Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

thực trạng hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.32 KB, 30 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
KẾT LUẬN 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
Thế giới WTO ngày 7/11/2006 đã mở một trang phát triển mới trong quá trình
hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế Thế giới của Việt Nam. Trong đó, ngành
dịch vụ vận tải được coi như một chiếc “kẹp nhiệt độ” của nền kinh tế, bởi nó
xuyên suốt và tạo nền tảng phát triển cho các ngành kinh tế khác. Vì vậy, muốn
phát triển ngành dịch vụ đầy tiềm năng này doanh nghiệp cần có sự kết hợp của
nhiều nguồn lực như nguồn lực tài chính, nguồn lực thông tin, công nghệ kỹ
thuật, nguồn lực con người…
Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, công ty cổ phần
giao nhận vận tải ngoại thương luôn luôn phấn đấu để đạt được những bước phát
triển ổn định, vững bước là doanh nghiệp đi đầu trong ngành vận tải trong nước.
Công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ vận tải cả nội địa và quốc tế,
có tiềm lực tài chính mạnh và nguồn nhân lực trình độ cao, kỷ luật tốt đã và đang là
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Mở cửa thị trường cạnh tranh với các đối thủ
nước ngoài và cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước.
Là một sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực. Sau thời gian thực tập tại
công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương em đã có những tìm hiểu cơ bản về
cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh của công ty…
Bài báo cáo tổng hợp của em gồm có 3 phần chính sau:
Phần I – tổng quan về công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương
Vinatrans Hà Nội.
Phần II – thực trạng hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
giao nhận vận tải ngoại thương.


Phần III – định hướng phát triển của công ty.
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN
TẢI NGOẠI THƯƠNG VINATRANS HÀ NỘI
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Tên công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần Giao nhận vận tải Ngoại thương\
Tên tiếng Anh: The Foreign Trade Forwarding and Transportation Joint Stock
Company
Tên viết tắt: VINATRANS HÀ NỘI
Người đại diện: Ông Khúc Văn Dụ - Tổng Giám đốc
Khẩu hiệu và phương châm xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty là
Nhanh chóng-Chất lượng- An toàn- Chính xác .
2. Hình thức pháp lý
Vinatras Hà Nội hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần (CTCP)
có vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 54.720.000.000 đồng
và hiện tại vốn điều lệ của công ty là 65.000.000.000 đồng. Trong đó, 3 cổ đông lớn
nắm giữ trên 5% vốn của Công ty là CTCP Vận tải Ngoại Thương (Vinafreight)
nắm 24,12%, CTCP Giao nhận vận tải và thương mại (Vinalink) nắm 24,12%,
Công ty Giao nhận kho vận Ngoại Thương Tp. Hồ Chí Minh (Vinatrans) nắm
10,96%.
3. Địa chỉ giao dịch
Trụ sở giao dịch chính của công ty: Số 2 Bích Câu - Quốc Tử Giám - Đống
Đa - Hà Nội
Điện thoại: 043. 7321090
Fax: 043. 7321083
Website: www.vinatranshn.com.vn
Email:

Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
4. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Vinatrans Hà Nội.
Hiện nay ngành nghề kinh doanh chính của công ty là :
• Kinh doanh vận tải hàng hóa nội địa và quá cảnh ;
• Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi theo quy định của pháp luật ;
• Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu ;
• Dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận chuyển hàng
hóa xuất nhập khẩu ( thủ tục hải quan, tái chế, bao bì, mua bảo hiểm, kiểm kiện
hàng hóa xuất nhập khẩu) ;
• Kinh doanh vận tải hàng hóa đa phương thức ;
• Tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng
• Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, bốc xếp,
giao nhận, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng quá khổ, quá tải ;
• Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận và vận tải nước ngoài ;
• Mô giới thuê và cho thuê tàu cho các chủ hàng và chủ tàu trong và ngoài nước ;
• Kinh doanh vận hóa ;
• Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại ;
• Mô giới hàng hải ;
• Đại lý tàu biển ;
Sau đây là những sản phẩm/ dịch vụ mà hiện tại công ty đang cung cấp
trên thị trường :
 Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển, Vinatrans Hà Nội hiện đang cung
cấp các gói dịch vụ sau :
 Đối với hàng nguyên container : dựa trên hợp đồng dài hạn với những hãng
tàu khác nhau, Vinatrans Hà Nội có thể cung cấp giá cước vận chuyển cạnh tranh
nhất, cùng với thời gian vận chuyển nhanh nhất cho các loại container 20 inches và
40 inches.
 Đối với hàng lẻ : những lô hàng không đủ xếp nguyên container, Vinatrans

