Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Hoàn thiện các hình thức trả lương, thưởng của Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ Lữ hành Saigontourist tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.84 KB, 60 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
MỤC LỤC
- Ch ng 1: Gi i thi u khái quát v Chi nhánh Công ty TNHH M t th nh ươ ớ ệ ề ộ à
viên d ch v L h nh Saigontourist t i H N iị ụ ữ à ạ à ộ 2
- Ch ng 2: Phân tích th c tr ng công tác ti n l ng t i Chi nhánh Công ty ươ ự ạ ề ươ ạ
TNHH M t th nh viên d ch v L h nh Saigontourist t i H N iộ à ị ụ ữ à ạ à ộ 2
- Ch ng 3: M t s gi i pháp ho n thi n công tác ti n l ng t i Chi nhánh ươ ộ ố ả à ệ ề ươ ạ
Công ty TNHH M t th nh viên d ch v L h nh Saigontourist t i H N iộ à ị ụ ữ à ạ à ộ 2
- Ban giám cđố 10
- Phòng t ch c h nh chínhổ ứ à 10
- Phòng T i chính - K toánà ế 10
- Phòng du l ch n c ngo iị ướ à 11
- Phòng du l ch n i aị ộ đị 11
- Phòng i u h nhđề à 12
- Phòng h ng d nướ ẫ 13
-Phòng v n chuy nậ ể 13
- Phòng vé máy bay 14
- Phòng Kinh doanh khách l & MICEẻ 14
1.5.1 Công tác nh m c lao ngđị ứ độ 21
1.5.2 Công tác t ch c ph c v n i l m vi cổ ứ ụ ụ ơ à ệ 22
1.2.2.1 V trang b n i l m vi c:ề ị ơ à ệ 22
1.5.2.2 B trí n i l m vi c:ố ơ à ệ 22
1.5.2.3 T ch c n i ph c v n i l m vi c:ổ ứ ơ ụ ụ ơ à ệ 23
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là động lực để phát
triển kinh tế - xã hội đồng thời mọi mục tiêu kinh tế - xã hội hướng tới đều là
nâng cao đời sống vật chất – tinh thần tạo điều kiện cho con người phát triển
toàn diện. Xã hội ngày càng phát triển thì lao động trở thành một nhu cầu
thiết yếu để tồn tại, thông qua lao động người lao động được trả lương – đây


là nguồn thu nhập để họ tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động.
Người lao động chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, để bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho người lao động, pháp luật lao động đã ra đời trong đó có
chính sách tiền lương. Thông qua chính sách tiền lương, Nhà nước có thể tác
động tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nó tác động tới những người làm công
ăn lương người dân của xã hội; nó tác động tới mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ vì tiền lương là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất; nó
tác động đến quan hệ tích lũy và tiêu dùng vì khi thu nhập tăng thì xu hướng
tích lũy nhiều hơn sẽ tăng đầu tư cho nền kinh tế phát triển; nó cũng tác động
đến cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế. Như vậy, chính sách tiền lương chính
là động lực cho phát triển kinh tế xã hội.
Việc thực hiện trả lương hợp lý cho cán bộ viên chức chính là việc từng
bước hoàn thiện chính sách tiền lương trong Công ty xác định chính sách tiền
lương cho người lao động là một nhiệm vụ vừa mang tính cấp sách vừa mang
tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh những thành tựu về cải cách và hoàn thiện
chính sách tiền lương trong thời gian qua, Chi nhánh Công ty TNHH Một
thành viên dịch vụ Lữ hành Saigontourist tại Hà Nội vẫn còn một số những
hạn chế cần khắc phục. Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty
TNHH Một thành viên dịch vụ Lữ hành Saigontourist tại Hà Nội em đã quyết
định chọn đề tài: “Hoàn thiện các hình thức trả lương, thưởng của Chi
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
nhánh Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ Lữ hành Saigontourist tại
Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em hy
vọng rằng, qua này em sẽ đưa ra được những giải pháp, kiến nghị có ích cho
việc hoàn thiện chính sách tiền lương cho quý công ty.
Kết cấu bài viết gồm ba phần chính:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Công ty TNHH Một thành
viên dịch vụ Lữ hành Saigontourist tại Hà Nội

