Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường hoạt động của trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Yên Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 115 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA XỬ LÝ NƯỚC THẢI 6
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KCN YÊN PHONG VÀ THỰC
TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở KCN YÊN PHONG 26
CHƯƠNG III: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU
QUẢ, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA KCN YÊN PHONG – NGHIÊN CỨU TỪ TRƯỜNG HỢP CÔNG TY
CỒN RƯỢU HÀ NỘI 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 1: 54
PHỤ LỤC 2: 62
PHỤ LỤC 3: 66
PHỤ LỤC 5 74
PHỤ LỤC 6: 105
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KCN Khu công ngiệp
CBA Phân tích chi phí lợi ích.
NPV Giá trị hiện tại ròng.
BCR Tỷ suất lợi nhuận.
IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam.
XLNT Xử lý nước thải
QC Quy chuẩn
HSMT Hồ sơ mời thầu
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá của phương pháp CBA. .Error: Reference source not
found
Bảng 2-1: Nhiệt độ không khí tb từ năm 2006-2010(
o
C). Error: Reference source not
found
Bảng 2-2: Lượng mưa các tháng trong một số năm gần đây (mm) Error: Reference
source not found
Bảng 2-3. Chất lượng nước đầu vào, đầu ra của trạm xử lý nước thải KCN Yên
Phong Error: Reference source not found
Bảng 2-4: Đặc tính nước thải của nhà máy sản xuất bánh Chocopie.Error: Reference
source not found
Bảng 2-5: Đặc tính nước thải của nhà máy Cồn Rượu Hà Nội Error: Reference
source not found
Bảng 3-1: Đặc tính nước thải của nhà máy Cồn Rượu Hà Nội Error: Reference
source not found
Bảng 3-2: Tổng chi phí đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải nhà máy Cồn Rượu Hà Nội
Error: Reference source not found
Bảng 3-3:Mức đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung: Error: Reference
source not found
Bảng 3-4: Danh mục các lợi ích chưa lượng hóa được Error: Reference source not
found
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
LỜI NÓI ĐẦU
Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) là một mô hình phát triển
công nghiệp mới ở Việt Nam xuất hiện trong những năm đầu của thập kỉ 90. Bên
cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nói chung và hệ
thống các khu công nghiệp nói riêng ở Việt Nam đang tạo ra nhiều thách thức lớn

về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải và khí thải công nghiệp gây
ra.Hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại các khu công nghiệp
chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà đầu tư, có thể do nguồn vốn
đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn hạn chế, có
thể do các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về bảo vệ môi trường,
hoặc có thể do các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp khó tiếp cận
các nguồn vốn thích hợp để đầu tư xây mới và mở rộng các khu xử lý nước thải tập
trung. Trên thực tế, nếu chỉ trông chờ vào nguồn thu phí thu gom, xử lý nước thải từ
các doanh nghiệp thì chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp khó có thể bù đắp
được các chi phí cho việc xây dựng và vận hành hệ thống cống thu gom, trạm bơm,
trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp. Rủi ro càng cao hơn khi trạm xử lý nước
thải phải được xây dựng trước khi các nhà đầu tư xem xét vào khu công nghiệp, khu
công nghiệp không thu hút được nhà đầu tư, tỷ lệ lấp đầy thấp.
Trong quá trình phát triển của mình, Bắc Ninh đã chọn công nghiệp làm
hướng đi mũi nhọn, trong đó đóng vai trò chủ đạo là các KCN trên địa bàn, điển
hình là Khu công nghiệp Yên Phong. Ngày 28/10/2009, Tổng công ty Viglacera
chính thức khởi công trạm xử lý nước thải tại KCN Yên Phong - Bắc Ninh giai
đoạn I. Đây là trạm xử lý nước thải thứ hai (sau trạm xử lý nước thải đầu tiên đã
đưa vào vận hành năm 2008 tại KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh) trong các KCN tập
trung được khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, sử dụng các thiết bị
nhập khẩu ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức…với tổng
vốn đầu tư 23 tỷ đồng. Trạm sử dụng công nghệ “Hóa lý và sinh học hiếu khí liên
tục kết được hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành trong quý I/2010.
Kết quả 3 năm hoạt động của hệ thống xử lý nước thải cho thấy đã thực hiện
được các mục đặt ra như trong thiết kế, tuy nhiên về vấn đề kinh tế có thật sự là giải
pháp tối ưu trong việc xử lý nước thải của toàn bộ KCN Yên Phong hay chưa vẫn
còn là một dấu hỏi.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng

Với lý do trên trong phạm vi chuyên đề tốt nghiệp, em xin chọn đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường hoạt động của trạm xử lý nước
thải Khu công nghiệp Yên Phong ”
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý nước thải công nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án
- Phân tích hiện trạng môi trường và đánh giá sự cải thiện chất lượng môi
trường sau khi có hệ thống xử lý nước thải
- Sử dụng phương pháp phân tích chi phí hiệu quả đánh giá hiệu quả kinh tế xã
hội và môi trường của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Yên Phong
- Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và phát huy hiệu quả của hệ thống xử lý
nước thải KCN Yên Phong
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động của trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong
và ảnh hưởng tích cực của hệ thống xử lý nước thải đến môi trường khu vực
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong và vùng lân cận.
+Về thời gian: Trước và sau khi đưa trạm xử lý nước thải vào vận hành (2010).
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: lấy số liệu từ cơ quan liên quan: nhà
đầu tư chính, số liệu kỹ thuật về nước thải từ KCN…
- Phương pháp Phân tích chi phí hiệu quả: tiếp cận đánh giá so sánh lợi ích của
2 kịch bản chính là có hoặc không có trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong.
- Phương pháp phân tích định tính: sử dụng điều tra xã hội học để đánh giá
mức độ hài lòng của các doanh nghiệp và người dân quanh KCN về cải thiện chất
lượng môi trường sau khi có trạm xử lý nước thải.
4. Cấu trúc đề tài.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3
chương:

SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Chương 1: Cơ sở lý luận về xử lý nước thải KCN và đánh giá hiệu quả kinh tế
của xử lý nước thải.
Chương 2: Hiện trạng môi trường KCN Yên Phong và Thực trạng xử lý nước
thải ở khu công nghiệp Yên Phong
Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí hiệu quả, Đánh giá hiệu
quả hoạt động trạm xử lý nước thải của KCN Yên Phong – trường hợp công ty Cồn
Rượu Hà Nội.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không
sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin
chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Sinh viên: Hà Thúc Long
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Thạc Sỹ Nguyễn
Quang Hồng, khoa Môi trường – Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của
mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Xử lý môi trường, Tổng công ty Dung dịch
khoan và hóa phẩm dầu khí đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận các nguồn tài liệu cần
thiết và có những ý kiến đóng góp và tư vấn giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập

của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Môi trường – Đô thị,
trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Đồng thời, trong thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn để hoàn
thành đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình và bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên KTVQLMT – K51
Hà Thúc Long

SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Nước thải.
Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa nước ô nhiễm như sau: “Ô nhiễm nước
là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước
và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi,
giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là
nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công
nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử
dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường
nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong
việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý.
* Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.

* Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ
các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
* Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách
khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
* Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
* Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng
trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại
nước thải trên.
Bằng trực giác, con người có thể nhận thấy được các chất hoà tan trong nước
thải có hàm lượng tương đối cao. Nước thải có những biểu hiện đặc trưng sau:
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
* Độ đục:
Nước thải không trong suốt. Các chất rắn không tan tạo ra các huyền phù lơ
lửng. Các chất lỏng không tan tạo dạng nhũ tương lơ lửng hoặc tạo váng trên mặt
nước. Sự xuất hiện của các chất keo làm cho nước có độ nhớt.
* Màu sắc:
Nước tinh khiết không màu. Sự xuất hiện màu trong nước thải rất dễ nhận
biết. Màu xuất phát từ các cơ sở công nghiệp nói chung và các sơ sở tẩy nhuộm nói
riêng. Màu của các chất hoá học còn lại sau khi sử dụng đã tan theo nguồn nước
thải. Màu được sinh ra do sự phân giải của các chất lúc đầu không màu. Màu xanh
là sự phát triển của tảo lam trong nước. Màu vàng biểu hiện của sự phân giải và
chuyển đổi cấu trúc sang các hợp chất trung gian của các hợp chất hữu cơ. Màu đen
biểu hiện của sự phân giải gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ.
* Mùi:
Nước không có mùi. Mùi của nước thải chủ yếu là do sự phân huỷ các hợp
chất hữu cơ trong thành phần có nguyên tố N, P và S. Xác của các vi sinh vật, thực
vật có Prôtêin là hợp chất hữu cơ điển hình tạo bởi các nguyên tố N, P, S nên khi

thối rữa đã bốc mùi rất mạnh. Các mùi: khai là Amôniac (NH3), tanh là các Amin
(R3N, R2NH-), Phophin (PH3). Các mùi thối là khí Hiđrô sunphua (H2S). Đặc biệt,
chất chỉ cần một lượng rất ít có mùi rất thối, bám dính rất dai là các hợp chất Indol
và Scatol được sinh ra từ sự phân huỷ Tryptophan, một trong 20 Aminoaxit tạo nên
Prôtêin của vi sinh vật, thực vật và động vật.
* Vị:
Nước tinh khiết không có vị và trung tính với độ pH=7. Nước có vị chua là
do tăng nồng độ Axít của nước (pH<7). Các Axít (H2SO4, HNO3) và các Ôxít axít
(NxOy, CO2, SO2) từ khí quyển và từ nước thải công nghiệp đã tan trong nước làm
cho độ pH của nước thải giảm xuống. Vị nồng là biểu hiện của kiềm (pH>7). Các
cơ sở công nghiệp dùng Bazơ thì lại đẩy độ pH trong nước lên cao. Lượng Amôniac
sinh ra do quá trình phân giải Prôtêin cũng làm cho pH tăng lên. Vị mặn chát là do
một số muối vô cơ hoà tan, điển hình là muối ăn (NaCl) có vị mặn.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu sau:
* Nhiệt độ:
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm. Nước bề mặt ở Việt
Nam dao động từ 14,3-33,50C. Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt độ chính là nhiệt của
các nguồn nước thải từ bộ phận làm lạnh của các nhà máy, khi nhiệt độ tăng lên còn
làm giảm hàm lượng Ôxy hoà tan trong nước.
* Độ dẫn điện:
Các muối tan trong nước phân li thành các ion làm cho nước có khả năng
dẫn điện. Độ dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ và độ linh động của các ion. Do vậy,
độ dẫn điện cũng là một yếu tố đánh giá mức độ ô nhiễm nước.
* DO (lượng Ôxy hoà tan):
DO là lượng Ôxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
sống dưới nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng…). DO thường được tạo ra do
sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ Ôxy tự do trong nước

