Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số nội dung về quản trị doanh nghiệp của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.61 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
MỤC LỤC
Tổng Công ty mẹ (đất thuê) 18
Tỷ đồng 31
Triệu USD 31
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
LỜI MỞ ĐẦU
Trường Đại học kinh tế quốc dân là trường đầu ngành về kinh tế. Trường luôn
tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập, nghiên cứu, tiếp xúc với thực tế đặc biệt
là sinh viên năm cuối. Với vai trò là một sinh viên cuối khoá, sau hơn 3 năm học
tập, rèn luyện tại trường em đã được trường cho đi thực tập tại Tổng công ty cổ
phần dệt may Hà Nội(HANOSIMEX).
Trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,
ngành Dệt may Việt Nam luôn giữ một vị trí quan trọng của nền kinh tế và chiếm
khoảng 10-12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, tạo được nhiều việc
làm cho người lao động và là một trong những ngành chủ lực có kim ngạch xuất
khẩu lớn. Trong đó có một phần đóng góp của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà
Nội (HANOSIMEX). Trong quá trình hơn 25 năm hình thành và phát triển, Tổng
công ty đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước và khẳng định được vị
thế của mình ở trong nước cũng như với các nước trên thế giới. Tổng công ty đạt
được rất nhiểu thành tích và được nhà nước trao tặng “ Đơn vị anh hùng lao động
thởi kì đổi mới”.
Ba tuần đến thực tập tại Tổng công ty, là một quá trình học tập, nghiên cứu và
em đã tiếp thu được rất nhiều các kiến thức thực tế. Đồng thời cũng cho em hiểu
thêm về tình hình hoạt động, các phòng ban trong Tổng công ty để em viết bài báo
cáo thực tập tổng hợp này.
Để có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin chân thành
cảm ơn TS. Trần Việt Lâm – giáo viên hướng dẫn thực tập, các cô chú, anh chị
trong Tổng công ty dệt may Hà Nội, đặc biệt là các anh chị trong phòng Xuất nhập
khẩu – nơi em đang trực tiếp thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong thời


gian qua.
Bài báo cáo của em gồm 5 phần:
Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty
Phần II. Các đặc điểm chủ yếu của Tổng công ty trong sản xuất kinh doanh
Phần III: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Phần IV: Một số nội dung về quản trị doanh nghiệp của Tổng công ty
Phần V: Định hướng phát triển của Tổng công ty
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
PHẦN I
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Tên Tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
- Tên Tiếng Anh: HA NOI TEXTILE AND GARMENT JOINT STOCK
CORPORATION
- Tên viết tắt: HANOSIMEX
- Trụ sở chính: Số 25/13 – Đường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Ngày thành lập: 21/11/1984
- Hình thức: Công ty cổ phần
- Doanh thu: 120.000.000 USD
- Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty Dệt May Việt Nam
- Tổng giám đốc kiêm bí thư Đảng ủy: Chu Trần Trường
- Điện thoại: 84 – 4 - 8621024, 8621470, 6335724, 8621942
Fax: 84 – 4 – 22334
- Email:
- Website:
- Mã số thuế: 1000100826
- Vốn điều lệ: 205 tỷ Việt Nam đồng

- Số lượng phát hành: 20.500.000 cổ phần
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103022023 do Sở kế hoạch đầu tư Hà
Nội cấp ngày 22/01/2008
- Tổng số thành viên: 13, trong đó có 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệ nhuộm, 8
nhà máy may.
- Tổng công nhân: 5000 người
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (HANOSIMEX) trực thuộc tập đoàn
dệt may Việt Nam (VINATEX). Được thành lập ngày 21/11/1984 với tên gọi ban
đầu là nhà máy sợi Hà Nội. Sau nhiều năm hoạt động và thực hiện đường lối phát
triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, với nỗ lực trí tuệ và công sức của nhiều thế hệ
cán bộ công nhân viên, do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất ngày 11/1/2007 Bộ
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
công nghiệp đã có quyết định số 04/2007/QĐ – BCN thay đổi tổ chức lại cơ cấu
thành Tổng công ty dệt may Hà Nội. Tháng 1/2008 đổi tên thành Tổng công ty cổ
phần dệt may Hà Nội.
- Các giai đoạn phát triển: Qua quá trình hoạt động hơn 25 năm với nhiều
sự kiện diễn ra, Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội đã phát triển ngày một lớn
mạnh với nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây là một số giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn từ 1987 đến 1984:
Ngày 7/4/1978: Hợp đồng xây dựng giữa công ty TECHNO – IMPORT Việt Nam
với hãng UNIONMATEX Cộng hòa Liên bang Đức được ký kết, về việc xây dựng
một nhà máy sợi có quy mô lớn nhất miền Bắc nước ta với thiết bị công nghệ của
các nước Tâu Âu.
Tháng 2/1979: Nhà máy được khởi công xây dựng
Ngày 21/11/1984: Nhà máy Sợi Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào sản
xuất theo quyết định số 211/CNN/TCLĐ ngày 24/2/1983 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp nhẹ( nay là Bộ Công nghiệp).

+ Giai đoạn từ 1985 đến 1990:
Tháng 4/1990: nhà máy Sợi Hà Nội được Bộ kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Công
thương) cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch quốc tế là
HANOSIMEX, được Ngân hàng Ngoại thương cho mở tài khoản ngoại tệ tại ngân
hàng và sử dụng các nguồn ngoại tệ tự có khác.
+ Giai đoạn từ 1991 đến 1995:
Ngày 30/04/1991: Nhà máy Sợi Hà Nội được đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp Sợi
– Dệt kim Hà Nội theo quyết định của Công Nghiệp nhẹ. Đây là giai đoạn rất khó
khăn với kinh tế Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng khi mà Liên Xô và Đông
Âu tan rã, thị trường xuất khẩu chủ lực bị mất. Cho nên công ty đã có một quyết
định rất sáng suốt là chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác
như Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản…Trang thiết bị, công nghệ của công ty
không ngừng được đổ mới, quy mô sản xuất cũng ngày càng được mở rộng.
Tháng 10/ 1993: Sáp nhập nhà máy Sợi Vinh là thành viên của Xí nghiệp Liên hiệp
theo quyết định sáp nhập của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Năm 1994, Xí nghiệp xây dựng Nhà máy May thêu Đông Mỹ tại huyện Thanh Trì –
Hà Nội.
Năm 1995: Sáp nhập thêm công ty Dệt Hà Đông, làm cho quy mô của doanh nghiệp
mở rộng hơn nhưng khó khăn cũng nhiều hơn do đây là hai đơn vị làm ăn không
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
hiệu quả. Hiện nay, mức thu nhập của nhà máy Sợi Vinh và công ty Dệt Hà Đông
đã tăng lên rất nhiều so với trước khi sáp nhập và đạt mức khá so với mặt bằng tại
Vinh và Hà Đông.
Ngày 19/06/1995, Xí nghiệp Liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội được đổi tên thành
Công ty Dệt Hà Nội theo quyết định 840/CNN/TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ.
+ Giai đoạn từ 1996 đến 2000:
Ngày 28/02/2000: Công ty Dệt Hà Nội được đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội
theo quyết định QĐ – 103 – HĐQT với tên giao dịch quốc tế viết tắt là

