Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí, áp dụng bài Vũ Trụ - Hệ mặt Trời và Trái Đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Địa lí 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.01 KB, 24 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động dạy và học đạt kết quả cao nhất khi có sự hợp tác, tương tác
giữa người dạy và người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Vậy làm
thế nào để luôn có được sự tương tác hiệu quả giữa người dạy và học sinh
trong quá trình dạy học? Để làm được điều đó, trước tiên chúng ta phải có
những phương tiện giao tiếp hiệu quả. Một trong những phương tiện giao
tiếp hiệu quả trong lớp học đó là việc đặt câu hỏi.
Đặt câu hỏi trong dạy học đặc biệt quan trọng trong các tiết học Địa lí.
Bởi, Địa lí là một môn học tìm hiểu về sự vận động của các yếu tố tự nhiên
cũng như các vấn đề về kinh tế - xã hội, vì vậy cần có sự tư duy, tưởng tượng
và sự sáng tạo của học sinh.
Gần đây, các đề tài về lĩnh vực đặt câu hỏi trong dạy học ở Việt Nam
cũng được nghiên cứu sâu rộng. Tiêu biểu là các hoạt động nghiên cứu tại
Trường Đại học Giáo dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội với nội dung “Dạy
học với câu hỏi hiệu quả”. Các nhà giáo dục của chương trình Dạy học cho
tương lai của Intel nhấn mạnh vai trò của đặt câu hỏi: “Đặt câu hỏi là trọng
tâm của phương pháp dạy học tích cực. Điều quan trọng là phải lựa chọn
được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư duy của học sinh và thu hút các
em vào các cuộc thảo luận hiệu quả”. Nghệ thuật đặt câu hỏi là một trong
những kỹ năng cơ bản của giáo viên trong quá trình dạy học.
Tất cả những khía cạnh trên cùng với thực tế của đối tượng học tập đã
thôi thúc tôi lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao
trong dạy học Địa lí, áp dụng bài: Vũ Trụ. Hệ mặt Trời và Trái Đất. Hệ
quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Địa lí 10 cơ bản”. Với
mong muốn đóng góp một cách thức sử dụng triệt để, sáng tạo ý tưởng đó
trong quá trình dạy học Địa lý ở phổ thông. Từ đó nâng cao hiệu quả của các
giờ dạy Địa lí ở trường phổ thông.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1
1.Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1.Câu hỏi hiệu quả cao.


Câu hỏi trong dạy học là linh hồn của tiết học. Câu hỏi trong dạy học
chính là vấn đề giáo viên đặt ra trên cơ sở logic bài dạy, yêu cầu học sinh
thực hiện dựa trên nền tảng kiến thức sẵn có nhằm hoàn thành mục tiêu bài
học.
Câu hỏi trong dạy học có vai trò cực kỳ quan trọng: tạo môi trường giao
tiếp; tạo môi trường học tập; là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy
cho người học; đồng thời câu hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả của người
học.
Thuyết phân loại của Bloom thường gắn kết với chiến lược đặt câu hỏi.
Nhưng có ít giáo viên có thể áp dụng được những kiến thức đó khi hỏi học
sinh. Đi tiếp con đường của cha mẹ ông, Ivan Hannel đã ứng dụng thành
công phân loại Bloom vào việc đặt câu hỏi hiệu quả cao, đặt tên là HEQ.
Sau khi nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách báo, người nghiên cứu đưa
ra khái niệm về HEQ như sau:
- Câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học là câu hỏi hướng tới sự phát
triển khả năng tư duy phê phán và sáng tạo của người học, phù hợp
với môi trường dạy học và có sự liên kết với hệ thống câu hỏi trong
bài học nhằm hình thành nên các khái niệm hoàn chỉnh (đáp ứng
yêu cầu mục đích người học)
- Câu hỏi hiệu quả cao là một hệ thống các câu hỏi cho một bài học,
được đặt ra theo các bậc nhận thức Bloom; nhằm mục đích hình
thành và phát triển khả năng tư duy phê phán và sáng tạo cho người
học.
1.2.Các tiêu chuẩn xác định tính hiệu quả của câu hỏi.
Câu hỏi hiệu quả cao theo Ivan Hannel được xác định bởi các yếu tố:
- Chất lượng câu hỏi, mục đích của câu hỏi do người dạy đặt ra cho
học sinh.
2
- Chất lượng câu trả lời của học sinh: Có 3 tiêu chuẩn đánh giá câu
trả lời của một học sinh cho một câu hỏi: Mức đặc trưng/cụ thể; Sự

