđu ở Ấn Độ đã được hình thành qua một quá trình phát
triển lâu dài bao gồm các giai đoạn: đạo Vêda (Vedism), đạo Bàlamôn
(Brahmanism) và cuối cùng là Ấn Độ giáo hoàn chỉnh (Hinduism). Giáo lí
cơ bản của đạo Hindu được thể hiện qua bộ kinh Veda gồm bốn quyển và
các kinh sách khác. Nền tảng của Manu dựa trên kinh Veda - chứa đựng
những yếu tố căn bản nhất của Hindu giáo, do vậy quan niệm của Manu

gần như là quan niệm của Hindu giáo về xã hội và con người. Theo Manu
xã hội được phân chia theo đẳng cấp và giới tính, các đẳng cấp có trật tự
trên dưới rõ ràng. Xã hội là một hệ thống chặt chẽ vì mỗi người đều có
những dharma của riêng của mình và cố gắng thực hiện dharma như là
một trách nhiệm bắt buộc nhằm duy trì trật tự xã hội. Manu chấp nhận một
xã hội mà ở đó khái niệm Varna được tồn tại một cách hoàn chỉnh. Rig
Veda nói rằng sự tồn tại của vũ trụ là dựa vào sự tồn tại của bốn đẳng cấp.
Nguồn gốc của họ thể hiện vị trí của họ trong xã hội. Đẳng cấp Brahman
được sinh ra từ miệng của thần Brahma, đẳng cấp Ksatrya được sinh ra từ
cánh tay, đẳng cấp Vaishya được sinh ra từ bắp đùi và Shudra được sinh ra
từ bản chân của thần [Manu, điều 31 chương I].
Trong hệ thống đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ đại mỗi đẳng cấp có
quyền lợi và trách nhiệm khác nhau được pháp luật quy định cụ thể. Trong
đó, những đẳng cấp trên như: Brahman, Ksatrya được hưởng nhiều đặc
quyền về nhiều mặt.
Trật tự xã hội lý tưởng mà Manu hướng tới bao gồm nhiều yếu tố
như: Một là, sista. Mục đích cuối cùng của Manu là thiết lập một xã hội
8
thiêng liêng. Hai là, asrama. Manu hướng tới một xã hội duy nhất mà ở đó
sự phát triển của cá nhân trên các mặt thể chất, đạo đức, tinh thần trải qua
bốn giai đoạn riêng biệt của cuộc đời. Ba là, samskara - nghi lễ, phương
tiện để con người trải qua sự biến đổi về tinh thần, đạo đức… Tóm lại,
Manu đưa ra một hệ thống các các luật lệ quy định cho mỗi cá nhân trong
xã hội nhằm bảo vệ trật tự xã hội.
2.2 Nguồn gốc của chế độ đẳng cấp
Về mặt thời gian không thế xác định chính xác thời gian ra đời của
chế độ đẳng cấp Varna. Varna theo tiếng Ấn có nghĩa là “màu sắc, màu
da”. Thực tế, trong xã hội của người Aryan thực tế đã tồn tại ít nhất ba
Varna mà cơ sở phân chia xã hội một cách bất bình đẳng là sự khác biệt về
dòng họ, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng. Chế độ đẳng cấp Varna được

hoàn thiện khi người Aryan vào Ấn Độ, tức là khoảng thiên niên kỉ I TCN.
Khi xâm nhập vào Ấn Độ, hệ thống đẳng cấp được hoàn thiện với
việc hình thành đẳng cấp thứ tư dành cho người Dravida bản địa. Nguyên
nhân chủ yếu là do người Aryan là một tộc người thuộc chủng tộc Ấn - Âu
và nói ngữ hệ Ấn- Âu sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi thuộc vùng
Trung Á, di cư vào Ấn Độ, không chỉ có sự khác biệt giữa họ với người
Dravida bản địa về màu da, hình dáng mà cả về trình độ phát triển. Chính
sự khác biệt về chủng tộc và đặc biệt là do mối quan hệ giữa kẻ đi chinh
phục và người bị chinh phục mà sự kì thị chủng tộc là rất sâu sắc. Do đó,
người Aryan muốn duy trì củng cố sự thống trị của mình đối với người
Dravida bản địa thì người Aryan buộc phải thiết lập và hoàn thiện chế độ
đẳng cấp, coi đó là công cụ hữu ích để cai trị người Dravida bản địa.
Chế độ đẳng cấp Varna đầu tiên là dựa trên sự phân chia màu da
và chủng tộc, dòng giống, nhưng sau đó với sự biến đổi của xã hội, chế độ
Varna được mở rộng ra bằng phân biệt về nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm
kỵ trong hôn nhân, quan niệm về sự trong sạch và giao tiếp xã hội.
Trong bộ luật Manu, nguồn gốc của chế độ đẳng cấp không được
đề cập nhiều. Người ta gán cho nguồn gốc sự ra đời của chế độ đẳng cấp
một giả thuyết có tính chất thiêng liêng, thần bí dựa trên cơ sở sùng bái vị
thần tối cao-thần Bhaman. Cùng với giáo lý của đạo Bàlamôn, luật Manu
đã phân chia xã hội Ấn Độ thành nhiều đẳng cấp khác nhau, nhưng có thể
quy thành bốn đẳng cấp chính gồm: Brahaman, Kshatrya, Vashya là
những đẳng cấp trên chủ yếu là những người Aryan, còn Shudra thuộc
đẳng cấp dưới chủ yếu là người bản địa. Sự phân chia đẳng cấp trên nhằm
bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của người Aryan đối với người bản địa.
2.3 Qui định về quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp
2.3.1 Quy định về tôn giáo
9
Ấn Độ được coi là quê hương của nhiều tôn giáo, hai trong số các
tôn giáo lớn trên thế giới có xuất xứ từ Ấn Độ đó là Đạo Phật và Đạo

Hindu. Ấn Độ cũng là nơi mà nhiều tôn giáo ở bên ngoài được du nhập và
có đông tín đồ. Trong lịch sử Ấn Độ, tôn giáo đã và vẫn có những ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
bộ luật Manu những quy định về tôn giáo được đề cập tương đối nhiều và
khá chi tiết, bao gồm những quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm
của mỗi đẳng cấp trong xã hội. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, mỗi cá nhân
đều thuộc một đẳng cấp nhất định và phải có nghĩa vụ thực hiện bổn phận
thuộc về đẳng cấp mình. Ở khía cạnh luật pháp Manu đã đưa ra những quy
định về tôn giáo với từng đẳng cấp rất rõ ràng. Trên đỉnh hệ thống đẳng
cấp trong xã hội Ấn Độ là các tu sĩ Bàlamôn. Họ là những người được
hưởng nhiều quyền lợi nhất về tôn giáo, vai trò, địa vị luôn được đề cao.
Điều 88 chương I quy định “Việc giảng dạy (adhyapa), nghiên cứu Veda
(adhyayana), cúng lễ ngài và cúng lễ các người khác, phân phát (dana) và
nhận (pratigana) (của bố thí), ngài quy định cho các Bharman”. Manu
cũng chỉ ra rằng trách nhiệm phân phát của bố thí, cúng lễ, nghiên cứu
Veda được dành lần lượt cho đẳng cấp Ksatrya và Vaisya. Như vậy,
những quyền lợi và trách nhiệm chính trong việc thực thi những quy định
tôn giáo chủ yếu dành cho những người thuộc ba đẳng cấp trên được coi là
những người “ra đời hai lần”. Người Sudra thuộc đẳng cấp thấp nhất
trong xã hội theo đạo Bàlamôn nếu nghe thánh kinh (veda) thì tai sẽ điếc,
bị đổ chì vào; nếu tụng thánh kinh thì lưỡi bị cắt đứt ra; nếu lại muốn học
thuộc lòng thì thân thể chặt ra làm hai.
Mục đích lớn nhất của các tín đồ Bàlamôn giáo là đi đến sự “giải
thoát”. Đạo này dựa trên ba yếu tố chính gồm: Đạo (Dharma), đẳng cấp
(Varna) và các giai đoạn của đời sống (Arama). Trong luật Manu những
quy định về tôn giáo không những bảo vệ chế độ đẳng cấp mà còn làm rõ
bốn giai đoạn khác nhau của một con người. Mỗi giai đoạn của cuộc đời
mỗi đẳng cấp phải thực hiện những lễ nghi, quy định tôn giáo khác nhau,
đó cũng là quá trình vươn đến sự giải thoát. Trong đó: Giai đoạn thứ nhất
dành cho tuổi niên thiếu là tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống. Đây là