HANOSIMEX.
+ Giai đoạn từ 2001 đến 2005:
Năm 2004: được phép của Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định( số 177
ngày 30/12/2004) chuyển Công ty Dệt May Hà Nội sang thí điểm tổ chức hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Năm 2005, theo quyết định của Bộ Công nghiệp, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt
may Hải Phòng (thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam) sáp nhập vào Công ty Dệt
may Hà Nội.
+ Giai đoạn từ 2005 đến nay: Tổng công ty triển khai thực hiện mô hình
Công ty mẹ - Công ty con, và bước đầu thực hiện cổ phần hóa các công ty thành
viên.
Năm 2006, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam quyết định Công ty Dệt may Hà Nội là
đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan (Nghệ An)
và chuyển thành Công ty mẹ của Công ty này.
Ngày 06/02/2007: Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Tổng Công ty Cổ phần Dệt
May Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam theo quyết định số
04/2007/QĐ – BCN ngày 11/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Đồng thời,
Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Hải Phòng đã tiến hành Đại hội Cổ đông để trở
thành Công ty Cổ phần thương mại Hải Phòng-HANOSIMEX, trong đó
HANOSIMEX chiếm hơn 51% vốn điều lệ.
Tháng 12/2007: Tổng công ty tiến hành cổ phần hóa, đến 1/2008 đổi tên thành Tổng
Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội. Trong đó vốn nhà nước chiếm 57,74% vốn điều
lệ, còn lại là vốn cổ đông. Têm giao dịch chính thức là Vinatex – Hanosimex, hoạt
động từ 01/01/2008
Qua hơn 25 năm sản xuất kinh doanh, Vinatex-Hanosimex đã trải qua nhiều thử
thách và vẫn đứng vững để trở thành một trong các công ty dệt may hàng đầu của
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
Việt Nam. Hiện nay, công ty đã có 13 nhà máy thành viên, trong đó gồm có 2 nhà

máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 8 nhà máy may với tổng diện tích mặt bằng trên
24ha, hơn 5000 công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cùng trang thiết bị hiện
đại, công nghệ tiên tiến của các nước Đức, Ý, Nhật, Bỉ, Mỹ… với hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, SA 8000 và WRAP.
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hóa chất (trừ
hóa chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật
liệu điện, điện tử, nhựa, cao su, các mặt hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh kho vận cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh hạ tầng.
- Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân dệt may; dịch vụ khoa học, công nghệ
sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị (chỉ hoạt động khi cơ quan có thẩm quyền cho
phép).
- Lắp đặt các thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành
dệt may.
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
PHẦN II
CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG
SẢN XUẤT KINH DOANH
I. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Sơ đồ tổ chức:
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
Hiện nay, Vinatex-Hanosimex hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-công ty con.
Tổng Công ty mẹ có 11 phòng ban, gồm:
1. Phòng Quản trị nhân sự.
2. Cơ quan Tổng giám đốc.

3. Phòng Quản trị hành chính.
4. Phòng Kinh doanh.
5. Phòng Kế toán tài chính.
6. Phòng Xuất nhập khẩu.
7. Phòng Đời sống.
8. Phòng Đảm bảo chất lượng.
9. Phòng Điều hành sợi dệt.
10. Phòng Điều hành may.
11. Trung tâm Y tế.
Ngoài ra còn có 04 nhà máy trực thuộc Tổng Công ty mẹ, gồm :
1. Nhà máy Sợi.
2. Nhà máy May 1.
3. Nhà máy May 2.
4. Nhà máy May 3.
Và các công ty con và công ty liên kết đã được cổ phần hóa như sau
1
:
1. Công ty Cổ phần Thời trang HANOSIMEX.
2. Công ty Cổ phần Thương mại HANOSIMEX –Vinatex.
3. Công ty Cổ phần Dệt kim HANOSIMEX.
4. Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan.
5. Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông-HANOSIMEX.
6. Công ty Cổ phần May Đông Mỹ- HANOSIMEX.
7. Công ty Cổ phần Thương mại Hải Phòng-HANOSIMEX.
8. Công ty Cổ phần Cơ điện-HANOSIMEX.
1
Hiện trong quá trình di dời và sắp xếp lại sản xuất đang hình thành thêm một số các công ty con và " cháu"
khác như Cty CP may Hải phòng, Cty CP sợi dệt Nam Đàn, Cty CP sợi Hồng Lĩnh
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
7

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
2. Chức năng, nhiệm vụ:
2.1. Cơ cấu bộ máy quản trị
2.1.1. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
- Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất Tổng
công ty, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ
đông có quyền biểu quyết uỷ quyền. ĐHĐCĐ có các quyền sau:
+ Thông qua sửa đổi, bổ sung điều lệ
+ Thông qua kế hoạch phát triển của Tổng công ty, thông qua báo cáo tài
chính hàng năm, các báo cáo của Ban Kiểm Soát, của Hội đồng quản trị và
cuả các kiểm toán viên
+ Quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị
+ Bầu, bãi nhiễm thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
+ Các quyền khác được quy định tại điều lệ
- Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị của
Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề, trừ
những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ, liên quan đến mục đích, quyền lợi, hoạt
động, định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển Tổng công ty.
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra giám
sát HĐQT, Cơ quan Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Tổng
công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về các công việc
thực hiện và các công việc được giao.
2.1.2. Cơ quan Tổng giám đốc:
Cơ quan Tổng giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 5 phó tổng giám đốc phụ
trách các lĩnh vực:
- Điều hành lĩnh vực sợi – Đại diện hệ thống quản trị chất lượng
- Điều hành lĩnh vực may
- Điều hành kế hoạch di dời, công nghệ thông tin, bản quyền, thương hiệu
- Điều hành Kinh doanh- Xuất nhập khẩu
- Điều hành quản trị nhân sự và nội chính

