Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.11 KB, 104 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Từ bao đời nay trong tâm thức người Việt, văn học dân gian được coi
như là một di sản, một kho tàng quý giá tích lũy những gì mà loài người đã
biết được nhờ vào sự trải nghiệm hàng thế kỉ. Trong đó ca dao được coi như
là một viên ngọc mà sự lung linh, kì ảo của nó đã lặn sâu vào trong kí ức con
người như một ảnh tượng của quê hương ngàn đời.
Sở dĩ ca dao có một sức hấp dẫn kì lạ, một sức sống lâu bền trong tâm
hồn người Việt, bởi nó là những sáng tác diệu kì của người bình dân. Cho
nên tìm về với ca dao là tìm về với những nét đẹp trong cuộc sống, những
nét đẹp văn hóa mang màu sắc xứ sở, những phong tục tập quán từ nghìn
đời, tinh thần lạc quan yêu đời, yêu người thiết tha mà vượt qua mọi sức
công phá của thời gian, ca dao gìn giữ lại cho muôn đời.
Cũng vì lẽ đó, những tác phẩm chứa đầy chất thơ, chất trí tuệ này cho
đến nay đã giành được vô vàn sự quan tâm, chắt lọc và nâng niu tìm kiếm
của những người “nặng lòng” với ca dao. Những tưởng ca dao sẽ ngày càng
trở nên bó hẹp lại, và những giá trị của nó sẽ ngày một hạn chế. Nhưng
dường như những giá trị của ca dao sẽ chẳng bao giờ là hữu hạn, mà ngược
lại mỗi công trình nghiên cứu lại góp phần đem đến những diện mạo mới cho
thể loại văn học bình dân này.
Với lòng yêu thích và khao khát muốn tìm hiểu thêm những nét đẹp
trong cội nguồn văn hóa dân tộc, qua đề tài “Sự phản ánh phong tục cưới hỏi
trong ca dao người Việt” người viết hi vọng sẽ giúp cho mình và những
người quan tâm được cảm nhận những nét đẹp tinh tế và độc đáo, mang bản
sắc riêng của một trong những phong tục giàu văn hoá của người Việt. Đồng
thời cảm nhận được chất bình dị, trong sáng, sự vui tươi, hóm hỉnh, thông
minh trong tâm hồn người dân Việt.
1
Hơn nữa, đề tài này cũng nhằm hướng tới ý nghĩa nghiệp vụ đối với
một giáo viên dạy văn sau này. Trước đây trong chương trình THPT đã có
đưa vào giảng dạy bài ca dao “Tát nước đầu đình”, gần đây theo chương


trình Ngữ văn lớp 10 (tập 1) sách giáo khoa cải cách mới có trích giảng thêm
bài ca dao hài hước về đề tài cưới hỏi.
Mặt khác, khoá luận này cũng là cơ sở để củng cố và hoàn thiện
những kiến thức đã được học, cho nên người viết sẽ không tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định. Nhưng bằng tất cả tâm huyết và niềm đam mê của
mình, người viết đã cố gắng hết sức để góp phần nhỏ bé của mình vào hành
trình khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn trong kho tàng văn hoá của dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề:
Ca dao từ lâu được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau với
những giá trị riêng.Nói là nhiều nhưng sẽ không bao giờ là hết và trọn vẹn
được. Bởi thế mà có những vấn đề còn mới lạ và cũng có những vấn đề chỉ
được nhắc tới thoáng qua, chưa được khai thác triệt để vẫn còn đọng lại
nhiều điều mới mẻ, lạ lẫm, thôi thúc những người có tâm huyết “chắt lọc” và
“đào xới”.
Hôn nhân nói chung và cưới hỏi nói riêng là một trong những vấn đề
cốt lõi trong giá trị nhân bản của con người. Tồn tại như một quy luật tất yếu
của cuộc sống, của bất kì những ai đã đến độ “xuân chín” và “tình chín”, nó
đã đi vào trong văn hóa, văn học và tồn tại như những di ảnh đầy giá trị.
Đứng trên bình diện văn hóa học, xã hội học ta nhận thấy, các nhà văn
hóa học, xã hội học đã dành sự quan tâm và đem tới rất nhiều những công
trình khoa học bổ sung thêm những tri thức văn hóa về phong tục tập quán
này của người Việt. Đồng thời nó như lời gửi gắm đến một trong những giá
trị tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (Bên cạnh các phong tục văn
hóa ma chay, tế lễ, lễ hội )
Cuốn sách văn hoá đầu tiên phải kể đến đó là cuốn “Việt Nam phong
tục” của tác giả Phan Kế Bính (Trích trong Đông Dương tạp chí số 24 đến 49
2
(1913-1914) Sài Gòn Khai Trí 1973), trong cuốn sách này tác giả không chỉ
phản ánh riêng về phong tục cưới hỏi mà còn giới thiệu rất nhiều những
phong tục khác. Cưới hỏi được đặt dưới nhan đề “Giá thú” nằm ở phần mở

đầu “Phong tục trong gia tộc”.
Cùng với cuốn sách trên có rất nhiều cuốn sách khác cũng đều in dấu
ấn văn hóa này. Cuốn “Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam” –
Tân Việt (NXB Văn hóa dân tộc 1994), cưới hỏi là một trong tổng số 7 mục
của cuốn sách (cùng với sinh dưỡng, giao thiệp, đạo hiếu, tang lễ ). Trong
phần cưới hỏi, tác giả cũng trình bày khá cụ thể những nghi thức và ý nghĩa
của chúng trong cưới hỏi.
Cuốn “Văn hóa phong tục” – Hoàng Quốc Hải (NXB Văn hóa thông tin
2000), sau khi khái quát chung về văn hóa Việt Nam ,đều giới thiệu về phong
tục cưới hỏi – một trong những phong tục đậm chất văn hóa của Việt Nam.
Xuất hiện gần đây và cũng khá thu hút sự quan tâm của mọi người vì
sự phản ánh phong tục gần với cuộc sống hiện tại, cuốn “Tục cưới hỏi”(Nxb
Văn Hoá – Thông Tin 2003) của hai tác giả Bùi Xuân Mĩ và Phạm Minh
Thảo. Tác giả đi sâu giới thiệu về tục cưới hỏi của người Việt, bao gồm
những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu như: Nạp thái, vấn danh, nạp cát,
thỉnh kì, nạp tệ, thân nghinh và phân tích chi tiết, cụ thể các nghi lễ. Sau khi
giới thiệu về tục cưới hỏi của người Việt, tác giả còn mở rộng phản ánh
phong tục này ở một số dân tộc ít người như: Tục cưới hỏi của người Mường
Bi(Hòa Bình), người Nùng, người Khmer, mỗi dân tộc đều mang những
nét đặc trưng độc đáo riêng.
Có thể nói văn học chính là phương tiện quan trọng ghi lại dấu ấn văn
hóa, do đó “Văn học như là một bộ phận tạo thành của văn hóa dân tộc”. Vì
thế bàn về Phong tục cưới hỏi trong ca dao - một khía cạnh của văn hóa, ta
cũng phải tìm đến với những công trình nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ
văn học.
3
Cuốn “Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (Nxb
Khoa học xã hội Hà Nội, 1956) là một tuyển tập về tục ngữ, ca dao và dân ca
Việt Nam. Sách chia làm 6 phần, trong phần III Quan hệ xã hội gồm các
mục: Tình yêu nam nữ, Hôn nhân gia đình. Sau khi nghiên cứu kĩ ta nhận

