Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Định hướng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư tại Chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng,.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.69 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1

3.1.1. Về huy động vốn: 30
3.1.2. Về công tác tín dụng: 30
3.1.3. Công tác dịch vụ: 31
 !"#$%&'()
*(+#,-.&!%&'()
/01"2343"567
8!9%(4:(;<567
=)<9!439>?9567
KẾT LUẬN 33
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Kết quả kinh doanh qua các năm Error: Reference source not found
Bảng 2: Hoạt động đầu tư phát triển hàng năm Error: Reference source not found
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất vốn vay của NHĐT&PT Chi
nhánh Hai Bà Trưng Error: Reference source not found
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian của NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng
Error: Reference source not found
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng
Error: Reference source not found
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng được huy động của NHĐT&PT
chi nhánh Hai Bà Trưng Error: Reference source not found
Bảng 7: Theo dõi cơ cấu tín dụng qua các năm 2008, 2009, 2010 Error: Reference
source not found
Bảng 8: Theo dõi tình hình phân loại nợ của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng Error:
Reference source not found
Bảng 9: Theo dõi trích lập quỹ dự phòng rủi ro BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng


Error: Reference source not found
Bảng 10: Thu từ công tác dịch vụ năm 2008, 2009, 2010 Error: Reference source not
found
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình học tập tại Truờng Đại học Kinh tế quốc dân, các thầy cô đã cung cấp
cho em hệ thống kiến thức đại cương cũng như chuyên ngành khá đầy đủ, giúp em có nền
tảng cơ bản để tiến hành các công việc thực tế. Bên cạnh đó, Nhà trường đã tạo điều kiện
cho các sinh viên như chúng em có khoảng thời gian thực tập khá dài để từng bước tiếp xúc
với công việc thực tế nhằm áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Là một sinh viên thuộc khoa đầu tư, tìm hiểu các hoạt động của hệ thống Ngân hàng –
Tài chính Việt Nam là một cơ hội tốt và cần thiết đối với em.Trong đó, BIDV là Ngân hàng
hàng đầu của Việt nam hiện nay với các hoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh tiền tệ.
Được sự đồng ý của nhà trường và ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi
nhánh Hai Bà Trưng, hiện nay em đang là sinh viên thực tập tại Ngân hàng Đầu tư & phát
triển chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực tập tại BIDV đã cho em những kiến thức thực tiễn bổ
ích bổ sung những kiến thức em đã học tại trường.
Với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương và các cán bộ nhân
viên Chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng, cùng với sự thu nhận của bản thân em đã hoàn thành
bản báo cáo tổng hợp này. Nội dung của báo cáo là tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và
quản lý đầu tư của Ngân hàng ĐT&PT và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới. Báo cáo tổng hợp này xin được
chia làm 3 phần chính:
Phần I: Khái quát chung về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam và BIDV chi
nhánh Hai Bà Trưng.
Phần II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư tại BIDV chi nhánh Hai
Bà Trưng.
Phần III: Định hướng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt

động đầu tư tại Chi nhánh.
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM VÀ BIDV CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
1.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Lịch sử hình thành:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/04/1957 theo
Nghị định số 177/TTG của Thủ tướng Chính Phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng
Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính. Trải qua 44 năm xây dựng và trưởng
thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên và liên tục có
sự thay đổi về chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Hiện nay ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam là một trong những Ngân hàng Thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam
giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển kinh tế xã hội.
Trong giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế sau khi thống nhất đất nước
(1981 – 1990), Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ
chính là cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của
nền kinh tế.
Đến năm 1990 pháp lệnh Ngân hàng ra đời, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tư cách
là một Ngân hàng độc lập thuộc hệ thống các tổ chức tín dụng. Chức năng nhiệm vụ
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này cũng thay đổi,
đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã
thực sự chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng chuyên ngành về lĩnh
vực đầu tư và phát triển được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, có chức năng huy

động vốn ngắn, trung và dài hạn trong nước cũng như nước ngoài để đầu tư phát
triển, kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi
Ngân hàng, làm Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ cho đầu tư và phát triển từ
các nguồn của chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức xã hội đoàn thể,
cá nhân, trong nước và nước ngoài.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà Nước hạng đặc
biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Tập đoàn) mang tính hệ
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc. Hiện
nay mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn: khối Ngân hàng Thương mại quốc
doanh (gồm 3 Sở Giao dịch và các chi nhánh trên cả nước); khối Công ty hạch toán
độc lập (Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ,…);
khối các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Đào tạo, trung tâm Công nghệ thông tin);
khối liên doanh (VID PUBLIC BANK, thành lập tháng 5/1992 được đánh giá là
Ngân hàng liên doanh hiệu quả nhất tại Việt Nam; Liên doanh Ngân hàng Lào –
Việt thành lập tháng 6/1999; Liên doanh Tháp BIDV thành lập tháng 11/2005…);
khối Đầu tư.
1.1.2. Chức năng & nhiệm vụ:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện chức năng và nhiệm vụ
sau:
- Thực hiện huy động vốn trong và ngoài nước cho đầu tư, phát triển thu lợi nhuận.
- Kinh doanh tổng hợp các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
Ngân hàng.
- Làm Ngân hàng phục vụ đầu tư, phát triển từ các nguồn vốn của Chính
phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, kinh tế - xã hội, làm Ngân hàng đại lý.
Cùng với sự nỗ lực của mình, Ngân hàng ngày càng phát triển lớn mạnh, khẳng
định vị thế là một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Mặc dù thời gian qua
có nhiều biến động lớn trong và ngoài nước nhưng Ngân hàng vẫn có nhiều sáng tạo,

