Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 94 trang )

Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
Danh họa Bùi Xuân Phái (1920 - 1988)
1
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG CUỘC ĐỜI
HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CỦA BÙI XUÂN PHÁI
****************************************
1). 1920. Bùi Xuân Phái sinh tại Quốc Oai, Hà Đông cũ, con trai thứ
cụ Tú Canh
(2). 1941. Thi vào trường Mỹ thuật Đông Dương. Từ 1941 - 1945. Là
sinh viên khóa XV trường Mỹ thuật Đông Dương. Cùng khóa với Nguyễn
Tư Nghiêm, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình Giảng viên trường Mỹ thuật
Đông Dương có họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nam Sơn, họa sĩ Joseph
Inguimberty
(3). 1946. Dự kì thi tốt nghiệp của trường do họa sĩ Tô Ngọc Vân tổ
chức. Đây là kì thi đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhận giải
thưởng Mỹ thuật toàn quốc. Tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội. Theo kháng
chiến chống Pháp ở Việt Bắc
(4). 1947 - 1950. Tham gia nhiều hoạt động sáng tác hội họa, nghệ
thuật
- 1947. Tham gia trại sáng tác cùng các văn nghệ sĩ Tố Hữu,
Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Văn Cao, Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tý
- 1948. Tại chiến khu Việt Bắc vẽ nhiều tranh chân dung và
phong cảnh Việt Bắc (Cây đa nước chảy - Tuyên Quang; Phố thầu - Cao
Bằng)
- 1949. Tham gia triển lãm Mỹ thuật do Ủy ban kháng chiến
Liên khu 3 tổ chức
2
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
(5). 1953. Lập xưởng vẽ tại 87 Thuốc Bắc. Nhóm vẽ có các họa sĩ
Hoàng Tích Chù, Hoàng Lập Ngôn, Nguyễn Trọng Niết, Tạ Tỵ vẽ nhiều


tranh chân dung thiếu nữ. Nghiên cứu, tìm tòi theo xu hướng lập thể
(6). 1956. Dạy tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội tới năm 1957.
Minh họa báo Văn nghệ và các báo khác, vẽ tranh tại nhà riêng ở phố Thuốc
Bắc - Hà Nội
(7). 1958 - 1968. Họa sĩ tự do. Vẽ thiết kế cho sân khấu chèo, cải
lương cũng đạo diễn Trần Hoạt, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bắc vẽ nhiều
tranh bột màu và sơn dầu đề tài “Sân khấu chèo”
(8). 1959 - 1963. Vẽ nhiều tranh sơn dầu về phố cổ Hà Nội. Bùi Xuân
Phái được coi là họa sĩ phát hiện ra vẻ đẹp và dựng nên hình ảnh của phố cổ
Hà Nội từ những năm đầu hòa bình lập lại
(9). 1984. Lần đầu tiên sau hơn 40 năm lao động nghệ thuật, ông mới
được nhà nước cho phép tổ chức triển lãm. Đó là triển lãm đầu tiên và duy
nhất khi còn sống tại 16 Ngô Quyền. Hà Nội (khai mạc ngày 22/12/1984 và
kết thúc ngày 22/1/1985). Triển lãm trưng bày 1078 bức gồm sơn dầu, bột
màu, khắc gỗ, cắt giấy)
(10). 1988. Mất tại Hà Nội (mất hồi 2h40 phút ngày 24/06 tại Bệnh
viện Hữu nghị Việt Xô)
Từ sau khi qua đời đến nay đã có nhiều triển lãm riêng chuyên để
tranh của ông được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tranh
được trưng bày và lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các sưu tập tư
nhân trong nước, các sưu tập cộng đồng và tư nhân nước ngoài như: Liên
Xô, Ba Lan, Đức, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Nhật Bản, Cu Ba, Pháp
3
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
A. MỞ ĐẦU
&
1. Danh họa Bùi Xuân Phái trong nền hội họa nước nhà
1.1. Bùi Xuân Phái - một trong những họa sĩ hàng đầu Việt Nam
Có nhiều ý kiến cho rằng, trong thế hệ thứ nhất của nghệ thuật hiện
đại Việt Nam, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng và Bùi Xuân

Phái được xem là bốn họa sĩ hàng đầu của Việt Nam. Nhà phê bình mỹ thuật
Nora Taylor đã từng nhận xét rằng: “Họ cũng chung một mong muốn tạo ra
một hình thái hội họa tận dụng mọi lợi khí và kỹ thuật mà ông thầy nguời
Pháp Victor Tardieu và sau đó là Inguimberty đã truyền đạt cho họ, đồng
thời vẫn giữ được bản sắc độc đáo “Việt Nam”. Cả bốn họa sĩ đều có một
thứ hội họa hiện đại có cơ sở châu Âu, đồng thời đều thật sự có tâm hồn dân
tộc, dù có khi họ cách tân các chất liệu truyền thống như sơn mài hay lụa
hay khi thể hiện trên tranh hơi ẩm ghi nhạt của phố phường Hà Nội bằng
chất liệu sơn dầu ấm áp. Cả bốn người đã có công làm cho hội họa Việt Nam
thoát khỏi thức chủ nghĩa hàn lâm thuộc địa và hướng về một hình thái tự
bộc bạch”.
“Với tư cách là họa sĩ, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng
và Bùi Xuân Phái, mỗi người có bản sắc riêng, họ cùng chia sẻ những kinh
nghiệm chung và có một tinh thần chung là mang hội họa Việt Nam vào thời
hiện đại. Họ cùng nhau mở ra một con đường cho thế hệ họa sĩ tương lai,
những người tự nhìn vào mình và có khả năng phát huy những giá trị của hội
họa truyền thống Việt Nam” [5; 6].
4
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
1.2. Bùi Xuân Phái - một phong cách hội họa riêng biệt
Bùi Xuân Phái là một họa sĩ bậc thầy của hội hoạ hiện đại Việt Nam,
là một trong số những họa sĩ tiên phong cách tân hội họa Việt Nam. Mặc dù
xuất thân từ một nền hội họa sơ khai của Việt Nam, nhưng với những thành
tựu về nghệ thuật, cố họa sĩ Bùi Xuân Phái xứng đáng đứng vào hàng danh
họa của thế giới. Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng viết: “Bùi Xuân Phái vẫn
là một họa sĩ gây ấn tượng nhất trong đời sống tình cảm của người Việt
Nam. Đó là tình cảm về cố hương, cố nhân và đời sống thường nhật mà
chúng ta hay lãng quên. Đối với Bùi Xuân Phái, vẽ cũng là hơi thở, cũng
như nhu cầu ăn uống, cần liên tục và hàng ngày Khó đếm chính xác số
lượng tranh của Bùi Xuân Phái, cũng như khó đoán định tâm trạng ẩn nhẫn