thấy, tác giả bao quát ở phạm vi rộng về vấn đề hôn nhân gia đình, cụ thể chỉ
ra quan hệ vợ chồng với những nỗi khổ đau của người phụ nữ do chế độ
phong kiến gây nên qua ca dao.
Cuốn sách “Văn học dân gian” – Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên,
Võ Quang Nhơn, NXB Giáo dục là cuốn sách tái bản trên cơ sở các cuốn
giáo trình Văn học dân gian (tập 1 và tập 2) của tác giả Đinh Gia Khánh và
Chu Xuân Diên, in vào những năm 1972 - 1977. Trong phần II “Lịch sử và
xã hội, đất nước và con người trong ca dao dân ca Việt Nam”, tác giả nghiên
cứu hai đề tài: Đề tài trong đời sống riêng tư và đời sống gia đình; Đề tài
trong đời sống xã hội. Trong đề tài đời sống riêng tư và đời sống gia đình thì
ca dao dân ca về “tình yêu nam nữ” là quan trọng nhất. Tác giả phản ánh
được các cung bậc của tình yêu, có cả sự đau khổ mà chủ yếu do cuộc sống
nghèo khổ, tục lệ khắt khe trong xã hội phong kiến và một trong những tục lệ
đó chính là tục thách cưới, nộp cheo, tác giả đã dẫn những bài ca dao phản
ánh điều này.
Cuốn “Văn học dân gian” của Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn
Hùng Vĩ (NXB Giáo dục, Hà Nội 1990), các tác giả kết hợp phương pháp
nghiên cứu văn học dân gian theo lịch sử và phương pháp loại hình đã phân
chia ca dao, dân ca thành 3 loại: Ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục;
Ca dao, dân ca gắn với các hoạt động lao động sản xuất; Ca dao, dân ca trữ
tình sinh hoạt. Trong đó đáng chú ý nhất là phần ca dao, dân ca gắn với nghi
lễ phong tục, tác giả có giới thiệu những bài ca nghi lễ trong sinh hoạt cộng
đồng và trong sinh hoạt gia đình như: hát mừng thọ, mừng nhà mới và đặc
biệt là hát mừng đám cưới.
4
Ngoài ra, có nhiều bài phân tích, bình giảng những bài ca dao phản
ánh phong tục cưới hỏi như “Tát nước đầu đình” và một số báo cáo khoa học
của sinh viên cũng bước đầu nghiên cứu về vấn đề này.
Như vậy qua quá trình tiếp cận, khảo sát và tìm hiểu ta thấy vấn đề
phản ánh phong tục cưới hỏi dành được sự quan tâm của nhiều người.

Nhưng nó được nghiên cứu trên bình diện văn hóa học, xã hội học hoặc bình
diện văn học. Nó hoặc được đề cập ở phạm vi rộng hơn thuộc về hôn nhân
gia đình, hoặc mới chỉ được nhắc tới thoáng qua; có một số những báo cáo
khoa học đã bước đầu nghiên cứu nhưng chưa đi sâu vào khảo sát, thống kê
và phân tích một cách có hệ thống trong kho tàng ca dao Việt Nam. Vì thế
với đề tài “Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt” người
viết hi vọng sẽ có những đóng góp một cách cụ thể và hệ thống, đồng thời
khơi gợi, chắt lọc thêm được những tinh hoa trong nền văn hóa dân tộc và
những đặc trưng bản chất của thể loại trữ tình bình dân này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng:
Hệ thống ca dao trữ tình người Việt rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên
trong khóa luận này, người viết chỉ đi sâu vào nghiên cứu mảng ca dao phản
ánh chủ đề phong tục cưới hỏi – một hệ thống nhỏ nhưng khá hấp dẫn và độc
đáo, không mang tham vọng nghiên cứu ở phạm vi rộng như một đề tài về
hôn nhân gia đình.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung khảo sát những câu ca dao
phản ánh phong tục cưới hỏi với những đặc trưng nổi bật trong các nghi lễ
mang tính thuần phong mĩ tục của dân tộc, từ đó nghiên cứu những giá trị
nội dung biểu đạt và những phương diện nghệ thuật mang đặc trưng của thể
loại trữ tình dân gian này như kết cấu, ngôn ngữ, lối nói.
3.2 Phạm vi:
Nghiên cứu đề tài này người viết chỉ khảo sát phong tục cưới hỏi trong
bộ phận ca dao người Việt.
5
Tư liệu khảo sát về ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi trong cuốn
“Kho tàng ca dao người Việt” (4 tập) do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng
Nhật chủ biên cùng nhiều tác giả khác, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
1995.
Ngoài ra để nguồn tư liệu thêm phong phú, khóa luận có tham khảo

thêm trong các cuốn:
- “Tục ngữ, ca dao, dân ca” của Vũ Ngọc Phan.
- “Tổng tập văn học dân gian người Việt” (tập 16).
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được sử dụng một số những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại tư liệu.
- Phân tích, tổng hợp.
- So sánh, đối chiếu.
- Phương pháp liên ngành.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được triển khai
theo 3 chương:
Chương I: Giới thuyết vấn đề và khảo sát tư liệu ca dao phản ánh
phong tục cưới hỏi của người Việt.
Chương II: Phong tục cưới hỏi của người Việt qua ca dao dưới góc
nhìn văn hóa.
Chương III: Phong tục cưới hỏi của người Việt qua ca dao dưới góc
nhìn văn học.
6
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THUYẾT VẤN ĐỀ VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU CA DAO PHẢN
ÁNH PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT
1. Giới thuyết vấn đề
1.1. Quan niệm về phong tục
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng mang âm vang
và điệu hồn dân tộc mình. Bản sắc văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp
của cư dân vùng sông Hồng với nghề lúa nước cha truyền con nối. Đó là cơ
sở để khẳng định “Xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, văn hóa Việt
Nam là văn hóa nông nghiệp” [24]. Do đó cái nôi giữ gìn và kết lắng những

