Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.92 KB, 101 trang )

A/ MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Một trong những thể loại của văn học dân gian rất gần gũi với đời sống
tinh thần của nhân dân lao động là Câu đố. Câu đố cung cấp thêm những góc nhìn
mới mẻ, bất ngờ về những sự vật, hiện tượng đã trở nên quen thuộc với mỗi người.
Câu đố được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không
phân biệt tuổi tác và được dùng ở mọi miền của đất nước. Từ Nam chí Bắc, từ
những em bé ngây thơ đến các cụ già tóc bạc, ai ai cũng biết dăm ba câu đố.
1.2. Câu đố không chỉ là một phương tiện giải trí của nhân dân sau những giờ lao
động hay học tập vất vả, căng thẳng mà nó còn là phương tiện rèn luyện tư duy.
Qua trò chơi Đố - Giải, năng lực tư duy, óc phán đoán của người chơi đã được nâng
cao và luyện rèn. Như Bùi thị Thu Huyền đã nhận xét “ …, câu đố là một trong
những phương tiện đắc lực giúp trẻ có bộ não phát triển… Việc đưa câu đố đến cho
trẻ là cách làm tốt để chúng có điều kiện phát triển nhanh về trí tuệ”.
1.3. Từ góc độ ngôn ngữ, câu đố là một phương tiện dùng để dạy - học ngôn ngữ.
Hoạt động Đố - Giải chính là một trong những phương pháp dạy học mà ta thường
nhắc đến khi dạy tiếng, đó là Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ. Với phương
pháp dạy học này, các em có thể tăng thêm vốn từ và học được cách nói gần gũi với
lời ăn tiếng nói của nhân dân.
1.4. Với tư cách là một đơn vị của văn học dân gian, câu đố không chỉ thu
hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu folklore, các nhà văn hóa học, dân tộc
học mà còn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà ngôn ngữ học. Đến nay đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu câu đố, xong các công trình đó hầu như chủ yếu khai
thác về nội dung, cách thức xây dựng câu đố, tiền giả định của các câu đố chứ chưa
có công trình nào tìm hiểu một cách chi tiết về cách sử dụng các biện pháp tu từ
trong câu đố dân gian. Nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở sự liệt kê rất khái quát.
1.5. Nghiên cứu đề tài này, người viết hi vọng sẽ góp thêm một phần vào
việc tìm hiểu loại hình văn học này từ phương diện ngôn ngữ học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Theo điều tra bước đầu của chúng tôi, đến nay đã có khoảng trên 40
công trình nghiên cứu câu đố, xong các công trình này chỉ nặng về sưu tầm hoặc là


những bài nghiên cứu về một góc độ nào của câu đố, ví dụ:
- Ninh Viết Giao, Câu đố Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 1996.
- Hoài Quỳnh (sưu tầm), Câu đố dân gian Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2004.
- Hồ Anh Thái (sưu tầm), Câu đố Việt Nam, Nxb Hải Phòng, 2004
- Nguyễn Đình Thông (sưu tầm), Câu đố dân gian Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2005
- Lâm Hồng Anh (tuyển chọn), Câu đố Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H,
2005.
- Nguyễn Xuân Kính, Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 3, câu đố,
Nxb Khoa học Xã hội, H, 2005
- Mã Giang Lân, Lê Chí Quế, Tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca Việt Nam,
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1997.
Trong các công trình nêu trên, có ba công trình được chú ý nhiều hơn cả là
công trình của tác gia Triều Nguyên, Nguyễn Văn Trung và Ninh Viết Giao . Bên
cạnh việc tập hợp được một số lượng khá lớn câu đố, tác giả Nguyễn Văn Trung
còn giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc; hoàn cảnh sử dụng, mục đích, chức năng câu
đố; cách cấu tạo câu đố về mặt ngữ pháp, ngữ điệu, ngữ nghĩa Tác giả Triều
Nguyên, phần khái luận về câu đố người Việt đã có cách tiếp cận câu đố ở bình diện
thể loại khá toàn diện và có những kiến giải thấu đáo. Có nhiều vấn đề được đặt ra
lần đầu như: trường và hiện tượng xuất nhập trường trong câu đố, mô hình câu đố,
câu đố tá ý
Một số tài liệu có bàn về câu đố nhưng hết sức sơ lược dưới dạng chương,
mục, ví dụ:
+ Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên) [26]
+ Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình
Trị [42]
+ Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu [46].
Ngoài ra, cũng có một số bài viết nghiên cứu về câu đố như:
+ Đồng âm trong câu đố Việt của tác giả Đỗ Thành Dương [14]

+ Đồng nghĩa trong câu đố Việt của tác giả Đỗ Thành Dương [15]
+ Các hình thức chơi chữ trong câu đố của tác giả Triều Nguyên [34]
+ Câu đố và tư duy nghệ thuật của tác giả Hồ Quốc Hùng [26].
Đặc biệt, theo chúng tôi được biết những khóa luận, luận văn hay luận án
tiến sĩ nghiên cứu về câu đố có số lượng rất ít. Mới chỉ thấy một số công trình như:
+ Tiền giả định trong câu đố của người Việt, luận văn thạc sĩ của tác giả Tô
Thị Phương Dung [ 13]
+ Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt Nam với trẻ em, Luận văn
thạc sĩ Ngữ văn của tác giả Trần Thị Lan [33]
+ Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, Luận văn
thạc sĩ ngôn ngữ học của tác giả Bùi Thị Thu Huyền [27]
+ Tìm hiểu về câu đố trong chương trình tiếng Việt tiểu học, Đề tài nghiên
cứu khoa học của tác giả Đặng Thị Quỳnh [41]
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về câu đố thường nặng về sưu tầm,
tuy đưa ra nhận xét nhưng chỉ là những gợi ý đối với người đọc. Có những công
trình nghiên cứu chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu, phân tích về một
phương diện nào đó.
2.2. Đề tài của chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nhà
nghiên cứu đi trước, đồng thời đề tài sẽ cố gắng vận dụng những lí luận của Ngữ
dụng học để tìm hiểu loại hình văn học dân gian này. Hi vọng đề tài sẽ sẽ đạt được
kết quả như mục đích người viết đặt ra nói ở mục 4 dưới đây.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là câu đố dân gian của người Việt.
- Ngữ liệu khảo sát là cuốn Tổng tập văn học dân gian của người Việt ( Tập 3),
phần nói về câu đố và cuốn Câu đố Việt Nam của Nguyễn văn Trung, Nhà xuất bản
TP HCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Có thể tìm hiểu câu đố từ nhiều phương diện nhưng đề tài này chỉ tập trung
tìm hiểu các biện pháp tu từ trong câu đố.

