Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

marketing sản phẩm than cám nhập khẩu của công ty than nam mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.76 KB, 63 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Than là một trong những tài nguyên khoáng sản trong lòng đất của một
quốc gia, cùng với các loại khoáng sản khác như: Đồng, chì, kẽm, thiếc… đã
tạo thành một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú và có giá trị
của Việt Nam.
Than là một trong những lại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các
hệ sinh thái đầm lầy, các xác cây cối thực vật được nước và bùn lưu giữ khỏi
bị oxy hóa và phân hủy bởi sinh vật mà hình thành lên than đá ngày nay.
Thành phần chính của than là chất Cacbon lên than có tính năng đốt cháy tốt
và sinh ra lượng nhiệt lớn, vì vậy than là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng
lớn nhất thế giới. Hiện nay, lượng than được khai thác trên thế giới và Việt
Nam được sử dụng trong các ngành năng lượng, sử dụng sản xuất nhà máy
nhiệt điện và các ngành công nghiệp sử dụng chất đốt… Than đang được khai
thác từ các mỏ than lộ thiên nằm sâu dưới lòng đất.
Ngày nay, với trình độ công nghệ hiện đại, công tác thăm dò và khai thác
giúp con người phát hiện ra nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản và khai thác
có hiệu quả hơn đối với quốc gia này. Việt Nam được đánh giá là có nguồn
dự trữ than đá đáng kể và có giá trị về mặt kinh tế, trong tài nguyên về
khoáng sản thì than là nguồn tài nguyên có trữ lượng và hiệu quả kinh tế lớn
nhất và có nhu cầu sử dụng nhiều nhất đối với các khu công nghiệp, nhà máy,
hộ tiêu dùng…
Công ty than Nam Mẫu- vinacomin được thành lập và bắt đầu đi vào
hoạt động ngày 01/04/1999 là một công ty đã đạt được bề dày thành tích trong
hoạt động khai thác sản xuất than. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, nhiều mỏ than đã khai thác đã cho ra những sản lượng lớn đáp ứng được
một phần nhu cầu cho năng lượng quốc gia. Ngày nay khi Việt Nam ra nhập
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường


WTO nhiều nhà máy, công ty mọc lên, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng
than tăng nhanh chóng, trong khi các đầu tư cho các công ty than về vật chất,
công nghệ, cơ sở hạ tầng là không nhiều, điều này dẫn đến sự đáp ứng nhiên
liệu cho thị trường gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn năng lượng của
một quốc gia. Các chuyên gia tại Việt Nam nhận định với mức tiêu thụ than
như hiện nay thì đến năm 2015 Việt Nam sẽ không còn đủ lượng than để phục
vụ cho nhu cầu quốc gia và nhiều khả năng đến giai đoạn đó Việt Nam chỉ
nhập khẩu thuần than chứ không còn xuất khẩu vì vậy một số tập đoàn than
đang có xu hướng thử nghiệm hoạt động sản xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng
nhu cầu của thị trường và cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động của quốc
gia sau này.
Vậy thực trạng hoạt động marketing của công ty đang diễn ra như thế
nào và cần có những giải pháp gì để thúc đẩy hơn nữa hoạt động marketing là
lý do em chọn đề tài “ marketing sản phẩm than cám nhập khẩu của công
ty than nam mẫu-vinacomin” để nghiên cứu trong bài viết này.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của bài là nghiên cứu thực trạng marketing sản
phẩm than cám nhập khẩu của công ty than nam mẫu-vinacomin. Và những
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới. Để
hướng tới mục đích trên bài viết sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng kết những lý luận về marketing sản phẩm nhập khẩu.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động marketing sản phẩm nhập khẩu
của công ty.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing sản phẩm nhập
khẩu của công ty.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động marketing sản phẩm nhập khẩu của công ty than

nam mẫu-vinacomin giai đoạn 2009-2011.
Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng hình, danh mục tài liệu tham khảo,
bài viết được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về công ty than Nam Mẫu-Vinacomin.
Chương 2: Thực trạng marketing sản phẩm than cám nhập khẩu
của công ty giai đoạn 2009-2011.
Chương 3: Hoàn thiện hoạt động marketing than nhập khẩu của
công ty than Nam Mẫu-vinacomin.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY THAN NAM MẪU-
VINACOMIN.
1.1. Khái quát chung về công ty than nam mẫu-vinacomin.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
- Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than
Nam Mẫu-Vinacomin.
- Tên viết tắt: Công ty Than Nam Mẫu-Vinacomin.
- Tên giao dịch quốc tế: NAM MAU COAL COMPANY LIMITED
- Trụ sở: Số 1A-Trần Phú-phường Quang Trung-thành phố Uông Bí-tỉnh
Quảng Ninh.
- Logo Công ty:

- Email:
- Website:
- Chức năng và nhiệm vụ
+ Khai thác, chế biến, kinh doanh và các hoạt động xuất nhập khẩu than
và các khoáng sản khác.
+ Thăm dò, khảo sát địa chất và địa chất công trình.

