Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận Văn hoá ứng xử trong giao thông đường bộ ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.92 KB, 15 trang )

Văn hoá ứng xử trong giao thông đường bộ ở Hà Nội
Theo tổng kết tại nạn giao thông năm 2006 chi biết có hơn 12600
người chết, 11253 người bị thương. Như vậy số người bị tai nạn
giao thông nhiều gấp 100 lần số người bị tai trong cơn bão số 9
vừa qua. Chỉ khác là bão đến và gây tai hoạ trong một lúc còn tai
nạn giao thông rải đều suốt trong một năm.
Tìm hiểu nguyên nhân của những tai nạn trên chúng ta thấy hàng
loạt các vấn đề còn tồn tại trong giao thông nước ta: Luật giao
thông, ý thức của người tham gia giao thông , cơ sở hạ tầng, luật
giao thông đường bộ ở nước ta…chung quy lại là những vấn đề
liên quan đến văn hoá ứng xử trong giao thông.
Văn hoá ứng xử trong giao thông lá phạm trù tương đối rộng.
Trong bài viết này chỉ xin đề cập đến văn hoá ứng xử trong giao
thông đường bộ ở Hà Nội trong những năm gần đây.
Văn hoá giao thôn làm soa để có và có phổ biến? Điều này không
chỉ làm trong ngày một ngày hai được. Nhưng nếu không nghĩ tới
1
và không khiến người giao thông trên đường có được văn hoá này
thì tai nạn giao thông rất lâu mới có thể giảm thiểu.
1- Thực trạng giao thông đô thị Hà Nội
Chúng ta hãy cùng nhìn lại thực trạng giao thông ở Hà Nội trong
những năm gần đây để thấy được những cách hành xử của những
người tham gia giao thông và những biện pháp của nhà nước trước
những vấn đề trên.
Hơn 10 năm trước nhiều người đã từng lên tiếng cảnh báo về
thực trạng tai nạn giao thông Hà Nội.Nhưng rất buồn cảnh báo trên
chẳng được ai quan tâm. Do coi thường công tác quy hoạch đã dẫn
tới hậu quả nhãn tiền: giải toả, đền bù , nhưng ách tắc vẫn hoàn ách
tắc. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra hiệnn tượng mất an toàn
giao thông, trong đó có nguyên nhân là hạ tầng đô thị Hà Nội vẫn
trong tình trạng vá víu, công tác quy hoạch chẳng giống ai.


Đã có một thời gian dài người tham gia giao thông rất bất bình
với dải phân cách bằng bê tông thô kệch chiếm quá nhiều diện tích
lòng đường. Rồi những con lươn con trạch, gờ giảm tốc độ mấp
mô…(Ngã 5 Trần Hưng Đạo- Lê Thánh Tông) và đây cũng chính
2
là nguyên nhân gây tai nạn giao thông và ách tắc giao thông.Có
điều những người đề ra lại chẳng ai có lỗi cả. Hon nữa họ còn tìm
cách để bao biện cho hành vi làm ăn tắc trách của mình gây lãng
phí không nhỏ ngân sách của nhà nước mà chủ yếu là ngân sách đi
vay.
2- Luật giao thông và ý thức chấp hành của người tham gia
giao thông.
Văn hoá giao thông chỉ có thể có được khi có sự nỗ lực từ hai
phía: Pháp luật của nhà nước và ý thức của người tham gia giao
thông.Nhưng một thực trạng vẫn thấy trong giao thông Việt Nam
là: Luật giao thông đường bộ của Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng
trên thực tế vẫn tồn tại một thứ luật bất thành văn.
Có thể lấy ví dụ để so sánh luật giao thông ở xứ ta và xứ người
để thấy rõ sự khác biệt.
+ Câu chuyện thứ nhất xảy ra ở xứ người: Một người phụ nữ đi
bộ sang đường sai luật và bị xe ô tô đâm phải. Người phụ nữ đó bị
thương rất nặng. Nhưng chủ xe đã không bồi thường mà còn kiện
3
người phụ nữ đó vì đã làm xe anh ta bị hỏng và anh ta bị chấn
động về tinh thần.
+ Câu chuyện thứ hai xảy ra ở xứ ta: Một ông đi xe đạp đột ngột
sang đường không vẫy tay xin đường bị một chị đi xe máy đâm
phải. Cả hai đều không bị sao nhưng xe đạp và xe máy đều bị
hỏng. Người đi đường xúm lại râm ran: Ông đi xe đạp sai rõ, may
mà không chết. Thôi chị đi xe máy đưa cho ông ấy mấy đồng rồi đi