4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các biện pháp tu từ được sử dụng
trong việc xây dựng câu đố dân gian của người Việt.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, đề tài xác định một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lí lý thuyết liên quan được dùng làm căn cứ lí luận
cho đề tài.
- Khảo sát, thống kê và phân loại đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí đã
định trước.
- Phân tích, miêu tả vai trò của các biện pháp tu từ được dùng trong câu đố.
- Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu được dưới hình thức biểu bảng và bằng lời.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp nghiên cứu này dùng để
thống kê và phân loại những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố dân gian
Việt Nam.
- Phương pháp Phân tích, tổng hợp: Phương pháp nghiên cứu này dùng để
phân tích và tổng kết các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố.
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp nghiên cứu này dùng để miêu tả đối tượng
khảo sát theo từng nhóm đã phân loại.
6. Đóng góp mới của luận văn
Nếu đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, về mặt lý luận sẽ làm cho cái
nhìn về câu đố dân gian của người Việt được toàn diện hơn.
Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm
hiểu thêm về câu đố.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn chia làm 3
chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về các biện pháp tu từ
1.2. Khái quát về câu đố dân gian
1.3. Chiếu vật và các phương thức chiếu vật
1.4. Câu đố và các biện pháp tu từ
CHƯƠNG 2: CÁCH CHUYỂN TRƯỜNG TRONG CÂU ĐỐ
(Nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, so sánh)
2.1. Kết quả thống kê
2.2. Miêu tả các cách chuyển trường trong câu đố
2.3. Vai trò của các cách chuyển trường trong câu đố
CHƯƠNG 3: CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ
3.1. Kết quả thống kê
3.2. Miêu tả các thủ pháp chơi chữ trong câu đố
3.2.1. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết
3.2.2. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa
3.2.3. Câu đố dùng cách tá ý (câu đố được lẩy ra từ tác phẩm văn học dân
gian, văn học viết)
3.3. Vai trò của các thủ pháp chơi chữ trong câu đố
Kết luận
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ
1.1.1 Các quan niệm chung
Trong cuộc sống, mọi hoạt động của con người đều nhằm những mục đích
thực tiễn, và để đạt được mục đích đó con người phải sử dụng những phương tiện
(công cụ) theo những cách thức (biện pháp) nhất định. Do đó trong hoạt động ngôn
ngữ (cũng như trong mọi hoạt động khác của con người) cần phân biệt mục đích,
phương tiện và biện pháp. Người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất cần luôn ý thức được rằng mình có hai loại phương tiện: phương
tiện ngôn ngữ trung hoà và phương tiện ngôn ngữ tu từ; đồng thời ngoài những biện

pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có những biện pháp sử dụng ngôn ngữ
một cách đặc biệt, gọi là những biện pháp tu từ.
Tuy nhiên, việc xác định khái niệm biện pháp tu từ có nhiều quan điểm khác
nhau:
+ Cù Đình Tú đồng nhất biện pháp tu từ với cách tu từ, phép mĩ từ. Hiểu như
vậy có nghĩa là hạn chế nó chỉ trong các hình thức chuyển nghĩa, tức “những hình
thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp dẫn, lôi cuốn trong khi trình bầy”.
+ Đinh Trọng Lạc dùng một thuật ngữ chung (biện pháp tu từ) nhưng khi đi
miêu tả cụ thể ở mỗi cấp độ thì lại dùng những thuật ngữ khác nhau như phương
thức, biện pháp.
+ Đỗ Hữu Châu cũng dùng một thuật ngữ thống nhất là biện pháp tu từ song
với cách hiểu không xác định, ví dụ như biện pháp tu từ từ vựng được dùng để chỉ
biện pháp tu từ ngữ nghĩa hoặc biện pháp tu từ cú pháp lại bao gồm cả các phương
tiện tu từ cú pháp…
Những cách hiểu biện pháp tu từ như vậy không phân biệt được phương
tiện tu từ với biện pháp tu từ và đã thu hẹp phạm vi hoạt động của biện pháp tu từ
chỉ ở hai cấp độ: ngữ nghĩa và cú pháp
Như vậy, cần phải định nghĩa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ một
cách khái quát, nhất quán ở mọi cấp độ. Phương tiện tu từ được các nhà phong cách
học quan niệm: “Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý
nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu
sắc tu từ và được hình thành từ bốn yếu tố: biểu cảm (chứa đựng yếu tố hình
tượng), cảm xúc (chứa đựng những yếu tố diễn đạt tình cảm, cảm xúc), bình giá
(chứa đựng những yếu tố khen chê) và phong cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử
dụng thường xuyên, cố định)” [31]. Hiểu như vậy có nghĩa là cho rằng phương tiện
tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học tiềm tàng (trong ý thức của người
bản ngữ) vơi phương tiện tương liên có tính chất trung hoà của hệ thống ngôn ngữ.
Ví dụ: Từ “hi sinh” ngoài nét nghĩa cơ bản là chết còn mang nét nghĩa bổ sung: thể
hiện sự trân trọng, tôn kính của người nói. Vì thế “hi sinh” còn được gọi là phương
tiện tu từ.

Biện pháp tu từ còn được gọi là phương thức tu từ, được các nhà phong
cách học hiểu như sau: “Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong
hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay
không có màu sắc tu từ, trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác
dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh)” [31]. Hiểu như vậy
có nghĩa là cho rằng biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong
một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp
sử dụng thông thường trong mọi hoàn cảnh, chỉ nhằm mục đích diễn đạt lí trí.
Để có thể nhận biết dễ dàng và sử dụng hiệu quả phương tiện tu từ, biện
pháp tu từ cần phải xác định một cách rõ ràng, chính xác, đồng thời cần phân loại
chặt chẽ và miêu tả đầy đủ chúng. Ta có thể phân biệt phương tiện tu từ và biện
pháp tu từ dựa trên một số yếu tố cơ bản sau:
Biện pháp tu từ Phương tiện tu từ
- Là những cách phối hợp sử dụng
các đơn vị lời nói trong giới hạn của một
đơn vị thuộc bậc cao hơn.
- Là những yếu tố thuộc các cấp
độ khác nhau, được đánh dấu về tu từ
học trong giới hạn của một cấp độ nào
đó của ngôn ngữ.
- Ý nghĩa tu từ học của biện pháp
tu từ nảy sinh ra trong ngữ cảnh của một
đơn vị lời nói nào đó, bị qui định bởi
những quan hệ cú đoạn giữa các đơn vị
của một bậc hay các bậc khác nhau.
- Ý nghĩa tu từ học của phương
tiện tu từ được củng cố ở ngay phương
tiện đó, được qui định bởi những quan hệ
hệ hình của các yếu tố cùng bậc
Tuy rằng giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có những sự khác biệt,

nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc sử dụng các phương
tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện pháp tu từ nào
đó trong lời nói cũng có thể chuyển hoá nó thành một phương tiện tu từ (đây là trường
hợp của so sánh). Hơn nữa, cùng một phương tiện tu từ có thể xây dựng nên những
biện pháp tu từ khác nhau. Và ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau có thể
cùng tham gia vào việc xây dựng cùng một biện pháp tu từ duy nhất.
Tóm lại, biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một
hoàn cảnh cụ thể nhằm mục đích tu từ nhất định, đó là cách diễn đạt ngôn ngữ mới
mẻ, thể hiện tài năng sáng tạo đôc đáo của người sử dụng ngôn ngữ. Do vậy, việc
phân loại và miêu tả các biện pháp tu từ đạt được tính hệ thống, tính nhất quán
trong tất cả các cấp độ ngôn ngữ sẽ giúp cho người học luôn có ý thức nhận thức
được tầm quan trọng nổi bật của sự đối lập quen thuộc, mới mẻ giữa các biện pháp
thông thường và biện pháp tu từ (biện pháp đặc biệt). Sự lựa chọn, sử dụng các
biện pháp tu từ ở người sử dụng ngôn ngữ luôn là sự sáng tạo không ngừng, nhưng
không nên nghĩ rằng phải luôn dùng hình thức diễn đạt mới mẻ, bóng bẩy mới hay,
bởi trình độ cao trong việc sử dụng ngôn ngữ không phải ở chỗ biết nhiều, dùng nhiều
biện pháp tu từ mà thể hiện ở khả năng lựa chọn sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nói
chung phù hợp với đặc trưng của từng phong cách chức năng của hoạt động lời nói. Vì
thế, có khám phá, phát hiện và khai thác giá trị sử dụng của các biện pháp tu từ, người
đọc mới có thể phát hiện và nhận thức sâu sắc về giá trị thẩm mĩ của ngôn từ.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phối hợp
sử dụng, các biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp tu từ
ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản, biện pháp tu từ ngữ âm
– văn tự.
Trên thực tế, biện pháp tu từ từ vựng còn được gọi là biện pháp tu từ từ ngữ bởi
vì từ ngữ là đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ và là phương tiện thực hiện đầy đủ các
chức năng của ngôn ngữ, vừa phản ánh hiện thực khách quan, vừa bộc lộ thái độ chủ
quan của người dùng. Biện pháp tu từ được sử dụng ở cấp độ từ vựng nhiều hơn các
kiểu biện pháp tu từ khác do hệ thống từ vựng là hệ thống mở, phong phú và đa dạng.
Trải qua quá trình hình thành, phát triển, ngày nay khái niệm về biện pháp tu

từ từ vựng đã được hiểu đầy đủ, rõ ràng và hoàn chỉnh: “ Biện pháp tu từ từ vựng là
những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị
khác thuộc bậc cao hơn (trong phạm vi của một câu, một chỉnh thể trên câu) có khả
năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong
ngữ cảnh.” [30]
Trong phong cách học, các nhà nghiên cứu thường tách biệt biện pháp tu từ ngữ
nghĩa ở cấp độ từ vựng với biện pháp tu từ từ vựng. Song, việc tách riêng này chỉ trên
phương diện lý thuyết, còn thực tế ở mọi cấp độ ngôn ngữ (trừ những đơn vị ngôn ngữ
không có nghĩa ở cấp độ ngữ âm) đều tồn tại phương diện ngữ nghĩa nên các biện pháp
tu từ ở các cấp độ ngôn ngữ khác nhau đều bao gồm cả biện pháp tu từ ngữ nghĩa ở các
cấp độ ngôn ngữ ấy. Do đó, có thể hiểu “Biện pháp tu từ từ vựng là những cách sử dụng
phối hợp các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn để
đạt được hiệu quả tu từ trong một ngữ cảnh nhất định”
1.1.2. Phân loại biện pháp tu từ từ vựng
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các biện pháp tu từ nhưng hiện nay
tồn tại hai cách phân loại biện pháp tu từ từ vựng phổ biến:
+ Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên cấu tạo theo quan hệ liên tưởng
và quan hệ tổ hợp trong ngôn ngữ.
+ Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên quan hệ tiêu biểu giữa các cú
đoạn và trong ngữ cảnh.
a, Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên cấu tạo theo quan hệ liên
tưởng và quan hệ tổ hợp trong ngôn ngữ
Cách phân loại này do tác giả Cù Đình Tú và nhóm tác giả viết giáo trình
“Phong cách học tiếng Việt” khởi xướng. Các nhà nghiên cứu bộ môn phong cách
học quan niệm: “Có những cách tu từ được cấu tạo chủ yếu theo quan hệ liên tưởng,
có những cách tu từ được cấu tạo chủ yếu theo quan hệ tổ hợp” [47].
Các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ liên tưởng
Các biện pháp tu từ từ vựng được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng có chung
đặc điểm là trong một văn bản cụ thể từ ngữ có hiện tượng lâm thời chuyển đổi ý
nghĩa. Nghĩa của từ ngữ vốn biểu thị đối tượng này (theo từ điển) sẽ lâm thời

chuyển sang biểu thị đối tượng khác dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng nhất
định. Quan hệ liên tưởng này có thể là:
- Liên tưởng nét tương đồng gồm: So sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa,
phóng dụ, tượng trưng.
- Liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng: Hoán dụ tu từ.
Các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ tổ hợp
Đặc điểm chung của các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ tổ
hợp là tính có ý thức và tính chủ động sắp xếp từ ngữ theo những quan hệ tổ hợp
nhất định trong khuôn khổ của kết cấu từ vựng – ngữ pháp tiếng Việt nhằm tăng
thêm hiệu lực cho sự diễn đạt về mặt chức năng hay biểu cảm.
Các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ tổ hợp gồm: Điệp từ ngữ,
đồng nghĩa kép, tiệm tiến, đột giáng, tương phản, im lặng, khoa trương, nói giảm,
chơi chữ, nói lái, tập Kiều.
b, Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên quan hệ tiêu biểu giữa các
cú đoạn và trong ngữ cảnh sử dụng
Có thể thấy đây là cách phân loại đang được sử dụng khá rộng rãi. Cách
phân loại này dựa trên quan điểm của hai nhà nghiên cứu phong cách học là: Đinh
Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa.
Căn cứ vào các kiểu quan hệ tiêu biểu giữa các cú đoạn, biện pháp tu từ từ
vựng được chia ra: biện pháp hoà hợp, biện pháp tương phản, biện pháp qui định
- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu hoà hợp là biện pháp tu từ từ vựng
trong đó có các từ ngữ có cùng một điệu tính chung – hoặc cao quý, trang trọng
hoặc giản dị, mộc mạc – có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, qui định lẫn nhau, hô
ứng với nhau, tạo nên sự cộng hưởng về ý nghĩa làm xuất hiện một nét nghĩa chung,
đưa đến một hình tượng liên tưởng có giá trị tu từ nổi bật.
- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu tương phản là biện pháp tu từ từ vựng
trong đó các từ ngữ có điệu tính trái ngược nhau – một số có màu sắc cao quý, trang
trọng, một số khác có màu sắc giản dị, mộc mạc – nằm trong mối quan hệ đối chọi
nhau, có khả năng gợi liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, sự vật, hiện tượng
phức tạp có giá trị tu từ nổi bật.

- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu quy định là biện pháp tu từ từ vựng
trong đó từ ngữ có điệu tính cao (có màu sắc cao sang, quý tộc, bác học) hoặc điệu
tính thấp (có màu sắc giản dị, mộc mạc, bình dân, nôm na) được sử dụng trên cái
nền của các từ ngữ trung hoà về tu từ học, đã quy định màu sắc tu từ học chung của
toàn bộ phát ngôn.
Căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng, biện pháp tu từ từ vựng được phân loại
như sau:
- Biện pháp sử dụng từ tập trung trong một trường từ vựng ngữ nghĩa (còn
gọi là biện pháp hội tụ): biện pháp này hội tụ một số từ ngữ xung quanh một hình
ảnh chủ đạo, mức độ nông sâu hay giá trị được thể hiện ở chỗ những từ ngữ được
tập trung đó có phát động được một trường liên tưởng rộng lớn so với ý niệm chung
của trường mà nó gợi ra hay không.
- Biện pháp tu từ triển khai từ ngữ: là cách triển khai từ ngữ thật cụ thể, thật
chi tiết để tạo nên một bức tranh chi tiết và cụ thể đến mức thoáng nghe đã có thể
hình dung, cảm nhận đầy đủ như đang được sống trong đó.
- Biện pháp tu từ tiền giả định: là sử dụng lối gợi hàm ngôn, từ ngữ dùng ít,
buộc người nghe phải hình dung, liên tưởng, suy luận rất nhiều mới thấy được cái
hay, cái tài của người dùng chữ.
- Biện pháp chuẩn bị bối cảnh cho một vài từ ngữ: các nhà thơ, nhà văn có
thể dụng công chọn lọc một từ rất đỗi bình thường nhưng có hiệu quả lớn nếu chuẩn
bị một bối cảnh xuất hiện cho từ đó. Trong thơ, các tác giả thường tìm kiếm các
“nhãn tự” trên nền một ngữ cảnh, do đó ngữ cảnh đóng vai trò “siêu ngôn ngữ”
thuyết minh cho giá trị một từ.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN
1.2.1. Khái niệm câu đố
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, câu đố có vai trò và vị trí
riêng, đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải trí của nhân dân. Thuật ngữ câu đố được
dùng từ lâu và phổ biến trong dân gian với hàm nghĩa chỉ một loại hình sáng tác của
folklore. Câu đố không đơn thuần là một hiện tượng ngôn ngữ, nó cũng không phải
là một tác phẩm (tác phẩm hiểu theo nghĩa là một cấu trúc nghệ thuật) có các yếu tố

được sắp xếp theo bố cục, diễn biến nhất định nhằm thể hiện một tư tưởng chủ đề
nào đó, nhưng mỗi câu đố đều có một nội dung hoàn chỉnh, được thể hiện bằng một
thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Từ xưa, Aristôt đã xếp câu đố vào lĩnh vực “sự bắt
trước có tính nghệ thuật” (dẫn theo [39,244]). Do vậy, Aristôt đã định nghĩa : “Câu
đố là một kiểu ẩn dụ hay” và coi cái hay đặc biệt của câu đố ở chỗ “trong khi nói về
cái tồn tại thực tế, câu đố đồng thời kết hợp với cả cái hoàn toàn không thể có
được” (dẫn theo [39,244].
Với các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, quan niệm về câu đố
của họ chính là sự kế thừa thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối:
Theo tác giả Vũ Ngọc Phan: “Câu đố là một loại hình sáng tác phản ánh
các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch (nói một đằng
hiểu một nẻo)” [39,257]. Quan niệm này nhấn mạnh cách nói chệch – một lối
chuyển hoá đặc biệt trong câu đố.
Trong công trình nghiên cứu Câu đố người Việt, tác giả Triều Nguyên lại
chú ý đến mặt cấu tạo của câu đố. Ông đã đưa ra cách nhìn về câu đố: “Câu đố là
một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận, bộ phận lời đố và bộ phận lời giải
(vật đố); lời đố bằng văn vần, nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực, hợp lẽ nhưng
làm cho lạ hoá để khó đoán nhận; lời giải nêu tên vật đố, đó là những sự vật, hiện
tượng phổ biến, ai cũng từng biết, từng hay” [37,28].
Còn theo giáo sư Nguyễn Văn Trung [50 ], quan niệm về câu đố dựa trên
hai mặt: mặt cấu tạo và mặt xã hội.
+ Về mặt cấu tạo: câu đố có cấu trúc của một đối thoại gồm hai phần: lời đố
và lời giải. Lời đố là một câu hỏi dưới hình thức: tên vật có những hình dáng, đặc
điểm, công dụng hay tên vật giống như vật được nói ra là gì? Như vậy, câu đố là
một định nghĩa, xét theo nội dụng dựa trên khái niệm căn bản: tương tự, vật đố
trong lời hỏi và vật giải trong lời đáp giống nhau ở những nét chính, đặc điểm.
+ Về mặt xã hội: Câu đố là một cuộc chơi sử dụng đồ chơi hình ảnh, từ và ý
nghĩa, là một chơi chữ, nhẵm mục đích giải trí vui vẻ, nhưng là một giải trí của tinh
thần vì chủ yếu người chơi sử dụng trí tuệ, óc phán đoán lý luận. Nói cách khác, câu
đố là một bài toán, không phải là toán số mà là toán văn học (vận dụng hình ảnh,

chữ nghĩa) có một trật tự luận lý chặt chẽ và hợp lý theo cách riêng của câu đố.
Trong văn học dân gian, nếu tục ngữ là “túi khôn” kho tàng kiến thức đạo
lý về đối nhân xử thế, ca dao dân ca là tiếng nói của tình cảm thì câu đố là tiếng
cười của trí tuệ thông minh linh hoạt. Câu đố len vào từng nhà, đi vào tư duy của
em bé ngây thơ cho đến cụ già tóc bạc. Câu đố có tác dụng sâu sắc trong việc bồi
dưỡng tri thức thực tiễn, giáo dục cách nhận xét về sự vật, sự việc cho nhân dân. Sự
ra đời và phát triển của câu đố làm cho nền văn hóa dân gian Việt Nam thêm phong
phú, giàu màu sắc.
1.2.2. Phân loại câu đố
Nội dung căn bản của câu đố là tri thức mọi mặt về cuộc sống, vì thế cách
phân loại thường được áp dụng cho thể loại này là cách phân loại theo đề tài.
Thường các bộ sưu tập câu đố được sắp xếp thành các mục sau:
- Câu đố về các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ
- Câu đố về động vật – thực vật
- Câu đố về công cụ sản xuất – các loại đồ dùng
- Câu đố về con người và công việc của con người.
Cũng có những cách phân loại tỉ mỉ hơn dựa vào kỹ thuật tạo câu đố, có
thể chia câu đố thành hai loại: câu đố trực tiếp và câu đố gián tiếp
a, Câu đố trực tiếp
Câu đố trực tiếp là loại câu đố mà mối quan hệ giữa vật đố với vật miêu tả
là mối quan hệ thẳng, không qua khâu trung gian. Loại câu đố này không sử dụng
đến kỹ thuật so sánh, ẩn dụ hay bất cứ một phương tiện tu từ nào khác ngoài việc
miêu tả sự vật đúng với những gì nó có, ví dụ:
(1) Con gì cánh mỏng đuôi dài
Lúc bay, lúc đậu cánh thời đều giương.
Con chuồn chuồn [341 – IV]
(2) Hoa gì sắc trắng mà ai cũng thờ?
Hoa huệ [276 – III]
b, Câu đố gián tiếp
Câu đố gián tiếp là câu đố mà mối quan hệ giữa vật đố và vật miêu tả