nằm khoảng 8-10 mg/l và dao động mạnh phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, sự phân
huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo… Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật trong
nước giảm hoạt động hoặc chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá
sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
* Chỉ tiêu vi sinh vật:
Nước thải chứa một lượng lớn các vi khuẩn, vi rút, nấm, rêu tảo, giun sán
Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, người ta đánh giá qua một loại vi
khuẩn đường ruột hình đũa điển hình có tên là Côli (NH4Cl). Côli được coi như
một loại vi khuẩn vô hại sống trong ruột người, động vật. Côli phát triển nhanh ở
môi trường Glucoza 0,5% và Clorua amoni 0,1%; Glucoza dùng làm nguồn năng
lượng và cung cấp nguồn Cacbon, Clorua amoni dùng làm nguồn Nitơ. Loại có hại
là vi rút. Mọi loại vi rút đều sống ký sinh nội tế bào. Bình thường khi bị dung giải,
mỗi con Côli giải phóng 150 con vi rút. Trong 1 ml nước thải chứa tới 1.000.000
con vi trùng Côli.
Ngoài vi khuẩn ra, trong nước thải còn có các loại nấm meo, nấm mốc, rong
tảo và một số loại thuỷ sinh khác Chúng làm cho nước thải nhiễm bẩn sinh vật.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
1.1.2. Xử lý nước thải và các phương pháp xử lý nước thải.
a. Xử lý nước thải.
Mục đích của xử lý nước thải là khử các tạp chất sao cho nước sau khi xử lý
đạt tiêu chuẩn chất lượng theo các chỉ tiêu đã đề ra. Để đạt được điều này dây
chuyền công nghệ xử lý nước thải được nhóm thành các công đoạn:
Xử lý cấp 1- Gồm các quá trình xử lý sơ bộ và lắng bắt đầu từ song (hoặc lưới
chắn ) và kết thúc sau lắng cấp 1. Công đoạn này có nhiệm vụ khử các vật rắn nổi có
kích thước lớn và các tạp chất rắn lơ lửng ở bể lắng cấp 1. ở đây thường gồm các quá
trình lọc qua song ( hoặc lưới ) chắn,lắng, tuyển nổi, tách dầu mỡ và trung hoà.
Xử lý cấp 2-Gồm các quá trình sinh học (đôi khi cả hoá học) có tác dụng
khử hầu hết các tạp chất hữu cơ hoà tan có thể phân huỷ bằng con đường sinh học,

nghĩa là khử BOD. Đó là các quá trình: lọc sinh học hay oxy hoá sinh học trong các
hồ (hồ sinh học và phân huỷ yếm khí). Tất cả các quá trình này đều sử dụng khả
năng của các vi sinh vật chuyển hóa các chất thải hữu cơ về dạng ổn định và năng
lượng thấp.
Xử lý cấp 3- Thường gồm các quá trình: Vi lọc, kết tủa hoá học và đông tụ,
hấp thụ bằng than hoạt tính trao đổi ion, thẩm thấu ngược, điện thấm tách, các quá
trình khử các chất dinh dưỡng, clo hoá và ozon hoá.
b. Các phương pháp xử lý nước thải
* Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Đây là bước xử lý sơ bộ. Mục đích của quá trình là loại tất cả các tạp vật có
thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành xử lý nước thải như làm tắc bơm, đường
ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc
thuận lợi cho cả hệ thống.
*Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý
Phương pháp này được dùng để thu hồi các chất quý hoặc để khử các chất
độc hại, các chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh hoá sau này.
Cơ sở của các phương pháp hoá lý là các phản ứng hoá học, các quá trình lý
hoá diễn ra giữa chất bẩn với hoá chất cho thêm vào. Những phản ứng diễn ra có
thể là phản ứng oxy hoá- khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng
phân huỷ chất độc hại. Các phương pháp hoá học là oxy hoá, trung hoà và keo
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
tụ.Thông thường đi đôi với trung hoà có kèm theo quá trình đông tụ và nhiều hiện
tượng vật lý khác.
Những phương pháp hoá lý để xử lý nước thải đều dựa trên cơ sở ứng dụng
các quá trình: Đông tụ, hấp thụ, trích ly, bay hơi, tuyển nổi, trao đổi ion, tinh thể
hoá, dializ-màng bán thấm, cô đặc, khử hoạt tính phóng xạ, khử khí khử màu….
* Xử lý nước thải bằng phương pháp đông tụ
Đông tụ là làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ

và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất bẩn ở dạng lơ lửng và keo thành những
bụng cú kích thước lớn hơn lắng xuống.Phương pháp đông tụ làm tăng nhanh quá
trình lắng các chất lơ lửng phân tán nhỏ, keo thậm chí cả các tạp chất khác. Khi đó
nồng độ các chất lơ lửng, mùi, màu sẽ giảm xuống. Các chất đông tụ thường dùng
là nhôm sunfat,sắt sunfat, sắt clorua…
* Xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là tách các chất hữu cơ và khí hoà tan khỏi nước thải bằng cách tập
chung các chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc bằng cách tương tác
giữa các chất bẩn hoà tan với các chất rắn. Hiện nay phương pháp hấp phụ được sử
dụng rộng rãi để xử lý nước thải công nghiệp. Phương pháp này cho phép xử lý
nước thải chứa một hoặc nhiều loại nước bẩn khác nhau. Kể cả khi nồng độ chất
bẩn trong nước rất thấp. Như vậy phương pháp hấp phụ còn có thể dùng để xử lý
triệt để nước thải sau khi đã xử lý bằng các phương pháp khác. Nếu các chất cần
khử bị hấp phụ tốt và chi phí riêng lượng chất hấp phụ không lớn thì việc ứng dụng
phương pháp này là hợp lý hơn cả.
* Xử lý nước thải bằng phương pháp trích ly
Phương pháp trích ly là một trong những phương pháp phổ biến để xử lý
nước thải chứa phenol và các chất hữu cơ khác như các loại axit béo. Thực chất của
phương pháp này là sử dụng độ hoà tan của các chất bẩn trong dung môi nào đó, mà
dung môi đó lại không tan trong nước thải.
Nếu cho dung môi vào nước thải và khuấy trộn đều thì các chất bẩn sẽ hoà
tan trong dung môi, khi đó nồng độ chất bẩn trong nước thải sẽ giảm nếu tiếp tục
tách dung môi ra khỏi nước thải thì nước thải coi như được làm sạch. Như vậy
nguyên tắc của phương pháp này là: Trong hỗn hợp hai chất lỏng không tan lẫn
nhau, bất cứ một chất thứ ba nào khác, theo độ hoà tan của mình trong hai chất
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
lỏng trên sẽ được phân bổ vào hai chất lỏng đó theo quy luật phân bổ. Phương pháp
tách chất bẩn hoà tan ra khỏi nước thải như vậy gọi là phương pháp trích ly. Những

chất trích ly thường dùng là benzen, dầu mỡ nặng, butylaxetat.
* Xử lý nước thải bằng phương pháp làm thoáng và chưng bay hơi
Nước thải của nhiều lĩnh vực công nghiệp( hoá chất, sản xuất sợi nhân tạo,
sản xuất giấy…) chứa các chất bẩn dễ bay hơi như hidro sunfua, cacbon sunfua,
metyl mecaptan… Để xử lý các loại nước này người ta dùng phương pháp làm
thoáng tức là cho tiếp xúc với không khí hoặc khí trơ trong điều kiện tự nhiên hoặc
cưỡng bức.
* Xử lý nước thải bằng phương pháp tuyển nổi
Thực chất của quá trình tuyển nổi là dính kết phân tử các chất bẩn với bề mặt
phân chia giữa khí và nước. Sự dính kết diễn ra được là do có năng lượng tự do trên
bề mặt phân chia đó và nhờ hiện tượng bề mặt đặc biệt gọi là hiện tượng tẩm ướt.
Hiện tượng này xuất hiện ở những nơi tiếp xúc giữa ba pha(lỏng-khí-rắn).
Nói chung quá trình tuyển nổi là quá trình hoá lý phức tạp.Trong nướccác
phần tử có bề mặt kỵ nước sẽ có khả năng dính kết vào bọt khí. Khi các bọt khí và
các phần tử phân tán cùng vận động trong nước thì các phần tử đó sẽ tập trung trên
bề mặt các bọt khí và nổi lên. Những phần tử nào không có khả năng dính kết vào
bọt khí thì sẽ còn lại trong nước. Tiếp theo người ta tách các bọt khí cùng các phần
tử dính vào đó khỏi mặt nước.
Phương pháp tuyển nổi được phổ biến rộng rãi trong việc luyện kim, thu hồi
khoáng sản quý cũng như lĩnh vực xử lý nước thải.
* Xử lý nước thải bằng phương pháp nhiệt.
Để xử lý khử độc của nhiều loại nước thải công nghiệp đôi khi người ta dùng
phương pháp nhiệt là hợp lý nhất. Thực chất của phương pháp nhiệt là các chất
độc hữu cơ trong nước thải sẽ hoàn toàn bị oxy hoá ở nhiệt độ cao(bị đốt cháy) và
cho ra các sản phẩm ở thể khí và rắn; thể khí cho bay hơi vào khí quyển; còn thể rắn
có thể sử dụng được.
Để đốt cháy các chất hữu cơ trong nước thải trước tiên người ta phải cho
bay hơi một lượng nước khá lớn tức là phải chi phí thêm nhiên liệu, điện năng. Khi
đó sơ đồ công nghệ trạm xử lý cũng phức tạp thêm. Khi chọn sơ đồ công nghệ xử
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51

