Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KHO THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VIỆT BA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.81 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Chuyên đề thực tập: “Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thiết bị
y tế nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị Việt
Ba” dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Lê Hải Hà là chuyên đề nghiên cứu riêng của
riêng bản thân thực hiện mà không hề sao chép bất kỳ tài liệu nào khác. Nếu sai em
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và mọi hình thức kỷ luật của Nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Lê Vĩnh Giang
1
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Đinh Lê Hải Hà.
Trong suốt thời gian qua, em đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của cô. Em xin chân thành cám ơn.
Em cũng gửi lòng biết ơn tới thầy cô giáo trong Viện Thương Mại & Kinh tế
quốc tế đã dạy bảo em trong suốt 4 năm học trên giảng đường Kinh tế Quốc dân.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các anh chị công ty TNHH thiết bị Việt Ba đã tạo
điều kiện và tận tình giúp đỡ cho em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Lê Vĩnh Giang
2
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
Mục lục
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VIỆT BA 3
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 4
1.2.2 Cơ cấu tổ chức 5


1.3.1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh 8
1.3.2 Đặc điểm mặt hàng kinh doanh 10
1.3.3 Đặc điểm nguồn cung ứng 12
1.3.4 Đặc điểm khách hàng 14
1.3.5 Đặc điểm nguồn lực của công ty 16
1.3.5.1 Đặc điểm nhân sự của công ty 16
1.3.5.2 Đặc điểm nguồn vốn của công ty 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHO HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ
VIỆT BA 23
2.2.1 Quản trị quy trình nhập kho 23
2.2.2. Quy trình lên hàng và lưu trữ 25
2.2.3. Quy trình chuẩn bị, đóng gói và giao hàng 26
2.2.1 Nguồn nhân lực của kho 27
2.2.2 Hệ thống phần mềm quản lý kho vật tư 28
2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 29
2.2.4 Chi phí vận hành kho 30
2.3.1 Điểm mạnh 31
2.3.2 Điểm yếu 33
2.3.3 Nguyên nhân 34
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHO HÀNG THIẾT BỊ Y
TẾ CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VIỆT BA 36
3.1.1 Mục đích đề xuất 36
3.1.2. Căn cứ đề xuất: 36
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 37
Phát triển kho vật tư trong thời gian tới của công ty cần phải gắn liền với việc áp dụng các công nghệ
mới nhất trong lĩnh vực bảo quản thiết bị y tế; trong đó, huy động các nhân viên của công ty tham gia
vào công tác quản trị kho. Là một doanh nghiệp nhỏ, cũng như diện Wch kho bãi cũng không quá lớn,
việc thúc đẩy nhân viên có trách nhiệm hơn với công tác quản trị kho sẽ giảm thiểu được chi phí hoạt
động kho, tránh được những lỗi quy trình khi thao tác tại kho và nâng cao được hiệu quả sử dụng kho.
Tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển kho vật tư hàng hóa; phát triển cơ sở hạ tầng kho; hướng

dẫn công tác quản trị kho tới các nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi khi tác nghiệp tại kho. Ban Giám đốc
3
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn tại của kho vật tư hiện nay. Đây là phương hướng nhằm phát huy
nội lực của công ty để phát triển kho vật tư trong thời gian tới 37
3.2.1. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật kho hàng 37
3.2.2. Giải pháp về tổ chức nhân lực 39
3.2.3. Cải Wến quy trình quản lý chất lượng 39
3.2.4. Nâng Cấp Phần Mềm Quản Lý Kho (dòng thông Wn) 41
3.2.5. Các biện pháp tăng cường an ninh 42
KẾT LUẬN 44
4
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
5
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kho hàng hóa có tầm ảnh hưởng nhất định đối với sản xuất và lưu thông.
Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế sa sút như hiện nay, sự quan tâm của các
nhà lãnh đạo đến hoạt động quản trị yếu tố đầu vào, trong đó có quản trị kho
hàng, ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên hoạt động quản trị kho hàng không hề
đơn giản. Kho hàng là một bộ phận của doanh nghiệp nhưng nó cũng có vị trí
độc lập nhất định đối với sản xuất và lưu thông. Quản trị kho hàng là một
chuỗi các hoạt động liên tục, được thực hiện một cách có khoa học, tương tác
một cách qua lại chặt chẽ với nhau bao gồm: nghiên cứu, hoạt định, tổ chức,
quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát .
Là một công ty chuyên nhập khẩu và cung cấp thiết bị và hóa chất dùng
cho ngành y tế, vấn đề đặt ra là làm sao phải đảm bảo được chất lượng tốt
nhất khi mà sản phẩm nhập về chưa đi ngay tới tay khách hàng, và đặc biệt là
các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực y tế vốn có yêu cầu rất cao về mặt bảo