2.1.3. Các phòng ban trong Tổng công ty
2.1.3.1. Phòng Quản trị nhân sự
- Nhân sự: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 7 nhân viên
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Tổng giám đốc các vấn đề về nhân sự,
bao gồm:
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
+ Tổ chức cán bộ, tuyển dụng lao động, đào tạo, đổi mới doanh nghiệp, chế
độ chính sách.
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức, điều động lao động, cân đối lao động, công tác
tiền lương, hồ sơ, chế độ
+ Đánh giá tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000, WRAP
2.1.3.2. Phòng Quản trị hành chính
- Nhân sự: 40 người gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 37 nhân viên
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Tổng giám đốc các vấn đề về hành
chính, văn phòng, quân sự, bảo vệ, bao gồm:
+ Công tác pháp chế
+ Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo
+ Công tác tổ chức tiền lương, khen thưởng, kỷ luật
+ Tổng hợp ý kiến khách hàng
+ Công tác phòng chống lãng phí
+ Công tác điều hành xe con, dịch vụ thuê xe con, hợp đồng trông giữ xe ô tô
+ Công tác thuê văn phòng, hội trường
2.1.3.3. Phòng Kinh doanh
- Nhân sự: 62 người gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 60 nhân viên
- Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu cho Tổng giám đốc các công tác ở thị
trường trong nước,bao gồm:
+ Công tác tiêu thụ sản phẩm sợi, vải Denim, vải dệt thoi
+ Công tác tiêu thụ hàng hoá, vật tư thanh lý, hàng tồn kho chậm luân

chuyể₦
+ Công tác cung ứng vật tư, nguyên liệu, thùng hòm
+ Công tác giao nhận vận tải trong nước
2.1.3.4. Phòng Kế toán tài chính
- Nhân sự: 16 người gồm: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng và 14 kế toán viên
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán
tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ nhà
nước, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đươc duy
trì liên tục đạt hiệu quả cao, bao gồm:
+ Công tác tài chính và hạch toán kế toán
+ Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về giá cả trong lĩnh vực tiêu thụ
+ Giải quyết các vấn đề tài chính
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
+ Tính hiệu quả của các dự án, liên hệ và làm việc vơi Ngân hàng phát triể₦
+ Tính giá mua, bán các sản phẩm dệt may và các sản phẩm khác với các
công ty cổ phần trong nội bộ Tổng công ty
2.1.3.5. Phòng Xuất nhập khẩu
- Nhân sự: 29 người gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 26 nhân viên
- Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác Xuất nhập
khẩu, bao gồm:
+ Công tác xuất khẩu: quản lý giá, kế hoạch hợp đồng sản phẩm may
+ Công tác nhập khẩu: nguyên liệu bông xơ
+ Công tác thị trường
+ Công tác phụ liệu
+ Công tác tiêu thụ, thanh lý phụ liệu tồn kho
2.1.3.6. Phòng đảm bảo chất lượng
- Nhân sự: 32 người gồm: 1 trưởng phòng, 6 kĩ thuật chất lượng và 25 nhân viên
- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác quản lý, đảm bảo chất lượng
sản phẩm trong công ty, bao gồm:
+ Triển khai xây dựng, áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
+ Quản trị rủi ro
2.1.3.7. Phòng Điều hành sợi dệt
- Nhân sự: 20 người gồm: 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 16 nhân viên
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Công tác thi đua, khen thưởng, sáng kiến
+ Quản lý kế hoạch sản xuất, gia công công nghệ, thiết bị định mức ngành
dệt, sợi, nhuộm
+ Công tác thiết bị, định mức, gia công cơ khí, ống giấy
+ Phụ trách ban công nghệ thông tin
+ Phụ trách công tác quản trị thương hiệu
8. Phòng Điều hành may
- Nhân sự: 36 người gồm: 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 32 nhân viên
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc, bao gồm:
+ Quản lý và thực hiện quản lý kĩ thuật công nghệ, thiết bị và định mức kinh
tế kĩ thuật trong ngành may của tổng công ty
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
+ Quản lý điều hành kế hoạch sản xuất ngành may
2.1.3.8. Trung tâm y tế
- Nhân sự: 8 người gồm: 1 giám đốc, 1 phó tổng giám đốc và 6 y tá
- Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp đỡ cho Tổng giám đốc về chăm sóc
sức khỏe cho người lao động.
2.2. Hệ thống sản xuất
2.2.1. Nhà máy Sợi
- Nhân sự: 897 người gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất, 1
phó giám đốc phụ trách kĩ thuật, và 894 cán bộ công nhân viên

- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc công ty, bao
gồm:
+ Tổ chức sản xuất các sản phẩm sợi
+ Xây dựng kế hoạch công tác sản xuất
2.2.2. Nhà máy may 1
- Nhân sự: 405 người gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 13 tổ: tổ văn phòng-
kĩ thuật, tổ cắt, tổ chất lượng, tổ đóng kiện, tổ bảo toàn, 6 tổ may, tổ thêu, tổ
phục vụ.
- Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện các đơn hàng gia công, kế hoạch sản xuất
đúng thời hạn.
2.2.3. Nhà máy may 2
- Nhân sự: 544 người gồm: 1 giám đốc,, 1 phó giám và 13 tổ
- Chức năng, nhiệm vụ: thực hiện các đơn hàng và kế hoạch sản xuất
2.2.4. Nhà máy may 3
- Nhân sự: 294 người gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 9 tổ
- Chức năng, nhiệm vụ: thực hiện các đơn hàng và kế hoạch sản xuất.
II. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG
1. Số lượng lao động
Tổng số lao động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội tính đến tháng
11 năm 2010 là 5.202 người. Trong đó lao động nữ có 3.656 người chiếm 70,2%.
Các nhà máy may có tỷ lệ lao động nữ cao nhất, chiếm tới > 80%. Ngoài ra, có một
số đơn vị cũng có tỷ lệ nữ cao (trên 80%) như phòng kế toán tài chính, xuất nhập
khẩu, đảm bảo chất lượng, điều hành may
Độ tuổi lao động trẻ từ 18 đến 24 chiếm 22,6%, từ 25 đến 39 chiếm 51,04%, từ
40 đến 49 chiếm 23,3% và độ tuổi trên 50 chiếm tỷ trọng không đáng kể là 3,03%.
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
Lực lượng cán bộ quản lý của Tổng Công ty chiếm 5,7% lực lượng lao động;
lao động chuyên môn nghiệp vụ chiếm 6,07%; lao động kỹ thuật chiếm 3,3% và

