Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.27 KB, 63 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
LỜI CẢM ƠN
* * *
Để thực hiện và hoàn thành được chuyên đề thực tập này, đầu tiên tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới những người thầy, người cô của khoa Bất động sản &
Kinh tế tài nguyên – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã dạy dỗ và truyền đạt cho
tôi không chỉ những kiến thức trong học tập mà cả những kinh nghiệm thực tế,
những bài học quý báu của cuộc sống.
Đặc biệt, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Vũ Đình Thắng đã
trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình viết và hoàn thiện chuyên đề này.
Bên cạnh đó, không chỉ có sự giúp đỡ về kiến thức từ thầy, cô trong khoa
trong quá trình học, sự chỉ bảo hướng dẫn trực tiếp từ thầy Vũ Đình Thắng mà còn
nhờ những chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện hết sức của các bác, các cô, các chị ở
Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Bình Lục – Hà Nam
Tuy nhiên, do bản thân còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, nên chuyên đề
còn rất nhiều thiếu xót và hạn chế. Kính mong các thầy, cô giáo giúp đỡ để chuyên
đề này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Lục, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Mai Thị Quỳnh Anh
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1


2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HIỆN NAY 3
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN VÀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN 3
1.Lao động nữ nông thôn 3
II/ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 11
III/ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN 15
IV/ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN Ở 1 SỐ ĐỊA PHƯƠNG CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO
HUYỆN BÌNH LỤC 16
CHƯƠNG 2 19
THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN 19
TẠI HUYỆN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2010-2012 19
I/ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC 19
II/ THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2010-2012 29
III/ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NGUYÊN NHÂN 32
CHƯƠNG 3 38
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC 38
I/ PHƯƠNG HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2013- 2015 38
II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC 40
2. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý 45
3. Nhóm giải pháp tăng tính chủ động sáng tạo của bản thân người lao động 50
4. Đẩy mạnh hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ từ huyện đến cơ sở 53
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình

Thắng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là 1 nước đang phát triển và đang trong thời kỳ hội nhập vì thế các
yếu tố nguồn lực đóng vai trò hết sức to lớn trong việc đưa đất nước phát triển – đặc
biệt là nguồn lao động. Nguồn lao động là lực lượng sản xuất lớn trong sự đi lên của
cả nước, do đó Nhà nước cần có sự quan tâm, trú trọng đặc biệt đến yếu tố này,
nguồn nhân lực có mạnh, có tốt thì đất nước mới giàu mạnh. Và phát triển, nâng cao
vai trò của lao động nữ cũng là 1 trong những mục tiêu nhằm phát triển đất nước
trong thời kỳ mở cửa.
Vấn đề việc làm, thiếu việc làm cũng như thất nghiệp đang là vấn đề kinh tế
- xã hội hết sức quan trọng và cấp bách. Hiện nay ở nước ta vấn đề tạo việc làm cho
người lao động vẫn còn bị tác động bởi tốc độ gia tăng dân số cao, mức tăng trưởng
còn hạn chế… Điều đó không chỉ gây nên tình trạng lãng phí do một bộ phận lao
động không được sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng cả các
yếu tố sản xuất khác, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư có
cuộc sống gắn liền với bộ phận lao động thiếu hoặc không có việc làm này. Bởi
vậy, tạo việc làm cho người lao động là vấn đề vừa lâu dài, vừa cấp bách, không chỉ
có ý nghĩa về kinh tế rất quan trọng mà còn mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc.
Lao động nữ là lưc lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã
hội ở nước ta hiện nay (chiếm 50,84% so với tổng số dân; trong lĩnh vực nông
nghiệp và lâm nghiệp, lực lượng lao động nữ chiếm 52,8%). Họ đã và đang tham
gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong
quá trình lao động sản xuất, từ chính bản thân họ (trình độ chuyên môn kỹ thuật,
sức khoẻ, .) hay những khó khăn hạn chế khách quan (như việc tiếp cận với các
nguồn vốn, việc làm, các dịch vụ xã hội .). Vai trò của nguồn lao động nữ nông thôn
cho thấy đây là lực lượng không thể thiếu trong quá trình phát triển của nông thôn
nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Và vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra với
nguồn lao động nông thôn chính là việc làm. Vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ

đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều những thách thức đặt
ra và còn nhiều khó khăn gặp phải. Do đó để nhìn nhận rõ hơn vấn đề này, tôi tiến
hành nghiên cưú đề tài “ Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai
đoạn 2013- 2015”
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
2. Mục đích nghiên cứu
Xem xét thực trạng lực lượng lao động nữ nông thôn ở nước ta hiện nay để
thấy được những tiềm năng, trở ngại, hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp để phát huy
vai trò của lưc lượng lao động nay, hơn hết đề cao vấn đề tạo việc làm cho lao động
nữ trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu về giải quyết việc làm
cho lao động nữ nông thôn tại huyện Bình Lục, không chỉ với tư cách là một nguồn
lực quan trọng mà còn là chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương
Đề tài nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn với bối cảnh
kinh tế - xã hội của nông thôn huyện Bình Lục nói riêng cũng như tỉnh Hà Nam nói
chung trong thời kỳ đổi mới
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những
quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước về giải quyết việc
làm cho lao động nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận
văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng
hợp, thống kê

5. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần chính:
Chương I: Cở sở lý luân, thực tiễn tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn
hiện nay
Chương II: Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn tại huyện
Bình Lục giai đoạn 2010-2012
Chương III: Phương hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ
nông thôn Bình Lục
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ
NÔNG THÔN HIỆN NAY
I/ Những vấn đề chung về lao động nữ nông thôn và việc làm cho lao động nữ
nông thôn
1. Lao động nữ nông thôn
a. Một số khái niệm
Lao động : Theo các nước thành viên khối SEV: “Nguồn lao động là bộ phận
dân số có khả năng, kiến thức và có kỹ xảo lao động nghĩa là có sức lao động”.
Nguồn lao động bao gồm số người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ
15-55 tuổi) có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng
thực sự có việc làm.
Đối với Việt Nam thì “Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi quy
định, đang tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng đang tích
cực tìm việc làm”. Theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam, độ tuổi lao động
quy định là từ 15-60 tuổi đối với nam và từ 15-55 tuổi đối với nữ. Theo khái niệm
này thì một số người không được tính vào nguồn lao động là những người trong độ
tuổi lao động không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, những