hoàn thiện ; Sự đánh giá/minh chứng.
- Mức độ hứng thú với các câu hỏi và cuối cùng là mức độ kiến thức
học sinh thu nhận được sau tiết học.
Vì vậy, câu hỏi hiệu quả cao không chỉ là một câu hỏi độc lập mà đó là
một hệ thống các câu hỏi. Hệ thống câu hỏi này kích thích được khả năng tư
duy phê phán sáng tạo của người học.
1.3. Quy tắc đặt câu hỏi của Ivan Hannel.
Theo Ivan Hannel, việc đặt câu hỏi được xây dựng dựa trên 7 quy tắc.
Các quy tắc này dựa trên những đặc điểm tâm lí của học sinh và môi trường
dạy học.
Quy tắc 1: Học sinh đến trường là để học tập và chúng bắt buộc phải học.
Nếu chúng ta chỉ lên lớp và mong đợi các học sinh của mình tự giác
tham gia vào bài học thì đó là một sai lầm. Nếu không phải tồn tại các kỳ thi
thì có lẽ học sinh tới trường chỉ để gặp mặt chuyện trò.
Vì vậy giáo viên hãy tương tác và hỏi tất cả các em học sinh trong lớp
dù chúng giơ tay hay không giơ tay.
Quy t ắc 2: Học sinh là những người chưa được giáo dục, rèn luyện đầy đủ,
chứ không phải thiếu đầu óc suy nghĩ; chúng không hoạt động chứ
không phải đã chết!
Theo thống kê , 90% học sinh có một bộ óc khoẻ mạnh, có thể tham
gia hoạt động ở mức chấp nhận được hay ở mức cao trong các hoạt động
mang tính học thuật. Do đó hãy hỏi học sinh cùng một lượng câu hỏi có chất
lượng như nhau; chọn câu hỏi rồi chọn học sinh trả lời.
Qui tắc 3: Chúng tôi cho rằng chiều sâu của câu hỏi tạo ra những kết quả
khác nhau.
Mục đích của việc đặt câu hỏi hiệu quả là kích thích tư duy phê phán của
học sinh. Kết quả của hoạt động tư duy phê phán thể hiện khác nhau tùy theo
3
chất lượng câu hỏi đặt ra. Vì vậy hỏi nhiều câu hỏi và cố tránh kể chuyện,
gợi ý, giúp đỡ hay những hình thức dạy học không đặt câu hỏi khác.

Quy tắc 4: Sự chứng minh cũng quan trong như câu trả lời được đưa ra.
Để thực hiện nguyên tắc này giáo viên hãy đề nghị học sinh đánh giá
câu trả lời của bạn , đưa ra lí do cho câu trả lời của mình
Quy tắc 5: Duy trì môi trường đặt câu hỏi tích cực và thúc đẩy nó.
Nguyên tắc này không chỉ được lưu ý trong các giờ học sử dụng câu
hỏi mà còn cần chú ý với tất cả các phương pháp dạy học, nghĩa là tạo được
sự chú ý và duy trì hứng thú của học sinh trong suốt giờ học.
Hãy hỏi với giọng trung tính, khẳng định, tránh câu hỏi cường điệu.
Quy tắc 6 : Đặt câu hỏi có mục đích chứ không phải ngẫu nhiên
Một câu hỏi ngẫu nhiên có thể không đúng hay không phù hợp với hệ
thống câu hỏi của bài học làm cho sự hình thành kiến thức của học sinh thêm
khó khăn
Do vậy giáo viên không nên hỏi vì mục đích suy đoán.
Quy tắc 7: Khi học sinh trả lời "Em không biết" đa phần là một cách trốn
tránh sự tham gia vào bài học.
Hãy hỏi 1 - 3 hay nhiều câu hỏi hơn thế sau khi nhận được câu trả lời
"Em không biết".
1.4.Các bước đặt câu hỏi của Ivan Hannel.(7 bước đặt câu hỏi ứng với
các bậc nhận thức: Nhớ, thông hiểu, vận dụng, tổng hợp- đánh giá)
Bước 1: Đặt tên (ứng với bậc 1: nhớ của phân loại Bloom)
- Thao tác đầu tiên của tư duy có phê phán trong HEQ là đặt tên, xác
định hay tìm thông tin chính trong các nội dung.
- Đây là một kỹ năng tư duy bậc thấp.
Ví dụ: Các em đã đọc được gì về bài học ngày hôm nay của chúng ta?
Bước 2: Liên kết (ứng với bậc 2: Hiểu của phân loại Bloom)
4
Bước 2 trong trật tự đặt câu hỏi là yêu cầu học sinh liên kết, suy luận,
so sánh, đối chiếu và nhận ra những sự rời rạc trong nội dung.
Do đó, bước 2 là bước liên kết các chương, phần, mục.
Ví dụ: Vì sao lại kết luận như vậy?

Bước 3: Thứ tự, trật tự, phân loại, nhóm họp, tóm tắt trước và tổng hợp
(ứng với bậc 2: Hiểu của phân loại Bloom)
Các câu hỏi trong bước 3 yêu cầu học sinh sắp xếp theo thứ tự, trật
tự,phân loại hay tóm tắt trước một loạt các ý hay một phần nội dung.
Ghi chú: Ba bước đầu tiên trong 7 bước giúp cho học sinh đi từ bước cơ bản
đặt tên cho các ý đến kết hợp cả chu trình hay các quá trình. Một cách khác
để kết hợp là đi từ bộ phận đến tổng thể.
Bước 4 (ứng với bậc 2 Áp dụng của phân loại Bloom )
Bước 4 áp dụng cho việc giúp học sinh giải mã, hiểu hay đơn giản tìm
ra một câu hỏi đặt ra hỏi gì. Trong khi bước 1, 2 và 3 nhằm vào nội dung của
bài học, bước 4 được áp dụng khi bạn gặp phải các câu hỏi kiểm tra viết, câu
hỏi ôn tập.
Bước 5: Mã hóa, trả lời
(Ứng với bậc 2: Áp dụng của phân loại Bloom)
Trong bước 5 học sinh được đề nghị lựa chọn hay trả lời cho các câu
hỏi mà các em đã giải mã trong bước 4. Nếu bước 4 là "câu hỏi muốn hỏi gì
và tại sao bạn cho là như thế?" Thì bước 5 là "câu trả lời của bạn là gì và tại
sao bạn lựa chọn câu trả lời đó?”
Bước 6: Áp dụng, chẩn đoán, dự án và khái niệm hóa
(Ứng với bậc 3: Áp dụng của phân loại Bloom)
Bước 6 là yêu cầu học sinh áp dụng, dự đoán, thay đổi hay sử dụng
những gì đã được học trong bài học vào một hoàn cảnh mới và khác biệt.
Một vài ví dụ mẫu về các câu hỏi trong bước 6 là:
- Bạn sử dụng điều này trong một ngữ cảnh khác như thế nào?
- Bạn sẽ áp dụng phần kiến thức này cho cuộc sống của riêng bạn ra
sao?
5
Bước 7 : Tóm tắt và kết luận
(Ứng với bậc 4: Tổng hợp và bậc 5: Đánh giá của phân loại Bloom)
Bước 7 yêu cầu học sinh làm một bản tóm tắt cuối cùng về những gì

