Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 84 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ 2
1.1. Những Nét Chung Về Công Ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà 3
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà 5
1.4.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2011: 6
1.4.1.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 10
1.5. Bộ Máy Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà 12
Chức Năng và Nhiệm Vụ Của Các Phòng Ban: 15
2.2.1.1. Chất lượng sản phẩm 35
Các sản phẩm của Sơn Hà được định giá thống nhất trên toàn quốc không
phân biệt giữa các khi vực trên cả nước. Đồng thời các dịch vụ đi kèm như vận
chuyển, tư vấn lắp đặt , sửa chữa , bảo hành sẽ được định giá riêng biệt tùy
theo chi phí cho dịch vụ đó. Các dịch vụ bảo hành, tư vấn lắp đặt, luôn được
thực hiện miến phí cho khách hàng. Các dịch vụ như sửa chữa, vận chuyển
được có tính thêm chi phí phát sinh hợp lí. Nhìn chung chính sách giá của Sơn
Hà có khả năng cạnh tranh tốt 51
2.2.3. Kênh phân phối và chính sách hỗ trợ 51
2.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 57
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng chi phí Error: Reference source not found
Bảng 1.2 : Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sơn Hà
Bảng 1.3 : Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh Tổng Hợp .Error: Reference source not
found
Bảng 1.4: Một số nhà cung cấp tiêu biểu của Sơn Hà Error: Reference source not
found
Bảng 1.5 : Đối thủ cạnh tranh chính của Sơn Hà .Error: Reference source not found
Bảng 1.6 : Một số khách hàng thường xuyên của công tyError: Reference source not
found


Bảng 2.1 : Doanh thu theo ngành hàng Error: Reference source not found
Bảng 2.2 : Doanh thu bán hàng theo đối tượng khách hàng Error: Reference source
not found
Bảng 2.3 : Doanh thu bán hàng theo khuc vực Error: Reference source not found
Bảng 2.4 : Danh mục chủng loại sản phẩm Thái Dương Năng: Error: Reference
source not found
Bảng 2.5 : Danh mục chủng loại sản phẩm Bồn nước Error: Reference source not
found
Bảng 2.6 : Danh mục chủng loại sản phẩm Chậu rửa : Error: Reference source not
found
Bảng 2.7: Bảng dịch vụ của Sơn Hà tại miền Bắc. Error: Reference source not found
Bảng 2.9 : Giá bán lẻ sản phẩm Bồn nước nóng ngày 01/03/2012 Error: Reference
source not found
Bảng 2.8 : Bảng so sánh giá cả bồn nước của Sơn Hà và một số đối thủ chính Error:
Reference source not found
Bảng 2.10 : Báo giá chậu rửa inox ngày 01/03/2012 Error: Reference source not
found
Bảng 2.11: Một số tiêu chuẩn chính khi lựa chọn địa lý độc quyền : Error: Reference
source not found
Bảng 2.12: Một số khách hàng lớn của công ty Error: Reference source not found
Bảng 2.13: Bảng hệ thống kênh phân phối của công ty Sơn Hà Error: Reference
source not found
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Bảng 2.14: Chi phi quảng cáo và doanh thu giao đoạn 2007-2011 Error: Reference
source not found
Bảng 2.15: Chương trình khuyến mãi chào mừng giải phóng miền nam 30/4 Error:
Reference source not found
và quốc tế lao động 1/5 Error: Reference source not found
Bảng 3.1: Thống kê nhân lực phòng marketing Error: Reference source not found


Biểu 1.1. Tăng trưởng doanh thu 7
Biểu 1.2. Lợi nhuận sau thuế 7
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức 14
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bồn Inox 37
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất chậu rửa 39
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
( Nguồn Phòng Quản Lý Sản Xuất ).
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty : Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn

Sơn Hà : Tên viết tắt của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn

CTCP : Công ty cổ
phần
TNHH : Trách nhiệm hữu
hạn
CBCNV : Cán bộ công nhân
viên
DTT : Doanh thu
thuần
HC – NS : Hành chính – Nhân sự
PXSX : Phân xưởng sản
xuất
QLCL : Quản lý chất

KTNB : Kiểm toán nội bộ
XNK : Xuất nhập
khẩu

QA & RD : Quality Assurance & Research
Development
(Kiểm soát chất lượng & Nghiên cứu phát
triển)
ERP : Enterprise Resource
Planning
(Kế hoạch quản trị nguồn lực doanh
nghiệp)
GVHB : Giá vốn hàng bán
CPBH : Chi phí bán hàng
CPQLDN : Chi phí quản lí doanh nghiệp
LN : Lợi nhuận
DT : Doanh thu
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoan 5 năm vừa qua, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 2008 và các hệ lụy kéo dài dai dẳng của nó, và hiện nay là
cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Các nền kinh tế
gặp nhiều khó khăn, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây,
Việt Nam mặc dù được đánh giá là nên kinh tế mới nổi với những tăng trưởng khá
ổn định nhưng kinh tế trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp
Việt Nam đang phải chiến đấu để tồn tại và phát triển. Trong lĩnh vực thép không gỉ
từ lâu đã chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Nhiều doanh
nghiệp có mức tồn kho cao, đối mặt với nguy cơ thu hẹp hoạt động. Để có thể đứng
vững trong giai đoạn hiện nay công ty cần có những chính sách mạnh mẽ để kích
thích tiêu thụ. Các hoạt động marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tiêu thụ, bởi lẽ nó gắn kết các hoạt động của doanh nghiệp với nhu cầu của khách
hàng, đưa hàng hóa của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, đem lại nguồn thu. Nó

đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện tiêu thụ khó khăn như hiện nay. Hơn nữa nếu
hoạt động tốt trong giai đoạn này cũng là cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị phần
khi mà các doanh nghiệp khác có xu hướng thu hẹp hoạt động, tiết giảm chi phí. Vì
vậy các hoạt động marketing hiện nay đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sẩn
phẩm trong cả ngắn và dài hạn.
Công ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà là công ty hàng đầu của Việt Nam sản xuất
và cung cấp các sản phẩm từ thép không gỉ với các sản phẩm chính như bồn nước,
chậu rửa, ống thép không gỉ và nhiều sản phẩm khác. Hiện nay công ty có nhiều cơ
sở sản xuất tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với quy mô trên 800 lao động. Trong
giai đoạn 5 năm vừa qua công ty đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, và kết quả
kinh doanh khá tốt, doanh thu hàng năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Với những nỗ
lực của mình trong thời gian qua Sơn Hà không chỉ chiếm được lòng tin của người
tiêu dùng và các đối tác mà còn được các cơ quan quản lí công nhận. Sơn hà đã
nhận được rất nhiều giải thưởng như Huân chương Lao Động hạng Ba do nhà nước
trao tặng. Liên tục từ 2007 đến 2011, 5 năm liền Sơn Hà nhận được giải thưởng
Sao Vàng Đất Việt, cũng trong các năm này Sơn Hà luôn lọt vào tốp 100 thương
hiệu mạnh Việt Nam do VCCI và Ac Nelsen khảo sát và bình trọn.
Ngoài ra Sơn Hà nhiều năm liền được bình trọn là Hàng Việt Nam chất lượng
cáo từ 2002 đến 2011. Không những vậy Sơn Hà còn liên tục góp mặt trong nhóm
50 của Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Nhưng bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là
các hoạt động marketing chưa đáp ứng được yêu cầu, hệ thống phân phối chưa
vươn tới được thị trường tiềm năm, đội ngũ bán hàng công nghiệp chưa có, nhân
viên bán hàng chưa được đào tạo chuyên nghiệp….Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình tiêu thụ hiện tại của công ty, và sự phát triển trong tương lai.
Với đề tài “ Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty Cổ
Phần Quốc Tế Sơn Hà ” em mong muốn đánh giá trung thực và chính xác thực

trạng các hoạt động marketing của công ty. Và đưa ra những giải pháp để hoàn
thiện hơn nữa các hoạt động marketing cho phù hợp với tình hình thị trường và định
hướng phát triển của công ty, giúp công ty đạt hiệu quả tốt nhất trong việc tiêu thụ
sản phẩm, tăng trưởng và nâng cao vị thế của mình trong ngành. Chuyên đề tốt
nghiệp ngoài mở đầuvà kết luận, gồm 3 chương :
 Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà.
 Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing của Công ty
 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của công ty.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
1.1. Những Nét Chung Về Công Ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà
Tên công ty viết bằng tiếng việt : CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ
Tên công ty viết bằng tiếng anh : SONHA INTERNATIONAL CORPORATION
Tên công ty viết tắt : SONHA.,CORP
Trụ sở chính : Lô số 2 CN1 Cụm Công nghiệp Nhỏ và Vừa Từ
Liêm, Xã Minh Khai, Huyện Từ Liêm, Thành phố
Hà Nội, Việt nam.
Điện thoại : (84-4) 62656566
Fax : (84-4) 62656588
Email :
Website : www.sonha.com.vn
Logo :
Giấy chứng nhận kinh doanh
số :
0100776445 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu
ngày 30/10/2007, đăng kí thay đổi lần thứ 4 ngày
05/01/2011

Vốn điều lệ : 250.000.000.000 VND
Vốn pháp định : 6.000.000.000 VND
Số tài khoản : 11001010086686, mở tại Ngân hàng TMCP Hàng
Hải – trụ sở giao dịch.
Ngành nghề kinh doanh của công ty :
 Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải
 Sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng
 Kinh doanh các thiết bị nhà bếp
 Khai thác, vận hành và các dịch vụ phục vụ tòa nhà, khu chung cư, công trình
dân dụng, công nghiệp, các dịch vụ cho nhà ở và văn phòng làm việc
 Kinh doanh bất động sản
 Dịch vụ vận tải hoàng hóa, vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô, đại lí giao
nhận và đại lý vận tải hàng hóa.
 Luyện kim, đúc thép, cán kéo thép
 Sản xuất và mua bán các thiết bị lọc nước
 Sản xuất và mua bán ống thép các loại
 Sản xuất và mua bán các sản phẩm năng lượng mới như năng lượng mặt trời,
năng lượng gió
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
 Khai thác, sản xuất, mua bán, chế biến sản phẩm đá tự nhiên, đá dùng trong xây dựng
 Sản xuất và mua bán các các vật liệu xây dựng, sơn xây dựng dân dụng, công
nghiệp, bột bả trong xây dựng dân dụng
 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông
 Lữ hành nội địa. Lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch, kinh
doanh khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch, thể thao văn hóa.
 Sản xuất và mua bán các sản phẩm được chế tạo từ vật liệu composite
 Cắt, tạo dáng và hoàn thiện đá
 Sản xuất đồ gỗ nội thất ( bàn ghế, tủ, tủ bếp )