quản. Thực hiện tốt nghiệp vụ quản trị kho hàng là một trong những yếu tố
cốt lõi sẽ Việt Ba giải quyết được vấn đề trên, qua đó thiết lập và duy trì lợi
thế cạnh tranh của mình trước các đối thủ cạnh tranh.
Chính vì lẽ đó, là một sinh viên của Viện Thương mại và Kinh tế quốc
tế, dựa trên những kiến thức đã được trang bị trên giảng đường và thời gian
thực tập tại công ty TNHH thiết bị Việt Ba, được sự tận tình giúp đỡ của các
thầy cô giáo, các anh chị trong công ty, tôi đã chọn đề tài :” HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ KHO THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ VIỆT BA” để viết đề tài thực tập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
Trên cơ sở khái quát về Công ty TNHH Thiết bị Việt Ba, tiến hành phân
tích và đánh giá thực trạng quản lý kho, tuần tự qua các quy trình nhập hàng,
dự trữ, bảo quản hàng hóa, giao hàng. Từ đó xác định được những điểm tốt và
hạn chế trong nghiệp vụ quản trị kho của công ty từ đó xây dựng các giải
pháp hoàn thiện kỹ năng quản trị kho.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Thiết bị việt Ba và kho hàng vật tư của
công ty
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế tại kho hàng dược phẩm và thiết
bị y tế Công ty TNHH Thiết bị Việt Ba.
Pham vi về thời gian: tài liệu từ năm 2010 đến năm 2012 (số liệu thứ cấp)
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và kinh tế chính
trị học của Mác – Lê nin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ
cân đối, phương pháp loại trừ.
5. Kết cấu của chuyên đề: ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và
danh mục tài liệu tham khảo thì chuyên đề được chia là 3 chương:

Chương 1: Khái quát về Công ty TNHH Thiết bị Việt Ba.
Chương 2: Thực trạng quản trị kho hàng của Công ty TNHH Thiết bị
Việt Ba.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị kho hàng của Công ty TNHH
Thiết bị Việt Ba.
2
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ
VIỆT BA
Chương này sẽ trình bày tổng quát về công ty TNHH thiết bị Việt Ba
nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về Việt Ba. Đồng thời phân tích hoạt động
kinh doanh của Việt Ba qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty đề thấy
được tình hình hoạt động của công ty.
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH thiết bị Việt Ba do ông Nguyễn Trường Giang thành
lập ngày 14 tháng 7 năm 1999. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
thiết bị y tế và dịch vụ tư vấn thiết bị phòng khám. Công ty có mã giấy phép
kinh doanh là Số 4475/GP.TLDN và được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
cấp. Vốn điều lệ (theo báo cáo tài chính năm 2012, công bố vào 31/3/2013)
là 2.160.000.000 đồng (Hai tỷ một trăm sáu mươi triệu đồng). Công ty có trụ
sở chính tại Hà Nội với địa chỉ là số 56, ngõ 236, phố Khương Đình, phường
Hạ Đình, quận Thanh Xuân và chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh với địa chỉ:
Chung cư Ruby Garden căn B1 tầng 5, phòng 505, phường 5, quận Tân Bình,
Hồ Chí Minh. Với chặng đường 15 năm phát triển của công ty, có thể chia ra
làm hai giai đoạn như sau
Giai đoạn 1: Năm năm đầu hoạt động từ năm 1999- 2005
Gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia nhập vào thị trường, đặc biệt là
lĩnh vực có rào cản lớn như kinh doanh thiết bị y tế, Công ty dần dần xây
dựng được lòng tin và trờ thành nhà cung cấp đối tác với các bệnh viện,
phòng khám khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận ở miền Bắc. Trong những

