Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

luận văn Sự biến đổi văn hóa phố nghề ở Hàng Mã, Hàng Trống (Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 73 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ”
Câu ca dao xưa phần nào đã nói lên đặc trưng của Hà Nội xưa, nơi
quy tụ của các làng nghề, phố nghề cùng với các nghệ nhân tài khéo tứ xứ.
Hà Nội với rất nhiều con phố cổ mang tên “Hàng” và có đến hàng
chục phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” đi kèm theo một nghề nhất định, đặc
điểm này đã làm nên nét độc đáo của Hà Nội mà có lẽ không thủ đô nào
trên thế giới có được. Đây cũng là minh chứng cho sự hưng thịnh một thời
của các làng nghề, phố nghề trên mảnh đất này.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, do quá trình giao lưu hội nhập quốc tế
để phát triển, nhiều nghề thủ công mới ra đời, nghề cũ cũng có nhiều biến đổi
để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều tên phố “Hàng” nay
đã thay đổi, hoặc giữ lại tên nhưng không còn là nơi sản xuất hay buôn bán
mặt hàng đó nữa, lại cũng có nghề mới, sản phẩm mới trên phố cũ, nhiều phố
nghề đã trở thành phố du lịch, dịch vụ. Sự thay đổi đó khiến cho Hà Nội mất
dần đi những nét văn hóa truyền thống của vùng đất kinh kì.
Nghiên cứu, tìm hiểu sự biến đổi trong văn hóa của phố nghề Hà Nội,
người viết đã lựa chọn hai phố tiêu biểu là phố Hàng Mã và Hàng Trống.
Đây là hai phố chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu tâm linh, tinh
thần cho người dân Hà thành xưa. Sự biến đổi trong văn hóa sản xuất cũng
như văn hóa kinh doanh của hai phố nghề này sẽ giúp chúng ta nhìn rõ sự
biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa tâm linh và thị hiếu nghệ thuật của người
Hà thành hôm nay.
2. Lịch sử vấn đề
Phố nghề là một trong những yếu tố văn hóa quan trọng làm nên nét
đẹp của văn hóa Hà Nội. Bản thân mỗi phố nghề trong quá trình hình thành,
phát triển đều mang những nét đặc trưng riêng. Tìm hiểu nghiên cứu về các
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
1


Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
phố nghề cũng như diễn biến, sự phát triển của nó trong lịch sử là một việc
làm hết sức ý nghĩa. Việc làm đó không chỉ ca ngợi, biểu dương cái đẹp, tài
khéo của các nghệ nhân mà còn làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định
các chính sách bảo tồn, phát triển khu phố cổ trong tương quan với sự phát
triển kinh tế của thủ đô.
Nhưng hiện nay, theo xu thế của thị trường, phố nghề Hà Nội đã có
nhiều thay đổi. Phác họa bức tranh phố nghề trong hiện tại, ta không còn thấy
bóng dáng Kẻ Chợ năm nào. Cho đến nay, đã có nhiều công trình, đề tài
nghiên cứu, chuyên luận và bài viết về các phố nghề Thăng Long – Hà Nội.
Cuốn sách Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội do Trần
Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo chủ biên là nghiên cứu khá công phu về một số
làng nghề, phố nghề trên đất Thăng Long – Hà Nội. Trong công trình
nghiên cứu này, các tác giả đã đi từ khái quát đến cụ thể. Cuốn sách chỉ ra
nguồn gốc sự xuất hiện các làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội,
những nét khái quát về sự hình thành một số làng nghề, phố nghề tiêu biểu
trên đất Thăng Long và đi sâu vào nghiên cứu về kĩ thuật sản xuất của các
nghề đó. Phần cuối, các tác giả có đưa ra một giải pháp cụ thể để phát triển
phố nghề Thăng Long – Hà Nội.
Nhà văn Băng Sơn trong tập tùy bút Nghìn năm còn lại đã có một
bài viết về phố Hàng Trống. Đây là những ghi chép về sự thay đổi nói
chung các ngành nghề dẫn đến sự thay đổi cảnh quan của phố Hàng Trống.
Bài viết bộc lộ cảm xúc nuối tiếc của nhà văn với sự biến mất của những
giá trị truyền thống của phố nghề.
Cuốn Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội do Trần Quốc
Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan chủ biên là một tập hợp những
tổng luận về các di sản văn hóa của Hà Nội trong đó có một chương tổng
luận về “phố nghề” của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Trong bài viết
của mình, ông đã giới thiệu khái quát một số phố nghề về các mặt: tên phố,
địa giới hành chính, dân cư, di tích lịch sử.

Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
2
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Ngô Thị Minh với công trình nghiên cứu Sự biến đổi các giá trị văn
hóa thể hiện qua những mặt hàng kinh doanh trên phố Hàng Bạc, Hàng
Đào, Hàng Đường, Hàng Mã ở Hà Nội (Luận văn tốt nghiệp - Đại học sư
phạm Hà Nội năm 2008) đã tập trung nghiên cứu sự biến đổi về văn hóa
kinh doanh thể hiện qua hình thức kinh doanh, phương thức kinh doanh và
quan niệm kinh doanh trên các phố nghề Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng
Đường, Hàng Mã. Tuy nhiên, phần hình thức và phương thức kinh doanh
chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của vấn đề, đôi chỗ còn viết lạc sang phần
lịch sử phố, công nghệ, kỹ thuật chế tác.
Các công trình nghiên cứu, bài viết lấy văn hóa phố nghề làm đối
tượng nghiên cứu đã giúp người viết phần nào tìm hiểu được những biến
đổi của một số phố nghề Hà Nội về một mặt nào đó của văn hóa sản xuất
hoặc kinh doanh. Chính những công trình nghiên cứu, bài viết này đã giúp
người viết có cơ sở để thực hiện công trình nghiên cứu về “Sự biến đổi văn
hóa phố nghề ở Hàng Mã, Hàng Trống (Hà Nội)”. Điểm mới của công
trình nghiên cứu đó là đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu một cách toàn diện
về sự biến đổi các hình thức sản xuất, hình thức và phương thức kinh doanh
ở hai phố Hàng Mã và Hàng Trống. Từ đó, người viết đưa ra một số giải
pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển phố nghề trong thời đại mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Sự biến đổi văn hoá ở phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống (Hà
Nội)” tìm hiểu sự biến đổi văn hoá của các nghề thủ công ở hai phố Hàng
Mã, Hàng Trống về các mặt:
• Các mặt hàng chính
• Văn hóa sản xuất
• Văn hóa kinh doanh
để thấy được sự biến đổi văn hoá của phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống nói