của họa sĩ qua từng bức tranh”. Họa sĩ Việt Hải nhận định: “Bùi Xuân Phái
vẽ để sáng tỏ ba điều: Tôi là người tốt. Tôi là người yêu nước. Tôi là người
có tài”.
Trong tác phẩm của mỗi họa sĩ, thường có những mô típ trở đi trở lại,
bộc lộ rõ nhất đầu nguồn những rung động sáng tạo của người đó. Ở Bùi
Xuân Phái, những chủ đề - chìa khóa đó là sân khấu chèo và nhất là phố cổ
Hà Nội.
Với loạt tranh về sân khấu chèo, ta có thể thấy cái thẩm mỹ dân gian
hóm hỉnh của làng xã Việt Nam và nhịp điệu của làng xã Việt Nam với ý
thức khám phá thêm một sắc màu hội họa dân tộc trong con người danh họa
Bùi Xuân Phái.
Với một loạt tranh các phố cổ Hà Nội, Bùi Xuân Phái trở thành người
khám phá một thủ đô chưa ai biết. Ai có thể hơn Bùi Xuân Phái, đọc được
những tâm sự phố trên những mái ngói thâm hàng thế kỷ sương mưa, trên
những mảng tường vôi lở, những bức tường rêu phủ nham nhở, trên những
đầu hồi nhà, trên những ngọn đèn đêm chao đưa trên dây điện dăng ngang
5
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
một ngã tư và bao nhiêu ô cửa nhỏ đăm đắm đợi chờ. Ông ghi lại không
gian, quan hệ, hoàn cảnh, con người bằng sự rung cảm của riêng ông đối với
những gì chung quanh. Ở những phong cảnh - phố của ông, “phập phồng
linh hồn ngàn năm của Hà Nội mà mỗi người Hà Nội đi xa đều khao khát”
(Dương Tường).
Bên cạnh việc sáng tác, người họa sĩ Bùi Xuân Phái còn để lại rất
nhiều trang nhật kí ghi lại những tâm sự của mình, quan điểm của mình về
nghề vẽ, về trách nhiệm của người họa sĩ trước những thời cơ mới cũng như
những thách thức mới trong xã hội hiện đại. Qua những trang nhật ký của
Bùi Xuân Phái ta thấy rõ những biến đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông
đã trải qua, đã vượt lên để khẳng định mình trong nghệ thuật và trong cách
sống. Những gì ông viết ra thường không để dạy ai về nghệ thuật mà tự

khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ
thể. Lời nói, câu viết của ông như mặt sau của tấm tranh và cũng là phần
ngầm của tảng băng. Chúng là chứng cứ cho sự tồn tại bền vững của hàng
ngàn tác phẩm ông để lại.
2. Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bùi xuân Phái luôn là đề tài
thu hút được đông đảo giới nghiên cứu trong và ngoài nước
Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Bùi Xuân
Phái từ lâu đã thu hút được đông đảo giới phê bình mỹ thuật nói riêng
cũng như rất nhiều những con người thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực
khác nhau có niềm yêu thích và say mê với hội họa nói riêng cũng như
nền mỹ thuật nói chung. Đối tượng này không chỉ bó hẹp ở phạm vi
trong nước mà còn mở rộng ra ở giới nghiên cứu nước ngoài. Có thể
nói, Bùi Xuân Phái là một trong số ít họa sĩ mà có số lượng các sách,
tạp chí nghiên cứu và tìm hiểu về ông nhiều như vậy. Và chúng ta
cũng không thể thống kê hết được số lượng tác phẩm, công trình tìm
6
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
hiểu, nghiên cứu về họa sĩ. Và còn một điều đặc biệt nữa, không giống
như một số họa sĩ khác tự bỏ tiền ra để làm sách, để giới thiệu về cuộc
đời hoạt động nghệ thuật cũng như số lượng tác phẩm của mình, thì
những công trình nghiên cứu về Bùi Xuân Phái được chính bạn bè, gia
đình và rất nhiều những người yêu mến tranh ông tự sưu tầm và in
sách. Điều này chứng tỏ một điều rằng Bùi Xuân Phái không chỉ có
một vị trí đặc biệt trong nền hội họa nước nhà mà còn có được chỗ
đứng quan trọng trong lòng thế hệ rất nhiều con người Việt Nam và
người nước ngoài.
Tìm hiểu về Bùi Xuân Phái, có rất nhiều những hướng nghiên cứu,
tiếp cận khác nhau. Song, một điều nổi bật có thể nhận thấy khi nghiên cứu
về Bùi Xuân Phái, đó là tầm giá trị của quan điểm nghệ thuật mà ông đã để
lại dưới dạng nhật kí với tựa đề “Viết dưới ánh đèn dầu” và chủ đề dân tộc

đậm đà trong tranh của ông. Bởi lẽ đó, trên con đường tiếp cận với cuộc đời
và tác phẩm hội họa Bùi Xuân Phái, chúng ta đi tìm hiểu về những mảng đề
tài chính trong sáng tác nghệ thuật của ông, đó chính là mảng tranh về phố
cổ Hà Nội và sân khấu chèo dân tộc cũng như quan điểm nghệ thuật trong
hội họa Bùi Xuân Phái có thể hiểu hơn về đặc trưng hội họa Bùi Xuân Phái
và đánh giá được một cách chính xác và khách quan về những đóng góp của
ông đối với nền mỹ thuật đương đại Việt Nam.
7
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
B. NỘI DUNG
&
I. CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI HỘI HỌA
VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA BÙI XUÂN PHÁI
****************************************
1. Con đường đến với hội họa
1.1. Từ năm 1920 đến năm 1940: Giai đoạn hình thành tình yêu và niềm
đam mê hội họa
Bùi Xuân Phái sinh ngày 1/9/1920 tại Hà Nội trong một gia đình Nho
học. Quê gốc của ông là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, tỉnh Hà Đông
(nay là tỉnh Hà Tây, Việt Nam). Đây là một làng vốn có truyền thống tranh
dân gian sau hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, nhưng ra đời sau và
rồi lụi tàn trong trận lụt năm 1925. Tuy nhiên, truyền thống của quê hương
đó dù không nhiều cũng phần nào vun đắp nên tình yêu và năng khiếu hội
họa sau này trong con người Bùi Xuân Phái.
Ông Bùi Xuân Hộ, thân phụ và bà Trần Thị Vân, thân mẫu họa sĩ
cùng cả gia đình sống chung ở phố Hàng Thiếc, Hà Nội. Bùi Xuân Phái học
trường Trí Tri phố Hàng Quạt. Đến năm 1940, ngôi nhà 87 Hàng Bút (sau
này là phố Thuốc Bắc) xây xong, cả gia đình chuyển về đó. Theo truyền
thống của phố Hàng Bút lúc đó, mẹ ông cũng dọn một cửa hàng bán học
phẩm, giấy, bút, mực. Đây cũng là một thuận lợi giúp Bùi Xuân Phái có