không còn là mối quan hệ thẳng mà phải qua khâu trung gian, người đố và người
giải ngoài sự tưởng tượng và óc quan sát còn phải vận dụng khả năng liên tưởng
qua sự vật, hiện tượng trung gian được nêu ra trong câu đố. Loại câu đố này sử
dụng các kỹ thuật ví, so sánh, ẩn dụ trong việc xây dựng hình ảnh đố của vật đố.
- Ví dụ so sánh dùng các từ: như, là, bằng, vừa bằng…
(3) Bằng trang cườm tay, để ngay bàn phật.
Quả chuối [102 – III]
(4) Vừa bằng cánh cửa nằm ngửa giữa trời.
Tầu lá chuối [133 – III]
- So sánh không dùng từ: như, là, bằng, nhưng bằng ẩn dụ:
(5) Cây cao ngàn trượng, lá rụng tứ tung
Nấu thì được, nướng thì không.
Hạt mưa [57 - I]
(6) Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.
Rổ bát [841 – V]
- Có khi vừa ẩn dụ, vừa so sánh:
(7) Mình đen như quạ, da trắng như bông
Giữa thắt cổ bồng, đít đeo nồi nước
Chõ xôi [911 – V]
(8) Mình bằng cái phản, đầu đội bốn sào
Vừa ngăn lá thắm, vừa rào chim xanh.
Cái màn [1077 – V]
1.2.3. Thế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố
Trong câu đố có hai đối tượng được đề cập: vật đố và hình ảnh ẩn dụ của nó.
Tập hợp những vật đố hợp thành thế giới vật đố. Tập hợp những hình ảnh ẩn dụ của
vật đố tạo nên thế giới liên tưởng từ vật đố. Thế giới thứ nhất là phản ánh trực tiếp
của hiện thực khách quan. Thế giới thứ hai là phản ánh của thế giới thứ nhất qua
lăng kính liên tưởng, tưởng tượng của những người chơi trò đố - giảng.
a, Thế giới vật đố

Những câu đố trong câu đố dân gian của người Việt có thể chia thành ba nhóm:
- Nhóm những đồ dùng lao động và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của nhân dân:
+ Những đồ dùng lao động nông nghiệp: cày, bừa, cuốc, liềm, hái, gầu…
+ Những đồ dùng thủ công: khung cửu, kéo, kim, thoi, bào….
+ Những đồ dùng sinh hoạt thông thường: nồi, chổi, chiếu, phản, áo, yếm…
- Những công việc và thao tác lao động, sinh hoạt
+ Lao động nông nghiệp: nhổ mạ, cấy lúa, tát nước
+ Lao động thủ công: ươm tơ, dệt vải, xẻ gỗ…
+ Sinh hoạt: hút thuốc, nhai trầu, ăn cơm…
- Những sự vật và hiện tượng quen thuộc khác
+ Gia súc, gia cầm và những con vật thường thấy: trâu, bò, chó, mèo, tôm…
+ Những cây, quả thường dùng: lúa, ngô, khoai, mía, mít, quả na…
+ Những bộ phận của nhà của: mái nhà, xà nhà, bậc cửa…
+ Qùa bánh và những đồ dùng vui chơi: bánh đa, bánh trưng…; cái diều, đèn
kéo quân…
+ Chữ nghĩa và đồ dùng học tập: vở, sách, bút,…
+ Sự vật, hiện tượng tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, mưa, biển, núi…
+ Con người và một số bộ phận cơ thể người: mắt, mũi, miệng, chân, tay
b, Thế giới những vật thay thế cho vật đố
Thế giới những vật thay thế cho vật đố là thế giới được “sáng tác” ra từ
nguyên mẫu vật đố chủ yếu dựa vào liên tưởng, tưởng tượng. Đây là một thế giới
vừa có vẻ ngoài kỳ dị, vừa thân quen, sống động và có hồn.
- Phần lớn những sự vật, hiện tượng vốn hết sức quen thuộc, khi trở thành
vật đố đều được mô tả thành những sự vật, hiện tượng kỳ dị. Ví dụ:
+ Ăn trầu được nhìn ra thành một cuộc huyết chiến
(9) Hai làng đánh rập ba làng
Máu chảy đến đâu ruồi… không bâu đến đó.
- Nhìn cả tổng thể câu đố thì ra một vật kỳ dị, quái đản, không có trong hiện
thực, nhưng từng bộ phận hợp thành nó thì lại là những sự vật, hiện tượng quen
thuộc hàng ngày. Ví dụ:

+ Câu đố về sàng gạo:
(10) Một trăm tấm ván
Một vạn thằng dân
Thằng nào cởi trần
Thằng ấy chui lọt
- Câu đố thường mô tả sự vật trong trạng thái hoạt động hoặc biến đổi của
nó. Ví dụ:
+ Bát đĩa được mô tả ở trạng thái đang được rửa sau bữa ăn để gác lên chạn:
(11) Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm
1.3. Chiếu vật và các phương thức chiếu vật
1.3.1. Khái niệm về hành động chiếu vật
Các nhà logic học rất quan tâm đến vấn đề chiếu vật trong dụng học.
George Yule trong cuốn Dụng học quan niệm: “Chiếu vật là một hành động trong
đó một người nói, hay người viết sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho một
người nghe hay người đọc có thể nhận diện được cái gì đó”. [55,43 ]. Như vây,
chiếu vật là một hành vi ngôn ngữ. Hành vi chiếu vật này thuộc về con người chứ
không phải là việc của tự thân ngôn ngữ. Yule viết : “chúng ta biết rằng tự thân các
từ không qui chiếu đến cái gì cả. Con người mới làm cái việc qui chiếu đó” [ 55,43].
Quan niệm về hành vi chiếu vật được G.S Đỗ Hữu Châu được đơn giản
hóa như sau: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói
phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp
cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ
nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” [7,61]. Sự qui chiếu vì vậy gắn liền với mục
đích và niềm tin của người nói. Để có sự qui chiếu thành công, người nghe phải có
sự suy luận bởi lẽ không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa các thực thể với các từ.
Mặt khác, phải xác định rõ diễn ngôn đang nói về thế giới thực hay ảo, thế giới tự
nhiên hay nhân tạo để hiểu nghĩa của diễn ngôn. Ví dụ, A nói với B: Mẹ mua cho tớ
một con mèo màu xanh. Biểu thức con mèo màu xanh là tín hiệu ngôn ngữ để chiếu
vật. Tuy nhiên, B chỉ có thể xác định nghĩa chiếu vật của cụm từ con mèo màu xanh

