Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.65 KB, 40 trang )

Đề án môn học GVHD:
MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 1
VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 1
1.1. Tổng quan về nợ nước ngoài 1
1.1.1. Khái niệm về nợ nước ngoài 1
1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài 1
1.1.3. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế 2
1.2. Quản lý nợ nước ngoài 3
1.2.1. Vai trò của quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài 3
1.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ nước ngoài 3
1.2.3. Nội dung của quản lý nợ nước ngoài 4
1.2.4. Chỉ số đánh giá hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài 5
1.2.4.1. Các chỉ tiêu chung đo lường mức độ an toàn nợ nước ngoài của một quốc gia 5
1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài của IMF 5
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF 6
Bảng 1.2: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs 7
1.2.4.3. Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB 7
Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB 7
1.2.4.4. Sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài 8
Bảng 1.4: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế 8
1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài ở một số nước trên thế giới 8
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Hy Lạp và Nhật Bản.9
1.3.1.1. Hy Lạp 9
1.3.1.2. Nhật Bản 10
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt nam 11
2.1. Tình hình nợ nước ngoài của Việt nam 13
2.1.1.Quy mô nợ nước ngoài của Việt nam 13
2.1.2.Cơ cấu nợ nước ngoài: 13
Biểu 2.1: Cơ cấu dư nợ chính phủ và được chính phủ bảo lãnh phân
theo điều kiện tín dụng 14


SV: Lớp:
Đề án môn học GVHD:
2.1.3. Lãi suất vay nợ nước ngoài của Việt nam 15
2.2. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt nam 15
16
Biểu đồ 2.1: Mô phỏng đường cong Laffer nợ của Việt Nam 17
2.3. Thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 18
2.3.1. Khung thể chế quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 18
2.3.2. Nội dung quản lý nợ nước ngoài 19
2.3.3. Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam 23
2.3.3.1. Đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam theo mức ngưỡng của HIPCs 24
Bảng 2.2: Một số chỉ số đo lường hiệu quả quản lý nợ công của Việt
Nam năm 2004 – 2010 theo mức ngưỡng của HIPCs (%) 25
2.3.3.2. Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước ngoài của Việt
Nam 25
Bảng 2.2: Cơ cấu nợ của Việt Nam năm 2006-2010 26
2.3.3.3. Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ
nước ngoài 27
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 28
2.4.1. Những kết quả đạt được 28
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 28
2.4.2.1. Những hạn chế 28
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 29
CHƯƠNG 3 30
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 30
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30
3.1. Định hướng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 30
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 31
3.2.1. Gắn kết quy mô nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế 31

3.2.2. Hướng đến cân đối tiết kiệm – đầu tư: 31
3.2.3. Nâng cao hoạt động kiểm toán 32
SV: Lớp:
Đề án môn học GVHD:
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài 32
SV: Lớp:
Đề án môn học GVHD:
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
SNA Hệ thống thống kê tài khoản quốcgia
ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
NIB Ngân hàng đầu tư Bắc Âu
BIS Ngân hàng tái thiết quốc tế
IBRD Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
GNI Tổng sản lượng quốc dân
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NSNN Ngân sách nhà nước
ICOR Hệ số sử dụng vốn
NHTM Ngân hàng thương mại
FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp
SV: Lớp:
Đề án môn học GVHD:
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
I. BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF Error: Reference source

not found
Bảng 1.2: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs Error: Reference source
not found
Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB.Error: Reference source
not found
Bảng 1.4: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế Error: Reference source
not found
Bảng 2.1: Một số chỉ số đo lường hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam năm
2004 – 2010 theo mức ngưỡng của HIPCs (%) Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Cơ cấu nợ của Việt Nam năm 2006-2010 Error: Reference source not
found
II. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mô phỏng đường cong Laffer nợ của Việt NamError: Reference source
not found
Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam từ 2003-2010 Error: Reference
source not found
III. HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu dư nợ chính phủ và được chính phủ bảo lãnh phân theo điều kiện
tín dụng Error: Reference source not found
SV: Lớp:
Đề án môn học GVHD:
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI
VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan về nợ nước ngoài.
1.1.1. Khái niệm về nợ nước ngoài.
Ở Việt Nam, theo khoản 8, điều 2, nghị định 134/2005/ NĐ-CP ngày 01
tháng 11 năm 2005 Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, khái
niệmvề n ợ nước ngoài được định nghĩa như sau:
“Nợ nước ngoài của quốc gia: là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành

(không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các
khoản vay nước ngoài của Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước
ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”.
Theo khoản 5, điều 3, Luật quản lý nợ công 2009 do Quốc hội ban hành, “nợ
nước ngoài của quốc gia” được xác định: “ là tổng các khoản nợ nước ngoài của
Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác
được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam."
1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài.
• Phân loại theo người đi vay:
 Nợ nước ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ,
nợ nước ngoài(nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước
và các tổ chức kinh tế nhà nước( sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp
vay nước ngoài;
 Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân.
• Phân loại theo loại hình vay: gồm vay Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
và vay thương mại
• .Phân loại theo thời hạn vay: gồm vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn.
• Phân loại theo chủ nợ và nhóm chủ nợ :
 Chủ nợ chính thức: gồm chủ nợ song phương là các Chính phủ hoặc cơ
quan đại diện cho Chính phủ và các chủ nợ đa phương là các tổ chức tài chính quốc
tế đa phương;
 Chủ nợ tư nhân: gồm các ngân hàng thương mại; người sở hữu trái phiếu;
các chủ nợ tư nhân khác.
Thứ hai, phân loại dựa trên định nghĩa thì nợ nước ngoài được chia thành:
• Nợ nước ngoài của Chính phủ trực tiếp vay.
• Nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
SV: Lớp:
1
Đề án môn học GVHD:

• Nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo
phương thức tự vay tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Để thuận tiện cho việc tìm số liệu nghiên cứu. Bài nghiên cứu sẽ tiếp cận
theo cách phân loại thứ hai.
1.1.3. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế.
Trong các tác động liên quan đến tác động tiêu cực tiềm năng gánh nặng nợ
nước ngoài đối với tăng trưởng mô hình được sử dụng phổ biến là lý thuyết“ debt
overhang”. Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số
tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý
thuyết : “debt overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả
nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ ( dịch vụ nợ) sẽ
kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng.
Đường cong Laffer nợ. Lập luận của lý thuyết “ debt overhang” có thể được
xem xét qua đường cong Laffer nợ (hình 1). Đường cong Laffer nợ cho thấy rằng
tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của
đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng
tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại
đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm.
Hình 1: Đường cong Laffer nợ
Nguồn:

Catherine

Pattillo,

Hélène

Poirson

and


Luca

Ricci

(2002):”

External

D
ebt and Growth”,

Magazine Finance and Development of the IMF.
Mặc dù mô hình “debt overhang” không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của
nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm
tăng trưởng do góp phần giảm đầu tư. Do vậy ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ
có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở
tăng trưởng. Từ đó có thể kết luận rằng tăng trưởng và nợ có mối quan hệ phi
tuyến.
SV: Lớp:
2
Debt Overhang
Khảnăng
trả nợ
Dung lượng nợ
Đề án môn học GVHD:
Đỉnh đường cong Laffer nợ đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng
nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Đây là
điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của
đường cong Laffer nợ là mức độ nợ tối đa mà một quốc gia có thể duy trì mà không

phải lo ngại vấn đề “ Debt overhang”.
Tóm lại, nguồn vốn từ vay nợ nước ngoài rất cần thiết cho tăng trưởng kinh
tế, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhưng vay bao nhiêu và làm thế nào để
tăng hiệu quả sử dụng vốn vay, không để xảy ra tình trạng “ debt overhang “ là một
câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ với nhiều nước trên thế giới.
1.2. Quản lý nợ nước ngoài.
1.2.1. Vai trò của quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài.
Quản lý nợ nước ngoài để đảm bảo an toàn nợ và an ninh cho nền tài chính
quốc gia. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới cho thấy quản lý nợ nước ngoài
không chặt chẽ, hiệu quả cùng với những sai lầm trong điều hành chính sách vĩ mô
có thể đưa đất nước vào tình trạng khó khăn về tài chính, có thể làm cho nền kinh tế
suy thoái và khủng hoảng. Việc quản lý và sử dụng các khoản vay kém hiệu quả, sai
mục đích, gây thất thoát khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành các nước nợ
trầm trọng và khó có khả năng trả nợ.
1.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ nước ngoài.
• Đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn của các thành phần kinh
tế với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển đất nước và cơ cấu lại
nền kinh tế theo các định hướng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
• Đảm bảo quản lý, phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả, giảm thiểu rủi
ro và áp lực đối với các nguồn lực quốc gia (ngân sách nhà nước,
Quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia), đảm bảo an toàn nợ và an ninh
tài chính quốc gia.
• Tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
SV: Lớp:
3
Đề án môn học GVHD:
1.2.3. Nội dung của quản lý nợ nước ngoài.
Trong phần tác động của nợ nước ngoài ta đã biết. Khi nợ nước ngoài tăng
quá điểm giới hạn thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc
quản lý nợ nước ngoài thực sự là việc cần thiết. Quản lý nợ nước ngoài cần được

tiến hành một cách đồng bộ, trên cơ sở phối hợp các nhóm chiến lược vay và trả nợ
nước ngoài trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Nội dung quản lý nợ nước ngoài cần
phải được nghiên cứu cẩn thận, trên cơ sở xem xét các khung giải pháp chuẩn đã
được Chính phủ ban hành. Một số nội dung quản lý nợ nước ngoài như sau:
• Xây dựng chiến lược và kế hoạch vay trả nợ nước ngoài: Đây là một
trong những công cụ quan trọng để quản lý nợ nước ngoài. Việc xây dựng chiến
lược và kế hoạch vay nợ giúp Chính phủ định hướng tốt mức vốn vay phù hợp
cũng như đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, chiến lược vay trả nợ nước
ngoài cũng cần phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm
của đất nước.
• Ban hành khung chể thế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ
nước ngoài: Không chỉ xây dựng chiến lược và kế hoạch vay trả nợ, Nhà nước còn
cần xây dựng được một khuôn khổ pháp lý và thể chế cho quản lý nợ nước ngoài,
trong đó có sự phân định rõ ràng giữa trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan
chức năng được ủy quyền thay mặt Chính phủ trong việc vay, trả nợ, phát hành bảo
lãnh và thực hiện các giao dịch tài chính như cho vay lại. Sự phân định giữa trách
nhiệm và quyền hạn trên cần được luật hoá bằng các văn bản luật, như Luật Ngân
sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ hoặc Luật Quản lý nợ nước ngoài và các quy chế
cụ thể. Hệ thống các văn bản pháp luật nhất thiết phải nhất quán và đồng bộ cho
việc thực hiện.
• Hiệu quả của chương trình, dự án sử dụng vốn vay. Đây là một nội dung
cần được quản lý chặt chẽ. Đối với các khoản vay ODA, đôi khi các nước vẫn có tư
tưởng coi đó là khoản cho không nên việc sử dụng vốn không được quản lý kỹ, dẫn
đến thất thoát vốn, tham nhũng xảy ra.
• Đảm bảo cân đối giữa vay và khả năng trả nợ, cân đối ngoại tệ và các cân
đối vĩ mô khác của nền kinh tế về dài hạn: Chính phủ phải có những chính sách
quản lý đảm bảo cân đối giữa lượng vốn vay và nhu cầu sử dụng vốn vay sao cho
phù hợp. Tránh tình trạng vốn vay về không biết sử dụng vào đâu. Gây lãng phí
nguồn vốn và tăng áp lực trả nợ dẫn đến tình trạng vỡ nợ.
SV: Lớp:

4
Đề án môn học GVHD:
1.2.4. Chỉ số đánh giá hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài
Nợ công nói chung cũng như nợ nước ngoài nói riêng tạo ra nguồn vốn đầu
tư giúp Chính phủ thực hiện thành công các chương trình đầu tư công, phát triển
kinh tế hay phúc lợi xã hội theo các mục tiêu hoạch định. Đi kèm với đó, chi phí
quản lý nợ cũng cần được quan tâm xây dựng một thể chế, chính sách quản lý hiệu
quả, tránh tình trạng quản lý yếu kém, mất kiểm soát, dẫn tới khủng hoảng nợ. Quản
lý nợ nước ngoài hiệu quả cần phải nhìn nhận và đánh giá theo các tiêu chí phù hợp
với mục tiêu quản lý và với thông lệ quốc tế để qua đó hướng tới hoàn thiện thể chế,
chiến lược, chính sách trong quản lý nợ nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi ích và giảm
thiểu chi phí, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thông qua các phương pháp: Hệ thống, phân tích, đối chiếu, thống kê, tổng
hợp, nghiên cứu của nhóm tác giả tiếp cận các tiêu chí mang tính thông lệ quốc tế
để phân tích hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, thấy được ngưỡng nợ, mức độ bền
vững và an toàn của nợ nước ngoài, thể chế, chính sách liên quan đến nợ nước
ngoài, nhằm đưa ra các kiến nghị tăng cường hiệu quả trong quản lý nợ nước ngoài
của Việt Nam.
1.2.4.1. Các chỉ tiêu chung đo lường mức độ an toàn nợ nước ngoài của một quốc
gia
Để đánh giá mức độ nợ của nước ngoài, các chỉ tiêu thường được các tổ chức
quốc tế thường dùng là:
• Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài
• Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia
• Tỷ lệ trả nợ
• Tỷ lệ trả lãi
1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài của IMF
Theo quan điểm của IMF thì tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài đối với
các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa
vụ trả nợ), một chính sách nợ yếu đồng nghĩa an toàn về nợ và một chính sách nợ

mạnh đồng nghĩa với kém an toàn về nợ.
SV: Lớp:
5
Đề án môn học GVHD:
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF.
Gánh nặng nợ theo tiêu chí DSF
NPV của nợ (%) Dịch vụ nợ (%)
XK GDP Thu ngân sách XK Thu ngân sách
An toàn 100 30 200 15 25
Trung bình 150 40 250 20 30
Mạnh 200 50 300 25 35
Nguồn: IFM
Trong đó:
- Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đo lường hiện giá thuần của nợ
nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu.
Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 150%.
- Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đo lường hiện giá
thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn
thu ngân sách nhà nước. Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 250%.
Một quốc gia được xem là an toàn nếu như tỷ lệ NPV/X nhỏ hơn 150%; tỷ lệ
NPV/DBR nhỏ hơn 250%. Theo mức ngưỡng của HIPCs, chỉ tiêu thứ hai chỉ được
sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: Tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn
hơn hoặc bằng 30%; tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/GDP (DBR/GDP) phải lớn hơn
15%.
- Tỷ lệ NPV của nợ/GDP (NPV/GDP): đo lường hiện giá thuần của nợ nước
ngoài trên tổng thu nhập quốc nội;
- Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách
(TDS/DBR): là những chỉ tiêu đo lường tính lỏng được Ngân hàng Thế giới và IMF
đưa vào để đánh giá mức độ bền vững nợ công. TDS/X đo lường khả năng thanh
toán dịch vụ nợ từ nguồn thu xuất khẩu. Còn TDS/DBR đo lường khả năng thanh

toán dịch vụ nợ từ thu ngân sách nhà nước. Một quốc gia đảm bảo tính lỏng, TDS/X
phải thấp hơn 15% và TDS/DBR thấp hơn 10%.
SV: Lớp:
6
Đề án môn học GVHD:
Bảng 1.2: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs
Nguồn: UNDP, Dự án VIE/01/2010
1.2.4.3. Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB
Theo tiêu chí Ngân hàng thế giới đưa ra, mức độ nợ nần của các quốc gia
được xếp loại theo bảng sau:
Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB
1.Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so
với GDP
≤ 30% 30 – 50% ≥ 50%
2.Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so
với kim ngạch xuất khẩu
≤ 165% 165 – 200% ≥ 200%
3.Tỷ lệ

%

nghĩa

vụ

trả

nợ

so

với

kim

ngạch

xuất

khẩu

hàng
hóa và dịch vụ
≤ 18% 18 – 30% ≥ 30%
4.Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so
với GDP
≤ 2% 2 – 4% ≥ 4%
5.Tỷ

lệ

%

nghĩa

vụ

trả

lãi


so
với

kim

ngạch

xuất

khẩu

hàng
hóa và dịch vụ
≤ 12% 12 – 20% ≥ 20%
Nguồn: World Bank
Việc đánh giá tình trạng nợ của các quốc gia dựa vào các tiêu chí trên nêu
trên chỉ mang tính tương đối do khả năng trả nợ của các quốc gia còn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố khác nhau.
SV: Lớp:
Tỷ lệ nợ Mức ngưỡng
NPV của nợ/xuất khẩu 150%
NPV của nợ/thu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ 250%
Dịch vụ nợ/xuất khẩu 15%
Dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ 10%
7
Đề án môn học GVHD:
1.2.4.4. Sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài
Sự ổn định nợ được đánh giá dựa trên các ngưỡng chỉ tiêu nợ được tính toán
dựa vào kinh nghiệm lịch sử của các nước HIPCs, nhằm hướng đến ngăn ngừa các

cú sốc liên quan đến nợ. Trong vài năm gần đây, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một
cách tiếp cận mới để đánh giá chất lượng quản lý nợ công đó là dựa vào chất lượng
chính sách và thể chế. Các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ
được mức nợ cao hơn so với mức ổn định nợ cơ bản.
Bảng 1.4: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế
Mức ngưỡng (%)
Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách
Kém
CPIA ≤3
Vừa
3< CPIA <3.9
Mạnh
CPIA ≥ 3.9
NPV của nợ/GDP
30% 45% 60%
NPV của nợ/xuất
khẩu
100% 200% 300%
NPV của nợ/thu
ngân sách trừ đi
các khoản hỗ trợ
200% 275% 350%
Dịch vụ nợ/GDP
15% 25% 35%
Dịch vụ nợ/thu
ngân sách trừ các
khoản hỗ trợ
20% 30% 40%
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2005)
Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ nợ truyền thống