tinh hoa của một nền văn hóa là làng quê – mảnh đất gần gũi tự nghìn đời.
Trong quá trình sinh tồn và phát triển của mình, người nông dân Việt
Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sự cố kết cộng đồng trong khó khăn,
hoạn nạn đã sớm hình thành những truyền thống cộng đồng làng xã, hình
thành những phong tục tập quán tốt đẹp mang màu sắc riêng của một xứ sở
anh hùng.
Phong tục có một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội, là một
vấn đề thuộc về bản chất xã hội, là hiện thực về tình trạng văn hóa của một
cộng đồng, của một tầng lớp xã hội hay của cả một dân tộc. Một dân tộc văn
minh là phải tạo ra được nhiều phong tục đẹp và độc đáo để tạo nên được
bản sắc riêng của dân tộc mình. Việt Nam – một xứ sở với biết bao phong
tục tập quán vừa quen lại lạ, hấp dẫn kích thích bao người tìm tòi và khám
phá như: tục nhuộm răng, ăn trầu, tục ma chay, cưới xin, lễ hội Những
phong tục thuần hậu mang nếp cảm, nếp nghĩ của dân tộc Việt được bắt
nguồn từ nếp sống đẹp, nếp sống văn hóa của những cư dân nông nghiệp,
thật thà và chất phác.
7
Phong tục đã dành được sự quan tâm rất lớn của các nhà văn hóa học,
dân tộc học. Và theo đó những quan niệm về phong tục cũng khác nhau.
Theo “Đại từ điển tiếng Việt” nhà xuất bản Văn hóa thông tin thì:
“Phong tục là: “Lối sống, thói quen đã thành nề nếp được mọi người công
nhận tuân theo”.
Theo lời mở đầu của tác giả Tân Việt trong sách: “Một trăm điều nên
biết về phong tục Việt Nam” - Nxb văn hóa dân tộc, 1994 thì: “Phong” là
nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. “Phong tục có thể
trở thành luật tục ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh
hơn cả những đạo luật”.
Tác giả Phan Kế Bính trong cuốn sách “Việt Nam phong tục” (Trích
trong Đông Dương tạp chí từ số 24 đến 49 (1913 – 1914) có viết: “Mỗi nước
có một phong tục riêng. Phong tục ấy kì thủy hoặc bởi tự một vài người mà

bắt chước nhau thành ra thói quen. Hoặc bởi phong thổ mà thành ra. Hoặc
bởi phong trào ở nước ngoài tràn vào rồi mà dần dần tiêm nhiễm thành tục.
Nhưng đại để tục gì cũng vậy, phải trải qua lâu tháng lâu năm mới
thành được, mà trong những tục ấy cũng có tục hay, cũng có tục dở. Duy chỉ
bởi tai mắt người ta đã quen, lòng người ta đã tín dùng, thì dẫu có người biết
là dở mà cũng không sao đổi ngay đi được”.
Nhìn nhận lại những quan niệm trên đây, mặc dù mỗi người đứng ở
những góc độ nhìn nhận vấn đề và theo những tiêu chí riêng nhưng họ đều
có quan điểm thống nhất: Phong tục chính là những gì thuộc về tinh thần, phi
vật chất. Trải qua lâu tháng, lâu năm, có thể là hàng nghìn năm, hay hàng
trăm năm, đã trở thành quy ước, thành những hình thức mang tính cố định
chi phối tới nếp cảm, nếp nghĩ của con người, không phải mỗi lúc mà có,
cũng không phải một lúc mà mất được.
Phong tục là một khía cạnh quan trọng trong đời sống con người từ xa
xưa. Nó có vai trò quan trọng trong việc giữ nước và dựng nước. Nó là sức
mạnh tiềm ẩn để con người cố kết nhau lại, để cả cộng đồng cùng trường tồn.
8
“Bằng chứng là cả ngàn năm bị đế quốc Trung Hoa thống trị, nhưng dân tộc
ta vẫn giữ được tiếng nói riêng, phong tục tập quán riêng, khiến cho kẻ thù
không thể Hán hóa được” [9]
Trong thế kỉ XXI, Việt Nam đang căng mình thu nhận những văn
minh thế giới, trong đó có cả những tinh hoa văn hóa bởi “Văn hóa Việt
Nam không co lại để tự vệ một cách bảo thủ và cô lập. Nó không chối từ
những đóng góp của những yếu tố bên ngoài, mà còn tỏ ra có khả năng thu
nạp và dung hóa mạnh những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa ngoại lai”
[24] và phong tục cũng vậy, đang tiếp thu những phong tục tích cực bài trừ
những hủ tục, làm cho thế giới thấy rõ bản chất của đất nước giàu truyền
thống anh hùng, tâm hồn người Việt Nam thuần hậu. Làm giàu cho nền văn
hóa dân tộc, góp thêm những phong tục tập quán đẹp vào trong kho tàng văn
hóa của nhân loại.

2. Quan niệm về phong tục cưới hỏi
2.1 Những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người
Đi ngược dòng thời gian để viết lên lịch sử, và nhìn nhận về lịch sử là
điều hấp dẫn và thú vị đối với con người, sự kì thú có thể nằm trong những
điều sơ khai mông muội cho đến những bước tiến văn minh hiện đại.
Sự sản sinh và hình thành của loài người gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của lịch sử xã hội, gắn liền với các hình thái xã hội. Theo
đó mọi diễn biến trong quá trình phát triển của loài người đều phản ánh đặc
điểm lịch sử xã hội, ngay cả trong vấn đề nguồn gốc hôn nhân gia đình. Ăng-
ghen đã dành tâm huyết của mình nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình và
chỉ ra rằng: “Gia đình là một yếu tố năng động. Nó không đứng yên mà tiến
từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội tiến từ hình thức thấp lên hình
thức cao hơn”. Như vậy, Ăng-ghen đã nhấn mạnh tới tính chất phụ thuộc của
sự phát triển gia đình với sự phát triển xã hội và theo đó ta nhận thấy loài
người đã trải qua các hình thái hôn nhân khác nhau.
9
Tổ tiên trực tiếp của loài người là giống động vật sống thành bầy, cho
thấy loài người đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy – tập đoàn sớm
nhất của loài người. Tập đoàn đó tồn tại trên cơ sở cùng kiếm ăn chung, cùng
phòng ngừa chung sự xâm hại từ ngoại lai, và cố nhiên sau nữa quan hệ giữa
nam và nữ rất tự do và thậm chí là hơi hỗn loạn. Tình trạng hôn nhân xưa
nhất đó gọi là “Tạp hôn” (Loạn hôn), “trong đó mỗi người đàn bà thuộc về
nhiều người đàn ông và ngược lại. Giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, chị em
đều không có sự hạn chế tính giao nào. Trong tình hình đó, con cái chỉ biết
đến mẹ và đương nhiên việc nuôi dậy con cái là công việc chủ yếu của người
mẹ” [21].
Diễn biến của chủng tộc loài người về sau ngày càng thay đổi theo sự
phát triển của quan hệ xã hội, ở sự phát triển trong mối liên hệ giữa những
tập đoàn khác nhau của loài người. Những điều đó sẽ dẫn tới sự hôn phối
giữa các chủng tộc khác nhau, hình thành nên một kiểu hôn nhân thứ hai là