khi xuất phát từ thế giới đồ vật nhân tạo mà không phải từ thế giới tự nhiên.
1.3.2. Phương thức chiếu vật
Phương thức chiếu vật là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện
hành vi chiếu vật. Có ba phương thức chiếu vật lớn: dùng tên riêng, dùng miêu tả
xác định và dùng chỉ xuất
a, Chiếu vật bằng tên riêng
Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Ví dụ như: Hoa, Hùng, Huệ là
tên đặt cho cá thể mỗi người. Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật
đúng với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó. Thí dụ, tên riêng chỉ
người có chức năng cơ bản là chỉ cá thể người trong phạm trù người, tên riêng của
sông, núi có chức năng cơ bản là chỉ cá thể núi, sông trong phạm trù vật thể tự
nhiên. Do tên riêng là tên của cá thể sự vật nên sử dụng biểu thức chiếu vật tên
riêng ít phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cuộc giao tiếp. Nói cách khác, biểu
thức ngôn ngữ tên riêng quy chiếu vào một sự vật duy nhất. Khi sử dụng biểu thức
chiếu vật tên riêng, người nhận dễ dàng thực hiện thành công hành động chiếu vật.
Trường hợp các sự vật trùng tên riêng cùng phạm trù, người ta thường
dùng thêm các định ngữ hoặc các “tiểu danh” tên riêng. Ví dụ, ta nói Lan béo để
phân biệt với Lan cận, ta nói Đồng Văn Hà Giang để phân biệt với Đồng Văn Hà
Nam.
Trường hợp các sự vật trùng tên khác phạm trù, ta thêm danh từ chung đặt
trước danh từ riêng. Ví dụ: cô Hồng, sông Hồng
b, Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả
Không phải sự vật nào cũng có tên riêng và không phải lúc nào tên riêng
của sự vật được nói đến cũng được người phát và người nhận biết. Do đó, để người
nhận có thể thực hiện hành động chiếu vật thành công, người phát phải sử dụng
biểu thức chiếu vật (BTCV) miêu tả. Biểu thức chiếu vật miêu tả là “biểu thức
chiếu vật có sử dụng các từ ngữ nêu đặc điểm của sự vật”.[11,506]
Ví dụ: Con mèo màu xanh vừa mua hôm qua bị bẩn rồi.
Các yếu tố: xanh, mua hôm qua vừa thực hiện chức năng miêu tả, vừa thực
hiện chức năng chiếu vật.

Điều chung nhất chi phối các BTCV miêu tả là các yếu tố miêu tả của
BTCV miêu tả không cần thật nhiều, thật đầy đủ, chỉ cần nêu ra một vài dấu vết mà
người nói cho rằng người nghe dựa vào đó sẽ xác định nghĩa chiếu vật của BTCV.
Những yếu tố này thường là những yếu tố có thể quan sát được ngay khi hội thoại
miệng.
Thêm vào đó, trật tự sắp xếp các đặc điểm trong BTCV cũng đóng vai trò
quan trọng để phù hợp tình huống giao tiếp. Thông thường, người ta sắp xếp các
đặc điểm theo trật từ từ chung tới riêng, tức là các đặc điểm của nhiều sự vật đến
đặc điểm của từng cá thể sự vật. Vấn đề về số lượng các đặc điểm và trật tự sắp xếp
chúng trong BTCV miêu tả có rất nhiều khía cạnh thú vị khi nghiên cứu chúng
trong câu đố.
c, Chiếu vật bằng chỉ xuất
Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ
trỏ. Quy tắc chiếu vật chỉ trỏ là sự vật được chỉ trỏ ở gần (trong tầm với của người
chỉ và trong tầm nhìn của người chỉ và người được chỉ) đối với một vị trí được lấy
làm mốc. Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ tính theo
hướng nhìn thẳng của người này.
Bất cứ tín hiệu nào cũng có yếu tố chỉ hiệu. Chỉ hiệu là tín hiệu mà mỗi lần
nó xuất hiện đều gắn liền với sự có mặt của vật mà nó là tín hiệu. Trong ngôn ngữ,
những đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, thứ hai có tính chất chỉ hiệu vì mỗi khi chúng
được dùng là người nói và người nghe cũng có mặt trong giao tiếp. Thêm vào đó,
những từ như này, kia, ấy, nọ…cũng có tính chỉ hiệu. Ví dụ khi ta nói cái bàn này
thì từ này cho chúng ta biết cái bàn ứng với sự vật đang ở trước mắt, đang được
người nói đề cập đến.
1.4. Câu đố và các biện pháp tu từ
Trong lĩnh vực văn học dân gian, câu đố là một loại sáng tác phản ánh các sự
vật hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu một
nẻo. Phương pháp này xuất phát từ sự quan sát thấy những nét giống nhau giữa các
sự vật và hiện tượng khách quan, giữa vật đố (tức lời giải) với vật được miêu tả (tức
câu đố). Thí dụ: “Vừa bằng lá tre, xun xoe đánh vật” (Cái kéo) , “Áo xanh áo kép,

đứng nép bờ ao” (Cây chuối), “Giữa lưng trời có ao nước lã” (Quả dừa).
Khi bàn về các đặc điểm thi pháp trong câu đố dân gian các nhà nghiên cứu
đã đưa ra những quan điểm như sau:
Theo Đỗ Bình Trị, nếu biểu thị vật đố bằng A, trong câu đố, vật A được giấu
tên và được so sánh với B – vật thay thế cho nó. Như vậy, câu đố thực chất là một
ẩn dụ, tức là một so sánh ngầm, một so sánh trong đó chỉ có thành phần B. Đặc
trưng bản chất này của câu đố đã được Arixtốt nêu rõ từ thế kỷ IV trước công
nguyên, khi ông đưa ra nhận xét: “Câu đố là một ẩn dụ được cấu tạo tốt”, và đi xa
hơn Đỗ Bình Trị nhận xét: “ Không chỉ những câu đố sử dụng môt tả, mà cả những
câu đố sử dụng phương pháp chơi chữ cũng là những ẩn dụ”. Ông đưa ra những
đặc điểm của những ẩn dụ trong câu đố, đó là:
- Tính chất kì dị của hình ảnh ẩn dụ câu đố: Ví dụ, cái ống chân được miêu
tả thành một con vật: “Lưng đi trước, bụng đi sau; Cái mắt cái đầu cách nhau một
thước”.
- Tính chất thân quen của những hình ảnh bộ phận trong ẩn dụ câu đố: Ví dụ, ẩn
dụ về cái bánh trưng nhìn cả tổng thể thì quả là một sự vật rắc rối như mê cung: “Một
thửa đất vuông, bốn phía xây thành, xung quanh trồng chuối, giữa tỉa đậu trồng hành,
ngoài thành trồng giang”, xét từng bộ phận đều là hình ảnh về những sự vật, hiện tượng
quen thuộc: thửa đất, xây thành, trồng chuối, trồng hành…
- Tính chất có hồn, sống động của những hình ảnh ẩn dụ câu đố: Ví dụ, bát
đĩa được mô tả ở trạng thái đang được rửa, sau bữa ăn, để gác lên chạn: “Một đàn
cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm”, cái kéo được mô tả ở trạng
thái lăm lăm “hành chức”: “Vừa bằng lá tre, xun xoe đánh vật”
Chu Xuân Diên cũng đã dành nhiều công sức để cắt nghĩa ẩn dụ trong câu
đố, ông nhận xét về câu đố như sau:
- Trong cách phản ánh của câu đố, chúng ta thấy có những cơ sở giống như
các ẩn dụ trong văn học nghệ thuật. Song bản thân câu đố không bao giờ được dùng
như một phép ẩn dụ trong văn học nghệ thuật, bởi vì bản thân câu đố không chứa
đựng mối quan hệ giữa nghĩa đen và nghĩa bóng thể hiện mối quan hệ giữa cái cụ
thể và cái trừu tượng.