+ Thi công xây lắp các công trình mỏ, công nghiệp, giao thông và dân
dụng.
+ Sản xuất, sửa chữa cơ khí, thiết bị mỏ, phương tiện vận tải.
+ Vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
+ Sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết, hàng hóa phục vụ sản xuất
và đời sống.
- Khai trường Công ty Than Nam Mẫu
+ Công ty Than Nam Mẫu-Vinacomin là đơn vị khai thác than hầm lò,
không có diện khai thác lộ thiên. Khai trường của Công ty thuộc khu vực
Than Thùng, xã Thượng Yên Công, nằm cách trung tâm thành phố Uông Bí
hơn 20 km về phía Tây Bắc. Từ trụ sở Công ty có thể đi vào khai trường theo
hai lối Dốc Đỏ hoặc Lán Tháp đến ngã ba Miếu Bòng, từ ngã ba Miếu Bòng
chỉ có một đường duy nhất đi vào Than Thùng.
+ Phía Đông là ranh giới quản lý tài nguyên của Công ty CP Than Vàng
Danh-Vinacomin.
+ Phía Tây là rừng phòng hộ của khu di tích Danh sơn Yên Tử.
+ Phía Nam là thôn Miếu Bòng, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông
Bí.
+ Phía Bắc là dãy núi Bảo Đài, ranh giới giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh
Bắc Giang.
+ Địa bàn khai trường của Công ty thuộc vùng núi cao, địa hình thấp dần
từ Bắc xuống Nam, bề mặt địa hình bị chia cắt bởi nhiều suối nhỏ chạy dọc
theo hướng Bắc đổ về suối lớn.
- Lịch sử hình thành và phát triển.
+ Mỏ Than Nam Mẫu được thành lập ngày 01/4/1999 (nay là Công ty
TNHH một thành viên Than Nam Mẫu-Vinacomin) trên cơ sở sáp nhập 2 mỏ

Than Than Thùng và Than Yên Tử theo quyết định số 502/QĐ - TCCB - ĐT,
ngày 23/3/1999 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam. (nay là
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) Trụ sở đặt tại phường
Quang Trung - thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh. Nhiệm vụ chủ yếu là sản
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
xuất than hầm lò tại khu vực Than Thùng. (xã Thượng Yên Công, thị xã Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh).
+ Ngày đầu thành lập Mỏ Than Nam Mẫu có tổng số 1.515 người, trong
đó có 579 thợ lò, bộ máy tổ chức gồm 10 phòng ban, 10 phân xưởng sản xuất;
trong đó có 6 phân xưởng khai thác và đào lò, 4 phân xưởng phục vụ khác.
+ Ngày 16/10/2001 mỏ Than Nam Mẫu được đổi tên thành Xí nghiệp
Than Nam Mẫu theo quyết định số 4311/ QĐ-TCCB, ngày 04/10/2001 của
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam. (nay là Tập đoàn Công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt Nam). Tổng số CBCNVC là 1.954 người, trong đó
có 825 thợ lò, bộ máy tổ chức gồm 13 phòng ban, 14 phân xưởng sản xuất;
trong đó có 7 phân xưởng khai thác và đào lò, 7 phân xưởng phục vụ khác.
+ Đến ngày 15/5/2006 Xí nghiệp Than Nam Mẫu được chuyển thành
Công ty TNHH một thành viên Than Nam Mẫu theo quyết định số 1084/QĐ-
BCN, ngày 27/4/2006 của Bộ trưởng bộ Công nghiệp. Tổng số CBCNVC
2.820 người, trong đó có 1.435 thợ lò, bộ máy tổ chức gồm 16 phòng ban, 24
phân xưởng, trong đó có 14 phân xưởng khai thác và đào lò, 10 phân xưởng
phục vụ khác.
+ Ngày 11/6/2008 HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản
Việt Nam có quyết định số 1372/QĐ-HĐQT chuyển Công ty TNHH một
thành viên Than Nam Mẫu về trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam lấy tên là Công ty TNHH một thành viên Than Nam
Mẫu – TKV, kể từ ngày 01/7/2008. Tại thời điểm đó tổng số CBCNVC là
3.760 người, trong đó có 1.652 thợ lò, bộ máy tổ chức gồm 17 phòng ban, 25

phân xưởng, trong đó có 16 phân xưởng khai thác và đào lò, 9 phân xưởng
phục vụ khác.
- Bảng vàng thành tích.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Từ ngày đi vào hoạt động sản xuất công ty đều đạt được những thành
thích đáng kể qua các năm như :
Năm 2008:
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:
Phân xưởng KT9
+ Bằng khen của Bộ Công Nghiệp:
Các Phân xưởng: KT5, KT6, KT9, Đào lò 5 và các cá nhân: ông Lê Văn
Lợi-PX KT6; Đặng Trung Thành-PX KT 9; Nguyễn Trung Hiếu-PX KT12;
Nguyễn Trọng Mạnh-PX Đào lò 5; Bùi Quốc Tuấn-Giám đốc; Ngô Đức Tiện-
Chủ tịch Công đoàn.
Năm 2009:
+ Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng nhì cho Công
ty Than Nam Mẫu - TKV.
+ Bộ Công Thương tặng bằng khen cho 07 tập thể và 11 cá nhân.
+ 12 cá nhân được tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Công
Thương.
1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty.
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
- Tổng Giám đốc: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện
theo pháp luật của Tập đoàn than Nam Mẫu-vinacomin, là tổng điều hành các

hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập
đoàn các công ty. Trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ, chiến lược phát
triển và quan hệ quốc tế, Là Chủ tịch Hội đồng thi đua Tập đoàn, Thực hiện
các nhiệm vụ khác được phân công.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
Giám đốc
Phó giám đốc
KT-KT
Kế toán trưởng Phó giám đốc
KT- vận tải
Phó giám đốc
sản xuất
Phòng KTKT
Phòng TĐ-ĐC
Phòng KCS
Phòng an toàn
Phòng XDCB
Phòng y tế
Phòng
KTTC
Phòng
TCĐT
VP
giám
đốc
Phòng kế hoạch
Phòng LĐTL
Phòng kiểm toán
Phòng vật tư
Phòng cơ điện