các em đã học trong bài học hay trong tiết học. Bước 7 có thể nói đơn giản là
hỏi học sinh "Các em có hiểu gì trong tiết học ngày hôm nay?". Mục tiêu của
bước 7 là tóm tắt nội dung đã cho và khiến học sinh nhận ra sự liên kết giữa
các kiến thức đã học.
2. Thực trạng của vấn đề
Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Địa lí hiện nay thường là : Giáo
viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách đọc SGK hoặc quan sát biểu đồ,
lược đồ có sẵn trong sách rồi trả lời câu hỏi có trong sách hoặc những câu
hỏi rời rạc, không có sự lôgic. Sau đó giáo viên tóm tắt và kết luận lại cho
học sinh về những nội dung chính.
Với cách dạy như trên thể hiện được phong cách, phương pháp và khả
năng truyền đạt kiến thức của người giáo viên, tuy nhiên với cách thực hiện
như vậy, gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh, sau khi nghiên
cứu xong kiến thức về địa lí, đặc biệt là địa lí tự nhiên thường mờ nhạt và
trừu tượng. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như
khắc sâu kiến thức vừa được học. Đồng thời người dạy cảm thấy nhàm chán
sau mỗi giờ học, còn học sinh không thấy có hứng thú vì các em không phát
huy được hết khả năng tư duy của mình và sự tự khẳng định mình ở mỗi câu
hỏi.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1. Áp dụng soạn câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí
Với việc sử dụng ý tưởng về đặt câu hỏi hiệu quả cao của Ivan
Hannel, người viết sáng kiến đã có một phương pháp luận để có thể nghiên
cứu, áp dụng xây dựng quy trình đặt câu hỏi hiệu quả cao cho dạy học Địa lí
nói riêng.
6
Việc dạy học Địa lí và các phương pháp dạy học Địa lí được chia theo
các nội dung của bài học như: dạy khái niệm địa lí tự nhiên và kinh tế xã
hội, mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, dạy khai thác kiến thức địa lí từ
bản đồ, lược đồ, Át lát Địa lí, làm các bài tập rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và

phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu. Mỗi nội dung có những đặc trưng
đặc thù riêng về phương pháp dạy
3.1.1.Dạy học các khái niệm Địa lí
Sử dụng phương pháp cho học sinh quan sát các hiện tượng Địa lý. Vì
vậy, theo người viết, phần đầu này chúng ta sử dụng các câu hỏi bước 1, 2, 3.
Các khái niệm Địa lý được hình thành và hoàn thiện dần theo bậc học.
Học sinh ngày càng hiểu rõ nội hàm của các khái niệm. Do đó phần này có
thể sử dụng câu hỏi bước 6,7.
3.1.2.Dạy học các mối quan hệ giữa các đối tượng Địa lí
Một đối tượng địa lí tự nhiên hoặc địa lí kinh tế xã hội nào đó bao giờ
cũng có mối quan hệ với các đối tượng khác. Do vậy, phần này sử dụng chủ
yếu câu hỏi bước 4,5.
3.1.3.Dạy khai thác kiến thức từ bản đồ, Át lát Địa lí
Về mặt nội dung, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối
quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái đất một cách cụ thể mà
không có phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu màu sắc,
cách biểu hiện trên bản đồ là nội dung địa lí đã được mã hóa.
Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan, giúp học
sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình giảng dạy
địa lí.
Tổ chức quá trình dạy học trên cơ sở bản đồ và Át lát địa lí nhằm hình thành
ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề.
Các mức độ khi
đọc và khai thác
bản đồ
Cách giải quyết
Bậc CH được
áp dụng
7
Mức sơ đẳng

(nhận biết)
Đọc được ví trí của các đối tượng địa
lí, có được biểu tượng về các đối tượng
đó, thông qua hệ thống kí hiệu đã quy
ước trên bản đồ
Dùng câu
hỏi bậc 1
vào phần
này.
Mức hiểu biết
Từ vị trí của đối tượng Địa lí cần phải
có sự kết hợp với các kiến thức địa lí
để tìm ra những đặc điểm tương đối rõ
ràng của những đối tượng địa lí được
biểu hiện trên bản đồ. Mức này có thể
mô tả được các đối tượng trên bản đồ
với các đặc điểm chung của chúng.
câu hỏi bậc
2.
Mức vận dụng
Khi đọc bản đồ phải biết kết hợp kiến
thức bản đồ với những kiến thức địa lí
sâu hơn để so sánh, phân tích, tìm ra
những mối liên hệ giữa các đối tượng
địa lí.
Áp dụng chủ
yếu là câu
hỏi bậc 3.
(bước 5,6,7)
3.1.4.Dạy học qua các bảng số liệu thống kê