“Quần hôn”. “Khác với loạn hôn, hình thức quần hôn cấm đoán mọi việc kết
hôn trong quần thể nguyên thủy, chỉ thực hiện chế độ hôn nhân với các quần
thể khác”. [1] Hình thức hôn nhân này là một sự tiến bộ đáng kể, nó đã hạn
chế được hậu quả xấu do việc hôn phối cùng quần thể gây nên.
Bước sang thời kì tổ chức “Công xã thị tộc mẫu hệ”, thời kì này sức
sản xuất phát triển rõ rệt. Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất chính là
tiền đề cho các tập đoàn sản xuất ổn định và đoàn kết. Mối giây liên hệ, ràng
buộc các tập đoàn này là do quan hệ dòng máu đem lại. Dòng máu đó được
sản sinh bởi sự liên hệ chặt chẽ với nhau giữa hai thị tộc. Do đó, những nhân
tố trên đã tạo điều kiện cho hình thức “hôn nhân ngoại tộc” ra đời. “Hôn
nhân ngoại tộc nghiêm cấm nam nữ trong cùng một thị tộc kết hôn với nhau.
Các thành viên trong thị tộc, dù là nam hay nữ, cũng chỉ được phép kết hôn
với một đối tượng ở thị tộc khác” [1]. Chế độ hôn nhân này là một bước tiến
vô cùng quan trọng, nó không chỉ giữ gìn mối đoàn kết giữa các thành viên
10
trong cùng thị tộc, hạn chế những mâu thuẫn nảy sinh mà còn góp phần quan
trọng trong việc duy trì nòi giống cho muôn đời sau.
Trong xã hội thị tộc mẫu hệ phát triển, trình độ phát triển sản xuất
ngày càng lớn mạnh. Lúc này đời sống vật chất khá ổn định, nhu cầu tinh
thần nhất là về tình cảm của con người lại càng đòi hỏi cao hơn. Trong quá
trình cùng nhau lao động sản xuất, tình cảm giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy
nở. Và nhất là nữ giới họ bắt đầu có khao khát được ở bên cạnh một người
đàn ông để được chia sẻ và cùng gánh vác công việc, hình thái hôn nhân
“Đối ngẫu” dần được hình thành. Đó là sự kết hợp của một cặp đôi tương đối
xác định. “Hình thái quá độ này đã đánh dấu bước chuyển biến từ chế độ
quần hôn sang chế độ đối ngẫu hôn là sự “chuộc tội” của đàn bà: người ta
chuộc mình ra khỏi trạng thái cộng chồng thời cổ và giành lấy quyền chỉ
hiến thân cho một người mà thôi [21]. Tức là lúc này hình thức hôn nhân
một nam một nữ đã được hình thành, tạo nên hình ảnh “bạn đời trăm năm”
đầy ý nghĩa.

“Hôn nhân đối ngẫu là một cuộc cách mạng lần thứ nhất về hôn nhân
của loài người” [1]. Nếu trước đây trong các hình thức hôn nhân “mông
muội”, người con sinh ra không biết mặt cha, không nhận được sự dưỡng
dục từ cha thì nay nó ra đời trong vòng tay yêu thương ấm áp của cả cha và
mẹ. Đồng thời nó còn đảm bảo duy trì nòi giống cho thế hệ sau thúc đẩy sự
phát triển và tiến bộ của xã hội.
Như vậy nhìn lại lịch sử, ta đón nhận được biết bao điều kì thú, thấy
được từng bước phát triển để hiểu thêm được những điều đang diễn ra trong
cuộc sống ngày hôm nay.
2.2 Từ hôn nhân một vợ một chồng đến cưới hỏi là một bước tiến
văn minh.
Vào thời kì cuối của chế độ “Thị tộc mẫu hệ” sức sản xuất phát triển
rất lớn đã kéo theo sự phát triển của kinh tế, kéo theo sự thay đổi địa vị của
đàn ông và đàn bà trong nền sản xuất xã hội và trong nền kinh tế gia đình
11
chính là mấu chốt của sự chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ
quyền. Cùng với quá trình chuyển đổi này “hôn nhân đối ngẫu” cũng phát
triển thành “hôn nhân một vợ một chồng”.
Khi địa vị xã hội cũng như địa vị trong lao động của người đàn ông
thay đổi, thì người phụ nữ trở về với bản chất mà tạo hóa ban cho mình, đó
là sự mềm yếu, cần được che chở và thương yêu. Còn người đàn ông cũng
khao khát được đem sức cường tráng của mình để che chở cho những người
phụ nữ. Trong quá trình lao động vất vả, tình cảm luyến ái giữa nam và nữ
đã bắt đầu nảy nở. Đặc biệt lúc này nhận thức đã phát triển cao độ, họ muốn
tất cả chỉ là của riêng mình. Do đó, họ muốn có một hình thức nào đó để
thông báo cho mọi người biết, để hai người chính thức được trở thành vợ
chồng, xây dựng một cuộc sống riêng, bền vững và lâu dài. Theo đó hình
thức hôn lễ hay còn gọi là cưới hỏi ra đời.
Hình thức cưới hỏi ước đoán “được ra đời vào thời kì quá độ từ chế độ
“Tòng phụ cư” sang chế độ “Tòng phu cư” [1].