11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
lý nước thải bằng phương pháp nhiệt phải căn cứ vào thành phần tính chất hoá lý
và nộng độ các chất bẩn trong nước thải, trạng thái tồn tại các sản phẩm sau khi đốt.
*Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học
Thực chất của phương pháp xử lý hoá học là đưa vào nước thải chất phản
ứng nào đó để gây tác động đối với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn
lắng hoặc tạo dạng chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi
trường. Ví dụ: phương pháp trung hoà nước thải chứa axit và chứa kiềm, phương
pháp oxy hoá khử, phương pháp ozon hoá, phương pháp điện hóa…Theo giai đoạn
và mức độ xử lý, phương pháp hoá học sẽ có tác động tăng cường quá trình xử lý cơ
học hoặc sinh học. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hoá khử, các
phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân huỷ chất độc hại.
Phương pháp hoá học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp.
Tuỳ thuộc vào điều kiện địa phương và điều kiện vệ sinh cho phép, phương pháp
xử lý hoá học có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ ban
đầu của việc xử lý nước thải.
Các phương pháp hoá học dùng trong xử lý nước thải gồm có: trung hoà,
oxy hóa và khử, phương pháp ozon hoá, phương pháp điện hoá học.
* Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Phương pháp này thường dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keovà hoà
tanchất hữu cơ (đôi khi cả vô cơ) khái nước thải. Phương pháp này dựa vào khả
năng sống của vi sinh vật. Chúng sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải làm
chất dinh dưỡng như cacbon, nitơ, phôtpho, kali,….Trong quá trình dinh dưỡng các
vi sinh vật sẽ nhận các chất để xây dựng tế bào và sinh năng lượng nên sinh khối
của nó tăng lên. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình
oxy hoá sinh hoá.
Như vậy, nước thải được xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ được đặc
trưng bởi chỉ tiêu BOD hoặc COD. Để có thể xử lý bằng phương pháp này nước
thải sản xuất cần không chứa các chất độc và tạp chất, các muối kim loại nặng hoặc

nồng độ của chúng không được vượt quá nồng độ cực đại cho phép.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
1.2. Cơ sở pháp lý về xử lý nước thải KCN củaViệt Nam
1.2.1. Các quy định trong văn bản pháp luật về xử lý nước thải
Điều 82 Luật BVMT 2005 về hệ thống xử lý nước thải quy định rõ “khu,
cụm công nghiệp làng nghề phải có hệ thống xử lý nước thải” và phải đảm bảo các
yêu cầu: có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; đủ công
suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn môi trường;cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí
thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; vận hành thường xuyên. Chủ quản lý hệ thống
xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý.
Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ
thống xử lý nước thải
Ngày 28 tháng 12 năm 2011 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông
tư Số: 48 /2011/TT-BTNMT về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao,
khu công nghiệp và cụm công nghiệp” trong đó
- Điểm b, mục 3 điều 4 quy định:”KCNC, KCN và CCN phải có nhà máy xử
lý nước thải tập trung. Nhà máy xử lý nước thải tập trung có thể chia thành nhiều
đơn nguyên (modun) nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh
đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành. Chủ đầu tư các nhà máy xử lý nước
thải tập trung phải thiết kế lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với lưu
lượng nước thải, các thông số: pH, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác
trong nước thải của KCNC, KCN, CCN theo yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các trạm quan
trắc tự động phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên
tục về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường khi cơ quan này yêu cầu. Đối với

các trạm quan trắc tự động hiện có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật kết
nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục thì phải có phương án điều chỉnh để đáp ứng
quy định này”.
- Điều 17 Quy định rõ về Bảo vệ môi trường nước trong khu kinh tế, khu
công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
1.2.2. Quy định về chất lượng nước thải sau khi xử lý
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn
môi trường nước,
- TCVN 5945-2005 – Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải
- QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp,
- QCVN 24:2009/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số
ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Ngoài ra còn có các bộ tiêu chuẩn về nước thải sinh hoạt, nước thải của
những ngành đặc thù như sản xuất bột giấy, dệt may, y tế, chế biến thủy hải sản….
1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xử lý nước thải
1.3.1.Phương pháp phân tích chi phí lợi ích.
Phân tích chi phí-lợi ích được sử dụng đối với các dự án ở bất cứ giai đoạn
nào. Đây là phương pháp phân tích kinh tế so sánh những lợi ích thu được( bao hàm
lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội) với những chi phí bỏ ra khi thực hiện hoạt động
phát triển. Trong thực tế, nhiều lợi ích rất khó định lượng( chẳng hạn cuộc sống
hoang dã, vẻ đẹp tự nhiên, ) trong khi đó chí phí lại được đo bằng tiền thực của dự
án. Chính vì lý do đó mà các doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến kết quả phân
tích tài chính.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hoạt động của dự án đầu tư ngày càng
tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn.
Hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường ra đời nhằm điều chỉnh

các hành vi tác động xấu tới môi trường. Suy thoái và ô nhiễm ngày càng nhiều
không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên
cấp bách hơn bao giờ hết bởi môi trường chính là tương lai của chúng ta. Nhà nước
bắt đầu đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường. Song không chỉ các dự án bảo vệ
môi trường mà các dự án kinh tế cũng cần phải tính đến các lợi ích môi trường và
chi phí môi trường vì sự phát triển bền vững. Như vậy việc sử dụng phân tích chi
phí- lợi ích mở rộng là tất yếu để có quyết định hợp lý nhằm sử dụng lâu bền các
nguồn tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát
sinh trong hoạt động phát triển kinh tế -xã hội.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
1.3.1.1. Khái niệm phân tích chi phí lợi ích.
Phân tích lợi ích chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem
đây có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển
khai các dự án được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để
đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau.
Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào
cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra.
Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn,
dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.
Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những
dự án cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng. Trong trường hợp phải chọn
một dự án trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại
lợi ích ròng lớn nhất. Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các
đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất trắc.
Mặc dù ý tưởng thì đơn giản song trong thực tế sẽ có nhiều khó khăn để có
thể tiến hành được một CBA có chất lượng. Chỉ đơn giản là việc xác định đâu là chi
phí, đâu là lợi ích cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng có thể có
nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Trong khi một số đầu vào, đầu ra có