Phòng kĩ thuật
vận tải
Trung tâm chỉ
huy sản xuất
Các P/X
vận tải
CT khoan nổ
Các CT xúc
CT
băng
tải
CT
máng
ga
P/X
trạm
mạng
Các
P/X
sửa
chữa
P/X
phục
vụ
Các
CT
than
P/X
chế
biến

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
- Các phó giám đốc : Phó giám đốc có trách nhiệm điều hành toàn diện
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khối kinh doanh cụ thể của tập đoàn,
thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
- Kế toán trưởng: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kế
toán trưởng Tập đoàn theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ và các quy
chế quản lý của Tập đoàn, đồng thời là Trưởng ban Kế toán - Thống kê - Tài
chính theo Luật kế toán, Thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp
Tập đoàn, Thực hiện những nhiệm vụ khác được phân công.
Các phòng ban nhỏ cấp dưới thực hiện các chức năng quản lý theo sự chỉ
đạo của các phòng điều hành cấp trên.
1.2.2 Hoạt động của công ty.
Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng mục tiêu nghiên cứu của đề
tài chủ yếu nghiên cứu hoạt động sản xuất và khai thác than từ các mỏ than lộ
thiên, hiện nay công nghệ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất than của công ty
vẫn còn thô sơ và chưa có nhiều sự đầu tư về mặt công nghệ thiết bị.
Xét trong giai đoạn 2009-2011 công ty cũng đã có sự phát triển không
ngừng khi mở thêm được một số mỏ than lộ thiên. Ngoài việc đẩy mạnh hoạt
động sản xuất kinh doanh than, công ty còn mở rộng theo hướng đa dạng hóa
ngành nghề với nhiều ngành khác nhau, sản xuất và kinh doanh than vẫn là
trung tâm.
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty.
Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
I CHỈ TIÊU
HIỆN VẬT
1000 tấn 9.734 11.254 14.069
1 Than nguyên
khai
2 Than sạch 8.536 8.975 12.248

3 Than tiêu thụ 8.411 8.880 11.780
4 Lương bình Tr.đ/ng/thán 4,802 5,168 5,612
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
quân g
II CHỈ TIÊU GIA
TRỊ
1 Tổng doanh thu Tr.đ 380.114 433.572 506.378
Than 210.364 280.118 360.625
Khác 169.750 153.454 145.753
Qua một số chỉ tiêu của công ty cho thấy trong giai đoạn 2009-2011 có
sự tăng khá mạnh về các chỉ tiêu hiện vật và tỷ lệ than sạch cũng tăng theo
nhưng mức độ tăng không cao bằng tỷ lệ nguyên khai. Lượng than tiêu thụ
của công ty cũng có sự tăng lên theo lượng than nguyên khai. Điều đó cho
thấy lượng than dự trữ tại công ty là không nhiều điều này phần nào làm giảm
đi những ảnh hưởng đến chất lượng của than trong khâu bảo quản.
Quá trình sản xuất than qua nhiều giai đoạn như khoan, nổ mìn… và
công nghệ máy móc vẫn còn thô sơ chưa có nhiều sự đầu tư cải tiến. Cơ cấu
quá trình hoạt động khai thác than của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Hình 1.2 Quá trình khai thác và sản xuất than.
- Khoan nổ : Khoan bằng các loại khoan hiện đại đường kính từ 45 đến
250 mm. Áp dụng phương pháp nổ mìn tiên tiến vi sai qua hàng qua lỗ.
- Khai thác: Theo phưng pháp lộ thiên, xúc bốc bằng các máy xúc điện
gầu thuận của Nga, máy xúc thuỷ lực gầu ngược của Nhật, Mỹ có dung tích
gầu từ 1.8 đến 4.6 m
3

. Ô tô vận chuyển có trọng ti từ 15 đến 58 tấn kết hợp
vận chuyển than bằng băng tải năng suất >5000Tấn/ca.
- Đổ thải: Sử dụng bãi thải ngoài và một phần bãi thải trong, áp dụng
công nghệ gạt và tự đổ.
- Thoát nước: Xây dựng các hệ thống thoát nước tự chảy bao quanh khai
trường kết hợp thoát nước cưỡng bức bằng các hệ thống bơm có công suất từ
1250-2000 m
3
/h với chiều cao đẩy trên 120m.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
Khoan
Nổ mìn
Xúc bốc Xúc
đất đá
Vận
chuyển
đất đá
Đổ
bãi thải
Xúc
than
Vận
chuyển
ô tô
Vận chuyển
băng tải
Hệ thống
sàng 1
Sàng 2
Sàng 19/5

Tiêu thụ
cảng lẻ
Ra tuyển
cửa ông
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
- Gia công chế biến: Bằng các hệ thống sàng có công suất từ 1250-
2500Tấn/Ca. Hệ thống tuyển huyền phù tự sinh và ma nhê tít công suất
120Tấn/h.
Từ ngày công ty bắt đầu được thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay
máy móc, công nghệ thiết bị gần như không có sự thay đổi phát triển tiên tiến
hơn, các công nghệ thiết bị dùng để khai thác mỏ than lộ thiên vẫn chưa có sự
đầu tư cải tiến một cách tốt nhất.
1.3 Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực.
Tính đến năm 2011 công ty than Nam Mẫu-Vinacomin có 5.216 người
với 2.291 thợ lò, 29 phân xưởng trong đó có 17 phân xưởng khai thác và đào
lò, 19 phòng ban khác nhau. So với các năm trước đó thì tỷ lệ tăng trong các
năm gần đây lớn dần, điều này một phần nào đó cho thấy quy mô khai thác
sản xuất than của công ty được mở rộng hơn. Xét trong giai đoạn 2009- 2011
nguồn nhân lực của công ty theo trình độ được phân bố theo bảng sau.
Bảng 1.2 Cơ cấu lao động quản lý của công ty theo trình độ giai đoạn
2009-2011.
Trình độ
Năm
Đại học
trở lên
Cao đẳng Trung cấp Dưới trung
cấp
2009 276 742 1219 1915
2010 312 822 1428 2068