Hà Nội có những tuyến gom hàng từ các cảng chính của Việt Nam đi nước ngoài và
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
ngược lại. Do làm đại lý cho các hãng tàu rời lớn trên thế giới nên Vinatrans Hà Nội
có thể vận chuyển các lô hàng siêu trường siêu trọng từ các cảng của Châu Âu,
Châu Á, Châu Mỹ về Việt Nam.
 Dịch vụ từ cửa đến cửa : với hệ thống phương tiện và thiết bị hiện đại,
Vinatrans Hà Nội cung cấp dịch vụ hoàn hảo từ cửa đến cửa một cách an toàn và
nhanh chóng.
 Dịch vụ giao nhận vận tải đường hàng không :
 Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận
với các mặt hàng đa dạng : giày dép, may mặc
 Vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không ;
 Dịch vụ chuyển phát nhanh ( chứng từ hàng mẫu, hàng thương phẩm) ;
 Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu
 Dịch khai quan và giao nhận nội địa
 Dịch vụ đại lý hải quan ;
 Đại lý bán cước cho nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới tại Việt Nam :
SQ, TG, BA, AF
 Dịch vụ tổ chức triển lãm
Công ty hỗ trợ khách hàng thực hiện tổ chức triển lãm trong phạm vi ở Việt
Nam cũng như nước ngoài. Dịch vụ đảm bảo tất cả các quy định của luật pháp liên
quan đến việc tổ chức triển lãm, đảm bảo hàng hóa được giao đến tận các gian hàng
triển lãm kèm các dịch vụ liên quan cho đơn vị/ các nhân tham gia triển lãm trong
suốt thời gian triển lãm.
 Dịch vụ kho bãi
Với mạng lưới kho bãi trên các khu vực cảng lớn trên cả nước cũng như tại các
sân bay, Vinatrans Hà Nội sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng liên quan
đến kho bãi. Hàng hóa đảm bảo được cất giữ với chất lượng đạt tiêu chuẩn yêu cầu.

Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1. Qúa trình hình thành.
Công ty Giao nhận vận tải Ngoại Thương tiền thân là chi nhánh Vinatrans Hà
Nội. Công ty là chi nhánh của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại Thương Tp.Hồ
Chí Minh, được thành lập vào tháng 6/1996 với tên gọi Vinatrans Hà Nội.
Năm 2003 chi nhánh Vinatrans Hà Nội tiến hành cổ phần hóa theo quyết định
số 1685/2002/QĐ/BTM ngày 30/12/2002 của bộ thương mại và chuyển thành Công
ty cổ phần Giao nhận vận tải Ngoại Thương – tên giao dịch là Vinatrans Hà Nội cấp
lần đầu ngày 07/04/2003, thay đổi lần 6 ngày 03/09/2008. Với số vốn điều lệ theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 54.720.000.000 đồng. Vinatrans Hà Nội
hoạt động kinh doanh liên quan đến vận tải.
Năm 2005: Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ từ 12 tỷ lên 24 tỷ thông qua trả
cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100%.
Năm 2006: Công ty được nhận huân chương lao động hạng 3.
Năm 2007: Vốn điều lệ của Công ty được nâng từ 24 tỷ lên 54.72 tỷ thông qua
hình thức phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 70%, phát hành cho cổ đông hiện hữu
với tỷ lệ 2:1, phát hành cho CBCNV có đóng góp đối với Công ty và phát hành cho
đối tác chiến lược của Công ty.
Ngày 14/08/2009: Cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán VNT, khối lượng niêm yết là
5,472,000 cổ phiếu.
Đến thời điểm 30/6/2010, Công ty có đầu tư vào một công ty con, Công ty
TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành.
2. Quá trình phát triển;
Vinatrans Hà Nội tiền thân là chi nhánh Công ty Giao nhận kho vận ngoại
thương -Vinatrans thành lập tháng 6 năm 1996 và cổ phần hóa vào tháng 4 năm
2003. Với thời gian gần 15 năm hoạt động và phát triển tại khu vực phía bắc. Đến

nay Vinatrans Hà nội đã trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận
vận chuyển của Việt Nam. Hoạt động trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
gắt, với lợi thế xuất phát từ một đơn vị kinh doanh của Công ty Giao nhận kho vận
Ngoại Thương Tp. Hồ Chí Minh, một công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải,
được thừa hưởng những thuận lợi về cơ sở ban đầu như: tổ chức, nhân sự và cơ sở
vật chất cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ và mạng lưới khách hàng, Vinatrans Hà
Nội đã định hướng và tiếp tục kiên trì định hướng phát triển đa dạng dịch vụ, xây
dựng và phát triển hệ thống đại lý mới trên toàn cầu với nhiều biện pháp cụ thể
đồng bộ nên đã hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu của những năm vừa qua.
Bảng 1 – Những thành tích Công ty đạt được
Năm Thành tích đạt được
2004 - Bằng khen của Bộ Thương Mại
- Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Thương Mại
- Đạt danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc”
2005 - Đạt danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc”
2006 - Huân chương lao động hạng 3
2007 - Băng khen của Bộ Thương Mại
Sau hơn 7 năm hoạt động với định hướng chiến lược phát triển đúng đắn của
Ban lãnh đạo cùng sự đóng góp của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty đã từng
bước khẳng định vị thế và năng lực của mình.
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Bảng 2 – Qúa trình tăng vốn điều lệ của Công ty
năm
Vốn điều
lệ