riêng, của các phố nghề ở Hà Nội nói chung; thấy được sự thay đổi về thị
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
3
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
hiếu của người tiêu dùng trong xu thế phát triển mới của thời đại. Từ đó,
người viết đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn và
phát triển văn hoá phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống - một nét đẹp tiêu biểu
của văn hoá kinh kì.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sự biến đổi trong văn hóa sản
xuất, văn hóa kinh doanh của phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống từ đầu thế kỷ
XX đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu, khảo sát ở hai phố Hàng
Mã, Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu của mình, người viết đã tiến hành một
số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Sưu tầm, thống kê, phân tích tài liệu
- Khảo sát thực tế: quan sát, điều tra, lập bảng hỏi, phỏng vấn.
- So sánh, đối chiếu, tìm thấy sự biến đổi trong văn hóa phố nghề Hàng
Mã, Hàng Trống.
6. Cấu trúc khóa luận
Khoá luận có cấu trúc như sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của khóa luận được chia làm ba chương:
Chương một: Phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống trong tổng thể làng
nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội
Chương hai: Khảo sát sự biến đổi trong văn hóa sản xuất ở phố nghề
Hàng Mã, Hàng Trống
Chương ba: Khảo sát sự biến đổi trong văn hóa kinh doanh ở phố

nghề Hàng Mã, Hàng Trống
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
4
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG TRONG TỔNG THỂ
LÀNG NGHỀ, PHỐ NGHỀ THĂNG LONG – HÀ NỘI
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”
Nếu như nhà văn Tô Hoài từng bảo Hồ Gươm - Kẻ Chợ tạo ra tiếng
Hà Nội, do trăm nhà, trăm vùng dung hợp lại mà thành, không giống như
bất cứ phương ngữ tiếng Việt nào thì “Hoa tay đất Rồng” (theo cách gọi
của Thọ Sơn) là kết quả của quá trình hội tụ và kết tinh của trăm nghề, trăm
ngành về đất này đua tài làm ăn. Đây chính là điều kiện cho sự hình thành
làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội trong đó có có hai phố Hàng

Mã, Hàng Trống.
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
5
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
1. Khái niệm nghề truyền thống, làng nghề, phố nghề
1.1. Khái niệm nghề truyền thống
Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình
thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại
một vùng hay một làng nào đó, từ đó hình thành nên các làng nghề. Đặc
trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công
nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề.
Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang đậm
bản sắc dân tộc.
Những nghề truyền thống thường được lưu truyền trong phạm vi một
làng. Mỗi nghề bao giờ cũng có ông tổ nghề được dân làng thờ phụng, ghi
ơn. Trong các làng nghề truyền thống, đa số người dân đều làm nghề đó,
ngoài ra, họ cũng có thể làm những nghề khác nhưng tỉ lệ này nhỏ hơn rất
nhiều so với số người làm nghề truyền thống.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc sản
xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ
mới với các nguyên liệu mới. Do vậy, khái niệm nghề truyền thống cũng được
nghiên cứu và mở rộng hơn. Khái niệm nghề truyền thống có thể được hiểu:
Nghề truyền thống bao gồm những nghề thủ công nghiệp xuất hiện từ
lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác còn tồn tại đến ngày
nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc
hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và
đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
1.2. Khái niệm làng nghề
Mặc dù làng nghề ở Việt Nam xuất hiện từ cách đây hàng nghìn năm
nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức về “làng nghề”.

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề (như làng gốm Bát
Tràng, Thổ Hà, Phủ Lãng, Hương Canh làng đồng Bưởi, Vó, Hè Nôm,
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
6
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Thiện Lý, Phước Kiều , làng giấy vùng Bưởi, Dương Ổ…, làng rèn sắt
Canh Diễn, Phù Dực, Đa Hội…) là làng ấy tuy vẫn có trồng trọt theo lối
tiểu nông và chăn nuôi (lợn gà…), cũng có một số nghề phụ khác (đan lát,
làm tương, làm đậu phụ…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền , tinh xảo
với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có
phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, có ông phó cả…cùng một số thợ và
phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử
ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và
sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này có tính mĩ nghệ,
đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường
là vùng rộng lớn xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô (Kẻ Chợ, Huế,
Sài Gòn…) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước
ngoài.” [8; 9-10].
Định nghĩa này của Trần Quốc Vượng hàm ý nói về các làng nghề
truyền thống, những làng nghề đã nổi tiếng và có thời gian tồn tại từ hàng
nghìn năm. Còn theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng trong cuốn “Làng
nghề thủ công truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được hiểu “là làng cổ
truyền làm nghề thủ công. Ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản
xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng là người
làm nghề nông (nông dân). Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra
những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại quê hương
mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác. Khi nói đến một làng nghề thủ
công truyền thống, ta chú ý đến nhiều mặt, trong cả không gian và thời
gian, nghĩa là quan tâm đến tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó,
trong đó, yếu tố quyết định là: nghệ nhân, sản phẩm, kĩ thuật sản xuất, thủ

pháp nghệ thuật” [18;…].
Thực tế cho thấy, làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ
công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
7
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
tính truyền thống lâu đời. Ở các làng này có sự liên kết, hỗ trợ trong sản
xuất, bán sản xuất theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và
nhỏ, có cùng tổ nghề, các thành viên luôn có ý thức tuân thủ ước chế xã hội
và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các
gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử hình
thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trên đơn vị cư
trú, làng xóm truyền thống của họ.
Tiến sĩ Dương Bá Phượng trong cuốn “Bảo tồn và phát triển các
làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” đã đưa ra khái niệm “làng
nghề là làng ở nông thôn có một (hoặc một số) nghề thủ công tách hẳn ra
khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập”. Tác giả còn đưa ra một vài số
liệu cụ thể như: “Về mặt định lượng, có thể hiểu làng nghề là một làng ở
nông thôn có từ 35% - 40% số hộ trở lên chuyên làm một (hoặc một số)
nghề thủ công nghiệp mà các hộ có thể sinh sống bằng chính nguồn thu
nhập từ nghề” [8; 14].
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu khác
nhau về làng nghề thủ công nói chung. Mỗi tác giả đều dựa trên những tiêu
chí riêng, những cứ liệu và dẫn chứng cụ thể để đưa ra được định nghĩa về
làng nghề. Tuy nhiên, mỗi làng nghề lại có đặc điểm riêng, do vậy khó có thể
lấy một định nghĩa thống nhất cho tất cả các làng nghề. Trên thực tế, hiện
nay hầu như ở các làng nghề không chỉ có những người chuyên làm nghề thủ
công và cũng không có làng nào chỉ buôn bán đơn thuần như trước kia.
Dựa trên những tài liệu thu thập được, người viết khái quát lại khái
niệm làng nghề như sau: Làng nghề là một hoạt động kinh tế - xã hội ở

nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một
không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống
bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên hệ chặt chẽ về kĩ thuật
sản xuất, mặt hàng sản xuất và nguồn tiêu thụ.
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
8
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
1.3. Khái niệm phố nghề
Giống như làng nghề, các phố nghề đã xuất hiện, tồn tại ở nước ta từ
rất lâu đời và cũng trải qua nhiều bước thăng trầm, tuy vậy, cho đến nay,
chưa có một khái niệm, định nghĩa nào nhất quán về phố nghề.
Để làm rõ khái niệm “phố nghề”, trước hết ta hãy làm rõ gốc tích và sự
phát triển của từ “phố”. “Phố” nguyên nghĩa là nơi bán hàng, ngày nay là các
cửa hiệu. Song do các “phố” đó tập trung chen sát nhau thành một dãy dài
nên cái dãy gồm nhiều “phố” ấy cũng được gọi là “phố”. Dần dần, theo thời
gian, từ “phố” với nghĩa là một dãy các cửa hàng lấn át từ “phố” nguyên
nghĩa là một cửa hàng, chính vì thế mới có tên “phố Hàng Bạc” để chỉ con
đường mà hai bên có dãy cửa hàng bán vàng bạc, “phố Hàng Mã” để chỉ con
đường mà hai bên có dãy cửa hàng bán đồ vàng mã, hương giấy…
Ở mỗi phố lại có các hiệp thợ thủ công ra Thăng Long để cư trú, làm
theo thời vụ. Dần dà, họ định cư hẳn, kẻ trước người sau tụ tập ở một góc
phường (trong số 36 phố phường), bám lấy hai bên một con đường để mở
cửa hàng (tức phố) vừa sản xuất, vừa bán buôn, bán lẻ.
Kể từ khi ra đời cho đến ngày nay, sự phát triển của các phố nghề đã
có nhiều thay đổi cùng với những biến thiên của lịch sử. Có nhiều phố nghề
đã tồn tại và phát triển mạnh, đồng thời còn mở rộng và có sự lan tỏa sang
các khu vực lân cận. Bên cạnh đó, cũng có những phố nghề phát triển cầm
chừng, không ổn định, thậm chí có phố nghề đã và đang dần bị mai một, bị
suy vong và mất đi. Chính vì vậy, tìm hiểu về sự biến đổi văn hoá phố nghề
là một việc làm vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy

những nét đẹp truyền thống của làng nghề, phố nghề đất Việt.
Trước khi đến với văn hoá phố nghề cần tìm hiểu về khái niệm phố nghề.
Phố nghề là nơi tập hợp phần lớn các hộ sản xuất và kinh doanh
cùng một mặt hàng thủ công nào đó trên cùng một tuyến đường phố.
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
9
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Đối với các phố nghề ở Hà Nội, đa phần những người thợ thủ công
vừa sản xuất, vừa bày bán các sản phẩm thủ công của mình ở trên phường
phố. Và thường mỗi phố chỉ bày bán duy nhất một hoặc hai sản phẩm thủ
công nhất định nên tên phố thường được gọi theo tên của các mặt hàng thủ
công có mặt ở trên phố đó, như phố Hàng Trống, Hàng Mã, Hàng Bạc,
Hàng Đào… là những ví dụ tiêu biểu.
1.4. Điểm tương đồng và khác biệt giữa làng nghề và phố nghề
Khi nghiên cứu về làng nghề và phố nghề thì chúng ta phải xét đến
các yếu tố cấu thành của nó. “Làng nghề” và “phố nghề” giống nhau ở chỗ
đây đều là những nơi quy tụ của các phường thợ thủ công chuyên sản xuất
các mặt hàng thủ công nhất định. Phương thức và quy mô lao động ở làng
nghề và phố nghề về cơ bản là không khác nhau, chung quy lại, đó là một
nền tiểu thủ công nghiệp gia đình, có sự phân công lao động làm chuyên
môn hóa nhưng chưa cao, lao động làm thuê được sử dụng ở mức tối thiểu,
thường là thân tộc. Các tiểu chủ - thợ thủ công đồng thời là người sở hữu về
tư liệu sản xuất.
Bên cạnh những điểm tương đồng, “làng nghề”, “phố nghề” có
những điểm khác biệt nhau.
Trước hết, chúng ta xét ở sự hình thành các làng nghề, phố nghề, làng
nghề là do yếu tố nội sinh còn phố nghề hình thành do yếu tố ngoại sinh. Sự
xuất hiện của các nghề thủ công ở làng quê lúc đầu là ngành phụ trong các
gia đình tiểu nông, chủ yếu được tiến hành trong thời gian “nông nhàn”.
Dần dần, trong quá trình phát triển của nền kinh tế, các ngành nghề thủ

công tách ra khỏi nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp.
Khi đó, một số thợ thủ công không còn làm nông nghiệp nữa nhưng họ vẫn
gắn chặt với làng quê. Số người chuyên làm nghề thủ công ngày càng tăng
lên, tách rời hẳn khỏi nông nghiệp và họ sinh sống bằng nguồn thu nhập từ
chính nghề đó.
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
10
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Sự hình thành phố nghề thì lại gắn chặt với quá trình “di cư” của
những người thợ thủ công từ “tứ chiếng” lên kinh đô làm ăn. Lúc đầu, họ
chỉ tạm trú ở đây, rồi thường trú khi làm ăn được. Những người thợ làm
hàng ở trong phường rồi bày bán hàng đó ở mặt phường, hình thành nên các
phố. Khi đã định cư ở đây, họ kéo theo anh em và những người làng cùng
lên làm nghề, mỗi phố chỉ làm một hoặc hai nghề hình thành nên các phố
nghề. Lúc này, họ mang theo cả “mô hình tổ chức” từ làng quê họ lên kinh
đô lập nên những “đình đền” trong phố để thờ vọng thành hoàng nơi bản
quán của họ.
Tựu chung lại, có thể thấy làng nghề là cái gốc sinh ra phố nghề. Các
phố nghề chính là nơi thúc đẩy các nghề thủ công phát triển tới trình độ cao
nhất. Phố nghề góp phần cân bằng sản xuất, kinh doanh thậm chí nhiều khi
phần kinh doanh còn chiếm ưu thế hơn. Làng nghề thì lại đặc biệt chú trọng
sản xuất, kinh doanh thường dưới hình thức bán buôn.
2. Lịch sử hình thành và vai trò của phố nghề Thăng Long – Hà Nội
2.1. Lịch sử hình thành của phố nghề Thăng Long – Hà Nội
Căn cứ vào những di vật khảo cổ cùng những cứ liệu văn hóa dân
gian, từ thời dựng nước (khoảng 2000 năm trước công nguyên), người Việt
cổ đã đến định cư ở vùng đất Hà Nội. Họ lập nên những làng xóm trên các
gò đất cao ven sông Tô, sông Nhuệ, sông Đuống. Cư dân ở đây ngoài nghề
nông còn thạo cả nghề đánh bắt cá và săn thú rừng. Bên cạnh đó họ cũng
bắt đầu biết dệt vải, xe chỉ, làm gốm, chế tác gỗ, mây tre đan…Như vậy, có

