Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.88 KB, 39 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
Báo cáo thực tập tổng hợp
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần 1: TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG, CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN
I) Quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Hải Dương
1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệch số 78 – SL thành lập “Uỷ ban nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết” nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình chính phủ một kế hoạch kiến
thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Do đó, ngày 31/12
hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành kế hoạch và đầu tư.
Ngày 8/ 10/1955, Hội đồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã
quyết định thành lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia thay thế cho tổ chức tiền thân là :
“Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết”; tiếp sau đó, tháng 10/1961 là Uỷ ban Kế
Hoạch nhà nước”; từ tháng 11/1995 đến nay là “Bộ Kế Hoạch và Đầu tư”. Ngành
kế hoạch và đầu tư với hệ thống thống nhất từ trung ương đến tỉnh, huyện, ngày
càng xứng đáng với sự tin tưởng giao phó của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ và chính
quyền các cấp trong việc tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế về đầu tư trong
nước và nước ngoài.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Kế Hoạch và Đầu tư Hải
Dương đã có bước chuyển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức bộ máy được sắp xếp lại ngày
một phù hợp, đội ngũ cán bộ công chức luôn được tăng cường cả về số lượng và
chất lượng:
Trước năm 1959, tiền thân cơ quan kế hoạch và đầu tư của tỉnh là Tổ Kế
hoạch thống kê thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh với 3 cán bộ phụ trách.
Từ năm 1959, Thống kê tách khỏi kế hoạch hình thành ban kế hoạch thuộc
uỷ ban nhân dân tỉnh.
Đến năm 1961, Uỷ ban kế hoạch được thành lập nhằm xây dựng và tổ chức


thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Từ năm 1997, Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hải Dương được đổi tên thành Sở Kế
Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
Từ đó đến nay, Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đã phát triển lớn
mạnh không ngừng với tổng số: 51 cán bộ công chức, 8 phòng nhiệm vụ, văn
phòng, thanh tra sở; trên 91.8% cán bộ công chức có trình độ đại học và trên đại
học. Với vai trò là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư, Sở đã hoàn thành tôt các nhiệm vụ được
giao trên các lĩnh vực:
+ Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
+ Tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất cơ chế chính sách quản lý kinh tế
xã hội trên địa bàn tỉnh
+ Đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương
+ Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đầu thầu, đăng ký kinh
doanh về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban Nhân
dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Qúa trình phát triển
Trải qua chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành kế hoạch và đầu
tư luôn tự hào với truyền thống vẻ vang của mình với những thành tựu vang rội gắn
với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Với các mốc thời gian chính như:
Giai đoạn 1955-1957, Ngành đã tham mưu giúp cấp uỷ và chính quyền các địa
phương xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế sau
chiến tranh
Giai đoạn 1958-1960, Ngành đã tham gia vào kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển
kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cầy có ruộng” và

hình thành quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xây dựng kế hoạch khôi phục các cơ
sở sản xuất do địch rút đi, chuyển một số cơ sở ở chiến khu về, khôi phục các tuyến
đường giao thông chủ yếu, phục hồi hệ thống trường học, bệnh viện, tiếp quản và
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
duy trì các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tập trung xây dựng những doanh nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng…
Bước vào giai đoạn 1961- 1965, ngành đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và đất nước.
Tập trung thực hiện công nghiệp hoá, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, xây dựng
một số công trình lớn. Bước đầu hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế
XHCN với nền tảng quan hệ sản xuất mới, trong đó sở hữu quốc doanh và tập thể
chiếm vị trí tuyệt đối. Cơ chế quản lý kinh tế giai đoạn này lấy kế hoạch hoá tập
trung với các chỉ tiêu pháp lệnh làm công cụ điều hành cho nền kinh tế.
Trong giai đoạn1966-1975, toàn ngành đã chuyển sang xây dựng kế hoạch thời
chiến, tập trung vào công trình phục vụ chiến đấu như: cầu, đường, kho tàng, sơ tán
các cơ sở kinh tế, trường học bệnh viện, viện nghiên cứu… về nơi an toàn. Chú
trọng tới phát triển công nghiệp địa phương, Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và
hậu cần cho mặt trận. Hình thức kế hoạch chủ yếu là kế hoạch ngắn hạn, gồm kế
hoạch năm, kế hoạch quý.
Giai đoạn 10 năm từ khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới, Công
tác kế hoạch đã tích cực tham gia vào việc nghiên cứu kế hoạch tổ chức lại nền kinh
tế, phân bổ lực lượng sản xuất, tổ chức nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế- xã
hội dài hạn và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác kế hoạch đầu tư.
Ngành kế hoạch đầu tư đã tham gia tích cực vào xây dựng cơ chế kinh tế mới như
cải tiến phân phối thu nhập quốc dân theo hướng thống nhất hài hoà 3 lợi ích: Nhà
nước; tập thể và cá nhân người lao động; đổi mới phương pháp và cơ chế kế hoạch
hoá; giảm bớt số chỉ tiêu pháp lệnh, tăng cường chủ động cho địa phương và cơ sở
thực hiện tốt việc cụ thể hoá nội dung của Nghị định 25/ CP để “cởi trói” cho các