để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc gia. Dựa vào giá trị ngưỡng,
Ngân hàng Thế giới phân loại 3 mức thực hiện chính sách: kém, vừa và mạnh.
Trong quá trình đánh giá chính sách, quản lý được xem là có trọng số lớn nhất.
Bảng trên cho thấy, quốc gia thực hiện chính sách mạnh có chỉ số CPIA≥3,9
được xem là có gánh nặng nợ ổn định nếu như tỷ lệ NPV của nợ/GDP ở dưới mức
thấp hơn 60%, tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu thấp hơn 300%, tỷ lệ NPV/thu ngân
sách (trừ đi các khoản hỗ trợ) thấp hơn 350%; tỷ lệ dịch vụ nợ/xuất khẩu thấp hơn
35% tỷ lệ dịch vụ nợ/thu ngân sách (trừ đi các khoản hỗ trợ) thấp hơn 40%. Tuy
nhiên, cách tiếp cận này hiện vẫn còn nhiều tranh luận về tính chính xác của nó.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài ở một số nước trên thế giới
SV: Lớp:
8
Đề án môn học GVHD:
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Hy Lạp và Nhật Bản
Trước khi xem xét đến thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam. Bài nghiên
cứu sẽ đề cập đến một số thực trạng, nguyên nhân tác động nợ nước ngoài của Hy
Lạp và Nhật Bản để rút ra bài học trong quá trình sử dụng nợ vay cũng như những
kinh nghiệm quản lý nợ vay của các nước.
1.3.1.1. Hy Lạp
Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khủng hoảng nợ công ở Hy
Lạp đó chính là do công tác quản trị tài chính công yếu kém cộng với việc chi tiêu
công quá lớn không đủ sức chi trả. Nhưng có thể tóm gọn lại nguyên nhân khủng
hoảng nợ công của Hy Lạp thành năm nhóm nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi
tiêu công. Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức
11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban
Nha và đang có xu hướng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tư trong nước phụ
thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài. Lợi tức trái phiếu liên tục giảm
nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU (năm 1981) và làn sóng bán tháo trái
phiếu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vốn

sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công.
Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách. Tiết kiệm trong
nước thấp là một nguyên nhân quan trọng nhưng chi tiêu công cao tác động trực
tiếp đến việc thâm hụt ngân sách dẫn đến nợ công.
Thứ ba, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt
ngân sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là
nhân tố làm giảm nguồn thu ngân sách. Theo đánh giá của WB, kinh tế không chính
thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP(so với mức 15,6% GDP của Việt Nam;
13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản). Hệ thống
thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và
thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và
kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.
Thứ tư, sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngoài và việc sử dụng
nguồn vốn không hiệu quả. Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ
hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một
đồng tiền được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản
lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng TƯ châu Âu (ECB). Nhờ việc gia nhập
SV: Lớp:
9
Đề án môn học GVHD:
Eurozone Hy Lạp nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong
mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp.
Gần một thập kỷ qua, Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm
tỷ USD. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế
hoạch chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần lớn
cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ.
Thứ năm, thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tư. Sự thiếu minh
bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà
quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và
nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp,

đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường
vốn quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính nước ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở
nên rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Trong
thời đại hội nhập, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư. Khủng
hoảng nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ
nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban
hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy,
hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều.
1.3.1.2. Nhật Bản.
Nhật Bản có truyền thống là một quốc gia vay nợ được hỗ trợ bởi một
tiềm lực tài chính mạnh mẽ và nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ. Trước khi khủng
hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra ở Mỹ và sau đó là khủng hoảng nợ của Hy Lạp kéo
theo hàng loạt các cảnh báo về không an toàn nợ của các nước thành viên khác của
EU, ít ai nghĩ nợ của Nhật Bản, cũng như ở một số nước phát triển khác lại ở trong
tình trạng báo động.
Từ thập kỷ 1990, tài chính công của Nhật Bản ngày càng đi xuống và
Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia có vấn đề tài chính đáng lo ngại nhất
trong số các nền kinh tế phát triển. Theo IMF, vào thời điểm tháng 7/2011, tổng nợ
công của chính phủ Nhật Bản hiện đã lên đến 229% GDP. Không chỉ ở mức vài
trăm triệu euro như ở Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, nợ công ở Nhật Bản đã lên
tới xấp xỉ 8.000 tỷ euro. Số liệu được Bộ Tài chính Nhật công bố cho thấy, nợ công
của nước này tăng lên mức cao kỷ lục 983.30 ngàn tỷ JPY (tương đương 12.4 ngàn
tỷ USD) vào cuối tháng 9/2012. Bộ Tài chính dự báo nợ công của nước này có thể
vượt 1 triệu tỷ JPY trong năm tài khóa 2012 kết thúc vào tháng 3/2013.
SV: Lớp:
10
Đề án môn học GVHD:
Trong suốt 2 thập niên trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, Nhật Bản luôn
ở trong tình trạng giảm phát. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, mức sống người dân
khá cao, lợi suất trái phiếu chính phủ thấp cho thấy rủi ro vỡ nợ công thấp. Nợ công