thể thấy rằng ngay từ buổi đầu lịch sử, những cư dân vùng Hà Nội cổ đã thể
hiện được phẩm chất tài hoa, cần cù trong lao động sản xuất. Đây chính là
điều kiện hạt nhân ban đầu để tạo dựng nên những nghề thủ công thịnh
vượng sau này.
Mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về
Hà Nội. Hà Nội khi đó là thành Đại La - vốn là một vùng đất trù phú, địa thế
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
11
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
đẹp, sông ngòi thuận lợi cho việc đi lại, lại có nền tảng của nghề thủ công
nên đây đã sớm trở thành một vùng đông đúc với các khu phố chợ và hoạt
động buôn bán tấp nập - lại càng có điều kiện phát triển, các hoạt động sản
xuất, buôn bán được thúc đẩy, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Một
trong những minh chứng về sự giàu có phồn thịnh thời kì này là các công
trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ được xây dựng ngày càng nhiều như: chùa
Diên Hựu (1049), tháp Báo Thiên (1057), Văn Miếu - Quốc Tử Giám (1070),
đàn Nam Giao (1154)…và hàng chục các công trình lớn khác. Để xây dựng
những công trình trên, không thể thiếu bàn tay của những người thợ thủ công
lành nghề, những lò sản xuất gạch ngói, chế tác đá, chạm khắc gỗ, đồng…
Đây chính là điều kiện mở đầu cho sự phát triển các phường thợ, phố nghề
trong nội thành cũng như các làng nghề ven đô. Rõ ràng, vào thời Lý, các
phố phường đã được hình thành, Thăng Long đã trở thành một vùng dân cư
tập trung và là cơ sở ban đầu của thành thị Hà Nội. Bên ngoài cấm thành (nơi
đầu não của nhà nước trung ương tập quyền gồm đền đài cung điện) là khu
dân cư gồm những làng xóm nông nghiệp, những phố phường thủ công,
thương nghiệp và chợ bến tấp nập, đông vui. “Không tài liệu nào ghi chép
dân số Thăng Long thời Lý là bao nhiêu song có lẽ phải lên tới con số hàng
vạn. Bởi ngoài những người gốc gác ở đây ra phải kể đến hoàng tộc, quan
lại, sư sãi, nô tì… Riêng quân lính trong đội Điền cấm quân trên trán thích
chữ “Thiên tử quân”, làm nhiệm vụ bảo vệ cấm thành đã có khoảng 3200

người” [19; 61]. Đó là chưa kể người của bốn phương tụ họp lại bởi những
hoàn cảnh và lý do khác nhau: hoặc là đi theo những người trong họ mình,
làng mình ra kinh đô vì có công tích, đi làm quan hay đi học như dân Thập
tam trại do người làng Mật và các vùng lân cận có công khai phá đầu tiên,
dân Phất Lộc (Thái Bình), dân Nhược Công; hoặc là phải đi hành nghề theo
lệnh của triều đình như dân Đông Các, Ngũ Xã; hoặc đi tìm kế sinh nhai như
phần lớn dân cư trong các phường phố, thôn trại Hà Nội.
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
12
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Sang thời Trần, chính quyền phong kiến đã quy hoạch, sắp xếp lại
kinh thành, Thăng Long lúc này được chia lại thành 61 phường. Đến nay
chưa rõ hết tên 61 phường, xong còn lưu lại một số như Cơ Xá, An Hòa,
Giang Khẩu, Tây Nhai, Phục Cổ… Có giả thiết cho rằng, các triều đại đã
hành chính hóa đơn vị kinh tế phường (hội) để tiện cho việc quản lý, dẫn
chứng là ngoại thành Hà Nội có một xóm tên gọi là xóm Hàng Quang. Xóm
này lại có tên nữa là phường Hàng Quang. Xưa kia, xóm này đã có tổ chức
phường hội, họ chuyên mua tre nứa, song mây từ bến Chèm về làm quang
đan lát. Sự phát triển của Thăng Long đã ảnh hưởng không nhỏ tới những
vùng xung quanh và góp phần quan trọng trong việc hình thành nên một số
làng nghề như làng Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) chuyên sản xuất gốm,
làng Ma Lôi (Hải Hưng) chuyên làm nón.
Bên cạnh đó, vào thời Trần, Thăng Long cũng tiếp nhận khá nhiều
thương nhân và cư dân nước ngoài đến buôn bán. Ba mươi thuyền Trung
Quốc được nhà Trần cho mở chợ, lập phố buôn bán ở phường Mai Tuân.
Những thương nhân người Hồi Hột, người Nam Dương, người Hoa ra vào
tấp nập. Đây chính là điều kiện thuận lợi để cho các phường nghề thủ công
có thị trường buôn bán, trao đổi.
Thế kỉ XV, nhà Lê đặt kinh đô thành phủ Phụng Thiên gồm hai
huyện Quảng Đức (sau đổi thành Vĩnh Thuận) và Vĩnh Xương (sau đổi

thành Thọ Xương). Mỗi huyện có 18 phường, vậy là Thăng Long thời Lê có
36 phường. Phải chăng, cái tên “Hà Nội 36 phố phường” được bắt nguồn từ
đây. Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cho biết, dân cư 36 phố phường
của Đông Kinh làm ăn, buôn bán sầm uất, đặc biệt là những phố phường
thủ công: “Phường Tàng Kiếm (Hàng Trống) làm kiệu, áo giáp, đồ đài,
mâm võng, gấm trừu, dù lọng; phường Yên Thái (Bưởi) làm giấy; phường
Thụy Chương (Thụy Khuê) và phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ và lụa;
phường Hà Tân (sau gọi là Giang Tân) nung vôi; phường Hàng Đào nhộm
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
13
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
điều; phường Tả Nhất (cuối phố Huế) làm quạt; phường Đường Nhân bán
áo diệp, đồ cống có gấm, đồ thêu, hương xạ…” [19; 64]. Cuối thế kỉ XV,
một số người làng Châu Khê (Hải Dương) cũng kéo nhau ra mở xưởng đúc
tiền, làm cho phường vàng bạc ngày càng trở nên nhộn nhịp. Hàng Tiện là
nơi buôn bán các đồ tiện gỗ như mâm bồng, ống hương, đài rượu, khuôn
oản, chân bàn… do người làng Nhị Khê làm nay đã trở thành các phố Hàng
Hành, Tô Tịch và một đoạn Hàng Gai, hiện vẫn còn một vài nhà ở phố Tô
Tịch làm nghề dũi gỗ. Phố Hàng Khay bán các sản phẩm vẽ làng Nhót
(Đông Mỹ - Thanh Trì), sản phẩm khảm trai của làng Chuôn Ngọ (Phú
Xuyên – Hà Tây), đồ gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)…
Sang đến thế kỉ XVII – XVIII tình hình sản xuất thủ công nghiệp đã
khá sôi động, trừ một số ít ỏi bán đồ ăn, thức uống như phố Hàng Bún,
Hàng Rươi, Hàng Cháo, Hàng Mắm, Hàng Giò… còn hầu hết là bán sản
phẩm thủ công phục vụ cho vua quan và đông đảo dân chúng trong cuộc
sống thường ngày. Trong cuốn sách “Miêu thuật vương quốc Đông Kinh”,
S.Baron đã nhận xét về Hà Nội thế kỷ XVIII đó là tất cả các thứ hàng bày
bán ở đô thị đều bán riêng ở từng phố, mà mỗi phố lại dành cho một, hai
hay nhiều làng, mà chỉ có làng ấy mới được phép mở cửa hàng tại đấy.
Như vậy, Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ tài khéo của trăm vùng.