năm đầu tiên hoạt động, công ty chủ yếu nhập và phân phối những thiết bị y
tế được sản xuất tại Mỹ với giá thành tương đối cao. Những nỗ lực trong việc
3
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
phát triển hệ thống kinh doanh, Công ty khẳng định được hình ảnh của mình
trong mắt khách hàng và đối tác.
Giai đoạn 2: Từ năm 2005 đến nay
Năm 2005 là năm bước ngoạt của công ty TNHH thiết bị Việt khi mở
thêm trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty phát triển mạng lưới kinh
doanh ra toàn quốc. Các mặt hàng của Việt Ba dần trở nên đa dạng hơn và
phóng phú về địa điểm sản xuất, không chỉ tại Mỹ mà còn đến từ Hàn Quốc,
Nhật Bản, Trung Quốc. Các sản phẩm được sản xuất công nghệ cao, chất
lượng tiên tiến cũng như giá cả hợp lý, cung ứng nhanh chóng cho các bệnh
viện trong nước.
Giai đoạn này, công ty đã hoàn thiện bộ máy quản lý giúp cho công tác
quản lý nhân sự ngày càng hiệu quả hơn. Các phòng ban được tách biệt một
cách rõ ràng giúp đội ngũ lãnh đạo có thể theo sát và nắm bắt những thông tin
mới nhất một cách kịp thời. Từ đó, những quyết định đưa ra luôn bám sát với
với thị trường thiết bị y tế biến đổi từng ngày và đem lại những kết quả kinh
doanh tích cực cho Việt Ba.
Tôn chỉ định hướng hoạt động là “BE- PARTNERS” với mọi khách
hàng và đối tác trong và ngoài nước. Công ty coi trọng phát triển uy tín và
hình ảnh của mình. Đem thương hiệu Công ty thiết bị Việt Ba trở thành người
bạn đáng tin cậy của tất cả các công ty trong và ngoài nước.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty TNHH Thiết bị Việt Ba là kinh doanh đúng
ngành nghề đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tập trung
vào các hoạt động kinh doanh:
- Buôn bán xuất nhập khẩu các thiết bị liên quan đến lĩnh vực y tế;

- Cung cấp các trang thiết bị và vật tư y tế nhập khẩu;
4
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
- Cung cấp hệ thông lắp đặt quản lý bệnh viện;
- Tư vấn thiết kế phòng khám;
- Dịch vụ bảo hành – bảo trì – sủa chữa thiết bị và dụng cụ y tế;
- Dịch vụ hỗ trợ đào tạo;
Ngoài ra, công ty có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi về xã hội đối với
người lao động: chính sách lương và đãi ngộ thỏa đáng cũng như công an việc
làm ổn định; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; tuân thủ quy định về tài chính,
kế toán, thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà Nước.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Từ năm 2005 đến nay, công ty TNHH Việt Ba đã dần dần kiện toàn lại
bộ máy tổ chức của mình. Công ty đã chia rõ vai trò và nhiệm vụ của mỗi cho
mỗi phòng ban và từng thành viên trong cơ cấu tổ chức. Từ đó đến nay, hiệu
5
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
quả trong quá trình kinh doanh được đánh giá là tốt và khả thi
Hình 1.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH thiết bị Việt Ba.
a. Ban Giám đốc
- Giám đốc: Trong bộ phận quản ký tổng giám đốc là người có trách nhiệm
cao nhất về các mặt liên quan trong việc phân bố nguồn lực, tổ chức, kiểm
tra và giám sát toàn bộ bộ máy hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm tài chính của toàn bộ công ty.
6
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
- Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm kinh doanh của toàn bộ
công ty.
b. Các phòng ban trực thuộc:
Công ty TNHH thiết bị Việt Ba có 6 phòng ban trực thuộc: Phòng hành

chính nhân sự, phòng kế toán tài chính, phòng xuất nhập khẩu, phòng kinh
doanh, phòng kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng, quản lý kho hàng.
• Phòng hành chính hành chính-nhân sự: Có chức năng xây dựng
và quản lý mô hình tổ chức kế hoạch, bố trí phân công lao động,
xây dựng, tình otans bẳng lương và các chế độ tiền thường, phụ
cấp cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các công tác khác như
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp ốm đau thai sản
cho người lao động.
• Phòng kế toán tài chính: Hạch toán các khoản mục của quá trình
kinh doah của công ty thành các bảng báo cáo tài chính dựa trên
cơ sở của chứng từ được thu thập, thu nhận chứng từ và ghi chép
lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo dõi tình hình sử dụng
các nguồn lực của công ty để kịp thời báo cáo cho ban lãnh đạo
của công ty.
• Phòng xuất nhập khẩu:
- Lập kế hoạch triển khai hoạt động của phòng theo kế hoạch
chung
- Tìm kiếm đối tác cung cấp nước ngoài cũng như khách hàng
trong nước
- Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương với
các nhà cung cấp cũng như các khách hàng trong nước
- Quản lý, điều hành hoạt động liên quan tới nhập khẩu hàng
hóa của công ty và thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo
7
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
của Ban Giám đốc.
• Phòng kinh doanh:
- Theo dõi công nợ khách hàng
- Phân bổ doanh số, thực hiện doanh số bán hàng theo tuần,
tháng, quý