- Chương 2: Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Chi nhánh Công
ty TNHH Một thành viên dịch vụ Lữ hành Saigontourist tại Hà Nội
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại Chi
nhánh Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ Lữ hành Saigontourist
tại Hà Nội
Mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn chỉnh bài chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này, song chắc chắn em không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo để bài chuyên đề thực tập được
hoàn thiện tốt hơn.
CHƯƠNG 1
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ LỮ HÀNH
SAIGONTOURIST TẠI HÀ NỘI
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1.1.Lịch sử hình thành
Tên Công ty: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỊCH
VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST TẠI HÀ NỘI
Tên viết tắt: SAIGONTOURIST
- Văn phòng STH: Tầng 14, Toà nhà VTC – 18 Tam Trinh – Hai Bà
Trưng – Hà Nội
- Văn phòng STH: 55B – Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Số điện thoại: (84-4) 3 8250923 – 3 8250928
Fax: (84-4) 3 8251174
Website:www.saigontourist.net;www.dulichtietkiem.com
Tài khoản: 01.1.00.0017252
Ngân hàng : Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chi nhánh Cty TNHH Một thành viên Dịch vụ lữ hành Saigontourist tại Hà

Nội là một đơn vị trực thuộc hệ thống Saigontourist của Tổng cục Du lịch Sài
Gòn nay được đổi tên là Tổng công ty du lịch Sài Gòn – TNHH một thành viên.
Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những
doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do có những đóng góp tích cực trong
sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ .
1.1.2.Các giai đoạn phát triển của công ty
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
và hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch
và 28 Nhà hàng với đầy đủ tiện nghi. Trong lĩnh vực liên doanh, Saigontourist
đã đầu tư vào hơn 50 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9
công ty liên doanh có vốn nước ngoài, hoạt động tại các thành phố lớn trên
khắp cả nước.
- Công ty Lữ hành Saigontourist Hanoi tiền thân là Chi nhánh Công ty Du
lịch TP Hồ Chí Minh tại Hà nội được hình thành trên cơ sở một văn phòng đại
diện.
- Văn phòng đại diện của Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh tại Hà
Nội được thành lập ngày 30 tháng 9 năm 1991 theo Quyết định số 1928/QĐ-
UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của văn
phòng là đầu mối giao dịch vủa Công ty với các cơ quan chức năng tại Hà
Nội và phục vụ khách du lịch tại các tỉnh phía Bắc để khắc phục tình trạng
khó khăn do địa bàn quá xa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Sau một thời gian, tuy hoạt động của văn phòng đạt được kết quả tốt
nhưng vì văn phòng không trực tiếp kinh doanh nên gặp không ít khó khăn,
các mối quan hệ làm ăn còn nhiều hạn chế, việc đón khách du lịch nước ngoài
vào đầu Hà Nội phải thông qua một Công ty du lịch khác do vậy không đảm
bảo chất lượng phục vụ khách.
- Để khắc phục tình trạng đó Công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã

có công văn đề nghị và được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận
cho thành lập chi nhánh Công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội (
gọi tắt là chi nhánh Saigontourist tại Hà Nội) theo quyết định số 431/QĐ-UB
ngày 22 tháng 3 năm 1993 của UBND thành phố Hồ Chí Minh.
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Chi nhánh hoạt động dưới hình thức báo sổ, thực hiện nhiệm vụ của
Công ty giao. Cùng với xu thế phát triển chung xã hội, muốn đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh, một đơn vị lữ hành cần có tư cách pháp nhân, để tiếp xúc,
đàm phán và ký kết hợp đồng với các bạn hàng trong nước và quốc tế. Trước
những yêu cầu đó Công ty Lữ hành Saigontourist - Hanoi được thành lập
ngày 19 tháng 2 năm 2003 theo quyết định số 1080/QĐ-UB TP Hà Nội. Từ
quy mô là một Chi nhánh với gần 30 nhân viên đến nay số lượng nhân viên
của công ty là hơn 100 nhân viên, doanh số hàng năm đạt hơn 50 tỷ đồng.
Mức tăng trưởng của năm sau so với năm trước đạt từ 115 - 120%.
Công ty có địa thế đẹp, nằm ở cửa ngõ đi vào trung tâm thành phố, rất
thuận tiền cho việc phát triển kinh doanh.
- Tổng công ty Du lịch Sài Gòn chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, từ
Tổng Công ty du lịch Sài Gòn thành Tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH
một thành viên.
- Ngày 01/07/2011 theo quyết định số 13/QĐ-HĐTV Tổng Công ty Du
lịch Sài Gòn TNHH một thành viên chuyển giao Công ty lữ hành
Saigontourist Hà Nội thành Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên dịch vụ
lữ hành Saigontourist tại Hà Nội cho Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ
lữ hành Saigontourist – Công ty con 100% vốn của Tổng công ty Du lịch Sài
Gòn TNHH một thành viên, quản lý điều hành hoạt động.
Ngoài ra Tổng công ty còn triển khai thêm hệ thống tại các tỉnh bao
gồm:
 Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist ( 45 Lê Thánh Tôn, Q1-