- Hàng loạt ẩn dụ trong câu đố được xây dựng trên cơ sở quan sát những sự
giống nhau giữa những đặc điểm bên ngoài của những sự vật và hiện tượng. Nhiều
câu đố mở đầu bằng những động trỏ quan hệ so sánh như: “bằng…”, “vừa
bằng…”: “Bằng lá tre, ngo ngoe dưới nước” (Con đỉa), “Vừa bằng cánh cửa, nằm
ngửa giữa trời” (Tàu là chuối)…
- Nhiều ẩn dụ trong câu đố được xây dựng bằng phương pháp nhân cách hoá
những vật vô tri, vô giác. Từ những đặc điểm của vật đưa ra đố, nhân dân hay liên
tưởng tới những đặc điểm của chính bản thân con người.
- Có những ẩn dụ được xây dựng bằng cách liên hệ chỉ một vài dấu hiệu
giống nhau nào đó của những vật đem ra đố và vật miêu tả. Lối liên hệ này thể hiện
cách so sánh của câu đố: vật đem ra đố giống vật miêu tả ở một đặc điểm hình thức
hoặc chức năng nào đó, nhưng không phải là bản thân vật miêu tả.
- Rất nhiều câu đố xây dựng hình tượng trên cơ sở những đặc điểm của ngôn
ngữ dân tộc. Một số câu sử dụng lối nói lái, sử dụng những từ đồng âm, đồng nghĩa,
trái nghĩa, chiết tự
Với Hoàng Tiến Tựu, khi bàn về câu đố, ông cho rằng trong câu đố có
“Phương pháp ẩn dụ riêng”. Theo ông, trong mỗi câu đố thường có hai hình tượng
song song của hai sự vật khác nhau: một hình tượng phô bày ra bên ngoài, một hình
tượng ẩn náu bên trong. Hình tượng bên trong là đối tượng phản ánh đích thực của
câu đố, hình tượng bên ngoài là …….phản ánh, nhằm đánh lừa người nghe (vật để
đố). Giữa vật đố (hình tượng bên trong) và vật để đố (hình tượng bên ngoài) thường
thường chỉ có sự tương đồng không quan trọng về hình thức (hoặc tên gọi, hình
dáng, màu sắc ). Còn bản chất thì khác nhau và xa về chủng loại (ví dụ bên trong là
vật, bên ngoài là người; bên trong là đồ dùng, bên ngoài là động vật; bên trong là
hiện tượng tự nhiên, bên ngoài lại miêu tả thành thực vật…). Cho nên ở câu đố
không chỉ có phương pháp ẩn dụ thông thường như trong các thể loại văn học khác,
mà còn có nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, riêng biệt của nó như động vật hoá,
tự nhiên hoá, thực vật hoá, đồ vật hoá…đó gọi là những phương pháp ẩn dụ đặc biệt
- ẩn dụ không có qui ước và giới hạn hay phương pháp chuyển hoá tự do của câu.
Ninh Viết Giao – một nhà nghiên cứu tâm huyết về câu đố đã chỉ ra một cách

tương đối rõ các biện pháp tu từ sử dụng trong câu đố Việt. Ông cho rằng ẩn dụ là
phương pháp cơ bản để hình thành câu đố Việt. Và vì đặc tính trong câu đố là miêu
tả phản ánh đặc điểm, hình dáng, công dụng của sự vật trong thế giới khách quan,
chứ không phải là chủ yếu miêu tả xã hội, cho nên không thể coi ẩn dụ trong câu đố
giống như lối ẩn dụ trong các thể loại vă học thuần túy được. Ẩn dụ trong câu đố
không nhất thiết nói về người mà có thể là bất kỳ một sự vật nào trong thế giời
khách quan. Từ đó, ông chỉ ra một loạt các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
đố như: nhân hóa,động vật hóa, thực vật hóa, so sánh Ngoài ra, ông còn đề cập đến
việc sử dụng những đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để xây dựng hình tượng câu đố như:
sử dụng lối nói lái, sử dụng từ đồng âm khác nghĩa, sử dụng từ phản nghĩa, sử dụng
văn học dân gian, văn học viết làm câu đố. Có thể thấy, Ninh Viết Giao đã có cái
nhìn khá toàn diện về việc sử dụng các biện pháp tu từ trong câu đố Việt.
Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu khi nói về biện pháp tu từ trong
câu đố đều đề cập đến biện pháp tu từ ẩn dụ và có sự phân biệt ẩn dụ trong câu đố
với ẩn dụ trong văn học nghệ thuật, trong các phong cách ngôn ngữ nói chung. Các
biện pháp như so sánh, nhân hóa, vật hóa, thực vật hóa, động vật hóa các lối nói
cùng nghĩa, chơi chữ đều được qui về ẩn dụ.
Dựa trên những nghiên cứu của các tác giả giả đi trước, Triều Nguyên đã có
sự phân loại các biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người Việt một cách khá
chi tiết và hợp lý. Triều Nguyên cho rằng dựa vào cách thức cấu tạo lời đố trong
mối quan hệ với vật đố, câu đố gồm có các loại: câu đố theo cách tả thực; câu đố
theo cách nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá,…; câu đố theo cách
chơi chữ . Riêng cách nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá Triều
Nguyên gọi là “cách chuyển trường”.
* Quan điểm của luận văn: Luận văn phân loại các biện pháp tu từ trong câu
đố theo hướng của tác giả Triều Nguyên. Nghĩa là xếp các biện pháp nhân hoá,
động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, so sánh vào một nhóm và gọi là “cách
chuyển trường”. Bởi ngoài việc nói gọn, còn cho thấy vật đố được lời đố chuyển
sang một loại khác, một lốt khác, người giải đố cần tách cái lốt ấy ra để thấy vóc
dáng thật của vật đố. Như vậy, khi nói về các biện pháp tu từ trong câu đố sẽ có hai

