Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.51 KB, 30 trang )

MôC LôC
4.Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2010, UBND tỉnh Tuyên Quang, 12/2009 29
LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp là một xu hướng tất yếu đã và
đang diễn ra ở các nước đang phát triển.
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, là khu vực chủ đạo của
nền kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển của công nghiệp là một trong những
tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Nước ta vẫn là một
nước nông nghiệp. Để phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta "cơ bản trở thành
một nước công nghiệp" cần phải có những định hướng đúng đắn cho toàn bộ
nền kinh tế. Có một cơ cấu công nghiệp hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của
ngành và mục tiêu cần đạt sẽ gần hơn. Cơ cấu kinh tế là một vấn đề khó khăn
và phức tạp cả về lý luận và thực tiễn.Vì vậy, để có một cơ cấu kinh tế hợp lý
đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức và quan điểm đúng đắn về vấn đề này.Đặc
biệt trong ngành công nghiệp cần có cơ cấu hợp lý giữa khai thác, chế biến và
sản xuất. Chúng ta cần nâng cao và đảm bảo tỷ trong của công nghiệp chế
biến và sản xuất để đảm bảo tính bền vững cho nền kinh tế. cần giữ công
nghiệp khai thác ở một mức độ hợp lý để tránh ô nhiễm môi trường cũng như
đảm bảo tài nguyên không tái sinh sử dung cho tương lai
Qua nghiên cứu, học hỏi từ các thầy cô và các bạn cùng với những tài
liệu đáng tin cậy, bài viết này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản nhất về cơ cấu
ngành công nghiệp, thực trạng cũng như giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu công nghiêp tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
Lý do chọn đề tài: Tuyên Quang là một tỉnh miền núi đang trên con đường
mở cửa và phát triển, hội nhập với cả nước. Tuy được nhiều ưu đãi từ thiên
nhiên và sự giúp đỡ phát triển từ trung ương nhưng Tuyên Quang vẫn chưa
thực sự trở mình phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa mạnh, có
thể nói là chận trong nhưng năm qua. Quá trình Công nghiệp hoá – Hiên đại
hoá vẫn chua sử dụng hết tiềm năng sức lực của mình.
1


Vì vậy em trọn đề tài : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công
nghiệp tỉnh Tuyên Quang”.
Mong có thể nghiên cứu phần nào và rút ra điểm mạnh yếu cũng như cơ
hội và thách thức trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh để khi có cơ hội có thể
giúp Tuyên Quang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành công nghiệp,
giúp Tuyên Quang phát huy hết tiềm năng của mình để phát triển bền, mạnh,
vững nền kinh tế tỉnh
2
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ
CHUYỂN DICH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò, nội dung của cơ cấu kinh tế công nghiệp
1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế công nghiệp
1.1.1. Cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong của nền kinh tế.Nó bao gồm các
yếu tố,các bộ phận cấu thành nên nền kinh tế quốc dân và các mối quan hệ tỷ
lệ hữu cơ của các bộ phận trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
* Nội hàm của cơ cấu kinh tế (phân chia cơ cấu kinh tế theo các tiêu chí):
Nhìn dưới góc độ phân công lao động xã hội thì có cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu
ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các
ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thểnền kinh tế.
Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xãhội chung
của nền kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất. Khi phân
tích cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia người ta thường phân chia thành 3
ngành chính:
(1) Ngành nông nghiệp,trong ngành nông nghiệp có 3 ngành nhỏ là nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp
(2) Ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp và xây dựng.
(3) Ngành dịch vụ lai bao gồm ngành thương mại,bưu điện,du lịch,….
Nhìn dưới góc độ không gian lảnh thổ thì có cơ cấu vùng kinh tế.

Căn cứ vào tính chất : Khu vực thành thị
Khu vực nông thôn.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên,địa lý:Viêt Nam chia thành 8 vùng kinh
tế .trong đó có các vùng kinh tế trọng điểm và chuyên môn hóa (Miềm núi
Tây Bắc bộ,miền núi Đông Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Trung
3
Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ,đồng bằng sông
Cữu Long).
Nhìn dưới góc độ xã hội hóa tư liệu sản xuất thì có cơ cấu thành phần kinh tế.
Khi phân tích cơ cấu thành phần kinh tế người ta thường chia thành 2 khu
vực,đó là :
Khu vực nhà nước.
Khu vực tư nhân.
Nhìn dưới góc độ vòng luân chuyển của nền kinh tế thì có cớ cấu khu
vực thể chế.
Chia thành 5 khu vực: Khu vực hộ gia đình;
Khu vực phi tài chính
Khu vực tài chính.
Khu vực nhà nước.
Khu vực vô vị lợi.
Nhìn dưới góc độ tích lũy và tiêu dung thì có cớ cấu tái sản xuất.
Nhìn dưới góc độ xuất nhập khẩu thì có cơ cấu thương mại quôc tế.
1.1.2 Khái niệm cơ cấu kinh tế công nghiệp
Cơ cấu kinh tế công nghiệp là gồm các nhóm ngành kinh tế công
nghiệp, kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau nằm trên toàn lãnh thổ của một
quốc gia cấu thành nền kinh tế của quốc gia đó.
1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế công nghiệp
1.2.1.Tính lịch sử nhất định
Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi không ngừng
của lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị, xã hội của