giai đoạn chủ yếu phải học tập kinh Veda. Tuỳ thuộc mỗi đẳng cấp mà
mức độ nghiên cứu kinh Veda nặng, nhẹ khác nhau. Giai đoạn này thiếu
niên phải học tập và tuân theo những quy định chặt chẽ, khắt khe dưới sự
dẫn dắt của thầy dạy veda. Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn “chủ nhà” con
người lập gia đình và tạo dựng sự nghiệp và công danh hưởng thú vui trần
tục nhưng vẫn phải tuân theo những quy định, lễ nghi tôn giáo và bổn
phận của giai cấp mình. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sống ẩn dật khi đã
10
có tuổi và con cháu. Họ phải rời bỏ gia đình, từ bỏ những ràng buộc của
cuộc sống đời thường, sống cuộc sống tâm linh, suy ngẫm về những triết
lý tôn giáo. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn xuất thế thành những tu sĩ khất
thực sống cuộc sống không màng đến danh lợi mong muốn tìm đến sự giải
thoát. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của mỗi đời người, tuỳ thuộc vào
thân phận của mình mà mỗi đẳng cấp phải thực hiện những lễ nghi, quy
định tôn giáo khác nhau.
Nhìn chung, những đặc quyền về tôn giáo thường dành cho những
đẳng cấp trên trong hệ thống xã hội, đặc biệt là đẳng cấp Bharman. Tuy
nhiên, song song với việc được hưởng những đặc quyền đó, những người
ra đời hai lần cũng phải thực hiện hàng loạt những quy định khắt khe,
những lễ nghi tôn giáo phức tạp mà luật Manu đã quy định cho mỗi đẳng
cấp khá chi tiết rõ ràng.
2.3.2 Quy định về chính trị
Khi người Aryan vào Ấn Độ, họ không chỉ tiếp thu kĩ thuật sản
xuất, tín ngưỡng tôn giáo mà cả trình độ tổ chức quản lí xã hội của người
bản địa để từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị.
Để bảo đảm quyền lợi của kẻ đi thống trị, người Aryan đã thực hiện hàng
loạt những biện pháp như: hoàn thiện củng cố chế độ đẳng cấp, duy trì đạo
Bàlamôn, ban hành luật pháp…vv. Trong đó, Luật Manu là một công cụ
hữu hiệu bảo đảm quyền lợi thống trị cho người Aryan, những đẳng cấp
trên trong xã hội. Mỗi đẳng cấp có quyền lợi địa vị chính trị khác nhau

được quy định cụ thể trong luật Manu.
Đối với đẳng cấp Bharman: Buổi đầu với tư cách là người kiến
thiết đứng đầu quốc gia và nắm quyền chỉ huy quân đội, đẳng cấp Ksatrya
được coi là cao nhất trong xã hội nắm quyền lực tuyệt đối về chính trị.
Trong các buổi tế lễ, đẳng cấp Bharman chỉ đóng vai trò trợ giúp nhà vua
thực hiện các lễ nghi tôn giáo……
Nhưng khi những cuộc chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, con
người cần mở mang tri thức, sinh hoạt tôn giáo và phát triển kinh tế. Đẳng
cấp Bharman ngày càng đông lên, uy quyền được thần thánh hoá. Quyền
lực chính trị của Bharman được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Bharman
là đẳng cấp có quyền đưa ra những quy định về pháp luật trong nhiều
trường hợp nếu không có trong các quy định pháp luật thì lời nói của
Bharman được coi là các Dharma và các đẳng cấp khác phải nghe theo
Bharman còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp vua xét xử các
vụ kiện tụng. Thậm chí, trong những trường hợp đặc biệt nếu vua không tự
mình xét xử được những vụ kiện tụng thì phải của một Bharman thông
thái nhất tiến hành việc xử kiện. Manu cũng khuyên vua muốn thực hiện
11
tốt trách nhiệm cai trị đất nước của mình thì phải có sự giúp đỡ của các
Bharman thông thái “Vua nên bàn bạc hết sức nghiêm chỉnh với Bharman
thông thái ưu tú nhất về sáu hình thức chính trị
1
. Bao giờ cũng nên cho
người ấy biết mọi công việc với sự tin cậy hoàn toàn; hãy cùng người ấy
cân nhắc kĩ rồi mới thi hành bất kì biệp pháp nào” [Manu Điều 58, 59
chương VII].
Đẳng cấp Ksatrya: Thực chất Ksatrya chính là chủ thể của quyền
lực chính trị. Đẳng cấp Ksatrya gồm tầng lớp quý tộc vương công, võ sĩ
thế tục…Theo quan điểm về tính gần gũi với tri thức thần thánh thì đẳng
cấp Ksatrya giữ địa vị thấp hơn so với đẳng cấp Bharman. Tuy nhiên,

trong thực tế quyền lực chính trị và cai quản hành chính lại nằm trong tay
đẳng cấp này. Luật Manu cũng chỉ rõ trách nhiệm chính đối với Ksatrya là
mang gươm, việc làm xứng đáng nhất với họ là bảo vệ các thần dân, ra sức
thực hiện các Dharma được quy định cho đẳng cấp mình, Ksatrya không
bao giờ được lảng tránh chiến đấu trên sa trường.
Đẳng cấp Vaishya: Mặc dù được coi là những người ra đời hai
lần nhưng đẳng cấp Vaishya chủ yếu có trách nhiệm thực thi bổn phận
chính trị đã được quy định chứ không có nhiều quyền lực về chính trị như
đẳng cấp Bharman hay Ksatrya. Dharma cao nhất đối với đẳng cấp
Vaishya là cố gắng hết sức làm tăng tài sản và cấp thức ăn cho tất cả các
sinh vật.
Đẳng cấp Shudra: Là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội, Shudra có
trách nhiệm chính là phục dịch các đẳng cấp trên đặc biệt là Bharman.
Việc phục dịch các Bharman được coi là Dharma cao nhất đối với đẳng
cấp Shudra vì “Một Shudra trong sạch, vâng lời người trên, nói năng dịu
dàng, không kiêu ngạo luôn nhờ cậy Bharman che chở, thì được sự ra đời
cao nhất trong cuộc đời mới
2
[Manu Điều 334 chương IX].
Luật Manu còn đưa ra những quy định về lối sống của các đẳng
cấp trong xã hội. Mỗi đẳng cấp nên thực hiện tốt trách nhiệm và bổn phận
của mình mà luật pháp đã quy định, nếu những đẳng cấp trên vì những lí
do khác nhau nếu không thể sống bằng lối sống của đẳng cấp mình có thể
sống bằng lối sống của những đẳng cấp dưới.
2.3.3 Quy định về tư cách pháp nhân trước pháp luật
Những quy định về tư cách pháp nhân thể hiện vai trò vị trí của
các đẳng cấp trong xã hội, đồng thời thể hiện quyền lợi nghĩa vụ của mỗi
thành viên trong xã hội. Mỗi đẳng cấp đều có quyền lợi và trách nhiệm
1
Sáu hình thức chính trị là: samdhi – liên minh, vigraha-chiến tranh, yana- hành trình, asana - chờ đợi,