triển khai các giải pháp kinh doanh hợp lý hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
1.2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng
1.2.1. Lịch sử hình thành
Ngày 03/10/2008 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức công
bố thành lập chi nhánh cấp 1 thuộc khối Ngân hàng của BIDV tại địa điểm số 10
đường Trần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội căn cứ vào quyết định số
718/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam. Sự ra đời của chi nhánh Hai Bà Trưng là một bước cụ thể hóa của chiến
lược phát triển đến 2010, kế hoạch kinh doanh 2008-2010 của BIDV nhằm thực
hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh Hai Bà
Trưng hoạt động theo mô hình Ngân hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng đa năng trên nền công nghiệp hiện đại hóa để thỏa mãn nhu cầu về các
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiện ích cao cho khách hàng. Chi nhánh đi vào hoạt
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
động trên nền 02 phòng giao dịch là PGD 4 tại số 10 Trần Đại Nghĩa (nay là trụ sở
của Chi nhánh) và PGD 2 tại 329 Bạch Mai với 2 quỹ tiết kiệm tại 250 Minh Khai
và 80 Lạc Trung. Nhiệm vụ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà
Trưng là cung ứng vốn, dịch vụ tài chính cho khu vực dân doanh, cụ thể là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong tương lai ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hai Bà
Trưng sẽ tiến tới trở thành một trong những Chi nhánh đầu tiên đưa ra các sản phẩm
mới của BIDV đến với khách hàng.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ sau:
- Thực hiện hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ. Thực
hiện bảo lãnh cho khách hàng, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả và an toàn.
- Thực hiện việc huy động vốn như: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn.

- Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo quy định.
- Thực hiện báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về các
hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của BIDV.
- Lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của các phòng và xây dựng
kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng.
- Coi trọng công tác kế hoạch thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng
của khách hàng truyền thống, thực hiện marketing để tìm kiếm khách hàng mới.
- Tư vấn tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh, phát triển tìm
kiếm khách hàng mới về tín dụng và lãi suất.
1.2.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức và hoạt động của BIDV Hai Bà Trưng:
Cơ cấu tổ chức và hoạt động:
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
4
Giám đốc
Phó Giám đốc
Khối quan
hệ khách
hàng
Khối quản
lý rủi ro
Khối tác
nghiệp
Khối quản
lý nội bộ
Phòng
quan hệ
khách hàng
1
Phòng
quan hệ

khách hàng
2
Phòng
quản lý rủi
ro
Phòng
quản trị tín
dụng
Phòng dịch
vụ KH DN
Phòng dịch
vụ KH Cá
nhân
Phòng
quản lý và
dịch vụ
kho quỹ
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng kế
toán tổng
hợp
Phòng tổ
chức
hành
chính
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
5

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
- Ngay từ khi thành lập, chi nhánh Hai Bà Trưng luôn quan tâm và chú trọng
công tác quản trị điều hành để chỉ đạo Chi nhánh ổn định tổ chức, hoàn thành tốt
các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được Hội sở chính giao.
- Chi nhánh đã phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc theo hướng dẫn
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phù hợp với mô hình hoạt động theo
TA2 và tiến hành thành lập các phòng, tổ nghiệp vụ phục vụ hoạt động kinh doanh.
Đồng thời Chi nhánh cũng nhanh chóng ban hành quy định chức năng nhiệm vụ cụ
thể của các Phòng/tổ nghiệp vụ và các phòng Giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc
Chi nhánh. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, các phòng/tổ tiến
hành phân công công việc đến từng cán bộ, nhân viên, đảm bảo phân công công
việc rõ ràng, có các đầu mối xử lý tránh chồng chéo.
- Trên cơ sở các văn bản chế độ của Nhà Nước, của ngành và của BIDV,
Chi nhánh đã xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn, các quy trình, quy định
nghiệp vụ cụ thể phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động của Chi nhánh.
- Nhanh chóng thành lập các hội đồng, các tổ chuyên môn như: Hội đồng thi đua
khen thưởng, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi tuyển, Hội đồng nâng bậc lương,
Hội đồng khoa học công nghệ, Hội đồng tín dụng, Ban quản lý kho tiền, tổ ATM, tổ
mua sắm tài sản, cụng cụ lao động, tiểu ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và tội
phạm … để tham mưu, tư vấn và giúp việc cho Giám đốc trong công tác chỉ đạo,
điều hành từng lĩnh vực chuyên môn.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát
Triển chi nhánh Hai Bà Trưng
• Phòng Quan hệ khách hàng 1:
- Chịu trách nhiệm về mặt tìm kiếm, thu hút khách hàng, tiếp xúc khách hàng
và thực hiện marketing…
- Phòng tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu,
khách hàng mục tiêu, đánh giá danh mục sản phẩm đối với khách hàng doanh
nghiệp, đề xuất khả năng khai thác các sản phẩm và kiến nghị về cải thiện sản phẩm
dịch vụ của Chi nhánh nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả

cạnh tranh.
• Phòng quan hệ khách hàng 2:
- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng là
doanh nghiệp, cá nhân.
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, quá trình sử dụng vốn
vay, tài sản đảm bảo nợ vay.
• Phòng quản lý rủi ro:
- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, lập báo cáo phân tích về tình hình vay
nợ của Chi nhánh.
• Phòng quản trị tín dụng:
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách
hàng theo quy định, quy trình của BIDV và Chi nhánh: Thực hiện việc cho vay
ngắn, trung và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ, thực hiện việc bảo lãnh cho khách
hàng theo chế độ tín dụng hiện hành, bảo đảm hiệu quả, an toàn của đồng vốn.
- Đảm nhận việc tư vấn cho khách hàng trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu
tư theo quy định. Tổ chức lập kế hoạch cho phòng mình đồng thời cùng với các
phòng ban khác lập kế hoạch hoạt động cho Chi nhánh.
- Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên nắm bắt nhu cầu, phục
vụ khách hàng đồng thời tìm kiếm thu hút thêm khách hàng mới, không ngừng mở
rộng đối tượng khách hàng của Ngân hàng. Trên cơ sở có được những thông tin về
khách hàng, phòng tín dụng sẽ tham mưu, đóng góp ý kiến cho lãnh đạo Ngân hàng
để đưa ra những thay đổi cho phù hợp với môi trường.
• Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp.
• Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân.
- Quản lý và vận hành hệ thống máy ATM, POS.

• Phòng thanh toán quốc tế:
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, thanh toán L/C cho
khách, thực hiện các dịch vụ Ngân hàng quốc tế …
• Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ:
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và tổ chức xuất nhập, bảo quản
vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá.
- Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
• Phòng kế hoạch tổng hợp:
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp.
• Phòng tài chính – kế toán:
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
- Thực hiện việc quản lý và thực hiện theo quy định trong nghiệp vụ kế toán,
tạo lập và quản lý số liệu báo cáo, chịu trách nhiệm với tính trung thực của những
thông tin trên báo cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sỏt tài chính.
• Phòng tổ chức – hành chính:
- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ
liên quan tới công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của
Nhà Nước và của BIDV đến toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh.
1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Kết quả kinh doanh qua các năm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
I. Tổng thu thuần hoạt động 96.351 118.873 169.478
1. Thu lãi ròng 69.033 83.224 122.745
2. Thu dịch vụ ròng 0.739 4.64 10.5
3. Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng khoán 0 1.343 1.752
4. Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 1.565 2.131 4.015

5. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phiếu 0 1.523 1.819
6. Thu nợ hạch toán ngoại bảng 25.014 26.012 28.647
II. Chi phí hoạt động 87.514 100.181 118.47
III. Chênh lệch thu chi trước DPRR 8.837 18.692 51.008
IV. Trích DPRR 8.624 13.267 19.014
V. Lợi nhuận trước thuế 0.213 5.425 31.994
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng)
Theo bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận trước thuế tăng trưởng liên tục qua
các năm. Năm 2008, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh chỉ đạt 0.213 tỷ đồng thì
sang đến năm 2009 đã tăng lên 5.425 tỷ đồng và đến năm 2010 lợi nhuận trước thuế
của Chi nhánh lên đến 31.994 tỷ đồng. Cùng với đó, hoạt động điều hành của ban
lãnh đạo NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng cũng ngày càng linh hoạt và quyết
liệt hơn, đưa ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Với những kết quả đạt được, NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng tiếp tục khẳng
định vị trí và uy tín của mình trên địa bàn thủ đô.
PHẦN II
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ TẠI BIDV CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.1. Hoạt động đầu tư phát triển
2.1.1. Thực trạng
Bên cạnh các hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực sôi động như chứng khoán,
bất động sản, vàng; các nhà đầu tư cũng rất chú trọng đến hoạt động đầu tư phát
triển. Bởi lẽ hoạt động đầu tư phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát
triển và khả năng cạnh tranh của Chi nhánh. Trong đó bao gồm:
- Chi thường xuyên: Hàng năm, Ngân hàng chi trung bình 9 tỷ đồng cho việc
đầu tư mua sắm trang thiết bị văn phòng thay thế thiết bị cũ, hỏng, đồng thời đầu tư

mới để nâng cao điều kiện làm việc của công nhân viên.
- Chi đột xuất: Tùy theo nhu cầu sửa chữa cơ sở vật chất, trang trí lại nội thất
trong hệ thống, Chi nhánh sẽ có những khoản chi phí phát sinh thêm, vào khoảng
1.5 tỷ đồng  2 tỷ đồng cho mỗi lần chi.
Bảng 2: Hoạt động đầu tư phát triển hàng năm
(Đơn vị: triệu đồng)
STT Hạng mục 2008 2009 2010
1 Đầu tư trang thiết bị mới 3,700 4,820 4,900
2 Thuê địa điểm 1,360 1,750 1,940
3 Điện, nước, điện thoại 588 648 726
4 May đồng phục 70 85 90
5 Mua vật tư 426 510 540
6 Mua đồ dùng 180 210 220
7 Sửa chữa định kỳ 430 460 420
8 Sửa chữa bất thường 900 1,100 900
9 Quỹ khen thưởng 160 220 250
11 Chi phí khác 320 450 520
Tổng 8,134 10,253 10,506
(Nguồn: Bảng chi đầu tư phát triển các năm của chi nhánh Hai Bà Trưng)
Đầu tư vào trang thiết bị mới chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn đầu tư phát
triển: năm 2008 chiếm 45,49%, năm 2009 chiếm 47,01%, và đến năm 2010 là
46,64%. Bởi trong những năm hiện nay, NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng đang
tích cực hiện đại hóa cơ sở vật chất nhằm đổi mới theo mô hình Ngân hàng hiện đại.
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Ngoài ra, Chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc đầu tư phát triển nguồn nhân
lực. Nhận thức được tầm quan trọng của con người trong các hoạt động kinh tế và là
yếu tố quyết định sự phát triển của Chi nhánh nên hoạt động đầu tư phát triển nguồn
nhân lực được ban giám đốc Chi nhánh đặc biệt quan tâm.