công nhân, nhân viên phục vụ chiếm gần 85%.
. Lực lượng lao động chủ yếu từ độ tuổi 18 đến 40 có sức khoẻ, sức trẻ, dễ dàng
nắm bắt kiến thức mới và thao tác nhanh, chính xác trong quá trình sản xuất là một trong
những yếu tố để Tổng công ty tự tin, mạnh dạn tiếp nhận những đơn hàng lớn và phức
tạp, thực sự đáp ứng được nhu cầu khắt khe của các khách hàng quốc tế. Dưới đây là
bảng thể hiện cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng công ty tính đến nay
Bảng 1: Lao động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội.
Đơn vị: người.
Trong đó Độ tuổi
Nữ
Nữ có
con >
72
tháng
18
đến
24
25
đến
39
40
đến
49
>50
1 CQ Tổng giám đốc 10 7 7 1 8 1
2 Phòng Quản trị NS 9 6 6 1 5 3
3 Phòng Quản trị HC 40 7 5 11 22 7
4 Phòng Kinh doanh 62 18 7 1 38 18 5
5 Phòng Kế toán TC 16 13 6 2 10 4
6 Phòng Xuất nhập khẩu 29 24 2 2 20 6 1

7 Phòng Đời sống 47 36 0 0 26 13 8
8 Phòng Đảm bảo CL 32 29 18 1 14 15 2
9 Phòng Đ/ hành sợi dệt 20 5 7 6 7
10 Phòng Điều hành may 56 45 10 3 43 10
11 Trung tâm Y tế 8 6 5 2 3 3
12 Nhà máy Sợi 897 529 221 215 326 330 26
13 Nhà máy May 1 405 320 110 106 235 59 5
14 Nhà máy May 2 544 457 0 158 343 39 4
15 Nhà máy May 3 294 236 15 86 193 10 5
Tổng Công ty mẹ 2.469 1.738 410 574 1.270 548 77
Tr.đó phục vụ &quản lý 329 Chiếm tỷ lệ: 13,32%
16 Cty CP Thời trang 103 81 35 19 71 12 7
17 Cty CPTM HN-Vinatex 62 51 18 3 42 14 3
18 Cty CP dệt kim 210 76 5 38 134 34 4
19 Cty CP DM HTL 1.225 928 148 246 647 308 24
20 Cty CP Dệt HĐ 402 269 110 33 150 201 18
21 Cty CP May Đông Mỹ 220 173 86 12 178 38 2
22 Cty CP TM Hải phòng 445 326 38 248 150 32 15
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
23 Cy CP Cơ điệ₦ 66 14 12 4 13 35 14
Công ty con, liên kết 2.733 1.918 452 603 1.385 664 81
Toàn Tổng Công ty 5.202 3.656 862 1.177 2.655 1.212 158
(Nguồn: Phòng Quản trị nhân sự-TCTy).
Bảng 2: Biến động nhân sự Tổng công ty dệt may Hà Nội từ 2006 – 2010
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Số lượng(người) 6703 6613 5774 5255 5202
Tỉ lệ tăng trưởng(%) 31,8 -1,3 -12,7 -9 -1
Từ khi thành lập đến năm 2006, số lượng lao động tăng trưởng ở mức tương

đối cao. Tốc độ tăng trưởng năm 2006 so với năm 2005 là 31,8%. Tuy nhiên từ
năm 2006 đến 2010, số lượng lao động trong công ty giảm dần. Nguyên nhân một
phần do biến động thị trường, sự bất ổn về chính trị dẫn theo sự bất ổn về kinh tế,
thể hiện rõ ràng qua hai năm 2008, 2009 xảy ra liên tiếp lạm phát và thất nghiệp.
Hơn thế nữa, công ty đang chuẩn bị di dời địa điểm, nên cũng có chính sách thay
đổi nhân lực và cơ cấu lại nguồn nhân lực. Nhưng đến năm 2010 tình hình thị
trường lao động có dấu hiệu khả quan hơn, lao động giữ ở mức ổn định, giảm
nhưng không nhiều.
2. Chất lượng lao động
Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên có 403 người chiếm 7,65%, cao
đẳng - 106 người chiếm 2,04% và trung cấp - 179 người chiếm 3,44%. Lao động
có trình độ ngoại ngữ có khoảng 127 người chiếm 2,4% (15 người có trình độ đại
học). Số người tốt nghiệp đại học trong khối cán bộ quản lý chiếm 40% (113
người), trong khối chuyên môn nghiệp vụ đạt gần 50% (149 người), trong khối
kỹ thuật chiếm 61% (105 người).
Lao động có tay nghề bậc cao (từ bậc 6-7) có 627 người chiếm 12,0%; Tay
nghề bậc từ 3-5 là 1.588 người chiếm 30,5% và lao động tay nghề bậc từ 1-2 có
2.035 người chiếm 39,1%.
Lao động trực tiếp trong nghề sản xuất sợi, dệt, may trong Tổng Công ty
HANOSIMEX hiện có 2.704 người chiếm tỷ trọng 52% tổng số lao động. Hợp đồng lao
động trực tiếp dưới 01 năm là 772 người (chủ yếu là ngành sợi, dệt, may chiếm gần 80%).
Số lượng hợp đồng từ 1-3 năm có 1.185 người (ngành sợi, dệt, may chiếm trên 63%) và hợp
đồng không xác định có 3.245 người (ngành sợi, dệt, may chiếm trên 40%).
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
Bảng 3: Chất lượng lao động của Tổng Công ty CP dệt may Hà Nội tại thời
điểm 30/11/2010.
T
T