Với nhà Lý quê gốc Đình Bảng, dân tài xứ Bắc kéo sang đây. Với nhà Trần
quê miền biển xứ Nam, dân tài xứ Nam kéo lên đây. Với nhà Lê, rồi Lê
Trịnh, dân Thanh Nghệ kéo ra đây. Với nhà Mạc, dân tài xứ Đông kéo về
đây… Đó chỉ là những luồng di động dân cư lớn ở mỗi thời điểm lịch sử
hội tụ về kinh đô, còn liên tục qua thời gian, Thăng Long – Đông Kinh – Hà
Nội đã trở thành nơi quy tụ mọi tinh hoa, mọi nhân tài đất Việt vốn “khéo
tay hay nghề”.
Tựu chung lại, có thể thấy nghề thủ công ở Thăng Long – Hà Nội
được hình hành do ba nguồn chính:
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
14
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Trước nhất, đó là những nghề có sẵn ở các làng mạc, thôn xóm từ
trước khi Thăng Long trở thành kinh đô của cả nước, ví như nghề dệt lĩnh
làng Trích Sài, làng Tần, làng Nghè, làng Dâu đều thuộc vùng Bưởi nằm
ven sông Tô Lịch.
Thứ hai, do những biến cố lịch sử, thợ thủ công ở nơi khác kéo đến,
tìm chỗ thuận tiện lập nên làng xóm để hành nghề, như làng gốm Bát Tràng
do dân Bồ Bát (Ninh Bình) và Vĩnh Ninh Trường (Thanh Hóa) chuyển cư
ra; hoặc dân năm làng: Mỹ, Hè, Mai, Dí trên, Dí dưới của xứ Kinh Bắc,
theo lệnh vua Lý (thế kỷ XI), những thợ giỏi phải tập trung phía Nam hồ
Trúc Bạch để đúc tượng Phật phục vụ cho nhu cầu của triều đình đã lập nên
làng Ngũ Xã.
Ba là thợ thủ công ở các nơi kéo về nội đô làm ăn. Họ mang theo
những nghề đặc sắc của quê hương mình, vừa sản xuất, vừa bán hàng ngay
tại phố, phường. Thường mỗi phố phường chỉ bán sản phẩm của một hay
đôi ba làng nhất định, thí dụ phố Tô Tịch là nơi sản xuất và bán sản phẩm
của dân làng Nhị Khê, phố hàng Bạc là nơi sản xuất, buôn bán đồ kim hoàn
của dân chạm bạc Đồng Sâm, dân làng Định Công (Thanh Trì, Hà Nội) và
Châu Khê (Hưng Yên)…

Có thể ví sự quy tụ các phường nghề, phố nghề thủ công ở Thăng
Long giống như “trăm sông đổ về biển lớn”, tất cả đã tạo nên di sản văn hóa
thủ công nghiệp vô giá của Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay.
2.2. Vai trò của phố nghề Thăng Long đối với sự phát triển của thủ đô
Thăng Long – Kẻ Chợ trước hết là nơi đông dân, do vậy, đây là một
thị trường lớn, có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rất cao. Dân ở đây phần đông
là người buôn bán và tầng lớp quan lại nên họ khá sành trong việc mua sắm,
đòi hỏi các mặt hàng phải tinh xảo, rồi những món ăn ngon, đặc sản.
Ta cũng biết, từ rất sớm Thăng Long đã có hệ thống các chợ là nơi
mua bán, trao đổi nguyên vật liệu, sản phẩm của các làng nghề, phố nghề
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
15
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Hà Nội cũng như tất cả các miền quê khác. Ngoài các khu phố hay chợ
trong phố còn phải kể đến các chợ ở bến sông, bến đò tấp nập trên bến dưới
thuyền, kẻ mua người bán quanh năm. Với những điều kiện như vậy, Thăng
Long – Đông Đô – Hà Nội trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa lớn, nơi sàng lọc,
thử thách các sản phẩm thủ công truyền thống.
Khu vực sầm uất đông vui nhất của Hà Nội xưa là huyện Thọ Xương
(tức quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay). Đây là nơi các cửa hàng,
cửa hiệu sản xuất hay buôn bán, các sản phẩm thủ công “chen vai sát cánh”
tạo thành những dãy phố, mỗi phố sản xuất hay buôn bán một mặt hàng
riêng biệt.
Trong lịch sử phát triển, làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội đã
có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của thủ đô. Nhờ có các phố nghề
vừa sản xuất vừa buôn bán đã thúc đẩy nền kinh tế Thăng Long phát triển,
đặc biệt là nền kinh tế hàng hóa. Sự phát triển kinh tế ở Thăng Long là cơ sở
cho việc xây dựng, quy hoạch nhà cửa phố phường nơi đây. Ta có thể biết
điều này qua nhận xét của những thương nhân và các giáo sĩ đến truyền đạo:
“Thăng Long – Kẻ Chợ là nơi đô hội…dân cư sống rải rác khắp phố