Quy trình hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bảng số liệu theo các
bước sau:
Hình thức dạy học Bậc CH được áp dụng
Xác định mục đích của việc phân
tích số liệu
Sử dụng câu hỏi bước 1,2
Đánh giá số liệu Sử dụng câu hỏi bước 3,
Phân tích, so sánh, đối chiếu các số
liệu(sử dụng một số phép toán đơn
giản để rút ra những nhận xét cần
thiết, kể cả việc sử dụng máy tính)
Chú trọng vào khải năng dự đoán
định tính của học sinh do vậy sử
dụng nhiều câu bước 5,6,7.
3.1.5. Dạy học qua khai thác biểu đồ
Hình thức DH Cách giải quyết Bậc CH được áp
dụng
Bước 1 Cho học sinh quan sát biểu đồ. Xác định Phần này sử
8
biểu đồ thuộc loại nào? Được thể hiện
bằng hình thức nào?Nội dung của biểu đồ?
dụng câu hỏi
chủ yếu bước
1,2
Bước 2 Phân tích các số liệu được biểu hiện trên
biểu đồ. Xác định vị trí, vai trò của từng
thành phần trong biểu đồ.
Chúng ta sử
dụng câu hỏi
bước 2, 3

Bước 3 Nêu nhận xét phục vụ cho việc tìm hiểu,
mở rộng tri thức địa lí.
Sử dụng câu
hỏi bước
2,3,6,7
3.1.6.Dạy các bài tập thực hành
Trong phần này chúng ta sử dụng các câu hỏi chủ yếu là bước 4, 5.
3.1.7. Dạy học qua băng hình(video)
Trong các phương tiện kĩ thuật dùng để dạy học Địa lí hiện nay, băng
hình đã bắt đầu được sử dụng ở những trường có điều kiện (máy chiếu,
băng ). Đây là phương tiện đem lại hiệu quả cao, cung cấp nguồn tri
thức lớn.
Khi sử dụng băng hình, đặt câu hỏi theo trình tự sau:
Sau khi xem băng, giáo viên đặt câu hỏi với mục đích kiểm tra nhận thức
của học sinh.(Em vừa xem đoạn phim nói về vấn đề gì?) – Câu hỏi bước
1,2
Đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận, nhận xét, mối quan hệ các đối tượng
địa lí.(Câu hỏi vì sao, tại sao ) – câu hỏi bước 4,5
Học sinh có thể viết lại nội dung rồi trình bày trước lớp – câu hỏi bước 7
3.2. Các bước soạn giáo án Địa lí sử dụng câu hỏi hiệu quả cao
Các bước lập giáo án bài dạy sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học
Địa lí:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu bài dạy (theo phân bậc nhận thức
Bloom): nghiên cứu về kiến thức nền của người học như thế nào? Đồng thời
bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ giáo dục đã ban hành cho chương
trình Địa lí trung học phổ thông.
9
Thứ hai: Xác định logic kiến thức trong bài học (khi phân tích giáo án,
ta phải đưa ra được logic của bài học cho học sinh) chú ý: bám chặt vào đặc
thù của từng nội dung một (khái niệm, ) bám sát mục tiêu bài dạy. Đồng

thời phải dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của trường học.
Thứ ba: Xác định phương pháp dạy học (thuyết trình, hoạt động
nhóm ) dựa trên việc xác định được logic bài giảng.
Thứ tư: Xây dựng hệ thống câu hỏi HEQ sử dụng trong bài dạy tuân
thủ các nguyên tắc ở trên đồng thời phù hợp với logic và phương pháp đã lựa
chọn.
Theo lý thuyết HEQ chúng ta không thể nhảy bậc câu hỏi. Tuy nhiên
khi ứng dụng vào Địa lí, tôi thấy rằng, trong một tiết học Địa lí, có thể có rất
nhiều nội dung được truyền tải: như khái niệm;các mối quan hệ giữa các đối
tượng Địa lí, bản đồ,bảng số liệu, thực hành Vì vậy giáo viên không thể cứ
tuân thủ 7 bước đặt câu hỏi HEQ để dạy từng nội dung, mà phải biết kết hợp
các nội dung trong từng bước câu hỏi và kiến thức cần đạt tới phù hợp mục
tiêu đã đặt ra.
Ví dụ về HEQ sử dụng trong dạy bài: Vũ trụ. Hệ mặt Trời và Trái Đất.
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất- lớp 10 Ban cơ bản
Mục I.1. Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
GV cho HS xem video về Vũ trụ - Hệ Mặt Trời
CH1: Bạn nào cho cô biết các em vừa xem đoạn phim nói về vấn đề gì
không ? – Vũ Trụ - Hệ Mặt Trời.
CH2: Vậy có ai biết vũ Trụ là gì không nhỉ ? – Là khoảng không gian bao
la vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên hà.
CH3: Hãy nêu những hiểu biết của em về Thiên hà ?
Mỗi thiên hà là tập hợp của nhiều thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.
CH4: Quan sát thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời em hãy mô tả về thiên hà đó?
Thiên hà có chứa Mặt Trời được gọi là Dải Ngân Hà, có dạng xoắn ốc,
giống như một cái đĩa với đường kính là 100.000 năm ánh sáng.(năm ánh
sáng bằng 9460 tỉ km)
10
CH5:Vậy Dải Ngân Hà mà chúng ta thấy vào ban đêm có phải là Thiên hà?
-Chỉ là một bộ phận chính của thiên hà chúng ta.