Ngàn
h
Lao động Trình độ Bậc thợ Hợp đồng LĐ
Tổn
g số
Nữ

H
Đ
H
CĐ TC 1-2 3-5 6-7 >1 1-3 KXĐ
I
Cán
bộ
quản

297 171 5
11
3
7 36 0 20 6 1 2 294
II
I
Khối
kỹ
thuật
172 71 0
10
5
38 19 8 11 0 9 38 125
IV

Khối
CN,
NV
4.41
7
2.74
4
0 31 36 27
2.02
0
1.54
6
62
1
74
9
1.05
9
2.57
3
Tổng
cộng
5.20
2
3.19
2
5
39
8
10

6
17
9
2.03
5
1.58
8
62
7
77
2
1.18
5
3.24
5
( Nguồn: Phòng Quản trị nhân sự)
Thị trường lao động, đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều biến động lớn
bất lợi đối với những ngành thâm dụng lao động giản đơn, trong đó có ngành sợi,
dệt, may. Tình trạng thiếu hụt lao động, trình độ tay nghề thấp, không ổn định đã có
nhiều tác động xấu tới quá trình tổ chức sản xuất của HANOSIMEX. Nhằm đáp
ứng nhu cầu lao động, các công ty của HANOSIMEX đã áp dụng nhiều giải pháp
thu hút và ổn định lao động như về các địa phương tuyển dụng trực tiếp, thông báo
tuyển lao động rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ tiền giới
thiệu lao động, hỗ trợ tiền nhà ở cho học sinh học việc…Tuy nhiên vẫn không giải
quyết được triệt để vấn đề bảo đảm nguồn lao động dài hạn cho toàn công ty.
Các công ty trong Tổng Công ty đều áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ, chủ yếu là
kèm cặp tại nơi sản xuất cùng với cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân bậc cao
của Công ty. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo không cao, một mặt do hạn chế về thời
gian và chương trình đào tạo, mặt khác do việc đào tạo chủ yếu là thực hành theo
kinh nghiệm. Vì vậy chất lượng lao động còn thấp.

Phần lớn cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ đều tự học thông qua thực
tiễn công tác, chủ yếu phục vụ công việc trước mắt. Do đó về cơ bản đội ngũ cán bộ
quản lý, nghiệp vụ hiện đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện tại. Tuy nhiên, tầm
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
nhìn xa, tính năng động, tự chịu trách nhiệm và khả năng tự đào tạo nâng cao trình
độ của đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ, điều hành sản xuất vẫn phải tiếp tục được
phát huy mới có thể thích ứng với những biến động của thị trường trong tương lai.
Đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu lao động. Trong năm 2008, 2009 tỷ lệ này chiếm vào khoảng 13,32% tổng số lao
động của Tổng Công ty (không kể các công ty thành viên). Một số công ty thành viên có
tỷ lệ lao động phục vụ quá cao so với lao động trực tiếp làm ra sản phẩm. Vấn đề này cần
phải được chú ý điều chỉnh trong quá trình tổ chức lại sản xuất trong tương lai, không chỉ
vì mục đích tiết giảm quỹ tiền lương, hạ giá thành sản phẩm mà còn còn là để nâng cao
hiệu lực quản lý, giảm bớt trung gian, điều chuyển một số khâu phục vụ sang thuê mua
từ bên ngoài để rút gọn biên chế lao động.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, Tổng Công ty CP Dệt may Hà
Nội đã xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cho giai đoạn 2008-2012. Hàng năm sẽ
đào tạo ~50 kỹ sư công nghệ dệt sợi, hóa nhuộm, may và thời trang; 110 người
thuộc hệ cao đẳng và trung cấp và đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ cho 510
người đã tốt nghiệp đại họ. Như vậy, từ năm 2015 Tổng Công ty có thể sẽ có nguồn
lao động đáp ứng được nhu cầu phát triển.
III. ĐẶC ĐIỂM VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY
1. Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
- Kết cấu vốn của Tổng công ty
Bảng 4 : Kết cấu vốn kinh doanh giai đoạn 2008-2010
Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010
Số tiền

(Đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Đồng)
Tỷ
trọng
%
A. Nợ phải 868.579.913.213 80,4 684.119.863.428 76,4 652.941.523.304 75,5
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
trả
I. Nợ ngắn
hạn
727.393.272.516 67,3 561.326.559.538 62,7 567.160.892.794 65,6
II. Nợ dài
hạn
141.186.640.697 13,1 122.793.303.890 13,7 85.780.630.510 9,9
B. Vốn chủ
sở hữu
211.671.620.786 19,6 211.286.342.465 23,6 212.143.857.729 24,5
I. Vốn chủ
sở hữu

208.456.059.348 19,3 208.905.129.563 23,3 211.387.334.265 24,4
II. Nguồn
quỹ khác
3.215.561.438 0,3 2.381.212.902 0,3 756.523.464 0,1
Tổng nguồn
vốn chưa
tính LN sau
thuế
1.080.251.533.999 100 895.406.205.893 100 865.085.381.032 100
( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Qua bảng trên, ta thấy tổng nguồn vốn của Tổng công ty trong ba năm giảm
nhưng giảm không đáng kể, do ảnh hưởng của hậu suy thoái kinh tế. Tổng công ty
vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Nguồn vốn gồm vốn chủ sở
hữu và vốn chiếm dụng của khách hàng, nhà cung cấp nhưng chủ yếu là vốn chiếm
dụng. Việc đầu tư vào tài sản cố định lấy chủ yếu từ nguồn vốn nợ ngắn hạn ( 2008-
67.3%, 2009-62,7%, 2010-65,6% là chưa hợp lý. Vì vậy, công ty nên bổ sung
nguồn vốn vay dài hạn thay vì vay ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu ổn định trong
các năm, sự biến động không nhiều. Vốn chủ sở hữu chiếm trên dưới 20% thể hiện
doanh nghiệp tăng đầu tư dài hạn, hy sinh lợi ích hiện tại để có đạt được lợi ích lớn
hơn trong tương lai. . Vốn góp cổ phần của Tổng Công ty chủ yếu đều có nguồn gốc
nhà nước, và thường là vốn góp bằng tài sản cố định, vốn góp bằng tiền mặt còn ít,
không đủ tái cơ cấu lại sản xuất. Vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay ngắn
hạn, lãi suất cao cũng là những khó khăn lớn cần được khắc phục.
- Tổng hợp giá trị tài sản:
Tổng tài sản của Tổng Công ty năm 2010 đạt 865.085 tỷ đồng, giảm gần 30 tỷ
đồng so với năm 2009 và 215,2 tỷ đồng so với năm 2008
Bảng 5: Tổng hợp tài sản của Tổng Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A