2011 368 878 1622 2348
Dựa vào bảng quản lý nguồn nhân lực ta thấy trong các năm nguồn nhân
lực của công ty đều tăng lên và tỷ lệ trình độ đại học cao đẳng… cũng tăng
theo. Trong đó tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ thấp tăng tỷ lệ cao theo năm
điều này cho thấy việc mở rộng quy mô khai thác sản xuất than vẫn cần nhiều
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
nguồn lực lao động tay chân hơn lao động trí thức vì công nghệ thiết bị khai
thác sản xuất của công ty không có nhiều cải tiến về mặt kĩ thuật. Chính vì
vậy mà các kĩ sư giám sát công trình thi công có tỷ lệ tăng hằng năm là rất
thấp, trong khi việc mở rộng quy mô thị trường công ty chủ yếu tập trung vào
tuyển nguồn nhân lực trình độ thấp, sức khỏe tốt, đáp ứng được nhu cầu công
việc. Việc quá ít kĩ sư có trình độ giám sát cũng đã phần nào ảnh hưởng đến
chất lượng khai thác than của công ty điển hình là trong những năm gần đây
tỷ lệ các vụ sập hầm lò gây ra những tai nạn đáng tiếc hàng năm cao hơn khi
công ty mở rộng quy mô khai thác. Trong giai đoạn tới công ty có dự định
tuyển nhiều hơn nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên để đảm nhiệm vào
các phòng ban mới và mở rộng quy mô khai thác, thi công công trình.
Với chính sách khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật, động viên công nhân tăng năng suất lao động, Tập công ty luôn có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động theo nhu
cầu kinh doanh, chính sách và tiêu chuẩn công nhân viên chức.
Bảng 1.3 Độ tuổi của nguồn nhân lực trong công ty giai đoạn 2009-2011
Độ tuổi
Năm
18-25 25-30 30-40 >40
2009 1816 1025 866 445
2010 2028 1492 782 328
2011 2094 1617 759 746

Xét về độ tuổi đội ngũ lao động phần lớn là trẻ hóa, vì nhu cầu công việc
của công ty là lao động công nghiệp nặng hơn so với các ngành công nghiệp
khác. Mặt khác ngành than được đánh giá là một ngành tương đối độc hại lên
đòi hỏi chủ yếu nguồn nhân lực trẻ hóa mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản
xuất của công ty.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
- Trình độ công nghệ
- Trang thiết bị công ty hầu hết đều được đầu tư đã khá lâu, giá trị còn lại
của các chủng loại máy công tác cũng như thiết bị điện đều chỉ nằm trong
khoảng 50-70%. Thế hệ các trang thiết bị và sự đồng bộ của chúng trong dây
chuyền sản xuất còn ở mức thấp, so với các nước khác, ngành khai thác than
lộ thiên của công ty có trình độ kỹ thuật công nghệ có thể coi vào loại trung
bình tiên tiến.
- Trình độ kỹ thuật công nghệ của nhân lực ngành than tại công ty ở mức
trung bình. Cấp độ tinh xảo của công nhân chỉ ở mức có “khả năng tiếp thu và
cải tiến công nghệ”, chưa đạt đến mức có khả năng có những phát minh và
sáng chế.
1.4 Tình hình nhập khẩu của công ty.
Căn cứ vào khả năng sản xuất và nhu cầu sử dụng than thì đến năm 2015
Việt Nam sẽ thiếu khoảng 6 triệu tấn, sau đó tăng dần lên theo các năm tùy
thuộc vào tiến độ sử dụng. Chủ yếu là nhu cầu của các nhà máy điện chạy
than. Nhập khẩu than là nhiệm vụ tất yếu để đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia đã được Thủ tướng chính phủ giao cho Tập đoàn Vinacomin làm đầu
mối thực hiện.
Hiện nay tình hình nhập khẩu than một cách ổn định là vô cùng khó
khăn, nhất là trong bối cảnh thị trường cung cấp than nhập khẩu trên thế giới
ngày càng khan hiếm và phần lớn nắm giữ bởi các công ty Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ Ngoài việc chuẩn bị về tài chính và