người đang đi học, những người nội trợ trong gia đình và những người thuộc tình
trạng khác như nghỉ hưu trước tuổi theo quy định.
Đặc trưng của nguồn lao động là những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng.
Những chỉ tiêu này có thể thay đổi, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là chỉ tiêu về
số lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và sự phân bố theo lĩnh vực, theo
ngành, Những nhân tố kinh tế, xă hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận động của
nguồn lao động. Cụ thể ở các nước phát triển, lực lượng lao động thường có chất
lượng tốt thể hiện ở sức khoẻ và tŕnh độ chuyên môn nghiệp vụ rất cao, còn ở các
nước có nền kinh tế yếu hơn thì lực lượng lao động rất dồi dào nhưng chất lượng
lao động còn thấp.
Theo đó Lao động nữ nông thôn được hiểu là một bộ phận của lực lượng lao
động quốc gia. Về mặt lý thuyết, khái niệm này phản ánh một bộ phận dân cư, là nữ ở
nông thôn trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc, mong muốn có việc làm, đang
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
có hoặc không có việc làm. Tuy nhiên trong kinh tế, khái niệm lao động nữ nông thôn
còn có thể được hiểu đó là hoạt động lao động của bộ phận nữ ở nông thôn.
b. Đặc điểm của lao động nữ nông thôn
Khái quát có thể thấy lao động nữ nông thôn mang những đặc điểm sau:
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề của lao động nữ nông
thôn: Theo “ Lao động việc làm thời kỳ hội nhập” (2009) thì tỷ lệ lao động có trình
độ lao động phổ thông chiếm 55,59%; tỷ lệ nữ công nhân kỹ thuật không có bằng
chiếm 38,1% và có bằng đạt 30,1%, tỷ lệ lao động nữ có trình độ trung cấp đạt
47,5%, trình độ cao đẳng, đại học chiếm 41,2% .
Về chất lượng lao động nữ : Tính từ năm 2008 đến 2011, tỷ lệ lao động nữ
có trình độ học vấn thấp có xu hướng giảm, tỷ lệ học vấn cao từ trung học phổ
thông có hướng tăng lên. Trước tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ cấu
lao động có chuyển biến lớn theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung. Tỷ lệ

lao động nữ dịch chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp còn chậm, theo WB trong báo
cáo đánh giá về giới tại Việt Nam thì tỷ lệ này năm 2009 giảm từ 51,5% xuống
50%. Nguyên nhân chính của sự chuyển dịch này là do trình độ tay nghề của lao
động nữ ở khu vực miền núi, vùng cao còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
lao động của các doanh nghiệp, của chủ sử dụng lao động.
Thu nhập đối với lao động nói chung và lao động nữ nói riêng : Tiền công,
tiền lương trả cho người lao động phải phụ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế, có như vậy mới đảm bảo được tính công bằng và không có sự phân biệt về
giới. Điều này được quy định tại điều 90 của Bộ luật Lao động 2012. Có thể nói,
phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tham gia ngày
càng nhiều trong khu vực phi nông nghiệp, càng khẳng định vị thế, vai trò của
người phụ nữ trong xã hội.
Hơn nữa, xuất phát từ đặc điểm giới tính, lao động nữ nói chung cũng như lao động
nữ nông thôn nói riêng đều có những đặc điểm riêng:
Đảm nhận thiên chức làm mẹ:Chức năng thiên bẩm của người phụ nữ là
mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Từ thiên chức này mà ở mỗi quốc gia
đều đã có những chính sách riêng phù hợp với lao động nữ. Ở Việt Nam trong Luật
Lao động 2012, tại điều 157 có quy định lao động nữ được nghỉ trước và sau khi
sinh con là 06 tháng, được bảo đảm việc làm cũng như trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc
con ốm, khám thai…… Hơn nữa, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được
nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
tiền lương theo hợp đồng lao động. Mặc dù Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách
quan tâm tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện thiên chức này, song thực tế cho
thấy chính từ thiên chức này đã ảnh hưởng ít nhiều tới việc làm của lao động
nữ( trong đó có lao động nữ nông thôn). Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay,
một số doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng lao động nữ với lý do phải mất nhiều thời

gian nghỉ sinh con và nuôi con, đồng thời phải thực hiện các chế độ mà lao động nữ
được hưởng do pháp luật quy định nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Mặt khác, trong thời gian nuôi con nhỏ, lao động nữ ít có cơ hội phấn
đấu học tập, nâng cao trình độ tay nghề, ảnh hưởng đến chất lượng việc làm, mức
thu nhập thấp hơn nam giới, nên đã tác động đến cả chủ thể sử dụng lao động và đối
tượng lao động nữ.
Đặc điểm về sức khỏe, tâm lý, tính cách: Phụ nữ nhìn chung có thân hình nhỏ
bé, sức mạnh và độ dẻo dai không được như nam giới nên thường chọn những công
việc nhẹ nhàng, ít nặng nhọc, ít độc hại và nguy hiểm. Do đó sự lựa chọn nghề của
lao động nữ khác hơn so với nam giới, điều đó dẫn đến tỷ lệ lao động nữ làm việc
trong các ngành công nghiệp nặng, trong lực lượng vũ trang thường thấp hơn so với
lao động nam, phần lớn lao động nữ thích làm việc trong lĩnh vực hành chính, sự
nghiệp, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhiều hơn. Đặc biệt, phụ
nữ thường chăm chỉ, chịu khó, kiên nhẫn, khéo léo, thận trọng nhất là lao động nữ
nông thôn rất cần cù, chịu đựng, bền bỉ, kiên trì, miệt mài với công việc nên có
những việc làm so lao động nữ đảm nhận mang lại hiệu quả rất cao. Lao động nữ
nông thôn do điều kiện sống phần lớn chị em gắn bó với ruộng đồng, với gia đình,
làng xã nên tâm lý, quan niệm xã hội về việc làm cũng khác nam giới và lao động
nữ ở thành thị. Họ chỉ nghĩ đến việc làm trước mắt, cho nguồn thu đảm bảo cuộc
sống hàng ngày, không muốn học nghề dài hạn, không muốn đi làm ăn xa. Chỉ trừ
một bộ phận lao động nữ khó tìm được việc làm phù hợp ở nông thôn hoặc hoàn
cảnh khó khăn bắt buộc họ phải di dời lên đô thị kiếm sống. Mặt khác do nhận thức
về đặc điểm giới còn hạn chế nên trong phân công lao động, phụ nữ chưa thực sự
được bình đẳng với nam giới, một số chủ thể kinh tế vẫn xem nhẹ vai trò và khả
năng của phụ nữ, chưa mạnh dạn giao việc hoặc sử dụng lao động nữ một cách bình
đẳng như với nam giới.
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng

2. Việc làm của lao động nữ nông thôn
a. Khái niệm và một số đặc điểm việc làm của lao động nữ nông thôn
Trong thời kỳ bao cấp, người lao động được coi là có việc làm khi họ tiến
hành những công việc đòi hỏi chuyên môn nào đó theo sự phân công của Nhà nước
và có thu nhập nhất định. Người có việc làm phải thuộc thành phần kinh tế quốc
doanh, khu vực nhà nước và kinh tế tập thể…. Theo cách hiểu này, khái niệm việc
làm không tính đến những người lao động đang làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân,
cá thể hay làm việc tại nhà. Điều đó đã hạn chế rất lớn hoạt động lao động sản xuất
của con người, triệt tiêu nhiều tiềm năng sáng tạo, tính chủ động của họ trong quá
trình hoạt động thực tiễn, Vì thế, vận dụng khái niệm của tổ chức Lao động quốc tế
( ILO) và một số nước lân cận, nước ta đã có những thay đổi trong quan niệm về
việc làm. Điều 13 Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm
2012 ghi rõ : “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp
luật cấm”
Như vậy việc làm được nhận thức là những hoạt động lao động có ích cho
bản thân, gia đình hoặc cộng đồng. Việc đổi mới nhận thức về việc làm đã dẫn đến
sự đổi mới nhận thức, quan niệm về chính sách, biện pháp giải quyết việc làm theo
hướng khơi dậy mọi nguồn lực và khả năng to lớn nhằm giải phóng sức lao động;
giải quyết việc làm cho người lao động ở mọi thành phần kinh tế, ở mọi khu vực;
trong đó đặc biệt chú ý đến khả năng tự tạo việc làm của chính bản thân người lao
động. Hơn nữa, quan niệm mới hiện nay không chỉ chú ý đảm bảo có đủ việc làm
cho người lao động, mà còn coi trọng nâng cao chất lượng việc làm, tiến tới việc
làm có năng suất, có thu nhập cao và được tự do lựa chọn việc làm, tức là đảm bảo
tính nhân văn của việc làm.
Việc làm của lao động nữ nông thôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập
đến trong tư tưởng giải phóng phụ nữ, Người nhấn mạnh; Giải phóng phụ nữ là
phải giải phóng toàn diện về chính trị, tư tưởng, xã hội, giải phóng sức lao động
nữ, giúp cho chị em làm việc có hiệu quả nhưng đôi vai không phải gánh nặng và
giảm thiểu cường độ lao động chân tay. Người chủ trương đào tạo phụ nữ trẻ trở
thành những công dân mới xã hội chủ nghĩa, vừa biết lao động chân tay vừa biết

lao động trí óc, tạo mọi điều kiện cho phụ nữ nâng cao ý thức, tự vươn lên làm chủ
bản thân, làm chủ đất nước.
Vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang nhất quán
thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động, trong đó có lực lượng lao động
nữ nông thôn .
Lao động nữ nông thôn ở nước ta chiếm tỷ trọng lớn, có nhiều đóng góp cho
công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực ngành
nghề kinh tế ở nông thôn như: sản xuất công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản; buôn bán dịch vụ, y tế chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, quản
lý chính quyền, các hoạt động cộng đồng… Tuy nhiên họ lại là nhóm đối tượng
phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế tập trung bao
cấp và giai đoạn đầu chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường của
nước ta, việc làm của lao động nữ nông thôn thường rơi vào hai nhóm chủ đạo là
lao động tự làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, làm
nghề truyền thống và lao động gia đình không hưởng lương, riêng nhóm lao động
nữ làm công ăn lương chưa được quan tâm nhiều nên chiếm tỷ lệ thấp hơn so với
nam giới. Những năm gần đây do tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế, tỷ lệ lao động nữ nông thôn có việc làm thuộc nhóm lao động làm
công tăng đột biến, thay thế vị trí của nhóm lao động tự làm và lao động gia đình
không hưởng lương. Sự thay đổi đột biến này dẫn đến thay đổi cơ cấu việc làm của
lao động nữ ở nông thôn.
Bên cạnh đó, do tác động của phát triển khu công nghiệp, đô thị hoá, tình
trạng lao động nữ nông thôn di cư, ra làm việc ở thành phố ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân có sự gia tăng này là ruộng đất canh tác bị thu hẹp, lao động nữ nông
thôn phần lớn trình độ tay nghề thấp, khó có cơ hội tìm được việc làm; mặt khác do

giá trị lao động nông nghiệp thấp, đặc biệt có sự chênh lệch cao giữa lao động và
thu nhập của thành phố với nông thôn; việc xoá bỏ quản lý hộ khẩu ở thành phố nên
đã gây ra hiện tượng lao động nữ di cư ra thành phố theo mùa vụ ngày càng đông.
Những nghề có tính thời vụ như: Bán hàng rong, giúp việc gia đình, phục vụ dịch
vụ ăn uống, làm may mặc với mức thu nhập thấp, đời sống của người lao động gặp
nhiều khó khăn.
Những vấn đề biến động về việc làm của lao động nữ nông thôn đã đặt ra đối
với các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm cho
lao động nữ nông thôn thời kỳ hội nhập hiện nay.
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm của lao động nữ nông thôn
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên ở mỗi quốc gia
vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, vì vậy nó là một trong những yêu
tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở quan trọng đầu tiên để tạo việc làm cho
người lao động. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn khoáng sản, đất
đai năng lượng có trên mặt đất, dưới lòng đất, trong rừng, dưới biển… ngay cả vị trí
địa lý, khí hậu, thời tiết thuận lợi cũng là tài nguyên quý thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển, đất nước phát triển.
Tuy nhiên trong thực tế, sự giàu có về tài nguyên không tỷ lệ thuận với khả
năng phát triển ở mức cao trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị. Một số
quốc gia tài nguyên thiên nhiên rất nghèo như Singapo, Nhật Bản… nhưng với công
nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến và phương pháp quản lý khoa học đã tạo ra nhiều
việc làm cho xã hội, trong đó có lao động nữ nông thôn. Vì vậy điều kiện tự nhiên
của mỗi quốc gia chỉ là cơ sở quan trọng ban đầu cho sự phát triển sản xuất. Việc
tiếp theo của mỗi nước là phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điều
kiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển
đúng đằn, bền vững, nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người - chủ thể là

động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt động xã hội.
Mỗi quốc gia, mỗi địa phương nằm trên những vị tri địa lý nhất định, có thể
thuận lợi hoặc khó khăn về mặt khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, lượng gió, mưa bão, lũ,
hạn hán… Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất đặc biệt là trong lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp… Đối với những quốc gia có nền nông
nghiệp phát triển, chẳng hạn như Việt Nam thì những nhân tố về điều kiện tự nhiên
giữ vai trò rất quan trọng, có khả năng tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cản trở đối
với các hoạt động sản xuất. Cụ thể như độ màu mỡ tự nhiên của đất đai, diện tích
canh tác bình quân đầu người ; điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi hoặc bất lợi
cho phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi hay trữ lượng của hầm mỏ, tài
nguyên của rừng và biển…
Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên nước ta nhiều khi diễn biến phức tạp, những
hiện tượng lũ lụt, hạn hán kèo dài thường xuyên xảy ra, đặc biệt lại là 1 trong những
nước chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu. Với lực lượng đông đảo lao
động nữ nông thôn (chiếm trên 70%) là trực tiếp sản xuất nông nghiệp, do vậy điều
kiện tự nhiên sẽ có tác động rất lớn đến tạo việc làm của họ. Tình trạng ngập úng,
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
khô hạn đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, gây thất thu, giảm
năng suất cây trồng, giảm việc làm của lao động nữ nông thôn.
Nhân tố thuộc về sức lao động của lao động nữ nông thôn: Số lượng và chất
lượng sức lao động của lao động nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng có
ảnh hưởng rất quan trọng tới quá trình tạo việc làm. Đối với mỗi quốc gia, khi số
lượng lao động không ngừng tăng, trong khi đó chất lượng sức lao động chưa tương
xứng với yêu cầu của việc làm thì quá trình tạo việc làm hết sức khó khăn. Hiện
nay, lực lượng lao động nữ nông thôn của nước ta đang trong tình trạng thừa về số
lượng nhưng thiếu về chất lượng sức lao động. Do vậy sức lao động nữ là một yêu
tố quan trọng, cấu thành nên việc làm của lao động nữ.