sansaya – tìm sự che chở, dvaidha – chia quân
2
Trung thành với Bharman có thể được lên thiên đường
12
trước pháp luật khác nhau. Về cơ bản, pháp luật bảo vệ quyền lợi của
những đẳng cấp trên-những người ra đời hai lần “cho nên người hiền minh
thậm chí đừng bao giờ đi dọa những người ra đời hai lần, đừng đánh kẻ
đó dù là bằng cọng cỏ, đừng làm kẻ đó đổ máu” [Manu Điều 169 chương
IV].
Đối với đẳng cấp Bharman thì pháp luật dường như có một sự bảo
vệ đặc biệt, các đẳng cấp dưới phải phục tùng và kính trọng vô điều kiện
đối với Bharman. Người ra đời hai lần dù chỉ dọa giết một Bharman có thể
bị đày xuống địa ngục một trăm năm, kẻ nào vì mất trí mà làm đổ máu
Bharman kẻ đó có thể bị mất đẳng cấp và sẽ bị hành hạ ghê gớm sau khi
chết. Thậm chí, kẻ nào giả làm Bharman cũng bị coi là tội lớn và bị trừng
phạt nghiêm khắc. Bharman khi phạm những tội nặng thì chỉ bị phạt ở
mức độ trung bình hay bị đuổi ra khỏi nước nhưng vẫn được đem theo tài
sản của mình. Bharman dù phạm tội tày đình đến đâu cũng không bao giờ
bị xử vào tội chết.
Đối với đẳng cấp thấp thì đối xử phân biệt trước pháp luật, một
Shudra dù đã được phóng thích thì vẫn không thể thoát khỏi bổn phận của
Varna mình đó là hầu hạ, không ai có thể giải thoát trách nhiệm đó của
Shudra. Ngoài ra, Shudra không có quyền được phong tặng, không được
thực hiện Dharma của các đẳng cấp trên, không có quyền được tích luỹ tài
sản dù có khả năng làm việc đó.
Trong xét xử, sự phân biệt đẳng cấp và sự khác biệt về tư cách pháp
nhân giữa các đẳng cấp thể hiện rõ rệt. Tư cách pháp nhân của các đẳng
cấp trước pháp luật trong xét xử được Manu quy định rõ ràng thể hiện qua
nhiều khía cạnh như: Tư cách làm chứng trước tòa, quy định xét xử về tội
lăng nhục xúc phạm, quy định xét xử tội ăn cắp, quy định về sự phân chia

tài sản thừa kế…vv
Tư cách làm chứng trước toà: Về nguyên tắc việc xét xử phải công
nhận tư cách người làm chứng ở tất cả Varna nhưng phải đáng tin cậy, biết
toàn bộ dharma. Manu khuyên người làm chứng trước toà phải nói sự thật
vì “Người làm chứng được tẩy uế bằng sự thật, Dharma được tăng lên
nhờ sự thật; chính bởi thế, các nhân chứng ở tất cả varna phải nói lên sự
thật” [Manu Điều 83 chương VIII]. Người làm chứng không thật có thể bị
trói buộc bằng xiềng xích của chính varna mình và trở thành kẻ bất lực
trong suốt cuộc đời, chịu hình phạt lộn đầu xuống địa ngục trong bóng tối
mịt mù sau khi chết.
Quy tắc xử phạt về tội lăng nhục bằng lời nói và hành động: Đây là
những quy tắc hữu hiệu nhất nhằm bảo đảm trật tự xã hội và duy trì chế độ
đẳng cấp cũng như địa vị của các đẳng cấp trên đặc biệt là nhằm bảo vệ
13
đẳng cấp Bharman. Bharman là đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội là hiện
thân của uy quyền thần thánh do đó các đẳng cấp khác trong xã hội phải
hết sức kính trọng và phục tùng đẳng cấp này. Việc xúc phạm đối với
Bharman dù chỉ bằng lời nói có thể chịu những hình phạt rất nặng tuỳ theo
mức độ khác nhau. Nếu một Ksatrya chửi Bharman thì bị phạt tiền là một
trăm Pana, Vaishya thì hai trăm rưỡi, những đối với Shudra thì có thể bị
phạt nhục hình. Manu cũng đưa ra những quy định xử phạt cụ thể về tội
lăng nhục bằng hành động đối với các đẳng cấp trong xã hội. Những hình
phạt thường là rất khốc liệt đối với những đẳng cấp thấp nếu xâm phạm
đến thân thể của đẳng cấp trên.
Quy tắc xử phạt về tội ăn cắp: Đây là một trong những khía cạnh
được Manu đưa ra nhiều quy định nhất. Tội ăn cắp bị coi là trọng tội, việc
xét xử và thực hiện những hình phạt đối với tội này được tiến hành với
mọi thành phần đẳng cấp trong xã hội. Một điều khá độc đáo trong việc
xét xử tội ăn cắp đó là vị trí đẳng cấp trong xã hội tỷ lệ thuận với với mức
nặng của hình phạt “Nếu một Shudra ăn cắp thì tội nặng quá tám lần,

Vaishya - mười sáu lần, Ksatrya - ba mươi hai lần, Bharman sáu mươi tư
hay đủ một trăm lần tuỳ theo cách hiểu (của mỗi người trong bọn họ về
thực chất) của thiện và ác” [Manu Điều 337, 338 chương VIII].
Quy tắc xử phạt về tội ngoại tình:

Manu kịch liệt lên án những
trường hợp ngoại tình, và đưa ra những hình phạt nặng nề cho tội lỗi này
“nếu một người phụ nữ được tự hào là có đức hạnh lại đi lừa dối chồng
mình đi với một người đàn ông khác thì vua nên cho chó ăn thịt cô ta ở
nơi có đông đảo mọi người” [Manu điều 371 chương VIII]. Tuỳ thuộc vào
mỗi đẳng cấp và đối tượng ngoại tình khác nhau mà có những hình phạt
khác nhau được quy định cụ thể. Thông thường những người thuộc đẳng
cấp thấp mà ngoại tình với những người thuộc đẳng cấp cao hơn thì phải
chịu những hình phạt khốc liệt.
Quy định về quyền thừa kế tài sản: Trong gia đình truyền thống Ấn
Độ, người cha là người chủ, là người sở hữu lớn nhất về tài sản, là người
có quyền lực, nhưng khi người cha chết, thì quyền đó được phân chia như
thế nào Manu cũng có đề cập đến.
Quy tắc xét xử tội đánh bạc: Bài bạc và đánh cược bị coi là ăn cắp
công khai và bị xử phạt rất nặng có thể bị tử hình hay trục xuất ra khỏi đất
nước tuỳ theo mức độ của việc phạm tội và đẳng cấp của kẻ phạm tội.
Thông thường việc xét xử tội đánh bạc do nhà vua quy định những hình
phạt, người tham gia đánh bạc phải nộp phạt những khoản tiền theo quy
định tuỳ theo quy mô phạm tội. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi đẳng cấp mà
hình phạt và việc thi hành án phạt khác nhau “Ksatrya, Vaishya và Shudra
14
phải nộp phạt, nếu không nộp được phạt thì phải trả nợ bằng việc làm,
Bharman thì được trả nợ dần dần” [Manu Điều 229 chương IX].
2.4 Những qui định về quan hệ xã hội giữa các đẳng cấp
2.4.1 Quy định về hôn nhân

Theo Manu, hôn nhân cũng là cách thức để con người thể hiện
dharma của mình. Hôn nhân đưa hai con người khác nhau về chung một
con đường, tiến tới cùng một mục đích là duy trì sự phát triển của gia
đình, xã hội. Hôn nhân Hindu giáo hướng tới những mục đích chính như:
Thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo, tiến hành các nghi lẽ thờ cúng (dharma
sampatti), sinh con cái nối dõi để người cha sau khi chết không bị đày ải ở
địa ngục và hưởng sung sướng và sự giải thoát (praja sampatti), thực hiện
khát khao, thoả mãn khoái cảm tình dục (rati palam). Trong đó, việc thực
hiện hôn nhân theo đúng các nghi lễ tôn giáo truyền thống giữ một vai trò
quan trọng đối với mọi đẳng cấp.
Trong Luật Manu những quy định cụ thể về hôn nhân và những loại
hình hôn nhân được đề cập khá chi tiết.
Thứ nhất: Những quy định cụ thể về hôn nhân: Về cơ bản, tôn giáo
và luật pháp Ấn Độ cổ đại không khuyến khích và đề cao chế độ đa thê
(poligamy), thông thường người đàn ông chỉ lấy duy nhất một vợ. Dù trên
thực tế vẫn có nhiều trường hợp cưới hai ba vợ nhưng chủ yếu chỉ xảy ra
đối với những người giàu có và là đẳng cấp trên trong xã hội như: tăng lữ,
vua, quý tộc. Theo truyền thống một người shudra chỉ có thể lấy một
người vợ là Shudra nhưng một người Vaishya có thể lấy một vợ thuộc
Vaishya và một người vợ Shudra, một người thuộc Ksatrya có thể lấy một
vợ thuộc đẳng cấp mình và hai vợ thuộc hai đẳng cấp dưới, một người
thuộc đẳng cấp Brahman có thể lấy một vợ thuộc đẳng cấp Brahman và ba
người vợ thuộc ba đẳng cấp dưới [Manu, điều 13 chương III]. Như vậy, dù
không khuyến khích đa thê nhưng trong những trường hợp đặc biệt thì
những người đàn ông thuộc ba đẳng cấp trên vẫn có thể lấy thêm vợ nếu
muốn nhưng với điều kiện người vợ đầu tiên (tức vợ cả) phải thuộc cùng
đẳng cấp với mình, những người vợ tiếp theo phải là người thuộc đẳng cấp
dưới “trong lần kết hôn đầu tiên, người ra đời hai lần được khuyên là nên
lấy (vợ) cùng varna nhưng những hành động theo tình yêu có thể lấy vợ
theo thứ tự trực tiếp (của các varna)” [Manu, điều 12 chương III].

Hôn nhân trong Manu được quy định rất cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ.
Những chàng trai thuộc ba đẳng cấp trên sau khi hoàn thành việc học tập
(kinh sách) sẽ trở về nhà và bắt đầu một giai đoạn mới cao hơn về thể
chất, đạo đức, tinh thần. Đó là việc chọn cưới vợ và trở thành một người
chủ gia đình “Sau khi tẩy rửa thân thể với sự cho phép của guru, sau khi
15
thực hiện nghi thức trở về nhà (samavrtta) theo đúng quy tắc, người ra
đời hai lần nên lấy vợ cùng varna với mình và có những biểu hiện thân
thể dễ ưa” [Manu, điều 4 chương III]. Việc kết hôn rất quan trọng và được
tiến hành khá phức tạp tuỳ thuộc vào từng đẳng cấp từ việc chọn vợ phải
có tên dễ nghe, thân hình dễ ưa và quan trọng hơn cả là phải cùng đẳng
cấp. Thường thì người đàn ông thuộc đẳng cấp nào thì lấy một vợ thuộc
đẳng cấp đó. Manu phê phán những người đàn ông được tái sinh nếu cưới
những người vợ của đẳng cấp dưới (shudra), cho đó là ý nghĩ điên rồ vì họ
sẽ sớm làm mất danh dự gia đình đồng thời những đứa trẻ sinh ra sẽ thuộc
đẳng cấp shudra [Manu điều 15 chương III].
Thứ hai: Về những loại hình hôn nhân: Manu đưa ra những loại
hình hôn nhân khá cụ thể trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Những loại hình hôn
nhân bao gồm: Brahma, Daiva, Arsa, Prajapatya, Asura, Gandharva,
Raksara và Paisaca. “Tóm lại, có tám cách để cưới vợ được thực hiện với
cả bốn đẳng cấp, để làm tốt hơn hoặc làm tồi tệ đi thế giới này và thế giới
bên kia (sau khi chết)”, “những cuộc hôn nhân được đặt tên theo tinh thần
tối cao (Brahma), các vị thánh (Daiva), những nhà hiền tríêt (Arsa), thần
sáng tạo (Prajapatya), ma quỷ (Asura), quái vật đầu người (Gandharva),
quỷ ăn thịt người (Raksara) và cuối cùng xấu xa nhất là ma cà rồng đáng
ghê tởm (Paisaca)” [Manu, điều 20, 21 chương III].
Trong đó, hôn nhân tốt đẹp và cao quý nhất là Brahma thường được
tiến hành trong các gia đình đẳng cấp Bàlamôn, hôn nhân Daiva là cuộc
hôn nhân mang đậm âm hưởng và màu sắc của các nghi lễ tôn giáo…
Trong số các loại hình hôn nhân thì loại hôn nhân Gandharva là cuộc hôn