đi.Chị đi xe máy rút ví ra đưa cho ông đi xe đạp một ít tiền rồi lẳng
lặng dắt xe của mình đi sửa.
Rõ ràng có sự ứng xử khác nhau giữa anh đi ô tô và chị đi xe
máy ở trong hai câu chuyện trên mặc dù cả hai người đều đi đúng
luật giao thông. Đi tìm hiểu nguyên nhân sâu xa người ta thấy rằng
luật giao thông ở xứ ta và xứ người có sự khác nhau.
Ở Việt Nam còn tồn tại một thứ luật bất thành văn: Khi xảy ra
tai nạn, người đi ô tô phải đền người đi xe máy, người đi xe máy
đền người đi xe đạp, người đi xe đạp đền ngưòi đi bộ. Sự đúng sai
theo luật giao thông chỉ là tăng nặng hay giảm nhẹ mức đền bù mà
thôi.
4
Việc thiếu ý thức tôn trọng luật giao thông như vậy đã dẫn đến
nhiều cách ứng xử rất “made in Viet Nam”. Người đi bộ thì tuỳ
tiện sang đường, xe đạp xe máy vượt mũi ô tô như không có
chuyện gì.
Khi đã không coi trọng luật giao thông thì người ta cũng chẳng
để ý cái gọi là văn hoá giao thông. Có một ranh giới không rõ nét
lắm giữa hành vi bị xem là vi phạm luật giao thông với hành vi
không có văn hoá giao thông. Đôi khi người ta quên mất rằng việc
dành đường, chèn ép nhau khi đi trên đường lá vi phạm pháp luật
chứ không chỉ là thiếu ý thức tôn trọng người cùng tham gia giao
thông với mình. Ngược lại người ta cũng ít để ý rằng thực hiện một
hành vi được coi là có văn hoá giao thông cũng chính là chấp hành
nghiêm chỉnh luật giao thông.
Ngoài những nhược điểm khách quan như cơ sở vật chất, pháp
luật giao thông… thì ý thức đa phần của những người tham gia
giao thông đang hết sức non kém và là nguyên nhân quan trọng
cướp đi sinh mạng của nhiều người.Lưỡi hái thần chết năm ngay ở
trong tay những tài xế nồng nặc hơi men, những “ giặc lái” cố tình

5
phóng nhanh vượt ẩu để tiết kiệm xăng chở vượt trọng tải…Vượt
phải, lạng lách, đánh võng là những cử chỉ hết sức nguy hiểm, gây
chết người trong nháy mắt thì đa phần thanh thiếu niên và nam giới
sử dụng.Theo thống kê của cảnh sát giao thông thì 50% người
tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85%
không dùng còi đúng quy định,70% không dùng phanh tay,90% sử
dụng không đúng quy định bóng đèn chiếu sáng xa gần, 72%
không dùng mũ bảo hiểm ở những tuyến đường bắt buộc phải đội
mũ bảo hiểm….
Tuy nhiên cũng không thể đổ lỗi hết cho những người tham gia
giao thông mà không nói đến một phần lối không nhỏ của những
người cầm còi- cảnh sát giao thông.
Bạn đã bao giờ thấy cảnh sát giao thông nấp dưới gốc cây ở
đường phố Hà Nội chưa? Tôi khẳng định đó là sự thật. Không tin
bạn thử một vòng quanh Hà Nội mà xem. Đã không ít người lên
tiếng vì tình trạng nêu trên nhưng nó vẫn tái diễn ở khá nhiều
tuyến phố, nhất là những tuyến phố có những gốc cây cổ thụ và
vào thời điểm nhá nhem tối.
6
Với những người có thói quen vượt đèn đỏ đã không ít lần sập
bẫy bởi cảnh sát giao thông nấp ở gốc cây như thế. Thế là hết chối,
muốn nhanh việc phải rút tiền nộp phạt. Cách thức phạt tiền cũng
không ít chuyện để nói. Ró ràng trong vấn đề xử phạt không thể
giữ quan niệm cứ đánh vào kinh tế là có tác dụng răn đe mà cái cơ
bản để nâng cao ý thức của người bị phạt chính là thái độ văn hoá
của người thi hành. Nếu những người cầm còi mà không sạch,
thiếu công minh, thiếu trách nhiệm, đạo đức, lương tâm thì có cố
gắng mấy văn hoá giao thông vẫn không được thiết lập.
3- “Ngàn lẻ một”…kiểu vi phạm luật giao thông.