GV mở rộng: Dải Ngân hà cũng chỉ là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ
mà thôi.
CH6: Em hãy phân biệt cho cô Thiên hà và dải Ngân Hà ?
CH7: Vậy một em nhắc lại cho cô về những điều đã biết về Vũ Trụ, Thiên hà
và Dải Ngân Hà nào?
Câu hỏi bước 1: C1, C2, C3
Câu hỏi bước 2: C4,C5,C6
Câu hỏi bước 3: C7
Câu hỏi bước 6: Câu hỏi mở rộng
Mục I.2. GV tiếp tục cho học sinh video về Hệ Mặt Trời và dừng lại ở hình
ảnh tĩnh. HS quan sát hình ảnh, đoạn video có thuyết minh để trả lời câu hỏi
của GV:
CH1: Em hãy mô tả Hệ Mặt Trời.
CH2: Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
CH3: Nhận xét hình dạng quĩ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh
trong Hệ Mặt Trời.
CH4: Mỗi hành tinh trong HMT đều có vệ tinh. Vậy Trái Đất có vệ tinh
không? Tên vệ tinh đó là gì?
Câu hỏi bước 1: C1, C2
Câu hỏi bước 2: C3
Câu hỏi bước 5: C4
Mục I.3.HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi :
CH1: Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt Trời ?
CH2: Trái Đất có mấy chuyển động chính, đó là những chuyển động nào?
CH3: Quan sát chuyển động tự quay của Trái Đất, Trái Đất tự quay theo
hướng nào?
CH4: Trong khi tự quay có điểm nào trên bề mặt Trái Đất không thay đổi vị
trí ? Thời gian tự quay ?
11
CH5:Vậy em nào giải thích cho cô và các bạn cùng nghe:Tại sao Trái Đất là

hành tinh duy nhất có sự sống?
HS trình bày
GV giúp HS chuẩn kiến thức: chính vị trí cùng kích thước, khối lượng đủ lớn
và sự chuyển động làm cho Trái Đất có sự sống.
Câu hỏi bước 1: C1
Câu hỏi bước 2: C2
Câu hỏi bước 3: C3,C4
Câu hỏi bước 6,7: C5
Mục II.1.GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và đoạn phim minh họa
về sự chuyển động tự quay quanh trục, HS trả lời câu hỏi:
CH1:Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm ?
CH2: Ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng tạo nên sự sống cho Trái Đất.
Vậy tại sao lại có sự kì diệu đó đó ?
CH3:Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục thì có ngày và đêm không?
CH4: Nếu có thì ngày và đêm sẽ như thế nào? Khi đó Trái Đất có sự sống
không?
Câu hỏi bước 2: C1
Câu hỏi bước 3: C2
Câu hỏi bước 6: C3, C4
Mục II.2. HS quan sát hình 5.1, trả lời:
Nhóm 1:
CH1:Phân biệt giờ địa phương, giờ quốc tế ?
CH2: Vì sao phải chia khu vực giờ, thống nhất cách tính giờ ?
CH3:Có bao nhiêu múi giờ ? Cách đánh múi giờ ? Trình bày cách tính giờ ?
Nhóm 2:
CH4: Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn toàn thẳng theo kinh tuyến ?
CH5: Vị trí đường đổi ngày, qui ước đổi ngày ?
CH6: Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế ?
GV giúp HS chuẩn kiến thức
12

Câu hỏi bước 3: C1,C2, C3,C5
Câu hỏi bước 6: C4,C6
Mục II.3.Quan sát hình 5.4 cho biết :
CH1: Lực làm lệch hướng các vật thể có tên là gì?
CH2: Ở BCB, BCN các vật chuyển động lệch sang hướng nào so với hướng
chuyển động ban đầu
CH3:Vì sao có sự lệch hướng ?
CH4: Một dòng sông chảy theo hướng Bắc – Nam, em hãy cho biết sông bên
nào lở, bên nào bồi?
HS trình bày.
GV giúp HS chuẩn kiến thức
Câu hỏi bước 1: C1, C2
Câu hỏi bước 2: C3
Câu hỏi bước 6:C4
Câu hỏi mở rộng

4. Hiệu quả của SKKN
Ứng dụng quy trình xây dựng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa
và các bước lập giáo án sử dụng câu hỏi hiệu quả cao ở trên, người viết đã
soạn thảo giáo án bài:” Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển
động tự quay quanh trục của Trái Đất”. Sử dụng giáo án trên giảng dạy
thực nghiệm đồng thời giảng dạy với giáo án thường để đối chứng kết quả.
Người viết sáng kiến đã tiến hành giảng dạy tại lớp thực nghiệm là
lớp 10A và lớp đối chứng với phương pháp giảng dạy thông thường là lớp
10C trường THPT Lương Sơn.
Với điểm chú ý là chất lượng học sinh tại các lớp với chuẩn đầu vào là
như nhau, không có sự chênh lệch đáng kể về trình độ giữa các lớp. Các em
đều là học sinh có học lực khá giỏi ở năm học trước.
4.1. Kết quả điều tra phỏng vấn, lấy ý kiến
13