Trong thời kì “Mẫu quyền” thì hôn lễ được tổ chức ở nhà gái do người
con trai phải đến đó ở rể. Sau đó khi xã hội chuyển sang chế độ “Phụ quyền”
thì người đàn ông lúc này liên hệ mật thiết với gia tộc của mình, dựa vào địa
vị xã hội quan trọng mới giành được để đập tan trật tự hôn nhân của chế độ
“mẫu quyền, đưa vợ về nhà mình ở. Và điều này đã trở thành quy luật trong
cưới hỏi ngày nay.
Sự thay đổi địa vị lao động nhưng không phải người phụ nữ không
còn sức lao động. Họ vẫn đem lại những giá trị lao động lớn trong những
ngành thủ công. Do vậy, khi gia tộc có người đi lấy chồng, theo lệ thường,
đòi nhà trai một khoản bồi thường nhất định. Đó chính là dấu ấn về các
khoản tiền cheo, tiền cưới trong lễ nghi cưới hỏi ngày nay.
Ăng-ghen đã nói: “Cái trước sở dĩ quan trọng hơn cái sau là vì nó có ý
nghĩa giải phóng loài người, lần đầu tiên nó khiến loài người khống chế
được sức tự nhiên, do đó mà thoát ly hẳn giới động vật”. Đúng vậy, những
12
hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người từ “Tạp hôn”, “Quần hôn” đến
“Hôn nhân ngoại tộc”, “Hôn nhân đối ngẫu” dù cho còn “mông nuội” nhưng
nó là những bước quan trọng có ý nghĩa giải phóng loài người , là những cuộc
cách mạng vĩ đại đưa con người thoát ly khỏi nguồn gốc cổ sơ của mình.
Đồng thời nó còn có sức mạnh di lưu tới ngày nay, đi vào đời sống
dân tộc trở thành những nét đẹp trong văn hóa phong tục. Làm nội dung biểu
đạt thật độc đáo cho loại hình nghệ thuật ngôn từ, trong đó có cả những ngôn
từ trong sáng, mộc mạc, của những áng ca dao.
2.3 Vai trò của cưới hỏi và những hình thức lễ nghi trong cưới hỏi
của người Việt.
Cưới hỏi là một việc vô cùng hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con
người, vì thế ta vẫn thường nghe dân gian ta nhắc nhở:
“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Xong ba việc ấy mới ra con người”
Việc tạo lập gia đình có tầm quan trọng như việc ta kiến tạo một mái

nhà để sum vầy, tránh mưa, nắng; cũng khó như việc phải làm sao để lựa
được một con trâu tốt đảm bảo cuộc sống.
Ngay trong thời kì chuyển từ hôn nhân “đối ngẫu” sang chế độ một vợ
một chồng, con người đã có nhu cầu muốn khẳng định tình yêu chân chính,
tự nguyện của hai người; muốn được mọi người thừa nhận một tình yêu. Và
mong muốn đó vẫn còn giữ nguyên giá trị tới hôm nay.
Cưới hỏi còn có một giá trị nhân văn lớn lao đó là sự “duy trì và phát
triển giống nòi”. Với cư dân nông nghiệp trồng trọt, thì giống là hết sức quan
trọng và quý giá. Mất giống là mất tất cả, là tay trắng và ngược lại còn giống
là còn tương lai, hi vọng. Giống của cỏ cây hoa màu phải quý trọng như vậy,
“Giống” của con người còn quý trọng hơn bội phần. “Tiệt nòi giống” là lời
nguyền hết sức độc địa, mất giống là có nghĩa là tuyệt diệt, là kết cục thảm
hại mà không ai dám nghĩ tới. Coi sinh khí thực là biểu tượng về sự phát
13
triển của giống nòi và tiến hành những nghi lễ thờ phụng được người Việt
coi trọng, càng khẳng định tầm quan trọng của việc “bảo tồn giống nòi”.
Người Việt từ xưa đến nay luôn gìn giữ truyền thống luân lí đạo đức,
mọi việc làm đều phải dựa trên luân lí đạo đức của dân tộc. Cưới hỏi với
những hình thức lễ nghi long trọng và thiêng liêng như: lễ gia tiên, lễ hợp
cẩn, lễ lại mặt đã bộc lộ được những giá trị đạo đức tốt đẹp trong đạo hiếu đễ
với tổ tiên, trân trọng tình cảm vợ chồng. Mặt khác lễ cưới hỏi còn là dịp anh
em bạn bè được gặp gỡ, sum vầy; hàng xóm láng giềng được tụ họp, làm
tăng thêm tình cảm gắn bó giữa người với người, tăng thêm tinh thần cố kết
cộng đồng tình yêu làng xóm quê hương, đất nước.
Từ tôn trọng hạt giống con người đã tiến hành những lễ nghi cẩn
trọng. Người Việt có nhiều nghi lễ về hạt lúa, hồn lúa, bởi họ sợ nếu sơ sẩy
để hồn lúa bỏ đi thì thóc giống không nảy mầm được, mùa màng thất bát. Và
cũng như vậy tôn trọng “nòi giống”, những nghi lễ trong cưới hỏi của người
Việt cũng được tiến hành cẩn trọng.
Chắc hẳn trong chúng ta đã có người nghe thấy câu “Lục lễ bất bị, trinh

nữ bất hành”, câu này có nghĩa: sáu lễ không đủ thì người gái trinh không đi và
nó cũng có nghĩa là phong tục cưới hỏi của ta từ cổ xưa đã được tiến hành theo
6 lễ hay còn gọi là “lục lễ”. “Tương truyền lục lễ trong hôn nhân đã có từ thời
Chu bên Trung Quốc. Sau đó Chu Hi đời Tống đã đưa vào cuốn “Văn công gia
lễ” gồm 6 lễ thức sau đây và vai trò chủ chốt là thuộc về nhà trai:
Nạp thái: Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để bày tỏ ý muốn lựa chọn
người con gái trong gia đình làm con dâu. Lễ này tương đương với lễ chạm
ngõ (hoặc chạm mặt) dạm vợ của ta.
Vấn danh: Trong lễ này nhà trai đưa lễ vật và một số tờ thư xin cho
biết cụ thể tên tuổi ngày tháng năm sinh của cô dâu tương lai.
Nạp cát: Nhà trai căn cứ vào đó mà làm lễ bói, được quẻ tốt lành đưa
tin vui đến nhà gái.
14
Thỉnh kì: Nhà trai chọn được ngày lành tháng tốt để làm lễ cưới và
báo cho nhà gái biết.
Nạp tệ: Nhà trai đưa lễ vật xin cưới đến nhà gái (dẫn cưới).
Thân nghinh: Lễ đón dâu. Về phía nhà gái đây là lễ đưa dâu tức lễ vu
quy, cho con gái về nhà chồng” [7].
Vì thế ca dao ghi lại và phản ánh về những lễ nghi này:
- “Tôi về thưa với mẹ cha
Chạy lo sáu lễ đem qua cưới nàng”
Đó là những lễ nghi mang tính bắt buộc trong cưới hỏi từ thời cổ xưa
của người Việt, mang tính trang trọng và cũng rất đỗi cầu kì. Song về sau tùy
từng thời, từng vùng, và tùy điều kiện trong từng gia cảnh mà những lễ nghi
có sự thay đổi sao cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được tính dân tộc lại
mang văn minh thời đại. Và tồn tại tới ngày hôm nay thì phong tục cưới hỏi
cổ truyền của dân tộc còn lại 3 lễ: chạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới.
3. Khảo sát chung về ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi người Việt
Người viết đã tập hợp thống kê khảo sát 11.825 bài ca dao trong cuốn
“Kho tàng ca dao người Việt” (Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ

biên NXB Văn hóa thông tin,1995) đã tìm thấy 162 bài ca dao phản ánh
phong tục cưới hỏi của người Việt (chiếm 1,37%) (cần chú ý đây chưa phải là
con số cuối cùng) nhưng nó cũng không phải là quá ít để có thể trở thành một
nguồn tư liệu phản ánh một phong tục mang nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc.
Trong quá trình thống kê khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhân vật trữ
tình trong ca dao cưới hỏi được biểu hiện thông qua lời của các nhân vật:
Bảng 1
Nhân vật trữ tình Số bài Tỉ lệ (%)
Lời của nam
Lời của nữ
Lời của cả nam và nữ
Lời mang tính chất chung tính
64
57
34
17
39,50%
35,18%
20,98%
10,49%
*Nhận xét:
15
Kết quả khảo sát trên cho ta thấy có sự chênh lệch về lời của nam và nữ
(Tuy tỷ lệ chênh lệch không quá lớn) nhưng đó cũng là điều cần phải chú ý.
Sau một thời gian tìm hiểu, tình yêu của hai người ngày càng trở nên
sâu sắc, mặn nồng, đó cũng là lúc những khao khát được gắn kết, hòa hợp
trọn vẹn không những về tâm hồn mà cao hơn còn là khao khát về sự bảo tồn
và phát triển giống nòi – một ý nghĩa có thể nói là quan trọng hàng đầu của
cưới hỏi. Khao khát đó nhiều khi không kìm nén được, nó được thốt lên từ
con tim đang căng tràn khao khát và tận hiến của nhân vật nam:

- “Em về thưa với mẹ cha
Cho anh bán tử một nhà cho vui”
- “Em về thưa mẹ cùng thầy
Có cho anh cưới tháng này anh ra”
Ngược lại với người con trai, người phụ nữ thường ít bộc lộ cảm xúc
riêng tư. Nhưng với mong muốn bộc lộ tình cảm chân thành của mình, bộc lộ
khát vọng hạnh phúc lứa đôi, khát vọng hòa hợp họ cũng tự thốt lên nhẹ
nhàng, đằm thắm nhưng cũng có phần mạnh mẽ, quyết liệt:
- “Anh ơi anh hãy mau mau
Buồng cau con lợn cưới nhau cho rồi”
- “Anh về cho em về theo
Tiền cưới mặc họ, tiền cheo mặc làng”
Thẳng thắn, mạnh mẽ nhưng có lúc các cô lại trở lên bất lực trước
những rào cản quá lớn từ cha mẹ - những người đại diện cho chế độ phong
kiến, khiến họ ngậm ngùi, xót xa:
- “Anh đừng lên xuống uổng công
Tai nghe thầy mẹ nói không đi rồi”
Có khi không còn là lời của riêng ai nữa, mà cả chàng trai và cô gái
đều tham gia vào cuộc thoại. Những bài ca dao thuộc nhóm này là những bài
16
hai người cùng bộc lộ khát khao sánh duyên và bàn về sính lễ cho đám cưới
với sự thông cảm, chân thành của người con gái chốn thôn quê:
- “Anh về liệu lấy trăm mâm
Để cho hai họ tri âm một nhà”
- “Trăm mâm là bốn trăm người
Nhà thời nhà chật biết ngồi vô mô”
- “Nói thời nói rứa thôi mà
Năm ba đọi (bát) gạo con gà cũng xong”
Do ảnh hưởng bởi môi trường diễn xướng, tính chất “đổi vai dễ dàng
xảy ra trong khi đối đáp. Cho nên, có những lúc ta khó có thể xác định được

chủ thể trữ tình là trai hay gái, số bài ca dao mang tính chất chung tính trong
ca dao cưới hỏi là 34 bài. Nó thường xuất hiện dưới dạng “đôi ta”, “đôi
mình”, “hai ta”
- “Têm trầu bỏ đãy kim nhung
Đôi mình ước được chào chung mẹ thầy”
- “Ai làm cho bến xa thuyền
Cho trăng xa cuội, bạn hiền xa nhau
Cha mẹ sao chẳng nghĩ sâu
Để thương, để nhớ, để sầu cho cả hai ta”
Khát khao kết duyên, hòa hợp trong hạnh phúc cũng như những lời
trách móc, bùi ngùi không còn là của riêng ai, của nam hay nữ, nó là những
lời tâm sự biểu hiện tâm trạng chân thực và những ước mơ sâu kín của
những người bình dân.
Trong ca dao do đặc trưng bản chất thể loại là tính truyền miệng và
tính tập thể, bởi vậy mà lối nói được những người bình dân rất quan tâm
trong khi diễn xướng, đối đáp. Ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi nổi bật
lên với những lối nói đầy thú vị:
17
Bảng 2
Lối nói Số bài Tỉ lệ %
Lối nói cụ thể, trực tiếp 120 74,07%
Lối nói bóng gió, gián tiếp 42 32,09%
Lối nói phóng đại, hài hước 33 16,66%
Lối nói chân thành, giản dị 129 79,62%

Lối bộc lộ trực tiếp là cách bày tỏ trực tiếp trạng thái tình cảm thậm
chí cái khó nói nhất là tỏ tình cũng được bộc lộ một cách hết sức tự nhiên, dễ
hiểu, chân thành tạo nên những xúc cảm mạnh mẽ. Các chàng trai, cô gái
không khép lòng mình mà có thể bày tỏ thẳng thắn điều mình muốn:
- “Anh về sắm nón sắm quai

Sắm giường, sắm chiếu ngày mai em về”
- “Anh về anh bảo mẹ cha
Bắt lợn để cưới, bắt gà để cheo
Bầu leo thì bí cũng leo
Một trăm quan quý quyết đeo cô mình”
Trước những mong muốn thẳng thắn của các chàng trai, các cô gái
cũng đưa ra những lễ vật thách cưới một cách rõ ràng, thẳng thắn:
- “Anh về mua gỗ đóng giường
Mua tre làm vạc, mua luồng làm song
Mua thêm đôi chiếu, cỗ mồng
Rồi ra em vợ anh chồng mới nên”