( tỷ đồng)
Mức tăng vốn
điều lệ ( tỷ đồng)
Hình thức tăng vốn
2003 12 - -
2004 12 - -
2005 24 12 Trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ
100%
2006 24 - -
2007 54,72 30,72 Phát hành cổ phiếu thường với tỷ lệ
70%
Phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ
lệ 2:1
Phát hành chho CBCNV có đóng góp
đến sự phát triển của Công ty
Phát hành cho đối tác chiến lược của
Công ty.
Sau hơn 7 năm hình thành và phát triển Vinatrans Hà Nội đăng tăng vốn điều
lệ lên 65.000.000.000 đồng, và là một trong những đơn vị giao nhận vận tải hàng
đầu của cả nước, ngày một khẳng định uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.
bên cạnh những sản phẩm mà công ty đang cung cấp. Công ty còn mở rộng hoạt
động sang các loại hình kinh doanh mới như cung cấp dịch vụ đường sắt với Trung
Quốc, giao nhận phân phối, đại lý hàng quá cảnh đi nước thứ 3… Công ty đầu tư và
phát triển hệ thống kho bãi… tại khu vực Cảng Hải Phòng, Cái Lân…Do đó, tài sản
của công ty không ngừng tăng lên mạnh mẽ qua từng năm.
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI
NGOẠI THƯƠNG
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của công ty Vinatrans
Hà Nội.
1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại Thương - Vinatrans Hà nội là công
ty hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt
Nam với đội ngũ 264 cán bộ công nhân viên trong đó 62,05% tốt nghiệp đại học
Ngoại thương, Kinh tế.
Hiện Công ty có 2 chi nhánh, cụ thể như sau:
TT Chi nhánh Địa chỉ Điện thoại lien hệ
1 Công ty CP giao nhận
vận tải ngoại thương –
chi
nhánh Hải Phòng.
115 đường bao Trần
Hưng Đạo, quận Hải An,
Hải Phòng
0313765820
2 Công ty CP giao nhận
vận tải ngoại thương –
chi nhánh Quảng Ninh
Số 1 đường Cái Lân,
thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh
333825627
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm một ban giám đốc, điều hành các hoạt động của
các chi nhánh và phòng ban khác nhau. Hỗ trợ cho giám đốc gồm có 9 phòng chức

năng khác nhau gồm: phòng tài chính kế toán, phòng hành chính nhân sự, phòng quản
trị thông tin, phòng quản trị chất lượng, phòng giao nhận đường biển, phòng giao nhận
hàng không, đại lý tầu biển, Phòng đại lý hải quan, Các dịch vụ hỗ trợ.
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Ngoài ra, giám đốc còn điều hành các chi nhánh của công ty.
Sơ đồ 1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty giao nhận vận tải ngoại thương.
(Nguồn: phòng nhân sự)
Chức năng của các phòng ban như sau.
 Phòng tài chính kế toán
• Quản lý các vấn đề tài chính-kế toán trong công ty;
• Quản lý kho, bãi vật tư, tài sản của công ty;
• Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính kế toán và nguồn vốn
phục vụ mục đích kinh doanh;
• Tính toán hiệu quả kinh tế cho các phương án kinh doanh của công ty trong
từng thời kỳ.
• Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác quản lý hành chính của công ty.
• Quản lý con dấu, công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính.
• Chịu trách nhiệm về quản lý hệ thống thông tin;
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
• Đảm bảo hoạt động hệ thống email, và một số hệ thống khác trong công ty.
• Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác quản lý hệ thống chất lượng;
• Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, giám sát việc thực hiện hệ thống
quản lý chất lượng TCVN theo hệ thống ISO 9002;
• Đề xuất sửa đổi hệ thống quản lý chất lượng khi cần thiết.
 Phòng hành chính nhân sự
• Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của công ty và

các bộ phận liên quan;
• Lên chương trình tuyển dụng cho mỗi đợt tuyển dụng và tổ chức thực hiện;
• Tổ chức tuyển dụng và ký hợp đồng theo chương trình đã được phê duyệt;
• Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và
chiến lược của công ty;
• Tổ chức theo dõi, lập danh sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện
các chế độ liên quan đến bảo hiểm y tế cho người lao động theo chỉ đạo của BGĐ;
• Phục vụ hành chính, phục vụ một số mặt hậu cần cho sản xuất kinh doanh;
• Quản lý hồ sơ các loại tài sản của công ty;
• Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các loại tài sản của các
bộ phận.
 Phòng quản tri thông tin
• Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin;
• Quản lý hồ sơ các loại tài sản của công ty;
• Chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng, hệ thống máy tính, mạng liên kết nội bộ
và bên ngoài;
 Phòng quản trị chất lượng
• Đảm bảo các bước thực hiện dịch vụ tuân thủ đúng theo quy trình đã đề ra;
• Xây dựng hệ thống thực hiện, kiểm tra quy trình cho mỗi sản phẩm dịch vụ;
• Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đơn hàng;
 Phòng giao nhận đường biển
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
• Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gửi hàng lẻ đường biển từ Việt Nam đi
mọi nơi trên thế giới với các thị trường mạnh là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Châu
Á;
• Dịch vụ nhập hàng nguyên container (FCL) với giá cạnh tranh và có hỗ trợ
phí lưu kho;
• Dịch vụ hàng công trình và triển lãm tại Việt Nam và các nước khu vực như