Sau khi giảng dạy xong bài học, người viết đề tài có lấy phiếu ý kiến
của các thành viên lớp 10A và cho các em đóng góp ý kiến.
Em Nguyễn Cẩm Tú lớp 10A, cho biết : “Tiết học rất thú vị. Cô giáo
giảng hay và dễ hiểu. Cách giảng bài sử dụng nhiều câu hỏi như vậy rất hay
vì học sinh được tham gia vào bài học nhiều hơn. Cô giáo nên đặt nhiều câu
hỏi khó hơn nữa để học sinh được tư duy nhiều hơn”.
Em học sinh không ghi tên đã có ý kiến như sau:”Cô giáo đặt câu hỏi
logic, vừa phải. Em mong muốn các tiết học tiếp theo cô giáo tiếp tục giảng
như vậy để chúng em có thể hiểu bài học một cách sâu sắc hơn. Tuy nhiên
cô giáo giảng chậm hơn một chút để chúng em kịp ghi bài.“
Sau khi phát phiếu lấy ý kiến của lớp thực nghiệm (10A), người viết đã
tổng hợp và đưa ra kết quả sau:
Số học sinh cảm thấy tiết học rất hay, thu hút chiếm 19/38 học sinh,tức
chiếm 50.1%. Số học sinh cảm thấy bài học hay và dễ hiểu chiếm 41.2%
(với bài Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay
quanh trục của Trái Đất”). Điều đó cho thấy phần đa số học sinh cảm thấy
tiết học rất hứng thú. Hầu hết học sinh đã xác định được trọng tâm của bài,
chiếm 91,2%. Qua đó có thể thấy, hệ thống câu hỏi được đặt ra đã tập trung,
xoáy sâu vào phần kiến thức trọng tâm của bài. Đánh giá sự hứng thú của
học sinh, học sinh đa số đều khẳng định muốn học với cách dạy như trên với
98% tổng số học sinh cả lớp.
4.2. Đánh giá bằng bài kiểm tra 10 phút
Đến tiết học tiếp theo sau bài 5, người thực hiện cho làm bài kiểm tra
10 phút với phạm vi kiến thức trong bài học trước đó tại 2 lớp đã chọn thu
được kết quả cụ thể về tính hiệu quả của hai giờ dạy với hai phương pháp
khác nhau.
Bảng 1. so sánh kết quả điểm kiểm tra của hai lớp
Điểm
Lớp 5 6 7 8 9
Điểm

Lớp 5 6 7 8 9
14
10A(38) 0 0 13 17 8 10C(43) 6 5 17 10 5
Qua hai bảng điểm cho thấy: Kết quả của lớp 10A không có điểm
trung bình 5 và 6; điểm số 7, 8, 9 chiếm đa số. Trong khi đó, điểm của lớp
10C chiếm trọng số 5, 6, 7 điểm tương đối nhiều; điểm 8, 9 tương đối ít.
Như vậy với đối tượng học sinh như nhau, kết quả kiểm tra đã cho thấy chất
lượng của bài dạy ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với ở lớp đối chứng.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua đề tài này người viết sáng kiến đã tiếp cận với hệ thống ý tưởng câu
hỏi hiệu quả cao của Ivan Hanel về đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học.
Áp dụng ý tưởng sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí, xây
dựng quy trình sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học Địa lí. Thiết kế bộ
15
câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học bài “Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất.
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất”. Tiến hành thử
nghiệm trên các lớp THPT để kiểm chứng tính hiệu quả của việc áp dụng
câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí.
Trong khi thiết kế giáo án sử dụng câu hỏi hiệu quả cao, người viết sáng
kiến đã không tuân thủ một cách trình tự các bước tiến hành đặt câu hỏi
HEQ. Nhưng người viết sáng kiến đã dựa trên đặc thù của môn Địa lí với
các nội dung kiến thức như dạy khái niệm địa lí, hiện tượng địa lí tự nhiên,
khai thác kênh hình…mà thiết kế câu hỏi hiệu quả cao dành cho từng phần
khác nhau. Qua thực tiễn, người viết xin chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng
câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí như sau:
- Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị kĩ từ khâu soạn giáo án, thiết kế bài
giảng, nắm vững trọng tâm kiến thức và nội dung cần truyền tải đến học
sinh. Từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy.
- Giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong cùng một bài