của Nhật Bản chỉ thực sự bộc phát khi kinh tế toàn cầu chìm sâu vào cuộc khủng
hoảng tài chính. Nợ công ở Nhật Bản hiện đã lên đến mức gấp 2 lần tổng sản phẩm
quốc nội GDP, với tỷ lệ nợ cao hơn Hy Lạp tới 50%. Dư nợ bình quân đầu người
của Nhật Bản hiện lên tới gần 90.000 USD. Theo IMF, nợ công của Nhật Bản có
thể vượt tổng tài sản tài chính của các hộ gia đình vào năm 2015. Tuy nhiên, điều
đáng chú ý là mặc dù nợ công có quy mô lên tới hơn 200% GDP,nhưng con số này
vẫn được đánh giá ở ngưỡng an toàn. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Chúng ta hãy xem xét 2 sự khác biệt lớn giữa nợ công của Nhật Bản và nợ
công của Hy Lạp:
Thứ nhất, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân Nhật Bản
nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ;
Thứ hai, lợi tức trái phiếu Nhật Bản chỉ chạm mức cao nhất là 1,4%, trong
khi đó Hy Lạp đã tiếp cận ngưỡng 8%, điều này cho thấy Nhật Bản vẫn có thể đảo
ngược tình thế để tránh nguy cơ vỡ nợ.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt nam.
Qua nghiên cứu thành công cũng như bài học thất bại từ Hy Lạp và Nhật bản
trong quản lý nợ công, nợ nước ngoài, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho
Việt nam trong việc nâng cao quản lý nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh
tế như sau:
Thứ nhất, Không nên quá phụ thuộc vào nguồn vay bên ngoài. Học tập Nhật
bản, lựa chọn các phương thức huy động vốn khác nhau sao cho khai thác tối đa
nguồn vốn không gây nợ nước ngoài, đặc biệt là phát hành trái phiếu trong nước,
với 95% trái phiếu chính phủ do người dân nắm giữ trong khi đó 70% trái phiếu
Chính Phủ Hy Lạp do bên ngoài nắm giữ. Rút kinh nghiệm từ Hy Lạp, vay nước
ngoài một cách ồ ạt, không có phương hướng trả nợ, trong khi đó hiệu quả sử dụng
nguồn vốn lại thấp, đầu tư dàn trải không thu được nguồn trả nợ trong tương lại.
Thứ hai, Kiểm soát chi phí vay vốn. Nhật Bản biết cách huy động vốn với
chi phí thấp, chỉ dưới 1,4%. Mặc dù lãi suất trái phiếu có vai trò quan trọng trong
việc huy động vốn nhưng không có nghĩa là vay vốn với bất kỳ mức lãi suất nào.
Phải biết kết hợp giữa huy động vốn và khả năng trả nợ. Nếu như huy động vốn với

chi phí cao có thể gây ra gánh nặng nợ sau này và có thể rơi vào mất khả năng trả
nợ. Hy Lạp là một điển hình, trong khi nền kinh tế còn khó khăn, Chính phủ Hy Lạp
SV: Lớp:
11
Đề án môn học GVHD:
vẫn tiếp tục vay vốn với lãi suất cao. Cụ thể lãi suất trái phiếu Chính phủ lên đến
8%. Như vậy, trong tương lai Chính phủ sẽ phải tính đến việc trả nợ với các khoản
lãi này. Kết hợp hài hòa giữa việc huy động vốn và chi phí của nó là cần thiết. Việt
nam cần cân nhắc vấn đề này trước khi vay vốn.
Thứ 3, Quản lý tốt các dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhật bản là
nước thành công trong việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là vốn vay nước ngoài, với
chỉ số ICOR khoảng 3. Như vậy, Nhật bản có đủ khả năng trả nợ trong tương lai.
Dự án đầu tư hiệu quả sẽ là tiền đề cho việc thu hồi vốn để trả nợ. Công tác này là
rất quan trọng, bởi vay vốn đầu tư suy cho cùng cũng là để thu hồi vốn và sinh lợi.
Đầu tư không hiệu quả thì sẽ không có nguồn thu để trả nợ, ảnh hưởng đến uy tín,
tích lũy dần, có thể gây ra vỡ nợ. Hy Lạp cũng vậy,với mức chi tiêu công quá cao,
dàn trải, không hiệu quả; trong khi tỷ lệ tiết kiệm trong nước khiêm tốn đã đưa Hy
Lạp vào tình thế mất kiểm soát nợ và gây ra tình trạng thâm hụt Ngân sách triền
miên, cao hơn nhiều so với quy định của Eurozone.
Thứ tư, giảm thâm hụt ngân sách, thực hiện các chính sách tăng thuế và giảm
chi tiêu công. Nhật bản đã thực hiện thành công kế hoạch này, tuy nhiên mỗi nước
có những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Mà chính sách thuế luôn làm méo mó
nền kinh tế, do đó cần có một chiến lược cụ thế và cân nhắc kĩ càng. Việt nam về cơ
bản có thể thực hiện kế hoạch này trong tương lai nhưng tăng thuế bao nhiêu và vào
đối tượng nào thì cần có những bước đi rõ ràng để tránh phản tác dụng.
SV: Lớp:
12
Đề án môn học GVHD:
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