Lào, Campuchia.
 Phòng giao nhận vận tải hàng không
• Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận
với đa dạng các mặt hàng: giày dép, hàng may mặc thời trang, hàng máy móc thiết
bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng rau quả;
• Vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không;
• Dịch vụ chuyển phát nhanh ( chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm);
• Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu;
• Dịch vụ khai quan và giao nhận nội địa;
• Dịch vụ đại lý hải quan;
• Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên
thế giới cam kết tại Việt Nam như SQ, TG, VN, BA.
 Phòng đại lý tàu biển
• Cung cấp dịch vụ đại lý hàng hải trọn gói đối với tàu container định tuyển,
bao gồm thủ tục và giao nhận hàng hóa xuất khẩu, quản lý khai thác dịch vụ
container của một số hãng tàu;
• Địa bàn hoạt động chính của phòng là tại khu vực cảng thành Phố Hồ Chí
Minh và Hải Phòng.
 Phòng đại lý hải quan ( logistics)
• Cung cấp dịch vụ khai quan giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cho các
công ty xuất nhập khẩu, các nhà máy trên toàn quốc và khách hàng nước ngoài.
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
• Thực hiện vận chuyển, giao nhận và lắp đặt máy móc thiết bị cho các công
trình lớn nhỏ trên toàn quốc.
 Các dịch vụ hỗ trợ
• Giao nhận hàng với các điều kiện EXW hoặc DDU/DDP
• Giao Door/Door và dịch vụ House/Office remove;
• Giao nhanh chứng từ hàng mẫu qua hệ thống DHL;

• Tư vấn về mua bảo hiểm hàng hóa;
• Nhận ủy thác xuất nhập khẩu với mức chi phí hợp lý.
Cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương
Sơ đồ 2 – cơ cấu bộ máy quản lý công ty
(Nguồn: phòng nhân sự)
Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất có nhiệm vụ định hướng các
hoạt động của công ty trong dài hạn, thông qua chiến lược tài chính, chiến lược kinh
doanh, chiến lược nhân sự, chiến lược phát triển các dịch vụ vận tải của công ty
đồng thời giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của các bộ phận để có những
quyết định kịp thời phù hợp với tình hình hoạt động phát triển của công ty.
Ban giám đốc có nhiệm vụ trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh hàng
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
ngày của công ty; chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước
hội đồng quản trị và trước pháp luật về các quyền và nhiệm vụ được giao. Thay mặt
Hội đồng quản trị để quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến – chức năng giúp việc
ra quyết định và thực hiện giữa các bộ phận được nhanh chóng, hiệu quả. Mô hình
tổ chức này phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ vì sẽ
không bị chồng chéo các quyết định giúp các bộ phận phát huy sự được chủ động
và sáng tạo trong kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo tính tập trung thống nhất trong
hoạt động kinh doanh.
Chức năng các bộ phận:
 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm

quyền của đại hội đồng cổ đông.
Thành viên hội đồng quản trị bao gồm;
STT Họ và tên Chức vụ
1 Ông Khúc Văn Dụ Chủ tịch hội đồng quản trị
2 Ông Vũ Thế Đức Phó chủ tịch hội đồng quản trị
3 Ông Bùi Ngọc Loan Ủy viên hội đồng quản trị
4 Ông Đỗ Xuân Quang Ủy viên hội đồng quản trị
5 Ông Nguyễn Xuân Giang Ủy viên hội đồng quản trị
 Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, tổng giám đốc trong việc
quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông trong
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát của công ty hiện nay gồm 3 thành viên
STT Họ và tên Chức vụ
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
1 Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Trưởng ban kiểm soát
2 Bà Nguyễn Thị Lan Hương Thành viên ban kiểm soát
3 Bà Nguyễn Thị Tuyết Linh Thành viên ban kiểm soát
 Ban giám đốc:
Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty; chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản
trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc bổ nhiệm các phó tổng giám đốc.
Cơ cấu ban giám đốc hiện tại như sau:
STT Họ và tên Chức vụ
1 Ông Khúc Văn Dụ Tổng giám đốc
2 Ông Trần Công Thành Phó tổng giám đốc
3 Ông Nguyễn Xuân Giang Phó tổng giám đốc