nhân duy nhất được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu và sự tự nguyện đến
với nhau. Hôn nhân này không cần sự đồng ý của bố mẹ, không cần đến
các lễ nghi tôn giáo và thường không công khai.
2.4.2 Những quy định về việc đặt tên, ăn mặc giao tiếp
Luật Manu đưa ra một hệ thống khá toàn diện những quy định về
tôn giáo, chính trị, hôn nhân, giao tiếp vv cho mỗi đẳng cấp trong xã hội.
Trong đó, khi tìm hiểu về những quy định đặt tên, ăn mặc, tiếp xúc của các
đẳng cấp chúng ta thấy có nhiều điều khá thú vị.
Thứ nhất: Những quy định về việc đặt tên: Đối với người Ấn Độ cổ
đại việc đặt tên cho đứa bé khi ra đời là một nghi lễ thiêng liêng và quan
trọng. Theo Luật Manu, việc đặt tên phải được tiến hành theo đúng quy
định về mặt thời gian, thời điểm. Thông thường, việc đặt tên phải được
tiến hành vào ngày thứ mười hay ngày thứ mười hai kể từ khi sinh ra và
thực hiện vào thời điểm khi có phúc tinh. Quan trọng hơn cả là việc lựa
chọn tên cho trẻ cũng phải tuân thủ theo đúng quy định và phải phù hợp
16
với đẳng cấp của đứa trẻ. Đứa trẻ thuộc đẳng cấp nào thì phù hợp với tên
gọi, từ ngữ của đẳng cấp đó “Tên của Bhaman sẽ là từ khiến được ưu đãi,
Ksatrya là từ đầy sức lực, Vaishya là từ gắn liền với sự giàu có, Shudra là
từ đáng khinh”…Hay “Tên của Bhaman sẽ là từ biểu thị hạnh phúc,
Ksatrya là đầy sự che chở, Vaishya là từ liên hệ với sự phồn thịnh, Shudra
là từ liên hệ với sự hầu hạ
3
” [Manu Điều 31,32 chương II].
Thứ hai: Những quy định về cách ăn, mặc: Có lẽ không một nơi nào
trên thế giới, luật pháp lại đưa ra một hệ thống những quy định về ăn, mặc
phức tạp khắt khe như ở Ấn Độ thời cổ đại. Mỗi đẳng cấp đều có sự khác
biệt về cách ăn, mặc và phải phù hợp với đẳng cấp mình.
Đối với những người ra đời hai lần, luật Manu đưa ra một hệ thống
những quy định chung rất nghiêm ngặt về những thực phẩm được dùng và

bị cấm. Manu khuyên người ra đời hai lần “Muốn giữ sạch mình thì không
được ăn những thức ăn cấm, còn những cái vô tình ăn phải thì phải thổ ra
cũng như phải tẩy uế bằng những lễ tẩy uế khác nhau” [Manu Điều 161
chương XI].
Riêng đối với tầng lớp Bharman được coi là tầng lớp cao quý nhất
trong những người ra đời hai lần, được hưởng nhiều quyền lợi về tôn giáo,
chính trị, xã hội. Tuy nhiên, đẳng cấp Bharman cũng phải thực hiện những
nhiệm vụ và bổn phận nặng nề trong trong việc tuân thủ những quy tắc
nghiêm ngặt trên nhiều lĩnh vực. Luật Manu đưa ra một hệ thống những
quy tắc khắt khe đối với đẳng cấp Bharman trong việc ăn, mặc. Theo
Manu, đẳng cấp Bharman ngoài việc thực hiện các quy tắc chung của
những ngưòi ra đời hai lần trong cách ăn, mặc thì phải thực hiện những
quy định riêng cho đẳng cấp mình. Ví dụ: Bharman không được ăn những
thức ăn đã bị lấy mất đầu, không được ăn thức ăn đem cho mà không có
sự kính trọng cần thiết, thức ăn trên có lông hay sâu bọ…vv Nếu vô tình
ăn phải những thức ăn cấm, Brahman phải thực hiện lễ tẩy uế và ăn chay.
Trang phục của Brahman cũng được đề cập khá nhiều, theo Manu
nên tránh mặc quần áo rách, bẩn nếu có phương tiện. Manu quy định
Bharman luôn phải “Cắt tóc ngắn, có móng tay và râu, áo quần trắng,
sạch sẽ, luôn nghiên cứu veda và làm những việc có ích cho bản thân”
[Manu Điều 35 chương IV]. Một Brahman trong sạch không nên mang
giày, quần áo, giây thiêng, đồ trang sức, tràng hoa, bình đựng nước mà
3
()
Nên đặt những tên như đã nói trong câu thơ này, Brahman là tên các thần, tên các risi và tận cùng
bằng carman (bảo vệ) svamin (ngài), data (được cho), Bhuti (phúc lạc) vv. Các Ksatrya thì cho những
tên- “người che chở những kẻ thuộc hạ”, “vô địch trong chiến đấu”…vv. Các Vaishya thì – “có
của cải giàu có”, “có nhiều bò cái” vv. Sudra- những tên khinh bỉ kiểu như: Brpanaka (nghèo khổ),
dina (nghèo khổ), và tên tận cùng bằng dasa (nô lệ): devadasa (kẻ nô lệ của các thần), Brahmandasa
(nô lệ của Brahman) vv

17
người khác đã dùng. Mục đích của việc tuân thủ những quy định về ăn,
mặc và những quy định khác để xứng đáng với vị trí người ưu tú nhất của
những người ra đời hai lần, chúa tể của thế giới.
Riêng đối với đẳng cấp Sudra nhiệm vụ chính của họ là hầu hạ
những đẳng cấp trên, phục tùng vô điều kiện. Cách ăn, mặc của Shudra
được Manu quy định phải phù hợp với thân phận, địa vị xã hội của họ
“các Shudra sống một cách chính đáng
4
hàng tháng phải cắt tóc, thức ăn
của họ phải là thức ăn thừa của những người ra đời hai lần” [Manu Điều
140 chương V]. Ngoài ra, trong xã hội Ấn Độ cổ đại còn tồn tại những
người bị coi là ngoài đẳng cấp, họ được gọi là Chandala, Svabatsa, hay
Paria …nơi ở của họ phải ở ngoài làng, đồ gia dụng mà họ dùng phải bị
người khác đã vứt bỏ. Theo quy định của Manu đối với những người ngoài
đẳng cấp thì “Y phục của họ là quần áo của người chết, thức ăn thì phải
cho họ trong bình vỡ, đồ trang sức của họ bằng sắt, và họ luôn luôn phải
lưu lạc” [Manu Điều 52 chương X]
Điều đặc biệt ở chỗ luật Manu không chỉ đưa ra những quy định
chung cho mọi đẳng cấp mà còn dành khá nhiều điều quy định cho những
đẳng cấp trên - những người ra đời hai lần. Mỗi giai đoạn trong cuộc đời,
người ra đời hai lần phải tuân thủ những quy định khác nhau về việc lựa
chọn cách ăn mặc, những điều cấm kỵ.
Thứ ba: Những quy định về giao tiếp giữa các đẳng cấp: Đây là khía
cạnh được Luật Manu đưa ra tương đối cụ thể bao gồm những quy định
chung và riêng cho mọi đẳng cấp về các quy tắc giao tiếp trong xã hội.
Ngay từ cách chào hỏi khi gặp nhau đã có sự phân biệt đẳng cấp và thể
hiện vị trí xã hội của mỗi người. Theo Luật Manu, người có thói quen
chào hỏi, luôn luôn tôn kính người nhiều tuổi hơn sẽ làm tăng lên bốn thứ
là: tuổi thọ, sự thông thái, quang vinh và sức mạnh. Tuỳ thuộc vào việc