thêm điều kiện theo đuổi nghề vẽ. Bên cạnh đó, do điều kiện xuất thân trong
8
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
một gia đình tiểu tư sản trung lưu ở Hà Nội mà ông đã thuộc lòng từng con
đường, ngõ ngách của 36 phố phường Hà Nội.
Ngay từ nhỏ, Bùi Xuân Phái đã sớm hình thành trong mình năng
khiếu và tình yêu hội họa. Ông có nhiều năng khiếu về văn, ghét học toán và
các môn tự nhiên. Theo lời bà Bùi Thị Quế, chị ông, lúc bé ông rất nghịch,
và có khiếu vẽ rất sớm. Thỉnh thoảng trên tường nhà bếp lại xuất hiện một
khuôn mặt nhăn nhó, cấm cảu của các bà chị, sau khi ông bị các bà quở
mắng. Ngày thường, ông hay bày trò “chiếu phim” hoạt hình cho các em
xem. Đó là những hình Bùi Xuân Phái vẽ qua các câu chuyện tự tưởng
tượng. Khả năng này của ông đã sớm được biết đến. Bùi Xuân Phái được
báo Cậu ấm cô chiêu đặt vẽ tranh vui thường kỳ. Với số tiền nhuận bút ít ỏi
này, ông lẳng lặng ghi danh theo học lớp dự bị trường Mỹ thuật Đông
Dương.
Lúc này, quan điểm của cha ông cũng như đa số lớp người trong xã
hội đều không nhìn nhận vẽ là một nghề cao quý. Ông tiến sĩ vinh quy được
cả làng võng lọng đón rước. Trong lịch sử, vinh hạnh đó chưa một anh thợ
vẽ nào đạt được. Thân phận anh thợ vẽ khi ấy chẳng khác nào thợ nề, thợ
mộc. Bởi vậy, khi Bùi Xuân Phái ghi danh theo học lớp dự bị trường Mỹ
thuật Đông Dương, cha ông đã không mấy vừa lòng và tất cả những người
trong gia đình cũng không muốn Bùi Xuân Phái đi vào con đường hội họa.
Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (1940), ông Bùi Xuân Hộ tạ
thế ở tuổi 63 nhưng trước khi nhắm mắt, ông còn kịp biết tin Bùi Xuân Phái
được nhà trường chọn tranh đi triển lãm ở Tokyo, và bức “Phố Hàng Phèn”
được mua ngay tại triển lãm. Bùi Xuân Phái lúc đó tròn 20 tuổi. Đó chính là
thành công đầu tiên báo hiệu sự nở rộ của một tài năng mỹ thuật vào giai
đoạn sau này.
9

Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
Như vậy, mặc dù không phải xuất thân từ một gia đình có truyền
thống hội họa, nhưng bằng tình yêu và niềm đam mê hội họa, bằng năng
khiếu bản thân, Bùi Xuân Phái đã nỗ lực và cố gắng để vượt qua những trở
ngại, sự không ủng hộ, đồng tình từ gia đình, cũng như những dư luận không
hay dành cho người vẽ tranh lúc bấy giờ trong xã hội. Và cuối cùng, ông đã
đạt được những thành công trên hành trình theo đuổi con đường nghệ thuật
hội họa của mình.
1.2. Từ năm 1940 đến năm 1952: Giai đoạn được đào tạo trong nhà
trường và hình thành phong cách hội họa
Tháng 7 năm 1941, lọt qua kỳ thi tuyển, Bùi Xuân Phái chính thức trở
thành sinh viên khóa XV, trường Mỹ thuật Đông Dương. Cùng khóa với ông
có Nguyễn Tư Nghiêm, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình. Trong trường, có
hai người thầy đã góp phần quan trọng hình thành phong cách hội họa của
Bùi Xuân Phái:
1.2.1. Joseph Inguimberty
Joseph Inguimberty là một giáo viên rất bảo thủ. Ông không công
nhận những họa sĩ hiện đại như Matisse, Rouault, Dufy. Với học trò Việt
Nam, theo ông chỉ có tương lai khi nghệ thuật của họ thể hiện trên chất liệu
dân tộc như lụa, khắc gỗ, sơn mài, sơn khắc Ông không tin vào khả năng
sáng tạo và thành công ở thể loại sơn dầu, khi họ không có hàng trăm năm
truyền thống như các họa sĩ châu Âu thời bấy giờ. Những giờ lên lớp của
ông thường nặng nề bởi cách giảng dạy kiệm lời. Với ông chỉ có gật, lắc
cùng những bài học cơ bản, nệ thực tuyệt đối đến cứng nhắc. Trên thực tế,
lối vẽ của Inguimberty đã có dấu hiệu ngừng phát triển sau một thời gian dài
cực thịnh không còn sức hấp dẫn ban đầu. Bởi lẽ đó, Bùi Xuân Phái luôn
làm thầy không vừa lòng bởi những hình họa thoát khỏi sự nệ thực quá sớm,
bản tính ưa tự do, phóng khoáng, hài hước, thỉnh thoảng ông lại đưa ra vài
10
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học

bức biếm họa bè bạn trong lớp bằng những nét bóp hình méo mó. Như vậy,
ngay từ khi học tập ở trường Mỹ thuật Đông Dương, Bùi Xuân Phái đã sớm
bộc lộ một bản tính phóng khoáng, sáng tạo và không chịu gò bó theo một
khuôn khổ quy định của người thầy.
1.2.2. Tô Ngọc Vân
Họa sĩ Tô Ngọc Vân có một phương pháp giảng dạy khác, mặc dù về
hình họa ông chịu nhiều ảnh hưởng của Inguimberty, nhưng đối với sinh
viên, ông động viên sáng tạo với điều kiện bám vào thực tế. Hình thức học
tập này giúp sinh viên sớm đồng hóa được hội họa châu Âu, hiểu thấu bản
chất của nó, từ đó gặp gỡ nghệ thuật dân tộc trong tác phẩm. Thời gian này,
ngoài các bài học về nghệ thuật, thầy Tô Ngọc Vân còn tổ chức vẽ tranh
tuyên truyền chống thực dân. Bùi Xuân Phái cùng nhiều anh em cùng khóa
tham gia rất tích cực. Trong quá trình học tập dưới sự chỉ bảo của người thầy
Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái đã định hướng được một số đề tài cũng như
phong cách hội họa cho mình sau này.
1.2.3. Giai đoạn từ 1946 đến 1952
Giai đoạn này diễn ra một sự kiện lịch sự quan trọng. Đó là Trung
ương Đảng và chính phủ rời thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Cả Hà
Nội nhốn nháo, táo tác đi tản cư. Lẫn trong dòng người tản cư có Nguyễn Tư
Nghiêm và Bùi Xuân Phái. Cả hai đều chưa có gia đình, cũng theo dòng
người lên chiến khu, với những ước mơ lãng mạn về sự đổi thay của cách
mạng, bỏ lại đằng sau Hà Nội bị đánh chiếm và kỳ thi tốt nghiệp dở dang.
Chính sự biến động này của lịch sử đã khiến Bùi Xuân Phái - thuộc lớp sinh
viên cuối cùng trở thành một trong những người chứng kiến tiến trình hội
họa trước Cách mạng chịu ảnh hưởng của trào lưu nghệ thuật Tiền chiến
cũng như các biến cố lịch sử trọng đại.
11
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
1.3. Từ năm 1952 đến năm 1988: Giai đoạn hoàn thiện phong cách và
phát triển sự nghiệp hội họa