doanh nghiệp nhà nước và chỉ thị 100 của ban bí thư về đổi mới cơ chế khoán sản
phẩm trong nông nghiệp; tập trung vốn cho các công trình quan trọng nhất, có ý
nghĩa then chốt đối với nền kinh tế quốc dân.
Ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt các kế hoạch 5 năm
như: Kế hoạch 5 năm lần 4 (1986-1990), kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1991-1995)
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
nhằm ổn đinh tình hình kinh tế -xã hội và chính trị, sớm thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng và lạm phát, đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất
định…Tiếp theo là các kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996-2000), kế hoạch 5 năm lần
thứ 7 (2001-2005) đây là kế hoạch gắn với việc thực hiện nghị quyết của đại hội
đảng bộ lần thứ XIII và đạt được những thành tựu to lớn như: tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao bình quân là 10,8 %/ năm; nền kinh tế nhiều thành phần phát triển
nhanh, hoạt động sôi nổi năng động, có hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu quan
trọng; giá trị nông nghiệp tăng 5 %, công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh giá
trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22.1 %/ năm, hình thành các khu, cụm và
một số ngành công nghiệp có tính chất mũi nhọn như: vật liệu xây dựng, may, giầy
xuất khẩu, cơ khí rắp ráp và chế tạo…Nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài
đã đựơc cấp phép và đi vào hoạt động; góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện
đại hoá của tỉnh nhà; từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao
tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế…
Trong 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
nhà nước, kinh tế xã hội tỉnh đã có bước tiến bộ vượt bậc. Cùng với đó thì công tác
kế hoạch và đầu tư đã được đổi mới về tư duy, hình thức và phương pháp thực hiện,
tập trung vào hoạch định các mục tiêu chiến lược, các nhiệm vụ kế hoạch, các
chương trình, đề án và xác định các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Đã huy động khai thác sử dụng hiệu quả mọi nguồn

lực của các thành phần kinh tế; Đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hóa mà trọng
tâm là công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Bước đầu tạo tiền đề vững chắc
xây dựng nền kinh tế của tỉnh Hải Dương phát triển theo hướng hiệu quả, chất
lượng phù hợp với tình hình phát triển của cả nước và đặc điểm riêng của địa
phương. quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
II) Cơ cấu,tổ chức,chức năng nhiệm vụ của phòng ban
1.Vị trí và chức năng của sở
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dương, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các
lĩnh vực: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; tổ chức thực
hiện kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế- xã hội trên địa bàn
tỉnh; đầu tư trong nước và ngoài nước trong địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh; về các dịch
vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy
định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.Nhiệm vụ và quyền hạn của sở
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định, Chỉ thị về quản lý các lĩnh
vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của
pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm nội dung văn
bản đã trình.
Trình UBND tỉnh Quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về lĩnh vực kế
hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành của tỉnh theo quy định

của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy
định phân cấp đó.
Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương; trong đó có chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của cả năm trên địa bàn tỉnh và những
vấn đề liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các
nguồn lực để phát triển KT- XH.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của Sở được thể hiện thông qua chức năng
và nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Sở. Theo Quy chế làm việc của Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, Sở bao gồm 10 phòng ban và 1 Trung tâm hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp, Tư vấn và Xúc tiến đầu tư với những chức năng, nhiệm vụ
khác nhau.
1. Văn phòng Sở
Chức năng
Văn phòng có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Sở tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, nội vụ cơ quan và phục vụ công tác đối ngoại.
Nhiệm vụ
Tham mưu giúp lãnh đạo Sở trong việc nghiên cứu, sắp xếp biên chế, tổ chức bộ
máy và nhân sự phục vụ nhu cầu công tác của cơ quan. Thực hiện công tác quản lý
cán bộ và hồ sơ cán bộ.
Tham mưu giúp lãnh đạo thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ công chức
theo quy định.
Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của Nhà nước; quản lý và sử
dụng con dấu của cơ quan theo quy định.
Chủ trì lập báo cáo (giao ban, tổng kết và một số báo cáo khác thuộc lĩnh vực
Văn phòng).