4 Bà Đỗ Thị Thu Hiền Kế toán trưởng
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
1.2 Quy trình thực hiện dịch vụ vận chuyển/ giao nhận .
Quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận và dịch vụ đại lý hãng tàu vận chuyển
(Nguồn : bản cáo bach 2009)
Sau khi nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ từ khách hàng, nhân viên Sale sẽ
tiến hành xem xét các yêu cầu này, cùng khách hàng bàn bạc để tiến tới thỏa thuận
về việc cung ứng dịch vụ.
Tiến hành ký kết hợp đồng ( booking Note) giữa công ty và khách hàng.
Triển khai thực hiện các hợp đồng về các dịch vụ cung cấp đã ký kết với khách
hàng phù hợp với các yêu cầu, quy định, thông tin cho khách hàng về những diễn
biến của quá trình cung cấp dịch vụ.
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Cung cấp cho khách hàng các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển các lô
hàng xuất nhập khẩu do các hãng vận chuyển đảm trách.
Xử lý, cập nhật, chỉnh sủa các chứng từ này theo yêu cầu của khách hàng.
Cung cấp cho khách hàng các loại hình sản phẩm, dịch vụ giao nhận nội địa
khác nhau để hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa.
Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho việc khai thuế xuất nhập khẩu hàng hóa do
khách hàng yêu cầu. công việc bao gồm : nhận hàng, đóng gói, đóng kiện, lưu kho
chờ khai quan, xếp hàng vào container trong quá trình khai quan.
Khai thuế, xuất nhập khẩu ủy thác.
Kiểm kiện lại hàng hóa khi đến nơi/ nhập cảng.
1.3 Đặc điểm cơ sở vật chất.
Hiện trụ sở chính của công ty : Số 2 Bích Câu - Quốc Tử Giám - Đống Đa -
Hà Nội. Khu trung tâm dịch vụ thương mại và văn phòng tại số 2 Bích Câu trên

diện tích 846 m2 trụ sở, các chi nhánh, kho bãi được xây dựng ở những địa bàn
thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng. Mạng lưới các chi nhánh được thiết lập
rộng khắp các khu vực trọng điểm kinh tế như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Hệ thống phương tiện vận tải và trang thiết bị gồm 20 xe đầu kéo, 20 romooc,
01 xe cần cẩu, 02 xe nâng container, đội xe tải các loại, hệ thống kho bãi tại Hà Nội,
Hải Phòng trên khu vực có tổng diện tích gần 5 ha góp phần triển khai cung cấp
dịch vụ vận tải chất lượng cao của Công ty.
Trang thiết bị văn phòng và hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
bao gồm máy tính, photocopy, máy in laser, điện thoại, máy fax, telex, tổng đài,
phần mềm quản lý…luôn đảm bảo đầy đủ những tính năng của một văn phòng hiện
đại, kết nối mạng công ty với mạng vi tính của các hãng tàu quốc tế, đáp ứng khả
năng cung cấp dịch vụ với thời gian làm việc liên tục, thuận lợi, linh hoạt.
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Bảng 1 – Một số thiết bị, phương tiện và kho bãi phục vụ kinh doanh của công ty.
STT Tên tài sản Nước sản xuất
1 Xe nâng Komatsu Nhật Bản
2 Xe nâng vỏ container SMV Đức
3 Romooc 40F Mỹ
4 Romooc JPS20 Mỹ
5 Romooc JPS40M – 3A Mỹ
6 Xe cần cẩu KC 4561 A Nhật Bản
7 Xe đầu kéo Mỹ
8 Xe đầu kéo Kamaz Đức
9 Xe oto Camry 2.4G Nhật Bản
10 Xe oto Zace Nhật Bản
11 Xe oto Suzuki Nhật Bản
12 Xe oto Kamaz Đức

13 Phần mềm quản lý vật đơn Việt Nam
14 Nhà kho số 2 Bích Câu Việt Nam
15 Kho hàng tại Gia Lâm Việt Nam
16 Kho hàng tại Hải Phòng Việt Nam
(Nguồn : công ty Vinatrans Hà Nội)
1.4. Đặc điểm nhân sự của công ty
1.4.1Đặc điểm về đội ngũ lao động
Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại Thương - Vinatrans Hà nội là công
ty hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt
Nam với đội ngũ 264 cán bộ công nhân viên trong đó 62,50% tốt nghiệp đại học
Ngoại thương, Kinh tế.
Cơ cấu lao động theo trình độ trong công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại
thương cụ thể như sau:
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Bảng 2 - Bảng cơ cấu lao động của công ty
Tên đơn vị/ chỉ
tiêu
2008 2009 2010
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
Tổng số lao động 235 100% 252 100% 264 100%