Năm 1952, Bùi Xuân Phái cũng vợ trở về căn nhà 87 Thuốc Bắc. Hà
Nội có vẻ yên bình với những vết tích chiến tranh còn rơi rớt ở một vài căn
nhà đổ nát, chủ nhân chưa về. Người hồi cư đã đông. Đêm đêm, đại bác vẫn
cầm canh ở xung quanh thành phố. Năm 1953, Bùi Xuân Phái mở xưởng vẽ
ngay tại nhà mình, nhóm vẽ có các họa sĩ Hoàng Tích Chù, Hoàng Lập
Ngôn Ông chủ yếu vẽ tranh sơn dầu. Tuy nhiên, ngoài vẽ tranh sơn dầu,
ông cũng rất say mê sử dụng các chất liệu khác như: bột mầu, khắc gỗ, mực
nho, bút sắt Lúc này, cuộc sống gia đình ông bấp bênh, toàn bộ gánh nặng
kinh tế dồn lên vai người vợ tảo tần. Tới năm 1956, Hoạ sỹ được mời về
trường Mỹ Thuật làm giảng viên. Ông mở cho học trò của mình cái nhìn
không bị khuôn cứng, kinh viện và một tư duy hiện đại về hội hoạ. Ông
cũng truyền cho họ niềm đam mê, cách làm việc nghiêm túc, trách nhiệm
với nghề, và niềm tin vào cá tính sáng tạo của chính mình. Thời gian ấy
không kéo dài, vướng vào vụ Nhân văn giai phẩm, cuối 1957, Bùi Xuân
Phái được khuyên nên nghỉ dạy. Ông lặng lẽ chấp hành khi vẫn còn đang tha
thiết với nghề. Ông được cử về Nam Định lao động ba cùng, vào xưởng
mộc, hoạ sỹ học cưa, bào, xẻ, đục…nhưng đụng đâu lóng ngóng đấy, ông
đóng chiếc ghế nhỏ cũng bị cập kênh. Sau 6 tháng học tập lao động, ông về
lại Hà Nội và tạm ngừng việc sáng tác. Bạn bè ngại ngùng xa lánh, ngay cả
họ hàng cũng tránh gia đình ông, ông càng buồn hơn.
Nỗi cô đơn, nỗi buồn khiến không ngày nào hoạ sỹ không vẽ, bởi vẽ
là giãi bày, là độc thoại với nỗi đơn độc, tình yêu, những bình yên hay bấn
loạn trong tâm hồn mình. Với ông, vẽ là sống. Và vượt qua rất nhiều những
khó khăn, giai đoạn này, Bùi Xuân Phái bắt đầu phát huy một số sở trường
12
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
của mình. Phong cách vẽ tranh của ông cũng có sự thay đổi và dần được
hoàn thiện để đạt tới đỉnh cao nghệ thuật hội họa. Tiêu biểu, thể hiện ở hai
đề tài tranh chính sau:
1.3.1. Tranh chân dung và thiếu nữ khỏa thân - tìm tòi theo xu hướng lập

thể
Thế mạnh của Bùi Xuân Phái là vẽ những cái bình thường, nhờ khả
năng cảm thụ đối với sự vật mà phần hồn nghệ thuật rất cao. Loạt tranh vẽ
vợ con với nhiều cấu trúc thay đổi lúc ôm con, khi bế, khi cho con bú, với
bút pháp kỹ, vẽ tạo nét, ta thấy được niềm vui của người mẹ. Bùi Xuân Phái
vẽ ngẫu hứng, tự nhiên, ký họa có trọng tâm, tạo cảm giác chân xác. Tranh
chân dung được Bùi Xuân Phái vẽ nhiều lần một khuôn mặt, tách nét từ
nhiều góc độ, thanh lọc để tìm tính cách. Ông chú ý đến những gương mặt
trong sáng của các cô thôn nữ vấn khăn mỏ quạ. Những giây phút tư lự, sự
thanh thản ở người lao động. vẻ trìu mến toát ra từ nét mặt những người phụ
nữ dù ở miền núi, đồng bằng, nông thôn hay thành thị. Bùi Xuân Phái có
biệt tài đặc tả được cả những khuôn mặt đôi khi rất khó vẽ vì không có cá
tính và đặc điểm. Ở tranh chân dung của ông, ta ít thấy sự dằn vặt, áp đặt ý
tưởng chủ quan. Ngoài việc vẽ giống mẫu, ông còn có bản lĩnh công nhận và
tôn trọng tất cả những đường nét sự thật trên khuôn mặt người mẫu. Những
chân dung ông vẽ mang thái độ của hội họa biểu hiện, luôn gần gũi, tình
cảm, bình dị, dễ xem và nhiều tính nhân bản.
Vốn không có nhiều ý tưởng lớn, Bùi Xuân Phái ít vẽ đề tài chính trị,
tranh ông gắn với nghệ thuật nhân văn. Khi mọi người tạm quên hạnh phúc
cá nhân, dành trọn cho cách mạng. Sỹ Ngọc vẽ tranh “Cái bát” diễn tả tình
cảm mẹ con, quân dân. Nguyễn Sáng vẽ “Giặc đốt làng tôi” hừng hực căm
thù thì Bùi Xuân Phái quay lại với đời sống hàng ngày ở đô thị, lặng lẽ ghi
lại tất cả những điều bị bỏ quên, với ý thực thẩm mỹ mạnh và tình cảm chân
13
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
thật bằng loạt tranh mẹ con và chân dung những con người bình dị sống
quanh mình. Đây chính là cơ sở cũng như những đặc điểm đầu tiên trong
nghệ thuật nhân văn của Bùi Xuân Phái.
1.3.2. Tranh phong cảnh và tranh về phố cổ Hà Nội - định hình rõ nét nghệ
thuật nhân văn

Bùi Xuân Phái dùng đường nét để diễn tả khối rất rõ, với khả năng vẽ
hình họa cổ điển tốt và cách thể hiện hồn nhiên, làm nhân vật trong tranh
ông có trọng tâm và khái quát. Người gánh nặng được ông diễn tả ở chi tiết
vai chùn lại dáng người thong dong, vui vẻ trở về khi đã bán hết hàng được
ông miêu tả ở chi tiết tì cằm lên đòn gánh với nét mặt thoải mái. Khi vẽ, Bùi
Xuân Phái dành tình cảm rất lớn cho đối tượng, dù đó là các con vật. Dưới
cái nhìn của họa sĩ, những con ngựa trong tranh được nhân hóa có thái độ
đáng yêu, hiền lành, đầy tình cảm. Những con ngựa được tháo bỏ yên
cương, đùa chạy tự do hay quấn quýt bên nhau trên đồng cỏ xanh mênh
mông.
Hà Nội những năm sau hòa bình lập lai, dân cư cũng chưa đông, nhà
máy công xưởng chưa nhiều, xe cộ thưa thớt. 36 phố phường vẫn giữ được
nguyên trạng với những tên gọi bắt đầu từ chữ “Hàng” gắn với đặc trưng
nghề nghiệp của khu phố như “Hàng Bạc”, “Hàng Thiếc”, “Hàng Chiếu”.
Bùi Xuân Phái là họa sĩ phát hiện ra vẻ đẹp của Hà Nội. Việc vẽ phố như
một sinh hoạt bình thường, dường như không có ngày nào ông không có nhu
cầu vẽ về nó. Không cần cố gắng mà vẫn đắm đuối, sâu sắc. Ông bắt được
vẻ đẹp của phố cổ khi ngồi uống cà phê, khi đi bộ một mình trên đường, khi
ngồi trầm ngâm bên chén rượu trắng, và cả khi đếm lại những ký ức nhọc
nhằn của cuộc đời mình. Hàng trăm bức tranh phố với kích cỡ lớn nhỏ, trên
tất cả những gì có thể vẽ được như giấy báo, gỗ, bao thuốc, vỏ hộp diêm, vải
bao tải bằng đủ các chất liệu bột màu, thuốc nước, bút chì, bút mực, sơn
14
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
dầu lần lượt sinh ra trong suốt cuộc đời ông. Mỗi bức Phố như chân dung
và thân phận một người bạn, như một lần thay cho lời nói về tình yêu của
ông dành cho Hà Nội.
Ngoài hai đề tài trên, Bùi Xuân Phái còn vẽ tranh với rất nhiều đề tài
khác nhau. Mỗi một đề tài đều cho thấy những nét tài hoa cũng như tình yêu
mà người họa sĩ dành cho đất nước, con người, dành cho tất cả những gì mà