TP.Hồ Chí Minh)
 Saigontourist - Chợ Lớn (Số 01 Nguyễn Chí Thanh, Q5 – TP.Hồ
Chí Minh)
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
 Saigontourist – Tân Bình ( 19 Hoàng Quốc Việt, Quận Tân Bình –
TP.Hồ Chí Minh)
 Saigontourist – Tân Sơn Nhất (75 Phổ Quang, Quận Tân Bình – TP.
Hồ Chí Minh)
 Saigontourist – Bình Dương (272 Đại lộ Bình Dương, P.Phú Hoà
-Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương)
 Saigontourist - Cần Thơ ( 104-106 Nguyễn An Ninh – TP. Cần Thơ)
 Saigontourist – Đà Nẵng ( 357 Phan Chu Trinh – TP. Đà Nẵng)
 Saigontourist - Hạ Long ( Toà nhà Viettel - Hạ Long - Quảng Ninh)
Lĩnh vực hoạt động của Công ty khá đa dạng, phong phú, trong đó tập trung
chủ yếu là kinh doanh du lịch và các dịch vụ du lịch.
- Nghành nghề kinh doanh chính
+ Du lịch MICE (Du lịch kết hợp Hội nghị Hội thảo, Sự kiện)
+ Dịch vụ du lịch quốc tế
+ Dịch vụ du lịch tàu biển quốc tế & đại lý hàng hải
+ Du lịch nước ngoài, trong nước & nội địa
+ Dịch vụ vé máy bay & cho thuê xe
+ Dịch vụ xuất khẩu lao động
+ Dịch vụ Du học
1.2.Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
1.2.1.Chức năng
Công ty có chức năng chung là quản lý và điều hành doanh nghiệp
trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40

6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
 Chức năng về kỹ thuật: tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ thật hoàn
hảo của doanh nghiệp nhằm đưa ra thị trường để đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng.
 Chức năng thương mại: Thể hiện thật tốt các hoạt động mua và bán
các sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ.
 Chức năng quản trị: Chức năng này là phải dự báo, điều phối, kiểm
soát, chỉ huy để tạo điều kiện cho các hoạt động của Công ty phối hợp ăn
khớp, không để chệch chiến lược mục tiêu.
 Chức năng tài chính: Quản lý, huy động sử dụng các nguồn vốn có
hiệu quả trong hoạt động của Công ty.
1.2.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
 Nhiệm vụ chính của Chi nhánh là kinh doanh lữ hành du lịch bao
gồm: tham quan (trong nước và quốc tế), khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn,
vận chuyển ( xe ôtô, tàu hỏa, thuyền, máy bay…), visa
 Không ngừng thay đổi cơ cấu quản lý, tăng năng suất lao động, giảm
chi phí sản xuất để thoả mãn nhu cầu khách hàng, nắm bắt nhu cầu thị trường
và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
 Sử dụng có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, cơ sở vật
chất kỹ thuật.
 Kinh doanh có lãi và từng bước tích luỹ để tái sản xuất kinh doanh
mở rộng.
 Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần cho người lao động. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng tình hình mới của thị trường.
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, Công ty luôn chú trọng đến

việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín trên thị trường,
thông qua việc đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, máy móc, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công nhân viên và tuyển dụng nguồn nhân lực kế cận. Đến nay,
công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ và
kinh nghiệm kinh doanh vững vàng với những trang thiết bị tiện nghi, hiện
đại, đây có thể coi là những kết quả đáng khích lệ từ sự cố gắng không ngừng
của các cấp lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, góp phần không nhỏ vào những
thành công mà Công ty đã đạt được.
1.3.Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh
1.3.1.Đặc điểm cơ cấu tổ chức
1.3.1.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
1.3.1.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
- Ban giám đốc
- Giám đốc công ty là người lãnh đạo chung do tổng công ty bổ nhiệm
có nhiệm vụ quản lý chỉ đạo thực hiện mọi công tác hoạt động quản lý kinh
doanh của công ty. Giám đốc công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý, bổ
nhiệm, lựa chọn, đề bạt khen thưởng, kỷ luật đối với tất cả mọi thành viên
trong công ty.
- Phó giám đốc là người tham mưu đắc lực giúp giám đốc chỉ đạo thực
hiện những nhiệm vụ được giám đốc phân công.
- Các bộ phận được tổ chức theo yêu cầu tổ chức quản lý của công ty,
mỗi bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng hoạt động theo đúng chức
năng nhiệm vụ của mình.