16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
Tổng tài sản 962.527 1.080.251 895.406 865.085
Trong đó:
Tiền Giá trị 29,850 181,292 27,929 32,150
%/ tài sản 2,98 15,36 2,73 3,18
Phải thu Giá trị 238,925 227,774 216,328 288,137
%/ tài sản 23,89 19,30 21,16 28,55
Tồn kho Giá trị 320,266 305,323 327,415 238,700
%/ tài sản 31,96 25,88 32,04 23,65
TSCĐ Giá trị 373,783 427,991 406,386 383,089
%/ tài sản 37,30 36,27 39,76 37,96
ĐT dài hạn

(Công ty con,
Giá trị 9,500 2,631 2,081 21,491
%/ tài sản 0,95 0,22 0,2 2,21
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm)
Tài sản cố định hiện có tỷ lệ cao nhất, chiếm từ 36-39% cơ cấu tổng vốn. Giá trị hàng
tồn kho chiếm khoảng 23-32% tổng tài sản, chủ yếu là nguyên liệu bông sợi dự trữ. Các
khoản phải thu cũng chiếm một tỷ lệ khá cao, vào khoảng 1/4 tổng tài sản. Đáng chú ý là
tài sản bằng tiền và đầu tư dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp, vào khoảng 2-3% tổng tài sản. Như
vậy, hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đều dựa vào vốn vay ngắn hạn.
Trong bối cảnh bất ổn định của thị trường tiền tệ như hiện nay, đây cũng là một khó khăn
lớn của Tổng Công ty.
2. Đánh giá tình hình tài chính qua một số chỉ tiêu tài chính
Bảng 6: Một số chỉ tiêu so sánh hiệu quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính:%
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu thuần

100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Tỷ suất giá vốn hàng bán(Gía vốn/
Doanh thu thuần)
91.45 92,01 91,43 92,12 93,21
Tỷ suất lãi gộp(Lãi gộp/ Doanh thu
thuần
8,5 8 8,5 7,9 8,7
Tỷ suất chi phí quản lý( Chi phí quản
lý/Doanh thu thuần)
2,2 2,2 2,2 2,9 2,5
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế( Lợi 0,005 0,005 0,007 0,009 0,015
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ bảng ta thấy:
- Tỷ suất giá vốn các năm tương đối ổn định, có biến động nhưng không nhiều, do
giá nguyên liệu đầu vào ổn định, nhưng năm 2010 có tăng chút ít, do năm 2010 giá
cả của nhiều mặt hàng, nguyên liệu tăng và lạm phát tăng cao.
- Tỷ suất lãi gộp tăng giảm theo sơ đồ hình sin, nhìn chung là ổn định, duy chỉ có
năm 2009 là giảm mạnh hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008.
- Tỷ suất chi phí quản lý trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 bằng nhau chiếm tỷ lệ
nhỏ 2,2%, cho thấy chi phí quản lý của Tổng công ty không lớn. Nhưng đến năm
2009 có sự tăng lên rõ rệt lên đến 2,9%, và ổn định lại vào năm 2010.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế tăng dần qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2010.
IV. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT
1. Diện tích nhà xưởng
Tổng diện tích đất của Tổng Công ty và 08 Công ty cổ phần là 337.500 m
2

,
mức diện tích trên lao động của Tổng Công ty đạt 65 m
2
/người, ở mức trung bình so
với diện tích bình quân cho một lao động của ngành công nghiệp nhẹ là 40-70
người/m
2
. Đất của các công ty cổ phần và của Tổng Công ty có nguồn gốc sở hữu
khác nhau. Chỉ một số diện tích đã được cấp sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất
lâu dài, còn lại chủ yếu là đi thuê. Toàn bộ diện tích đất của Tổng Công ty và các
công ty cổ phần không được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa do đó
việc chuyển đổi mục đích sử dụng bị hạn chế. Diện tích đất, nhà xưởng, kho tàng
của Tổng công ty được cụ thể hoá trong bảng dưới đây:
Bảng 7: Tổng hợp diện tích của Tổng công ty
TT Tên Doanh nghiệp S đất
S nhà
xưởng
S kho tang
1 Tổng Công ty mẹ (đất thuê) 145.024 m
2
68.934 m
2
9.253 m
2
Các Cty Cổ phần:
2 Dệt Hà Đông (có sổ đỏ) 18.000 m
2
14.000 m
2
3 May Đông Mỹ (đất thuê) 9.950 m

2
2.324 m
2
4 Cơ điện HANOSIMEX (đất thuê) 1.410m
2
1.410 m
2
5 Thời trang HANOSIMEX (đất thuê) 500 m
2
6 Dệt may Hoàng Thị Loan (đất thuê) 96.535 m
2
41.818 m
2
7 Cty TM HP-HANOSIMEX (Sổ đỏ) 23.530 m
2
3.506 m
2
6.257 m
2
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
8 Dệt kim Phố Nối (đất thuê) 41.200 m
2
11.648 m
2
467 m
2
9 Thương mại HanoVinatex (đất thuê) 2.000 m
2