Đầu tư nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ
công nhân viên, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe, y tế, cải thiện môi trường,
điều kiện làm việc cho người lao động…
- Hàng năm, Chi nhánh tuyển dụng trung bình 15 – 20 người vào các vị trí do nhu
cầu mở rộng mạng lưới và thay thế những người được thuyên chuyển công tác…
- Chi nhánh có 2 hình thức đào tạo cán bộ nhân viên: đào tạo tại chỗ (hướng dẫn
người mới) và đào tạo tập trung theo những đợt tập huấn riêng do hội sở tổ chức. Chi
nhánh tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ hàng tuần để hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm,
tháo gỡ vướng mắc trong các việc tư vấn khách hàng cũng như tăng cường sự liên kết giữa
các phòng ban để có được chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất. Hàng tháng có lãnh
đạo trên Hội sở về Chi nhánh để đưa ra định hướng trong tháng tới, tuyên dương những
cán bộ công nhân viên có thành tích xuất sắc.
- Không chỉ vậy, Hội sở và Chi nhánh luôn có những hoạt động văn hóa, văn
nghệ, giải trí khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia, giúp tăng cường tinh
thần đoàn kết giữa các thành viên trong Chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng và BIDV
nói chung, tạo sự liên kết trong công việc nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
- Bên cạnh đó, Chi nhánh có chế độ lương thưởng hợp lý, quan tâm đến điều
kiện làm việc người lao động, khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ công
nhân viên.
2.1.2. Đánh giá
- Trụ sở của NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng nằm trên mặt tiền phố Trần
Đại Nghĩa với diện tích khá lớn (120m2/tầng  diện tớch sử dụng 720m2) nên rất
thuận tiện cho việc khách hàng đến Chi nhánh giao dịch. Bên cạnh đó, Chi nhánh
luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất nên nội thất cũng như trang thiết bị đã
tạo cảm giác tin tưởng, hài lòng cho khách hàng, giúp nâng cao hình ảnh của Chi
nhánh trong mắt khách hàng đến giao dịch.
- Chi nhánh luôn trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng, vật tư cho cán bộ công nhân
viên, nên điều kiện làm việc của Chi nhánh được đánh giá là đầy đủ, chất lượng,
giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh lên khá cao.
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B

10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
- Chi nhánh có số lượng nhân viên khá lớn so với các Chi nhánh khác nên
việc đào tạo, hướng dẫn, quan tâm đời sống tinh thần,… của cán bộ công nhân viên
là một việc rất khó khăn, đòi hỏi ban lãnh đạo Chi nhánh phải có những biện pháp
hợp lý. Chi nhánh có chính sách khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho cán bộ nhân
viên đi học nghiệp vụ trên hội sở, cao học… Ngoài ra, Chi nhánh luôn quan tâm đến
đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên, có sự giúp đỡ kịp thời đến các cá
nhân lúc cần thiết. Không chỉ vậy, Chi nhánh còn có rất nhiều các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, giải trí ngoài giờ, sinh hoạt nghiệp vụ chung nên tinh thần đoàn kết
được nêu cao, các thành viên đều coi Chi nhánh như một nhà của mình, nên các
thành viên đều muốn gắn bó lâu dài với Chi nhánh.
- Ngoài ra, Hội sở và Chi nhánh luôn có những hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải
trí khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia, giúp tăng cường tinh thần đoàn kết
giữa các thành viên trong Chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng và toàn BIDV nói chung,
tạo sự liên kết trong công việc nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
- Bên cạnh đó, Chi nhánh có chế độ lương thưởng hợp lý, quan tâm đến điều kiện làm
việc người lao động, khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên.
2.2. Nghiệp vụ huy động vốn
2.2.1. Quy mô vốn huy động
Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng,
quyết định sự thành công của Ngân hàng. Thực hiện phương châm “Đi vay để cho
vay”, trong những năm vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà
Trưng đã quyết định tạo một mặt bằng vốn vững chắc cả về VNĐ và ngoại tệ, coi
nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng.
Với phương châm đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng
đã bằng nhiều biện pháp tích cực, nhiều hình thức và các kênh huy động vốn khác
nhau để tập trung huy động từ mọi nguồn trong và ngoài nước nhằm đáp ứng các
nhu cầu về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế.
Các hình thức huy động vốn chủ yếu được áp dụng trong thời gian qua tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng là:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Từ nguồn vốn bàn giao 380 tỷ tượng trưng khi các khoản tiền gửi đến hạn và
khách hàng có nhu cầu gửi tiếp, có thể nói nguồn vốn ban đầu của Chi nhánh còn
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
yếu và hầu như không có nền khách hàng tổ chức, đến nay Chi nhánh đã xây dựng
được nền vốn với số dư đáng khích lệ, có mức tăng trưởng khá so với các Chi
nhánh mới thành lập, cụ thể như sau:

- Tổng nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh tới thời điểm 31/12/2010 đạt
2,530 tỷ đồng, tăng 991 tỷ đồng so với năm 2009 và tăng 2,202 tỷ đồng so với năm
2008. Huy động vốn tới 31/12/2010 đạt 150% kế hoạch huy động vốn năm 2010 và
đạt 63% kế hoạch điều chỉnh (KH điều chỉnh năm 2010 là 4000 tỷ đồng). Trong đó
huy động dân cư đạt 650 tỷ đồng, tăng 206 tỷ đồng so với năm 2009, góp phần làm
tăng tính ổn định nguồn vốn của Chi nhánh.
- Nguồn vốn huy động bình quân đạt 2,948 tỷ đồng, tăng 2,020 tỷ đồng so với
31/12/2009 và tăng 2,788 tỷ đồng so với năm 2008. Huy động vốn bình quân tới
31/12/2010 đạt 159% kế hoạch năm 2010 (kế hoạch năm 2010 là 1,850 tỷ đồng).
- Mạng lưới khách hàng huy động được mở rộng: Chi nhánh đã xây dựng được
nền khách hàng dân cư quen thuộc, bao gồm các khách hàng có số dư lớn hơn 10 tỷ
đồng và khách hàng định chế tài chính có số dư huy động trên 100 tỷ đồng, các
khách hàng tổ chức kinh tế, các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
kết quả kinh doanh tốt …
- Tăng trưởng huy động vốn hàng năm gấp từ 3-5 lần so với năm trước đó tạo
thu nhập đáng kể so với các hoạt động khác của Chi nhánh, góp phần tạo ra nguồn
lợi nhuận trước thuế đáng khích lệ hiện nay.

2.2.2.Theo các hình thức huy động vốn
• Xét theo tính chất vốn huy động
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất vốn vay của NHĐT&PT
Chi nhánh Hai Bà Trưng
Đơn vị tính: (Triệu đồng, phần trăm)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Vốn tiền gửi 307,931 93.89 1,407,100 91.4 2,849,761 99.99
Vốn vay 20,030 16.11 132,364 8.6 37 0.01
Tổng nguồn
vốn huy
động
327,961 100 1,539,464 100 2,849,798 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hình thức huy động vốn xét theo tính chất vốn
huy động được chia thành 2 loại: huy động từ nguồn tiền gửi, và huy động từ nguồn
tiền đi vay. Trong đó, huy động vốn từ tiền gửi là hình thức huy động được Ngân
hàng quan tâm hơn cả. Vốn tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng đa số trong tổng vốn huy

động. Năm 2010, vốn tiền gửi đạt 2,849,761 triệu đồng gần như chiếm toàn bộ
trong tổng vốn huy động. Vốn tiền gửi có tốc độ tăng trưởng mạnh theo thời gian
chứng tỏ công tác marketing, các dịch vụ hay sản phẩm của NHĐT&PT chi nhánh
Hai Bà Trưng tương đối tốt, từ đó lượng khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh
ngày càng tăng.
Bên cạnh huy động bằng hình thức nhận tiền gửi, Chi nhánh còn huy động
bằng hình thức đi vay, tuy nhiên nguồn vốn vay này lại chiếm tỷ trọng không đáng
kể và giảm dần qua các năm. Nếu như trong năm 2008, vốn tiền vay đạt 20,030
triệu đồng chiếm 16.11% tổng số vốn huy động thì đến năm 2009 khoản tiền huy
động theo hình thức này chỉ chiếm 8.6% (132,364 triệu đồng) và giảm xuống còn
0.01%(37 triệu đồng) trong năm tiếp theo trong tổng lượng vốn huy động được.
Trong trường hợp cần thiết, nguồn tiền vốn gửi không đủ để đáp ứng nhu cầu sử
dụng vốn của mình, NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng đi vay các Ngân hàng
khác như Ngân hàng Nhà Nước, các Ngân hàng Thương mại khác, nhưng chủ yếu
là vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Tỷ lệ vốn tiền vay chiếm tỷ trọng không
đáng kể trong tổng số tiền huy động được chứng tỏ rằng hoạt động huy động vốn từ
bên ngoài rất tốt, có tiềm lực để hoạt động kinh doanh.
• Xét theo thời gian
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian của NHĐT&PT chi
nhánh Hai Bà Trưng
Đơn vị :(triệu đồng, phần trăm)
Năm
2008 2009 2010
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị

Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
1.Tiền gửi không
kỳ hạn
21,762 7.07 113,593 7.96 162,468 5.7
2.Tiền gửi có kỳ
hạn
286,169 92.93 1,313,507 92.04 2,687,293 94.3
Tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng
177,267 57.57 1,030,915 72.24 2,384,351 83.67
Tiền gửi có kỳ hạn
trên 12 tháng
108,902 35.36 282,592 19.8 302,942 10.63
Tổng cộng 307,931 100 1,407,100 100 2,849,761 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng)
Từ bảng số liệu ta rút ra được một số nhận xét sau:
Thứ nhất, nguồn tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi thanh toán có đặc
điểm là người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư. Với tính
linh hoạt của số dư, chủ tài khoản được hưởng các tiện ích thanh toán nên tiền gửi
không kỳ hạn thường được lãi với mức lãi suất thấp. Vì vậy, huy động từ tiền gửi
không kỳ hạn chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động;
năm 2010, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 5.7% trong tổng nguồn vốn huy
động.
Tuy nhiên, tiền gửi không kỳ hạn có sự tăng lên đáng kể theo các năm; năm
2009 đạt 113,593 triệu đồng, tức tăng lên gấp hơn 5 lần so với năm 2008. Và đến
năm 2010, khối lượng tiền gửi không kỳ hạn đạt 162,468 triệu đồng, tức tăng 143%