- Triển khai các kế hoạch bán hàng, phân phối sản phẩm,
dịch vụ của công ty đến khách hàng, đối tác.
- Báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ, đột xuất cho giám
đốc chi nhánh
• Phòng kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng: chịu trách nhiệm về lắp
đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo trì các thiết bị do công ty cung cấp. Đó
cũng là các nhiệm vụ chính của phòng.
• Phòng quản lý kho : chịu trách nhiệm theo dõi số lượng hàng xuất,
nhập, tồn kho theo nguyên tắc nhập trước xuất trước.
1.3. Các đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.3.1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH thiết bị Việt Ba hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực
cung cấp, lắp đặt các thiết bị y tế.
• Buôn bán xuất nhập khẩu các thiết bị liên quan đến lĩnh vực y tế;
các thiết bị liên quan đến
• Cung cấp các trang thiết bị và vật tư y tế nhập khẩu cho các bệnh
viện trong và ngoài nước;
• Tư vấn thiết kế phòng khám và hệ thống ;
• Cung cấp hệ thông lắp đặt quản lý bệnh viện;
8
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
• Dịch vụ hỗ trợ đào tạo;
• Dịch vụ bảo hành – bảo trì – sủa chữa thiết bị và dụng cụ y tế;
Lĩnh vực chủ yếu mà công ty kinh doanh đó là thiết bị y tế. Lĩnh vực
này có hai đặc điểm khác biệt so với các lĩnh vực thông thường khác, đó là.
Đầu tiên, lĩnh vực y tế nói chung và thiết bị y tế ở Việt Nam là một lĩnh
vực đầy tiềm năng trong những năm tới. Hệ thống chăm sóc y tế cả nước hiện
có khoảng 13.051 thiết bị với 185.759 giường bệnh, trong đó có các bệnh viện
đang trong tình trạng quá tải với tỉ lệ 15 giường bệnh/10.000 dân với trang
thiết bị y tế còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu. Theo chính sách quốc gia về

trang thiết bị y tế, Chính phủ cam kết sẽ đầu tư khoảng 45,2 ngàn tỉ đồng để
xây thêm và nâng cấp hệ thống bệnh viện chuyên ngành và một số bệnh viên
đa khoa tại các vùng gặp nhiều khó khăn từ 2009-2013. Thị trường trang thiết
bị y tế trong nước được dự đoán sẽ đạt tổng giá trị hơn 1 tỉ USD vào năm
2015, gấp đôi hiện nay. Luật Bảo hiểm Y tế bắt đầu có hiệu lực từ ngày
1.7.2009 đã tạo bước đột phá đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
trong ngành trang thiết bị y tế vốn được đánh giá là mảnh đất màu mỡ nhưng
vẫn chưa được khai thác đúng mức. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu bảo
hiểm y tế bắt buộc đối với mọi công dân vào năm 2014 gồm ba mức là 100%
tại một số cơ sở khám chữa bệnh chọn lọc, tiếp đến là 95% và 80% cho các
đối tượng còn lại. Tổng vốn đầu tư và nâng cấp hạ tầng trang thiết bị y tế của
Việt Nam dự kiến có thể lên tới 2,5 tỉ USD gồm 1.300 bệnh viện và 250.000
giường bệnh vào cuối năm 2020.
Thứ hai, theo Bộ Y tế về thực trạng và triển vọng đầu tư ngành thiết bị
y tế trong nước còn nêu rõ hiện có tới hơn 86,5% sản phẩm được nhập khẩu,
trong đó Singapore, Trung Quốc và Nhật là 3 thị trường chính, chiếm hơn
9
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
43% tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2012. Vì vậy, việc tỉ giá và lãi suất
vay ngân hàng tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thiết bị
y tế. Hoạt động của ngành chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên
quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định nhập khẩu và phân phối thiết bị y
tế do Bộ Y tế, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan ban hành. Tuy nhiên,
hệ thống hiện hành chưa mang tính đồng bộ giữa các bên liên quan nên đã
ảnh hưởng không ít đến doanh nghiệp. Thêm vào đó, Nhà nước vẫn chưa có
chính sách rõ ràng trong việc điều phối nguồn nhân lực cho công tác đào tạo
về nghiên cứu sản xuất trang thiết bị y tế. Do vậy, việc kinh doanh và chuyển
giao công nghệ các thiết bị hiện đại đã gặp nhiều trở ngại, tốn thời gian và
tiền bạc cho các bên liên quan. Ngoài ra, hiện cả nước có khoảng hơn 1.000
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế nên