nhóm biện pháp là:
- Câu đố sử dụng cách thức chuyển trường
- Câu đố theo cách chơi chữ.
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC CHUYỂN TRƯỜNG TRONG CÂU ĐỐ
(Nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, so sánh)
2.1. Kết quả thống kê
Trong tổng số 3455 câu đố dân gian của người Việt thì câu đố sử dụng cách
thức chuyển trường là 846 câu, chiếm 24,48 % tổng số câu đố dân gian của người
Việt. Như vậy, số câu đố sử dụng cách thức chuyển trường là tương đối lớn. Nhân
hóa, động vật hóa, thực vật hóa, tự nhiên hóa và so sánh là những biện pháp cơ bản
được sử dụng trong câu đố dân gian của người Việt.
2.1. Bảng tổng hợp các cách thức chuyển trường trong câu đố:
Biện pháp Số câu Tỉ lệ % so với tổng số 3455 câu đố
Nhân hóa 369 10,68 %
Động vật hóa 134 3,88 %
Thực vật hóa 43 1,24 %
Tự nhiên hóa 18 0.52 %
So sánh 189 5,47 %
Phối hợp các biện pháp 93 2,69 %
Tổng số câu 846 24,48 %
2.2. Miêu tả các cách chuyển trường trong câu đố
2.2.1. Nhân hoá
“Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ
biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối
tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi
dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái
độ của mình” [30]
Trong 846 câu đố có sử dụng cách chuyển trường mà chúng tôi khảo sát
được thì câu đố sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa chiếm số lượng lớn nhất là 369
câu, chiếm 43,61 % câu đố có sử dụng cách thức chuyển trường và chiếm 10,68 %

tổng số câu đố Việt. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng một cách rất đa dạng,
biểu hiện:
a, Dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác.
Dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác,
những đặc điểm đó có thể là những đặc điểm về cơ thể, sinh lí, tuổi tác có 71 câu
đố sử dụng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác
(động thực vật, đồ vật ) chiếm 19,24 % tổng số câu đố có sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa.
(12) Mẹ tròn mà đẻ con dài
Đã thêm lịch sự lại dài móng tay.
Cây giá đậu xanh [233 – III]
Trong câu đố về cây giá đậu xanh (cây giá đỗ), người đố đã nói đến nguồn
gốc của cây giá đỗ, mẹ tròn đẻ con dài chính là những hột đỗ (đỗ tương, đỗ Hà Lan)
được ủ để thành những cây giá đỗ dài, trắng muốt. Hai lá mầm ở phần đầu của cây
giá đỗ được ví như cái móng tay. Mặc dù đố về cây giá đỗ - một loại thực vật dùng
làm thực phẩm nhưng tất cả những chi tiết trong đó đều như chỉ một con người thực
sự thông qua đại từ xưng hô mẹ - con, chi tiết dài móng tay
(12) Trên đầu tóc xanh rì
Giữa lưng thì trắng, đít thì những lông.
Củ hành [267 – III]
Tóc xanh rì = lá hành màu xanh
Lưng thì trắng = củ hành có màu trắng
Đít thì những lông = rễ hành
+ Câu đố về bắp ngô:
(13) Có râu, có tóc, có răng vàng
Quần áo xênh xanh ba bốn bộ
Mà còn nũng nịu mẹ bồng con.
Bắp ngô [441 – III]
Bắp ngô được hiện lên như một con người thực sự: râu ngô được ví như tóc,
hột ngô ví như những chiếc răng vàng, những lớp lá phủ bên ngoài bắp ngô được ví

như những bộ quần áo, những bắp ngô mọc trên thân cây ngô được ví như hình ảnh
mẹ bồng con. Tất cả những chi tiết gộp lại khiến cho người giải đố như đang tiếp
xúc với một sinh thể có hồn.
(14) Chân cao lỏng khỏng
Mình ốm tận xương
Hồn đi bốn phương
Chân còn đứng đó.
Cây hương [685 – V]
Câu đố về cây hương nhưng làm cho ta liên tưởng đến một con người ốm
yếu: chân cao lỏng khỏng (chân hương), mình ốm tận xương, hồn đi bốn phương
(khói hương), chân còn đứng đó (chân hương khi hương đã cháy hết). Câu đố về
cây hương nhưng hiện lên lại là một con người với thân xác gầy gò, ốm yếu.
b, Nhân hóa bằng cách sử dụng các đại từ xưng hô như: ông – bà, mẹ -
con, cha – con, chồng – vợ, chàng – thiếp, chị - em; em; thân em; tôi; thằng; thầy
Riêng câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa có 139 câu dùng từ xưng hô,
chiếm 37,67 % tổng số câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Như vậy, câu đố
loại này chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các câu đố có sử dụng biện pháp
nhân hóa.
(15) Hai anh cùng ở một làng
Thế mà mặt đỏ mặt vàng khác nhau
Lững lờ đi trước về sau
Hằng năm họa có gặp nhau đôi lần.
Mặt trăng, mặt trời [146 – I]
Hai anh ở đây là mặt trời và mặt trăng, cùng ở một làng – cùng trên một bầu
trời, anh mặt trăng mỗi khi xuất hiện trên bầu trời có màu vàng, còn anh mặt trời
lại tỏa ra màu đỏ. Hai anh mặt trăng và mặt trời hầu như không bao giờ cùng một
lúc xuất hiện trên bầu trời, anh mặt trời sẽ xuất hiện vào ban ngày, đến buổi tối anh
mặt trời sẽ nhường chỗ cho anh mặt trăng tỏa sáng. Tuy nhiên, hằng năm họa có
gặp nhau đôi lần đó là khi xẩy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Nhật thực là
hiện tượng mắt ta thấy vầng mặt trời tối đi một phần hoặc hoàn toàn trong một lúc

vì bị mặt trăng che khuất, nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị quả đất che mất
ánh sáng mặt trời, làm tối một phần hay toàn phần. Tuy nhiên, hiện tượng này rất ít
khi xẩy ra, có khi một năm mới xẩy ra một lần. Câu đố về mặt trăng và mặt trời mặc
dù là một câu đố gián tiếp,
Ở trong một câu đố khác, trăng lại được hiện thân thành một cô gái thân nở mặt
tròn vừa đẹp, vừa xinh, nhưng lại rất vô tình, đêm đêm chỉ sống một mình trong cung:
(16) Thân em thân nở mặt tròn
Người em vừa đẹp, vừa giòn, vừa xinh
Trách em sao khéo vô tình
Đêm đêm chỉ ngủ một mình trong cung.
Trăng [164 – I]
(17) Mẹ có tóc, con trọc đầu
Mẹ sống lâu, con chết chém.
Cây dừa và quả dừa [187 – III]
Trong câu đố về cây dừa và quả dừa, cây dừa được ví như một người mẹ có
tóc (tóc chính là lá dừa), còn quả dừa được ví như một người con trọc đầu (vì quả
dừa bên ngoài nhẵn thín, chỉ có một cái cậng). Và dừa mẹ sống lâu hơn dừa con vì
dừa mẹ được trồng để lấy quả nên sẽ sống từ mùa này qua mùa khác, còn dừa con
khi đã chín sẽ bị thu hoạch.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy mô típ dùng từ xưng hô thân
em, thân tôi được sử dụng rất nhiều lần. Có tới 22 câu đố sử dụng mô tip này, ví dụ:
(18) Thân em nho nhỏ
Da xanh ruột đỏ
Thịt trắng nõn nà

×