so với năm 2009. Tiền gửi không kỳ hạn tại NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng
chủ yếu là tiển gửi giao dịch, lượng tiền nhận được vào tài khoản trung gian giao
dịch lớn hơn số tiền phải trả. Khối lượng tiền giao dịch thông qua phương thức
chuyển khoản tại Ngân hàng rất lớn. Năm 2010 khối lượng tiền giao dịch tăng lên
143% so với năm 2009 với số lượng khách hàng mở tài khoản trung gian giao dịch
tại Ngân hàng tăng lên đáng kể, điều này chứng tỏ việc thanh toán không dùng tiền
mặt thông qua Ngân hàng đã được thực hiện khá tốt.
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Thứ hai, nguồn tiền gửi tại NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng chủ yếu là nguồn tiền
gửi có kỳ hạn. Đây là nguồn rất nhạy cảm với lãi suất do khách hàng đã kế hoạch hóa lượng
theo thời gian. Năm 2008 đạt 286,169 triệu đồng, chiếm 92.93% trong tổng nguồn vốn huy
động. Và đến năm 2010 đạt 2,687,293 triệu đồng chiếm 94.3% trong tổng nguồn vốn huy
động tăng 205% so với năm 2009. Tiền gửi có kỳ hạn tại NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà
Trưng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Năm 2008, chiếm 61.94% trong tổng
tiền gửi có kỳ hạn, năm 2009 chiếm 78.49% trong tổng tiền gửi có kỳ hạn và đến năm 2010,
lượng tiền gửi này chiếm 88.73% trong tổng tiền gửi có kỳ hạn.
Qua phân tích ở trên ta thấy: nguồn tiền gửi không kỳ hạn có sự tăng trưởng
vượt bậc từ năm 2008 đến năm 2009 và sau đó tăng trưởng khá ổn định trong năm tiếp
theo. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng có sự tăng trưởng khá nhanh về cả quy
mô và tỷ trọng, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng.
• Xét theo loại tiền
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của NHĐT&PT chi nhánh
Hai Bà Trưng
Đơn vị tính: (triệu đồng, phần trăm)
(Tiền gửi bằng ngoại tệ đã được quy đổi ra VNĐ)
Năm
2008 2009 2010
Giá trị

Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Tiền gửi
VNĐ
293,753 89.57 1,472,216 95.63 2,730,559 95.82
Tiền gửi
ngoại tệ
(USD)
34,208 10.43 67,248 4.37 119,239 4.18
Tổng cộng 327,961 100 1,539,464 100 2,849,798 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn
vốn huy động được bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn vốn huy động
bằng đồng Việt Nam, nó chỉ chiếm từ 4.18% (năm 2010) đến 10.43% (năm 2008)
trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng
giảm dần về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm.
Trong khi đó, nguồn tiền gửi bằng đồng Việt Nam chiếm ưu thế lớn và có xu
hướng gia tăng mạnh. Năm 2008 đạt 293,753 triệu đồng, đến năm 2009 đạt
1,472,216 triệu đồng tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2008 và chiếm 95.63% trong
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
tổng số vốn huy động. Đến năm 2010 đạt 2,730,559 triệu đồng, tăng 185% so với
năm 2009 và chiếm 95.82% trong tổng vốn huy động.

Hiện nay, NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng huy động vốn ngoại tệ mới chỉ bằng
đồng USD, trong khi đó xu hướng xã hội hóa nhiều loại ngoại tệ mạnh đang được lưu
hành trên thị trường và thực hiện thanh toán, cho vay không chỉ bằng đồng USD mà còn
cả với các loại đồng tiền khác như EUR, JPY … Trên thực tế, ở các Ngân hàng khác đã
áp dụng huy động vốn bằng nhiều loại đồng ngoại tệ khác nhau như ở Ngân hàng
Vietcombank, Ngân hàng Techcombank huy động ngoại tệ có USD, EUR; Ngân hàng
GPBank huy động ngoại tệ có USD, EUR, GBP … Đây là một bất lợi cho NHĐT&PT
chi nhánh Hai Bà Trưng trong việc cạnh tranh thu hút vốn với các Ngân hàng bạn trên
cùng một địa bàn cũng như với các địa bàn hoạt động khác.
Như vậy, nhìn chung cơ cấu huy động vốn theo các loại tiền ngoại tề và VNĐ
của NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng là phù hợp với xu thế chung của xã hội.
Chi nhánh có thể hoàn toàn chủ động trong việc cho vay đối với từng loại tiền, đáp
ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
• Xét theo đối tượng được huy động
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng được huy động của
NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng
Đơn vị tính: (triệu đồng, phần trăm)
Năm
2008 2009 2010
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
16