tình hình cạnh tranh không lành mạnh như tăng mức chiết khấu bán hàng
đang diễn ra khá phổ biến.
1.3.2 Đặc điểm mặt hàng kinh doanh
Do những hạn chế về trình độ phát triển trong lĩnh vực công nghệ y tế
trong nước, và nắm bắt những yêu cầu ngày càng cao của các bệnh viện, sản
phẩm của công ty là các thiết bị y tế được nhập khẩu từ nước ngoài. Khác với
các sản phẩm khác, thiết bị y tế là một loại “hàng hóa rất đặc biệt” nhất là “
thiết bị trong bệnh viện” bởi vì nó có giá trị lớn, không có giá niêm yết công
khai và chủ yếu được phân phối độc quyền…
Bên cạnh các sản phẩm mới chính hãng, còn có một số hàng nhái, hàng
đã qua sử dụng và hàng đã được dùng thử từ nước ngoài nhập lậu về Việt
Nam. Cá biệt có một số máy cũ được làm lại y như mới tại nước ngoài vầ
nhập về nước ta. Tuy nhiên, Việt Ba cam kết chỉ nhập khẩu các sản phẩm mới
nhất và được chính nhà sản xuất cung cấp.
10
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
Ngoài ra mỗi dòng sản phẩm có nhiều cấu hình tùy chọn khác nhau,
việc mua máy nếu không dựa trên nhu cầu thực tế của đơn vị mình rất có thể
sẽ bị lãng phí. Đặc biệt với một số dòng máy phải lựa chọn những loại có sẵn
hóa chất, vật tư thay thế để tránh bị “ ép giá” khi hết bảo hành. Tại các tỉnh
lận cận, lâu nay khách hàng mua sản phẩm chủ yếu thông qua người quen và
phải ra tận Hà Nội để xem. Tuy nhiên, hầu hết người sử dụng là bác sỹ lại vẫn
không thể kiểm chứng được chất lượng máy mà phải thông qua những kỹ sư
có kinh nghiệm. Có thể nói niềm tin là vấn đề rất lớn khi kinh doanh một
ngành nghề nhạy cảm như thiết bị y tế.
Nhanh chóng nắm bắt được vấn đề trên, các sản phẩm đều được Việt
Ba thực hiện mọi công đoạn từ nhập khẩu, bảo quản, lắp đặt, hướng dẫn sử
dụng cho bệnh. Công ty chủ yếu cung cấp 3 nhóm mặt hàng chính bao gồm :
Thiết bị xét nghiệm, thiết bị X-Quang KTS và thiết bị tin học.
1.3.2.1 Thiết bị xét nghiệm

Nhập khẩu các thiết bị xét nghiệm y tế là một trong những mặt hàng
chiến lược của Việt Ba tung ra thị trường. Các thiết bị xét nghiệm của công
ty cung cấp đa dạng về chủng loại, phong phú về công chức năng, bao gồm 9
loại hàng sau:
- Máy xét nghiệm sinh hóa
- Máy xét nghiệm miễn dịch
- Máy xét nghiệm tiểu đường
- Máy xét nghiệm huyết học
- Máy xét nghiệm điện giải
- Máy xét nghiệm phân tích khí
- Máy xét nghiệm địa danh vi khuẩn
11
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
- Máy xét nghiệm nước tiểu
- Máy xét nghiệm hóa chất
1.3.2.2 Thiết bị X-Quang kỹ thuật số
Thiết bị X-quang KTS được công ty cung cấp gồm 3 sản phẩm :
- Hệ thống số hóa X-Quang DR/FPD
- Máy X-quang kỹ thuật số đa năng
- Máy X-quang kỹ thuật số di động đa năng.
1.3.2.3 Tin học y tế
Ngoài 2 nhóm mặt hàng thiết bị y tế, Việt Ba cung cấp cho các bệnh
viện sản phẩm hệ thông thông tin quản lý. Đây là nhóm hàng giúp cho các
bệnh viện, phòng khám có thể quản lý tốt thông tin của bệnh nhân, tiện cho
quá trình đồng thời phân loại rõ ràng từng khâu bệnh án. Công ty Việt Ba
cung cấp sản phẩm hệ thống tin học với 4 nhóm hàng chính :
- Hệ thống thông tin bệnh viện - HISLINK
- Hệ thống thông tin xét nghiệm - LAPLink
- Hệ thống thông tin hình ảnh - RISLink
- Hệ thống thu thập và xử lý hình ảnh - DROC