thể có các mức giá phổ biến và ổn định thì một số khác lại có mức giá biến đổi
trong quá trình triển khai dự án. Và có thể có một số đầu vào, đầu ra không được
đưa ra buôn bán trên thị trường. Điều này khiến cho chúng ta cần phải đưa ra những
phương pháp định giá khác nhau.
CBA mặc định rằng tất cả các mặt hàng đều có một giá trị tiền tệ nhất định.
Điều này là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết định xem
liệu một dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không. Trong khi chúng ta có những kỹ
năng thích hợp để quy ra tiền với phần lớn các mặt hàng thì chúng ta khó có thể làm
như vậy với một số mặt hàng nhất định. Ví dụ như không khí trong lành và sức
khỏe tốt đều rất đáng quý song sẽ là một thách thức lớn để có thể xác định chính
xác lợi ích ròng của một chương trình mang lại không khí trong lành và sức khỏe
tốt cho mọi người. Tuy nhiên, ta có thể xác định được một khoảng chi phí nào đó
mà nếu chi phí của chương trình nằm trong khoảng đó thì chương trình là có giá trị
và ngược lại.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Cần phải nhận thấy một điều rằng người ta đưa các quyết định liên quan đến
các dự án không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở CBA. Các tính toán chính trị và xã
hội nằm ngoài CBA có thể có tầm quan trọng ít nhất là ngang bằng với các lợi ích
kinh tế trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không. Điều này đúng nhất
là trong trường hợp đưa ra các quyết định công. Lúc đó, các tài nguyên thường
được phân bổ dựa trên các lý do khác chứ không phải là hiệu quả kinh tế. Những
vấn đề công bằng, bình đẳng trong các trường hợp này có thể sẽ thế chỗ cho thậm
chí là những nguồn lợi ròng lớn về kinh tế. Nhưng ít nhất cũng có thể hy vọng rằng
một CBA có thể tác động tới quyết định của một người còn đang do dự hay có thể
đưa chúng ta đến với lựa chọn tối ưu giữa các dự án có tác động chính trị, xã hội
tương tự như nhau.
1.3.1.2.Mục đích và ý nghĩa của CBA.
Mục đích bao quát của CBA là trợ giúp cho nhỡng đánh giá có tính xã hội,

cụ thể hơn là hỗ trợ cho việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực.
Phân tích chi phí - lợi ích có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đây là công cụ phân bổ chi phí -
lợi ích nhằm đạt hiệu quả Pareto,hạn chế tối đa sự thất bại của thị trường.
1.3.1.3.Các bước tiến hành CBA.
Để đánh giá được chính xác các vấn đề phân tích chi phí- lợi ích của một dự
án đầu tư thì phải tuân thủ 9 bước sau:
Bước 1: Quyết định lợi ích thuộc về ai và chi phí thuộc về ai
Bước 2: Lựa chọn danh mục các phương án thay thế (có thế lựa chọn giữa
phương án không và có dự án)
Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng vật chất tiềm năng và lựa chọn chỉ số đo
lường
Bước 4: Dự đoán những khả năng biến đổi về lượng và ảnh hưởng cuả chúng
trong suốt quá trình tồn tại của dự án
Bước 5: Lượng hoá bằng tiền đối với tất cả các tác động
Bước 6: Xác định tỷ lệ chiết khấu và khấu hao cho khoảng thời gian để tìm
giá trị hiện tại
Bước 7: Tính tổng lợi ích và chi phí
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Bước 8: Tiến hành phân tích độ nhạy
Bước 9: Tiến cử phương án có lợi ích xã hội tốt nhất
1.3.1.4.Các chỉ tiêu trong phân tích CBA.
a. Lựa chọn các thông số liên quan.
* Chọn biến thời gian thích hợp.
Về mặt lý thuyết, phân tích dự án kinh tế đầu tư phải được kéo dài trong thời
gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án. Trong việc lựa
chọn biến thời gian thích hợp, cần lưu ý đến hai nhân tố sau:
- Thời gian tồn tại hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra,