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Tiền gửi của tổ
chức kinh tế
200,430 65.09 1,095,538 77.86 2,190,468 76.86
Tiền gửi của
dân cư
107,501 34.91 311,562 22.14 659,293 23.14
Tổng cộng 307,931 100 1,407,100 100 2,849,762 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng)
Từ bảng số liệu trên ta rút ra được một số nhận xét sau:
Thứ nhất, qua bảng số liệu ta thấy nguồn tiền gửi tại NHĐT&PT chi nhánh
Hai Bà Trưng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế, nguồn tiền này
có tỷ trọng lớn chiếm từ 65.09% (năm 2008) đến 76.86% (năm 2010) trong tổng
nguồn vốn huy động. Nguồn tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế cũng có tốc
độ tăng trưởng rất cao. Năm 2009 đạt 1,095,538 triệu đồng tăng gấp 5.47 lần so với
năm 2008 và đến năm 2010 đạt 2,190,4668 triệu đồng, tăng lên gấp đôi so với năm
trước đó. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế đáp ứng nhu cầu thanh toán của
các tổ chức, đảm bảo an toàn, hiệu quả, nhanh chóng của việc thanh toán không
dùng tiền mặt.
Thứ hai, nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại NHĐT&PT chi nhánh Hai
Bà Trưng lại chiếm tỷ trọng không đáng kể và có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong
tổng nguồn vốn huy động. Nếu như năm 2008 nguồn tiền này chiếm tỷ trọng
34.91% thì đến năm 2009 giảm xuống còn 22.14% và 23.14% trong năm 2010
trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên nguồn tiền gửi này lại có xu hướng tăng
lên đáng kể về mặt quy mô qua từng năm. Năm 2009 đạt 311,562 triệu đồng tăng
gấp gần 3 lần so với năm 2008 và đến năm 2010 đạt 659,593 triệu đồng, tăng 110%
so với năm trước đó. Nguồn tiền gửi của dân cư tăng theo các năm cho thấy thái độ
của dân cư đối với việc chuyển từ việc nắm giữ tiền mặt sang thanh toán cũng như
tiền gửi ngày một tăng. Nguồn tiền này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, điều đó đã
nói lên sự cố gắng rất lớn của NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng trong sự cạnh

tranh với các Ngân hàng Thương mại khác trên địa bàn trong việc huy động nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Bên cạnh đó, Chi nhánh đã dần tích lũy được nguồn huy động vốn dân cư
với các khách hàng thường xuyên, tạo ra tính ổn định cho nguồn vốn của Chi
nhánh. Trên cơ sở những lợi thế trên, NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng đã
tích cực thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, nhạy bén nắm bắt được các
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
thông tin để kịp thời đưa ra chính sách thu hút nguồn tiền gửi của khách hàng,
duy trì tốt quan hệ với khách hàng truyền thống đi đôi với tích cực mở rộng đối
tượng khách hàng mới.
2.3. Công tác tín dụng
2.3.1. Công tác điều hành tín dụng và xử lý nợ xấu:

Hoạt động tín dụng bám sát mục tiêu kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và
phát triển các dịch vụ, đảm bảo nguyên tắc chấp hành nghiêm túc các chỉ tiêu được
Hội sở chính giao cho. Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2010 là 1,215 tỷ đồng với 21
khách hàng doanh nghiệp và 242 khách hàng tư nhân cá thể, tăng 537 tỷ đồng so
với năm 2009 (tăng trưởng 79.2%) và tăng 915 tỷ đồng so với 31/12/2008. Dư nợ
tín dụng bình quân đạt 1,055 tỷ đồng, tăng 599 tỷ đồng so với năm 2009 và tăng
769 tỷ đồng so với năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp ( 2008: 1.32%; 2009:
1.24% và 2010 là 1.11% tổng dư nợ)
2.3.1.1. Về cơ cấu tín dụng
Bảng 7: Theo dõi cơ cấu tín dụng qua các năm 2008, 2009, 2010
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ/ Tổng dư nợ 26 7 33
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/ Tổng dư nợ 46 46 30
Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/ Tổng

dư nợ
95 95 66
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo/
Tổng dư nợ
82 80 76
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng)
Chi nhánh cho vay chủ yếu là các đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh, là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên xu hướng này bắt
đầu giảm vào năm 2010, với mức giảm tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh so với năm
2009 là 29%, đạt 66% tổng dư nợ.
Bên cạnh đó, cho vay trung dài hạn đạt chưa tới ½ tổng dư nợ, chủ yếu vẫn là
các khoản vay ngắn hạn, năm 2010 cho vay ngắn hạn chiếm 70% tổng dư nợ.
2.3.1.2. Về chất lượng tín dụng, công tác phân loại nợ, xử lý nợ:
* Tỷ trọng nợ quá hạn của NHĐT&PT chi nhánh Hai Bà Trưng trong giai đoạn
2008 – 2010 của Ngân hàng luôn giữ được một mức nợ quá hạn được coi là lý
tưởng chung dưới 1.5% so với tổng dư nợ của Ngân hàng. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá
hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng trong những năm qua đã có xu hướng giảm
dần về mặt tỷ trọng.
* Hệ số Q (tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng và huy động vốn) tại thời điếm 31/12/2010
là 0.48, nhỏ hơn hệ số Q cuối kỳ được giao là 0.55.
* Thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước và các hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
kết quả phân loại nợ thời gian qua của Chi nhánh như sau:
Bảng 8: Theo dõi tình hình phân loại nợ của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Nhóm nợ Dư nợ Tỷ trọng/Tổng dư nợ
2008 2009 2010 2008 2009 2010