 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ
 Đại lý mua, đại lý bán, lý gửi hàng hóa
 Sản xuất và gia công lắp ráp, kinh doanh các sản phẩm điện điện tử, đồ gia dụng
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
 Chức năng của Công ty :
Là công ty hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, nhưng chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực thép không gỉ, Sơn Hà hoạt động với chức năng chủ yếu như cung
ứng và sản xuất các sản phẩm gia dụng từ thép không gỉ, đem lại cuộc sông hiện
đại, thân thiện, tiện nghi cho khách hàng, Cung cấp các sản phẩm thép công nghiệp
phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các đơn vị tổ chức cá nhân có nhu cầu,
góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Nhập khẩu và cung cấp các sản phẩm thiết bị nhà bếp chất lượng cao, đảm bảo
tính thẩm mỹ, mang lại cuộc sông tiện nghi hiện đại cho khách hàng. Sản xuất và
cung cấp ống thép không gỉ không gỉ phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, phục
vụ xây dựng trong các công trình như sân bay, hải cảng, các nhà máy lọc dầu , các
đơn vị sản xuất dược phẩm.
 Quy mô của công ty :
Hiện nay Sơn Hà là một trong các công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực
sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ thép không gỉ, doanh thu hàng năm lên tới
hàng ngàn tỷ đồng. Hiện số lượng công nhân viên toàn công ty đạt khoảng 864
người, tổng vốn kinh doanh của công ty lên tới 1.286.649 triệu đồng, một con số lớn
đối với các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Có thể thấy quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty khá lớn, cơ sở trang thiết bị sản xuất hiện đại, lợi nhuận
hàng năm khá cao, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Công ty
xứng đáng với vị thế là nhà sản xuất các sản phẩm Inox hàng đầu Việt Nam.
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà
Công ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà tiền thân là Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà,

trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển với những nỗ lực không biết mệt mỏi, từ
một nhà sản xuất bồn chứa nước inox Sơn Hà đã lớn mạnh trở thành doanh nghiệp
hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thép không gỉ. Các sản phẩm của Sơn Hà đã khẳng
định được chỗ đứng vững chắc của mình trong trái tim người tiêu dùng. Với những cố
gắng không ngừng của mình Sơn Hà đã đạt được vị thế mà bất cứ doanh nghiệp nào
cũng mơ ước, chiếm 85% thị phần ống thép công nghiệp, 65% thị phần miền bắc về
bồn nước inox. Trong vòng 4 năm qua Sơn Hà luôn duy trì được mức tăng trưởng ấn
tượng, trung bình đạt 24% / năm. Các sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao,
được người tiêu dùng và các đối tác tin cẩn. Sản phẩm ống thép công nghiệp xuất khẩu
sang Châu Âu và Mỹ đã được đánh giá rất tốt nhờ chất lượng và giá bán hợp lí. Hiện
nay sản phẩm của công ty được phân phối trên toàn quốc với mạng lưới phân phối rộng
khắp trên 5000 đại lý lớn nhỏ.
Các mốc thời gian và sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của
Công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà
Thời gian Sự kiện
Năm 1998 Thành lập Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà với vốn điều lệ
600 triệu đồng
Năm 2002 : Tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng
Năm 2004 : Tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng
Năm 2006 : Tăng vốn điều lệ lên 41 tỷ đồng
Năm 2007 : Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà chuyển đổi thành Công
ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà
Năm 2008 : Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
Đưa nhà máy sản xuất Inox Sơn Hà tại Thị trấn Phùng, Đan
Phượng, Hà Nội đi vào hoạt động.
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Năm 2009 : Tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng. Chính thức niêm yết 15
triệu cổ phiếu tại Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2010 : Phát hành thành công 10 triệu cổ phiếu thu về 163 tỷ đồng
phục vụ mở rộng sản xuất.
Phát hành thành công 2 đợt trái phiếu thu về 100 tỷ đồng với
lãi suất 16%/ năm. Đưa nhà máy tại Hóc Môn, TP.HCM vào
hoạt động.
Hiện nay : Sơn Hà đang sản xuất kinh doanh với 3 nhà máy sản xuất.
Trong đó 2 nhà máy ở Hà Nội, 1 nhà máy tại TP.HCM với
trên 5000 đại lí trên toàn quốc. Tổng vốn kinh doanh lên đến
2500.000.000.000 đồng.
1.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN
HÀ GIAI ĐOẠN 2007 - 2011
1.4.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2011:
1.4.1.1 Doanh thu, lợi nhuận, và chi phí.
Tốc độ tăng trưởng :
Sau 5 năm Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 của Sơn
Hà tăng hơn 2,5 lần năm 2007. Trong giai đoạn đoạn 2007-2011 Sơn Hà liên tục
tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt trung bình hàng năm đạt 26,46%.
Đây là mức tăng trưởng đáng mơ ước với hoàn cảnh kinh tế liên tục khó khăn, kéo
dài từ cuộc khùng hoảnh kinh tế 2008
Bất chấp những khó khăn kinh tế, doanh thu của Sơn Hà vẫn liên tục tăng
trưởng, duy chỉ có năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà tốc độ tăng
trưởng của Sơn Hà chậm lại xuống mức 11%, tuy nhiên ngay sau đó nhờ vào chính
sách kích cầu của chính phủ và chính sách hi sinh lợi nhuận để mở rộng mạng lưới
nhà phân phối và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy mà ngay sau năm
2008 Sơn Hà đã bật dậy và tăng trưởng nhanh chóng với mức 26,5% vào năm sau
đó, cao hơn cả mức 2007. Lần đầu tiên năm 2009 doanh thu Sơn Hà vượt ngưỡng
1000 tỷ. Tiếp đà tăng trưởng ,liên tục từ 2009 đến 2011 Sơn Hà tăng trưởng ở mức
cao trung bình 32.37 %, đặc biết năm 2010 đạt mức tăng trưởng lên đến 34,7%. Tuy
nhiên năm 2011 tốc độ doanh thu có vẻ chững lại. Công ty cần có những chính sách
để giữ vững tăng trưởng trong tương lai.