từng thời kì. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ ngành, lĩnh vực, bộ
phận kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra
một cách hợp lý.
4
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến
của mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người, con người
với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi
quốc gia lại có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản
xuất, bởi các đặc trưng văn hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc.
Các nước có hình thái kinh tế-xã hội giống nhau, song có sự khác nhau trong
hình thành cơ cấu kinh tế, vì điều kiện kinh tế, xã hội và quan điểm chiến
lược mỗi nước khác nhau.
1.2.2. Tính khách quan
Nền kinh tế có sự phân công lao động, có các ngành, lĩnh vực, bộ phận
kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ
cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó được thay đổi
thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã
hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt, cô
đọng nội dung chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn phát
triển nhất định. Nhưng không vì thế mà áp đặt chủ quan, tự đặt cho các ngành
những tỉ lệ và vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội.
Mọi sự áp đặt chủ quan, nóng vộinhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ý muốn,
thường dẫn đến tai hoạ không nhỏ, bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai lầm
chiến lược, khó khắc phục, hậu quả lâu dài.
1.2.3.Tính luôn vận động
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành gắn liền với sự phát triển các yếu
tố về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuát và sự phát triển quan hệ kinh tế thị
trường. Chính vì các yếu tố cấu thành nền kinh tế thường xuyên biến động
nên cơ cấu thường không ổn định. Nó luôn biến đổi cả chất và lượng. Bản
thân kinh tế, nếu quá nhấn mạnh tính ổn định thì dẫn đến trì trệ, bảo thủ, lạc

hậu; nếu quá coi trọng biến đổi cấu trúc thì sẽ rơi vào chủ quan nóng vội, dẫn
5
tới khủng hoảng. Do vậy, cần có nhận thức đúng đắn, hợp lý về tính vận động
của chuyển dịch cơ cấu ngành.
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: gồm 29 ngành, chia 3
nhóm ngành
- Công nghiệp chế biến
- Công nghiệp khai thác
- Công nghiệp sản xuất
Nhóm ngành công nghiệp khai thác và chế biến chiếm tỷ trọng và giá trị
lớn. Chủ yếu chỉ dựa vào tài nguyên thô, sản phẩm là hàng gia công và phải
qua nhiều trung gian, do đó, khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng,
ngay lập tức ngành công nghiệp trong nước bị ảnh hưởng một cách rõ rệt.
Chưa có nền tảng vững chắc: Chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh
thông qua xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
để hình thành chuỗi giá trị gia tăng lớn. Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, nguyên
vật liệu cho nhiều ngành có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, da giầy, sản
phẩm gỗ phải nhập khẩu rất nhiều.
1.3 Nội dung của cơ cấu ngành và nội bộ ngành kinh tế công nghiệp
Thứ nhất đó là số lượng các ngành kinh tế: số lượng các ngành kinh tế
thường không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân
công lao động xã hội. Nhà kinh tế học Collin Class căn cứ vào tính chất
chuyên môn hóa của sản xuất đã chia thành 3 nhóm ngành:
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên
- Công nghiệp chế biến
- Sản xuất
Nguyên tắc phân ngành được xuất phát từ tính chất phân công lao động
xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các
ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ.
6

Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các
ngành vơi nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng.
Mặt số lượng thể hiện ở mặt tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh
tế quốc dân còn mặt chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng
ngành và tính chất của sự tác độngqua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác
động có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, thuận chiều hoặc ngược chiều.
1.4 Chuyển dich cơ cấu kinh tế công nghiệp
1.4.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp là sự thay đổi về số lượng, tỷ
trọng của các ngành, nhóm ngành, và sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan
hệ trong nội bộ cơ cấu ngành.
Nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù
hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ xung cơ cấu cũ nhằm
biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
1.4.2 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp
Ngành công nghiệp nước ta hiện nay đóng vai trò hết sức quan trọng trong
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngành công nghệp đang chiếm tới 41,6%
GDP năm 2008 (tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là
22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến
năm 2008 tăng đến 41,6%). Ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho ngành
nông nghiệp và tiêu thụ sản phảm đầu ra, nâng cao chuỗi giá trị của ngành
nông nghiệp và các ngành khác. Công nghiệp có thể coi là xương sống của
nền kinh tế.
7
1.4.3 Xu thế chuyển dich cơ cấu kinh tế công nghiệp
Ba nhóm ngành công nghiệp chính nước ta là khai thác tài nguyên thiên
nhiên, công nghiệp chế biến, sản xuất. Đóng góp vào GDP của 3 nhóm ngành
này là rất cao, nhưng chủ yếu là khai thác tài nguyên thiên nhiên, sau đó đến
công nghiệp chế biến và cuối cùng là công nghiệp sản xuất.
Trong cơ cấu các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp khai thác có trị