ông đã từng đi qua, từng gặp gỡ và trải nghiệm. Các đề tài này sẽ được thể
hiện rõ nét hơn trong quan điểm về nghệ thuật hội họa cũng như khối lượng
các tác phẩm của ông.
Với cuộc đời sáng tạo nghệ thuật bền bỉ của mình, tài năng của Bùi
Xuân Phái đã được Nhà nước ghi nhận, Ngày 10-9-1996, Chủ tịch nước Lê
Đức Anh ký Quyết định số 911KT/CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt
1 cho 77 công trình, cụm công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực, trong đó có
8 bức tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái đã mang đến vinh dự lớn lao cho cả
cuộc đời sáng tác của ông - Giải thưởng Hồ Chí Minh. Trước đó, Bùi Xuân
Phái đã từng nhận được nhiều giải thưởng khác (Mỹ thuật toàn quốc 1980,
Mỹ thuật Thủ đô 1969, 1981, 1983, 1984; Giải thưởng đồ họa Leipzig )
2. Quan điểm về nghệ thuật hội họa
Nhà phê bình mỹ thuật hàng đầu Việt Nam Thái Bá Vân đã từ nói
rằng: “Lịch sử mỹ thuật chưa bao giờ là lịch sử của các trường mỹ thuật. Mà
là lịch sử của những cách nhìn thế giới của con người xã hội”. Bởi lẽ đó, tìm
hiểu quan điểm về nghệ thuật hội họa của Bùi Xuân Phái cũng chính là một
trong những cách tiếp cận đến lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Nguồn gốc xuất xứ
Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam ngoài xây
dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. “Viết dưới ánh
15
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
đèn dầu” là dòng chữ đầu tiên trong cuốn nhật ký của Họa sĩ Bùi Xuân Phái
năm 1970, được làm tên cho cuốn sách giới thiệu những ghi chép của ông
viết trong 30 năm (1958 - 1988). Tập tư liệu này được ông viết qua từng giai
đoạn khác nhau:
Từ 1958 - 1974, nhật ký và ghi chú của Bùi Xuân Phái được ghi trên
14 quyển lịch tay thường niên và 5 cuốn sổ tay. Đây là giai đoạn ông sáng
tác các đề tài tranh khỏa thân và trừu tượng, chúng cũng được giữ kín như

những ghi chép trên, chỉ có một vài người bạn thân của họa sĩ biết đến.
Từ 1975 cho đến lúc lâm chung (1988), ông tiếp tục ghi trên 13 cuốn
lịch tay và trên nhiều mẩu giấy, lề tranh bất kỳ Tất cả những tài liệu trên
được gia đình lưu giữ đầy đủ. Riêng năm I958 - 1960 chưa có lịch tay nên
ông ghi ra sổ, đặc biệt cuốn nhật ký viết năm 1972 bị thất lạc không rõ lý do
và mới tìm được bản sao. Từ những tài liệu này Bùi Thanh Phương (con trai
Bùi Xuân Phái) và nhà sưu tập Trần Hậu Tuân biên soạn thành cuốn sách.
Qua những trang viết giúp ta hiểu thêm giá trị các tác phẩm hơn, con người
tác giả hơn. Tinh thần ấy làm ta nâng niu quí trọng những dòng nhật ký của
Bùi Xuân Phái. Thêm yêu kính và biết ơn công lao đóng góp cho nghệ thuật
của ông.
2.1.2. Nội dung khái quát và giá trị
Những suy tư cuối cùng cũng chỉ để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần
đến bản chất nghệ thuật hơn. Bùi Xuân Phái không định tuyên ngôn, gia tài
hội họa của ông đã quá phong phú cũng không định triết lý thẩm mỹ, mà
nhận định trực tiếp các hiện tượng xã hội liên quan đến nghệ thuật. Những
suy nghĩ khác về cuộc sống, cũng chỉ là làm thế nào để miếng cơm manh áo
không can thiệp được vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Cũng như mọi
nghệ sĩ lớn, Bùi Xuân Phái luôn đặt câu hỏi nghệ thuật là gì ? Thế nào là
nghệ thuật ? Làm như vậy có phải là nghệ thuật không? Cái đẹp nằm ở đâu?
16
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
Ông lặp đi lặp lại, nhắc đi, nhắc lại, tự nhủ mình, tự trả lời, tự băn khoăn
trong một cuộc sống đầy lo âu, gánh nặng mà nếu ai không sống qua thời kỳ
đó cũng khó lòng hiểu hết những gì ông viết. Thời kỳ không chỉ khó khăn về
kinh tế, đe dọa của bom đạn mà còn có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả,
chủ nghĩa cơ hội, sự ấu trĩ mà cả những kẻ ưa chụp mũ lên người khác.
Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều
toát lên những trăn trở về nghệ thuật, cho nghệ thuật và chỉ cho nghệ thuật
mà thôi. Và nó đã trở thành quan điểm về nghệ thuật hội họa của ông, góp