Tuổi đời
<30 60 25,53% 80 31,74% 86 32,57%
31 – 40 105 44,69% 111 44,06% 112 42,42%
>40 70 29,78% 61 24,20% 66 25,01%
Theo trình độ
Trình độ đại học
và trên đại học
142 60,42% 157 62,30% 165 62,50%
Trình độ cao
đẳng và trung cấp
31 13,19% 34 13,49% 36 13,63%
Lao động phổ
thông
62 26,39% 61 24,21% 63 23,87%
Theo giới tính
Nam 160 68,08% 171 67,85% 190 71,96%
Nữ
75 31,92% 81 32,15% 74 28,04%
(Nguồn : Vinatrans Hà Nội)
Nhận xét: Nhận thấy quy mô lao động của công ty có xu hướng tăng nhẹ qua
các năm. Năm 2008, tổng số lao động là 235 lao động, năm 2010 tổng số lao động
là 264 lao động. số lao động 2009 tăng 17 lao động so với năm 2008. số lao động
năm 2010 tăng 29 lao động so với năm 2008.
Cơ cấu giới tính: nhận thấy số lượng lao động nam chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu giới tính của công ty năm 2008 số lao động nam chiếm 68,08% tổng số lao
động, 2009 chiếm 67,85% tổng số lao động, 2010 chiếm 71,96% tổng số lao động.
Điều này là hợp lý, do tính chất công việc của ngành. Lao động nam có sức khỏe
tốt, thuận lợi cho việc đi công tác xa, ít bị ràng buộc bởi gia đình…Tuy nhiên, sự
kết hợp của nữ giới trong công việc là hết sức quan trọng bởi ưu thế cẩn thận, khéo
léo hết sức cần thết trong công việc. Điều này cho thấy tỷ trọng nữ giới tăng qua các

Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
năm. Năm 2008 chiếm 31,92% tổng số lao động, năm 2009 chiếm 32,15% tổng số
lao động, năm 2010 chiếm 28,04% tổng số lao động.
Cơ cấu theo trình độ: tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học ngày
càng cao. Và tăng dần qua các năm, lao động có trình độ đại học và trên đại học
năm 2008 chiếm 60,42% tổng số lao động, năm 2009 chiếm 62,30% tổng số lao
động, năm 2010 chiếm 62,50% tổng số lao động. Lao động có trình độ cao đẳng và
trung cấp tăng nhẹ qua các năm. năm 2008 lao động có trình độ cao đẳng và trung
cấp là 13,19% tổng số lao động, năm 2009 chiếm 13,49% tổng số lao động đến
2010 tỷ lệ này còn là 13,63%. Bên cạnh đó lao động phổ thông có xu hướng giảm
qua các năm, năm 2008 lao động phổ thông chếm 26,39% tổng số lao động, năm
2009 chiếm 24,21% tổng số lao động, và tỷ lệ này đến 2010 còn là 23,87%. Điều
này cho thấy doanh nghiệp rất chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho
người lao động. cho thấy cơ cấu lao động theo trình độ của công ty là khá hợp lý
Tuổi đời: năm 2008 số lượng nhân viên có độ tuổi 30 – 40 tuổi chiếm nhiều
nhất. năm 2008 chiếm 44,69% tổng số lao động, 2009 chiếm 44,06% tổng số lao
động và 2010 là 42,42% tổng số lao động. nhân viên ở độ tuổi trên 40 tuổi là thấp
nhất năm 2010 chiếm 25,01% tổng số lao động. Số nhân viên độ tuổi dưới 30 tuổi
đang dần tăng qua các năm, năm 2008 là 25,53% tổng số lao động, năm 2009 là
31,74% tổng số lao động, năm 2010 chiếm 32,57% tổng số lao động. điều này cho
thấy số nhân viên trẻ trong công ty dang dần tăng. Số nhân viên trẻ tăng tạo lợi thế
năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn,…Bên cạnh đó, số nhân viên ở độ tuổi trên 40 tuổi
còn khá cao đây là những nhân viên có nhiều thâm niên, nhiều kinh nghiệm
Nhìn chung, cơ cấu lao động của công ty là tương đối ổn định và chưa có sự
biến động lớn.
1.4.2 Hoạt động nhân sự trong công ty
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
18