1.3.3 Đặc điểm nguồn cung ứng
Ngành hàng kinh doanh của công ty Việt Ba là thiết bị y tế nên yêu cầu
một trình độ công nghệ tiên tiến mới sản xuất được. Nhu cầu thì rất lớn nhưng
nước ta chưa đủ khả năng sản xuất được những sản phẩm yêu cầu cao như
vậy. Do đó, giải pháp của công ty về nguồn cung hàng hóa là nhập khẩu từ
nước ngoài. Các sản phẩm chủ yếu đến từ từ các quốc gia và khu vực có trình
độ phát triển cao như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU Tùy
12
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
theo sự chênh lệch giá thành trên thị trường quốc tế mà công ty đưa ra quyết
định nhập khẩu hàng hóa từ khu vực nào. Với gần 15 năm kinh doanh trong
lĩnh vực nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế, công ty có một số lượng lớn các
đối tác trên toàn cầu, có thế kể đến đó là:
Hãng Randox -Anh : Máy xét nghiệm miễn dịch tự động hoàn
toàn, truy cập ngẫu nhiên. Hãng chuyên cung cấp các thiết bị xét nghiệm miễn
dịch .
Hãng Mindray – EU : đối tác chính cung cấp các máy xét nghiệm
sinh hóa tự động, các máy xét nghiệm máu, nước tiểu bao gồm các sản phẩm
chính là ( Mindray BC-5300, BC- 5380, BC- 5800).
Hãng ARKRAY – Nhật Bản: đối tác chuyên cung cấp máy xét
nghiệm tiểu đường, nước tiểu tự động.
Hãng MICRO IMAGING TECHNOLOGY – Mỹ: chuyên cung
cấp máy xét nghiệm định danh vi khuẩn. Phục cho cho các phòng khám,
phòng xét nghiệm vừa và nhỏ.
Hãng CANON – Nhật Bản: Chuyên cung cấp các loại máy kỹ
thuật số, thiết bị soi chụp x-quang, các loại máy kỹ thuật số có thể cầm tay
hay di động phục vụ cho các cơ sở y tế nhỏ, các công tác chuyên dụng.
Để đảm bảo quyền lợi của nhà cung cấp, Việt Ba cam kết thực hiện
đúng ghi trong hợp đồng, có một vài điểm đán chú ý sau đây.
 Tên hãng cung cấp được giữ nguyên khi phân phối lại sản phẩm.

 Hàng hóa từ Việt Ba phải tới thẳng các bệnh viện và phòng khám,
không được kéo dài kênh phân phối. Yêu cầu này khá dễ hiểu khi mà nhà
cung cấp muốn đảm bảo việc kiểm soát kênh phân phối của họ một cách chặt
chẽ. Điều này sẽ giảm đáng kể tính chủ động trong nhập và xuất hàng của
13
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
công ty dẫn đến hệ thống phân phối của Việt Ba gặp nhiều rắc rối nếu việc
phân phối các sản phẩm của các hãng khác nhau tới thẳng bệnh viện không
được tổ chức hợp lý.
1.3.4 Đặc điểm khách hàng
Mặt hàng của công ty là thiết bị y tế nên hầu hết khách hàng của công
ty hầu hết đều là các bệnh viện, phòng khám tư nhân. Thị trường thiết bị y tế
của Việt Nam có một điểm yếu lớn đó là thiếu sự minh bạch về thông tin thị
trường nên với một số khách hàng ít kinh nghiệm không những mua phải giá
cao mà còn gặp phải hàng kém chất lượng. Nắm bắt được điều này công ty
Việt Ba luôn mang lại sự chuẩn xác khi giao dich với khách hàng, từ đó xây
dụng được niềm tin và uy tín trên thị trường. Những khách hàng khi đã sử
dụng dịch vụ của công ty sẽ tương đối trung thành nếu chất lượng sản phẩm
được đảm bảo do tâm lý ngại thay đổi của bệnh viện, mà phần lớn thuộc về
nhà nước. Và mỗi thiết bị có trình độ công nghệ cao do đó giá trị mua bán
hàng hóa là rất lớn. Do vậy khách hàng thường thanh toán thành nhiều đợt và
kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Khách hàng chính là các bệnh viện tại các tỉnh, thành phố trên cả nước:
Khu vực Hà Nội:
Bảng 1.1: Khách hàng của công ty tại khu vực Hà Nội
• BV Hữu nghị Việt Đức
• BV TƯ Quân đội 108
• BV Quân y 103
• BV Thanh Nhàn
• BV 198 – Bộ Công An