phần định hướng cho sáng tác của ông cũng như của rất nhiều những họa sĩ
sau này. Qua những trang nhật ký của Bùi Xuân Phái ta thấy rõ những biến
đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông đã trải qua, đã vượt lên để khẳng định
mình trong nghệ thuật và trong cách sống. Những gì ông viết ra thường
không để dạy ai về nghệ thuật mà tự khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là
làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ thể. Lời nói, câu viết của ông như mặt
sau của tấm tranh và cũng là phần ngầm của tảng băng. Chúng là chứng cứ
cho sự tồn tại bền vững của hàng ngàn tác phẩm ông để lại.
2.2. Một số quan điểm cơ bản
2.2.1. Sáng tạo là bản chất của nghệ thuật
Nghệ thuật là vô bờ bến và sáng tạo của con người là không mệt mỏi,
bởi vậy, Bùi Xuân Phái rất đề cao tính sáng tạo trong hội họa. Sự sáng tạo
này từ cả hai phía, người thưởng thức và người sáng tác.
2.2.1.1 . Người thưởng thức
Đối với người thưởng thức, tiếp nhận tác phẩm, theo ông thì: “Người
xem tranh đáng tiếc là không phân biệt rõ giữa vẽ nghiên cứu, vẽ máy móc,
vẽ theo ảnh với vẽ sáng tạo nghệ thuật. Đúng nghĩa của nghệ thuật là sáng
tạo - tạo ra một cái gì Mới - Đẹp”; Cái đẹp sau hết lại phụ thuộc vào những
người "thưởng thức". Hỡi ôi ? những người thưởng thức lại không có trình
17
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
độ thì thật tai hại cho nghệ thuật. Nếu những người "thưởng thức cũng hiểu
được sâu sắc cái đẹp thì thúc đẩy được tài năng chân chính thực chất của nhà
nghệ sĩ biết bao nhiêu!”.
Nói đến người thưởng thức, Bùi Xuân Phái đang đề cập đến quá trình
tiếp nhận nghệ thuật. Tiếp nhận một tác phẩm hội họa trước hết là nhìn, sau
đó là tri giác, lí giải tác phẩm, nhưng không phải là một hoạt động tiêu cực.
Tính sáng tạo trong tiếp nhận tác phẩm đã được khẳng định từ lâu. Vấn đề
đặt ra là hiểu cho đúng thực chất của tính sáng tạo này. Sáng tạo đây là để
hiểu tác phẩm chứ không phải là làm ra tác phẩm mới. Bùi Xuân Phái cho

rằng, hiện nay người xem tranh đang có sự nhầm lẫn giữa các loại tranh vẽ
nghiên cứu, vẽ máy móc, vẽ theo ảnh với vẽ sáng tạo nghệ thuật. Và ông đã
khẳng định, hội họa cũng như nhiều bộ môn nghệ thuật khác, đó chính là sự
sáng tạo. Sáng tạo để “tạo ra một cái gì Mới - Đẹp”.
2.2.1.2. Người sáng tác
Bùi Xuân Phái đặt yêu cầu sáng tạo rất cao đối với người họa sĩ. Theo
họa sĩ, “tác phẩm hội họa được xây dựng theo một kiểu riêng của nó. Nó
không giống như cách xây dựng tác phẩm của một nhà văn hoặc của một
ngành khác và cuối cùng mỗi con người nghệ sĩ lại có một lối riêng để hoàn
thành tác phẩm”. Bởi lẽ đó, rất cần sự sáng tạo ở người nghệ sĩ, cụ thể, đó là
một số tiêu chuẩn chính như sau:
Thứ nhất, không được bắt chước tác phẩm của người khác: “Vẽ giống
người khác không có gì đáng chú ý vì đó là một "họa sĩ" không có gì”; “Vẽ
không phải là chép, không phải là đo cho đúng, ghi cho chính xác. Nếu chỉ
có thế thì mới là đang học vẽ, còn nếu muốn bước lên nữa, tiến tới ngưỡng
cửa của nghệ thuật thì còn phải nhiều gian khổ rèn luyện lao động nghệ
thuật thật sự . . . con đường sáng tác không dễ dàng, không có một lối tắt nào
18
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
nếu anh muốn nhanh chóng để trở nên xuất chúng? Chỉ có một con đường
rất là dài, rất là vất vả và cũng dễ thất bại, đau khổ”.
Thứ hai, tìm tòi cái mới trên cơ sở kế thừa những tinh hoa truyền
thống: “Họa sĩ phái mới phá bỏ trật tự của nền hội họa cũ, trong khi đó
những họa sĩ bảo thủ duy trì và ca tụng những cái cũ. Tất nhiên trong những
môn phái cũ (cổ điển) có nhiều cái rất đẹp, rất quý. Nhưng làm lại để làm gì
để thành một cái bóng mờ nhạt, một sự vô duyên lạc điệu”; “Không phải cái
cũ, cái cổ không hay, không có giá trị. Nó tuyệt vời với những tác phẩm bất
tử đã có. Nhưng cái đó không phải để anh bắt chước”.
Thứ ba, không ngừng sáng tạo ra những hình thức mới: “Vẽ nên có
mẫu (modele) hay không ? Điều đó còn tùy theo quan niệm của người vẽ.

Nếu vẽ theo lối cổ điển, ấn tượng, tả thực thì nhất định là cần phải có mẫu.
Nhưng cũng không nên nệ mẫu. Có những cái đẹp mà ở mẫu không đáp ứng
được. Vậy, không nhất thiết phải luôn luôn có mẫu”.
Thứ tư, tuy sáng tạo nhưng cần trong khuôn khổ chấp nhận được:
“Không nên đi tìm cái "riêng" để tỏ ra mình có chất độc đáo. Rất dễ rơi vào
con đường lập dị hoặc hình thức”
Thứ năm, tuyệt đối tránh sự gò ép trong nghệ thuật: “Đừng ép buộc
người nghệ sĩ phải làm việc. Sao lại phải? Anh ta không thích làm việc nữa
tức là anh ta muốn giải nghệ rồi còn gì? Anh ta không xứng đáng gì với
danh từ nghệ sĩ nữa”.
Cho đến khi mất (1988) Bùi Xuân Phái vẫn sống, làm việc và sinh
hoạt chung và cùng với gia đình trong căn phòng chật chội 20m2 ở 87
Thuốc Bắc. Trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, nghệ thuật cũng làm
những nhiệm vụ tức thời phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân. Xu
huớng hiện thực trong nghệ thuật phát triển, phù hợp với bối cảnh lịch sử
19
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
dân tộc. Tuy nhiên sự áp dụng máy móc các quan điểm đó dẫn đến phê bình,
đánh giá nghệ thuật khó tránh khỏi định kiến và áp đặt.
Là một họa sĩ đích thực Bùi Xuân Phái luôn khao khát được mở rộng,
tự do trong sáng tạo. ông tin tưởng vào sự đổi mới và phát triển của nghệ
thuật. Không bao giờ Bùi Xuân Phái chấp nhận việc hạ thấp nghệ thuật cho
dễ hiểu tới số đông, trái lại ông đòi hỏi, mong muốn trình độ thẩm mỹ của
quần chúng sẽ dần được nâng cao. Bởi lẽ đó, nữ họa sĩ Văn Dương Thành đã
từng nói về ông:” Bùi Xuân Phái là một cột mốc trong hội họa Việt Nam.
Tâm hồn và sức sáng tạo hùng vĩ của ông được chứa đựng trong một thể
chất thanh mảnh và có phần yếu ớt. Một thân hình mình hạc xương mai lại
chứa đựng một trái tim kỳ vĩ và nhân ái…Hội họa Bùi Xuân Phái cũng như
các vĩ nhân khác, chỉ có cho mà không có nhận, chỉ có sáng tạo, sáng tạo
đến hơi thở cuối cùng…”