số cao nhất (62,9%), tiếp theo đến ngành điện nước (43,16%), sản xuất vật
liệu xây dựng (32,62%). Ngành công nghiệp điện tử và CNTT có trị số tỷ lệ
này thấp nhất (13,81%) do chủ yếu là lắp ráp giản đơn. Ngành luyện kim chủ
yếu là gia công phôi, nên tỷ lệ này cũng rất thấp (14,18%).
Tỷ trọng ngành khai thác tài nguyên tuy cao nhưng không vững mạnh, để
lại nhiều hậu quả môi trường, vì vậy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành công nghiệp nước ta là giảm tỷ trọng ngành khài thác tài nguyên thiên
nhiên, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất lên hàng đầu, kế đó là công
nghiệp chế biến. Đặc biệt là nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Tránh tình trạng
xuất khẩu thô nhập khẩu tinh.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp
Nhóm nhân tố tác động từ bên trong
• Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội:
thị truờng và nhu cầu xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành, lĩnh vực,
bộ phận trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất
nhiên sẽ không có bất kì một quá trình sản xuất nào. Cũng như vậy, không có
thị trường thì không có kinh tế hàng hoá. Thị trường và nhu cầu xã hội còn
quy định chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên tác động trực tiếp đến quy mô,
trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân
công lao động xã hội, đến vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu của
nền kinh tế quốc dân.
8
• Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất là động lực phát triển của xã hội. Nhu cầu xã hội là
vô tận và mỗi ngày một cao. Muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước
hết phải phát triển lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người có khả năng
sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao đọng, tạo ra sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất,

thay đổi công nghê, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao
động giản đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác. Sự
phát triển đó phá vỡ cân đối cũ, hình thành một cơ cấu kinh tế với một vị trí,
tỉ trọng các ngành và lĩnh vực phù hợp hơn, thích ứng được yêu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội. Quá trình đó diễn ra một cách
khách quan và từng bước tạo ra sự cân đối hợp lý hơn, có khả năn khai thác
nguồn lực trong nước và nước ngoài.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình
thành cơ cấu kinh tế. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, nên cơ cấu
kinh tế luôn luôn thay đổi, song sự biến đổi của cơ cấu kinh tế diễn ra chậm
chạp, không mang tính đột biến như chính sách, cơ chế quản lý.
• Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong
mỗi giai đoạn nhất định
Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt những nội dung, mục tiêu định hướng
của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính chất
khách quan và lịch sử xã hội, nhưng các tính chất đó cảu cơ cấu kinh tế lại có
sự tác động, chi phối của nhà nước. Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt các
ngành nghề, quy định các tỉ lệ của cơ cấu kinh tế, nhưng vẫn có sự tác động
gián tiếp bằng cách định hướng phát triển, để thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu
9
cầu xã hội. Định hướng phát triển của nhà nước không chỉ nhằm khuyến
khích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt mục tiêu đề ra, mà còn đưa ra các dự
án để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu không đạt được thì nhà
nước phải trực tiếp tổ chức sản xuất, đảm bảo sự cân đối giữa các sản phẩm,
các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là định hướng chung cho
mọi thành phần, mọi nhà doanh nghiệp trong cả nước, phấn đầu thực hiện
dưới sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định,
thể chế chính sách của nhà nước. Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắt
các ngành, lĩnh vực và thành phâầ kinh tế phát triển, đảm bảo tính cân đối,

đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.
• Cơ chế quản lý ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Mọi sự hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước, song
không phải nhà nước can thiệp trực tiếp vào qúa trình sản xuất kinh doanh của
các đơn vị kinh tế. Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các
chính sách kinh tế.
Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì nhà nước giảm
thuế, hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn đối
với những ngành hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được
ít lợi nhuận, tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển. Những ngành hàng hoặc
lĩnh vực không ai muốn đầu tư sản xuất, nhưng sản phẩm của nó lại rất cần
cho xã hội thì nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất. Nhà nước cũng có thể
khuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có nhu cầu lao động
thông qua các chính sách kinh tế, xã hội; ngược lại, muốn hạt chế di dân thì
phải đầu tư phát triển các thị xã, thị trấn, thị tứ để có điều kiện sinh hoạt vật
chất và tinh thần tương đương như các đô thị lớn.
10
Sự tác động của cơ chế quản lý sẽ thực hiện được cơ cấy sản xuất, cơ cấu
dân cư, tạo ra sự cân đối lực lượng lao động và thu nhập giữa các vùng và
giảm bớt khoảng cách thành thị và nông thôn.
Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài
• Xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới ảnh hưởng đến sự
hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Sự biến động về
chính trị, xã hội của một nước hay một số nước, nhất là nước lớn, sẽ tác động
mạnh đến các hoạt động ngoại thương, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công
nghệ…của các nước khác trên thế giới và khu vực. Do đó, thị trường và
nguồn lực nước ngoài cũng thay đổi, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến
lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế nước