Tổng cộng
337.500 2
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của doanh nghiệp)
2. Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất
2.1. Lĩnh vực sợi
Dây chuyền kéo sợi hiện đại với các thiết bị của hãng nổi tiếng trên thế giới
như Marzoli, Toyoda, Schlafhorst, SSM và Rieter. Năm 2005, Tổng công ty mới
đầu tư mở rộng dây chuyền thiết bị sợi hiện đại có thiết bị cấp lõi và đổ sợi tự động.
Các máy công nghệ được điều khiển và kiểm soát qua màn hình vi tính. Các máy
ghép đều trang bị hệ thống làm đều tự động Autoleveler. Các máy ống tự động
được trang bị hệ thống cắt lọc điện tử hiện đại cho sợi chất lượng cao.
Sản xuất được các mặt hàng sợi đa dạng: cotton, các loại sợi hoá học, và
nguyên liệu trộn cotton và xơ hoá học với tỷ lệ pha trộn theo ý muốn, đạt chất lượng
sản phẩm tốt nhất. Sản xuất được các loại sợi Slub, sợi bọc chun, sợi Texture để dệt
các mặt hàng vải co giãn thời trang.
2.2. Lĩnh vực khăn dệt
Dây chuyền dệt khăn được đầu tư thiết bị đồng bộ, sản xuất các chủng loại
khăn đa dạng với chất lượng cao và ổn định. Công đoạn Dệt được trang bị các máy
dệt tự động VAMATEX-ITALIA, đặc biệt có đầu Jacka điện tử dệt được các mặt
hàng có hình hoa phức tạp , các kiểu trang trí,… đáp ứng yêu cầu đa dạng của
khách hàng.
2.3. Lĩnh vực may
Các nhà máy may trong Tổng công ty được trang bị nhiều thiết bị đồng bộ,
hiện đại của các hãng nổi tiếng thế giới: JUKI, YAMATO, BROTHER, KANSAI-
Nhật Bản và UNION-Mỹ. Trong đó có nhiều thiết bị điện tử tự động thế hệ mới
giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng.
Ngoài ra, Tổng công ty còn có xưởng thêu vi tính gồm 10 máy thêu TAJIMA,
BARUDAN-Nhật bản, trong đó có 3 máy thêu khổ rộng thế hệ mới.
Áp dụng các công nghệ tiên tiến: Thiết kế, giác sơ đồ mặt bằng trên máy vi tính với
Hệ thống phần mềm thiết kế ACCUMARK của hãng GERBER Technology-Mỹ.

Tuy nhiên, ngoài một số thiết bị công nghệ chuyên dùng thuộc thế hệ mới, nói
chung trình độ công nghệ, thiết bị của đa số các đơn vị sản xuất trong Tổng Công ty
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
vẫn ở mức trung bình, một số dây chuyền còn thiếu đồng bộ, gây ảnh hưởng nhất
định đến việc tổ chức sản xuất các đơn hàng.
Gần đây do có khó khăn về thị trường và đồng vốn, việc đầu tư đổi mới công
nghệ còn hạn chế, chưa làm chủ được một số quy trình công nghệ, dẫn đến năng
suất lao động còn thấp, hao phí vật chất cao, ảnh hưởng nhiều đến sự khác biệt, tính
cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các sản phẩm trong Tổng Công ty.
Một số cơ sở đã chủ động tìm ra các giải pháp cải tiến hướng vào giải quyết các
vấn đề bức xúc trong sản xuất nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất
lao động và khắc phục các sự cố trong sản xuất, nhưng chưa có những cải tiến có tính
đột phá trong quy trình và tổ chức sản xuất để giảm chi phí, gia tăng hiệu quả sản xuất.
V. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÁCH HÀNG, THỊ TRƯỜNG, ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH
1. Khách hàng, thị trường
Ngay từ khi mới thành lập và cho tới nay công ty đã nhanh chóng chiếm được thị
trường trong nước. Thị trường miền Bắc công ty chiếm được thị trường khá lớn và đang
tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh với các công ty tư nhân.
Miền Nam, công ty đang dần mở rộng thị trường và với thị trường miền trung công ty
đang bắt đầu khai thác với chiến lược mới.
Tổng công ty sản xuất chủ yếu là xuất khẩu nên thị trường nội địa chỉ chiếm phần nhỏ, lớn
nhất vẫn là thị trường nước ngoài. Hiện nay Tổng công ty đã có quan hệ ngoại giao với
hơn 20 nước nhưng các thị trường chính là: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc,
Anh, Trung Quốc. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt lớn nhất từ năm 2007 đến 2010 là
thị trường Mỹ chiếm 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 và 80% năm 2010,
đứng nhì là thị trường Nhật Bản chiếm 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 và thứ
ba là thị trương Châu Âu với 16,7% năm 2010. Xếp kế tiếp là các thị trường còn lại.

2. Đối thủ cạnh tranh
2.1. Trong nước:
Ngày nay kinh tế, chính trị, xã hội diễn biến rất phức tạp, sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt và quyết liệt để tồn tại và phát triển. Các công ty nhà nước dù được
nhà nước hỗ trợ, đỡ đầu nhưng vẫn không tránh khỏi những cạnh tranh tất yếu của
nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh về nhân lực, thị trường, khách hàng
Hanosimex cũng không tránh khỏi. Trong nước, một số doanh nghiệp ngành dệt
may đã lựa chọn phân khúc thị trường và phát huy được thế mạnh của mình.
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
- Tổng Công ty may Việt Tiến với sản phẩm chính là áo sơ mi, áo thun, quần
dài, đồ jean… vẫn đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển thương hiệu,
mở rộng thị trường; tỷ lệ địa hóa đạt trên 35%, tham gia ngày càng nhiều vào
khâu thiết kế.
- Tổng Công ty may Nhà Bè có những thành công trong việc lựa chọn, tập
trung vào thị trường thời trang cao cấp, đầu tư phát triển thương hiệu.
- Tổng Công ty Phong Phú đầu tư mạnh vào lĩnh vực dệt và đã vươn lên có vai
trò lớn trong việc thực hiện mục tiêu sản xuất 1 tỷ mét vải và phát triển cây
bông theo mục tiêu của Chính phủ.
- Tổng Công ty dệt Việt Thắng với những sản phẩm chống nhăn đã được thị
trường ghi nhận… Ngoài ra, còn một số dự án đầu tư mới vào lĩnh vực dệt
may đã và đang hoàn thành sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới.
- Ngoài ra còn một số công ty tư nhân với năng lực sản xuất nhỏ chuyên gia
công với những hợp đồng ngắn hạn và không đều đặn
Có thể nói, những doanh nghiệp này sẽ vừa là những “đồng minh” nhưng cũng
vừa là đối thủ cạnh tranh của HANOSIMEX trong những giai đoạn tới.
2.2. Nước ngoài
Thị trường dệt may thế giới cũng đang có những chuyển biến theo hướng
phục hồi và phát triển. Từ cuối năm 2009, lĩnh vực sản xuất sợi và vải đều tăng trên