nguồn lực thì việc nhập khẩu thử nghiệm than là hết sức quan trọng, nó là
bước đệm cần thiết để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, từng bước thâm nhập
sâu vào thị trường nhập khẩu than thế giới, giảm thiểu những rủi ro khi thực
hiện nhập khẩu than với số lượng lớn sau này. Giai đoạn 2009-2011 là giai
đoạn than Nam Mẫu- vinacomin thử nghiệm việc nhập khẩu sản phẩm than
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
cám với sản lượng nhỏ để có căn cứ và kinh nghiệm cho quá trình hoạt động
nhập khẩu than sau này.
Bảng 1.4 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu của công ty giai đoạn 2009-2011.
Năm
Sản lượng
2009 2010 2011
Than cám (tấn)
6100 7400 6700
Hoạt động nhập khẩu than của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn và từ
bảng số liệu cho thấy sản lượng than qua các năm không có sự ổn định nhất
định. Việc xây dựng những mối quan hệ lâu dài với các nước đối tác trong
hoạt động nhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu của Công ty nhìn chung tăng từ
năm 2009 đến năm 2011. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này là không đều giữa
các năm: giai đoạn 2009 – 2010 tăng cao - sản lượng tăng 21%, KNNK tăng
22%, 2010 – 2011 tăng ít hơn - năm 2011 sản lượng tăng 10% so với 2009
và giảm so với 2010, KNNK tăng 10% so với 2009, Năm 2011 Nhà nước đã
khuyến khích hoạt động nhập khẩu mặt hàng này và từ năm nay nhu cầu sử
dụng than của Việt Nam nhìn chung tăng cao do nhu cầu nguyên liệu than
cung cấp cho ngành luyện kim, lò luyện thép nhiều. Qua phân tích cũng cho
thấy mức độ tăng giảm sản lượng và KNNK không đồng đều, nguyên nhân
chủ yếu là do nhu cầu sử dụng than trong nước và thế giới đang biến động

theo xu hướng ngày càng tăng và không ổn định.
Hoạt động nhập khẩu vẫn là hoạt động mới mẻ đối với công ty, ngành
kinh doanh “nhập khẩu than cảm của Công ty còn non trẻ, chủ yếu thực hiện
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
theo phương thức “nhập khẩu dựa vào những mối quan hệ đã có”. Thực tế
cho thấy, hoạt động kinh doanh “ nhập khẩu than cảm” trong giai đoạn này
chưa thực sự làm ăn có hiệu quả, doanh thu thấp, hình thức kinh doanh còn
manh mún, nhỏ bé, phân tán. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do:
Do mới bước đầu đi vào hoạt động nhập khẩu đầu tư cho hoạt động này
của Công ty còn hạn hẹp, chưa có đội ngũ nghiên cứu sâu rộng về hoạt động
này nên không thể thực hiện các hợp đồng lớn về nhập khẩu để giảm thiểu rủi
ro không cần thiết. Ngoài ra, việc chưa có phòng ban marketing là nguyên
nhân tạo ra sự bất lợi về thời gian tìm hiểu nghiên cứu và điều kiện gia nhập
thị trường chưa đủ để tạo lập cho mình một vị trí và chỗ đứng trên thị trường
ngoài nước tạo cơ hội làm ăn lâu dài ổn định. Vì vậy Công ty chưa khẳng
định được uy tín của mình, Điều này khiến cho công việc kinh doanh của
Công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 1.5 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu tại các thị trường nhập khẩu.
Năm
SL
2009 2010 2011
Indonesia Malaysia Indonesia Malaysia Indonesia Malaysia
Than
cám
(tấn)
3800 2100 4600 2800 4700 2000

Nhìn chung, với việc nhập khẩu than của công ty thì thị trường châu Á
vẫn là thị trường chính và 2 thị trường chính của công ty trong giai đoạn này
là Indonesia và Malaysia. Còn các thị trường khác trong khu vực Đông Nam
Á có những quốc gia trữ lượng than tương đối thấp có những quốc gia mà
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
công ty chưa thâm nhập được. Quốc gia Indonesia nổi lên ở khu vực Đông
Nam Á là quốc gia xuất khẩu than vào top đầu của thế giới và là thị trường
tiềm năng của công ty trong tương lai. Quốc gia Malaysia là quốc gia có trữ
lượng than tương đối và ít sử dụng than cám nên việc nhập khẩu từ quốc gia
Malaysia sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Mục tiêu trong tương lai của công ty là
hướng tới những thị trường tiềm năng Châu Á và thế giới như Trung Quốc,
Ấn Độ…
1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong giai đoạn 2009-2011 công ty nhập khẩu than cám với giá FOB
trung bình là 75,5 USD/tấn, cước vận chuyển về Việt Nam là 30USD. So với
mức giá than xuất tại Việt Nam trung bình là 115.2 USD/tấn. Ta có kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhập khẩu của công ty
giai đoạn 2009-2011.
Chỉ số
(USD)
Sản phẩm
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Than cám 2.327.040 2.131.100 195.940
Về giá nhập khẩu: Cũng như hầu hết các đơn vị kinh doanh với mục tiêu
cuối cùng là lợi nhuận thì việc xem xét và lựa chọn giá trước khi kí hợp đồng
mua bán là rất cần thiết. Đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu, giá cả ở
một số thị trường lớn đóng vai trò quyết định và là cơ sở để nưgời mua chấp

nhận giá từ phía chào hàng đưa ra. Đối với Công ty cũng vậy: cơ sở để tính
giá nhập khẩu của Công ty là giá ở một số thị trường than lớn trên thế giới
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
như Trung Quốc, Nhật Bản hoặc có thể tham khảo giá của bạn hàng truyền
thống Đông Nam Á hay giá trên các tạp chí. Tuy nhiên, Công ty không thể
không tính đến giá đầu ra cho mặt hàng này nhằm đảm bảo thu lợi nhuận và
làm ăn có hiệu quả. Để đi đến quyết định có chấp nhận giá của phía chào hàng
đưa ra hay không, Công ty phải tính toán phần chênh lệch giữa giá than cám
nhập khẩu và giá bán lại ở thị trường trong nước, sau khi trừ đi các khoản chi
phí có liên quan có thu được lợi nhuận không và khoản lợi nhuận thu được
này có được coi là đã đạt được hiệu quả kinh doanh hay không.
Bảng 1.7 Giá than cám nhập khẩu của công ty giai đoạn 2009-2011