mình ổn định và phát triển.
• Xu thế toàn cầu hoá kinh tế, quốc tế hoá lực lượng sản xuất
Hai xu thế trên tạo sự phát triển đan xen nhau, khai thác thế mạnh của
nhau trong sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông
tin, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất-kinh doanh nắm bắt thông tin, hiểu thị
trường và hiểu đối tác mà mình muốn hợp tác. Từ đó giúp họ định hướng sản
xuất, kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu thế
hợp tác đan xen vào nhau, khai thác thế mạnh của nhau, cùng nhau phân chia
lợi nhuận.
3. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu nghành công nghiệp
3.1 Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis giả định khu vực nông nghiệp
mang tính trì trệ tuyệt đối. Vì vậy để tăng trưởng nhanh trước hết phải đầu tư
phát triển cho công nghiệp nhằm thu hút lao động từ nông nghiệp sang. Lợi
11
nhuận ngày càng nhiều của khu vực công nghiệp chính là động lực tái đầu tư
phát triển cho khu vực này. Khi khu vực nông nghiệp hết dư thừa lao động thì
điều kiện để tăng trưởng kinh tế phải quan tâm đến đầu tư cho cả 2 khu vực.
3.2 Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển
Một trong những điểm mới trong tư tưởng nghiên cứu của các nhà kinh
tế thuộc trường phái tân cổ điển là đặt khoa học công nghệ (T) là một yếu tố
trực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng khu
vực nông nghệp không có hiện tương trì trệ tuyệt đối, một sự gia tăng lao
động trong nông nghiệp vẫn tạo ra một mức tổng sản phẩm cao hơn. Vì vậy
khi xuất hiện khu vực công nghiệp thì ngay từ đầu phải quan tâm đầu tư cho
cả hai khu vực. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào động lực tích lũy
ở cả 2 khu vực kinh tế, trong đó khu vực công nghiệp cần được quan tâm
nhiều hơn.
3.3 Mô hình hai khu vực của Harry T Oshima

Harry T Oshima nghiên cứu quá trình phát triển trong điều kiện cụ thể
của các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á gió mùa với đặc trưng cơ
bản là tính chất thời vụ rõ rệt đối với sản xuất nông nghiệp, vào thời gian cao
điểm mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và khu vực này lại dư thừa lao
động nhiều trong mùa nhàn rỗi. Mô hình hai khu vực của Oshima đặt ra
hướng đi trong quá trình phát triển là:
Giai đoạn đầu: cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nhằm giải
quyết lao động thất nghiệp thời vụ.
Tiếp theo đó là đầu tư cho khu vực công nghiệp do yêu cầu cảu nông
nghiệp đặt ra nhằm giải quyết đầy đủ việc làm
Cuối cùng là đầu tư theo chiều sâu cho cả hai khu vực trong điều kiện
thiếu lao động
12
PHẦN II
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG
NGHIỆP Ở TỈNH TUYÊN QUANG
1. Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh.
Vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía đông giáp tỉnh Bắc Kạn,
Cao Bằng và Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Yên Bái, phía nam giáp tỉnh
Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
- Diện tích: 5870,4km².
- Địa hình: Địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và
sông suối, đặc biệt ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia
cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông.
- Đơn vị hành chính: Gồm thành phố Tuyên Quang và 5 huyện: Nà
Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương.
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009, tỉnh Tuyên
Quang có 727.505 người. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314
người, chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng
sinh sống. Ðông nhất là dân tộc Kinh có 326.033 người, chiếm 48,21%; các