phường Hà Nội, mỗi phố phường lại có hoạt động nghề nghiệp riêng, thợ
thêu chiếm cả một con đường, thợ mộc, thợ khảm, làm bánh kẹo cũng như
vậy” [19; 207]. Phố giàu như Mã Mây tập trung nhiều nhà buôn lớn, nhất là
thương nhân Hoa Kiều. Đường xá ở đây sạch sẽ, được lát đá, giữa hơi nhô
lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nước mưa hoặc nước cống rãnh thải
ra.
Phố nghề Thăng Long – Hà Nội không chỉ góp phần quan trọng trong
sự phát triển kinh tế thủ đô mà còn để lại một di sản văn hóa đồ sộ. Trước hết,
giá trị văn hóa mà “phố nghề” Thăng Long – Hà Nội còn để lại đến ngày nay
đó là các công trình kiến trúc nhà ở dân dụng, đền chùa, đình miếu.
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
16
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Kiểu kiến trúc phổ biến ở các phố nghề là những dãy nhà xây theo kiểu
chồng diêm san sát nhau, đây vừa là nhà ở, lại vừa là cửa hiệu bán hàng, lòng
hẹp và sâu vào trong, chia làm nhiều phòng rộng, mỗi phòng được ngăn cách
với nhau bởi một khoảng sân. Đây là kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của phố
nghề Thăng Long – Hà Nội mà còn lưu giữ lại cho đến ngày nay.
Bên cạnh đó, phố nghề Thăng Long – Hà Nội còn để lại cho thế hệ
sau rất nhiều đình đền thờ tổ nghề. Các đình này là do dân ngoại tỉnh ra
kinh thành hành nghề, tự nguyện đóng góp xây dựng để thờ cúng tổ nghề.
Trước đây, đình còn là nơi bán sản phẩm nghề như đình “Tú đình thị” là
chợ bán đồ thêu của người làng Quất Động (Hà Tây), “Đồng Lạc Quyên
yếm đình” là chợ bán yếm lụa của phường Đồng Lạc. Việc các phường thợ
lập đình thờ tổ nghề là biểu hiện của lòng uống ước nhớ nguồn, biết ơn
người xưa đã có công khai sáng hay cải tiến nghề nghiệp cho con cháu nhờ
đó mà sinh sống.
Ngoài ra, các công trình kiến trúc quốc gia như chùa Diên Hựu, tháp
Báo Thiên, Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là những sản phẩm tinh xảo
từ bàn tay khéo léo của những người thợ ở các phường nghề, phố nghề.

Ngày nay, ta vẫn xem “36 phố phường” của Hà Nội là khu phố cổ.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố đã thay đổi, dẫu nghề
nghiệp ở đó có còn hay mất nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm
mà người thợ Thăng Long làm ra đã một thời vang bóng mãi ăn sâu trong
trái tim người Hà Nội.
3. Khái quát về hai phố Hàng Mã, Hàng Trống
3.1. Phố Hàng Mã
- Giới hạn, vị trí địa lý
Hàng Mã là một phố nhộn nhịp nằm trong khu 36 phố phường của
Hà Nội, nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố Hàng
Mã có chiều dài khoảng 350 m, đường phố rộng khoảng 8 m, diện tích là
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
17
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
27,52 m2 nối phố Hàng Chiếu đến phố Phùng Hưng, cắt ngang hàng Lược -
Chả Cá, Hàng Đồng - Hàng Rươi, Hàng Gà - Hàng Cót.
Phố Hàng Mã là đất cũ của thôn Vĩnh Hanh và Yên Phú, tổng Hậu Túc,
huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm. Hai thôn xưa
bị ngăn cách nhau bởi đoạn sông Tô Lịch đi từ Thụy Khuê ra sông Hồng. Do
vậy, trước thế kỉ XX, ở Hàng Mã đã có lợi thế phát triển kinh tế đường sông.
Ngày nay, sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện
tưởng như vẫn liền với nhau. Thời Pháp thuộc, đường phố được đặt tên
chung là Rue du Cuivre (Hàng Đồng), hiện nay nó được gọi là Hàng Mã. .
- Dân cư:
Phố Hàng Mã trước đây chia làm hai đoạn, bị ngăn cách bởi sông Tô
Lịch. Đoạn phố phía Đông trên đất thôn cũ Vĩnh Hanh vẫn có tên gọi thông
thường là Hàng Mã. Dân ở đây chủ yếu là người làng Tân Khai (Hàng Sắt
và Cổng Đục) dọn đến mở cửa hàng bán giấy, đồ mã nhỏ, đó là đồ hàng
giấy dùng trang trí hoặc và đồ mã để cúng lễ.
Đoạn phía Tây mang tên cũ Rue du Cuivre (Hàng Đồng), thời Pháp

trên đất làng Yên Phú ở bên bờ Nam sông Tô Lịch là nơi tập trung những
người bán đồ đồng. Họ hầu hết là người làng Đê Cầu, huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh. Những người ở đây làm ăn khá phát đạt nên họ về làng xây
đình riêng.
Sau năm 1954, đoạn phố có tên cũ Rue du Cuivre (Hàng Đồng)
không còn bán đồ đồng nữa vì đồng là mặt hàng do Nhà nước quản lý và có
nhiều gia đình di cư vào Nam. Một vài nhà còn bán những thứ đồ đồng nhỏ
và gò đồng lá làm nồi sanh thì ở bên phố Hàng Đồng mới.
- Kiến trúc
Phố Hàng Mã nổi tiếng với kiến trúc đặc sắc là nhà hình ống và nhà
chồng diêm. Nhà hình ống với chiều dài và bề rộng có giới hạn nhưng
người dân ở đây đã sáng tạo nên không gian ở, thờ phụng, nghỉ ngơi, sản
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
18
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
xuất và buôn bán đều hợp lý, vẫn có cả khoảng không để đưa thiên nhiên
vào trong nhà. Nhà chồng diêm là loại nhà hai tầng không hoàn toàn với
gác xép có cửa giả hoặc cửa cỡ nhỏ. Loại nhà này ngoài mái ngói nghiêng
xuống mặt phố còn có mái tranh vẩy thêm ra vỉa hè.
Hiện nay, một số nhà thịnh vượng, nhà cửa được làm theo kiểu mới,
nhà làm từ xưa theo kiểu cổ còn lại rất ít. Riêng chỗ ngã năm đầu phố Chả
Cá, Hàng Đồng vẫn còn tồn tại hai căn nhà cổ lụp xụp (nhà số 33 và 35).
- Các nghề thủ công
Trước thời Pháp thuộc, Hàng Mã là nơi bán các đồ mã nhỏ (ở phía
Đông phố), các sản phẩm đồ đồng (ở đoạn phía Tây) và có một mặt hàng
đặc biệt chỉ bày bán vào khoảng thời gian cố định từ 20 đến 30 tháng Chạp
hàng năm, đó là các món đồ cổ. Tuy nhiên, trong ba mặt hàng này thì đồ
đồng là hàng đúc sẵn đặt tại các lò đúc của phường Ngũ Xã, đồ cổ do dân
chơi các tỉnh (chủ yếu là dân Nam Định và Hưng Yên) mang đến bán, chỉ
có hàng mã là sản phẩm mà dân Hàng Mã đã có thời gian tự tay làm ra, và