2.2.2. Nghệ thuật đòi hỏi sự dấn thân và dũng cảm của người nghệ sĩ
Bùi Xuân Phái cho rằng: “Con đường nghệ thuật là một con đường
gian khổ. Thật đúng vậy nếu bạn muốn làm một nghệ sĩ chân chính”. Chính
bởi vậy, ông cần ở người nghệ sĩ sự dũng cảm, dấn thân và sống hết mình
cho nghệ thuật. Cụ thể đó là:
Thứ nhất, nhiệt tình, say mê với nghiệp vẽ: “Cứ vẽ đi, nó đến thì đến
mà không đến thì thôi? Vẽ cái khác và vẽ cái khác nữa. Vẽ là một nhu cầu
thỏa mãn tình cảm với cái đẹp hội họa. Nếu chỉ vì mục đích “kiếm tiền” thì
nó sẽ xa rời cái đẹp hội họa mà sang cái đẹp tầm thường! Mà chết nỗi cái
“đẹp” tầm thường lại được nhiều vị tầm thường ưa thích! Các vị đó lại hay
có tiền, nên mấy ông họa sĩ khéo tay kiếm rất dễ. Tranh chỉ cần nuột nà khéo
léo sạch sẽ, tươi tắn, xinh xắn. Đề tài thường trên con đường mòn, kỹ thuật
cũng trên con đường mòn! Sự hiểu biết, sự thưởng thức cũng thuộc dễ dãi
người xem sợ sự mới lạ, bỡ ngỡ trước những tìm tòi, nên chỉ đòi hỏi những
20
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
cái “đẹp cũ” cái quen thuộc mà thôi. Không, người nghệ sĩ của thời đại mới
không đi vào con đường mòn như thế. Họ lao vào cái hiện đại, cái mới dù
vấp váp dù gian lao nguy hiểm. Họ tiêu biểu cho những tài năng mới mà ta
thấy rất hiếm trong đời sống”; “Cái khó là trong hoàn cảnh nào cũng đều vẽ
được cả. Thiếu sơn? Thì Ông bạn đừng vẽ sơn dầu nữa. Thiếu bột màu ? Thì
ông bạn đừng vẽ bột màu nữa. Giấy và bút chì, bút mực thì chắc ít khi thiếu.
Đừng nên đổ tại thiếu thứ này thiếu thứ nọ để không vẽ ! Tất cả tùy thuộc
vào người nghệ sĩ. Cái nguy nhất là: Không thiết vẽ”.
Thứ hai, tránh sự chủ quan, luôn kiên trì và cố gắng hết mình: “Cứ vẽ
đi đã. Nghệ thuật làm sao có chuyện biết trước hay dở ! Đừng nghĩ đến sự
thành công sớm - Có thể như một tay nào đó: tôi không biết tranh của tôi có
đẹp hay không nữa! Ít nhất cái tranh đem lại cho mình thú nhiều hay ít, hay
không thú. Thế thôi!”; “Trong hội họa chữ học hành đúng là cần thiết, học
phải đi đôi với hành. Hành mà thiếu học cũng không phát triển được. Càng

học nhiều thì càng phải vẽ nhiều. Bạo dạn lên mà vẽ. Hỏng hay được chưa
vội quan tâm. Tất nhiên không có ai vẽ mà lại muốn hỏng bao giờ. Đừng
chủ quan cho rằng mình đã có trình độ! Mà đã có trình độ thì vẽ là phải
được? Không đâu có trình độ mà tranh vẫn có thể tồi được chứ ? Thí dụ như
vẽ phải một đề tài khó, thí dụ như thiếu phương tiện Mà cái “cảm hứng”
lạnh nhạt nữa thì khó có thể ra tranh hay được”.
Bùi Xuân Phái là người không bao giờ tự thỏa mãn mình trong nghệ
thuật. Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao
được tìm và thể hiện cái đẹp dung dị bằng hội hoạ, Bùi Xuân Phái đã không
ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu ông đã
phải tận dụng mọi chất liệu khác như vỏ bao thuốc lá, giấy báo để vẽ. Một
bức tranh bán được, có được ít tiền vẫn làm ông băn khoăn. Ông vẫn muốn
làm tốt hơn, vẽ đẹp hơn nữa. Ông thương người yêu nghệ thuật bỏ tiền mua
21
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
tranh dù chính bản thân và gia đình luôn túng thiếu. Sau những năm 1980
Bùi Xuân Phái là họa sĩ bán tranh được nhiều và ông cũng là người sớm băn
khoăn về sự ảnh hưởng của thương mại đối với nghệ thuật. Với ông giá trị
bức tranh không phụ thuộc vào đồng tiền và tin rằng nghệ thuật dài lâu cũng
cần phải có thời gian dài lâu mới hiểu hết được.
2.2.3. Sự rung cảm và năng khiếu quan sát tinh tế là những yếu tố không thể
thiếu đối với người họa sĩ
Theo Bùi Xuân Phái, người nghệ sĩ muốn sáng tác trước hết cần có
một tâm hồn dành cho nghệ thuật: “Có thể có những người rất chịu khó vẽ
nhưng không có tâm hồn nghệ thuật thành ra họ chỉ giữ những kỹ thuật,
những công thức, những luật lệ. Bởi thế tranh của họ dù có kỹ xảo đến mấy
đi nữa vẫn cứ khô khan, tầm thường. Những họa sĩ dân gian vẽ thường rất
hồn nhiên và thoải mái. Họ không bị lúng túng bởi những khó khăn của kỹ
thuật. Để có thể thả hết tâm hồn cho nghệ thuật, theo ông cần vượt qua
những khuôn khổ, tiêu chuẩn, đem cái hồn nhiên của tâm hồn để sống hết

mình cho nghệ thuật: “Đừng băn khoăn nhiều trong lúc vẽ. Đừng đặt ra một
tiêu chuẩn gì về cái đẹp. Cứ vẽ như người không biết vẽ cũng được chứ
sao ? Mà lại khó nữa nếu lại cố tình làm ra không biết vẽ ! Chính cái hồn
nhiên mới đem lại cái tươi mát trong tranh”. Tâm hồn phong phú chính là tư
chất nổi bật ở người nghệ sĩ. Chính qua tâm hồn đó, khuôn mặt, chân dung
con người, diện mạo của cuộc sống mới có thể hiển hiện sống động, cả dáng
vẻ và nội tâm. Có một tâm hồn, một trí tưởng tượng phong phú, người nghệ
sĩ mới tìm ra bố cục với những thế tương đồng và tương phản hợp lí, tạo nên
những hình thức hài hòa cân đối và sinh động, từ đó sáng tạo ra một “thế
giới thứ hai” thống nhất, đồng nhất với cuộc sống, không những phản ánh
thực tại khách quan mà còn biểu hiện được tâm hồn người nghệ sĩ.
22
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
Trí tưởng tượng của người nghệ sĩ dù có phong phú đến đâu cũng
không thể phong phú bằng chính bản thân thực tế. “Tìm hiểu thực tế. Nghiên
cứu sâu thực tế từ đó mới đi sâu vào được nghệ thuật. Vẽ đi vẽ lại nhiều lần
một cảnh, một người nào đó cũng tốt vì như thế mình sẽ thuộc và hiểu lấy
cái mình vẽ. Và vẽ khi thuộc nét sẽ được thanh thoát hơn khi chưa thuộc”.
Cho nên không thể không biết cách quan sát những sắc thái và diễn biến tinh
vi trong cuộc sống. Con người, cuộc sống và cả những đường nét bên trong
không phải lúc nào cũng bộc lộ rõ ràng qua những hiện tượng dễ thấy. Chỉ
có quan sát kĩ lưỡng, người nghệ sĩ mới có thể phát hiện được bản chất và
biểu hiện chân thực nhất của nó. Bởi lẽ đó, Bùi Xuân Phái khuyên người
nghệ sĩ: “Tìm hiểu thực tế. Nghiên cứu sâu thực tế từ đó mới đi sâu vào
được nghệ thuật. Vẽ đi vẽ lại nhiều lần một cảnh, một người nào đó cũng tốt
vì như thế mình sẽ thuộc và hiểu lấy cái mình vẽ. Và vẽ khi thuộc nét sẽ
được thanh thoát hơn khi chưa thuộc”.
Bởi lẽ đó, thế giới đối tượng trong tranh Bùi Xuân Phái, cho dù là một
góc phố Hà Nội, một khoảng trời mây trên bãi biển hay ở núi cao, một chân
dung ai đó hay vài đồ vật quen thuộc đơn sơ cũng đều là những hiện thực