Lợi nhuận :
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Lợi nhuận của công ty có được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, từ
hoạt động tài chính và từ các công ty con công ty liên kết. Trong đó lợi nhuận chủ
yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã
ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, làm lợi nhuận giảm từ 31.610 triệu năm 2007
triệu xuống còn 22.770 triệu. Tuy nhiên sang năm 2009 lợi nhuận đã tăng trở lại và
vượt mức trước khủng hoảng kinh tế. Năm 2010 lợi nhuận đạt mức kỉ lục tăng 3,57
lần đạt mức 90.355 triệu đồng. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2011 lại tụt xuống còn
20.240 triệu. Điều này cho thấy tăng trưởng lợi nhuận của công không đều, xu
hướng không ổn định mặc dù doanh thu liên tục tăng trưởng, chứng tỏ chi phí sản
xuất kinh doanh của công ty đang tăng, công ty cần có những biện pháp cắt giảm
chi phí.
Chi phí
Sơn Hà là doanh nghiệp sản xuất thép inox, nguyên vật liệu chính là inox
dạng cuộn được nhập khấu từ nước ngoài,
tỷ lệ giá vốn hàng bán luôn chiếm gần
90% tổng chi phí. Do vậy giá cả inox
nguyên liệu và tỷ giá tăng mạnh có ảnh
hưởng rất lớn tới chi phí của doanh
nghiệp. Trong giai đoạn 2008-2010 tốc độ
tăng trưởng doanh thu luôn nhanh hơn tốc
độ tăng chi phí do đo mà lợi nhuận liên
tục tăng. Năm 2011 do chi phí lãi vay
tăng đột biến cũng như giá thép không gỉ
tăng làm GVHB tăng mạnh đẩy chi phí lên cao, làm tổng chi phí tăng vượt cả mức
tăng của doanh thu . Dẫn đến hệ quả lợi nhuận giảm mạnh. Vì vậy để nâng cao
hiệu quả kinh doanh công ty cần có những biện pháp hạn chế ảnh hưởng của giá

vốn hàng bán và lãi vay.
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng chi phí
chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tăng trưởng DT 24,20% 10,97% 26,51% 35,89% 34,73%
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Tăng trưởng chi phí - 12,55% 25,86% 31,58% 41,93%
Tăng trưởng GVHB - 9,50% 24,84% 29,78% 41,29%
Tăng trưởng CPTC - 117,67% 32,95% 10,27% 107,81%
Tăng trưởng CPBH - 4,21% 11,41% 168,47% -15,63%
Tăng trưởng QLDN - 18,59% 81,73% 7,27% 57,31%
( Nguồn : Phòng Kế Toán )
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Bảng 1.2 : Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sơn Hà ( đv triệu đồng ).
(Nguồn : BCTCKT 2007, 2008, 2009, 2010, BCKTHN 2011)
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
Stt Chỉ Tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
Giá Trị Giá Trị
Tăng
Trưởng
Giá Trị
Tăng
Trưởng
Giá Trị
Tăng
Trưởng

Giá Trị
Tăng
Trưởng
1 Doanh thu thuần 760.987 844.464 11,0% 1.068.352 26,5% 1.451.789 35,9% 1.956.040 34,7%
2 GVHB 675.173 739.328 9,5% 922.997 24,8% 1.197.884 29,8% 1.692.524 41,3%
3 LN gộp 85.814 105.136 22,5% 145.355 38,3% 253.905 74,7% 263.516 3,8%
4 Doanh thu hđ tài chính 5.667 6.577 16,1% 8.337 26,8% 29.336 251,9% 19.348 -34,0%
5 CP tài chính 26.352 51.603 95,8% 68.201 32,2% 95.346 39,8% 156.524 64,2%
Trong đó CP lãi vay 16.486 33.569 103,6% 33.807 0,7% 65.698 94,3% 114.196 73,8%
6 CP tài chính ròng 20.685 45.026 117,7% 59.864 33,0% 66.010 10,3% 137.176 107,8%
7 CP bán hàng 22.319 23.258 4,2% 25.912 11,4% 69.565 168,5% 58.694 -15,6%
8 CP QLDN 11.584 13.738 18,6% 24.966 81,7% 26.781 7,3% 42.128 57,3%
9 LN từ hđsxkd 31.226 23.114 -26,0% 34.613 49,7% 91.549 164,5% 25.518 -72,1%
10 LN khác 384 -344 -189,6% -723 110,2% 30.136 -4268,2% 1.216 -96,0%
11 LN trong cty liên kết - - - 209 - 121 -42,1% 253 109,1%
12 Tổng LN trước Thuế 31.610 22.770 -28,0% 34.099 49,8% 121.806 257,2% 26.987 -77,8%
13 Thuế TNDN 8.851 6.376 -28,0% 8.525 33,7% 30.452 257,2% 6.747 -77,8%
14 LN sau thuế 22.759 16.394 -28,0% 25.574 56,0% 91.355 257,2% 20.240 -77,8%
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
1.4.1.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
 Tỷ suất sinh lời của vốn : tỷ suất sinh lời của vốn trong giai đoạn 2007-2011
đạt, mức trung bình 12,37 %. Doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh sẽ thu về
được 0,1237 đồng lợi nhuận. cao hơn mức trung bình của ngành thép là 0,1078
đồng. Tỷ suất sinh lời của vốn có xu hướng thay đổi không ổn định năm cao năm
thấp, năm 2010 đạt mức 20.03% nhưng năm 2011 chỉ còn 10,97%, về sát mức trung
bình của ngành. Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chỉ trên mức
trung bình của ngành, và có những biến động mạnh, chưa ổn định.
 Tỷ suất sinh lời : Tỷ suất sinh lời của VCSH có những biến động với biên độ
mạnh. Năm 2007 là 31,7%, năm 2008 chỉ còn 12,5% và tiếp tục tăng cho đến những