Tổng dư nợ
tín dụng
300 678 1,215
Nhóm 1 và
2
271.16 666.599 1,205.72 90.37% 98.32% 99.24%
Nhóm 3,4,5 28.84 11.401 9.28 9.63% 1.68% 0.76%
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng)
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
* Thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ các năm dựa theo kết quả phân
loại nợ, tính tới 31/12/2010 số dư quỹ DPRR của Chi nhánh là 19.014 tỷ đồng.
Bảng 9: Theo dõi trích lập quỹ dự phòng rủi ro BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Số dư quỹ DPRR đầu kỳ 8.624 13.267
Trích trong kỳ 4.643 5.747
Số dư quỹ DPRR cuối kỳ 8.624 13.267 19.014
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng)
2.3.1.3. Công tác Quản lý tín dụng và Thẩm định
* Thẩm định rà soát và đánh giá kịp thời về tính hiệu quả, khả thi các điều kiện
tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của khoản vay nhằm đảm bảo xuất tín dụng phù
hợp với quy định, quy trình, thủ tục và trong hạn mức rủi ro cho phép của Hội sở
chính và Chi nhánh.
* Thực hiện tốt công tác quản lý hạn mức, kiểm soát dư nợ, hệ số Q đảm bảo
thực thi tốt các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao cũng như thực hiện đúng chủ
trương , quy định của ngành.
2.3.2. Công tác dịch vụ
Thu dịch vụ ròng năm 2010 đạt 10.5 tỷ đồng, tăng 5.86 tỷ đồng so với năm 2009

và 9.76 tỷ đồng so với năm 2008. Thu dịch vụ ròng của Chi nhánh luôn hoàn thành
vượt mức kế hoạch do Hội sở chính giao.
Chi nhánh đã mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tập trung mũi nhọn
vào các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ để tăng thu dịch vụ, phát triển các sản
phẩm trên cơ sở ứng dụng của dự án hiện đại hóa như: ký kết hợp đồng sử dụng
dịch vụ BIDV Homebanking với khách hàng; triển khai dịch vụ đại lý bảo hiểm,
dịch vụ thanh toán thẻ VISA, chuyển tiền Western Union; BSMS; POS; Direct
banking; VN Top up; phát triển dịch vụ thu tiền lưu động.
Chi tiết một số khoản thu dịch vụ tại Chi nhánh như sau:
Bảng 10: Thu từ công tác dịch vụ năm 2008, 2009, 2010
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Dịch vụ thanh toán 0.125 1.438 1.89
Western Union 0 0 0.031
Dịch vụ bảo lãnh 0.33 2.39 2.54
Dịch vụ thu xếp phát hành trái phiếu 0 0 0
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Dịch vụ tài trợ thương mại 0.164 0.582 0.55
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 0.091 0.294 0.567
Dịch vụ phái sinh 0 0 0
Dịch vụ thẻ 0.017 0.104 0.189
Phí tín dụng 0.0002 0.05 3.76
Dịch vụ ngân quỹ -0.034 -0.252 -0.206
Thu phí hoa hồng bảo hiểm 0 0 0.033
Dịch vụ BSMS 0.0008 0.029 0.096
Dịch vụ khác 0.045 0 1.054
Tổng 0.739 4.64 10.5
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng)

2.4. Công tác thẩm định dự án.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là một trong những Ngân hàng tiến
hành cho vay theo dự án rất nhiều, do vậy công tác thẩm định dự án của Chi nhánh
khá hoàn thiện và được quy định khá chi tiết cụ thể trong Quy trình Thẩm định.
2.4.1. Mục tiêu thẩm định:
- Nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án
đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết
định cho vay hoặc từ chối cho vay đầu tư.
- Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho chủ đầu tư, tạo tiền đề đảm bảo hiệu
quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ
giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền đề cho khách
hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng.
2.4.2. Nội dung thẩm định:
Các nội dung chính phải thẩm định bao gồm:
 Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án.
 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra
của dự án:
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án.
- Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án.
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
 Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự
án.
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật:
- Địa điểm xây dựng.

- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.
- Công nghệ, thiết bị.
- Quy mô, giải pháp xây dựng.
- Môi trường, phòng cháy chữa cháy.
- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
 Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn:
- Tổng vốn đầu tư dự án.
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
- Nguồn vốn đầu tư.
 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Trên cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích ở trên, cán bộ thẩm định phải
thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở
cho việc đánh giá hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc
đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản, yêu cầu bắt
buộc phải thiết lập, hoàn chỉnh kèm theo. Báo cáo thẩm định gồm:
- Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).
- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
2.4.3. Phương pháp thẩm định:
Chi nhánh không quy định cụ thể các phương pháp thẩm định phải áp dụng,
trong quá trình thẩm định dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự
án đầu tư xin vay vốn, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định
sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện.
Tuỳ theo từng dự án đầu tư cụ thể, có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu
không phù hợp.
2.4.4. Tổ chức thẩm định:
Sau khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng sẽ tiến hành thẩm
định lần 1. Đối với các dự án có mức vốn nhỏ thì cán bộ Phòng Tín dụng sẽ tiến
hành thẩm định chéo hồ sơ khách hàng trước khi quyết định cho dự án vay vốn. Đối
với các dự án có số vốn lớn hơn và phức tạp hơn thì sau khi cán bộ tín dụng thẩm
định lần 1 sẽ chuyển hồ sơ khách hàng sang Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng

để tiến hành thẩm định lần 2 trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Đối với các dự
án quy mô vốn quá lớn thì sẽ phải đưa ra Hội đồng tín dụng thẩm định.
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
22
@ể6
Aơ?ộồ

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
 Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư:
Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa

Chưa đạt yêu cầu
Đạt
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B
23
Nhận lại hồ sơ và kết
quả thẩm định
Lập Báo cáo thẩm định
Bổ sung, giải trình
Đưa yêu cầu, giao hồ
sơ vay vốn
Lưu hồ sơ/ tài liệu
ẩ6
ị
Nhận hồ sơ để
thẩm định.
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm

tra, kiểm
soát

×