Năm

Sản phẩm
2009 2010 2011
Than cám
(USD/ tấn)
73 75.2 77.4
Với mức giá nhập khẩu như trên cũng phần nào cho thấy được bước đầu
sự thành công trong hoạt động nhập khẩu, mặc dù so với giá xuất khẩu của
Việt Nam thì mức giá nhập khẩu của công ty cũng tương đối cao tuy nhiên
đây cũng là sự thành công bước đầu cho hoạt động nhập khẩu của công ty.
Với mức lợi nhuận trong giai đoạn 2009-2011 về hoạt động nhập khẩu
phần nào cho thấy được sự thành công ban đầu của công ty và đặt ra thách
thức lớn hơn cho công ty trong tương lai.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MARKETING SẢN PHẨM THAN

CÁM NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2009-2011
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
2.1 Hệ thống lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra marketing
của công ty.
2.1.1 Nghiên cứu thị trường.
- Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc cần thiết đầu tiên đối với
công ty khi tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa
rộng là quá trình điều tra để tìm triển vọng mua bán trao đổi hàng hóa cho
một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện
mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường giúp công ty thu thập thông tin,
số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận.
Những kết luận đó sẽ giúp cho nhà quản lý có cơ sở để đưa ra những quyết
định đúng đắn, hợp lý để lập kế hoạch marketing. Trong quá trình nghiên cứu
thị trường công ty tập trung trả lời một số câu hỏi sau:
+ Nước nào có triển vọng nhất đối với công ty?
+ Khả năng số lượng sản phẩm nhập khẩu được là bao nhiêu với giá cả
thế nào?
+ Chi phí cho vận chuyển ra sao?
+ Chất lượng của sản phẩm như thế nào?
- Về phương pháp nghiên cứu thị trường.
Công việc đầu tiên mà công ty làm khi công tác nghiên cứu thị trường là
thu thập những thông tin có liên quan đến thị trường và sản phẩm than cám
công ty đang quan tâm. Về mặt phương pháp công ty sử dụng phương pháp:
+ Dựa vào các mối quan hệ đã có để trao đổi với nước đối tác nhằm xác định
được thị trường than tại các quốc gia mục tiêu và các quốc gia lân cận.
+ Nghiên cứu mức giá xuất khẩu của nước đó sang các nước khác để có sự
tương quan so sánh đồng nhất.
+ Phân tích cung cầu về sản phẩm trên thị trường Việt Nam để xem xét định

hướng chiến lược làm sao đạt lợi nhuận cao nhất.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
+ Phân tích chất lượng than nhập khẩu tại các vùng miền quốc gia xuất khẩu.
+ Phân tích môi trường văn hóa, chính trị, luật pháp của các quốc gia mục tiêu
nhằm dự đoán những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Sau quá trình nghiên cứu thị trường công ty rút ra một số nhận định như sau:
- Nhìn chung về thị trường than hiện nay thì tại châu Á có một số thị
trường được coi là tiềm năng như Nhật Bản, Trung Quốc. Nhật Bản là thị
trường giữ trữ lượng than cục nhiều nhất Châu Á còn trung quốc là thị trường
của than cám. Tuy nhiên việc nhập khẩu than cám của Trung Quốc gặp rất
nhiều khó khăn. Vì Trung Quốc là quốc gia sử dụng than cám là chủ yếu để
chạy các nhà máy nhiệt điện phục vụ năng lượng cho quốc gia. Ngoài ra việc
Trung Quốc xuất khẩu thường rất ít và chỉ xuất khẩu cho những quốc gia có
quan hệ lâu dài. Nhật Bản là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản
thường sử dụng nguồn năng lượng than cho nền công nghiệp sản xuất thép,
luyện kim là nhiều nhất. Tại khu vực Đông Nam Á Indonesia nổi lên như một
thị trường giàu tài nguyên thiên nhiên nhất, và với khoảng cách địa lý gần hơn
các quốc gia khác Indonesia hứa hẹn là một thị trường kì vọng của công ty.
- Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là hai thị trường tiềm năng mà trong
tương lai công ty muốn thâm nhập, trong giai đoạn 2009-2011 mục tiêu khả
thi của công ty là thâm nhập vào các thị trường Đông Nam Á vì thị trường
Đông Nam Á có mối quan hệ tốt hơn với Việt Nam so với các thị trường
khác, và trong quá khứ mối Việt Nam cũng có nhiều mối quan hệ trao đổi
hàng hóa với các quốc gia Đông Nam Á vì vậy mà việc thương lượng là dễ
dàng hơn.
2.1.2 Thị trường mục tiêu.
- Khái quát chung về thị trường indonesia.
Indonesia là nước sản xuất than đứng thứ 7 và xuất khẩu than đứng thứ 2