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Công ty luôn xác định nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển, Công ty
đã xây dựng và phát triển chính sách ưu đãi hợp lý với người lao động dưới các
hình thức sau:
 Chế độ làm việc:
Công ty thực hiện chế độ 5 ngày rưỡi làm việc/tuần và 8 giờ/ngày. Công ty và
nhân viên có thể thỏa thuận về việc làm thêm giờ và số giờ làm thêm này sẽ được tính
cho người lao động là từ 150% đến 300% của mức lương làm việc thông thường.
Đối với nhân viên theo chế độ thai sản, chăm sóc con nhỏ, công ty sẽ giảm 1 giờ
làm việc/ ngày cho các nhân viên đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. Trong thời gian
nghỉ thai sản, nhân viên vẫn được nhận lương theo quy định của bảo hiểm xã hội.
Nhân viên làm việc đủ 12 tháng sẽ được nghỉ phép 12 ngày/ năm. Và cứ mỗi 2
năm làm việc, nhân viên sẽ được nghỉ thêm 1 ngày.
 Chính sách tuyển dụng và đào tạo
Vinatrans Hà Nội luôn chú trọng đội ngũ lao động thông qua các biện pháp
thiết thực có hiệu quả. Việc tuyển dụng được thực hiện qua thi tuyển đầu vào và
tuyển dụng người theo yêu cầu công việc.
Công ty luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, kỹ năng tốt, vì vậy
công ty thường xuyên gửi cán bộ nhân viên tham gia các khóa đào tạo của các tổ
chức giao nhận IATA, FIATA, VIAS… các lớp học về quản trị, khoa học quản lý của
các trường, viện kinh tế. đến nay công ty đã tổ chức đào tạo học nghiệp vụ cho 230
lượt người, cử 10 đoàn với 20 lượt cán bộ, công nhân viên đi học tập, khảo sát
nghiệp vụ ở nước ngoài. 18 lượt cán bộ công nhân viên được đào tạo và được cấp
chứng chỉ giao nhận quốc tế của các tổ chức quốc tế IATA, FIATA với số tiền hỗ trợ
đầu tư là 238 triệu đồng. Trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
 Chính sách lương thưởng phúc lợi
Để đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên của công ty, hội đồng quản trị
và ban điều hành đặc biệt chú trọng đến việc tăng đều đặn doanh thu hàng năm,
giảm thiểu những chi phí không cần thiết. Hiện tại, công ty đã triển khai áp dụng cơ
chế khoán lương theo kết quả kinh doanh, trong đó có nhiều yếu tố khuyến khích

Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên cốt cán, có năng lực và có nhiều
công hiến đáng kể cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trực tiếp tạo thu nhập
cho công ty, nâng cao trách nhiệm cụ thể của mọi chức danh công tác, nhất là đội
ngũ cán bộ, chuyên viên nghiệp vụ.
Trong nhiều năm qua công ty đã quan tâm thích đáng đến đời sống cán bộ
công nhân viên trong công ty bằng việc nâng cao mức thu nhập của họ từ chỗ
mức lương bình quân khoảng 2 triệu đồng/người/tháng đến nay đã đạt trung bình
từ 5 triệu đến 7 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra công ty còn áp dụng chế độ
khoán lương theo kết quả kinh doanh tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa
các nhân viên.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 3 - Tóm tắt một số chỉ tiêu hoạt động SXKD của Vinatrans Hà Nội
giai đoạn 2008 - 2010
(Đơn vị: Triệu VND)
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm 2009
% tăng
(giảm)
6 tháng
đầu 2010
Tổng giá trị tài sản 140.573 155.523 10,64% 146.444
Doanh thu thuần 267.709 324.312 21,14% 131.267
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD

16.376 25.259 54,24% 12.656
Lợi nhuận khác 546 1.530 180,22% 26
Lợi nhuận trước thuế 16.922 26.790 54,24% 12.683
Lợi nhuận sau thuế 14.834 23.680 59,63% 11.582
Tỷ lệ cổ tức 15% 20% 5% -
Tỷ lệ lợi nhuận trả
cổ tức
54,54% 46,18% -8,36% -
(Nguồn : công ty Vinatrans Hà Nội)
Doanh thu 2009 tăng gần 60 tỷ đồng ( tương đương 21%) so với 2008, trong
đó chủ yếu là do gia tăng tỷ trọng doanh thu dịch vụ đường hàng không. Lợi nhuận
sau thuế 2009 đạt 23,68 tỷ đồng, tăng 59,63% so với năm 2008
Thuận lợi :
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Trong năm 2008 và nửa đầu 2009 là khoảng thời gian khá thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, giao nhận do nhu cầu xuất nhập
khẩu hàng hóa tăng mạnh.
Mặc dù nửa cuối 2009 là thời gian khó khăn nhất đối với doanh nghiệp vận tải,
nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng trưởng đều đặn. Có được điều
này do một số khách hàng, đối tác lâu năm cua công ty đã tăng lượng lớn đơn đặt
hàng vận tải trong và ngoài nước năm 2009.
Bên cạnh đó, đội ngũ ban lãnh đạo của công ty có kinh nghiệm lâu năm trong
nghề tạo lập nên những mối quan hệ vững chắc với đối tác trong và ngoài nước.
Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi Công ty cũng gặp không ít những khó khăn và thách
thức mới mở từ tiến trình hội nhập hóa nền kinh tế và sức cạnh tranh ngày càng gay
gắt cả trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế. Đây cũng là rào cản
không nhỏ với các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành việc áp dụng các