dạy. Khai thác tối đa các phương tiện dạy học, đặc biệt là sự hỗ trợ của máy
chiếu. Làm được như vậy sẽ làm cho tiết học không bị nhàm chán, học sinh
được tham gia vào các nội dung học tập do người dạy triển khai, học sinh sẽ
hứng thú hơn vào bài học. Tóm lại, câu hỏi hiệu quả cao vẫn được triển khai
trong bài dạy và được sử dụng trong các phương pháp dạy học khác.
Mặc dù đề tài chỉ áp dụng ở phạm vi nhỏ nhưng người nghiên cứu đã
thấy được thành công trong giờ dạy đó và thấy tự tin hơn khi đứng trước
học sinh. Vì vậy, người viết sáng kiến mong muốn mỗi giáo viên phổ thông
sẽ được tiếp cận và thực hiện phương pháp dạy học bằng bộ câu hỏi hiệu quả
cao được thiết kế theo một phương pháp chặt chẽ. Làm được như vậy, có
nghĩa là chúng ta đang ngày càng làm cho khoảng cách giữa tri thức khoa
học với tầm hiều biết của học sinh trở nên ngắn lại, làm cho vấn đề trở nên
đơn giản hơn, làm cho học sinh có thể hiểu được rằng, tất cả những gì bí ẩn
trong khoa học cũng có sự liên hệ chặt chẽ và logic với nhau. Người viết
sáng kiến mong muốn những đóng góp của đề tài này sẽ là tài liệu hữu ích
16
cho tất cả các đối tượng. Và hơn thế nữa, đề tài này sẽ được tiếp tục hoàn
thiện, bổ sung để có thể ngày một phát triển hơn nữa.
2. Kiến nghị:
Với Sở giáo dục và đào tạo: Mở các lớp tập huấn về việc xây dựng hệ
thống câu hỏi trong dạy học Địa lí nói riêng. Đó là môi trường để người dạy
học tập những kinh nghiệm và trau dồi kiến thức, phương pháp.
Với lãnh đạo nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, có phòng học
Địa lí riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí, NXB
Đại học sư phạm.
2. Ivan Hannel (2009), Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy
học.
3. Nguyễn Minh Tuệ - Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thu Phương, Tìm hiểu kiến

thức Địa Lí 10, NXB Giáo dục.
4. Phạm Thị Sen – Nguyễn Thị Thu Anh, Đổi mới thiết kế bài giảng Địa lí
10, NXB Giáo dục
17
5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, tài liệu của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
6. Tài liệu biên soạn đề kiểm tra môn Địa lí, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
PHỤ LỤC
PHIẾU LẤY Ý KIẾN
Xin em cho biết ý kiến của mình về giờ học Địa lí hôm nay:
1. Em cảm thấy mức độ đặt câu hỏi của cô giáo ngày hôm nay như thế
nào?
Khó Loogic,dễ hiểu Vừa phải
18
2. Cảm nhận chung về tiết học hôm nay:
Rất hay, thu hút Hay, dễ hiểu Bình thường, dễ hiểu
Không có gì đặc biệt

3. Ý kiến đề xuất
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn em!
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Ưu điểm:



19






2. Tồn tại:








Tổng điểm: điểm
Xếp loại:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Bài 5 : VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nhận thức được Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ mặt trời, trong đó có Trái
Đất chỉ là một phần nhỏ bé trong Vũ Trụ.
20
- Hiểu khái quát về hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Giải thích được các hiện tượng sự luân phiên ngày – đêm, giờ trên TRái
Đất, chênh lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vị trí

của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
3. Thái độ:
- Xác định múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi di chuyển trên bề mặt
Trái Đất
Nhận thức đúng đắn các quy luật hình thành, vận động và phát triển của các
thiên thể.
B. CHUẨN BỊ :
- Quả địa cầu
- Tranh ảnh về Hệ Mặt Trời
- Đĩa CD, băng hình về Vũ Trụ, Trái Đất và bầu trời
- Hình vẽ về sự luân phiên ngày đêm, sự lệch hướng chuyển động
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Học bài mới :
Khởi động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp
Giáo viên cho HS xem video về vũ trụ, Hệ Mặt
trời.
HS dựa vào đoạn phim, H 5.1 & kiến thức SGK,
trả lời các câu hỏi:
CH1: Bạn nào cho cô biết các em vừa xem đoạn
phim nói về vấn đề gì không ?
CH2: Vậy có ai biết vũ Trụ là gì không nhỉ ?
CH3: Hãy nêu những hiểu biết của em về Thiên
hà ?
CH4: Quan sát thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời em
hãy mô tả về thiên hà đó?
CH5:Vậy Dải Ngân Hà mà chúng ta thấy vào ban

đêm có phải là Thiên hà?
I. Khái quát vể vũ trụ, hệ Mặt Trời,
Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
1. Vũ trụ :
- Vũ trụ là khoảng không gian vô
tận chứa hàng trăm tỉ Thiên hà. Mỗi
thiên hà là một tập hợp của nhiều thiên
thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.
- Thiên hà chứa Mặt Trời và các
hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân
Hà.
21
GV mở rộng: Dải Ngân hà cũng chỉ là một trong
vô số thiên hà trong vũ trụ mà thôi.
CH6: Em hãy phân biệt cho cô Thiên hà và dải
Ngân Hà ?
CH7: Vậy một em nhắc lại cho cô về những điều
đã biết về Vũ Trụ, Thiên hà và Dải Ngân Hà nào?
Câu hỏi bước 1: C1, C2, C3
Câu hỏi bước 2: C4,C5,C6
Câu hỏi bước 3: C7
Câu hỏi bước 6: Câu hỏi mở rộng
Câu hỏi bước 6:C7
HĐ 2: Cá nhân/cặp
GV tiếp tục cho học sinh video về Hệ Mặt Trời và
dừng lại ở hình ảnh tĩnh. HS quan sát hình ảnh,
đoạn video có thuyết minh để trả lời câu hỏi của
GV:
CH1: Em hãy mô tả Hệ Mặt Trời.
CH2: Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