• BV Việt Nam – Cu ba
• BV E
• BV Bạch Mai
• BV Xanh Pôn
• BV Việt Pháp
14
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
• BV Quân đội 354
• BV Bưu điện
• Viện bỏng Quốc Gia
• BV Răng Hàm Mặt TW
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh:
Bảng 1.2 : Khách hàng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh.
• BV Bưu điện 2
• BV Triều An
• BV 7A
• BV Thống Nhất HCM
• BV Thủ Đức
• BV An Sinh
• BV Đại học Y dược
• BV 115
• BV Nhi đồng
• BV Trưng Vương
• BV Hoàn Mỹ
Các tỉnh – thành phố khác
Bảng 1.3: Khách hàng tại các tỉnh – thành phố khác.
• BV TƯ Huế
• BV ĐK Đà Nẵng
• BV C17 Đà Nẵng
• BV ĐK Quảng Nam

• BV Việt Nam – Cuba
• BV ĐK Cần Thơ
• BV ĐK Thống Nhất
• BV ĐK Đồng Nai
• BV ĐK Bình Dương
• BV ĐK An Giang
• BV ĐK Bến Tre
• BV Bình Phước
• BV ĐK Bắc Giang
• BV ĐK Lạng Sơn
• BV ĐK Tuyên Quang
• BV ĐK Hải Dương
• BV ĐK Nam Định
• BV ĐK Thái Bình
• BV ĐK Hà Nam
• BV Việt Nam –Thụy Điển
• BV ĐK Quảng Ninh
• BV TƯ Thái Nguyên
• Viện Quân y 5 Ninh Bình
• Viện Quân y 5 Sơn Tây
15
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
1.3.5 Đặc điểm nguồn lực của công ty
1.3.5.1 Đặc điểm nhân sự của công ty
Bảng 1.4. Cơ cấu lao động năm 2012 của công ty Việt Ba. Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự
Lao động phân theo lĩnh
vực
Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Quản lý chung 4 10,8
Y tế 2 5,4

Kinh tế 13 35,1
Kỹ sư điện tử & tin học 18 48,7
Tổng số lao động 37 100
Tổng số lao động hiện có của công ty hiện nay là 37 người. Cơ cấu nhân
lực của công ty được phân bổ hợp lý, gọn nhẹ với chỉ 10.8% nhân viên làm
công tác quản lý. Có đến 48,7% nhân sự là kỹ sư điện tử và tin học. Điều này
chứng tỏ nhân sự công ty có hàm lượng chất xám cao sẵn sàng hoàn thành
được các nhiệm vụ của công ty khi có yêu cầu của khách hàng. Độ tuổi trung
16
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
bình của nhân viên trong công ty khá lý tưởng, ở mức 36,5 tuổi. Công ty có sự
cân đối giữa các nhân viên trẻ năng động và các nhân viên lâu năm giàu kinh
nghiệm, điều này sẽ tạo ra sức bật cho công ty trong thời gian tới. Đòi hỏi trình
độ nhân lực không quá cao khi chỉ có 2/37 nhân viên có trình độ trên đại học.
Ngay từ đầu ban Giám đốc của công ty đã chú ý đến hiệu quả làm việc hơn là
bằng cấp. Tất nhiên các nhân viên còn lại của công ty đều ở trình độ đại học do
yêu cầu của lĩnh vực đang hoạt động.
17
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
1.3.5.2 Đặc điểm nguồn vốn của công ty
Bảng 1.4: Bảng cân đối kế toán của Công ty Việt Ba trong 2009-2012.
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
TÀI SẢN
A TÀI SẢN
NGẮN HẠN
18.174.028.347 23.020.982.868 23.708.307.983 28.990.049.520
1 Tiền và các
khoản tương
đương tiền
251.468.409 1.608.052.082 568.902.844 4.041.342.034

2 Các khoản phải
thu ngắn hạn
9.293.601.118 5.436.019.481 7.884.030.339 8.411.067.058
3 Hàng tồn kho 8.306.955.243 15.446.706.402 14.812.953.578 12.637.534.497
4 Tài sản ngắn
hạn khác
322.003.577 530.204.813 442.421.222 3.900.105.931
B TS DÀI HẠN 9.056.958.869 8.702.610.387 10.299.879.836 10.073.553.430
1 Tài sản cố định 8.250.227.869 8.250.227.869 9.847.497.318 10.073.553.430
2 Đầu tư BĐS
3 Đầu tư tài chính
dài hạn
4 Tài sản dài hạn
khác
452.382.518 452.382.518 452.382.518
Tổng cộng tài
sản
27.230.987.216 31.723.593.255 34.008.187.819 39.063.602.950
NGUỒN VỐN
A Nợ phải trả 23.215.345.382 26.924.036.821 28.203.998.949 32.556.336.782
1 Nợ ngắn hạn 22.791.345.382 26.924.036.821 28.203.998.949 27.656.336.782
2 Nợ dài hạn 424.000.000 4.900.000.000
B VỐN CHỦ
SỞ HỮU
4.015.641.834 5.804.188.870 5.804.188.870 6.507.266.168
Tổng cộng
nguồn vốn
27.230.987.216 31.723.593.255 34.008.187.819 39.063.602.950
(Đơn vị tiền : Đồng Việt Nam) (Nguồn phòng kế toán Việt Ba)
Bảng cân đối kế toán cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt của tổng nguồn vốn