hầu hết các vùng, khu vực, nhất là Nam Mỹ sau đó là châu Âu, châu Á.
- Trong khu vực, Đài Loan đang khuyến khích ngành dệt sản xuất các chủng
loại vải công nghệ cao, các loại vải chức năng có thể sử dụng trong ngành
năng lượng và vận tải.
- Thái Lan đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
Nhật Bản với dự án mang tên “Phát triển ngành dệt may phục vụ xuất khẩu
sang Nhật Bản dưới khung hiệp định JTEPA” được tiến hành đúng lộ trình.
- Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của Pakistan cũng đã tăng trưởng 2,2%
trong 7 tháng đầu năm tài khóa 2009/2010 so với cùng kỳ.
- Đầu năm 2010, Trung Quốc xuất khẩu hàng may mặc dệt thoi giảm 16%,
nhưng xuất khẩu hàng dệt kim tăng khoảng 5%.
Theo đánh giá sơ bộ của tổ chức theo dõi tình hình kinh doanh quốc tế
(BMI), sản xuất ngành dệt may đã có dấu hiệu tăng trở lại và theo đó triển
vọng của ngành dệt may Việt Nam bước đầu cũng đang có những cơ hội khả
quan.
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
PHẦN III
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
I. KẾT QUẢ VỀ SẢN PHẨM
Mặc dù gặp nhiều khó khăn chung của ngành dệt may và chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối 2008, nhưng Tổng Công ty vẫn nỗ lực ổn định
và phát triển sản xuất. Doanh thu của công ty những năm gần đây luôn đạt trên
1000 tỷ đồng, cụ thể như sau:
Bảng 8 : Doanh thu theo mặt hàng qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tổng
Doanh

Doanh thu của từng mặt hàng
Sợi Khăn
Dệt
kim
Vải bò
May

Khác
Siêu
thị
2007 1.869 760 134 508 123 31 281 30
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
22
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
2008 1.425 588,5 101,7 421,7 28,2 49,5 194,2 41
2009 1.423 560 120 327 166 20 187 43
2010 1.930 743 140 510 150 50 287 50
(Nguồn: Phòng Kinh doanh TCTy)
Trong các mặt hàng, doanh thu cao nhất là sản phẩm sợi, chiếm trên dưới
40% tổng doanh thu hàng năm, sản phẩm vải dệt kim chiếm gần 30%, khăn chiếm
trên 7%, thấp nhất là doanh thu từ các sản phẩm may vải bò và doanh thu bán hàng
tại siêu thị chiếm chưa đến 3%, còn lại là doanh thu từ việc kinh doanh khác.
Chủng loại sản phẩm của Tổng công ty qua các năm không thay đổi nhiều. Nhưng
chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao và cải tiến. Do có được sự tin
tưởng của nhà cung cấp cũng như khách hàng.
II. KẾT QUẢ VỀ DOANH THU, LỢI NHUẬN
Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong giai đoạn 2007-2010 được thể
hiện cụ thể trong bảng số liệu dưới đây.
Bảng 9 : Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2007-2010
Chỉ tiêu ĐVT Trị giá

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh
thu
Tỷ đồng 1.869 1.425 1.423 1.930
Tổng kim
ngạch XK
Triệu
USD
51,07 39,403 33,28 35,00
Tổng lợi
nhuận sau
Tỷ đồng 8,93 8,33 8,58 50,00
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
23
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm
thuế
(Nguồn: Số liệu do P. ĐHSD; P.KTTC và P.XNK cung cấp)
Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
trong các năm 2007; 2008 & 2009 đều dưới 10 tỷ đồng. So với tổng doanh thu đều
trên 1000 tỷ đồng, thì mức lợi nhuận của Tổng công ty là quá thấp (tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu chỉ đạt từ 0.4-0.6%). Đây có thể được coi là đặc trưng chung của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may – ngành mà sử dụng nhiều lao động chân
tay trình độ học vấn thấp và khả năng sinh lợi rất hạn chế.
Tuy nhiên, đến măm 2010, Tổng công ty đã đạt thành tựu đáng kể trong hoạt
động sản kinh doanh khi tổng doanh thu ước đạt 1.930 tỷ đồng với mức lợi nhuận
đạt 50 tỷ đồng (tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 2.59%). Kết quả sản xuất kinh doanh
đạt được của năm 2010 là do sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ công
nhân viên của Tổng công ty kết hợp với sự thuận lợi trong công tác tiêu thụ sợi khi
mà giá bông, giá xơ, giá sợi đều đạt mức kỷ lục và luôn theo xu hướng tăng.
III. KẾT QUẢ VỀ THỊ TRƯỜNG

Thị trường trong nước của Hanosimex chưa phát triển khởi sắc so với thị
trường nước ngoài nên thị trường nước ngoài vẫn là thị trường lớn chính chủ yếu.
Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty qua các năm đều tăng và ngày càng khẳng
định được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tổng thể chung, thị trường Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
Mỹ chiếm gần ½ tổng kim ngạch xuất khẩu (47,01%). Đến năm 2010, thị trường
Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí số 1 chiếm 46,96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Tổng công ty. Tiếp theo thị trường Mỹ là thị trường các nước châu Á với các quốc
gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Trong khi đó, thị trường tiềm năng châu
Âu vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty
(năm 2009 là 5,75% và năm 2010 là 8,42%). Có thể thấy, tỷ trọng của các thị
trường trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty trong bảng dưới đây :
Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty
TT Thị trường
Năm 2009
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Năm 2010
(USD)
Tỷ trọng
(%)
1 Mỹ 15.646.303,86 47,01 16.436.089,78 46,96
2 Nhật 7.148.759,58 21,48 6.971.949,53 19,92
3 Châu Âu 1.911.687,22 5,75 2.946.913,07 8,42
4 Đài Loan 4.266.220,59 12,8 1.977.137,82 5,65
Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A
24

×