các lợi ích kinh tế mà dựa vào đó mà dự án được thiết kế. Khi lợi ích thu được của
dự án trở nên rất nhỏ thì thời gian sống hữu ích của dự án coi như kết thúc.
- Hệ số chiết khấu được sử dụng trong phân tích kinh tế của dự án. Việc lựa
chọn hệ số chiết khấu là hết sức quan trọng vì hệ số chiết khấu có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch với việc lựa chọn biến thời gian thích hợp. Hệ số chiết khấu càng lớn thì thời
gian hữu ích của dự án sẽ càng giảm bởi vì nó làm giảm giá trị hiện tại ròng của dự
án theo thời gian.
* Chiết khấu.
Chiết khấu là một cơ chế mà nhờ đó so sánh chi phí và lợi ích ở các thời
điểm khác nhau trên trục thời gian. Trong sử dụng chiết khấu cần đảm bảo 2 điều
kiện sau:
- Mọi biến số đưa vào tính chiết khấu(Chí phí, lợi ích) phải được đưa về
cùng một đơn vị.
- Giá trị một đơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại lớn hơn một đơn vị lợi ích
hoặc chi phí trong tương lai.
* Hệ số chiết khấu thích hợp.
Trong phân tích chi phí-lợi ích để lựa chọn hệ số chiết khấu thích hợp cần
chú ý các điều kiện sau:
- Trong phép phân tích kinh tế chỉ sử dụng một hệ số chiết khấu mặc dù
khi phân tích có thể thực hiện lặp đi lặp lại với nhiều giá trị khác nhau của hệ số
chiết khấu.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
- Hệ số chiết khấu không phản ánh lạm phát, mọi giá cả sử dụng trong phân
tích là giá thực gọi là hệ số chiết khấu thực. Ngược lại hệ số chiết khấu bao hàm cả
lạm phát gọi là chiết khấu danh nghĩa.
Để xác định và điều chỉnh hệ số chiết khấu cần căn cứ vào chí phí cơ hội của
dự án, chi phí của việc vay mượn tiền để đầu tư cho dự án.
Khi phân tích dự án cần thiết phải có sự hướng dẫn của cơ quan Nhà nước và

quyết định đối với hệ số chiết khấu đang được sử dụng.
b. Các chỉ tiêu tính toán:
Khi mốc thời gian và hệ số chiết khấu đã được lựa chọn, việc tính toán được
tiến hành dựa trên các chỉ tiêu sau:
* Giá trị hiện tại ròng (NPV-Net Present Value)
Đối với đa số các dự án, việc phân tích, kiểm tra được thực hiện bằng cách
so sánh lợi ích và chi phí theo thời gian.
NPV là đại lượng dùng để xác định giá trị lợi nhuận ròng khi chiết khấu
dòng lợi ích và chi phí về năm đầu tiên. Nó được xác định theo công thức:








+
+−
+
=
∑∑
==
n
t
t
t
n
t
t

t
r
C
C
r
B
NPV
1
0
0
)1()1(
Trong đó:
B
t
là lợi ích năm t
C
t
là chi phí năm t
C
o
là chi phí ban đầu
r là hệ số chiết khấu
n là tuổi thọ của dự án
t: thời gian tương ứng ( )
NPV là một chỉ tiêu kinh tế trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư hay lựa
chọn một phương án tối ưu trong danh mục các phương án thay thế.
Dự án có lãi khi NPV > 0
Dự án hoà vốn khi NPV = 0
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
18

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Dự án bị lỗ khi NPV < 0
NPV là chỉ tiêu hữu ích nhất vì nó có ít hạn chế và được sử dụng phổ biến
trong phân tích dự án. Thông qua chỉ tiêu này để đo lường khả năng sinh lời bằng
tiền của dự án. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của hệ số chiết
khấu. Vì vậy, khi sử dụng NPV trong quá trình phân tích phải chú ý đến mặt hạn
chế này bằng cách xác định hệ số chiết khấu thích hợp cho dự án đang phân tích.
* Tỷ suất lợi nhuận (B/C).
Tỷ suất lợi nhuận so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Nó được xác
định qua công thức:


=
=
+
+
+
=
n
t
t
t
n
t
t
t
r
C
C
r

B
C
B
1
0
1
)1(
)1(
Nếu: B/C > 1 Quyết định đầu tư.
B/C = 1 Có thể đầu tư tuỳ thuộc vào mục đích của dự án.
B/C <1 Không nên đầu tư.
* Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR-Internal Rate of Return).
Hệ số hoàn vốn nội tại là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu
thì giá trị hiện tại ròng bằng 0.
Việc đưa ra quyết định đầu tư được thực hiện trên cơ sở so sánh hệ số hoàn
vốn nội tại (IRR) với hệ số chiết khấu. Dự án chỉ được chấp nhận khi IRR> r. Trong
trường hợp phải lựa chọn thì dự án nào có IRRmax và lớn hơn r sẽ được chọn.
IRR được sử dụng khá phổ biến. Giá trị IRR sau khi tính toán được so sánh
với lãi suất hoặc hệ số chiết khấu.
IRR > lãi suất hoặc hệ số chiết khấu thì dự án có lãi
IRR = lãi suất hoặc hệ số chiết khấu thì dự án hoà vốn
IRR < lãi suất hoặc hệ số chiết khấu thì dự án bị lỗ
Tổng hợp cả ba chỉ tiêu đã trình bày ở trên, căn cứ vào giá trị hiện tại của
dòng lợi ích và chi phí, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện qua
bảng sau
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá của phương pháp CBA
NPV B /C IRR Quyết định