- Phòng tổ chức hành chính
Tổ chức tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý các mặt công
tác: Tổ chức – Cán bộ - Lao động - Tiền lương – Đào tạo - Quản trị hành
chính – Thanh tra pháp chế - Thi đua, tuyên truyền, khen thưởng, kỷ luật – Y
tế… đảm bảo đúng chế độ chính sách và kịp thời.
- Phòng Tài chính - Kế toán
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc quản lý, sử dụng có hiệu quả
tài sản, nguồn vốn của Công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước,
không trái với pháp luật nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty.
Bên cạnh đó, phòng tài chính còn có chức năng tham mưu về công tác tài
chính, kế toán, thu thập các thông tin kinh tế… từ đó giúp Giám đốc định
hướng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
- Phòng du lịch nước ngoài
Phạm vi hoạt động nghiên cứu của phòng này là khai thác thị trường du
lịch nước ngoài như: Mỹ, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, thị trường Đông Bắc Á và
Đông Nam Á…xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch cho người
Việt Nam đi du lịch tại thị trường nước ngoài. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm
đón các đoàn khách nước ngoài tới Việt Nam. Đây là một thị trường khách rất
lớn của công ty. Hàng năm thị trường này chiếm lĩnh trên 60% tổng số lượt
khách cũng như tổng số khách của công ty.
Được sự phân công và phối hợp hợp lý, phòng du lịch nước ngoài luôn
đảm bảo tốt nhiệm vụ mà công ty đặt ra.
- Phòng du lịch nội địa
- Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch
trong nước và quốc tế, tìm kiếm các bạn hàng mới thông qua việc tham gia
các hội chợ.
- Phối hợp với phòng điều hành, tiến hành xây dựng các chương trình

du lịch từ nội dung đến mức giá, phù hợp với nhu cầu của khách, chủ động
trong việc đưa ra sản phẩm mới của công ty.
- Duy trì các mối quan hệ của công ty với các nguồn khách, đề xuất và
xây dựng phương án mở rộng chi nhánh, đại diện của công ty trong và ngoài
nước.
- Đảm bảo hoạt động thông tin giữa công ty lữ hành với các nguồn
khách. Thông báo cho các bộ phận liên quan trong công ty về kế hoạch các
đoàn khách, nội dung hợp đồng cần thiết trong việc phục vụ khách phối hợp
theo dõi việc thanh toán và quá trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
- Phòng điều hành
Phòng điều hành trực tiếp giao dịch với các cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch: khách sạn, nhà hàng, các cơ sở cung cấp dịch vụ vận chuyển: taxi, tàu
hoả, máy bay…tại các điểm du lịch.
Phòng điều hành có những nhiệm vụ sau:
- Là đầu mối triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình
cung cấp dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch, thông báo về khách do
phòng gửi tới.
- Lập kế hoạch và triển khai toàn bộ công việc đến việc thực hiện các
chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn, visa, vận chuyển…
đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan
(Ngoại giao, Nội vu ). Ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch
vụ du lịch (khách sạn, hàng không, đường sắt ).Lựa chọn các nhà cung cấp có
những sản phẩm đảm bảo uy tín chất lượng.
- Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, giải quyết mọi
yêu cầu của khách du lịch được ghi trong hợp đồng cụ thể là chương trình du
lịch của khách đã mua và những yêu cầu khác phát sinh như: thay đổi chương

trình du lịch của khách, mua thêm dịch vụ, kéo dài tour, ra hạn visa, giấy phép
và theo dõi lịch trình của từng đoàn khách. Phối hợp với các bộ phận kế toán
thực hiện các hoạt động thanh toán với các công ty gửi khách và các nhà cung
ứng dịch vụ du lịch. Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra
trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch.
- Đồng thời phòng điều hành nhanh chóng thông báo kết quả chuẩn bị
cho chương trình việc thu xếp các dịch vụ cho khách để phòng thị trường biết
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
và có điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch với các hãng gửi khách khi họ
cần những thông tin hoặc những yêu cầu cụ thể vấn đề gì trong chương trình
thuộc tour du lịch của khách
- Phòng hướng dẫn
- Chức năng chủ yếu của phòng hướng dẫn là đưa đón và hướng dẫn
khách du lịch đến Việt Nam và đưa khách Việt Nam đi nước ngoài theo
chương trình đã ký kết phòng có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác
viên chuyên nghiệp, tiến hành các hoạt động học tập và bồi dưỡng đội ngũ
hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề
nghiệp tốt, đáp ứng nhu cầu hướng dẫn viên của công ty.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong công ty để tiến hành công
việc một cách hiệu quả nhất. Hướng dẫn viên phải thực thực hiện đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ theo đúng qui định của công ty.
- Là đại diện trực tiếp của công ty trong quá trình tiếp xúc với khách du
lịch và các bạn hàng, các nhà cung ứng.Tiến hành hoạt động quảng cáo, tiếp thị
thông qua hướng dẫn viên.
-Phòng vận chuyển
- Công việc chủ yếu là vận chuyển khách du lịch theo chương trình mà
khách đã mua dịch vụ của Chi nhánh. Tổ xe có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh

và phục vụ khách trong lĩnh vực vận chuyển, quản lý và sử dụng các đầu xe
đảm bảo đạt hiệu quả và an toàn
- Có trách nhiệm kiểm tra bảo dưỡng và đề xuất thay thế các liên quan
đến xe ôtô nhằm đảm bảo chất lượng xe an toàn, sạch đẹp khi phục vụ khách.
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
- Phòng vé máy bay
- Là đại lý vé máy bay cho Hãng hàng không quốc gia Vietnam
Airlines và một số hãng khác như: Cathay pacific, China Airline, China
Souther Airlines, Thai Airway, Singapore Airlines, Malaysia Airline, Quatar
Airlines…
- Tiếp khách tại quầy, sử dụng hệ thống đặt giữ chỗ cho khách hàng, tư
vấn tới khách hàng đường bay và giá cả hợp lý. Cập nhật thông tin bảng giá
mới nhất và thông báo tới các phòng du lịch…
- Phòng Kinh doanh khách lẻ & MICE
- Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch
trong nước và quốc tế, tìm kiếm các bạn hàng mới thông qua việc tham gia
các hội chợ.
- Phối hợp với phòng điều hành, tiến hành xây dựng các chương trình
du lịch từ nội dung đến mức giá, phù hợp với nhu cầu của khách, chủ động
trong việc đưa ra sản phẩm mới của công ty.
- Duy trì các mối quan hệ của công ty với các nguồn khách, đề xuất và
xây dựng phương án mở rộng chi nhánh, đại diện của công ty trong và ngoài
nước.
- Đảm bảo hoạt động thông tin giữa công ty lữ hành với các nguồn
khách. Thông báo cho các bộ phận liên quan trong công ty về kế hoạch các
đoàn khách, nội dung hợp đồng cần thiết trong việc phục vụ khách phối hợp
theo dõi việc thanh toán và quá trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách
1.3.2.Đặc điểm đội ngũ lao động của công ty

Lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch rất đa dạng về kiến thức: địa
lý, khí hậu, lịch sử, marketing, tài chính, tâm lý, xã hội Bởi họ là người tạo
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
ra các sản phẩm ( tour du lịch) và trực tiếp cung cấp các dịch vụ liên quan đến
sản phẩm. Vì thế CBCNV của chi nhánh không ngừng học hỏi, hoàn thiện để
có kỹ năng chuyên môn chuyên nghiệp.
Khác với một số doanh nghiệp trong nước, hệ thống Saigontourist nói
chung và Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ lữ hành
Saigontourist tại Hà Nội luôn chú trọng đến yếu tố con người tạo nên sự thành
công của hệ thống. Điều này được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Tuyển dụng: Trước khi trở thành nhân viên của Saigontourist các ứng
cử viên phải trải qua những đợt thi tuyển và sau khi trúng tuyển các nhân sự có
2 tháng thử việc để làm quen môi trường làm việc, học quy chế, nội quy Chi
nhánh và được đào tạo chuyên môn. Sau 02 tháng thử việc, Chi nhánh mới
quyết định có tiếp nhận chính thức hay chấm dứt hợp đồng đối với nhân sự.
- Đào tạo và bồi dưỡng: Do yếu tố đặc trưng của Du lịch gắn liền với
các sự kiện Kinh tế - Chính trị - Lịch sử - Xã hội nên anh / chị em phải
thường xuyên cập nhật, trao đổi kiến thức để có thể đưa những thông tin
chính xác tới khách hàng ( đặc biệt là du khách Quốc tế). Chi nhánh thường
xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, khảo sát tuyến điểm thăm quan,
khách sạn, nhà hàng. Vì thế trong các cuộc thi nghiệp vụ do Tổng cục Du lịch
tổ chức, Saigontourist luôn dành được những danh hiệu cao như: Giải nhất
Hướng dẫn viên giỏi toàn quốc năm 2010, giải thưởng “ Mạng đặt tour trực
tuyến tốt nhất” năm 2011… và rất nhiều giải thưởng lớn mang thương hiệu
Quốc gia giai đoạn (2008 – 2012) của Chính phủ Việt Nam.
- Chính sách tiền lương: Thu nhập cao là thể hiện sự đãi ngộ giữa Chi
nhánh và CBCNV. Điều này không chỉ giúp CBCNV yên tâm làm việc và
gắn bó lâu dài mà còn giúp hạn chế việc “chảy máu chất xám”. Bên cạnh tiền

