Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

108-T27-Bàn về phép học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.3 KB, 6 trang )

Tuần 27 - Tiết 108
Ngày soạn
Ngày dạy
BÀI 25
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
Nguyễn Thiếp
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm,
học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình
thức, cầu danh lợi
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác
giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
III. Chuẩn bị:
- GV: soạn giáo án
- HS: Học bài, soạn bài?
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. Kiểm bài cũ:
- Câu nào trong đoạn trích thể hịên rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
- Nêu ý nghĩa của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”?
- Đọc đoạn trích (thuộc lòng)
3. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy Nội dung ghi
* Khởi động: Quang Trung Nguyễn Huệ là ai?
Quang Trung Nguyễn Huệ không chỉ là hoàng đế anh
hùng bách chiến bách thắng mà còn là một nhà chính trị,
nhà văn hoá có tầm nhìn xa, trông rộng. Ông rất chú ý đến
việc trong dụng nhân tài, chấn hưng văn hoá, giáo dục để
xây dựng nước nhà vững mạnh, lâu bền. Quang Trung đã
nhiều lần viết thư với nhà nho lão thành, học vấn sâu rộng
đang ở ẩn nguyễn Thiếp đem tài ra giúp nước, giúp dân.


Nhiều lần Nguyễn Thiếp từ chối nhưng rồi trước sự chân
thành và thẳng thắn của Quang Trung. Nguyễn Thiếp nhận
lời vào Phú Xuân giúp vua xây dựng phát triển văn hoá,
giáo dục. Tháng 8- 1791 Nguyễn Thiệp dâng lên vua bản
tấu này.
* Hoạt động 1:
1/ Dựa vào chú thích * sgk/ 77 em hãy nêu những điểm nổi
bật về phẩm chất và tài năng của Nguyễn Thiếp.
(Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu, tấm lòng vì dân vì
nước)
Từ đó ta hiểu vì sao Nguyễn Thiếp hợp tác với vua Quang
Trung? (Vì ông nhận ra rằng Quang Trung là một đấng
minh quân có thái độ cầu hiền tài, trọng kẽ sĩ. Vì vậy ông
mới hợp tác với Quang Trung.
2/ Em hãy cho biết văn bản thuộc thể loại gì? (Tấu)
- Dựa vào chú thích trong sách giáo khoa hãy nêu đặc
I. Đọc- Hiểu chú thích
1. Tác giả: La Sơn phu tử
Nguyễn Thiếp (1723-
1804)
điểm của thể tấu?
(+ Là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua
chúa để trình bày sự việc, ý kiến đề nghị
+ Viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu)
- Từ đó hãy nhận xét các đặc điểm của bài tấu “Bàn luận
về phép học”?
(+Do Nguyễn Thiếp (bề tôi) dâng lên vua Quang Trung,
bày tỏ kiến nghị về việc chấn chỉnh sự học tập của quốc
gia.
+ Được viết bằng văn xuôi kết hợp với văn biền ngẫu)

- Từ trước đến nay em đã học các thể loại văn cổ nào?
( Hịch, cáo, chíêu)
- Em có thể phân biệt thể tấu với các thể cáo, hịch, chiếu,
khác nhau như thế nào?
(+ Chiếu, hịch, cáo do vua chúa ban truyền xuống thần
dân
+ Tấu do quan lại, thần dân dùng gửi lên vua. Ngoài tấu
còn một số thể loại tương tự: biểu, số nổi tiếng trong lịch
sử:
Thất trãm sớ của Chu Văn An
Biểu tạ ơn của Nguyễn Trãi
Biểu trần tình của Hoàng Diệu.
- Bàn luận về phép học thuộc kiểu văn bản gì?
- Ngày nay em có nghe nói đến thể tấu không? Ở đâu? Thể
tấu đó có giống thể tấu đa dạng học không?
(+ Tấu là một thể loại văn cổ.
+ Tấu ngày nay trong văn học hiện đại là loại hình kể
chuyện biểu diễn trước công chúng, thường có ý nghĩa thời
sự, mang yếu tố vui, hài hước tấu hài)
- “Bàn luận về phép học có phải là một bài tấu trọn vẹn
không?
(Không. Đó chỉ là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp
gởi cho vua Quang Trung vào tháng 8- 1791)
- Em biết gì về nội dung bài tấu này?
(Bài tấu bàn về 3 điều: quân đức, dân tâm, học pháp)
GV:+ quân đức (đức của vua) mang bậc đế vương một
lòng tu đức, lấy sự học vấn mà tăng thiên tài bởi sự học mà
có đức
+ dân tâm (lòng dân) : Khẳng định dân là gốc nước,
gốc vững nước mới yên.