năm tiếp theo nhưng năm 2011 giảm tới mức thấp nhất trong 5 năm qua chỉ còn
5,31%, tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ thu về được 0,0531 đồng lợi nhuận.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cổ phiếu của công ty, cũng như lòng tin
của các cổ đông. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu không cao, khả
năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có xu hướng bất ổn.
Bảng 1.3 : Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh Tổng Hợp .
Stt chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1 Doanh thu thuần BH 760.987 844.46
4
1.068.352 1.451.789 1.956.040
2 Tổng chi phí 729.761 821.350 1.033.739 1.360.240 1.930.522
3
CP lãi vay 16.486
33.569 33.807 65.698 114.196
4 LN trước Thuế 31.610 22.770 34.099 121.806 26.987
5 LN sau thuế 22.759 16.394 25.574 91.355 20.240
6 Tài sản bình quân 429.415 607.185 653.694 936.302 1.286.649
7 VCSH bình quân 71.794 134.377 162.904 298.232 380.899
8 Tỷ suất sinh lời của vốn ( 3+4)/6 (ROI) 11,20% 9,28% 10,39% 20,03% 10,97%
9 Tỷ suất sinh lời của VCSH ( 5/7) (ROE) 31,70% 12,20% 15,70% 30,63% 5,31%
10 Tỷ suất sinh lời của tài sản ( 5/6) (ROA) 5,30% 2,70% 3,91% 9,76% 1,57%
11 Tỷ suất sinh lời của doanh thu ( 5/1) (ROS) 2,99% 1,94% 2,39% 6,29% 1,03%
12 Tỷ suất sinh lời của chi phí ( 5/2 ) 3,12% 2,00% 2,47% 6,72% 1,05%
(Nguồn : tổng hợp BCTCKT 2008, 2009, 2010, BCTCHN 2011.)
 Tỷ suất sinh lời của doanh thu : Tỷ suất sinh lời của doanh thu cũng có nhiều
biến động chưa ổn định, cho thấy những khó khăn chung của nền kinh tế có ảnh
hưởng sâu sắc đến công ty. Năm 2007 tỷ suất doanh lời của doanh thu là 2,99% sau
đó giảm xuống 1,94% năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Ngay sau đó nhờ vào các chính sách kích cầu tỷ suất sinh lời trở lại vượt mức của
năm 2007, và tăng mạnh vào năm 2010 do lợi nhuận tăng mạnh sau các chính sách

SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
phát triển hệ thống phân phối. Tuy nhiên năm 2011 tụt mạnh chỉ còn 1,03 %. Mức
thấp nhất trong 5 năm qua. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh năm 2011
không tốt, đặc biệt là kiểm soát các khoản chi phí.
 Tỷ suất sinh lời của chi phí : Tương tự các tỷ suất sinh lời khác, tỷ suất sinh
lời của chi phí cũng không không ổn định. Năm 2007 là 3.12 %, tụt xuống còn 2%
vào năm 2008 và tăng trở lại đạt mức 6,72% năm 2010 nhưng năm 2011 chỉ còn
1,05% mức rất thấp. chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí chỉ thu
được 0.0105 đồng lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh của năm 2011 rõ ràng không tốt,
đặc biệt hiệu quả sử dụng chi phí, chi phí bỏ ra thì nhiều nhưng thu về thì ít. Công
ty cần có những biện pháp quản lí tốt chi phí hơn nữa.
1.4.2 Đánh giá hoạt động khác của công ty.
Song song với các hoạt động kinh doanh Sơn Hà còn có các hoạt động đóng
góp cho sự phát triển của cộng động. Và được đánh giá là doanh nghiệp có cái tâm
rất Việt Nam. Ban lãnh đạo công ty có những quan điểm rất nhân văn : “ Luôn sát
cánh cùng công đồng và trở thành một công ty có ích cho xã hội ”. Công ty đã tiến
hành nhiều hoạt động bảo trợ, các chương trình từ thiện. Các hoạt động này đã trở
thành truyền thống của công ty góp phần xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Không
chỉ thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp với cộng đồng, các hoạt động còn
xuất phát chính từ truyền thống nhân ái của người Việt. Trong những năm qua Công
ty công ty đã tham gia nhiều hoạt mang tính xã hội thiết thực và nhân đạo như :
- Trao quà cho các tình nguyện viên trực tiếp tham gia hiến máu.
- Trao tặng xe đạp cho các em học sinh xã Châu Sơn, Duy Tiên tỉnh Hà Nam
trong chương trình “ Góp sức đến trường cùng các em học sinh ” và tặng quà các cụ
già huyện Duy Tiên.
- Sơn Hà tài trợ kênh VOV giao thông của Đài tiếng nói Việt Nam, góp phần
đem những thông tin hữu ích về giao thông cho các bạn đường.
- Trao tặng 15 bộ bình nước nóng năng lượng mặt trời Thái Dương Năng trị