của cảm xúc. Ông có lẽ là họa sĩ lãng mạn chủ nghĩa với những biểu hiện
triệt để nhất trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Một phong cách nghệ
thuật mà trọng tâm là cái tôi trữ tình của người nghệ sĩ. Trải qua bể dâu của
lịch sử và những đổi thay của thời cuộc, họa sĩ Bùi Xuân Phái vẫn còn đó.
Cái tôi riêng của ông đã hòa tan trong cái tôi mọi người. Cái đẹp, cái làm
nên đặc sắc của hội họa Bùi Xuân Phái là ông đã giữ được lòng trinh với
tình yêu nghệ thuật, trong sáng, bình dị với cái đẹp, tinh tế, đằm thắm, kín
đáo mà bao dung nơi mình. So với hai họa sĩ cũng thế hệ Nguyễn Tư
Nghiêm và Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái vẽ khiêm tốn hơn về ý tưởng và
ngôn ngữ nghệ thuật. Nhưng tranh của ông luôn dễ xem, luôn gần gũi với
23
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
cuộc sống. Mỗi bức tranh Bùi Xuân Phái đều đi vào lòng người như một kỉ
niệm của chính họ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người, rất nhiều người
yêu thích tranh ông.
2.2.4. Hội họa đòi hỏi sự chu đáo trong vật liệu và kỹ thuật vẽ
Có rất nhiều yếu tố không thể thiếu để người họa sĩ có thể hoàn thành
tác phẩm của mình. Nếu như những rung cảm nghệ thuật, những sáng tạo
giúp cho tác phẩm có được chiều sâu, đi vào lòng người thưởng thức thì việc
đảm bảo về vật liệu và kĩ thuật vẽ luôn là những yếu tố cần và đủ để tạo nên
một bức tranh đẹp về mặt hình thức, đáp ứng yêu cầu chung của kỹ thuật hội
họa, mỹ thuật.
Viết về vật liệu trong hội họa, Bùi Xuân Phái cho rằng: “Vấn đề vật
liệu đóng một vai quan trọng trong nghệ thuật. Thiếu vật liệu, đồ dùng tốt
người nghệ sĩ bị hạn chế rất nhiều. Anh ta không thể làm theo ý muốn,
không thể nâng cao tác phẩm do dùng những chất liệu kém, tác phẩm dễ bị
hư hỏng đem lại sự đáng tiếc cho người xem”. Bên cạnh vật liệu, ông còn rất
chú trọng đến kỹ thuật vẽ bởi lẽ: “Làm việc cho có khoa học để tránh vấp
váp những cái có thể tránh được. Thí dụ như để cháy nhà mới rút kinh
nghiệm thì tai hại quá. Từ cái nhỏ nhặt đều làm cho hoàn chỉnh, làm cho thật

tốt. Thí dụ như làm một khung vải để vẽ (préparer toile), “căng vải” như thế
nào?. Kỹ thuật đòi hỏi để khi vẽ ta có một cái "toile" rất đẹp và tốt. Cái đó
cũng gây hào hứng nhiều trong khi vẽ nữa”.
2.3. Tâm hồn và tư chất người họa sĩ Bùi Xuân Phái
2.3.1. Khả năng quan sát tinh tế
Ta có thể cảm nhận được con mắt của Bùi Xuân Phái như dõi vào
những sự vật với cái nhìn da diết. Chính bởi thế nên Bùi Xuân Phái đã phát
hiện thấy trong cái có vẻ ngoài tưởng bình thường những gì tinh tế nhất,
cũng là bình dị nhất mà ta dễ bỏ qua mặc dù luôn luôn nằm trong tầm cảm
24
Danh họa Bùi Xuân Phái Nguyễn Thùy Linh - Việt Nam học
thụ của ta. Ai có thể hơn Bùi Xuân Phái, đọc được những tâm sự phố trên
những mái ngói, trên những mảng tường vôi lở, những bức tường rêu phủ
nham nhở, trên những đầu hồi nhà, trên những ngọn đèn đêm chao đưa trên
dây điện dăng ngang một ngã tư. Ông ghi lại không gian, quan hệ, hoàn
cảnh, con người bằng sự rung cảm của riêng ông đối với những gì chung
quanh. Cái riêng của ông đã một phần nào đó mang sẵn cái chung của mọi
người. Những nét đặc trưng trong tranh của Bùi Xuân Phái luôn luôn làm
người ta kinh ngạc vì sự đơn giản đến lạ lùng của nó. Và người đời cảm
động đặt tên cho những bức tranh đường phố Hà Nội của ông là “Phố Phái”.
Lời nói, chữ viết không thể diễn tả hội họa một cách rốt ráo được, bởi vì bản
thân hội họa là một ngôn ngữ riêng, không lời, với những đặc tính màu sắc,
đường nét, hình thể không có trong những ngôn ngữ khác. Hiểu hội họa đòi
hỏi một khả năng cảm nhận cao. Khả năng cảm nhận tinh tế đó chỉ có thể có
được, sau khi trải qua một quá trình mở lòng rung động trước thế giới hội
họa.
2.3.2. Tài tình trong việc sử dụng các yếu tố nghệ thuật
Yếu tố nghệ thuật trong tranh Bùi Xuân Phái còn ở những mảnh hình
thù, tạo nên một quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Những mái nhà đơn giản hình xéo,
mảng tường hình vuông, cái lớn, cái nhỏ, lập đi, lập lại, trồi sụt như một giai

điệu tạo ra một cảm giác hài hòa, lãng mạn và nương tựa lẫn nhau. Bầu trời
bị cắt ngắn, con đường chật hẹp chứa những con người với những vật dụng
quen thuộc dễ nhận diện, như chiếc nón, trụ điện đường, xe đạp, xe xích lô
tạo ra cảm giác gần gũi thân quen. Chỉ vài màu sắc đơn giản nhưng đặt ở
những vị trí đan kết lẫn nhau, vô hình gợi lên một quan hệ chặt chẽ. Cuối
cùng, phong cảnh đường phố có sẵn từ trong ký ức của mọi người, làm nền
để gắn chặt mọi thứ lại với nhau trong một rung động cộng hưởng cao độ.
25

×