lương, Chi nhánh còn có chế độ thưởng theo quý, năm, doanh thu, các ngày lễ
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
lớn của đất nước tạo tinh thần thi đua và tích cực đóng góp các ý kiến trong
kinh doanh.
- Các chế độ khác: Chi nhánh thường xuyên tổ chức, phát động các
hoạt động giao lưu Đoàn thanh niên, công đoàn, phát triển Đảng, từ
thiện….để khuyến khích người lao động tham gia các hoạt động đoàn thể sau
những giờ làm căng thẳng.
* Bảng trình độ của CBCNV
Chỉ tiêu Số lượng (người) Trình độ đại học Cao đẳng, trung cấp
Nam 65 55 15
Nữ 57 45 7
Tổng 122 100 22
(Nguồn: Phòng TC – HC)
* Biểu đồ minh họa
Hình 2.1 Sơ đồ trình độ học vấn
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
- Cơ cấu độ tuổi và giới tính của đội ngũ nhân viên
Độ tuổi và giới tính của đội ngũ nhân viên Chi nhánh Công ty TNHH Một
thành viên Dịch vụ lữ hành Saigontourist Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
<=30 tuổi 31 - 40 tuổi 41 - 50 tuổi > 50 tuổi
Nam 15 25 07 5
Nữ 41 19 06 4
Tổng 56 44 13 9
(Nguồn: Phòng TC – HC)
* Biểu đồ minh họa

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính
1.3.3.Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty
Nguồn vốn của Chi nhánh ban đầu do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn
cung cấp được thể hiện qua tài sản cố định ( quyền sử dụng đất, xe ôtô, trang
thiết bị văn phòng) và vốn lưu động để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng: Tổng hợp về vốn của doanh nghiệp tính đến
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
ngày 31 tháng 12 năm 2011
Chỉ tiêu cơ cấu
vốn
Số tiền (tỷ/VNĐ) Tỷ lệ % Ghi chú
Vốn cố định 42,5 85
Vốn lưu động 7,5 15
(Nguồn: Phòng TC – KT)
Nhận xét: Theo cơ cấu vốn thì vốn cố định của Chi nhánh chiếm 85% và
vốn lưu động chiếm 15%. Đây là một thành tựu khá lớn đối với Chi nhánh
sau hơn 20 năm hoạt động.
Qua bảng tổng hợp, vốn lưu động của Chi nhánh khá lớn vì vậy chi
nhánh hoàn toàn có thể áp dụng nhiều biện pháp kinh doanh để có thể sinh lời
như đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản. Tuy nhiên các hình thức kinh
doanh này sẽ gặp nhiều rủi ro nên Chi nhánh chọn cách gửi tiền vào Ngân
hàng để bảo toàn về vốn và có thể rút tiền để chi trả cho các hoạt động kinh
doanh.
Khi đã tham gia các hoạt động kinh doanh, Chi nhánh luôn nhận thức
được mình phải sẵn sàng đối phó với nhiều rủi ro, biến động phức tạp có thể
xảy ra như: Thiên tai, lạm phát, tai nạn …. mà trong quá trình triển khai dịch
vụ bộ phận Sales hoặc điều hành không thể lường hết được. Vì vậy, để hạn

chế phần nào những tổn thất tài chính có thể xảy ra, Chi nhánh cần phải thực
hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo vốn kinh doanh nói chung và vốn
lưu động nói riêng bị hao hụt. Các biện pháp có thể áp dụng là:
 Mua bảo hiểm đối với các dịch vụ như: Bảo hiểm du lịch cho khách
hàng ( Nội địa và Quốc tế).
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
 Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng
giảm giá bán
 Cuối kỳ cần kiểm tra, rà soát vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán
để xử lý chênh lệch.
1.4.Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian vừa qua
Bảng: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quan các
năm: 2008 - 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1 Doanh thu 114.91 181.92 245.67 252.78
2 Các khoản giảm trừ - - - -
3 Doanh thu thuần 114.91 181.92 245.67 252.78
4 Giá vốn hàng bán 114.01 180.42 243.84 250.45
5 Lợi nhuận gộp 0.9 1.5 1.83 2.33