giá 100 triệu đồng cho Bệnh viện Nhi Trung ương.
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
- Tham gia ủng hộ Quỹ vì người nghèo, tài trợ chương trình Nối vòng tay lớn,
do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức
thường niên
- Ủng hộ, chăm sóc các cụ già cao tuổi do Hội người cao tuổi Việt Nam tổ
chức.
- Tham gia ủng hộ các trẻ em lọc máu, bị bệnh thận, ghép tạng do bênh viện
Nhi Trung ương trang bị cơ cở vật chất cho bệnh viện. Đạt bằng khen của Hội
phẫu thuật tim Thế giới cho Trẻ em về hoạt động tích cực và hỗ trợ đối với các đợt
phẫu thuật dị tật tim cho trẻ em tại Việt Nam.
- Tham gia ủng hộ và tổ chức chương trình ca nhạc “ Một trái tim, một thế giới
”cho người tàn tật, các trẻ em nhiễm chất độc màu da cam các năm 2004, 2005,
2006, 2007
- Tài trợ chương trình “ Cánh Diều Vàng ”, chương trình tôn vinh các nghệ sĩ
năm 2005, 2006
- Tài trợ chương trình “ Triệu trái tim, một khát vọng ” do Liên đoàn Bóng đá
Việt Nam tổ chức.
Qua các chương trình từ thiện, các hoạt động xã hội, Sơn Hà đã tạo nên văn
hoá doanh nghiệp. “ Chung tay vì cộng đồng ” là thông điệp mà Sơn Hà muốn
hướng tới trong các chương trình từ thiện và các hoạt động xã hội của mình
Có thể nói các hoạt động vì cộng đồng Sơn Hà đã thực hiện rất đáng khích lệ
nhưng thực sự chưa để lại nhiều ấn tượng trong cộng đồng. Bởi các hoạt động này
chưa thực sự nổi bật so với các công ty khác. Một điều nữa là hoạt động truyền
thông cho các hoạt động này chưa được mạnh mẽ, nhiều hoạt động có quy mô tầm
vóc còn nhỏ bé.
1.5. Bộ Máy Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà
Bộ máy quản trị của công ty được tổ chức với hệ thống các phòng ban, với các

cấp khác nhau từ trên xuông dưới. Cấp dưới thực hiện nhiệm vụ từ quyết định của
cấp trên trực tiếp. Bộ máy quản trị được phân thành các phòng ban chức năng khác
nhau đảm bảo công việc theo đúng chức năng.
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Các phòng ban được nhóm vào ba khối gồm : khối kinh doanh, khối sản xuất,
và khối hỗ trợ. Đứng đầu các khối này là một Phó Tổng Giám Đốc điều hành trực
tiếp. Sau các khối này là các phòng ban chuyên môn do một trưởng phòng đứng
đầu. Các phòng ban có mối quan hệ chức năng với nhau chịu trách nhiệm phối hợp
công việc để quá trình sản xuất kinh doanh được thông suốt.
Hệ thống phòng ban của công ty bao gồm các phòng chức năng như phòng nhân
sự, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ
thuật. Mỗi phòng ban bao gồm trưởng phòng và các nhân viên. Các chi nhánh: chi
nhánh thành phố Hồ Chí Minh mô hình thu nhỏ của công ty ở Hà Nội.
Các phân xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm ở mỗi phân xưởng có xưởng trưởng
và các phó xưởng . Mỗi phân xưởng đều có những tổ sản xuất nhỏ hơn phân chia
theo đặc điểm quy trình sản xuất cụ thể. Cơ cấu mỗi tổ gồm một tổ trưởng, tổ phó
và các công nhân sản xuất.
Số cấp quản trị là 4, số cấp quản trị nhiều làm khả năng truyền tài thông tin từ
cấp thấp nhất đến cấp cao nhất chậm có thể gây mất thời gian thậm chí đánh mất cơ
hội kinh doanh. Vì vậy cơ cấu tổ chức này có tính linh hoạt không cao.
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
14
Sơ đồ 1.1 :
Sơ đồ tổ chức
Nguồn : Phòng HC-NS

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Chức Năng và Nhiệm Vụ Của Các Phòng Ban:
 Đại hội đồng cổ đông :
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có
thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm
một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ
Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng
năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty.
 H ội đồng quản trị:
HĐQT Công ty gồm 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm
hoặc bãi nhiệm, bao gồm: Chủ tịch HĐQT và các Ủy viên HĐQT. Hoạt động kinh
doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý và chỉ đạo thực hiện của
HĐQT. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân
danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm
giám sát Tổng Giám đốc và những cán bộ quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của
HĐQT do luật pháp và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị
quyết ĐHĐCĐ quy định. Hiện tại, HĐQT Công ty có nhiệm kỳ là 05 năm.
 Ban Ki ểm soát :
Ban Kiểm soát trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban Kiểm soát hoạt
động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Ban Kiểm soát có
nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
điều hành Công ty.
 Ban Tổng Giám đốc :
Ban Tổng Giám đốc của Công ty gồm có 01 Tổng Giám đốc và 04 Phó Tổng
Giám đốc. Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và
chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những
công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng Điều lệ và

SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Quy chế quản trị của Công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện trước pháp luật của
Công ty.
 Ban Ki ểm soát n ội bộ:
Kiểm soát toàn bộ các hoạt động của các bộ phận, phòng ban, các đơn vị trực
thuộc trong Công ty tuân thủ theo các Quy chế, quy định hoạt động nội bộ và theo
các quy định của pháp luật.Giám sát, đánh giá tính tuân thủ theo hệ thống của toàn
bộ Công ty.
 Ngành hàng gia d ụng:
- Có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong ngành hàng gia
dụng bao gồm: bồn nước, chậu rửa, thiết bị nhà bếp, máy nước nóng năng lượng
mặt trời.
 Ngành hàng công nghi ệp:
- Có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong ngành hàng công
nghiệp bao gồm các sản phẩm: Ống thép Inox trang trí, công nghiệp, thép cuộn cán
nguội, cán nóng, thép góc, thép hình
 Phòng Marketing & PR:
Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm và phát
triển thị trường. Duy trì và phát triển hình ảnh thương hiệu trên thị trường.Phân tích
đánh giá hiện trạng, triển vọng quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trường, xu thế
giá cả trong và ngoài nước. Điều tra nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin thị
hiếu khách hàng và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, từ đó tham mưu cho Ban Tổng
Giám đốc về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như phát triển thị
trường.
 Phòng Logistic:
Phòng Logistic có nhiệm vụ quản lý hệ thống kho hàng, vận chuyển hàng hóa,
lắp đặt, bảo hành và chăm sóc khách hàng. Có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý mọi
thông tin liên quan đến yêu cầu của khách hàng, tư vấn dịch vụ trực tiếp. Việc chăm