+ học pháp (phép học).
3/. Hướng dẫn đọc: với giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt
hơn, vừa tự tin, vừa khiêm tốn
- Chú thích trong sgk hs đã đọc ở nhà, GV kiểm tra trong
quá trình tìm hiểu văn bản.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu 1 số từ ngữ khác!
+ Chính học: học theo con đường đúng đắn, chính nghĩa
+ Thịnh trị: ổn định, phát triển trong thái bình (xã hội
đất nước)
2. Tác phẩm
- Thể tấu
- Thể văn xuôi+ văn biền
ngẫu
- Kiểu văn bản nghị luận
3/ Đọc, hiểu chú thích
- Chính học
1/ Đây là văn bản nghị luận, theo em tác giả nêu lên mấy
luận điểm? (4 luận điểm). Đó là những luận điểm gì ?
+ Nêu mục đích chân chính của việc học
+ Phê phán những lệch lạc, sai trái trong việc học
+ Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn trong
việc học.
+ Tác dụng của việc học chân chính.
* Hoạt động 2:
 Em hãy đọc đoạn văn nêu mục đích của việc học
(Đầu…. điều ấy)
- Mở đầu bài tấu, tg dùng câu gì? Em hiểu câu châm
ngôn này ntn? (so sánh cụ thể ngọc không mài với
người không học)
- Câu châm ngôn thuộc loại câu gì? (Câu phủ định

mang ý khẳng định)
- Cách dùng câu châm ngôn để giải thích khái niệm
học có tác dụng ntn?
(vừa dễ hiểu, tăng sự mạnh mẽ, thuyết phục nội
dung luận điểm so với cách nói khẳng định) Câu thứ
3 khẳng định lại điều đó. (ngọc càng mài càng sáng)
- Qua câu châm ngôn, em hiểu mục đích của việc học
là gì? (Học đạo)
- Đạo là gì? (theo sgk) (là lẽ đối xử hằng ngày giữa
mọi người, là đạo đức, đạo lý của con người.)
- Theo em cách giải thích khái niệm “đạo” của tg như
thế nào? (ngắn gọn, rõ ràng, giản dị)
- Qua giải thích khái niệm học và “đạo” em hiểu mục
đích chân chính của việc học là gì? (Học để làm
người có đạo đức)
Em có nhận xèt gì về cách nêu luận điểm của tác giả?
(Dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng, tăng sức thuyết phục.)
 Hãy đọc đoạn văn nêu luận điểm 2 (Nước Việt… tệ
hại ấy)
- Hãy cho biết tg đã chỉ ra việc học lệch lạc, sai trái
ntn? (Học, hình thức, cầu danh lợi)
- Hãy giải thích ngắn gọn thế nào là tam cương, ngũ
thường (sgk)
- Theo em thế nào là học hình thức, cầu danh lợi?
(+ Học hình thức là học thuộc lòng câu chữ mà không
hiểu nội dung chỉ có cái danh mà không có thực chất học
vẹt, học gạo.
+ Học cầu danh lợi: Học đề có danh tiếng, được trong
vọng được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc)
- Theo tác giả việc học như vậy có lợi hay có hại? Tác

hại ntn?
(Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan)
- Em (có) nhận thấy (gì) về tác hại mà tg nêu ra ntn?
(lớn lao, nguy hiểm, thảm khốc khôn lường, nó liên quan
đến sự tồn vong của đất nước)
- Thịnh trị
III. Đọc- Tìm hiểu văn
bản
1. Mục đích chân chính
của việc học
Hình ảnh so sánh cụ thể,
giải thích ngắn gọn, dễ
hiểu
Học để làm người
2. Phê phán những lệch
lạc, sai trái trong việc học
- Em có nhận xét gì về câu văn nêu tác hại của việc
học lệch lạc? (ngắn gọn, có ý khẳng định mạnh mẽ
- Liên hệ với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, em cho
biết tại sao Nguỹên Thiếp có thể nói lên tác hại một
cách mạnh mẽ như vậy?
(Dựa vào thực tế đương thời, chúa tầm thường (Lê Chiêu
Thống, Trịnh Sâm đều là loại vua chúa bù nhìn, hèn nhát,
tầm thường bán nước)
Thần nịnh hót cảnh nồi da xáo thịt, cõng rắn cắn gà nhà-
nước mất nhà tan).
GV: Luận cứ ở đây là những lý lẽ chân thật, thẳng thắn,
xác đáng có tính thuyết phục cao.
- Từ những phê phán của tác giả về những biểu hiện
lệch lạc trong việc học của các em hiện nay? (Học