Trong nền kinh tế thi trường, sức lao động của lao động nữ nông thôn cũng
là một nhân tố hết sức quan trọng , có tác động trực tiếp đến tạo việc làm của chính
họ. Nhân tố này bao gồm những đòi hỏi mà lao động nữ nông thôn cần có để đáp
ứng yêu cầu của người sử dụng lao động và hoạt động tự tạo việc làm. Nói rộng
hơn, chỉ có từ việc nghiên cứu và hiểu thấu những đặc điểm của lao động nữ nói
chung và lao động nữ nông thôn nói riêng thì các nhà hoạch định chính sách mới có
thể đề xuất các biện pháp thích ứng tạo việc làm phù hợp cho họ.
Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện cung về số lượng lao động nữ nông
thôn đang dư nên vấn đề này trở nên đơn giản. Nhưng điều rất quan trọng ở đây là
những yêu cầu về chất lượng sức lao động. Do đó, lao động nữ muốn tìm được việc
làm, nhất là việc làm có thu nhập cao, phù hợp với năng lực, trình độ thì đặc biệt phải
đầu tư cho sức lao động của mình cả về thể lực và trí lực. Bên cạnh đó, một vấn đề
quan trọng là phải có các thông tin về thị trường lao động, biết các cơ hội, việc làm.
Việc thông tin về thị trường lao động giúp cho phụ nữ lựa chọn ngành nghề mà thị
trường lao động đang cần và sẽ cần trong tương lai để thực hiện sự đầu tư có hiệu quả.
Chủ động tìm kiếm việc làm và nắm bắt các cơ hội về việc làm trở lên hết sức cần thiết.
Mỗi phụ nữ tùy thuộc vào điều kiện và khả năng cụ thể của mình, tranh thủ các nguồn
tài trợ (từ gia đình và tổ chức xã hội) để tự định hướng kỹ năng, phát triển sức lao động
nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm. Đây cũng là điều kiện rất cần
thiết để họ duy trì việc làm, tạo cơ hội tìm được việc làm phù hợp,có thu nhập cao, qua
đó nâng cao vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Xét về phương diện giới, do thực hiện thiên chức của mình mà lao động nữ
lại bị hạn chế khi đi tìm việc làm. Trong thực tế, do nhiều vấn đề khác chi phối, làm
cho các chủ sử dụng lao động phải cân nhắc, lựa chọn. Do vậy nếu không quán triệt
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
tốt quan điểm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm thì hầu hết các chủ
sử dụng lao động không muốn tuyển dụng lao động nữ nông thôn.

Mặt khác về đặc điểm sức khoẻ, sinh lý, phụ nữ nông thôn thường kém hơn
so với thể lực của nam giới, nên không thích hợp với công việc nặng nhọc, độc hại
ảnh hưởng đến sức khoẻ như: những công việc trên độ cao lớn, những nghề làm
việc dưới nước, những công việc tiếp xúc với hoá chất, hay những công việc đòi hỏi
cường đạô lao động cao. Như vậy đương nhiên những đặc điểm về sức khoẻ, sinh lý
của phụ nữ đã thu hẹp phạm vi lựa chọn việc làm của họ so với nam giới.
Tác động của cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội: Bước chuyển từ kinh tế kế
hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách
phát triển kinh tế nhiều thành phần đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Do đó, cơ cấu
lao động trong từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực cũng như các vùng sẽ có sự thay
đổi không chỉ về số lượng, mà đặc biệt là về chất lượng lao động. Quá trình chuyển
đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã và đang tạo ra những cơ sở pháp lý tương ứng cho thị trường lao động Việt
Nam phát triển, tạo điều kiện cho lao động nữ nông thôn tìm được việc làm. Tiếp
tục phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó chú trọng thích đáng
các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì chúng đã và đang thu hút một số lượng
lớn lao động, chủ yếu là lao động nữ nông thôn. Đặc biệt, không ngừng phát triển
các khu vực và thành phần kinh tế khác, nhiều ngành nghề từ sản xuất, kinh doanh
đến dịch vụ, để thu hút số lượng lao động nữ lớn hơn nữa do họ bị mất việc từ các
doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp lại doanh
nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục ban hành các chính sách
kinh tế, xã hội khác, nhất là hướng mạnh vào việc phát triển khu vực ngoài quốc
doanh . Thực tế từ các nước trong khu vực cho thấy, các loại hình này đã và đang
hỗ trợ lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ có việc làm, đóng góp sức lực
của mình vào tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống và trong chừng mực
nhất định, tạo cơ hội cho lao động nữ nâng cao vị thế của mình trong gia đình,
ngoài xã hội và vươn lên bình đẳng với nam giới. Đẩy nhanh tốc độ thực hiện
Chương trình quốc gia về việc làm. Thời gian qua, Chương trình này đã và đang
thực sự mở ra triển vọng lớn cho lao động nữ nông thôn trong việc tìm cơ hội kiếm
việc làm, tham gia xuất khẩu lao động; vay tín dụng để sản xuất kinh doanh. Tuy

vậy, để cho các chính sách trên thực sự đi vào cuộc sống, có hiệu quả trong tạo
dựng, duy trì và mở rộng việc làm cho lao động nữ nông thôn; Nhà nước cần chủ
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
động hơn nữa trong việc điều chỉnh, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các chính sách của người sử dụng lao động đối với lao động nữ nói chung và lao
động nữ ở nông thôn nói riêng.
Bên cạnh đó với Chính sách về bình đẳng giới đã và đang được các nhà khoa
học, Chính phủ các nước nghiên cứu và lồng ghép trong các chương trình phát triển.
Bình đẳng giới không có nghĩa là sự chia nhau bình quân về việc làm, sự hưởng thụ,
địa vị theo kiểu số học giữa nam và nữ. Vì có sự khác biệt về thể chất và thiên chức
cho nên nam và nữ đóng vai trò khác nhau trong xã hội và có những nhu cầu khác
nhau. Vấn đề là những sự khác biệt này cần được xem xét để thúc đẩy việc thực
hiện công bằng, phát huy có hiệu quả thế mạnh của cả hai giới, đồng thời xóa bỏ
những định kiến cổ hủ về giới gây thiệt thòi cho phụ nữ .Trên bình diện này, bình
đẳng giới trước hết là bình đẳng về cơ hội việc làm, cơ hội tiếp cận với đào tạo và
phát triển, bình đẳng trong đối xử như trả công lao động, các chế độ trợ cấp, phúc
lợi, vị thế trong gia đình và trong xã hội Do đó, tiếp tục phát triển các ngành nghề,
các lĩnh vực phù hợp với năng lực sở trường của lao động nữ nông thôn; tạo cơ hội
để phụ nữ được tham gia đào tạo; đặt phụ nữ trong quan hệ so sánh với nam giới
khi phân tích thực tiễn, tiếp tục đề ra và thực hiện hiệu quả các chính sách về việc
làm, tuyển chọn, biên chế lao động, tăng lương đối với lao động nữ. Đồng thời đẩy
mạnh việc thể chế hóa vấn đề bình đẳng giới trong các bộ luật, các quy định của
Chính phủ theo hướng lồng ghép vấn đề giới trong chính sách kinh tế, chính sách xã
hội, việc làm, đào tạo và phát triển.
II/ Một số phương thức tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ở nước ta hiện
nay
1. Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia

Các chương trình mục tiêu quốc gia là chính sách của Nhà nước ban hành
nhằm hỗ trợ người lao động, trong đó có lao động nữ nông thôn tham gia vào quá
trình phát triển kinh tế góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo.
Ngày 6/7/2007 Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về việc
làm đến năm 2010 góp phần thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế về bảo đảm
việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010. Nhà
nước thực hiện cho vay ưu đãi, lãi suất thấp đối với người thất nghiệp, người thiếu
việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, trang trại,
làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới, v v… Chương trình có 3 dự án: vay
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
vốn tạo việc làm, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hộ trợ phát
triển thị trường lao động. Kết quả đến năm 2010, chương trình đã tạo việc làm cho
hơn 2,2 triệu lao động, tổng nguồn vốn cho Chương trình là 5.985 tỷ đồng, không
kể nguồn vốn hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Ngày 26/2/2010 theo quyết định số 295/QĐ-TTg, đề án 295 “Hỗ trợ phụ nữ
học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015" đã được ban hành. Mục tiêu chung
của đề án là tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm
quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ
lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh
của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định,
giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy cùng với những tác động tích cực của những phương thức tạo việc
làm khác, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách của Nhà nước cũng
đã góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho lao động nói chung, cũng như lao
động nữ nông thôn nói riêng. Qua các phương thức này đã giúp cho người lao động

được tham gia các hoạt động kinh tế, mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
2. Gắn với duy trì, mở rộng và nâng cao đào tạo nghề, giới thiệu việc làm của
các trung tâm và cơ sở dạy nghề tại địa phương
Một trong những phương thức tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn là việc
phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề tại các địa phương. Thông qua hiệu quả hoạt
động của các trung tâm, cơ sở dạy nghề sẽ tạo điều kiện cho người lao động nói
chung và lao động nữ nông thôn nói riêng được học nghề, nâng cao tay nghề, có
nhiều cơ hội tìm việc làm. Ở nước ta, Luật Lao động và Luật Dạy nghề là căn cứ
pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển hệ thống dạy nghề và giới thiệu
việc làm trong cả nước. Những năm gần đây Chính phủ ban hành nhiều văn bản
dưới luật hướng dẫn các bộ, ngành chức năng tổ chức và hình thành mạng lưới các
trung tâm, cơ sở dạy nghề trên phạm vi cả nước. Hệ thống cơ sở dạy nghề và giới
thiệu việc làm đã có sự thay đổi và chuyển dịch mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả
nước hiện có khoảng 90 trường cao đẳng, 214 trường trung cấp, 684 trung tâm dạy
nghề và trên 1.000 cơ sở khác có dạy nghề (theo VNExpress ngày 6/1/2012);
Tỷ lệ lao động được đào tạo và đào tạo lại trong cả nước đạt 33%, trong đó
lao động nữ đat 22% (theo số liệu của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
Nam năm 2011). Tuy nhiên, hiện nay một vấn đề đặt ra là: có nhiều trường thuộc
ngành lao động, thương binh và xã hội được xây dựng bề thế, nhưng việc dạy nghề
trong nhiều trường công lập chưa đạt yêu cầu, chưa gắn với nhu cầu của sản xuất,
kinh doanh, do đó nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm hoặc nơi tiếp
nhận họ phải tốn thêm thời gian và kinh phí để đào tạo lại.
Cũng có nguyên nhân do các trường này thiếu trang thiết bị cần thiết cho việc
dạy và học, thiếu kinh phí, thiếu thầy giỏi, địa điểm tổ chức lớp không thuận tiện
cho việc đi lại của học viên… Đã có tình trạng trường lớp công lập tuyển sinh

không đủ chỉ tiêu, mặc dù đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích người lao
động (nhất là lao động nữ nông thôn) đến học, nhưng họ vẫn không đến học nghề
tại những cơ sở dạy nghề.
3. Thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các tổ chức chính trị xã hội trong
việc hỗ trợ đoàn viên, hội viên phát triển kinh tế gia đình. Các tổ chức đoàn thể
như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, nên
thông qua hoạt động của các tổ chức này cũng góp phần tạo nhiều cơ hội để lao
động nữ nông thôn có thêm việc làm, tăng thu nhập. Trong những năm gần đây,
các tổ chức đoàn thể trong đó Hội phụ nữ giữ vài trò nòng cốt đã có nhiều giải
pháp tích cực giúp người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng ở khu vực
nông thôn tạo việc làm thông qua việc thực hiện có hiệu quả các mô hình, dự án
phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản
xuất, vay vốn hỗ trợ sản xuất, vay vốn xuất khẩu lao động, dạy nghề nhằm tạo
điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ ở nông thôn. Nhiều địa
phương đã có kế hoạch cụ thể, khai thác từ các chương trình mục tiêu quốc gia
về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế-xã hội để giải
quyết việc làm gắn với yếu tố giới.
Hiện nay trong hệ thống Hội LHPN cả nước đã có 36 trung tâm và hàng chục
cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm đào tạo nghề cho trên 600 nghìn lượt phụ nữ,
tư vấn nghề, tư vấn việc làm cho trên 300 nghìn hội viên, giúp chị em có việc làm
ổn định. Tổ chức Công đoàn Việt Nam có 1 trường Cao đẳng nghề, 14 trường trung
cấp nghề 3 Trung tâm dạy nghề và 31 Trung tâm giới thiệu việc làm, đã đào tạo
30.949 học sinh học nghề. Trong đó, có 16.145 học sinh học nghề theo hình thức
chính quy và 14.804 lao động học nghề thường xuyên, 30% lao động nữ ở khu vực
công nghiệp địa phương.
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng

Ngoài nhiệm vụ chính là đào tạo nghề ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và
sơ cấp nghề, các trường, trung tâm dạy nghề đã liên kết với các doanh nghiệp để đào
tạo, tư vấn học nghề và Giới thiệu việc làm cho hàng chục nghìn lao động nữ ở khu
vực nông thôn.
4. Gắn với phát triển mạng lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển làng nghề
Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng phát triển to
lớn, đóng vai trò quan trọng, bổ sung cho nền công nghiệp và nông nghiệp vốn dĩ
phát triển chậm, nhất là ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Đặc biệt khi
đói nghèo đang còn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia
trong phát triển kinh tế - xã hội thì phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác
định như môt giải pháp hữu hiệu vì nó không chỉ góp phần vào phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ mà còn góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, trong đó thu hút một lực lượng lao động nữ khá lớn ở
nông thôn, giảm sức ép về lao động việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Ở nước ta Chính phủ đã quy định tại Điều 3- Nghị định số 90/2001/NĐ-CP
ngày 23/11/2001 về “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập,
đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 nghìn
tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Giai đoạn
2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng việc làm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ cao hơn 1,9
lần so với tốc độ tăng trưởng việc làm ở các doanh nghiệp lớn. Theo số liệu báo cáo
của Hiệp hôị Nữ doanh nhân Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 115.000 doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ, trong đó trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những
năm gần đây, tỷ lệ doanh nghiệp nữ làm chủ gia tăng đột biến, do tác động của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế, nhiều hộ
gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đã mạnh dạn chuyển đổi nghề và mục đích sản xuất
kinh doanh, hình thành các mô hình nữ chủ trang trại, nữ chủ doanh nghiệp nhỏ trong
lĩnh vực may mặc, dịch vụ ăn uống, thương mại, phát triển nghề truyền thống… Như
vậy chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là phương thức hiệu quả nhằm tạo
việc làm cho lao động khu vực nông thôn, trong đó thu hút đông đảo lực lượng lao
động nữ nông thôn tham gia, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Cùng với phương thức tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn gắn với phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống của
Việt Nam cũng hết sức đa dạng phong phú đây cũng là môi trường thuận lợi, tạo cơ
hội cho phụ nữ nông thôn dễ tìm được việc làm, tăng thu nhập. Hiện nay ở cả nước
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
hiện có 2790 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao
động, trong đó kể cả lao động nữ nông thôn trong lúc nông nhàn.
Trong thời điểm hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang chịu tác động tiêu
cực bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường của làng nghề bị thu hẹp, sức tiêu
thụ trên thị trường trong nước cũng giảm sút nặng nề, các làng nghề đang phải đối
mặt với rất nhiều vấn đề thách thức, trong đó nguy cơ hàng chục vạn lao động nông
thôn có thể mất việc làm. Đây là vấn đề cấp bách cần được sự quan tâm nghiên cứu
của Nhà nước, các cấp, các ngành và địa phương sớm có những chính sách phù hợp,
giải quyết khắc phục những khó khăn của làng nghề Việt Nam hiện nay.
III/ Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn
1. Số việc làm được tạo ra trong năm cho lao động nữ nông thôn
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, mặc dù hiện nay nền kinh tế của Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên, một số
nhiệm vụ của ngành LĐ-TB&XH đề ra năm 2012 vẫn chưa hoàn thành. Đó là chỉ
tiêu về tạo việc làm chỉ đạt 38,2%; xuất khẩu lao động đạt 34,4%; cả nước tạo việc
làm cho 1.505 người, đạt 88,5% kế hoạch. Năm 2013, Bộ LĐ-TB&XH đặt ra mục
tiêu tạo việc làm cho 1,6 triệu người, trong đó tạo việc làm trong nước cho là 1,515
triệu người và xuất khẩu 85.000 lao động.
Dưới đây là số liệu của Phòng LĐ-TB&XH huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
về kết quả tạo việc làm mới cũng như việc làm thêm cho lao động của địa phương.
Ông Phạm Văn Thắm - trưởng phòng cho biết, số việc làm được tạo ra cho lao động
của địa phương luôn hoàn thành vượt mức so với chỉ tiêu mà huyện đề ra.

Qua bảng số liệu có thể nói số lao động được tạo việc làm tại địa phương có
xu hướng tăng trên tất cả các lĩnh vực, kể cả trong nước cũng như xuất khẩu. Đặc
biệt là tạo việc làm cho lao động trong nước, năm 2011 tạo mới là 2417 lao động
trong đó lao động nữ chiếm 56,4%, đến năm 2012, số lao động được tạo việc làm
mới là 3880 lao động, lao động nữ chiếm 59,8%.
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
Bảng 1: Báo cáo công tác lao động – việc làm huyện Bình Lục năm 2011-2012
STT Chỉ tiêu 2011 2012
Tổng số Nữ Tổng số Nữ
I Tổng số lao động được tạo
việc làm mới. Trong đó:
2417 1363 3880 2139
1 Tạo việc làm trong nước 2310 1322 3770 2196
-Công nghiệp và xây dựng 542 157 1512 846
-Nông, lâm, ngư nghiệp 1123 798 1548 863
-Dịch vụ 630 367 710 487
2 Xuất khẩu lao động 107 41 110 83
II Tổng số lao động được tạo
việc làm thêm
3372 1383 3380 1616
Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Bình Lục
2. Các lĩnh vực việc làm được tạo ra trong năm cho lao động nữ
Từ năm 2011, việc làm cho lao động nói chung cũng như lao động nữ nói
riêng trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bắt đầu có chiều hướng
giảm. Từ 23 triệu lao động xuống còn 22,5 triệu vào năm 2015 và sẽ ở mức 21,1
triệu vào năm 2020.
Những ngành hiện đang có tỷ lệ việc làm rất cao nhưng tới năm 2015 sẽ có

xu hướng giảm, gồm: khai khoáng, công nghiệp chế biến - chế tạo, sản xuất phân
phối điện, khí đốt, cung cấp nước, xây dựng, vận tải và kho bãi, khách sạn, nhà
hàng, thông tin, truyền thông, giáo dục, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, nghệ thuật
và vui chơi giải trí. Trong đó, ngành có tỷ lệ giảm cao nhất là khai khoáng từ 10,6%
năm 2011 xuống còn 9,6% năm 2015.
Các ngành có nhu cầu việc làm tăng cao nhất là hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ
chức chính trị, xã hội; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Tiếp đến là tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; khoa học công
nghệ; làm thuê trong các hộ gia đình; các tổ chức quốc tế và các hoạt động dịch vụ
khác Tuy nhiên, về dài hạn, những ngành này lại giảm mạnh, khoảng 50% việc
làm vào năm 2020. Trong khi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tăng gấp đôi
số việc làm từ 1,2% lên 2,3%.
IV/ Một số kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ở 1 số địa
phương có thể áp dụng cho huyện Bình Lục
Dưới đây là một số kinh nghiệm trong tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ở
hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương mà huyện Bình Lục có thể học hỏi và áp dụng
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
nhằm nâng cao vai trò cũng như giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nữ ở
địa phương mình
1. Tỉnh Hưng Yên
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ khái niệm về
việc làm là lao động có thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm; giải quyết việc làm là
trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, đơn vị cơ sở và của mọi
người lao động. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, người lao động nâng cao trách
nhiệm trong việc giải quyết việc làm cho mình và xã hội.
Hai là: Phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm: Trong nông nghiệp, thực
hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Coi

trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn. Tập trung xây dựng các mô hình chế biến có quy mô vừa và nhỏ
như chế biến nhãn, vải, dược liệu tinh dầu, thức ăn gia súc, sản xuất hàng hoá chất
lượng cao từng bước mở rộng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu nông sản thực phẩm
đã qua chế biến.
Ba là: Tập trung đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề: Quan tâm đầu tư,
hỗ trợ về nhiều mặt như đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn, khoa học kỹ thuật, nguyên liệu
đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Phát triển 10 làng nghề truyền thống của tỉnh, thu
hút đối đa lực lượng lao động nữ nông thôn tham gia làm nghề, có việc làm thường
xuyên lúc nông nhàn.
Bốn là: Đào tạo nghề gắn với giới thiệu, tạo việc làm cho người lao động. Tập
trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, nâng cấp trường dạy
nghề của tỉnh; khuyến khích phát triển dạy nghề ngoài công lập, các doanh nghiệp
tham gia đào tạo nghề; nâng cao chất lượng dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa
bàn tỉnh, từng bước nâng cao kỹ năng thực hành nghề để tập trung đào tạo nghề cho
người lao động
2. Tỉnh Hải Dương
Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao
động nữ khu vực nông thôn nói riêng ở Hải Dương được xác định là một trong các
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Ban chấp hành
Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hải Dương đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều giải
pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động, trong đó đặc biệt chú trọng đến lực lượng
lao động nữ nông thôn, cụ thể như:
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
Về công tác chỉ đạo, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch hành động VSTB
phụ nữ của tỉnh Hải Dương đến năm 2015 với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 toàn
tỉnh thực hiện giải quyết việc làm cho trên 50% lao động nữ trong tổng số lao động

được tạo việc làm mới của tỉnh.
Các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, thành phố đều xây dựng và thành
lập ban chỉ đạo giải quyết việc làm, tập trung xây dựng và triển khai chương trình đề
án giải quyết việc làm cho lao động, trong đó có chính sách ưu tiên trong đào tạo
nghề đối với lao động nông thôn, lao động nữ. Đồng thời tỉnh đã ban hành nhiều
chính sách đầu tư thoả đáng về vốn, mặt bằng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực để
thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh phát triển sản xuất kinh doanh lâu dài như các công
ty may, giầy da xuất khẩu, khai thác vật liệu, chế biến nông sản…, tạo thêm nhiều
việc làm cho lao động nữ.
Trong nông nghiệp đã quan tâm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi gắn với thâm canh, tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển các
khu chăn nuôi tập trung, các vùng trồng cây hàng hoá, xây dựng các vùng kinh tế
trọng điểm.
Trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ, Hải Dương đã quan tâm đầu tư phát
triển các hoạt động của ngành vận tải, kho tàng bến bãi, mở rộng và đổi mới hệ
thống hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng, hoạt động du lịch, hoạt động bưu
chính viễn thông… đây là những ngành khai thác nguồn tiềm năng lao động nữ,
tạo thêm việc làm cho lực lượng lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn
nói riêng.
Các chương trình mục tiêu quốc gia xúc tiến việc làm được tỉnh coi trọng
triển khai có hiệu quả. Tỉnh có chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với lao động nữ
nông thôn. Tăng cường đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ
thống các Trung tâm, cơ sở dạy nghề. Xây dựng và triển khai đề án dạy nghề truyền
thống gắn với giải quyết việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn. Tạo điều kiện hỗ trợ,
đầu tư ngân sách cho Hội phụ nữ và các đoàn thể chính trị tổ chức các hoạt động hỗ
trợ phụ nữ nông dân tham gia tích cực trong sản xuất nông nghiệp và các ngành
nghề khác ở địa phương.
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình

Thắng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2010-2012
I/ Thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn Bình Lục
1. Lao động nữ nông thôn Bình Lục
a. Quy mô nguồn lao động nữ nông thôn Bình Lục
Huyện Bình Lục nằm ở phía Đông nam của tỉnh Hà Nam, tiếp giáp với
huyện Thanh Liêm, Lý Nhân của tỉnh Hà Nam và Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc của tỉnh
Nam Định; theo đường 21A về phía Tây Bắc cách trung tâm tỉnh 14 km và đi theo
hương Đông Nam cách TP Nam Định 20 km.
Bình Lục là huyện có dân số đông, theo báo cáo số liệu của phòng thống kê
huyện, tổng dân số toàn huyện năm 2010 có 145463 người trong đó nữ có 71281
người chiếm 49%. Đến năm 2012 dân số toàn huyện giảm xuống 145457 người nữ
là 71253 người chiếm 48,98%.
Trên cơ sở số liệu thực tế bảng 1 cho thấy: Lực lượng lao động nữ nông thôn
chiếm tỷ lệ rất cao và có xu hướng giảm, nhưng giảm không đáng kể. Năm 2010 tỷ
lệ lao động nữ nông thôn đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân chiếm 50,11 %
đến năm 2012 giảm còn 50,08%. Quy mô lao động nữ ở nông thôn có biến động
nhẹ, số lao động nữ di cư hàng năm bình quân khoảng 500 người.
Bảng 2: Dân số và lao động nữ nông thôn Bình Lục 2010-2012
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
2010 2012
Tổng số Tỷ lệ(%) Tổng số Tỷ lệ(%)
Dân số trung bình 145.463 100 145457 100
Tốc độ tăng tự nhiên 8.65% 11.1%
Nữ 71.284 49.0 71.253 48.98
Dân số Thành Thị 5.128 3.53 5.097 3.51
Dân số nông thôn 140.350 96.47 140.360 96.49

Nữ nông thôn 70.230 48.28 68.790 47.29
Dân số trong độ tuổi lao động
Trong đó Nữ
93.652
44.380
64.38
47.39
93.649
44.395
64.38
49,0
Lao động đang làm việc
trong nền kinh tế quốc dân
Trong đó
75.172 51.68 75.162 51.67
Lao động Thành thị 2.635 3.51 2.605 3.47
Lao động Nông thôn 72.537 96.49 72.556 96.53
Lao động nữ
- Nông thôn
- Thành thị
39.038
37.668
1.370
51.93
50.11
1.82
39.005
37.643
1.362
51.89

50.08
1.81
Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Lục
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
b. Chất lượng lao động nữ nông thôn
• Trình độ học vấn :
Những năm qua, sự nỗ lực của ngành Giáo dục đào tạo và các ngành
chức năng đã tập trung đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện trên các lĩnh vực
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề nên chất lượng
nguồn nhân lực nói chung, lao động nữ nông thôn nói riêng đã từng bước chuyển
biến tiến bộ.
Bảng 3. Cơ cấu lao động nữ nông thôn theo trình độ học vấn
giai đoạn 2010-2012
Đ/v: %
Theo trình độ học vấn
Lao động nông thôn
2010 2012
Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ
-Chưa biết chữ 0.85 0.9 0.8 0.78 0.3 0.6
-Chưa tốt nghiệp tiểu học 4.3 3.1 4.2 3.7 3.1 4.3
-Tốt nghiệp tiểu học 5.7 4.8 6.6 4.6 3.9 5.3
-Tốt nghiệp trung học cơ sở 6.9 6.8 7.5 7.2 6.9 7.5
-Tốt nghiệp trung học phổ
thông.
3.5 3.9 3.8 7.6 4.1 7.1
Nguồn:Báo cáo về trình độ lao động huyện Bình Lục giai đoạn 2010-2012 của
phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bình Lục