tiếp xúc với đẳng cấp nào mà màn chào hỏi được quy định ra sao “Khi
gặp Bharman hãy hỏi về hạnh phúc (kucana), gặp Ksatrya hỏi về sự hưng
vượng (anamaya), gặp Vaishya - hỏi về phúc lợi (ksema), gặp Shudra hỏi
về sức khoẻ (arogya)” [Manu Điều 127 chương II]. Riêng đối với
Bharman sự chào hỏi có tầm quan trọng đặc biệt, Bharman phải biết cách
chào hỏi theo đúng quy định. Thông thường Bharman chỉ phải chào hỏi
những người cùng đẳng cấp và những người hơn tuổi do sự kính trọng về
tuổi tác. Những quy định giao tiếp trong xã hội còn được Manu cụ thể hoá
thành năm tiêu chí đánh giá vị trí và sự kính trọng trong xã hội của mỗi
đẳng cấp. Theo đó, sự kính trọng trong xã hội thể hiện ở sự giàu có, họ
4
()
Sudra sống chính đáng (ayayavratin)-sống bằng cách phục vụ người Aryan: Phần lớn các nhà chú giải đều
chú thích theo nghĩa như vậy.
18
hàng, tuổi tác, sự chu đáo trong việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo, kiến
thức thiêng liêng đều đáng được kính trọng nhưng theo thứ tự cái sau quan
trọng hơn cái trước.
Đối với từng đẳng cấp cũng có những tiêu chí khác nhau để thể hiện
sự kính trọng và địa vị xã hội, sự cao trọng của Bharman phụ thuộc vào
kiến thức và sự tinh thông veda, Ksatrya phụ thuộc vào lòng dũng cảm,
các Vaishya thể hiện ở sự giàu có về thóc lúa của cải, riêng đối với Shudra
là tuổi tác. Nhìn chung, sự kính trọng cao nhất trong xã hội luôn được
dành cho những người ra đời hai lần đặc biệt là đẳng cấp Bharman vì
“Một người được coi là đáng kính không phải vì hắn có cái đầu bạc, kẻ
nghiên cứu veda được các thần coi là đáng kính, dù kẻ đó trẻ tuổi. Kẻ
không có kiến thức thực sự là một đứa trẻ, người dạy veda (manchada) là
bố kẻ đó, bởi vì bao giờ người ta cũng gọi kẻ không có kiến thức là “con”,
còn người dạy veda là “bố”” [Manu Điều 156, 153 chương II]. Thậm chí
một Bharman mười tuổi và một vị vua một trăm tuổi trong mối quan hệ xã

hội thì được coi là bố con nhưng trong hai người ấy, bố là Bharman.
Đối với những người có nguồn gốc thấp kém, Manu đưa ra những
quy định hà khắc trong giao tiếp, họ không được phép tham dự, nhìn
những người ra đời hai lần ăn. Shudra không bao giờ được phép đi cùng
với những đẳng cấp trên thậm chí “Shudra không được khiêng Bharman
chết trước mặt những người ngang bằng Bharman ấy; bởi vì vật hiến tế
trên lửa bị Shudra chạm vào thì ngăn trở việc lên thiên đường” [Manu
Điều 104 chương V]. Sự phân biệt còn thể hiện ở chỗ Shudra sẽ bị đánh
nếu trót để bóng mình phủ lên một người ở đẳng cấp cao hơn vô tình đi
qua đường. Khi ra đường Shudra và Chandala phải mang theo chuông như
là dấu hiệu đặc biệt để mọi người phải tránh, phải mang theo ống nhổ theo
mình để không được khạc nhổ bừa bãi làm ô uế mặt đất. Shudra chỉ có thể
cùng ngồi nói chuyện, ăn uống, tiếp xúc với những người cùng đẳng cấp
mình, sinh hoạt theo đúng dharma được quy định cho người có nguồn gốc
thấp kém.
Như vậy: Luật Manu chứa đựng một hệ thống những quy định khá
toàn diện, sâu sắc đối với con người và thế giới quanh họ. Có lẽ không
một nơi nào trên thế giới luật pháp lại đưa ra những quy định cụ thể cho
từng khía cạnh của cuộc sống con người như luật Manu. Những quy định
về cách ăn mặc, tiếp xúc là một phần trong hệ thống những quy định nói
chung đã thể hiện rõ sự ảnh hưởng của Hindu giáo, nó góp phần duy trì
quyền lợi cho những đẳng cấp trên, củng cố chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ
trong suốt một thời gian dài.
2.5 Một vài nhận xét về chế độ đẳng cấp Ấn Độ qua bộ luật Manu
19
Manu là một thư tịch cổ mà khi tìm hiểu nghiên cứu sẽ thấy được
mọi mặt của đời sống xã hội Ấn Độ xưa. Qua Luật Manu cũng giúp chúng
ta rút ra một vài nhận xét về đặc điểm, vai trò của chế độ đẳng cấp trong
lịch sử Ấn Độ cổ đại.
2.5.1 Đặc điểm của chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu

Manu được coi là luật lệ của hệ thống đẳng cấp và chịu ảnh hưởng
phần nào của xã hội và luân lý Ấn Độ. Một phần lớn nhờ vào luật Manu
mà chế độ đẳng cấp được xác lập và củng cố trong suốt một thời gian dài.
Chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại mang trong mình những đặc điểm nổi bật
đó là: tính xơ cứng, tính khắc nghiệt và sự thần thánh hoá mang đậm màu
sắc tôn giáo.
Tính xơ cứng của chế độ đẳng cấp Ấn Độ được thể hiện rất rõ qua
các quy định cụ thể đối với các đẳng cấp trong xã hội. Ngay từ khi mới ra
đời, chế độ đẳng cấp được phân chia dựa trên cơ sở khác biệt về màu da,
đến thời trung cổ nó tuỳ thuộc vào nghề nghiệp, dòng máu tổ tiên. Về cơ
bản, đẳng cấp ở Ấn Độ được di truyền từ đời cha đến đời con - cha ở trong
đẳng cấp nào thì con ở đẳng cấp đó bất di bất dịch không thể thay đổi
được. Mặt khác, gốc rễ của chế độ đẳng cấp là tư tưởng “dharma”, mỗi
đẳng cấp trong xã hội đều phải thừa nhận và tuân theo dharma, tức là
những bổn phận và trách nhiệm của đẳng cấp mình, chấp nhận dharma
cũng là chấp nhận những tục lệ truyền thống của ông, cha đã được quy
định từ thời xưa. Do đó, người Ấn Độ không bao giờ có ý định thay đổi
đẳng cấp mình.
Tính xơ cứng cũng giải thích vì sao chế độ đẳng cấp Ấn Độ tồn tại
trong suốt một thời gian dài trước những thay đổi phức tạp về chính trị
trong lịch sử Ấn Độ. “Chỉ ở Ấn Độ người ta mới thấy hiện tượng lạ lùng
này là một tập cấp giữ được trọn uy tín và đặc quyền trong suốt hai ngàn
rưỡi năm, mặc dầu trải qua bao cảnh thay ngôi đổi chúa, chính quyền này
lên, chính quyền khác xuống. Chỉ bọn Chandala, ti tiện, ngoài tập cấp mới
vĩnh tồn như vậy” [15;183].
Tính khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp Ấn Độ được thể hiện rõ nét
qua quyền lợi và trách nhiệm giữa các đẳng cấp trong xã hội về tôn giáo,
xử phạt trước pháp luật, hôn nhân và trong quan hệ xã hội. Nhìn chung,
những đẳng cấp trên - những người ra đời hai lần được hưởng nhiều quyền
lợi, đặc biệt là đối với Bharman và Ksatrya, ví dụ đối với Bharman thì luật