hình thức, học vẹt, chưa học đạo…)
 Hãy đọc đoạn văn nêu luận điểm 3 (Cúi
xin… bỏ qua)
- Em hãy cho biết tg đưa ra quan điểm về việc học
ntn?
(Việc học phải được phổ biến rộng: mở thêm trường,
mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi
cho người đi học)
- Em có nhận xét gì về quan điểm của tác giả so với
chủ trương chính sách của Đảng à nhà nước ta ngày
nay?
(Rất phù hợp+ Các hình thức rất đa dạng: trường công,
trường bán công, trường dân lập.
+ Các xã phường đều có trường mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở…
+ Khuyến khích, tạo điều kiện học tập: phổ thông,
bổ túc , phổ cập, học tại chức, học từ xa…)
- Tác giả đã đưa ra những phương pháp học như thế
nào?
(+ Học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất
nền tảng, học từ thấp đến cao: lấy tiểu học để bồi lấy
gốc
+ Học rộng, hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ
bản, cốt yếu nhất
+ Theo điều học mà làm)
- Theo em phương pháp học của La Sơn Phu tử như thế
nào? Có phù hợp với cách học ngày nay không? Em
tâm đắc nhất với phép học nào?
(đúng đắn, có tính thực tiễn, tiến bộ, phù hợp với cách
học ngày nay)

- Theo Nguyễn Thiếp nội dung học những gì? (Theo
Chu tử, học tử thư, ngũ kinh chư sử)
- Chu Tử là ai? Tại sao tác giả lại lấy Chu Tử làm chuẩn?
(Vì đó là khuôn thước mẫu mực để các bậc nho gia VN
hướng tới)
Lý lẽ chân thật xác đáng
Tác hại lớn lao liên quan
đến sự tồn vong của đất
nước
3/ Quan điểm và phương
pháp đúng đắn trong việc
học
điểu cổ, câu cầu khiến
Học từ thấp đến cao
Học rộng nghĩa sâu
Học kết hợp với hành
- Tứ thư, ngũ kinh, chư sử là gì? (theo sgk) Em có nhận xét
gì về nội dung học mà tg đề ra? (Theo quan niệm truyền
thống thời phong kiến VN- hạn chế thời đại)
- Trong khi đề xuất ý kiến với vua, tg đã dùng những từ
ngữ cầu khiến? (Cúi xin. Xin chớ bỏ qua…)
- Từ ngữ đó cho em hiểu gì về thái độ của tg với việc học,
với vua?
(Chân thành, tha thiết với việc học, tin điều nịnh tấu trình
là đúng, tin ở sự chấp thuận của vua, giữ đạo vua tôi)
 Hãy đọc đoạn “Đạo học… thịnh trị”
- Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được tác giả
gọi là đạo học, đạo học thành sẽ có tác dụng như thế nào?
(nhiều người tốt, triều đình ngay ngắn, thiên hạ thạnh
trị)

- Theo em tại sao đạo học thành lại sinh ra nhiều người
tốt?
(Vì mục đích chân chính, cách học tích cực sẽ là cơ sở
tạo ra người tài đức (có đạo đức, có kiến thức)
- Tại sao đạo học thành liên quan đến triều đình ngay ngắn,
thiên hạ thạnh trị?
(Nhiều người giỏi, có đạo đức, (tốt thì) đỗ đạt làm quan
triều đình vững bền, chế độ vững mạnh nhiều người
biết trọng lẽ phải, biết ứng dụng điều học vào thực tế
nước nhà vững vàng, bình ổn.)
Phần kết quả bài viết mang tính chất thủ tục thể hiện lòng
sâu kính của người viết, thái độ khiêm nhường)
*Hoạt động 4: Tổng kết
- Qua bài tấu, em hiểu gì về Nguyễn Thiếp?
(+ có thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu
+ là người trí thức yêu nước, quan tâm đến vận mệnh đất
nước, trọng chũ trọng tài
+ có nhân cách chính trực)
- Tóm lại qua bài tấu tg trình bày vấn đề gì? (Luận đề)
(Học phép)
- Tác giả trình bày mấy luận điểm? Phân tích mối quan hệ
giữa các luận điểm, luận cứ để thấy lập luận logíc, kết cấu
chặt chẽ giàu sức thuyết phục của tg?
- Em có thể trình bày lập luận bằng một sơ đồ

Mục đích chân chính
của việc học

Phê phán những lệch lạc, sai trái Khẳng định quan điểm
Tác hại của nó phương pháp đúng đắn


Tác dụng của việc học
chân chính

4/ Tác dụng của việc học
chân chính
- Đất nước có nhiều nhân
tài, chế độ vững mạnh,
quốc gia hưng thịnh
* Ghi nhớ
(sgk trang 79)
III. Tổng kết

*Hoạt động 4: Luyện tập
- Hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của phương pháp học đi
đôi với hành? IV. Luyện tập
+ Cần thiết học để vận
dụng kiến thức, phải biết
làm
+ Tác dụng: giúp người
luôn tìm tòi, sáng tạo. góp
phần xây dựng đất nước
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, học đoạn “Phép dạy… bỏ qua”
- Soạn: “Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm”
- Học: Viết đoạn văn trình bày luận điểm – Làm bài tập
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×