CH3: Nhận xét hình dạng quĩ đạo và hướng chuyển
động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
CH4: Mỗi hành tinh trong HMT đều có vệ tinh. Vậy
Trái Đất có vệ tinh không? Tên vệ tinh đó là gì?
HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
Câu hỏi bước 1: C1, C2
Câu hỏi bước 2: C3
Câu hỏi bước 5: C4
HĐ 3: Cặp
HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi :
CH1: Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt
Trời ?
CH2: Trái Đất có mấy chuyển động chính, đó là
những chuyển động nào?
CH3: Quan sát chuyển động tự quay của Trái Đất,
Trái Đất tự quay theo hướng nào?
CH4: Trong khi tự quay có điểm nào trên bề mặt
Trái Đất không thay đổi vị trí ? Thời gian tự
2. Hệ Mặt Trời :
- Hệ Mặt Trời gồm : Mặt Trời ở
trung tâm, các thiên thể quay xung
quanh và các đám mây bụi khí.
- Hệ Mặt Trời có hành tinh: Thuỷ,
Kim, Trái Đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên,
Hải
3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
- Vị trí thứ 3, khoảng cách trung bình từ
Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km
nhờ đó lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp
cho sự sống phát triển.

- Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển
động tịnh tiến quanh Mặt Trời, tạo ra
nhiều hệ quả địa lí quan trọng trên Trái
đất.
22
quay ?
CH5:Vậy em nào giải thích cho cô và các bạn
cùng nghe:Tại sao Trái Đất là hành tinh duy nhất
có sự sống?
HS trình bày
GV giúp HS chuẩn kiến thức: chính vị trí cùng
kích thước, khối lượng đủ lớn và sự chuyển động
làm cho Trái Đất có sự sống.
Câu hỏi bước 1: C1
Câu hỏi bước 2: C2
Câu hỏi bước 3: C3,C4
Câu hỏi bước 6,7: C5
HĐ 4: Cả lớp
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và đoạn
phim minh họa về sự chuyển động tự quay quanh
trục, HS trả lời câu hỏi:
CH1:Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm ?
CH2: Ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng tạo
nên sự sống cho Trái Đất. Vậy tại sao lại có sự kì
diệu đó đó ?
CH3:Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục thì
có ngày và đêm không?
CH4: Nếu có thì ngày và đêm sẽ như thế nào? Khi
đó Trái Đất có sự sống không?
Câu hỏi bước 2: C1

Câu hỏi bước 3: C2
Câu hỏi bước 6: C3, C4
HĐ 5: Thảo luận theo nhóm nhỏ
HS quan sát hình 5.1, trả lời:
Nhóm 1:
CH1:Phân biệt giờ địa phương, giờ quốc tế ?
CH2: Vì sao phải chia khu vực giờ, thống nhất
cách tính giờ ?
CH3:Có bao nhiêu múi giờ ? Cách đánh múi giờ ?
Trình bày cách tính giờ ?
Nhóm 2:
II. Hệ quả chuyển động tự quay
quanh trục của Trái Đất.
1. Sự luân phiên ngày, đêm:
Do Trái Đất hình cầu, tự quay quanh
trục và quay quanh Mặt Trời, luôn
được Mặt Trời chiếu sáng một nửa,
sinh ra hiện tượng ngày, đêm luân
phiên.
2 . Giờ trên Trái Đất và đường chuyển
ngày quốc tế:
- Giờ địa phương: mỗi địa phương
thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác
nhau.
- Giờ quốc tế ( GMT) Người ta chia bề
mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi
giờ rộng 15 độ kinh tuyến. - Giờ ở múi
số 0 được lấy làm giờ gốc quốc tế
(GMT). VN thuộc múi giờ số 7.
23

CH4: Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn
toàn thẳng theo kinh tuyến ?
CH5: Vị trí đường đổi ngày, qui ước đổi ngày ?
CH6: Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế ?
GV giúp HS chuẩn kiến thức
Câu hỏi bước 3: C1,C2, C3,C5
Câu hỏi bước 6: C4,C6
HĐ 6: Cá nhân/cặp
Quan sát hình 5.4 cho biết :
CH1: Lực làm lệch hướng các vật thể có tên là
gì?
CH2: Ở BCB, BCN các vật chuyển động lệch sang
hướng nào so với hướng chuyển động ban đầu
CH3:Vì sao có sự lệch hướng ?
CH4: Một dòng sông chảy theo hướng Bắc – Nam,
em hãy cho biết sông bên nào lở, bên nào bồi?
HS trình bày.
GV giúp HS chuẩn kiến thức
Câu hỏi bước 1: C1, C2
Câu hỏi bước 2: C3
Câu hỏi bước 6:C4 - Câu hỏi mở rộng

- Kinh tuyến 180
0
được chọn làm
đường đổi ngày quốc tế.
3. Sự lệch hướng chuyển động của
các vật thể:
- Lực làm lệch hướng chuyển động
của các vật thể trên bề mặt Trái Đất so

với hướng ban đầu gọi là lực Côriôlit.
- Bán cầu Bắc lệch về bên phải, Nửa
cầu nam lệch về bên trái. Tác động
đến sự chuyển động của các khối khí,
dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt
TĐ.
- Do TĐ tự quay từ T-Đ với vận tốc dài
khác nhau ở các vĩ độ.
4. Củng cố - Đánh giá : Kết hợp trong giờ
5. HDVN :
- HS làm bài tập 3 SGK.
- Chuẩn bị bài 6:
24

×