Manu trong các điều 98, 99, 100…vv chương I có nêu rõ Bharman giữ địa
vị cao nhất trong xã hội, được hưởng những đặc quyền và là chúa tể của
thế giới. Bharman còn được pháp luật bảo vệ, các đẳng cấp khác trong xã
hội nếu chỉ cần xúc phạm, lăng nhục Bharman dù chỉ bằng lời nói hay
20
hành động đều bị coi là phạm tội nặng và phải chịu những hình phạt khốc
liệt. Đối với đẳng cấp Shudra - đẳng cấp thấp kém nhất trong xã hội thì sự
phân biệt và bất bình đẳng được biểu hiện rõ nét qua luật Manu. Shudra
không có quyền thực hiện các lễ nghi tôn giáo, không có quyền về chính
trị, không được tích lũy tài sản, nhiệm vụ chính chỉ là phục dịch các đẳng
cấp trên trong xã hội. Ví dụ, trong điều 91 chương I có nêu rõ “Nhưng chỉ
có một việc mà đấng chúa tể vạch ra cho Shudra: phục vụ các varna với
lòng quy phục”. Trong nhiều trường hợp Shudra không được pháp luật bảo
vệ như trong điều 413 chương VIII có quy định: Brahman có quyền được
mua huặc bắt các Shudra về để phục vụ cho mình.
Ngoài ra, tính khắc nghiệt còn thể hiện ở chỗ các đẳng cấp phải thực
hiện rất nhiều quy tắc kiêng kị trong việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo,
ăn, mặc, tiếp xúc được quy định cụ thể và chi tiết trong luật Manu. Có lẽ
không một nơi nào trên thế giới mà luật pháp lại đưa ra nhiều quy định
phức tạp, cụ thể, có sự phân biệt, bất bình đẳng giữa các đẳng cấp về mọi
mặt của đời sống xã hội như luật Manu. Do đó, không ở đâu chế độ đẳng
cấp lại khắc nghiệt như ở Ấn Độ cổ đại.
Qua luật Manu chúng ta còn thấy chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ còn được
thần thánh hoá mang đậm dấu ấn tôn giáo-đạo Hinđu. Ngay trong truyền
thuyết ra đời của bộ luật thì tên gọi Manu là tên một nhà hiền triết lớn của
Ấn Độ, là ông tổ của phái Bàlamôn ở Manava gần Delhi, người ta coi ông là
một vị thần được thần Brhama trao tận tay bộ luật mang tên ông. Luật Manu
còn được biết đến dưới cái tên Manusmriti trong đó từ smriti còn là tên gọi
một loại tác phẩm Hindu. Trong chương I của luật Manu yếu tố thần thánh
hóa được thể hiện khá rõ khi nội dung chủ yếu nói về nguồn gốc của thế

giới, sự ra đời của bốn đẳng cấp, đề cao thần Brahma - thuỷ tổ của cả thế
giới loài người. Ví dụ, trong điều 31 chương I có giải thích về nguồn gốc ra
đời của bốn đẳng cấp là do thần Brahman tạo ra “Vì sự phồn vinh của các
thế giới, từ miệng, tay, đùi và bàn chân của mình ngài tạo nên (theo thứ
tương ứng) Brahaman, Kastrya, Vaishya và Sudra” [Manu điều 31 chương
I]. Có lẽ không một nơi nào trên thế giới mà sự ra đời của các đẳng cấp, lối
sống, quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp được thần thánh hoá và được
quy định bằng luật pháp như ở Ấn Độ cổ đại.
Trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ cổ đại thì tầng lớp Bharman giữ
địa vị cao nhất trên đỉnh hệ thống xã hội, họ là hiện thân uy quyền của thần
thánh và được hưởng nhiều quyền lợi vì là hiện thân của thần Brahman. Ví dụ
trong điều 85 chương XI có ghi “Chính căn cứ vào nguồn gốc thì Brahman là
thần thánh cả đối với các thần, cũng như uy tín đối với mọi người…”Mặt
khác, bộ luật Manu là sản phẩm của chính các tăng lữ Bàlamôn dùng để dạy
21
đạo làm người cho toàn thể người dân Ấn Độ, coi đây là công cụ hữu hiệu để
củng cố vị trí của đẳng cấp mình và duy trì trật tự xã hội.
Nền tảng của Manu dựa trên kinh Veda - chứa đựng những yếu tố
căn bản nhất của Hindu giáo, do vậy quan niệm của Manu gần như là quan
niệm của Hindu giáo về xã hội và con người. Theo Manu xã hội được
phân chia theo đẳng cấp và giới tính, trật tự đẳng cấp được thừa nhận rõ
ràng từ trên xuống dưới. Tất cả các đẳng cấp làm nên một hệ thống chặt
chẽ vì mỗi người đều có những dharma của riêng mình. Manu chấp nhận
một xã hội mà ở đó khái niệm Varna được tồn tại một cách hoàn chỉnh.
Mỗi người sinh ra đều thuộc một đẳng cấp nhất định và gắn liền với
dharma của đẳng cấp mình cho đến hết cuộc đời mà theo Hinđu giáo và
luật Manu đó là sự an bài có tính chất tiền định, theo ý chí của thần thánh.
2.5.2 Vai trò của chế độ đẳng cấp Ấn Độ đối với xã hội Ấn Độ cổ đại
qua luật Manu
Việc tìm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu cũng

cho chúng ta thấy vai trò tích cực và những hạn chế của nó đối với xã hội
Ấn Độ cổ đại.
Trước hết, chế độ đẳng cấp góp phần duy trì được một trật tự xã hội,
luân lý, đạo đức văn hoá của Ấn Độ trong suốt chiều dài lịch sử mà các
dân tộc khác không có được ngoại trừ văn minh Trung Hoa. Những giá trị
văn hóa truyền thống Ấn Độ vẫn được bảo tồn trong điều kiện lịch sử Ấn
có nhiều biến động phức tạp từ những làn sóng xâm lăng và sự tiếp xúc
văn hoá từ bên ngoài. Giáo sư Macdonell từng nhận xét về tính liên tục
của văn hoá Ấn Độ như sau “Ngoài Trung Quốc không có một nước nào
có thể tìm được nguồn gốc ngôn ngữ và văn học, tín ngưỡng và nghi lễ tôn
giáo, những tập tục kịch và những tập quán xã hội của mình qua một sự
phát triển không ngừng trong hơn 3000 năm” [7;180]. Max Muller, nhà
học giả và là nhà phương đông học nổi tiếng cũng đã nhấn mạnh điều này
và cho rằng “Quả thực có một sự liên tục không đứt quãng giữa những
giai đoạn phát triển hiện đại nhất và cổ xưa nhất của tư duy Ấn Độ, kéo
dài hơn ba ngàn năm”[7;180]. Sở dĩ tính liên tục của văn hoá truyền
thống Ấn Độ được bảo đảm là nhờ chế độ đẳng cấp, luân lý đạo đức được
duy trì có gốc rễ từ Dharma. Dharma là kỉ luật, việc chấp nhận và tuân
theo Dharma cũng là bổn phận của mỗi thành viên trong xã hội. Người Ấn
Độ dường như không bao giờ có ý định thay đổi đẳng cấp được quy định
cho mình, coi đó là một sự sắp đặt có tính chất tiền định.
Chế độ đẳng cấp còn góp phần tạo nên phong cách ăn mặc, cư xử
độc đáo của người Ấn Độ. Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới, luật
pháp lại có những quy định chặt chẽ và cụ thể về cách ăn mặc, giao tiếp
22
như Ấn Độ. Người Ấn Độ nổi tiếng là sạch sẽ và giữ gìn vệ sinh cơ thể,
mỗi thành viên trong xã hội phải chú trọng đến ăn mặc và vệ sinh như là
một biểu hiện của sự thành kính tôn giáo và thực hiện quy tắc đẳng cấp.
Về quan hệ xã hội, người Ấn Độ cũng được biết đến là một dân tộc lễ độ
hoà nhã, hiếu khách trong giao tiếp.

Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại cùng với công xã nông
thôn có tác động tiêu cực không chỉ đối với đời sống vật chất và còn ghi
dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần, tư tưởng, tôn giáo của người dân
Ấn Độ. Chính những đặc điểm của chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại như tính
xơ cứng, tính khắc nghiệt cũng đã nói nên phần nào những tác động tiêu
cực của nó. Chế độ đẳng cấp đã hạn chế lí trí con người, biến con người
trở thành công cụ ngoan ngoãn của những giáo lí tôn giáo, những quan
niệm trật tự xã hội. Chế độ đẳng cấp “Từ chỗ được tạo ra cho một thời đại
riêng biệt nhằm mục đích ổn định trật tự xã hội lúc đó và tạo cho xã hội
có sức mạnh và sự cân bằng, nó đã phát triển thành một nhà tù cho cái
trật tự xã hội ấy và cho trí óc con người. Sự ổn định giành được trong một
thời gian dài với giá phải trả là không đạt được sự tiến bộ trong một thời
gian dài” [7;178,179]. Đây cũng là lý do căn bản giải thích vì sao trong
lịch sử, Ấn Độ luôn thất bại trước những cuộc xâm lấn từ bên ngoài.
Ngoài ra, chế độ đẳng cấp Ấn Độ với những giáo lí, quy định hà khắc
được quy định cụ thể trong luật Manu đã thực sự tạo nên sự bất công trong
xã hội. Pháp luật, tôn giáo luôn luôn bảo vệ những quyền lợi của các đẳng
cấp trên, những đẳng cấp dưới phải phục tùng, hầu hạ và bị phân biệt đối
xử nghiệt ngã trên nhiều phương diện của cuộc sống từ kinh tế, chính trị,
tôn giáo, luật pháp cho đến các quan hệ xã hội.
C. KẾT LUẬN
Luật Manu là một thư tịch cổ đầy giá trị khoa học của Ấn Độ. Một
công trình mà bất kỳ một nhà nghiên cứu Ấn Độ độ cổ nào mà không tìm
hiểu. Manu cho chúng ta một cái nhìn khá toàn diện và đầy đủ về chính trị,
văn hoá xã hội Ấn Độ cổ đại. Một xã hội với chế độ đẳng cấp khắc nghiệt
nhưng chứa đựng những giá trị nhân văn, luân lý đạo đức sâu sắc, góp phần
tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống người Ấn Độ. Friedrich - nhà văn, nhà
triết học người Đức thế kỉ XIX đưa ra nhận xét về khi đọc Luật Manu “Ai đọc
nó cũng sẽ nhận ngay ra bản chất nhân sinh, triết học ẩn dấu đằng sau
nó ”[36;20]. Ở khía cạnh tìm hiểu chế độ đẳng cấp, luật Manu cho chúng ta

một bức tranh khá đầy đủ về những quy định tôn giáo, chính trị, tư cách pháp
nhân, hôn nhân và các quan hệ xã hội của mỗi đẳng cấp khác nhau trong xã
hội. Qua đó cũng cho thấy không có bộ luật nào trên thế giới lại đưa ra những
23
quy định đề cập chi tiết, phức tạp về mọi mặt đời sống xã hội như luật Manu.
Đây cũng là điểm khác biệt và độc đáo của bộ luật.
Năm 1950 chính phủ Ấn Độ thông qua hiến pháp bãi bỏ chế độ
đẳng cấp. Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp vẫn tồn tại dai dẳng và ảnh hưởng
của nó còn khá sâu sắc cho đến tận ngày nay. “Ý tưởng về đẳng cấp vẫn
còn chiếm ưu thế trong tâm trí của nhiều người Ấn Độ giáo và được biểu
hiện ở nhiều khía cạnh trong xã hội. Những cuộc hôn nhân ngoài đẳng
cấp vẫn không được tiến hành trong các gia đình truyền thống ở nông
thôn, xung đột và bạo lực xuất phát từ mâu thuẫn đẳng cấp vẫn thường
xuyên nổ ra ở nông thôn và các trường đại học. Thậm chí ở nhiều bang
của Ấn Độ, các đảng phái chính trị xây dựng dựa trên cơ sở của đẳng
cấp, sự phân biệt đối xử vẫn tồn tại ở một số bang vùng sâu vùng xa mà ở
đó những đẳng cấp thấp và những người ngoài đẳng cấp không được
phép dùng chung giếng làng và ngồi chung khi ăn”
5
. Sự phân biệt và đối
xử bất bình đẳng trong xã hội Ấn Độ hiện đại còn thấy rất rõ qua thân
phận của những người bị coi là ngoài đẳng cấp-Dallis
6
, Achuta Ngày nay,
có khoảng 1/6 dân số Ấn Độ phải sống một cuộc sống xa lạ với đồng loại.
Tại Ấn Độ, những người dưới đáy của xã hội vẫn bị tẩy chay, sỉ nhục, cấm
đi vào các đền thờ dành cho những người đẳng cấp cao. Họ bị giết, bị
hiếp, bị đốt bởi những lí do không thể chấp nhận được. Trong những năm
gần đây, số vụ hành hung, ngược đãi người Achuta tăng 30% tại các bang
Bihar, Tamil Nadu. Cảnh sát làm ngơ và hãn hữu lắm mới tiến hành điều

tra. Trong kho tư liệu của phóng viên ảnh Krishnar Kishan ở thành phố
Patna, thủ phủ Birha, tràn ngập hình xác người Achuta. “Mỗi tuần lại có
vài người thiệt mạng. Nhưng chừng đó là quá ít để có thể đưa tin. Toà
soạn cử tôi đi chụp khi có những cuộc thảm sát Achuta lơn”
7
. Thực tế, sự
tồn tại của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ ngày nay ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển và tiến bộ xã hội của quốc gia này. Nó đặt Ấn Độ trước một
thực trạng “Ấn Độ giáo bị mất hàng triệu tín đồ của mình và tiếp tục tình
trạng đó, bởi vì những người thuộc đẳng cấp thấp bị dồn vào chân tường
và họ xấu hổ vì nguồn gốc và địa vị của mình Ấn Độ phải thiết lập một
xã hội bình đẳng dựa trên đạo đức và tinh thần nền tảng vững chắc của
Ấn Độ giáo chính thống, điều này cần có sự quan tâm và hưởng ứng của
thế hệ trẻ tương lai”
8
.
5
Jayaram V, The caste system - Hindu, nguồn:
6
Dallis - những người ngoài đẳng cấp tự gọi mình có nghĩa là “chán nản”, “thất vọng”
7
Achuta không phải là người, nguồn: http//www.VnExpress.net
8
Jayaram V, The caste system - Hindu, nguồn:
24

×