Hàng tháng báo cáo lãnh đạo tỉnh phụ trách khối về tình hình thực hiện nhiệm
vụ của cơ quan.
Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất những biện pháp giúp lãnh đạo xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, công tác cải cách hành chính trong
cơ quan theo quy định.
Giúp lãnh đạo Sở trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác
dân quân tự vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, bảo vệ cơ quan; quản
lý tài sản và sử dụng nguồn kinh phí phục vụ hoạt động của cơ quan theo chế độ
chính sách hiện hành.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản trị hành chính để phục vụ mọi hoạt động
chuyên môn và sinh hoạt thường xuyên của cơ quan.
Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định; tham mưu, giúp
việc cho lãnh đạo Sở trong công tác đánh giá cán bộ, tổ chức quy hoạch cán bộ, bổ
nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ theo quy định.
Phối hợp hỗ trợ hoạt động của cán bộ hưu trí thuộc diện quản lý của Sở.
Quan hệ công tác mật thiết với các vụ, viện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các
sở, ngành, các đơn vị trong tỉnh và các đơn vị trong Sở để hoàn thành nhiệm vụ
chung.
Thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.
2. Phòng Thanh tra Sở
Chức năng
Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư là tổ chức Thanh tra thuộc Sở Kế hoạch và
Đầu tư có chức năng thực hiện quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước
của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Nhiệm vụ
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị
trực thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về kế hoạch và đầu tư của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính đối với các lĩnh vực được quy định tại Điều 17 Nghị định 148 – 2005 NĐ –
CP của chính phủ.
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy
bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước được phát hiện qua hoạt
động thanh tra.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Sở thực hiện quy định của pháp
luật về công tác thanh tra, phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Sở chỉ
đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ quan, đơn vị đó.
Khi cần thiết yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ công chức tham gia
đoàn thanh tra.
Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật về chống tham nhũng.
Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo,
chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật.
3. Phòng Quy hoạch – Tổng hợp
Chức năng
Phòng Quy hoạch – Tổng hợp là phòng chuyên môn thuộc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Hải Dương, có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Sở về công tác
tổng hợp, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhiệm vụ
Chủ trì tổ chức hướng dẫn, phối hợp với các Sở ngành có liên quan, các huyện,

thành phố trong tỉnh xây dựng và thẩm định dự án quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch tổng thể
các KCN và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn. Là đầu mối để
thực hiện công tác giao kế hoạch hàng năm của tỉnh.
Theo dõi, tổng hợp báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các dự án quy
hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố đã
được ban hành theo chế độ quy định. Trực tiếp theo dõi tình hình thực hiện kế
hoạch của các ngành: Công an, Quân đội, Tư pháp.
Tham gia cùng các phòng chức năng thuộc Sở trong việc xây dựng các cân đối
lớn về ngân sách, vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, lao động.
Xây dựng báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch định kỳ (tháng, quý, 6
tháng, cả năm) và đột xuất.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách trong điều hành, quản lý
nhà nước về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp các đơn vị thuộc Sở xây dựng và thực hiện các dự án, chương trình lưu
trữ thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh qua từng giai đoạn, nhằm phục vụ
công tác thường xuyên của Sở.
Tham gia chương trình hợp tác với các tỉnh, thành phố, Chương trình đều phối
phát triển của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.
4. Phòng Tài Chính – Thương mại
Chức năng
Phòng Tài chính – Thương mại là phòng chuyên môn thuộc Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Hải Dương, có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Sở quản lý
nhà nước về quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả và thương
mại du lịch của tỉnh.
Nhiệm vụ

Phối hợp với các ngành liên quan trong việc lập kế hoạch, theo dõi và tổng hợp
tình hình thực hiện kế hoạch thuộc lĩnh vực Tài chính, Thương mại, Du lịch. Đề
xuất các giải pháp xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. Cụ thể:
+ Phối hợp với phòng chức năng Ngân hàng nhà nước tỉnh, Ngân hàng phát triển
tỉnh tổng hợp tình hình tín dụng trên địa bàn.
+ Phối hợp với phòng chức năng Kho bạc tỉnh theo dõi tình hình thu chi tiền mặt
qua Kho bạc trên địa bàn tỉnh và theo dõi tình hình thanh toán vốn ĐTPT thuộc
NSĐP.
+ Phối hợp với Cục thuế tỉnh trong việc xây dựng dự toán thu NSNN trên địa
bàn tỉnh và theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh.
+ Phối hợp với phòng chức năng Sở Tài chính trong việc xây dựng dự toán chi
thường xuyên NS tỉnh và cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp theo
dõi tình hình thực hiện. Chủ trì, phối hợp với phòng chức năng Sở Tài chính trong
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
việc phân bổ nguồn vốn ĐTPT của tỉnh. Tổng hợp theo dõi tình hình quyết toán các
dự án đầu tư từ nguồn ĐTPT thuộc NS tỉnh.
+ Phối hợp với Sở thương mại trong việc lập kế hoạch và theo dõi tình hình thực
hiện về tổng mức lưu chuyển hàng hóa và kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn
tỉnh. Trực tiếp theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà
nước thuộc Sở thương mại, thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh và Công ty xổ số kiến
thiết.
Chủ trì, phối hợp với phòng Thẩm định đầu tư trong việc xây dựng cơ cấu
nguồn vốn chi đầu tư trong việc thẩm định và phân bổ cho các lĩnh vực. Phối hợp
với phòng Thẩm định đầu tư trong việc thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn ĐTPT
thuộc NS tỉnh.
Phối hợp với các phòng chức năng trong Sở lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn
ĐTPT thuộc NS tỉnh. Tổng hợp tình hình thực hiện. Đề xuất các phương án xử lý