dân tộc thiểu số như dân tộc Tầy có 172.136 người, chiếm 25,45%; dân tộc
Dao có 77.015 người, chiếm 11,38%; dân tộc Sán Chay có 54.095 người,
chiếm 8,0%; dân tộc Mông có 14.658 người, chiếm 2,16%; dân tộc Nùng có
12.891 người, chiếm 1,90%; dân tộc Sán Dìu có 11.007 người, chiếm 1,62%;
các dân tộc khác chiếm 1,28%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, tỉnh Tuyên Quang đã phổ cập giáo dục
tiểu học cho 100% số xã và đã phổ cập THCS cho 135 xã. Số học sinh phổ thông
năm học 2001 - 2002 là 196.252 em. Số giáo viên phổ thông là 8.020 người. Số
thầy thuốc là 1.291 người, bình quân 19 y, bác sỹ trên 1 vạn dân.
13
Tài nguyên
- Tài nguyên thiên nhiên: Với tổng diện tích đất tự nhiên là 586.800 ha,
đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, có thể tạo
ra vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến. Ngoài ra, Tuyên Quang còn có 163 điểm mỏ với 27 loại
khoáng sản khác nhau được phân bố ở các huyện trong tỉnh như: 17 mỏ quặng
sắt với trữ lượng ước tính 7 triệu tấn tập trung ở huyện Yên Sơn, Hàm Yên;
12 mỏ thiếc tập trung ở huyện Sơn Dương…
- Tài nguyên du lịch: Tuyên Quang có 386 điểm di tích lịch sử đã được
Nhà nước công nhận, tập trung nhiều ở Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang, Yên
Sơn, Chiêm Hoá. Tiềm năng du lịch có triển vọng phát triển loại hình du lịch
sinh thái kết hợp du lịch lịch sử, văn hoá như: khu di tích lịch sử Tân Trào -
ATK, Kim Bình, khu du lịch điều dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, Ngòi Là, Núi
Dùm, Hang Tiên, Thác Trung Hà, Thác Mơ
- Tài nguyên con người: Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế mạnh
là trẻ, 51,8% có trình độ văn hoá trung học cơ sở và trung học phổ thông; Đội
ngũ trí thức khoa học và công nghệ năm 2005 : Toàn tỉnh có 10.096 người có
trình độ Đại học, 80 thạc sỹ, 4 tiến sỹ. Hàng năm tỉnh phối hợp với các trường
Đại học trong nước mở thêm các lớp đào tạo tại chức theo các chuyên ngành
nông, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và kinh tế tài chính nhằm

đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông: Là một tỉnh miền núi nên cơ sở hạ tầng giao
thông của Tuyên Quang còn nhiều khó khăn. Giao thông chủ yếu là đường bộ
với các tuyến quốc lộ chạy qua như: quốc lộ 2, 37, 2C. Ngoài ra, Tuyên
Quang còn có mạng lưới sông, suối dày đặc hình thành lên 3 lưu vực sông
14
chính sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy…tạo điều kiện cho giao thông
đường thuỷ. Riêng sông Lô chạy qua địa phận thành phố Tuyên Quang.
- Hệ thống điện: Tuyên Quang được cung cấp thông qua trạm biến áp
110 KV trên tuyến 110KV Thác Bà - Thái Nguyên, trạm biến áp 35KV trên
tuyến 110KV Thác Bà - Tuyên Quang, nhà máy thủy điện Na Hang và hiện
đang xây dựng nhà máy thủy điện Chiêm Hóa. Tính đến hết năm 2009 đã có
100% số xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được dùng điện lưới quốc gia
đạt trên 95%.
- Hệ thống cấp thoát nước: Những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư xây
dựng các công trình cấp nước tập trung và cấp nước nhỏ để cho nhân dân
miền núi cao và nông thôn sử dụng nhằm đạt trên 75% dân số Tuyên Quang
được sử dụng nước sạch.
- Hệ thống bưu chính viễn thông: Đến nay mạng lưới thông tin liên lạc
tiếp tục phát triển, 145/145 xã, phường, thị trấn có điện thoại, 119/145 xã,
phường có nhà bưu điện văn hoá xã; 100% số xã có thư báo trong ngày. Phủ
sóng di động tới các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ, khu đông dân cư và các
tuyến quốc lộ.
Cơ sở hạ tầng cũng được Tuyên Quang quan tâm tập trung đầu tư và có
bước phát triển nhanh, nhất là giao thông. 100% xã và 97,6% thôn bản có
đường ô tô đến trung tâm. 100% xã, phường, thị trấn có điện thoại. Thu ngân
sách trên toàn địa bàn tỉnh đạt khá. Công tác di dân, tái định cư thuỷ điện
Tuyên Quang đã hoàn thành. Đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào trong
tỉnh được cải thiện. Hơn 99% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, gần

82% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh,
xuống còn 16,65%. Hàng năm tạo việc làm cho trên 10.000 lao động. Đảm
bảo an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.
15
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp.
2.1. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm:
Tập trung phát triển ngành chế biến nông, lâm sản trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, mang tính chiến lược của tỉnh và có kế hoạch phát triển phù hợp để
khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có.
Giai đoạn 2005-2010, tập trung vào công nghiệp chế biến chè, chế biến
gỗ, ưu tiên chế biến gỗ tinh chế xuất khẩu; chế biến sữa bò; sản xuất bột giấy
và giấy. Đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng chế biến nông, lâm sản xuất khẩu.
Mức tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp của ngành là 27,84%. Giá trị
sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2005 là 326 tỷ đồng, năm 2010
là 1.112 tỷ đồng.
Giai đoạn 2010-2020, tiếp tục đầu tư để tăng sản lượng và hiện đại hoá
công nghệ, máy móc thiết bị các ngành sản xuất.
Sản lượng sản phẩm chủ yếu đến năm 2010:
TT Tên sản phẩm Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010
1 Đường kính trắng Tấn 26.700 26.700
2 Chè chế biến các loại Tấn 6.800 10.000
3 Thức ăn gia súc Tấn 5.000 15.000
4 Giấy vàng mã Tấn 1.500 1.500
5 Bột giấy và giấy Tấn - 130.000
6 Phôi gỗ M
3
20.000 23.600
7 Gỗ tinh chế M
3
6.000 12.000