6 Doanh thu hoạt động tài chính 0.085 0.087 0.095 0.115
7 Chi phí tài chính - - - -
8 Chi phí bán hàng - - - -
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 0.34 0.58 0.62 0.89
10 Lợi nhuận thuần 0.645 1.007 1.305 1.555
11 Thu nhập khác 0.083 0.092 0.137 0.205
12 Chi phí khác - - - -
13 Tổng lợi nhuận trước thuế 0.728 1.009 1.442 1.76
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
14 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0.182 0.252 0.36 0.44
15 Lợi nhuận sau thuế 0.546 0.757 1.082 1.32
- Nhận xét: Nhìn trên bảng thống kê ta có thể thấy:
Doanh thu kinh doanh lữ hành của Chi nhánh có nhiều biến động thuận
lợi và phát triển rất tốt. Từ năm 2008 – 2011 Chi nhánh Công ty TNHH một
thành viên Dịch vụ lữ hành Saigontourist tại Hà Nội đã nỗ lực và vững vàng
vượt qua những khó khăn về khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh, thiên tai để
hoàn thành tốt các kế hoạch kinh doanh do Tổng Công ty đề ra. Năm 2011 đạt
tổng doanh thu 252.78 tỷ đồng tăng so với năm 2008 là 2,2%, phục vụ gần
75.000 lượt khách Quốc tế và Nội địa.
Số lượng khách Quốc tế năm 2008 giảm do có nhiều nguyên nhân
khách quan như thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế dẫn đến nguồn
doanh thu giảm… nhưng tư năm 2009 trở đi lượng khách đã tăng lên 1.6%,
đón 18.316 lượt khách. Mặc dù lượng khách quốc tế giảm xuống nhưng lượng
khách nội địa có xu hướng tăng
Năm 2009 do những quyết tâm cố gắng của toàn công ty về công tác
quản cáo, khuyến mại, xây dựng chương trình du lịch mới, hấp dẫn nên đã thu
hút được một lượng khách lớn quay trở lại.
Khách Inbound là 6.420 lượt khách, tăng 2.1% so với năm 2008 và số

lượng khách tăng 1.2%
Khách Outbound là 8.751 lượt , tăng 1,2% so với năm 2008 và số ngày
khách tăng 7,7%.
Khách nội địa là 6.545 lượt, tăng 1,07% so với năm 2008 và số ngày
khách tăng 8%.
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Để có được kết quả này có nhiều yếu tố: Năm 2010 chúng ta tưng bừng
kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long với rất nhiều chương trình quảng bá đặc sắc
do Tổng cục Du lịch phát động. Tổng lượng khách đã tăng lên đáng kể 23.629
tăng 1.9% so với năm 2009
Đến năm 2011 do biến động thị trường tình hình bão giá tăng mạnh,
nền kinh tế suy thoái dẫn đến lượng khách trong năm 2011 giảm xuống chỉ
còn 20.199 lượt có phần giảm so với năm 2010 là 23.629 khách tương ứng
với tốc độ giảm 1.16%
Mặc dù lượng khách đi quốc tế giảm xuống song tình hình du lịch trong
nước của khách nội địa và quốc tế vào lại tăng lên đáng kể. Năm 2011 Công
ty đã đón được 6.941 lượt khách, tăng so với năm 2010 là 1.3%
Trong ngành dịch vụ du lịch, thương hiệu Saigontourist luôn là đơn vị
lữ hành đạt mức tăng trưởng bền vững, giữ được vị trí hàng đầu trên cả 3 lĩnh
vực gồm: Du lịch quốc tế, du lịch trong nước và du lịch nước ngoài. Đây là cơ
sở vững chắc để Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ lữ hành
Saigontourist tại Hà Nội phát triển một cách đồng bộ, đảm bảo hiệu quả kinh
doanh trong những thời điểm khó khăn chung của nên kinh tế.
1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiền lương của công ty
1.5.1 Công tác định mức lao động
Công tác định mức lao động đóng vai trò hết sức quan trọng, có định
mức lao động thì mới có căn cứ để xác định đơn giá tiền lương, là cơ sở để
thanh toán trả lương hàng tháng cho công nhân được công bằng, chính xác.