Chàng trai cũng không ngần ngại bộc bạch tâm sự của mình:
- “Anh là con trai nhà nghèo
Nàng mà thách thế anh liều anh lo
Cưới em anh nghĩ cũng lo
Con lợn chẳng có, con gà thì không ”
18
Bộc bạch trực tiếp, chân thành, thẳng thắn thể hiện cái chất phác, mộc
mạc và nhân sinh quan lành mạnh của những con người lao động. Nó là cách
biểu cảm nhanh và hiệu quả nhất, là một nét đẹp trong ứng xử của người Việt.
Nhưng người bình dân cũng có khi rất e dè, tình tứ, kín đáo trong
chuyện tình cảm. Vì thế cách thể hiện gián tiếp cũng trở thành một thói quen
trong ứng xử của họ. Mong muốn “kết tóc xe tơ” với người mình yêu, các
chàng trai cô gái thường tìm cách bày tỏ tế nhị, khéo léo đòi hỏi phải có sự
liên tưởng mới hiểu được:
- “Anh về cưa ván đóng thùng
Mua men nấu rượu cho em buôn chung một hàng”
Cách thể hiện những suy nghĩ, trạng thái tình cảm, cung bậc cảm xúc
làm cho người nghe không hề cảm thấy nhàm chán, khô cứng mà ngược lại

vừa cảm nhận được cái chất phác, mộc mạc trong tâm hồn người chân quê,
lại vừa phải vận động tư duy liên tưởng để hiểu những gì mà họ nói, đó
chính là tài năng mà những người chân quê ấy đem lại cho mỗi người khi
thưởng thức những áng thơ dân gian trữ tình nói chung và ca dao cưới hỏi
nói riêng.
Ngoài ra người bình dân còn rất thích sử dụng lối nói bông đùa,
phóng đại, thể hiện tâm hồn vui tươi, hóm hỉnh sau những phút giây lao động
mệt mỏi. Đây thiết nghĩ là đặc trưng cho những nét đẹp trong tâm hồn người
Việt, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn thể hiện cách sống lạc quan yêu đời
quên đi cảnh nghèo trong sự kiện quan trọng nhất của đời người, nên người
viết đi sâu khai thác trên góc độ nét đẹp tâm hồn tình cảm của người lao
động và những thủ pháp nghệ thuật để kiến tạo lối nói này ở chương III của
khóa luận. Chỉ dẫn ra đây mấy bài làm điển hình:
- “Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
19
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng ”
- “Lá đa mặt nguyệt hôm rằm
Răng nanh thằng cuội, râu cằm thiên lôi
Gan ruồi, mỡ muỗi cho tươi
Xin chàng chín chục con dơi góa chồng
Chàng mà theo được thiếp cùng theo chân”
* Tiểu kết
Ở chương I người viết đã khái quát quan niệm về phong tục trên cơ sở
những quan niệm về phong tục của các nhà nghiên cứu văn hóa học. Từ đó
khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của phong tục trong nền văn hóa
dân tộc.
Cùng với quan niệm về phong tục là quan niệm về phong tục cưới hỏi
của nhân dân ta. Bắt đầu từ những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài

người trong lịch sử đến hình thức hôn nhân một vợ một chồng – tiền đề đầu
tiên cho cưới hỏi. Khẳng định cưới hỏi là một bước tiến văn minh, có những
vai trò, vị trí rất lớn trong đời sống người Việt. Cưới hỏi của người Việt bao
gồm 6 nghi thức lễ, mỗi nghi lễ có một ý nghĩa riêng.
Bước đầu khảo sát chung về diện mạo ca dao phản ánh phong tục cưới
hỏi qua lời của những nhân vật trữ tình và lối nói của họ: trực tiếp, gián tiếp;
vừa nghiêm chỉnh những cũng rất hóm hỉnh để thấy được cái tài của những
người bình dân.

20
Chương II
PHONG TỤC CƯỚI HỎI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
VIỆT TRONG CA DAO DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
I. Những quan niệm mang tính tập tục trong cưới hỏi của người Việt
biểu hiện trong ca dao
1. Quan niệm về vai trò của cha mẹ trong hôn nhân thể hiện qua ca
dao người Việt
Việc lập giá thú xưa kia được coi là công việc của cha mẹ, của những
bậc huynh trưởng trong nhà. Do đó, cha mẹ đóng vai trò quyết định tất cả
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, con cái không có bất kì một sự lựa chọn nào.
Vấn đề trai gái tìm hiểu nhau và đến với nhau bằng tình yêu tuyệt nhiên
không được đặt ra. Mà thay vào đó là những vấn đề về “Môn đăng hậu đối”,
“Hợp gia cảnh” được đặc biệt coi trọng. Khảo sát trong 162 bài ca dao phản
ánh phong tục cưới hỏi người Việt có 24 bài ca dao (chiếm 14,81%) phản
ánh vai trò của cha mẹ trong cuộc “trăm năm” của con cái.
Trong quá trình cùng nhau lao động tình yêu của nam nữ nảy nở
nhưng không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái, dù ở gần nhau nhưng lại
rất khó đến được với nhau, vẫn có sự ngăn trở vô hình. Tưởng như họ luôn ở
hai phía mà ở giữa là ranh giới, là đập chắn của mẹ cha khó có thể dung hòa:
- “Chim manh manh bay quanh vòng cỏ

Qua với nàng hiểu rõ mấy năm
Tình yêu vẫn giữ âm thầm
Đợi quyền cha mẹ sắt cầm định phân”
Những rào cản đó khiến cho hai người yêu nhau nhưng luôn trong
trạng thái e dè, ngập ngừng khó nói được lời yêu:
- “Anh thấy em anh cũng muốn chào
Sợ lòng bác mẹ cây cao lá dài”
21
Nắm quyền trong tay, các bậc cha mẹ kén chọn thay cho con mình, họ
không cần biết đến cơ sở của hôn nhân là cần phải có một tình cảm chân
thành từ trái tim đến với trái tim. Họ chọn lựa dựa theo gốc gác, giống nòi:
- “Mua thịt thì chọn miếng mông
Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi”
Nhưng có lẽ điều mà họ quan tâm hơn cả trong khi kén chọn đó là “môn
đăng hộ đối”, là “hợp gia cảnh”. Họ chỉ chú ý tới những vật chất đầy giá trị
trước mắt mà không cần biết tới số phận, hạnh phúc tương lai của con mình:
-“Tham giầu mẹ ép gả em ra
Tưởng là mẹ chính, hóa ra mụ hầu”
-“Cha mẹ đòi ăn cá thu
Gả con xuống biển mù mù tăm tăm”
“gả con xuống biển” - một tín hiệu xa xôi, mù mịt, vô hình trước mắt như
báo hiệu sẽ chẳng bao giờ còn có hi vọng trở về quê nhà.
Tìm kiếm hạnh phúc trăm năm là quyền lợi chính đáng của con người,
vậy mà họ không được sở hữu, họ phụ thuộc vào quyền cha mẹ “sắt cầm
định phân”, họ không bao giờ biết trước được điều gì sẽ đến, cuộc đời họ mịt
mờ như gắn với “mười hai bến nước” , bến nước thì nhiều nhưng không biết
bến nào đục, bến nào trong. Tương lai cuộc đời họ thật vô định mà hạnh
phúc tưởng như quá xa vời và mong manh, khiến các cô gái thốt lên thật xót
xa khi tủi với phận mình như một trái cây đang bi đe dọa trước cơn bão táp:
- “Bớ thảm! Bớ thiết ơi! Bớ bạn tình nhân ơi!