2.1. Tình hình nợ nước ngoài của Việt nam.
Chúng ta sẽ xem xét nợ nước ngoài của Việt Nam trên ba khía cạnh là: Quy
mô, cơ cấu và lãi suất.
2.1.1.Quy mô nợ nước ngoài của Việt nam.
Đến năm 2006, tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 31.4% GDP giảm
so với các năm trước đó và chiếm 52% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng gần 2
lần dự trữ ngoại hối. Năm 2007, tổng nợ tính là 32.5% GDP, chiếm 51% kim ngạch
xuất khẩu.
Theo Bản tin nợ nước ngoài - Bộ Tài chính, đến 31/12/2009, tổng nợ nước
ngoài của Việt Nam (gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo
lãnh) là 27,929 tỷ USD, tương đương với khoảng 479,5 nghìn tỷ đồng; trong đó, nợ
nước ngoài của Chính phủ là trên 23,9 tỷ USD. Đến 31/12/2010, tổng nợ nước
ngoài của Việt Nam lên tới hơn 32,5 tỷ USD, chiếm 42,2% GDP (so với mức 38,8%
GDP mà Chính phủ dự kiến hồi cuối năm 2010) và tăng 4,6 tỷ USD so năm 2009,
đạt mức nợ cao nhất kể từ năm 2005; trong đó, 62% là nợ nước ngoài của Chính
phủ, 38% là nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Đối với nợ của Chính phủ, 93% nợ là
vốn ODA và nợ ưu đãi (trong đó 74% là vốn ODA). Đây là các khoản nợ dài hạn và
có lãi suất thấp,chủ yếu có lãi suất cố định từ 1 - 2,99%/năm.
Bản tin số 1 về nợ công của Việt nam giai đoạn 2010-2011 do Bộ Tài chính
công khai tháng 12/2012 cho hay, nợ công của 2 năm 2010 và 2011 tương đương
56,3% va 54,9% GDP, vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Bản tin cho hay, nợ nước ngoài tương đương 42,2% GDP năm 2010 và
41,5%GDP năm 2011. Dư nợ chính phủ so với GDP là 44,6% GDP năm 2010 và
43,2% GDP năm 2011. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách năm
2010 là 17,6% và năm 2011 là 15,6%. Như vậy, có thể thấy rằng cả nợ công cũng
như nợ nước ngoài ở Việt nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
2.1.2.Cơ cấu nợ nước ngoài:
Cơ cấu nợ nước ngoài theo nhóm người đi vay:
Cơ cấu nợ của Việt Nam năm 2006-2012 gồm nợ chính phủ chiếm
78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.

Trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 61,9%, nợ trong nước chiếm 38,1%.
Trong nợ nước ngoài, ODA chiếm tỉ trọng lớn. Cụ thể, năm 2009, nợ của Việt
SV: Lớp:
13
Đề án môn học GVHD:
Nam gồm nợ chính phủ chiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6%
và nợ chính quyền địa phương chiếm 3,1%; trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài
chiếm 60%, trong đó có 85% là ODA.
Cơ cấu dư nợ nước ngoài phân theo loại điều kiện tín dụng:

Nợ nước ngoài của Chính phủ và được chính phủ bảo lãnh chủ yếu được thực
hiện dưới 3 hình thức :
- Nợ ODA ( phần cho vay ưu đãi trong khoản hỗ trợ phát triển chính thức
ODA).
- Vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương.
- Phát hành trái phiếu chính phủ.
Trong đó ODA chiếm tới 70% trong cơ cấu dư nợ của chính phủ Việt Nam.
Biểu 2.1: Cơ cấu dư nợ chính phủ và được chính phủ bảo lãnh phân theo điều
kiện tín dụng.
Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 5, Bộ Tài chính
Cơ cấu nợ ngắn hạn và dài hạn:
Cơ cấu về tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn cho thấy khả năng ổn định của dòng
vốn vay nợ nước ngoài. Tỷ lệ vay ngắn hạn càng cao thì dòng vốn càng dễ đổi chiều
và gây bất ổn kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 khiến nhiều nước rơi vào
khủng hoảng do các dòng vốn chảy ra, nhất là các nước vay nợ ngắn hạn cao như
Thái Lan, nhưng Việt Nam lại không bị ảnh hưởng trực tiếp một phần vì tỷ lệ vay
ngắn hạn thấp. Nợ nước ngoài của Việt Nam bao gồm chủ yếu là trung và dài hạn.
SV: Lớp:
14

Đề án môn học GVHD:
Nợ ngắn hạn chiếm từ 4% - 11% trong thời kỳ trước năm 2000, còn kể từ năm 2001
đến nay, tỷ lệ nợ ngắn hạn tụt xuống còn dưới 2%, tổng nợ tích lũy hàng năm.
Có thể thấy rằng, hiện tại với cơ cấu vay nợ chủ yếu là trung và dài hạn thì Việt
Nam chưa phải trả các khoản nợ lớn nhưng cũng cần phải xem xét, xây dựng phương
án trả nợ hợp lý để tránh khỏi rủi ro tài chính do vay nợ gây ra.
2.1.3. Lãi suất vay nợ nước ngoài của Việt nam
Sang năm 2010, vay nợ với lãi suất thấp 1 - 2,99%/năm chiếm khoảng 65,5%
tổng dư nợ. Đặc biệt, các khoản vay có lãi suất cao từ 6 - 10%/ năm trong năm 2010
cũng đã lên tới 1,89 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2009. Hiện các chủ nợ chính của
Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Pháp, ADB, WB Các chủ nợ này đã nâng lượng nắm
giữ trái phiếu Chính phủ Việt Nam lên hơn 2 tỷ USD trong năm 2010 (so với con số
hơn 1 tỷ USD của năm 2009).
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước
ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm
2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm.
2.2. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt nam
Trong chương 1, bài nghiên cứu đã trình bày những điểm cơ bản nhất về lý
thuyết “ debt overhang” mô phỏng dưới dạng đồ thị đường cong Laffer nợ để
phân tích mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.
Trong nghiên cứu này tác giả tập trung phân tích tìm ngưỡng nợ nước ngoài
thông qua mô phỏng đường cong Laffer nợ và đo lường mức độ tác động của tỷ lệ
nợ nước ngoài trên GDP đến GDP thực của Việt Nam trong suốt giai đoạn năm
1986-2009. Nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng tương tự như Tokunbo và
cộng sự (2007) khi đo lường mối quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Nigeria. Tác giả sử dụng số liệu của Ngân hàng Thế giới để thực hiện mô hình. Đầu
tiên nghiên cứu thực hiện mô phỏng đường cong Laffer nợ với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences). Đường cong Laffer nợ
trong trường hợp này thể hiện mối quan hệ phi tuyến dạng phương trình bậc hai
giữa tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP với GDP. Đỉnh của đường cong chính là tỷ lệ nợ