8 Sữa bò chế biến 1000 lít - 40.000
9 Xay sát lương thực 1000 tấn 250 250
10 Các sản phẩm khác
2.2. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Tập trung phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng thành một trong
những ngành kinh tế phát triển của tỉnh. Đến năm 2010, công nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng tăng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, đủ sức cạnh
16
tranh trên thị trường. Tập trung đầu tư các sản phẩm mũi nhọn có nhu cầu lớn,
sức cạnh tranh cao như: xi măng, bột barite, gạch tuy nen, gạch không nung,
bột đá siêu mịn,… Đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất gắn với bảo vệ
cảnh quan môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Giai đoạn 2010-2020, tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Nghiên cứu xây dựng các dự án sản xuất vật liệu mới như: gạch granít, vật
liệu cômpô zit, bê tông nhẹ,…
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành sản xuất vật liệu xây
dựng của tỉnh giai đoạn 2005-2010 là 37,5%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 271,3 tỷ đồng, năm 2010 đạt
1.332,84 tỷ đồng.
Các sản phẩm chủ yếu đến năm 2010:
TT Tên sản phẩm Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010
1 Xi măng Tấn 170.000 1.435.000
2 Bột fenspát Tấn 100.000 200.000
3 Gạch xây các loại Triệu viên 90 180
4 Trong đó, gạch tuy nen Triệu viên 32 140
5 Bột đá mịn và siêu mịn Tấn 66.000 100.000
6 Bột barite Tấn 100.000 165.000
2.3. Công nghiệp cơ khí, luyện kim
Giai đoạn 2005-2010, tập trung phát triển công nghiệp luyện phôi thép từ
quặng sắt địa phương kết hợp với quặng sắt nhập khẩu, công suất từ 200 đến

500 ngàn tấn/năm; phát triển công nghiệp luyện kẽm, chì kim loại và sản
phẩm phụ kèm theo với công suất 15.000 tấn/năm; luyện ferromangan công
suất 3.500 tấn/năm; đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí công suất 500 tấn sản
17
phẩm/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn ngành công
nghiệp cơ khí, luyện kim là 44,66%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005:
130 tỷ đồng, năm 2010: 820,4 tỷ đồng.
Giai đoạn 2010-2020, tập trung phát triển công nghiệp luyện, cán để có
các sản phẩm thép chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Phấn
đấu cán hết sản lượng phôi thép của tỉnh. Đối với kim loại màu, tiếp tục đầu
tư mở rộng nhà máy luyện kẽm đạt công suất 30.000 tấn/năm.
Các sản phẩm chủ yếu đến năm 2010:
TT Tên sản phẩm Đơn vị tính Năm 2010
1 Kẽm Tấn 15.000
2 Thép cán Tấn 18.000
3 Phôi thép Tấn 200.000
4 Ferromangan Tấn 3.500
5 Các sản phẩm cơ khí chế tạo, lắp ráp… Triệu đồng 85.300
2.4. Công nghiệp khai thác khoáng sản
Thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên địa bàn. Tập
trung khai thác các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn nhằm đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp và xuất khẩu, như:
quặng sắt, barite, thiếc, kẽm-chì, mangan, cao lanh fespat…; đa dạng hoá quy
mô sản xuất, khai thác gắn liền chế biến trên cơ sở bảo vệ tài nguyên và môi
trường để phát triển bền vững, có hiệu quả cao; xây dựng cơ chế, chính sách
thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đầu tư nước ngoài.
Sản lượng sản phẩm chủ yếu đến năm 2010:

TT Tên sản phẩm Đơn vị Sản lượng
năm 2005

Sản lượng
năm 2010
1 Quặng thiếc 70%Sn Tấn 232 550
2 Quặng kẽm Tấn 69.000 100.000
3 Quặng sắt Tấn 50.000 300.000
18
4 Quặng mangan Tấn 5.080 15.000
5 Quặng bartie Tấn 110.000 180.000
6 Quặng Vonfram Tấn 70 200
7 Đá vôi xây dựng các loại M
3
1.000.000 1.200.000
8 Cát, sỏi M
3
600.000 800.000
Giai đoạn 2010-2020, công nghiệp khai thác khoáng sản của tỉnh tập
trung mở rộng quy mô khai thác, chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng
lớn và lợi thế để phát triển mạnh công nghiệp luyện kim.
2.5. Công nghiệp may
Mục tiêu của ngành may đến năm 2010 đạt giá trị sản lượng 95,4 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 2,64%. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005-2010 là
23,55%.
Giai đoạn 2010-2020, ngành may tập trung xây dựng một số nhà máy, đổi mới
thiết bị, nâng cấp công nghệ, nâng tỷ lệ hàng may xuất khẩu có giá trị cao.
2.6. Công nghiệp hoá chất
Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất phân vi sinh từ than bùn và từ
phế liệu của nhà máy đường. Củng cố cơ sở sản xuất bột kẽm trên cơ sở tiềm
năng nguyên liệu tại địa phương. Phát triển côngnghiệp gia công chất dẻo đáp
ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng.
Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13,25 tỷ đồng; các sản

phẩm chủ yếu: bột kẽm 650-1000 tấn; phân vi sinh 10.000-30.000 tấn, sản
phẩm nhựa dẻo 300 tấn
2.7. Công nghiệp điện, nước
2.7.1- Công nghiệp điện
a) Nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh Tuyên Quang
TT Các chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010
1 Công suất tiêu thụ MW 82,20 147,2
19
2 Điện năng tiêu thụ 10
6
KWh 160,00 369,0
Trong đó, công nghiệp XD 10
6
KWh 45,66 200,8
3 Điện năng tiêu thụ/người KWh/người 218,00 478,0
b) Phát triển nguồn điện
Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang phát điện vào năm 2006, công suất
342MW, sản lượng điện hàng năm trên 1,295 tỷ KWh.
Giai đoạn 2005-2010, đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ công
suất như sau:
TT Tên dự án Công
suất(MW)
Giai
đoạnđầu tư
1 Thuỷ điện nhỏ Hùng Lợi 1 (Yên Sơn) 5,4 2005-2010
2 Thuỷ điện nhỏ Hùng Lợi 2 (Yên Sơn) 4,0 2005-2010
3 Thuỷ điện nhỏ Nậm Vàng (Na Hang) 1,3 2006-2010
4 Thu ỷ điện nhỏ Ninh Lai (Sơn Dương) 3÷5 2006-2010
5 Thuỷ điện nhỏ Thác Rõm (Chiêm Hoá) 3,0 2006-2010
6 Một số nhà máy thuỷ điện nhỏ khác 2006-2010

c) Phát triển lưới truyền tải và phân phối điện giai đoạn 2005-2010
- Lưới điện 220KV: Xây dựng đồng bộ với nhà máy thuỷ điện Tuyên
Quang. Tổng chiều dài 120km.
- Lưới 110KV: Xây dựng mới 10km đường dây 110KV TBA 110KV-
25MVA (xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang) cấp điện cho các nhà máy xi
20
măng. Xây dựng mới 10km đường dây 110KV TBA 110KV-40MVA (An
Hoà) cấp điện cho cụm các khu công nghiệp-dịch vụ-đô thị Long Bình An.
Xây dựng mới 10Km đường dây 110KV TBA110KV-16KVA (thị trấn Sơn
Dương). Cải tạo nâng công suất trạm 110KV Tuyên Quang, thay máy
16MVA còn lại bằng máy 40MVA. Cải tạo đường dây 110KV Tuyên Quang-
Chiêm Hoá đoạn đến điểm rẽ đi trạm biến áp Tràng Đà dài 8km.
Xây dựng mới 108 trạm biến áp phân phối; 526km đường dây trung
thế; 344km đường dây hạ thế.
d) Định hướng phát triển sau năm 2010: Hoàn thành quy hoạch cải tạo và phát
triển lưới điện tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2010, có xét đến năm 2020.
2.7.2- Công nghiệp sản xuất và phân phối nước sạch
Giai đoạn 2005-2010: Nâng cấp và hoàn thành hệ thống nước sạch thuộc
dự án ADB; mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cấp nước đô thị và thị
trấn, để 80% số dân có nước sạch, 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp
vệ sinh.
Đầu tư tăng số giếng, bể lọc, bể trữ, cải tạo và xây dựng mới hệ thống
cấp, thoát nước thị xã Tuyên Quang và các huyện; đầu tư xây dựng nhà máy
cấp nước cho cụm các khu công nghiệp-dịch vụ-đô thị Long Bình An, công
suất 21.940m3/ngày đêm và mở rộng khi có nhu cầu.
Định hướng đến năm 2020, tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp, thoát nước
để trên 95% dân đô thị được cấp nước sạch và dân cư nông thôn được sử dụng
nước đạt tiêu chuẩn quốc gia.
2.8. Công nghiệp khác (in, tái chế)
Đến năm 2010, đầu tư mở rộng nhà máy in Tuyên Quang, phấn đấu đạt giá trị

sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13%/năm, đáp ứng đủ nhu cầu in cho các Báo
Tuyên Quang, Báo Văn nghệ Tuyên Quang, các tập san, chuyên đề
21
3. Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp ở
tỉnh Tuyên Quang
3.1 Những kết quả đạt được
Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp ở Tuyên Quang đã đạt được sự hợp lý
trong cơ cấu với tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 40%GDP của tỉnh. Các
ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất
được phát triển khá đồng đều, đặc biệt công nghiệp sản xuất được đẩy mạnh
với giá trị của các ngành luyên kim, sản xuất xi măng, chè Tỉnh đang thực
hiện xây dưng, nâng cấp nhà máy xi măng,xây dựng cụm khu công nghiệp
Long Bình An để đẩy mạnh sản xuất.
Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp chế biến của là
27,84%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành sản xuất vật liệu xây
dựng của tỉnh giai đoạn 2005-2010 là 37,5%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn ngành công nghiệp cơ
khí, luyện kim là 44,66%
Tốc độ tăng trưởng ngành may giai đoạn 2005-2010 là 23,55%
3.2 Những tồn tại yếu kém – Nguyên nhân
Tuyên Quang vẫn là tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt còn
thấp so với mức bình quân chung của cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế và
một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp còn chậm; quy mô nền kinh tế
còn nhỏ bé; công nghiệp và các ngành dịch vụ phát triển chưa mạnh; nông,
lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Chất lượng một số
lĩnh vực văn hoá, xã hội còn thấp. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có mặt còn hạn chế; năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa đáp ứng yêu cầu.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém là do công tác lãnh
đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện một số quy hoạch, cơ chế, chính sách chưa đạt
22
hiệu quả cao. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính
trị ở cơ sở còn chậm. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, sự quản lý, điều hành
của chính quyền trên một số lĩnh vực chưa kiên quyết, sâu sát; có nơi thiếu
chủ động, sáng tạo, chậm kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.
Cải cách hành chính còn chậm, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một
bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được
quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ, còn khó khăn đối với thu hút đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH
TUY£N QUANG
1. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp ở
Tuyên Quang
* Phương hướng:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp tỉnh theo hướng khai thác triệt để
tiềm lực của nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, lao động kỹ thuật công nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải hướng theo xu hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy vai trò tích cực của mọi
thành phần kinh tế.
2. Một số giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của tỉnh
2.1 Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất công nghiệp theo hướng tập
trung chuyên môn hóa
Đến năm 2015, xây dựng và phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp như:
1. Cụm các khu công nghiệp-Dịch vụ-Đô thị Long Bình An:
23

Là một tổ hợp bao gồm các khu công ghiệp tập trung, khu dịch vụ và khu
đô thị mới.
- Vị trí: Tại các xã Đội Cấn, Hoàng Khai, An Tường, Lưỡng Vượng,
Thái Long, huyện Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương.
- Diện tích: 2.173ha, trong đó: diện tích các khu công nghiệp 1.023ha
(gồm 4 khu công nghiệp: khu1, diện tích 130,81ha; khu 2, diện tích 296,67ha;
khu 3, diện tích 360,92ha và khu 4, diện tích 234,6ha); khu đô thị mới
905,41ha; khu dịch vụ công 44,68ha; khu ga hàng hoá đường sắt 18,0ha và
khu tái định cư 182,0ha
- Tại các Khu công nghiệp trong cụm các khu công nghiệp-dịch vụ-đo thị
Long Bình An sẽ ưu tiên cho các dự án đầu tư mới thuộc các ngành: chế biến
sữa bò, sản xuất giấy và bột giấy, chế biến gỗ; công nghiệp luyện phôi thép,
cơ khí chế tạo; chế biến khoáng sản.
2. Cụm công nghiệp Sơn Nam, huyện Sơn Dương
- Diện tích: 44ha.
- Vị trí: Tại xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương.
- Công nghiệp chủ đạo: chế biến khoáng sản như: fenspat, vonfram, sản
xuất vật liệu xây dựng (gạch ốp lát cao cấp, gạch không nung, bê tông đúc
sẵn); công nghiệp may; công nghiệp nhựa
3. Khu công nghiệp Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hoá
- Diện tích: 76ha.
- Vị trí: Tại khu vực km6-km8, đường ĐT 176 Chiêm Hoá-Tuyên
Quang thuộc xã Phúc Thịnh.
- Công nghiệp chủ đạo: các nhà máy chế biến thực phẩm như: chế biến đồ hộp
từ gia súc, gia cầm; côngn ghiệp chế biến nông, lâm sản; khai thác, chế biến khoáng
sản như: ăngtimon, mangan; các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp
4. Cụm công nghiệp Na Hang
24

×