Đi trên đường nếu để ý một chút chúng ta sẽ thấy rất nhiều kiểu
hành xử thiếu văn hoá của những người tham gia giao thông.
7 giờ sáng ngày cuối năm dòng xe đang ngày một đông dần tại
ngã tư Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Thái Học đèn tín hiệu đã chuyển
sang màu đỏ một vài phương tiện vẫn cố vượt. Làn xe bên kia cũng
ào tới. Vậy là vòng, lách…chẳng mấy chốc một trong những nút
giao thông có lưu lượng người đông nhất thành phố bị nghẽn lại.
Thời gian là vàng là bạc nên có nhiều người không có nổi 30 giây
7
để đợi đèn đỏ.Con người luôn phấn đấu hơn nhau về tiền bạc, chức
quyền, danh tiếng. Tuy nhiên không dừng lại ở đó khi tham gia
giao thông người ta còn cố hơn nhau một vòng bánh xe . Nếu
không tin bạn hãy thử để ý mà xem, trước vạch vôi khi dừng đèn
đỏ thể nào cũng có dăm người cố lách lên đỗ chình ình ở chỗ dành
cho người đi bộ, chỉ để khi đèn chuyển xanh là phóng ào cho
nhanh.
Còn chuyện nam thanh nữ tú đang tập làm người lớn lại có cách
gây chú ý rất “bầy đàn”. Dàn hàng 3 hàng 4 là chuyện hiển nhiên
vì đường là để đi mà. Xe máy đã vậy, xe đạp đâu có kém. Một
đoàn xe đạp do đám học sinh cấpII, cấp III điều khiển với các màn
bốc đầu không là cảnh tượng xưa nay hiếm trên đường phố Hà
Nội.
Giờ tan học các bậc phụ huynh dáo dác tìm con, vỉ hè lòng
đường chật cứng. Ở các cấp học lớn hơn các cô cậu học sinh sau
giờ tan học còn bận hàn huyên đến nỗi cứ nhằm lòng đường mà
buôn chuyện, mặc tiếng coi xe inh ỏi. Đó là sự hồn nhiên chứ
không phải mù luật giao thông!
8
Ngưòi điều khiển phương tiện đã vậy, khách bộ hành cũng đâu
chịu lép vế. Chỗ nào tiện là cứ sang đường. Tâm lí xe tránh người