trong 4 năm qua của công ty được tăng trưởng những bước rõ rệt. Dưới tác
động của suy thoái kinh tế, Việt Ba vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn
18
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang
định. Tổng nguồn vốn lần lượt tăng 16,49%, 7,2% và 14,86% trong giai đoạn
2009-2012.
Lượng tiền mặt mà Việt Ba sở hữu thay đổi thất thường. Vào năm
2009, chỉ có 251.468.409 (VND) tiền mặt. Nó tăng lên đột biến, gấp 8 lần
thành 1.608.052.082(VND) vào năm 2010 rồi giảm xuống một phần bavào
năm 2011 là 568.902.844 (VND) trước khi tăng gấp 8 lần trở lại vào năm
2012. Nếu để ý kỹ hơn thì lượng tiền mặt của công ty có xu hướng giống với
chi phí tài chính ở báo cáo kết quả kinh doanh. Ban Giám đốc đã có những
quyết định hết sức chuẩn xác khi rút bớt lượng tiền trên thị trường vào năm
2010, hạn chế gánh nặng đến từ những khoản nợ trong ngắn hạn khi mà lãi
suất quá cao. Có được lượng tiền mặt nhất định sẽ là nền tảng thanh khoản
cho công ty ở các khoản mục cần thiết.
Những khoản phải thu ngắn hạn cũng được công ty hạn chế đến mức
tối đa. Việc cho khách hàng ghi nợ trong thời điểm suy thoái rất dễ biến thành
nợ xấu, nợ khó đòi khiến công ty mất đi khả năng thanh toán cho nhà cung
ứng.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 – 2012
Trong giai đoạn 2009-2012, nền kinh tế Việt nam có nhiều biến động
và gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và Việt Ba nói
riêng. Hàng loạt công ty không thể trả các khoản nợ và buộc phải ngừng
kinh doanh. Dù nằm trong một thị trường kín, Việt Ba cũng không nằm
ngoài tác động tiêu cực, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo Ban Giám đốc nhiều
kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình, biết thông cảm
với khó khăn chung công ty đã dần khắc phục được khó khăn, trụ vững và
19
Chuyên đề thực tập SV: Lê Vĩnh Giang

vượt qua giai đoạn khó khăn. Ba chỉ tiêu cơ bản doanh thu, chi phí và lợi
nhuận sẽ đánh giá tổng quát kết quả kinh doanh của công ty.
Ta có bảng số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty trong 4 năm 2009 -2012 như sau:
Bảng 1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Thiết bị Việt Ba trong giai đoạn 2009 -2012
Đơn vị tính : 1000 VND
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
01 Tổng doanh thu 36.079.971 30.201.381 46.569.274 48.890.420
+ DT thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
35.864.506 30.183.153 46.397.578 48.752.985
+ DT từ hoạt động tài chính 142.308 18.228 171.696 137.435
+ Thu nhập khác 73.157
02 Tổng chi phí 34.646.617 29.156.162 45.374.063 47.589.145
+ Các khoản giảm trừ
+ Giá vốn hàng bán 26.553.993 20.800.529 34.785.940 36.593.526
+ Chi phí tài chính 1.141.031 766.198 1.245.581 590.578
Trong đó: Chi phí lãi vay 413.183 121.349 303.216 287.261
+ Chi phí quản lý DN 6.878.434 7.589.434 9.342.540 10.405.041
+ Chi phí khác 23.000
03 LN thuần từ hoạt động KD 1.433.354 1.045.219 1.195.211 1.301.275
04 Lợi nhuận khác 50.157.500
05 Tổng LN kế toán trước thuế 1.483.512 1.045.219 1.195.211 1.301.275
06 Chi phí thuế TNDN 259.614 261.304 190.579 227.723
07 Lợi nhuận sau thuế 1.223.897 783.914 1.004.632 1.073.551
Nguồn: Bản báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2012/Việt Ba
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ giảm trong năm 2010.
Đây cũng là một thực tế dễ hiểu vì năm 2010 là năm khó khăn của kinh tế
trong và ngoài nước bởi tác động của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, trong

hai năm trở lại đây, doanh thu bán đã tăng một cách nhanh chóng, không
những phục hồi mức trước khủng hoàng thậm chí còn vượt xa năm 2010.
20

×