trên thế giới. Theo báo cáo thăm dò trữ lượng địa chất thì trữ lượng than tại
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Indonesia hiện nay vào khoảng 6,97 tỷ tấn, chiếm 0,5% tổng trữ lượng than
trên toàn thế giới. Trong đó 83% trong trữ lượng than của Indonesia là than
linhit và bán bitum, 17% còn lại là than chứa bitum và than antraxit. Hiện nay
Indonesia đang tiến hành khai thác khoảng hơn 40 mỏ than tại East
Kalimantan, South Kalimantan và Sumatra.
Theo kế hoạch, sản lượng than năm 2011 của Indonesia sẽ đạt khoảng
trên 340 triệu tấn, tăng 20 triệu tấn so với năm 2010. Tuy nhiên, theo Hiệp hội
các nhà sản xuất than Indonesia APBI, nếu thời tiết những tháng cuối năm
thuận lợi, sản lượng than 2011 tại nước này có thể lên đến 380 triệu tấn. Sản
lượng tăng cao cùng với giá than đang ở mức 104 -105 USD/tấn sẽ giúp
ngành than Indonesia thu được một khoản lợi nhuận cao. Thị trường xuất
khẩu than chính của Indonesia vẫn là các thị trường lớn như Trung Quốc và
Ấn Độ…
Hiện nay tại Indonesia chỉ có hai mỏ than là Pinang (thuộc Bumi) và mỏ
Bontang (thuộc Banpu) là có khả năng xuất khẩu than trực tiếp qua các cảng
biển. Các mỏ khác đều phải sử dụng các phương tiện như xe tải, tàu hỏa hay
sà lan để vận chuyển than ra các cảng như Balikpapan Coal Terminal,
Indonesia Bulk Terminal hay North Pulau Laut Coal Terminal. Cung độ vận
chuyển than thường là từ 10km đến 35km, cá biệt có trường hợp lên tới 75km.
Tập đoàn Năng lượng Adaro là nhà sản xuất than nhiệt lớn nhất
Indonesia, với sản lượng hàng năm đạt trên 48 triệu tấn và là nhà cung cấp
chính cho thị trường than thế giới, chủ yếu qua đường biển. Sản phẩm than
của Công ty là loại than bán bitum, giá trị nhiệt lượng tương đối cao, độ ẩm
cao, hàm lượng tro và lưu huỳnh cực thấp. Để xây dựng hệ thống băng tải nói
trên, tập đoàn Adaro đã ký một hợp đồng cung cấp thiết bị với hãng Sandvik
Asia và chỉ định PT Ripatra Engineers and Construction làm nhà thầu phụ

trách kỹ thuật và thi công. Hệ thống băng tải vẫn được thiết kế theo truyền
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
thống gồm sáu phân đoạn, mỗi phân đoạn dài từ 2,4km đến 9,9km và 6 trạm
trung chuyển. Tốc độ dịch chuyển của băng tải theo thiết kế là 7,2m/ giây, có
khả năng vận chuyển được khoảng 6000 tấn than/giờ. băng tải được thiết kế
nằm sát mặt đất và hoạt động liên tục. Tập đoàn Adaro hy vọng sẽ tạo ra công
ăn việc làm cho trên dưới 500 người, bao gồm các kĩ sư, nhân viên bảo vệ và
bảo dưỡng thiết bị. Điện năng cho hệ thống được cung cấp từ nhà máy điện
của của mỏ với công suất 2x30MW, ngoài việc sử dụng trong khai thác than
còn cấp miễn phí 2MW vào lưới điện địa phương.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than ngày càng tăng cao trên thị trường,
ngoài việc nâng cao năng lực sản xuất tại khoáng sàng hiện có, trong năm nay
sẽ tiến hành mở rộng khai thác khoáng sàng than Wara có tổng trữ lượng than
có thể khai thác là 282 triệu tấn.
Ngoài Tập đoàn Adaro, Tập đoàn Năng lượng Bayan cũng là doanh
nghiệp khai thác than lớn thứ 8 tại Indonesia, với sản lượng 10,5 triệu tấn năm
2010. Trong năm 2011 này, Tập đoàn phấn đấu đạt mức sản lượng 14,5 triệu
tấn (tăng 42%) và 20 triệu tấn trong vòng năm năm tới. Bayan hiện sở hữu 8
công ty mỏ với tổng diện tích khai thác đạt 81.265 hecta. Bayan còn thành lập
một nhà máy liên doanh chế biến PT Kaltim Supacoal (KSC) với Công ty
năng lượng White của Australia để chế biến sản phẩm than có độ ẩm cao khai
thác tại mỏ Tabang vùng East Kalimantan thành một dạng nhiên liệu sạch,
nhiệt lượng cao, thân thiện với môi trường cung cấp cho các nhà máy nhiệt
điện chạy than.
- Khái quát chung về thị trường malaysia.
Khác với Indonesia Malaysia là một nước xuất khẩu nhỏ, và trữ lượng
than tại quốc gia Malaysia nhỏ hơn rất nhiều so với Indonesia tuy nhiên
Malaysia là nước sử dụng ít than cám, chỉ đa số các hoạt động sử dụng nguồn

năng lượng đến từ than cục vì vậy đó là một cơ hội kinh doanh của công ty.
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
2.1.3 Các chiến lược marketing.
Do nhu cầu xuất khẩu than ở mỗi thị trường là khác nhau vì vậy mà mỗi
thị trường sẽ có những chiến lược thâm nhập khác nhau. Công ty phân loại thị
trường theo trữ lượng sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
- Thị trường Indonesia với trữ lượng than cám nhiều và khả năng tiêu thụ
của quốc gia Indonesia về sản phẩm than cám cũng tương đối nhiều vì vậy mà
thị trường Indonesia sản phẩm than cám sẽ có mức giá cao hơn so với thị
trường Malaysia.
- Thị trường Malaysia là thị trường có nhu cầu sử dụng than cục nhiều
hơn và than cám có mức sử dụng ít hơn.
- Phương thức thâm nhập thị trường chủ yếu là dựa vào các đối tác
truyền thống mà công ty đã xuất khẩu trong quá khứ. Thương hiệu và uy tín
của Việt Nam đối với các thị trường Đông Nam Á đã được khẳng định là
quốc gia giữ trữ tín với bạn hàng và cùng nhau phát triển.
- Chiến lược về giá than nhập khẩu:
Giá than của công ty tồn tại hai loại giá than khác nhau là giá than nội
địa và giá than nhập khẩu.
+ Giá than nội địa áp dụng cho các hộ tiêu thụ trong cả nước ( điện, xi
măng, sản xuất… ) giá này hiện nay vẫn do nhà nước quy định trên cơ sở trợ
giá cho các ngành công nghiệp sử dụng than nhằm đảm bảo cho sự ổn định và
phát triển của nền kinh tế quốc dân.
+ Giá than nhập khẩu được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên
thị trường, giá được hình thành do sự thỏa thuận của công ty và đối tác.
+ Cơ sở định giá: Do được hình thành theo cơ chế thị trường nên giá than
nhập khẩu của công ty không chỉ là sự ấn định chủ quan của hai bên đối tác
mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Định giá nhập khẩu của công