Định mức lao động là quá trình đi xác định mức lao động, là việc quy định
các mức lao động hao phí cần thiết cho việc chế tạo ra một sản phẩm hay một
công việc nhất định.
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Mức lao động là lượng lao động lớn nhất được quy định để chế tạo một
sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất
lượng trong các điều kiện tổ chức – kỹ thuật – tâm sinh lý – kinh tế và xã hội
nhất định.
Vậy công ty có những phương pháp nào để xây dựng mức thời gian lao
động?
- Phương pháp thống kê; theo phương pháp này Mức lao động được
xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để chế tạo
các công việc tương tự đã làm ở thời kỳ trước đó. Các số liệu thống kê này
thường được lấy từ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình
hoàn thành mức lao động.
- Phương pháp kinh nghiệm: mức lao động được xây dựng chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm đã được tích luỹ của các cán bộ định mức hay những người
công nhân lành nghề trong quá trình chế tạo các sản phẩm cùng loại hoặc các
công việc cùng loại.
1.5.2 Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc
1.2.2.1 Về trang bị nơi làm việc:
Tại Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ Lữ hành Saigontuorist Hà
Nội, máy móc thiết bị được trang bị phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu hoạt
động của công ty. Đồng thời, các thiết bị phụ trợ thích hợp với nhiệm vụ và
yêu cầu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công.
1.5.2.2 Bố trí nơi làm việc:
Tại nơi làm việc Công ty đã bố trí đảm bảo nơi làm việc ổn định, thuận
tiện, tạo cho công nhân có điều kiện làm việc tốt, sử dụng tối đa công xuất

của máy móc thiết bị. Trong đó các trang thiết bị như máy móc, các phương
tiện làm việc.
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
1.5.2.3 Tổ chức nơi phục vụ nơi làm việc:
- Phục vụ chuyên môn:
+ Tổ trưởng chuẩn bị đủ công việc và phân công cụ thể cho từng tổ
viên, hướng dẫn về quy trình công nghệ và phương pháp làm việc.
+ Tổ trưởng kịp thời nắm bắt những vấn đề phát sinh của tổ để phản
ánh cấp trên giải quyết, đáp ứng cho công nhân làm việc liên tục không bị
ngừng việc.
- Phục vụ tổ chức hành chính:
+ Nơi làm việc được quét dọn sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu vệ sinh tốt.
+ Trang bị hệ thống chiếu sáng hoàn thiện, ngoài ánh sáng tự nhiên do
thiết kế thoáng mát còn lắp một hệ thống đèn đảm bảo ánh sáng khi có sự
thay đổi do thời tiết.
- Hệ thống quạt thông gió, quạt máy đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho
mùa hè xong về mùa đông chưa có giải pháp phù hợp để đảm bảo điều kiện
cho người lao động làm việc tốt hơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ
LỮ HÀNH SAIGONTUORIST TẠI HÀ NỘI
2.1.Các chế độ tiền lương của Công ty
- Công ty luôn có quan điểm rằng trả lương cho công nhân luôn có lợi
cho người lao động song vẫn đảm bảo công bằng hợp lý, công khai, minh
bạch.
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
23

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Thắm
- Việc phân phối tiền lương và thưởng phải đạt được mục tiêu khuyến
khích CBCNV lao động sản xuất và quản lý,tích cực phát huy sáng kiến tăng
năng suất sản xuất cũng như hiệu quả làm việc.
- Luôn đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động
- Căn cứ vào nghị định 28 /CP ngày 28/5/2007 của chính phủ đối với
công tác quản lý tiền lương và thu nhập của người lao động.
- Căn cứ vào thông tư số13/LĐ TBXH về phương pháp xây dựng đơn
giá tiền lương và quản lý tiền lương.
Hiện tại, công ty đang sử dụng chính sách tiền lương coi trọng thâm
niên,bằng cấp đối với nhân viên văn phòng, và bộ phận quản lý. Đồng thời,
công ty thực hiện chính sách tiền lương chú trọng thành tích và năng suất lao
động đối với công nhân sản xuất trực tiếp.
Chính sách tiền lương coi trọng thâm niên bằng cấp áp dụng đối với
nhân viên văn phòng và bộ phận quản lý đã được công ty áp dụng từ rất lâu.
Đây là chính sách tiền lương dễ xác định nhất và thường được công ty nhà
nước áp dụng. Theo chính sách tiền lương này, công ty dựa vào số năm người
lao động làm việc tại công ty, bằng cấp mà nhân viên đó đạt được, và một số
chỉ tiêu khác thuộc về người lao động để chi trả lương cho nhân viên. Do đó,
nhân viên có thâm niên càng cao và bằng cấp càng cao thì hệ số lương được
hưởng càng cao. Tiêu chí xét bổ nhiệm và tăng lương tại công ty cũng dựa
chủ yếu trên tiêu chí thâm niên. Nhờ chính sách tiền lương này, người lao
động gán bó lâu dài với công ty, và nó tạo sự ổn định cho hệ thống công ty.
Tuy nhiên, đối với người lao động có năng lực hay đặc biệt với lao động trẻ
tuổi thì chính sách tiền lương này còn nhiều hạn chế, chưa kích thích được
người lao động cố gắng phấn đấu trong công việc.
SV: Trần Thị Loan Lớp: QTKD Tổng hợp K40
24

×