nguồn cho các dự án. Cụ thể:
+ Phối hợp với phòng NN- PTNT trong việc phân bổ và tổng hợp tình hình thực
hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ĐTPT thuộc NS tỉnh trong lĩnh vực NN –
PTNT;
+ Phối hợp với phòng GT – CN trong việc phân bổ và tổng hợp tình hình thực
hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ĐTPT thuộc NS tỉnh trong lĩnh vực GT – CN;
+ Phối hợp với phòng LĐ – VX trong việc phân bổ và tổng hợp tình hình thực
hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ĐTPT thuộc NS tỉnh trong lĩnh vực văn hóa –
xã hội;
+ Phối hợp với phòng …(được lãnh đạo phân công theo dõi lĩnh vực CC-
QLNN) trong việc phân bổ và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ
nguồn vốn ĐTPT thuộc NS tỉnh trong lĩnh vực CC – QLNN.
+ Phối hợp với phòng KTĐN trong việc phân bổ và tổng hợp tình hình thực hiện
các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA.
Tổng hợp nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phối hợp với phòng QHTH trong việc thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất
thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.
Tham gia nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách về tài chính, thương mại,
du lịch.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.
5. Phòng Công nghiệp – Giao thông vận tải
Chức năng
Phòng Công nghiệp – Giao thông vận tải là phòng chuyên môn thuộc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo
Sở quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, giao thông vận
tải, bưu chính viễn thông, xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Nhiệm vụ

Chủ trì, phối hợp các phòng trong Sở và các sở ngành có liên quan tổng hợp,
xây dựng quy hoạch phát triển ngành và kế hoạch trong lĩnh vực phát triển công
nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng; xây dựng kế hoạch năm
của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh trực thuộc Sở Công nghiệp, sở Xây
dựng, sở Giao thông vận tải.
Trực tiếp theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch
trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng;
theo dõi tình hình sản xuất của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phòng phụ trách
trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách quản lý nhà nước, chủ trương đầu tư
thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.
Trực tiếp tiếp nhận và thụ lý hồ sơ, nghiên cứu, phân tích lựa chọn các dự án
đầu tư trong nước thuộc lĩnh vực công nghiệp, giao thông, xây dựng, bưu chính
viễn thông và phối hợp với phòng Thẩm định là đầu mối báo cáo lãnh đạo thẩm
định dự án. Là đầu mối quản lý sau cấp phép đầu tư các dự án đầu tư trong nước
thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.
Là đầu mối quản lý các chương trình, đề án do lãnh đạo sở giao.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phối hợp với các Sở Giao thông vận tải, Sở Công nghiệp, Sở Bưu chính viễn
thông, Sở Xây dựng và các sở ngành khác có liên quan về công tác quản lý, sử dụng
vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận
tải, bưu chính viễn thông, xây dựng.
Tham gia công tác sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phòng phụ
trách.
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dự phòng vật tư phương tiện phục vụ công tác
phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra theo đúng kế hoạch.
Tham gia và là thành viên Quỹ khuyến công tỉnh theo chức năng nhiệm vụ tỉnh
giao.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo sở giao.
6. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chức năng
Phòng NN và PTNT là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức
năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Sở trong công tác tổng hợp xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển nông – lâm – thủy sản và kinh tế nông thôn trên địa bàn
tỉnh; nghiên cứu đề xuất các biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm thực hiện các mục
tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp va phát triển nông thôn.
Nhiệm vụ
Theo dõi tình hình thực hiện, tổng hợp và xây dựng: Kế hoạch hàng năm, trung
hạn và dài hạn về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh, bao
gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy nông, tu bổ đê điều; Kế
hoạch di dãn dân, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
Theo dõi, tổng hợp kế hoạch sử dụng và quản lý đất đai hàng năm của Sở Tài
nguyên và Môi trường.
Tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện và xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm
thuộc ngành nông nghiệp. Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo sở theo dõi, hướng
dẫn, đôn đốc quá trình lập và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
vật chất kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh
trên cơ sở kế hoạch đã được UBND tỉnh giao.
Theo dõi tình hình thực hiện, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của các
đơn vị có vốn Nhà nước thuộc ngành nông, lâm nghiệp.
Tham gia đề xuất với lãnh đạo sở về các biện pháp, cơ chế chính sách phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, bao gồm: Chính sách về đầu tư phát triển, chính
sách khuyến nông, khuyến ngư,…trên cơ sở chế độ chính sách của Nhà nước.
Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả
năm về phát triển sản xuất và đầu tư cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông

thôn.
Thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo sở giao.
7. Phòng Lao động – Văn xã
Chức năng
Phòng Lao động – Văn xã là phòng chuyên môn thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Hải Dương, có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Sở trong công tác
nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng và quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch đầu tư
phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội của tỉnh.
Nhiệm vụ
Tổng hợp, xây dựng: Quy hoạch phát triển ngành; Kế hoạch và Đầu tư trong
lĩnh vực Văn hóa xã hội của tỉnh (bao gồm: Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hóa –
thể thao và du lịch; Lao động thương binh và xã hội; Khoa hoc và Công nghệ).
Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc
gia; Vốn trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu; Đầu tư từ xổ số kiến thiết trong lĩnh
vực Văn hóa xã hội của tỉnh.
Tổng hợp, báo cáo, xây dựng kế hoạch đào tạo; dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Tổng hợp, báo cáo các chỉ tiêu thu, nộp ngân sách của các doanh nghiệp, đơn vị
thuộc Khối văn hóa xã hội.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương chuẩn bị đầu tư và chủ trì thẩm định đầu tư
các dự án sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục. Tham gia thẩm
định các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội. Theo dõi, đôn đốc các ngành, đơn vị
thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội.
Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về Kế hoạch
và Đầu tư trong lĩnh vực Văn hóa xã hội.
Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ đạo.

8. Phòng Thẩm định và Đầu tư phát triển
Chức năng
Phòng Thẩm định và đầu tư phát triển là phòng chuyên môn thuộc Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Hải Dương, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Sở trong công tác
lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, thẩm định dự án đầu tư và kế hoạch
đấu thầu, kết quả đấu thầu các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa
bàn tỉnh theo quy định. Giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư; xem xét, thẩm tra các dự
án đầu tư trong nước theo Luật đầu tư.
Nhiệm vụ
Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chuẩn bị đầu tư
hàng năm và dài hạn của tỉnh trên các lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, CCN,
các công trình công cộng, hạ tầng của các cơ quan Nhà nước, hệ thống giao thông,
lưới điện bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn vốn hỗ trợ của nước
ngoài và các nguồn vốn khác trình Giám đốc Sở duyệt, báo cáo UBND tỉnh xem
xet, ban hành.
Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách theo quy định của
Nhà nước. Đối với các dự án thuộc lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn, Chương trình
mục tiêu Quốc gia về giáo dục thì phòng Thẩm định Đầu tư phối hợp với các
phòng: Nông nghiệp – nông thôn; Lao động – Văn xã để thẩm định về yêu cầu kỹ
thuật, quy mô dự án.
Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng trong Sở thẩm định kế hoạch đấu
thầu, kết quả đấu thầu các dự án xây dựng, các dự án mua sắm trang thiết bị bằng
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
nguồn vốn NSNN, nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài cho đầu tư xây dựng cơ bản,
vốn tín dụng đầu tư có sự bảo lãnh của Nhà nước và các nguồn vốn khác theo quy
định của Luật đấu thầu.
Báo cáo và tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư, xem xét, thẩm tra, tổng
hợp trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước

theo Luật đầu tư.
Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ báo cáo giám sát đầu tư theo quy định về
tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm và các dự án đầu tư
trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch và các biện pháp triển khai thực hiện
nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh.
Tổ chức, triển khai hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ, chính sách và đề
xuất các cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng có liên quan, giám sát, kiểm tra các
công trình xây dựng thuộc khối mình phụ trách.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo sở giao.
9. Phòng Đăng ký kinh doanh
Chức năng
Phòng ĐKKD là phòng chuyên môn thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng
tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Sở quản lý Nhà nước về công tác ĐKKD, kế
hoạch phát triển doanh nghiệp, trợ giúp phát triển doanh nghiệp trong nước trên địa
bàn tỉnh.
Nhiệm vụ
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng ĐKKD cấp tỉnh
được quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006 của Chính phủ
về ĐKKD.
Xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp hàng năm và kế hoạch 5 năm, có
những đề xuất, kiến nghị, chương trình hành động cụ thể nhằm tạo điều kiện cho sự
phát triển cả về số lượng và chất lượng của doanh nghiệp.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư
tổ chức đào tạo, tập huấn về pháp luật, kỹ năng kinh doanh cho người khởi sự
doanh nghiệp, đội ngũ quản lý các doanh nghiệp.

Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (PC13
– Công an tỉnh), Phòng Tuyên truyền hỗ trợ và Phòng Xử lý tờ khai và kế toán thuế
(Cục Thuế tỉnh) và các phòng, ban có liên quan thực hiện tốt Đề án một cửa liên
thông trong cấp ĐKKD, con dấu và mã số thuế và các Quy chế phối hợp giữa ba
ngành; thường xuyên nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm tiếp tục cải tiến và
nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại Bộ phận ĐKKD, cấp dấu và mã
số thuế.
Phối hợp quản lý doanh nghiệp sau ĐKKD; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt
động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với phòng Kế hoạch – Tài chính
các huyện thành phố trong thực hiện công tác chuyên môn và tổng hợp số liệu về hộ
kinh doanh cá thể.
Hàng năm, đề nghị tỉnh, sở tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với các doanh
nghiệp trong nước trên địa bàn với lãnh đạo UBND tỉnh để nắm bắt những khó
khăn cũng như nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị,…của doanh
nghiệp; tập hợp các ý kiến của doanh nghiệp, đề nghị các sở ban ngành có liên quan
trả lời, từ đó đề nghị tỉnh có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cũng như đề ra cơ
chế, chính sách và biện pháp phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Tham gia tổ chuyên viên Ban Đổi mới phát triển doanh nghiệp.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao.
10. Phòng Kinh tế đối ngoại
Chức năng
Phòng Kinh tế đối ngoại là phòng chuyên môn thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Hải Dương, có chức năng tham mưu, giúp Lãnh đạo Sở trong công tác quản lý
Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), quản lý nguồn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO) trên
địa bàn tỉnh.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nhiệm vụ

Nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài;
danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh cho từng
thời kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu
tư tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài; quảng bá giới thiệu hình ảnh môi
trường đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư nước ngoài qua các phương tiện thông tin
đại chúng.
Tham mưu cho lãnh đạo sở làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài khi các nhà
đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, hoặc triển khai dự án trong địa bàn tỉnh; hướng
dẫn, hỗ trợ các đối tác Việt Nam trong việc hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh với
các đối tác nước ngoài.
Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm ngoài các KCN theo quy
định của pháp luật và tổng hợp chung hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh.
+ Hướng dẫn thủ tục đầu tư, tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư và cấp giấy chứng
nhận đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Theo dõi, quản lý, tổng hợp số liệu của các dự án FDI nằm ngoài các KCN
theo quy định; tham mưu giúp Lãnh đạo sở giải quyết, xử lý các đề nghị, vướng
mắc của các doanh nghiệp FDI.
+ Phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với
các dự án đầu tư nước ngoài sau cấp giấy chứng nhận đầu tư.
+ Lập báo cáo về hoạt động FDI theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên và theo
quy định. Là đầu mối tổng hợp chung hoạt động FDI trên địa bàn toàn tỉnh (cả trong
và ngoài KCN)
Xây dựng chương trình, kế hoạch vận động thu hút và sử dụng vốn ODA và các
nguồn viện trợ phi chính phủ; hướng dẫn các sở ban ngành xây dựng danh mục và
nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ;
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
18
Báo cáo thực tập tổng hợp

tổng hợp danh mục các chương trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
Xây dựng các chương trình, kế hoạch vận động thu hút và sử dụng ODA và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Tham mưu giúp Lãnh đạo sở quản
lý thực hiện dự án của các chủ dự án và ban quản lý dự án.
Tổng hợp, đánh giá thực hiện và lập báo cáo về các chương trình dự án ODA và
các nguồn viện trợ phi Chính phủ theo yêu cầu của cơ quan cấp trên và theo quy
định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo sở giao.
11.Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Tư vấn và Xúc tiến đầu tư
Chức năng
Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Tư vấn và xúc tiến đầu tư là đơn vị sự
nghiệp công lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động với chức năng hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư vấn và xúc tiến đầu tư, tổ chức các hoạt động dịch vụ
về đầu tư thuộc mọi nguồn vốn và phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế. Trung tâm chụi sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở Kế hoạch và
đầu tư; chụi sự quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan. Trung tâm có tư
cách pháp nhân, có con dấu và được mởi tài khoản theo quy định của Nhà nước.
Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm trình Giám đốc Sở kế hoạch và
Đầu tư phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ:
+ Bồi dưỡng, đào tạo kiến thức quản lý doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc
tế hỗ trợ tư vấn cho chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung
đăng ký kinh doanh và tổ chức, cơ cấu lại doanh nghiệp; xây dựng các mô hình phát
triển lại các doanh nghiêp,…
+ Tham gia các thể chế, chính sách và các chương trình trợ giúp phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ; là đầu mối tiếp nhận, tổng hợp và phản ánh với cấp có
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
19