vẫn còn hiện hữu. Thậm chí những chốt giao thông có thiết bị dành
cho người đi bộ xin sang đường nhưng chẳng ai sử dụng trừ mấy
bác Tây.
Và cũng chẳng có thư đô nào trên thế giới việc buôn bán lại lắm
cái tiện như ở Hà Nội.Chỉ cần ngồi trong nhà thấy hàng rong đi
qua là ù ra gọi lại thế là xong buổi chợ.Tiện thì có tiện nhưng
chính những hàng rong này lại góp phần khiến cho các nẻo đường
Hà Nội đã chật chội nay lại chật chội hơn.Xe thồ quang gánh dăm
hàng tụ lại thành chợ. Lực lượng công an, tự quản có dẹp thì chạy.
Để chứng minh sự khác ngưòi và sành điệu, giới trẻ Hà Nội
đang tạo ra mốt chơi còi hơi xe máy, mà không hề biết rằng sự
sành điệu ấy vi phạm nghiêm trọng luật giao thông và là hành vi
thiếu văn hoá. Chỉ cần bỏ ra 200 trăm đến 1 triệu đồng là có thể
chứng minh với thiên hạ mình sành điệu và khác người đến mức
nào. Chỉ cần có nhu cầu tạt qua chợ trời, phố Huế, chợ Đồng
Xuân…là có thể tìm thấy ngay cửa hiệu bán và lắp còi. Và cũng
9
chỉ cần 10 phút là còi hơi ô tô đã được gắn vào xe máy. Ấn tượng
đầu tiên mà bất cứ người nước ngoài nào đến Việt Nam đều cảm
nhận thấy là tiếng ồn từ các loại còi xe. Người Việt sử dụng còi
như một tín hiệu, một cử chỉ giao tiếp. Đứng trước đèn đỏ, đèn
xanh là lập tức các loại còi ở phía sau thi nhau rú lên, thúc dục loạn
xạ. Những vụ tai nạn giao thông do còi xe gây quá âm lượng xảy ra
thường xuyên.Có thể lấy ví dụ: Ngày 30/5 trên đường Nguyễn Trãi
chị Mai Hằng đang chở con đến ngã rẽ giật mình khi nghe tiếng
còi xe quá lớn, yếu tay lái loạng choạng hai mẹ con ngã xuống
đường. Hậu quả là chị bị gãy chân còn thủ phạm thì rú ga chạy
tiếp.
Khi tôi dừng lại trước vạch sơn nơi ngã tư giật mình vì một
chiếc xe máy phòng vụt qua, người bạn đi cùng tôi cười hỏi: “Đèn

vàng ở Hà Nội mình có tác dụng gì không?” Tôi chưa kịp trả lời
thì người bạn đó nói tiếp “Đó là đèn báo chú ý công an. Này nhé
đèn vàng bóp nhẹ phanh, lia mắt thật nhanh xem có chú công an
nào đứng đó không. Nếu có thì dừng lại, nếu không thì vặn ga
phóng tiếp”
10
Câu nói đùa của ngưòi bạn khiến tôi nhớ đến một câu chuyện
nhỏ. Nhân vật trong truyện nói ông không bao giờ thấy sốt ruột
mỗi khi dừng lại ở ngã tư đèn đỏ, vì mỗi phút đứng lại ở đó ông lại
dành thời gian để suy nghĩ đến những người thân yêu nhờ chúa gửi
đến họ những lời chúc tốt lành. Đó là một câu chuyện được viết từ
một nước phương Tây mà nền kinh tế phát triển đã đẩy cuộc sống
đi nhanh một cách chóng mặt. Tôi liên tưởng đến Hà Nội vừa vui
lại vừa buồn.
+ Vui vì dòng người hối hả ấy là tín hiệu của nền kinh tế có
nhiều cơ hội và việc làm.
+ Buồn vì trên đường phố Hà Nội không còn những dáng vẻ tao
nhã thanh lịch mà thay vào đó là sự vội vã chen lấn. Vẫn còn
không ít những chàng trai trẻ, mắt mũi nhớn nhác dừng xe vượt
quá vạch sơn nơi ngã tư đèn đỏ, chưa đợi đèn xanh kịp bật đã vội
vàng phóng vút đi khiến nhiều người đi tuyến đường bên kia
không khỏi hoảng hồn.
Buổi trưa ngồi ở một quán nước ở phố Quán Thánh nhìn xuống
ngã tư thấy cảnh thành phố trên xe máy diễn ra như một cuốn phim
11
thời sự sống: Một chàng trai phóng vụt qua đèn đỏ… những khách
du lịch nước ngoài với vể mặt hết hồn vì những chiếc xe máy
phóng vụt trước mặt họ ngay cả trên phần đường dành cho người
đi bộ.
Tôi chợt nhớ có một lần đỏ mặt làm ngơ đi chỗ khác vì một