chính sách giá linh hoạt phù hợp với biến động nhất định có hiệu quả trong công ty.
Năm 2009 là một năm khó khăn đối với doanh nghiệp nói chung và đặc biệt cá doanh
nghiệp vận tải nói riêng. Kết quả kinh doanh của công ty ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động
của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. trong những tháng cuối năm, lượng đơn
hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt giảm.
PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
I. CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ
1. Cơ hội
1.1. Cơ hội phát triển dịch vụ giao nhận vận tKi trên Thế giới
Theo báo cáo của cơ quan phân tích chính sách và thông tin kinh tế xã hội
của Liên hợp quốc, kinh tế thế giới sẽ phát triển 3%/ năm cao hơn dự đoán
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Theo dự đoán, tốc độ phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới tăng
mạnh trong những năm sắp tới, biểu hiện thông qua tốc độ tăng tổng khối lượng
hàng hóa xuất nhập khẩu:
- Năm 2015 gấp 1,68 lần so với 2009.
- Năm 2020 gấp 2,49 lần so với 2009.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container sẽ tăng nhanh, năm 2020
tăng 1,69 lần so với 2015, tăng 3,66 lần so với 2009).
1.2. Cơ hội phát triển dịch vụ giao nhận vận tKi tại Việt Nam.
Với lợi thế về vị trí địa lý của Việt Nam, thuận lợi cho phát triển giao nhận
vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược của Đông Nam Á với đường bờ biển
dài trên 2000km, có nhiều cảng nước sâu, sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt
xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông, cơ sở vật chất được đầu tư và phát
triển. Đây chính là những điều kiện thiết yếu để hoạt động giao nhận vận tải có
thể hình thành và phát triển.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngày càng hội nhập, hợp tác sâu hơn vào nền

kinh tế thế giới và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO). Điều này sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành
chính, xây dựng hệ thống pháp luật về kinh tế, tài chính cho phù hợp với thông lệ
quốc tế. Hơn nữa, là một thành viên chính thức của WTO sẽ giúp Việt Nam trở
thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, trong đó có
dịch vụ giao nhận vận tải.
1.3 Những cơ hội phát triển của Vinatrans Hà Nội
Vinatrans Hà Nội từ khi thành lập đã nhanh chóng mở rộng, phát triển dịch vụ
của mình trong nước và quốc tế. Với hệ thống kho bãi tại Hà Nội và văn phòng làm
việc tại sây bay Nội bài cùng đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp đủ khả
năng làm hài long khách hang khó tính nhất.
Cùng với các đơn vị liên doanh liên kết là Vinafreight, Vinatrans Đà Nẵng,
Vinatrans Hà Nội đã tạo nên tập đoàn Vinatrans Group mạnh nhất hiện nay về giao
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
22
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
nhận với mạng lưới phủ khắp cả nước. Ngoài ra dịch vụ hàng không của Vinatrans
Hà Nội khá đa dạng trên nhiều phương diện.
Là đối tác tin cậy của các hãng hàng không, Vinatrans Hà Nội có những điều
kiện thuận lợi nhất để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giao nhận hàng
không chất lượng cao từ Việt Nam đế các sân bay quốc tế trên thế giới và ngược lại.
2. Thách thức
2.1 Thách thức đối với việc nâng cao hiệu quK kinh doanh giao nhận vận tKi tại
VINATRANS HÀ NỘI.
Bên cạnh những cơ hội để phát triển mà ngành giao nhận vận tải của Việt
Nam có được nhờ quá trình hội nhập hợp tác kinh tế quốc tế đem lại, đặc biệt là có
được một sân chơi rộng lớn trên tầm quốc tế WTO, lĩnh vực giao nhận vận tải của
Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, thách thức về cả trước mắt cũng như về lâu
dài, đòi hỏi chúng ta phải đối mặt và vượt qua nó. Những khó khăn và thách thức
đối với dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế của Việt Nam có thể kể đến những nội

dung cơ bản sau đây:
Một là, quy định của pháp luật và các chính sách có liên quan đến lĩnh vực
giao nhận vận tải quốc tế chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Mặc dù Chính phủ đã
ban hành nghị định số 10 (năm 2001) về kinh doanh dịch vụ hàng hải, nghị định
125 (năm 2003) về kinh doanh vận tải đa phương thức, song các nghị định, văn bản
này chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn. Phạm vi hoạt động kinh doanh
dịch vụ giao nhận vận tải rất rộng nên các quy định chưa bao quát hết được các
chức năng kinh doanh của dịch vụ này.
Hai là, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dành cho hoạt động kinh doanh dịch vụ
giao nhận vận tải còn yếu kém, lạc hậu, thô sơ và đã cũ so với các nước trên thế
giới. Hệ thống vận tải hàng không, vận tải biển, vận tải đường sắt cũng còn nhiều
hạn chế và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động giao nhận vận tải. Cụ
thể, hệ thống thiết bị xếp dỡ tại các bến cảng hầu hết đều thiếu và yếu. Hơn nữa các
thiết bị này so với các càng ở khu vực Châu Á và Asean chỉ ở mức trung bình.
Sinh viên: Luyện Thị Thắm Lớp QTNL 49B
23

×