sóc khách hàng được xây dựng và thực hiện theo một quy trình chuẩn, bao gồm đầy
đủ các thủ tục và chính sách nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
 Phòng Hành chính – Nhân s ự:
Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát
triển Công ty. Quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV toàn Công ty, giải quyết các thủ tục và
chế độ tuyển dụng, thôi việc, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, hưu trí. Xây dựng kế
hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho CBCNV, bảo hộ lao
động. Quản lý lao động, tiền lương CBCNV, xây dựng các định mức lao động, đơn
giá tiền lương. Quản lý công văn đi, đến, sổ sách hành chính và con dấu.
 Phòng Tài chính - K ế toán:
- Quản lý công tác tài chính kế toán tại Công ty theo Luật kế toán và các chế
độ chính sách hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực tài chính kế toán. Thu thập, xử lý
thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh
toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát
hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty. Cung cấp thông tin, số
liệu kế toán theo qui định của pháp luật.
 Phòng K ế toá n qu ản trị:
- Xử lý các dữ liệu từ phòng Tài chính kế toán, nghiên cứu và đánh giá tình
hình hoạt động của Công ty dựa trên các số liệu Tài chính – Kế toán.
- Cùng các phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc ký
kết các hợp đồng kinh tế
 Phòng K ỹ thuật & Cơ điện:
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, điện, điện
tử, động lực (gọi tắt là lĩnh vực cơ điện) của Công ty.

- Quản lý duy tu, bảo dưỡng các dây chuyền máy móc, thiết bị, đảm bảo hệ
thống máy móc, thiết bị cơ khí của Công ty vận hành an toàn, hiệu quả.
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
 Phòng QA & RD:
- Đảm bảo kiểm soát tính tuân thủ của toàn bộ các bộ phận sản xuất theo quy
trình, quy định của Công ty. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo
đáp ứng tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất.
- Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm trước xuất xưởng.
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về xu hướng phát triển các công nghệ
mới liên quan đến sản phẩm của Công ty.
Nghiên cứu, thiết kế và tiếp nhận các công nghệ mới, sản phẩm mới nhanh
chóng đưa vào dây chuyền sản xuất thực tế, đảm công việc đạt chất lượng, hiệu quả,
chính xác.
 Ban An toàn lao động & Phòng cháy chữa cháy:
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về nội quy lao động, đảm bảo an toàn
trong quá trình lao động. Kiểm tra việc tuân thủ nội quy an toàn lao động của
CBCNV trong quá trình sản xuất, vận hành máy móc.
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về nội quy Phòng cháy chữa cháy, đảm
bảo công tác Phòng cháy chữa cháy tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
- Tổ chức tập huấn cho CBCNV các nguyên tắc đảm bảo an toàn, phòng chống
cháy nổ.
 Các phân xưởng sản xuất:
- Tổ chức, quản lý phân công lao động, điều hành sản xuất; quản lý các phân
xưởng nhằm hoàn thành các kế hoạch được Ban Tổng Giám đốc công ty giao đúng
kế hoạch, đúng số lượng, đảm bảo chất lượng
- Tiếp nhận các đơn hàng từ Công ty, tổ chức điều hành sản xuất.
- Tiếp nhận và quản lý các nguyên vật liệu phục vụ kế hoạch sản xuất của nhà
máy.

- Phân công bố trí lao động theo quy trình sản xuất.
- Tổ chức các lĩnh vực phục vụ và phụ trợ sản xuất.
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
- Trực tiếp khai thác năng lực máy móc thiết bị trong nhà máy nhằm tăng năng
suất và hiệu quả sản xuất.
- Tổ chức quản lý kho tàng liên quan.
 Phòng V ật tư Xuất nhập khẩu:
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về kế hoạch nhập nguyên vật liệu đầu
vào, đảm bảo cung ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Trực tiếp triển khai kế hoạch cung ứng vật tư nguyên vật liệu đầu vào phục
vụ sản xuất và cung ứng hàng hoá phục vụ kinh doanh.
- Giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu tại các đơn vị trong hệ thống.
- Điều phối nguyên vật liệu, hàng hoá giữa các chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Tổng Giám đốc yêu cầu.
 Phòng công ngh ệ thông t in:
- Tư vấn cho Ban Tổng Giám đốc triển khai sử dụng các máy móc, phần mềm
trong lĩnh vực tin học.
- Phụ trách hệ thống tin học trong toàn Công ty.
- Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin.
- Cài đặt hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm kế toán
- Quản lí hệ thống dữ liệu sản xuất, hệ thống dữ liệu khách hàng
- Quản lí hệ thống website của công ty.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty
1.6.1 Luật pháp, chính sách và các quy định của nhà nước
Kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần
đây. Các hoạt động kinh tế diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp. Để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp làm ăn và phát triển lành mạnh, chính phủ đã có nhiều bước
đi để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành

mạnh. Những chính sách này đã tạo điều kiện cho công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn
Hà có những hoạt động marketing chủ động nhằm thúc đẩy tiêu thụ và tăng trưởng.
Trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng gia dụng làm từ thép không gỉ hiện
nay Sơn hà đang gặp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các các đối thủ cạnh tranh đòi hỏi
công ty phải không ngừng tăng cường và hoàn thiện hoạt động marketing của công
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
ty. Chi phí cho các hoạt động marketing ngày càng tăng, trong đó phải kể đến chi
phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại. Các chi phí này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong chi phí của công ty. Để tránh các các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh,
và trốn thuế, hiện nay các loại chi phí này hiện nay đang được điều chỉnh bởi các
quy định của chính phủ. Theo khoản 11, muc III, phần B, Thông ty 128/2003/TT-
BTC ngày 22/12/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập
doanh nghiệp có nêu rõ : “ chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tân, khánh
tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các
khoản chi phí khác thực chi nhưng tối đa không qua 10% tổng số các khoản chi hợp
lí…”. Như vậy theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì trong cơ cấu
chi phí của công ty khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại… khống chế tối
đa không quá 10% tổng chi phí hợp lí phát sinh trong kỳ kinh doanh của công ty, nó
chỉ được ghi nhận khi tính thuế, nếu chi phí dành cho các hoạt động này vượt quá
10% tổng chi phí cũng sẽ không được tính và chi phí. Điều này ảnh hưởng đáng kể
đến thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải đóng góp, đồng thời nó cũng ảnh
hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh của công ty, trực tiếp tác động đến hoạt
động kinh doanh của công ty. Việc giới hạn ở mức 10% này đang gây khó khăn cho
các hoạt động marketing của công ty bởi sự cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng
cao, đòi hỏi công ty ngày càng tăng cường nhiều hoạt động marketing để tăng khả
năng cạnh tranh.
Ngoài ra họat động marketing của công ty cũng chịu sự điều chỉnh của Luật
thương mại về hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, triển lãm thương

mại.Theo nghị định 32/1999/NĐ-CP tại điều 3 và 4 của nghị định này : “Trị giá
hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại đối với một đơn vị hàng hóa khuyến mại
không được vượt quá 30% giá của hàng hóa, dịch vụ khuyến mại trước thờigian
khuyến mại.” và “Giá hàng hóa, dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại
đối với từng mặt hàng,từng dịch vụ thương mại tại bất cứ thời điểm nào không
được dưới 70% giá hànghóa, dịch vụ thương mại trước thời gian khuyến mại” .
điều này đã tạo lập giới hạn không được phép vượt qua cho các hoạt động khuyến
mại của công ty, điều này cũng tạo ra sự thống nhất cho thị trường, hạn chế phá
giá, cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên nó cũng đem lại khó khăn cho công
ty khi mà tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, người dân thắt chặt chi tiêu,
mức cầu giảm.
1.6.2 Sản phẩm và chu kì sống của sản phẩm
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Các sản phẩm của Sơn Hà chủ yếu là các sản phẩm cơ khí, trong khi công
nghệ sản xuất không có nhiều sự thay đổi, có thể nói là rất chậm thay đổi và không
có nhiều cải tiến cũng như công nghệ mới trong việc sản xuất các sản phẩm này.
Tuy nhiên với những lợi thế của thép không gỉ như độ sáng bóng, độ bền cao, thép
không gỉ được ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực hàng gia dụng. Việc ra đời
các sản phẩm gia dụng mới được làm từ thép không gỉ là xu hướng tất yếu. Mỗi sản
phẩm đều có giai đoạn phát triển của nó, các hoạt động marketing cũng được đặt ra
cho phù hợp với từng giai đoạn trong chu kì sống của từng sản phẩm mới có thể
đảm bảo hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị phần :
- Giai đoạn I : Thâm nhập thị trường
Đây là giai đoạn công ty đưa sản mới ra thị trường. Trong giai đoạn này sản
phẩm chưa được khách hàng biết đến nhiều số lượng khách hàng rất ít khách hàng,
doanh thu thấp trong khi đầu tư ban đầu lớn cho sản xuất như dây chuyền sản xuất,
nhà kho, bến bãi, cơ sở hạ tầng nhà xướng, ngoài ra chi phí quảng cáo tiếp thị cũng
lớn nên thường trong giai đoạn này công ty có thể không có lãi thậm chí lỗ vốn.

Trong giai đoạn này công ty thường đi theo hướng :
+ Tập trung nỗ lực bán hàng cho nhóm khách hàng có điều kiện sẵn sàng mua
nhất, căn cứ vào giá tiền của sản phẩm và mức thu thập trung bình của nhóm khách
hàng này.
+ Tăng cường các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán, trên các phương tiện
truyền thông có khả năng tiếp xúc cao nhất đến khách hàng mục tiêu nhằm quảng
bá về tính năng, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm : như độ sáng bóng, độ bền cao,
tính thẩm mỹ…
- Giai đoạn II : Thời kỳ tăng trưởng
Trong giai đoạn này, doanh số bán hàng tăng liên tục vì lúc này khách hàng
đã có nhưng hiểu biết nhất định về sản phẩm, đồng thời chi phí sản xuất kinh doanh
cũng giảm dần khi các hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần đi vào ổn định, khối
lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh, lợi nhuận tăng mạnh. Trong giai đoạn này
công ty thường đi theo hướng :
+ Giữ nguyên mức giá hoặc giảm giá một chút để thu hút khách hàng
+ Giữ nguyên hoặc tăng chi phí bán hàng
+ Tiếp tục truyền thông mạnh mẽ về sản phẩm đến công chúng.
+ Có những điều chỉnh về quảng bá để thu hút khách hàng.
- Giai đoạn III : thời kì bão hòa
SV: Nguyễn Đạt Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
21

×