ty là sự kết hợp của nhiều yếu tố:
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
+ Điều kiện tài nguyên: Xét về độ khan hiếm tài nguyên của công ty và
của công ty đối tác cùng với các điều kiện khai thác. Đối với loại tài nguyên
hữu hạn không tái tạo như than thì mức độ khan hiếm sẽ ngày một gia tăng,
việc khai thác tuy có sự hỗ trợ của khoa học công nghệ ngày một tiên tiến
hiện đại nhưng cũng sẽ ngày một khó khăn hơn. Indonesia là một nước giàu
tài nguyên vì vậy mức giá nhập khẩu tại Indonesia bình thường sẽ thấp hơn
với mức giá nhập khẩu tại các quốc gia khác, tuy nhiên Việt Nam lại không
phải là quốc gia nhập khẩu chính của quốc gia Indonesia vì vậy để tạo được
mối quan hệ bền vững lâu dài việc định mức giá cần nhiều sự nghiên cứu.
+ Mối quan hệ cung- cầu than trên thị trường: Đây là yếu tố thường có
nhiều sự biến động, lại là yếu tố tác động mạnh nhất đến giá sản phẩm. Đối
với những quốc gia có nhu cầu sản phẩm càng cao thì khi nhập khẩu tại quốc
gia đó giá nhập khẩu sẽ càng cao và ngược lại tùy thuộc vào độ khan hiếm
của mình mà công ty có cơ sở để định giá theo nhu cầu. Sự biến động tại thị
trường Trung Quốc đã phần nào làm giảm mức giá than trên thị trường thế
giới và đó cũng là một yếu tố để công ty có cơ sở định giá.
+ Mức độ tự do hóa: Trên phương diện khả năng xuất nhập khẩu than
hay các loại nhiên liệu năng lượng thay thế khác. Than là nguồn nhiên liệu
chính và rẻ và gần như không bị tác động bởi các sản phẩm thay thế như xăng
dầu vì các nguồn nhiên liệu này có giá quá cao so với than và không thích hợp
cho quá trình hoạt động sản xuất.
+ Khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh, khả năng chấp nhận
chi trả của đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh lớn nhất của công ty là
các đối thủ như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… đó là các quốc gia nhập
khẩu than nhiều nhất trên thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ và tiến bộ hơn,
các đối thủ cạnh tranh luôn đưa ra mức giá nhập khẩu tương đối cao so với

SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
các quốc gia trong Đông Nam Á như Việt Nam, và tác động phần nào đến
chiến lược giá cho hoạt động nhập khẩu.
- Tình hình giá than tại Việt Nam: Hiện tại giá than trong nước và giá
than các nước phát triển khác có sự chênh lệch khá lớn. Hiện tại giá than của
Việt Nam chỉ xấp xỉ bằng 75-80% giá than của thị trường nước ngoài. Chính
phủ chưa chấp nhận cho cơ chế giá thị trường cho mặt hàng than tiêu thụ nội
địa. Đáng lẽ ra phải để giá cả cho cung cầu thị trường quyết định thì chính
phủ lại đặt một mức giá cố định và rất thấp cho than tiêu thụ trong nước.
- Giá than Việt Nam rẻ hơn mặt bằng chung giá than thế giới chủ yếu là
do chúng ta có giá công nhân rẻ. Giá công nhân của Việt Nam nói chung là rẻ
hơn so với các nước khác. Đặc biệt giá công nhân ngành khai thác than thì lại
càng rẻ hơn, bởi vì với nhiều nước đây được coi là một ngành lao động có
mức độ độc hại cao do đó mà lương và các khoản phúc lợi đều cao. Tuy vậy
giá công nhân của lao động ngành than tính theo mức sống và mức thu nhập
trung bình tại Việt Nam cũng không thấp nhất là với lao động trực tiếp sản
xuất. Nhìn chung giá than trên thị trường thế giới từ 2007 trở về trước giá
than trên thị trường quốc tế cũng liên tục giảm.
Giá than trên thế giới đã có dấu hiệu tăng trở lại từ năm 2008 do biến
động về giá dầu thô và lượng cung dầu khiến mức cầu than tăng mạnh, cộng
với việc nhiều nước hạn chế sản xuất than. Năm 2009 giá than tăng mạnh nhất
tăng 29% so với năm 2008.
Giá than trong nước chắc chắn sẽ tăng, do nhà nước dù vẫn quản lý giá
than bán cho hộ tiêu thụ lớn trong nước nhưng sẽ đảm bảo đủ bù đắp chi phí
và có mức lợi nhuận hợp lý cho việc đầu tư và phát triển ngành than.
Việc giá than Việt Nam có xu hướng tăng nhanh đã tạo cho công ty có
nhiều lợi thế hơn trong việc nhập khẩu than nhất là khi so với thị trường thế
SV: Nguyễn Đức Hoà Lớp: QTKDQT 50B

25

×