cho đến nay, phố vẫn mạnh về kinh doanh mặt hàng này. Chính vì vậy,
trong quá trình nghiên cứu, khảo sát sự biến đổi văn hóa ở phố nghề Hàng
Mã, người viết chú trọng đến sự biến đổi văn hóa trong sản xuất và kinh
doanh hàng mã.
3.2. Phố Hàng Trống
- Giới hạn, vị trí địa lý
Phố Hàng Trống là một trong những phố được thành lập sớm nhất
ngay từ thời Lý Trần với tên gọi là phường Tàng Kiếm, đoạn cuối phố thời
đó có tên là phố Hàng Thêu. Thời Pháp thuộc, phố Hàng Trống có tên là
Jules Ferry . Phố dài khoảng 400 m, nguyên là đoạn đê cũ đã có từ lâu, mặt
phố cao hơn đường, lại sát hồ nên con đường ngang đi từ Hàng Trống
xuống Bờ Hồ là một đường dốc dài. Phố này nằm trên đất cũ của mấy thôn:
Cổ Vũ (giáp ngã tư Hàng Gai, Hàng Hài), Khánh Thụy hữu (đoạn giữa) và
Tự Tháp (quãng ngã ba phố Nhà Thờ) thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
19
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Xương xưa. Cuối thế kỉ XIX, phố có tên là phố Hàng Thêu. Sau cách mạng
tháng Tám, phố Hàng Thêu đổi tên thành phố Hàng Trống như ngày nay.
- Dân cư và các nghề thủ công
Gọi là Hàng Trống nhưng từ xưa, phố này là nơi quy tụ của ba nghề thủ
công chính là nghề làm trống, nghề làm tranh và nghề thêu, ngoài ra còn có thêm
một số nghề thủ công khác như: nghề làm lọng, tàn tán, nghề khảm xà cừ
Đầu phố là đất cũ của thôn Cổ Vũ, có một số cửa hàng làm và bán
các loại trống cái, trống con, trống chầu, trống cơm, trống khẩu Tang
trống được làm bằng gỗ, mặt bưng bằng da dê hoặc da trâu, đóng đinh tre,
căng thừng bằng chão theo lối cổ truyền. Mấy cửa hàng này đều tập trung
bên dãy số chẵn. Nghề làm trống này là của người làng Liêu Xá (huyện Yên
Mĩ – Hưng Yên).
Tiếp đến là mấy cửa hàng bán tranh vẽ, đây là nơi người dân có thể

tìm mua các sản phẩm của dòng tranh dân gian Hàng Trống như tranh thờ,
tranh trang trí, tranh dán Tết, tranh lịch sử… Nghề làm tranh này của dân
làng Tự Tháp sở tại. Tuy nhiên, những cửa hàng tranh này không nhiều.
Sau các hàng tranh là đến các cửa hàng bán đồ điện thờ như: kiếm,
gươm, lệnh, lọng, tàn tán… Nghề làm lọng, tàn tán là của người làng Đào
Xá (huyện Thường Tín, Hà Tây).
Đoạn giữa phố Hàng Trống là đất thôn cũ Khánh Thụy hữu. Đây là
nơi sản xuất và bán các mặt hàng thêu của dân làng Hướng Dương, Quất
Động (huyện Thường Tín, Hà Tây).
Đoạn cuối phố có thêm nghề khảm xà cừ. Nghề này trước làm ở
Tràng Tiền, Hàng Khay, sau vì ở Tràng Tiền hiệu Tây chiếm hết chỗ nên họ
phải chuyển sang phố Hàng Khay và một số về phố Hàng Trống.
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
20
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
Như vậy, có thể thấy Hàng Trống là nơi quy tụ rất nhiều nghề thủ
công. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ chọn nghề làm
tranh Hàng Trống làm đối tượng chính để nghiên cứu, khảo sát.
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
21
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
CHƯƠNG HAI
KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA SẢN XUẤT
Ở PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG
Các phố nghề ở Hà Nội đều có đặc trưng là không gian nhà ở vừa là
nơi sản xuất, vừa là nơi buôn bán các sản phẩm thủ công nghiệp. Hiện nay,
phố nghề đã thay đổi nhiều. Phố Hàng Mã vẫn là nơi buôn bán các sản
phẩm vàng mã, đèn trung thu… nhưng văn hóa sản xuất của một thời nay
đã lùi vào dĩ vãng. Phố Hàng Trống vẫn là nơi bán tranh nhưng tiếc thay,
không thể tìm thấy được một bức tranh dân gian Hàng Trống nào trong

hàng chục cửa hàng tranh mới. Thế nhưng, những nét đẹp trong văn hóa sản
xuất thì vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.
1. Hàng mã ở phố Hàng Mã
1.1. Hàng mã, quá trình phát triển, hiện trạng của việc sản xuất hàng mã
Hàng mã là những đồ làm bằng giấy hoặc tre nứa, bên ngoài dán giấy
trang trí, bắt chước đồ thật, dùng để cúng cho người chết theo tập tục dân
gian có từ lâu đời ở Việt Nam. Đối với những người thợ làm hàng mã, từ
thời xa xưa các cụ ta có danh từ gọi tên họ là thợ “hoa man” (hoa: có nghĩa
là đẹp, tinh tế; man: làm giả; hoa man có nghĩa là người làm ra những thứ
hàng giả đẹp và tinh tế), còn những sản phẩm họ làm ra được gọi là hàng
mã có nghĩa là hàng chỉ có vẻ đẹp bên ngoài. Ngày nay, tên gọi hàng mã
vẫn còn thông dụng nhưng riêng tên gọi thợ “hoa man” thì đã mất đi, thay
vào đó, họ gọi bằng một tên chung đó là thợ thủ công.
Chỉ trong vòng một thế kỉ, tính từ đầu thế kỉ XX đến nay, việc sản
xuất hàng mã trên phố Hàng Mã đã có nhiều thay đổi. Có thể tạm chia quá
trình phát triển của hàng mã ra làm ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn một: từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930;
- Giai đoạn hai: từ năm 1930 đến những năm đổi mới;
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
22
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
- Giai đoạn ba: từ khoảng 1986 đến nay.
Tuy nhiên, việc phân chia giai đoạn này chỉ mang tính chất tương đối, bởi
hàng mã là sản phẩm phục vụ nhu cầu tâm linh, tinh thần của con người, dù
cho bộ mặt kinh tế, xã hội, chính trị có thay đổi, văn hóa tâm linh vẫn có
một sức ỳ lớn hơn, lại không dễ gì thể hiện sự thay đổi ở trên bề mặt.
Trước đây, khoảng những năm đầu thế kỉ XX, hàng mã đúng như tên
gọi của nó là những sản phẩm phục vụ nhu cầu tâm linh, các mặt hàng cũng
tương đối đơn giản.
Ở Hà Nội, có một phố được người dân biết đến là trung tâm của vàng