người nước ngoài hào hứng xem một quyển sách ảnh trong hiệu
sách Tràng Tiền quyển “ Thành phố trên xe máy” của một phóng
viên nước ngoài về Hà Nội. Toàn những bức hình mà người Việt đi
trên xe máy như là làm xiếc trên đường với 3 người ngồi sau hay
những sọt hàng to, những cũi nhốt đầy gà vịt…
Hoá ra ở Hà Nội ngàn năm văn vật này vẫn còn có những cư dân
thường trú và tạm trú với họ dường như trên đời không tồn tại luật
giao thông hoặc mắt họ không bao giờ nhìn tới các biển báo,
những cột đèn chỉ dẫn chỉ để ý xem cảnh sát giao thông đứng đâu
mà thôi.
Những con người và hiện tượng như trên không còn là đơn lẻ,
không còn chỉ là thỉnh thoảng mới bắt gặp. Điều đáng buồn đáng
lo sợ chính là ở chỗ đó.Có rất nhiều cảnh ngang trái như vậy diễn
12
ra hàng ngày, tất cả lối hành xử đó đã quen thuộc với chúng ta. Do
vậy mà rất nhiều người nước ngoài khi được hỏi đã trả lời rằng: “
Việt Nam dường như không có luật giao thông”. Cứ mỗi đợt các
cơ quan chức năng ra quân thì tình trạng trật tự an toàn giao thông
lại bớt nóng đi một ít rồi lại đâu đóng đó. Câu hỏi đặt ra là Hà Nội
phải làm gì để triệt tiêu tình trạng”bắt cóc bỏ đĩa”
Mấy ngày nay dư luận Hà Nội không khỏi xôn xao khi nghe tin
đau đớn một nhà giáo dục, một nhà khoa học có tiếng ở nước ta
Giáo sư Nguyễn Văn Đạo vừa từ trần vì bị một chiếc xe máy
phóng nhanh đâm phải khi ông đi bộ qua đường.
Và cũng chỉ vài ngày trước đấy nhà toán học nổi tiếng thế giới
Seymour Papert (Người Mỹ) đã bị một chiếc xe máy đâm phải khi
ông sang đường. Điều cay đắng hơn là tai nạn đến với ông đúng
vào lúc ông đang ở nước ta để thuyết trình về mô hình toán học mô
phỏng tình trạng giao thông ở thành phố.
Đã đến lúc cả cộng đồng phải mạnh mẽ và kiên trì thay đổi

nhanh chóng thói quen lạc hậu ngàn năm để lại vươn nhanh tới
13
một nếp văn hoá giao thông của xã hội công nghiệp xã hội tiên
tiến.
4- Biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông và ứng xử có văn
hoá trong giao thông.
Giao thông trên đường cho ta thấy tình tổ chức và ý thức cộng
đồng của mỗi cá thể tham gia vào việc này. Nếu ai cũng ý thức
được trách nhiệm khi tham gia giao thông, tôn trọng luật giao
thông, biết tôn trọng mình, tôn trọng những người cùng đi trên
đường với mình thì ngay tức khắc tai nạn giao thông sẽ giảm đi.
Giáo dục con em từ lớp tiểu học về luật giao thông, phép lịch sự
trong ứng xử hàng ngày như việc nhường chỗ cho người già,
nhường lối đi trên đường, bảo vệ môi trường, không phóng uế ra
đường…
Tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại
chúng về tác hại của việc vi phạm luật giao thông.
Đặc biệt là phải quy hoạch lại hệ thống đường xá cầu cống để
giao thông trên đường không gặp khó khăn .
14
Trên hết việc tôn trọng pháp luật, ý thức trách nhiệm của mỗi cá
nhân với cộng đồng còn thể hiện tính văn minh và cuộc sống có
văn hoá cao của mỗi cá nhân và cả cộng đồng đó.
Rõ ràng pháp luật giao thông và văn hoá giao thông có mối quan
hệ khăng khít. Những hành vi ứng xử đẹp có văn hoá khi tham gia
giao thông chỉ có được khi người ta hiểu và tôn trọng luật giao
thông . Nên chăng cả hai ý thức này cần được song song nhấn
mạnh trong những nỗ lực nhằm thay đổi ý thức của người tham gia
giao thông.


15

×