Báo cáo thực tập tổng hợp
thẩm quyền những kiến nghị của doanh nghiệp về cơ chế, chính sách của Nhà nước
và của tỉnh;
+ Hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong thành lập doanh nghiệp theo mô hình
“Vườn ươm doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Về tư vấn đầu tư
+ Tư vấn đầu tư xây dựng: Tư vấn khảo sát; tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng;
tư vấn thẩm định thiết kế cơ sở; tư vấn thiết kế xây dựng; tư vấn thiết kế bản vẽ thi
công công trình dân dụng, công trình giao thông, công nghiệp, thủy lợi, công trình
hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến áp; tư vấn đấu thầu; thẩm tra thiết kế kỹ
thuật và tổng dự toán; tư vấn giám sát và quản lý dự án;…
+ Tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn tiếp cận về các nguồn vốn phục vụ cho đầu
tư…
Về xúc tiến đầu tư
+ Thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư do UBND giao;
+ Tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các dự án đầu tư vào
địa bàn tỉnh;
III) Một số hoạt động của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
1.Thực trạng các hoạt động liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý
đầu tư tại sở
1.1. Quy hoạch và kế hoạch hoạt động đầu tư
- Xây dựng cơ cấu vốn theo ngành, lãnh thổ, lĩnh vực
Trong những năm vừa qua Sở KH- ĐT tỉnh Hải Dương đã xây dựng kế hoạch và
chiến lược sử dụng cơ cấu vốn ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là
trọng tâm do nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh. Sau đó tỉnh tập trung ưu tiên vốn
cho phát triển ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như: Ngành da dày,
may mặc, điện tử, viễn thông…
Nếu phân cơ cấu vốn theo lãnh thổ thì toàn tỉnh có 11 huyện trong đó có 2
huyện miền núi là Chí Linh và Kinh Môn. Trong đó, tập trung phát triển các trung
tâm kinh tế mới tại các huyện có kinh tế phát triển, địa hình thuận lợi như các huyện

SVTH: Mạc Thị Thuỷ
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nam Sách, Cẩm Giàng, Thanh Miện để xây dựng các khu công nghiệp, các khu
chế xuất, các cụm công nghiệp…Ngoài ra, tập trung ưu tiên phát triển kinh tế tạo
mọi điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế cho các huyện có tình hình kinh tế khó
khăn như: Huyện Ninh Giang, huyện Kim Thành để đưa nền kinh tế trên toàn tỉnh
phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện.
- Xây dựng danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho dự án thuộc NSNN
Những dự án sử dụng ngân sách nhà nước chủ yếu là những dự án công cộng
như: Dự án xây dựng các công trình giao thông, dự án xây dựng trường học, bệnh
viện…do đặc thù của những dự án này là sử dụng nguồn vốn lớn, khả năng thu hồi
vốn phải mất thời gian dài và lợi nhuận kiếm được thì lại rất thấp do đó nó không
thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy những dự án này chủ yếu
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tỉnh Hải Dương khi xây dựng danh mục
đầu tư cho những dự án này, các cán bộ ngành đã phải lên kế hoạch cho những dự
án đó một cách kỹ lưỡng và tính toán một cách chính xác về quy mô vốn đầu tư cho
những dự án này. Trong 2 năm trở lại đây, đã có khoảng hơn 10 dự án sử dụng vốn
ngân sách nhà nước với quy mô vốn khác nhau, dự án có quy mô vốn lớn nhất vào
khoảng 100 tỷ đồng, dự án thấp nhất vào khoảng 5 tỷ đồng. Hầu hết các dự án này
đã thực hiện thành công và đi vào hoạt động như: Dự án xây dựng đường quốc lộ
183, dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh đang trong quá trình thực hiện, ngoài ra
đa số các dự án đó đang trong quá trình thực hiện đầu tư.
Thông qua kế hoạch đầu tư phát triển năm 2009 từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước, như sau:
Tổng nguồn vốn: 694.660 triệu đồng gồm vốn cân đối ngân sách địa phương
592.060 triệu đồng (vốn Ngân sách XDCB tập trung: 292.060 triệu đồng, vốn thu từ
sử dụng đất: 300.000 triệu đồng) và nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương 102.600
triệu đồng (Từ chương trình mục tiêu quốc gia 25.500 triệu đồng, từ nguồn hỗ trợ
công trình quan trọng 47.100 triệu đồng, vốn từ nước ngoài-ODA 30.000 triệu

đồng). Phương án phân bổ như sau: Tổng vốn 474.660 triệu đồng trong đó nguồn
cân đối ngân sách tỉnh 372.060 triệu đồng (Vốn đối ứng, quy hoạch, sử dụng đất
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
73.000 triệu đồng; Hỗ trợ doanh nghiệp 3.780 triệu đồng; Để phân bổ sau 20.000
triệu đồng; Thanh toán nợ các công trình XDCB hoàn thành 137.640 triệu đồng;
Công trình chuyển tiếp 123.879 triệu đồng; Công trình mới 13.761 triệu đồng) và
nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương 102.600 triệu đồng (Các chương trình mục
tiêu quốc gia 25.500 triệu đồng; TW hỗ trợ các công trình quan trọng 47.100 triệu
đồng; Vốn nước ngoài-ODA 30.000 triệu đồng). Cụ thể chi tiết như sau:
Đơn vị: triệu đồng
a Các DA đầu tư từ nguồn thu SD đất 9.000
b Vốn đối ứng 54.000
b.1 Nước sạch nông thôn 5.000
b.2 Vốn ADB 3.000
b.3 Dự án điện nông thôn Re2 5.000
b.4 GTNT WB2-4 4.000
b.5 Chương trình y tế (HIV) 2.000
b.6 Chương trình về Văn hóa 2.000
b.7 Chương trình về Xã hội (TT GD LĐ
XH)
4.000
b.7 Vốn ODA, WB 29.000
* CB rác Tây Ban Nha, thoát nước
TPHD
15.000
* Cấp nước TP Hải Dương 10.000
* Cấp nước WB 4.000
c Quy hoạch 10.000