Dựa theo số liệu phân tích năm 2012, trong lực lượng lao động nữ nông thôn
có 0.6% số người mù chữ, 4.3% số người chưa tốt nghiệp tiểu học, 5.3% số người
tốt nghiệp tiểu học, 7.5% số người tốt nghiệp trung học cơ sở, 7.1% số người tốt
nghiệp trung học phổ thông. Như vậy nhìn chung về trình độ học vấn của lao động
nữ nông thôn có chuyển biến ở từng bậc học theo các năm.
• Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
Bảng 4. Cơ cấu lao động nữ nông thôn theo chuyên môn kỹ thuật
Đ/v: %
Năm
2010 2012
Tổng
số
Nam Nữ
Tổng
số
Nam Nữ
- Không có trình độ
chuyên môn kỹ thuật.
66.23 56.1 60.31 64.6 51.4 56.8
- Sơ cấp, học nghề, chuyên
môn kỹ thuật không bằng.
21.27 24.4 22.94 22.3 25.8 24.9
- Chuyên môn kỹ thuật có
bằng trở lên.
12.50 19.5 16.75 13.1 22.8 18.3
Chung 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Bình Lục 2010 - 2012
Qua số liệu điều tra cho thấy năm 2012, lực lượng lao động nữ không có
chuyên môn kỹ thuật chiếm 56,8%, cao hơn so với nam giới 5,4%; tỷ lệ lao động
nữ có trình độ sơ cấp, học nghề, chuyên môn kỹ thuật không có bằng chiếm
24,9%, có bằng chuyên môn kỹ thuật chiếm 18,3%. Nhìn chung cơ cấu lao động
nữ nông thôn theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở huyện Bình Lục còn thấp, chưa
tương ứng với số lượng lao động và khả năng của lao động nữ khi tham gia các
hoạt động kinh tế. So với lao động nam thì tỷ lệ lao động nữ còn thấp ở trình độ
cao. Nhưng nhìn chung tỷ lệ lao động nữ có trình độ đã tăng dần và có xu hướng
tiếp tục tăng theo từng năm.Có thể nói vấn đề này còn đang là một thách thức lớn
đối với nông thôn Bình Lục nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung , nếu không được
quan tâm đầu tư cải thiện thì nguồn nhân lực của huyện sẽ khó đáp ứng yêu cầu
hội nhập hiện nay.
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
c. Cơ cấu lao động nữ nông thôn Bình Lục
• Theo độ tuổi
Bảng 5. Lao động nữ nông thôn theo nhóm tuổi ( năm 2012)
Nguồn: Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện Bình Lục
Nhìn vào cơ cấu lao động nữ nông thôn theo nhóm tuổi ở huyện Bình Lục
cho thấy: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn chiếm 49.24% .Trong đó lao động nữ trong
các nhóm tuổi từ 35- 39, 40-44, 45-49 và 50-54 chiếm tỷ lệ khá cao( >50% trong
tổng số lao động nông thôn cùng nhóm), đây là đối tượng lao động phần lớn đã có
gia đình, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn bó với đồng ruộng và
tham gia hoạt động kinh tế tại địa phương. Một bộ phận lao động trong độ tuổi trẻ
(từ 15 - 25) chủ yế đang học tại các trường phổ thông trung học, chuyên nghiệp và
làm việc trong các doanh nghiệp, công ty cổ phần… Như vậy lực lượng lao động
nữ nông thôn của huyện hiện nay tương đối già, tập trung phần lớn ở các nhóm tuổi

cao. Do vậy việc làm cuả lao động nữ nông thôn trong nông nghiệp ở nhóm tuổi từ
(35 - 54) cần được quan tâm nhiều hơn, khi ruộng đất canh tác bị thu hẹp. Sự
chuyển đổi nghề nghiệp của họ thích ứng với yêu cầu hội nhập nền kinh tế hiện nay
là hết sức khó khăn.
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
Nhóm tuổi
Tổng
số(Người)
Nam(Người) Nữ(Người)
Tỷ lệ nữ
(%)
Chung 94984 48216 46768 49,24
15-19 12080 6288 5792 47,95
20-24 15058 7926 7132 47,36
25-29 14293 7642 6651 46,53
30-34 11418 5941 5477 47,97
35-39 10626 5309 5317 50,04
40-44 10238 5015 5223 51,02
45-49 10151 4792 5359 52,8
50-54 11120 5303 5817 52,3
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình
Thắng
• Theo nhóm ngành kinh tế
Bảng 6: Lao động nữ nông thôn theo ngành
Chỉ tiêu theo nhóm
ngành kinh tế
2010 2012
Tổng số % Tổng số %
Lao động nữ nông thôn

trong nền kinh tế quốc
dân (người)
39038 100 39005 100
Trong đó
Nông, lâm, thuỷ sản 28863 73.9 25663 65.8
Công nghiệp, xây dựng 4081 10.5 4719 12.1
Dịch vụ. 6094 15.6 8623 22.1
Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Lục
Qua số liệu phân tích về sự dịch chuyển cơ cấu lao động nữ nông thôn theo
nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 cho thấy: Trong hai nhóm ngành nông, lâm,
thuỷ sản và dịch vụ có biến động theo hướng tích cực do thành tựu của quá trình thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động nữ trong nông nghiệp có xu hướng
giảm, trong dịch vụ tỷ lệ này tăng nhanh. Như vậy đã phản ánh được hiệu quả của quá
trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn đã có những tác
động nhất định đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động nữ nông thôn; chuyển từ sản xuất
nông nghiệp sang một số ngành khác có thu nhập cao hơn, cải thiện điều kiện sống của
lao động nữ.
d. Nhận xét về lao động nữ nông thôn Bình Lục
• Tiềm năng:
Lực lượng lao động nữ nông thôn Bình Lục chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng
lao động của toàn huyện. Nguồn lao động nữ ở khu vực nông thôn dồi dào, có vai
trò chính cung cấp nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ, thương
mại và công nghiệp. Các ngành Dệt may, ngành Chế biến hoa quả, dịch vụ nông
nghiệp… đã thu hút mạnh số lao động nữ từ nông nghiệp chuyển sang, điều đó sẽ
đáp ứng tốt lượng cầu về lao động tại các khu công nghiệp. Sự tham gia của lao
động nữ ở các lĩnh vực sẽ góp phần đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu lao động nông
thôn, dịch chuyển cơ cấu kinh tế của huyện (giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng
tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ).
SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51
23

×