tối ưu mà Việt Nam nên duy trì mà không phải lo ngại vấn đề “debt overhang” hay
nói cách khác đó chính là ngưỡng nợ hoặc giá trị tới hạn của nợ nước ngoài. Sau khi
tìm được ngưỡng nợ nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng qua
mô hình cụ thể như sau:
Y = α1 + α2П + α3 (П – П*)∂ + α4OPEN+ μ (1)
SV: Lớp:
15
Đề án môn học GVHD:
Trong đó:
Y: GDP Việt Nam tính theo giá cố định năm 2000
П: Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP giá cố định năm 2000
П*: Ngưỡng nợ nước ngoài theo mô hình đường công Laffer nợ
∂: biến giả, ∂ = 1 nếu П>П*,
∂ = 0 nếu П<П*
OPEN: độ mở nền kinh tế.
μ: biến nhiễu trắng mô hình hồi quy.
α2, α3, α4: hệ số tương quan
Trong nghiên cứu của Tokunbo và cộng sự (2007), độ mở nền kinh tế được đại
diện bởi tỷ lệ tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP. Trong nghiên cứu
này do Việt Nam có đặc điểm xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu cho nên
sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu so với GDP sẽ xảy ra hiện
trượng trùng lặp, giá trị nhập khẩu sẽ bị tính trùng hai lần trong chỉ tiêu này. Vì vậy
nghiên cứu đã sử dụng chỉ tiêu khả năng xuất khẩu so với nhập khẩu (Exports as a
capacity to imports) để đại diện cho độ mở nền kinh tế, chỉ tiêu này cũng được J.M.
Frimpong và E.F. Oteng-Abayie (2006) sử dụng để đại diện cho độ mở nền kinh tế
khi nghiên cứu tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Ghana, chỉ tiêu này
được tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo giá hiện hành
chia cho chỉ số giá hàng nhập khẩu.
Với mong đợi tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP gia tăng sẽ góp phần làm gia tăng
GDP và nếu tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng sẽ tác động tiêu cực đến GDP nên nghiên

cứu mong đợi α2> 0, α3<0. Độ mở nền kinh tế gia tăng sẽ tác động tích cực đếng
GDP nên hệ số tương quan α4>0.

SV: Lớp:
16
Đề án môn học GVHD:
Biểu đồ 2.1: Mô phỏng đường cong Laffer nợ của Việt Nam
Kết quả thực nghiệm
Đường cong Laffer nợ
và giá trị ngưỡng nợ.
Như đã trình bày nghiên cứu sử dụng hàm phi tuyến dạng đường cong phương
trình bậc hai để mô phỏng đường cong Laffer nợ. Để vẽ được đường cong này
nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS để vẽ đường cong theo các điểm
phân tán của biến GDP. Đường cong được tìm thấy như Hình 2. Đỉnh của đường
cong được
xác định với giá trị bằng 65%; đây chính là ngưỡng nợ nước ngoài mà nghiên
cứu cần tìm.
Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình (2)
Kiểm định hệ số hồi quy β1
Giả thuyết H0 : α1= 0 (Y không có quan hệ tuyến tính với П)
Giả thuyết H1 : α1≠ 0 (Y có quan hệ tuyến tính với П)
Với mức ý nghĩa α = 5%, số biến quan sát sau điều chỉnh n = 22 nên bậc tự do
d.f = 21. Từ Excel với hàm TINV(α,d.f) ta xác định giá trị t-crit = 2,0796.
Xét giá trị tuyệt đối của thống kê t tương ứng với α1 là 4,2491 lớn hơn giá trị
tuyệt đối t-crit nên bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là với mức ý nghĩa α = 5% tồn tại
khả năng α1≠ 0.
Thực hiện kiểm định tương tự cho các biến còn lại, cũng với mức ý nghĩa α =
5% nghiên cứu bác bỏ giả thuyết α2= 0, α3= 0.
SV: Lớp:
17

Nguồn: Kết quả tính toán của
tác giả
Đề án môn học GVHD:
Giải thích mô hình
Số liệu hồi quy từ mô hình (2) cho thấy dấu của các hệ số hồi quy phù hợp với
kỳ vọng nghiên cứu. Hệ số hồi quy biến tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP giá cố định
năm 2000 (П) (được xem như biến “debt overhang”) mang giá trị dương trong khi
hệ số hồi quy biến giả(П-П*)∂ mang giá trị âm, các hệ số đều có ý nghĩa thống kê
mức α = 5% khẳng định rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế đối trường hợp của Việt Nam. Nói cách khác nếu tỷ lệ nợ nước
ngoài trên GDP thực của Việt Nam nhỏ hơn mức 65% sẽ góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và nếu tỷ lệ này vượt quá 65% thì nợ nước ngoài sẽ tác động tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế. Độ lớn của hệ số hồi quy cho biết nếu tỷ lệ nợ nước ngoài
trên GDP gia tăng 1% GDP thực sẽ gia tăng trung bình 15,76987 triệu USD/năm.
Trường hợp nếu tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP thực vượt ngưỡng 65% thì giá trị
GDP thực sẽ giảm trung bình 22,9528 triệu USD/năm so với trước khi vượt ngưỡng
này. Cùng với nợ nước ngoài, độ mở nền kinh tế gia tăng cũng góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế nhưng độ lớn của hệ số tương quan rất nhỏ.
Nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy sự tồn tại của đường cong Laffer nợ và
mối quan hệ phi tuyến ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế VN
giai đoạn 1986-2009. Đỉnh của đường cong Laffer nợ cũng chính là ngưỡng nợ tối
ưu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giá trị ước lượng của ngưỡng nợ tối ưu khoảng
65%. Mức độ nợ nước ngoài thấp hơn giá trị ngưỡng sẽ đóng góp tích cực vào sự
tăng trưởng trong khi ở mức độ nợ cao hơn giá trị ngưỡng sẽ đóng góp tiêu cực đối
với tăng trưởng. Kết quả kiểm định đồng liên kết cho thấy rằng có một trạng thái
cân bằng dài hạn mối quan hệ giữa GDP và các biến giải thích.
2.3. Thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam
2.3.1. Khung thể chế quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam
Năm 2002 Luật Ngân sách sửa đổi xác định những định hướng chính trong
việc tổ chức hệ thống quản lý nợ nước ngoài, quy định Bộ Tài chính chịu trách

nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về vay trả nợ của Chính phủ, vay trả nợ nước
ngoài của quốc gia và xây dựng chiến lược, kế hoạch vay trả nợ trong nước, ngoài
nước. Năm 2003, Bộ Tài chính có Quyết định về việc tổ chức lại Vụ Tài chính đối
ngoại và Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ quốc tế - những đơn vị chủ chốt giúp
việc cho Bộ trong công tác lập kế hoạch, theo dõi và quản lý nợ nước ngoài. Nghị
định số 134 (2005) của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý vay và trả nợ
nước ngoài thay thế cho Nghị định 90 (1998). Tiếp đó, một loạt các Quy chế và
SV: Lớp:
18
Đề án môn học GVHD:
Quyết định mới được ban hành năm 2006 chứng tỏ quyết tâm thể chế hóa các lĩnh
vực quản lý nợ nước ngoài để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước toàn diện
trong lĩnh vực này như: Văn bản quy định về các quy chế thu thập, báo cáo, tổng
hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài ban hành tháng 10 năm 2006;
Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài ban
hành tháng 11 năm 2006; Quyết định của Bộ trưởng Tài chính ban hành quy chế
lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài vào tháng 10 năm 2006. Các
cố gắng này cho thấy một hệ thống lập kế hoạch và quản lý nợ nước ngoài với
nhiều đổi mới đang dần được hình thành.
2.3.2. Nội dung quản lý nợ nước ngoài
Trong các văn bản pháp quy, nội dung quản lý nợ nước ngoài được đề cập
khá chi tiết. Sau đây là một số nội dung về quản lý nợ nước ngoài được đề cập
trong Nghị định số 134 (2005) của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý vay và
trả nợ nước ngoài và Quyết định 958 (2012) của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của Quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm
nhìn đến năm 2030:
Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện nợ nước ngoài của quốc gia, từ việc
huy động, tiếp nhận, phân bổ sử dụng, quản lý, theo dõi và giám sát bằng các công
cụ sau:
• Chiến lược nợ dài hạn, Chương trình quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch

hàng năm về vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
Đối với chiến lược nợ dài hạn có các nội dung chủ yếu như sau:
 Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài, tình hình và công tác quản lý nợ nước
ngoài thời gian qua;
 Mục tiêu, định hướng và hệ thống các chỉ tiêu về vay và trả nợ nước ngoài
của quốc gia và phân theo khu vực kinh tế;
 Các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài của quốc gia;
 Tổ chức thực hiện Chiến lược.
Nội dung của chương trình quản lý nợ trung hạn gồm:
 Đánh giá, dự báo các điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế, cân
đối ngoại tệ, biến động tỷ giá và lãi suất làm cơ sở điều chỉnh chính sách vay, trả nợ
nước ngoài phù hợp trong từng thời kỳ;
 Cân đối nhu cầu vay vốn nước ngoài cho bù đắp thâm hụt ngân sách và
cho đầu tư phát triển trên cơ sở cân đối với các nguồn huy động vay trong nước;
SV: Lớp:
19
Đề án môn học GVHD:
 Phương án huy động vốn vay nước ngoài của khu vực công: cơ cấu nguồn
vay dự kiến (theo các điều kiện vay ưu đãi, vay thương mại, người cho vay, thị
trường, đồng tiền vay, kỳ hạn và lãi suất bình quân theo các điều kiện vay), cơ chế
sử dụng vốn vay (cấp phát, cho vay lại);
 Dự báo huy động vốn vay từ nước ngoài của khu vực tư nhân trong giai
đoạn trung hạn (từ 3 đến 5 năm) và từng năm;
 Đánh giá, dự báo biến động danh mục nợ của khu vực công (đồng tiền, lãi
suất bình quân, kỳ hạn bình quân, các rủi ro về tỉ giá) và tình trạng nợ của quốc gia
trong giai đoạn trung hạn (từ 3 đến 5 năm) và từng năm;
 Đề xuất các giải pháp và các phương án xử lý nợ hoặc cơ cấu lại danh mục
nợ cần thiết của khu vực công nhằm xử lý các khoản nợ xấu và giảm nhẹ nghĩa vụ nợ.
Và nội dung của kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài gồm:

 Tình hình thực hiện vay và trả nợ nước ngoài hàng năm của quốc gia,
phân tích thực trạng nợ quốc gia theo các chuẩn mực quốc tế, đánh giá rủi ro và
mức độ các nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước;
 Kế hoạch rút vốn vay và trả nợ nước ngoài của khu vực công, bao gồm:
nợ Chính phủ, nợ của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công;
 Tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia, bao gồm hạn
mức vay nước ngoài của khu vực công và dự báo mức vay nước ngoài của khu vực
• Các chính sách, chế độ phù hợp và phân công trách nhiệm quản lý giữa
các cơ quan quản lý nhà nước:
Bộ Tài chính, cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà
nước về vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia, có trách nhiệm:
 Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý
nợ trung hạn, Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài trên cơ sở tổng hợp
kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ, của các tổ chức thuộc khu vực
công và tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia;
 Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại
nước ngoài của Chính phủ khi Chính phủ có nhu cầu vay thương mại nước ngoài;
 Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống các chỉ tiêu
giám sát nợ quốc gia, quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố
thông tin về nợ nước ngoài;
SV: Lớp:
20

×