Thân em như cái quả xoài trên cây
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai vô tình rụng xuống biết vào tay ai”
22
Sức mạnh quá lớn của “trở lực gia đình” đã ngăn cản, chia rẽ biết bao
đôi lứa, có những lúc họ cùng nhau thốt lên những lời oán trách thật da diết, thở
than cho duyên phận lỡ làng, cho những đau khổ mà mình phải gánh chịu:
-“Ai làm cho bến xa thuyền
Cho trăng xa cuội, bạn hiền xa nhau
Cha mẹ sao chẳng nghĩ sâu
Để thương, để nhớ, để sầu cho cả hai ta”
Sự áp đặt của cha mẹ đối với con cái, khiến cho ngay cả người bạn đời
của mình thế nào họ cũng không được hay, để đến khi đã yên bề gia thất thì
nó mới là một bi kịch lớn đối với người con gái:
“Mẹ em tham gạo tham gà
Bắt em để bán cho nhà cao sang
Chồng em thì thấp một gang
Vắt mũi chưa sạch ra đàng đánh nhau
Nghĩ mình càng tủi càng đau
Trách cha, trách mẹ tham giàu tham sang”
Có thể nói vai trò của cha mẹ trong chuyện “hạnh phúc trăm năm của
con cái là quá lớn. Từ bao đời nay, nó đã tồn tại trong hôn nhân của con
người trở thành sự áp đặt, rào cản, trở lực lớn khiến cho họ không đủ sức để
tìm kiếm hạnh phúc cho mình. Những bài ca dao không chỉ phản ánh một
quan niệm mang tính tập tục trong cưới hỏi mà còn mang ý nghĩa xã hội
chống lại lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và quan niệm
kết hôn phân chia theo đẳng cấp sang hèn.
2. Quan niệm dân gian về ông Tơ bà Nguyệt
Lâu nay trong dân gian ta luôn tâm niệm “cái duyên cái số nó vồ lấy

nhau”, nam nữ đến tuổi trưởng thành, bắt đầu có khát khao kết duyên thì
ngoài việc nảy nở những “dấu hiệu tình yêu” với nhau thì quan trọng hơn là
còn phải có duyên có số với nhau nữa.
23
Cái “duyên” cái “số” ấy không phải ắt tự nhiên có được, mà từ bao đời
nay nó đã được thực hiện bởi một “vị thần mai mối”. Bắt nguồn “từ một
chuyện ngày xưa bên Tàu, có một người tên là Vi Cố. Một bữa đi chơi trăng,
gặp một ông già đang xe các sợi dây đỏ ở dưới bóng trăng. Hỏi thì ông ấy
nói rằng: ta là Nguyệt lão coi việc se duyên cho vợ chồng nhân gian, ta đã
buộc sợi dây này vào chân người nào thì dù thế nào cũng phải lấy nhau. Vì
thế ta cho việc vợ chồng là có Nguyệt lão định trước ” [20]. Đi vào trong
dân gian ta tồn tại như một tâm niệm, coi đó là điều không thể thiếu được
trong những mối lương duyên của con người. Nó tồn tại với những tên gọi:
ông Tơ, bà Nguyệt, Nguyệt lão, Trăng già. Và hình thành một lễ nghi quan
trọng trong cưới hỏi của người Việt – lễ “Tế tơ hồng”.
Khảo sát trong tổng số 162 bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi
của người Việt có 29 bài ca dao (chiếm 17,90%) phản ánh quan niệm của
dân gian ta về ông Tơ bà Nguyệt. Ông Tơ bà Nguyệt không thể thiếu được
trong hôn nhân của con người, đóng vai trò như những người làm mối, xe
duyên cho mối lương duyên đời mình:
-“Ai về Bà Điểm, Hóc Môn
Hỏi thăm người ấy có còn hay không
Để tôi kiếm sợi chỉ hồng
Nhờ ông Tơ bà Nguyệt kết vợ chồng đôi ta”
Với tấm lòng thành kính, đặt niềm tin tưởng cao độ vào hạnh phúc có
được trong tương lai, có những lúc trái tim đang căng lên những nhịp đập của
tình yêu đã thôi thúc họ thốt lên những lời cầu xin tha thiết được xe duyên:
“ Yêu nhau chớ quản sang giàu
Bõ công ao ước, bõ ngày ước ao
Tôi ước làm sao duyên đây hợp đấy

Đôi chữ trung tình đã bấy lâu nay
Tôi ước gì ông Nguyệt lão xe dây”
24
Với tài năng và sức mạnh của mình, những “vị thần mai mối” có khả
năng vượt qua mọi rào cản rẽ duyên của trai gái, gắn kết cho họ đến được
với nhau khiến những đôi trai gái luôn dành cho ông một sự hàm ơn rất lớn.
Những bài ca dao chất chứa sự hàm ơn chiếm 15 bài trong tổng số những bài
nói tới ông Tơ bà Nguyệt.
Nhưng niềm tin tưởng có lúc bị phá vỡ, không còn là tuyệt đối, là
niềm tôn kính thiêng liêng nữa. Khi lương duyên lỡ dở, không thành hay
hạnh phúc không bền chặt thì ông Tơ bà Nguyệt lại là những người phải
“chịu trách nhiệm”, phải chịu những lời oán trách, loại này chiếm 14 bài
trong tổng số bài ca dao nói tới ông Tơ bà Nguyệt:
- “Trách ông Tơ xe dây xe dối
Để đứt giữa chặng đàng ai nối cho em?
Cớ sao duyên phận chẳng nên
Để chàng với thiếp đôi bên lỡ làng”
Có những lúc sự trách giận lên đến đỉnh điểm, các chàng trai cô gái
còn tỏ thái độ coi thường, bất kính và đe dọa tới các đấng siêu nhiên:
- “Bắt ông Tơ mà cho ba đấm
Bắt bà Nguyệt đánh bốn mươi chín cái hèo
Duyên người ta xe buổi sớm
Duyên em buổi chiều mới xe”
Động từ “Bắt” kết hợp với những hành động cụ thể đầy sức mạnh
“đấm”, “đánh”, “bơ”, “bớp”, “cột” càng cho thấy sự tức giận cao độ của trai
gái khi lương duyên không thành, lỡ dở hay không cân xứng. Phải chăng sự
tức giận, nạt nộ của họ đối với các đấng siêu nhiên cũng chính là sự tức giận,
oán thán đối với mọi cấm đoán của những trở lực tình cảm, của những rào
cản bất công do xã hội đặt ra.
25

×