Nguồn: NQ số 75/2007/NQ-HĐND
- Xây dựng danh mục các dự án thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
Trong những năm gần đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng đươc rất nhiều
danh mục dự án đầu tư như: những dự án đầu tư sản xuất trong và ngoài hàng rào
khu công nghiệp, những dự án đầu tư phát triển khu du lịch trên địa bàn tỉnh, dự án
trong lĩnh vực nông nghiệp như: dự án sản xuất nông sản chế biến xuất khẩu. Tổng
hợp trong 2 năm gần đây, tổng số dự án thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh
HD là trên 80 dự án , trong đó có khoảng 20 dự án thu hút đầu tư 100% vốn nước
ngoài, còn lại là liên doanh và đầu tư trong nước.
Ngày 3/10/2008, UBND tỉnh ra Quyết định số 3152/QĐ-UBND về việc ban
hành Danh mục dự án kêu gọi đầu tư tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 – 2015
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
Theo đó, Những dự án trong Danh mục là những dự án quan trọng đã được sự
chấp thuận về chủ trương đầu tư. Căn cứ Danh mục này, các Sở, ngành, UBND các
huyện và thành phố Hải Dương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tài
liệu giới thiệu dự án làm cơ sở cho việc vận động đầu tư. Đồng thời có trách nhiệm
phối hợp, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc chuẩn bị thành lập dự án và trong quá
trình triển khai dự án.
Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, tổng hợp tình hình cấp Giấy chứng nhận
đầu tư cho các dự án trong Danh mục; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở,
ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với
các dự án đặc thù trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Quyết định này có hiệu lực
thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Danh mục dự án gọi vốn đầu tư
nước ngoài giai đoạn 2005 - 2010 ban hành kèm theo văn bản số 966/CV-UB ngày
01 tháng 11 năm 2004 của UBND tỉnh Hải Dương.
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
23
Báo cáo thực tập tổng hợp

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 CỦA
TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3512/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2008
của Chủ tịch UBND tỉnh)
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
STT
TÊN
DỰ ÁN
ĐỊA ĐIỂM
XÂY
DỰNG
MỘT SỐ CHỈ TIÊU
(quy hoạch- kiến trúc;
đất đai, vốn đầu tư )
HÌNH THỨC
ĐẦU TƯ
A - NGÀNH CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG
1
Dự án
xây dựng
kết cấu
hạ tầng
các CCN
tỉnh Hải
Dương.
Các CCN
tại địa bàn
các huyện

trong tỉnh.
+ Về diện tích, vốn
đầu tư trên cơ sở quy
hoạch của từng CCN
đã được UBND tỉnh
phê duyệt, nhà đầu tư
có thể lựa chọn từng
dự án cụ thể.
+ Cơ chế đầu tư:
- Đấu thầu dự án nếu
có từ hai nhà đầu tư
quan tâm.
- Chỉ định thầu nếu
chỉ có một nhà đầu tư
quan tâm.
100% vốn nước ngoài,
liên doanh hoặc trong
nước hoặc các hình thức
khác.
2
Dự án
xây dựng
cầu Cậy
và đường
394
(đoạn từ
Phủ Bình
đi Hưng
Yên).
Huyện

Bình
Giang.
+ Cầu dài 200 m;
đường dải nhựa rộng
7 m, dài khoảng 5 km.
+ Cơ chế đầu tư:
- Đấu thầu dự án nếu
có từ hai nhà đầu tư
quan tâm.
- Chỉ định thầu nếu
chỉ có một nhà đầu tư
quan tâm.
BOT
3
Dự án
xây dựng
cầu Tuần
Mây và
đường
dẫn hai
đầu cầu.
Huyện Kim
Thành.
+ Cầu dài 600 m;
đường bê tông dài
khoảng 7 km. Vốn
200 tỷ đồng.
+ Cơ chế đầu tư:
- Đấu thầu dự án nếu
có từ hai nhà đầu tư

quan tâm.
- Chỉ định thầu nếu
chỉ có một nhà đầu tư
quan tâm.
BOT
SVTH: Mạc Thị Thuỷ
25

×