mã, đó là phố Hàng Mã. Thực ra từ trước đến nay, hoạt động sản xuất ở phố
Hàng Mã không nhiều, thậm chí, vào những năm đầu thế kỉ XX, Hàng Mã
vẫn chỉ là một đoạn phố nhỏ chuyên làm và bán các đồ mã nhỏ và đồ mã để
cúng lễ (mũ thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy…) do dân làng Tân Khai
(Hàng Sắt và Cổng Đục) dọn đến làm và bán. Đồ mã nhỏ thì được làm tại
đây còn những đồ mã lớn dùng cho tang lễ (minh tinh nhà táng) hoặc đám
làm chay, đám lễ cầu mát đầu hè (hình Quan Ôn, voi ngựa, thuyền rồng,
lính tráng…) thì được đặt làm bên phố Mã Mây (gần phố Hàng Bạc). Phân
tích việc sử dụng hàng mã trong giai đoạn này, học giả Nguyễn Văn Vĩnh
đã ghi lại trong những trang viết về Tết: “Lòng thành kính của những
người giầu cũng như của những người nghèo, trong vấn đề thuộc về ăn
uống, vì rằng người ta chỉ dâng lên cho tổ tiên những thứ mà họ có thể
dành cho bản thân họ. May thay, những người đã chết chỉ ăn một cách
tượng trưng những thứ mà người sống dâng lên. Chi phí phụ thêm trong
những ngày đầu năm mới, dành cho tổ tiên, như vậy chỉ có tiền mua đồ mã:
quần áo, mũ nón, giầy dép, lụa là, vải vóc và những tiền âm phủ đủ các
loại, những đồ mã đại diện cho những giá trị giầu có hơn nhiều so với giá
tiền mua nó và gia đình chỉ mất công lựa chọn những chủng loại thích
hợp” (Báo L'Annam Nouveau, Số 415 ngày 3/2/1935). Đoạn văn này không
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
23
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
chỉ cho chúng ta biết một số loại đồ mã thường dùng mà còn khắc họa vai
trò của nó đối với cuộc sống của những người dân nghèo thành thị, và còn
nói rõ lí do người ta thích mua đồ mã: trong khi thức ăn dâng cúng phải là
thức ăn thật thì “đồ mã đại diện cho những giá trị giầu có hơn nhiều so với
giá tiền mua nó”.
Từ khoảng những năm 1930 đến trước đổi mới, hàng mã ở phố Mã
Mây tàn, các gia đình ở phố Mã Mây chuyển sang phố Hàng Mã gần Đồng
Xuân và tiếp tục làm hàng mã. Khi các gia đình này chuyển tới phố Hàng

Mã mang theo cả kĩ thuật và cách làm đồ mã lớn đến đây. Tuy nhiên, vào
thời đó, việc thờ cúng rất đơn giản nên các đồ mã cũng chỉ có quần áo, ấm
chén, nồi niêu… Chỉ vào các dịp lễ tiết như lễ “cầu mát” đầu hè, rằm tháng
bảy, hầu hết các gia đình đều đốt đồ mã cho thân nhân mới chết nên thuở
đầy đủ các vật dụng trong nhà, đến cả gia súc, hình nhân nô bộc… để gửi
xuống âm phủ thì các cửa hàng ở phố Hàng Mã mới làm nhiều hàng hơn
gấp hai, ba lần bình thường.
Vào giai đoạn đó, phố Hàng Mã đã rất nhộn nhịp vào những ngày
giáp Tết trung thu. Bác Nguyễn Văn Hiệp - thành viên trong Hội Người cao
tuổi phường Hàng Mã - rất xúc động khi nhớ lại kỉ niệm thời ấu thơ: “Mỗi
dịp Tết Trung thu, phố Hàng Mã rất lộng lẫy, chỉ đi ngắm thôi cũng đã rất
thích, những người thợ thủ công làm và bán đèn xếp, đèn kéo quân, đèn sư
tử ngay ở hai bên đường phố ”.
Giai đoạn từ sau 1986 đến nay, hoạt động sản xuất ở phố Hàng Mã
giảm dần, có giai đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng mã gần như bị
“xóa sổ” do chính sách bài trừ mê tín dị đoan của Đảng và Nhà nước ta.
Trong vòng mười năm trở lại đây, số lượng các gia đình vừa sản xuất, vừa
kinh doanh ở Hàng Mã rất ít. Theo kết quả khảo sát, hiện nay, trên toàn
tuyến phố Hàng Mã chỉ có duy nhất một hộ vừa sản xuất, vừa kinh doanh
mặt hàng mã (số nhà 21). Sản phẩm chính mà họ làm là đèn lồng và đầu sư
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
24
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Thanh Hương
tử. Tuy nhiên, gia đình này cũng không sản xuất ngay tại cửa hàng trên phố
Hàng Mã mà làm tại cơ sở sản xuất ở vùng ngoại thành Hà Nội.
Sở dĩ hiện nay, hàng mã không được làm trực tiếp tại cửa hàng bởi
hai lý do chính đó là thiếu mặt bằng sản xuất và độ chuyên nghiệp của
nghề. Như ta đã biết, kiểu nhà phổ biến ở Hàng Mã là nhà ống và nhà chồng
diêm, hẹp ngang và kéo dài vào bên trong, nhà ở cũng đồng thời là nơi buôn
bán kinh doanh, hàng hóa bầy trong cửa hàng nhiều, không có nơi để sản

xuất. Bên cạnh đó, hiện nay đội ngũ lao động ở phố hàng mã tương đối trẻ,
độ chuyên nghiệp trong sản xuất gần như là không có. Chính vì vậy mà phố
Hàng Mã hiện nay, kĩ thuật sản xuất gần như đã không còn.
1.2. Kỹ thuật sản xuất
Trước đây, người dân phố Hàng Mã chuyên làm các đồ mã nhỏ trong
đó có các loại hoa giấy dùng để trang trí và để thờ cúng. Việc chuẩn bị
nguyên vật liệu làm hoa giấy hết sức đơn giản, trước hết là việc chọn mua
giấy màu. Bí quyết để làm được bông hoa giấy đẹp là phải chọn mua giấy
màu có màu sắc tươi tắn, rực rỡ, chọn mua được càng nhiều màu thì bó hoa
càng đẹp. Các loại giấy màu này thường được đặt mua với số lượng lớn từ
Nam Định, giấy màu xanh dùng làm lá và cuốn cành còn giấy màu đỏ, màu
hồng, màu điều… dùng làm nụ và cánh hoa. Ngoài giấy màu, để làm được
hoa giấy thì không thể thiếu các nguyên vật liệu khác như: nứa cây chẻ nhỏ,
dây thép để làm cành hoa, hồ dán, dao sắc để chẻ nan và kéo để cắt giấy
làm lá và hoa và đặc biệt là đôi bàn tay khéo léo của người thợ.
Khi đã có đủ nguyên vật liệu cần thiết, người thợ bắt tay vào thực
hiện các công đoạn làm làm cành, lá và cánh hoa. Để làm cành, người thợ
chẻ cây nứa ra thành nhiều nan nhỏ có độ dài bằng nhau (khoảng 40 cm) và
vót nhẵn các nan, sau đó họ đem đi nhuộm màu xanh lá cây, xanh lục cho
các cành nứa này. Cũng có những hộ gia đình không nhuộm màu mà quấn
giấy màu xanh lục quanh thân của nan nứa, với cách làm này, cành hoa
Lớp: K55B - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
25

×