> 0 Thì > 1 Và > r Đầu tư có lãi
< 0 < 1 < r Không đầu tư
= 0 = 1 = r Có thể đầu tư hoặc không
Nguồn: Giáo trình Phân tích chi phí – Lợi ích
Trường hợp NPV = 0; B/C = 1 và IRR = r mà vẫn nên đầu tư cho dự án, đó
chính là những dự án tạo công ăn việc làm, bảo vệ và khắc phục môi trường vì có
rất nhiều lợi ích không thể lượng hoá hết được bằng tiền, nó tạo ra lợi ích cho xã hội
không nhỏ.
1.3.2. Phương pháp chi phí hiệu quả
Bất kỳ một dự án nào khi đưa vào triển khai cũng cần phải được đánh giá về
mặt hiệu quả và tính khả thi của dự án, bằng cách so sánh giữa lợi ích thu được và
chi phí bỏ ra để đầu tư cho dự án. Các dự án đầu tư cho môi trường liên quan đến
các chỉ tiêu về cải tạo và nâng cao chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm… nên
thường rất khó định lượng được các lợi ích và chi phí. Để khắc phục vấn đề này,
người ta sử dụng phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả. Phương pháp này được
áp dụng đối với các dự án chỉ lượng hóa được chi phí mà không lượng hóa được lợi
ích ( lợi ích mang tính xã hội rộng lớn).
Tiêu chí để đánh giá hiệu quả của phương pháp này chọn phương án có chi
phí thấp nhất để thu lại được một lợi ích như nhau của dự án, hoặc là chọn phương
án thu được nhiều lợi ích nhất cho cùng một lượng chi phí bỏ ra.
1.3.2.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Mục đích của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội là đánh giá sự đóng góp của
dự án vào tất cả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, ngoài
các chỉ tiêu NPV, IRR, B/ C…thì giá trị gia tăng VA (value added) được coi như
một tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định ảnh hưởng của dự án đối với nền kinh
tế. Ngoài ra, người ta còn sử dụng một loạt các chỉ tiêu bổ sung nhằm nêu được
những tác động của dự án lên các khía cạnh riêng biệt của đời sống kinh tế- xã hội
trong phạm vi mà dự án đang xem xét. Chẳng hạn những tác động đến việc làm,
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
20

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
phân phối lợi ích và chi phí, thu nhập ngoại hối, khả năng cạnh tranh quốc tế của
sản phẩm… Đối với những tác động mà mức độ ảnh hưởng của chúng không thể
lượng hoá được, có thể sử dụng phân tích định tính thông qua những xem xét bổ
sung như tác động đến kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ kỹ thuật, môi trường
Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trên giác độ kinh tế quốc dân, người
ta không sử dụng giá thị trường thực tế mà sử dụng giá điều chỉnh (adjust) hay còn
gọi là giá ẩn, giá mờ (shadow price) gần giống như giá xã hội (chi phí xã hội cần
thiết). Nguyên nhân là do trong thực tế không có những nền kinh tế thị trường cạnh
tranh hoàn hảo và giá thị trường trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng chi
phí xã hội do ó sự can thiệp của Nhà nước và tính không hoàn hảo của thị trường.
Tương tự, tỷ giá hối đoái chính thức cũng được thay bằng tỷ giá điều chỉnh (tỷ giá
thực) và ảnh hưởng của yếu tố thời gian không được xác định bằng cách chiết khấu
theo tỷ lệ lãi suất thực tế trên thị trường vốn mà theo tỷ suất chiết khấu xã hội. Tóm
lại, giá cả được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải phản ánh
đúng lợi ích và chi phí thực của xã hội.
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án bao gồm:
(1) Giá trị gia tăng thuần tuý ( NVA )
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Giá trị gia
tăng thuần tuý là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.
NVA = O –(MI+I)
Trong đó :
NVA: là giá trị gia tăng thuần tuý do dự án đem lại
O: là giá trị đầu ra của dự án
MI: là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo
yêu cầu.
I: là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc
thiết bị
Nếu NVA > 0 thì dự án khả thi và ngược lại.
(2)Các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án ( NPV), tỷ suất lợi nhuận

(BCR), hệ số hoàn vốn nội bộ ( IRR) tương tự như các chỉ tiêu phân tích tài chính
nhưng các chi phí và lợi ích có tính đến những ảnh hưởng tới môi trường, xã hội.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng
(3) Chỉ tiêu số lao động bao gồm số lao động có việc làm và số lao động có
việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư.
- Số lao động có việc làm : gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự
án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới. Các dự án liên đới là các dự án
khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét.
- Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư
(4) Các chỉ tiêu về phân phối thu nhập và công bằng xã hội.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án
vào việc thực hiện mục tiêu phân phối và xác định được những tác động của dự án đến
quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ
tiêu này là xem xét giá trị gia tăng của dự án và các dự án liên đới (nếu có) sẽ được
phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau ( bao gồm người làm công ăn lương,
người hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có đáp
ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xa hội trong giai đoạn nhất định hay không
(5) Chỉ tiêu tiết kiệm và tăng nguồn ngoại tệ.
Tiết kiệm ngoại tệ và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự lệ
thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý là hết sức cần
thiết đối với các nước đang phát triển. Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan
tâm khi phân tích một dự án đầu tư. Để tính được chỉ tiêu này phải tính được tổng
số ngoại tệ tiết kiệm được và tiết kiệm sau đó trừ đi tổng phí tổn về số ngoại tệ
trong quá trình triển khai của dự án.
(6) Các tác động khác của dự án:
- Các tác động đến môi trường sinh thái:
Việc thực hiện dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường
sinh thái. Các tác động này có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác

động tích cực có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh
hoạt cho dân cư địa phương…Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm nguồn
nước, không khí đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trong khu vực .
- Các tác động đến kết cấu hạ tầng:
Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ
của kết cấu hạ tầng mới.
SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51
22

×