Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa thật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.65 KB, 17 trang )

Báo cáo kết quả thực tế
đề tài nghiên cứu
VAi trò của người vợ và người chồng trong hoạt động sản xuất và nội trợ gia
đình nông thôn xã tân lập huyện méc châu - sơn la
Phần I. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa
thật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Gia đình thực hiện các chức năng của mình thông qua việc
thực hiện vai trò của các thành viên, mà trong đó vai trò của người vợ và
người chồng là trung tâm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện
nay, gia đình Việt Nam nói chung và ở nông thôn nói riêng đang trải qua
những biến đổi dễ thích ứng với điều kiện mới. Nền kinh tế thị trường đã tạo
điều kiện để gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ đầy tính năng động,
tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động và có khả năng cải thiện vị
thế xã hội của mình.Tuy nhiên trong gia đình hiện nay cũng chứa đựng không
Ýt những hiện tượng đáng lo ngại như: con cái hư háng, phụ nữ làm việc quá
sức, bất bình đẳng nam, nữ .v.v Những biến đổi tích cực và tiêu cực này có
liên quan chặt chẽ đến vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình,
người vợ và người chồng đóng vai trò như thế nào trong gia đình hiện nay?
Khả năng thích ứng vai trò của họ như thế nào, sự phân công vai trò như vậy
thì địa vị của người chồng và vợ ở gia đình nông thôn hiện nay ra sao, thiết
nghĩ đó cũng là những vấn đề cần thiết phải nghiên cứu.
II. Mục đích nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm hiểu vai trò
của người vợ và người chồng trong sinh hoạt gia đình, tham gia sản xuất nông
nghiệp và nội trợ ở gia đình nông thôn xã Tân Lập - Huyện Méc Châu - tỉnh
Sơn La.
III. Đối tượng và khách thể phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò của người chồng và người
vợ trong sản xuất nông nghiệp, nội trợ gia đình nông thôn xã Tân Lập -


Huyện Méc Châu - tỉnh Sơn La.
2. Khách thể nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình tái định cư
đang sống ở xã Tân Lập Méc Châu - Sơn La.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu địa bàn xã Tân Lập - Huyện Méc
Châu.
- Về thời gian: Từ ngày 13 tháng 5 năm 2006 đến 17 tháng 5 năm 2006.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích tài liệu
V. Giả thuyết nghiên cứu.
Trong gia đình nông thôn hiện nay, sự phân công vai trò giữa vợ và
chồng theo kiểu truyền thống vẫn chiếm ưu thế, nhưng nhìn chung một bộ
phận khá lớn phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động
của đời sống gia đình, nhưng vị thế của họ rất thấp, quyền lực trong gia đình
phần lớn vẫn thuộc về người chồng.
VI. Thao tác hoá khái niệm
1. Gia đình: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội
nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ con nuôi, bởi
tính cộng đồng về sinh hoạt trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng
những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như thực hiện tính tất yếu của
xã hội về tái sản xuất (xã hội học).
2. Khái niệm "Giới". Khái niệm "Giới" chỉ mối quan hệ xã hội
tương quan giữa địa vị xã hội của nữ và nam trong bối cảnh xã hội cụ
thể.
Nói đến giới là nói đến các điều kiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và
hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh cụ thể. Chính vì được quy
định bởi các yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò về hành vi của giới không

phải là bất biến mà thay đổi khi các điều kiện quy định chúng biến đổi.
VII. Khung lý thuyết: Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố khách quan có
tác động mạnh mẽ tới việc đảm nhận vai trò của người vợ và người chồng
trong gia đình. Việc đảm nhận vai trò của họ dùa trên những điều kiện kinh tế
- xã hội nhất định và chịu sự chi phối của nó. Trên cơ sở chức năng của gia
đình, vai trò của người vợ và người chồng được thể hiện trong các lĩnh vực
hoạt động cơ bản của đời sống gia đình như: Hoạt động sản xuất, nội trợ và
giáo dục con cái. Ngược lại các lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình chỉ
được tiến hành khi người vợ và người chồng thực hiện các chức năng của
mình.
Quá trình thực hiện vai trò của người vợ và người chồng là quá trình
tạo lập vị thế của họ trong gia đình. Việc thực hiện vai trò càng phù hợp với
vị thế bao nhiêu thì vị thế của họ càng được củng cố và tăng cường bấy nhiêu.
Ngược lại vị thế không chỉ qui định vai trò mà nó còn tạo điều kiện cho người
vợ và người chồng làm tốt hay không làm tốt vai trò của mình khi họ ở những
vị thế nhất định.
§iÒu kiÖn KT - XH
H§ SX - Néi trî
Vai trß ngêi chång Vai trß ngêi vî
VÞ thÕ, ®Þa vÞ cña
ngêi chång vµ ngêi
vî trong gia ®×nh
Phần II. Kết quả nghiên cứu
I. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tân Lập, huyện Méc
Châu, tỉnh Sơn La.
Sơn La là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn với tổng số diện tích là
14.055 Km
2
gồm 10 huyện, 01 thị xã. Trên địa bàn Sơn La hiện có 12 dân téc
khác nhau cùng sinh sống trong đó trên 54% dân số là dân téc Thái, 18% là

dân téc Kinh, 12% là dân téc Mông, 8% là dân téc Mường và gần 8% là các
dân téc Dao, Sinh Mun, Kh’Mú, La Ha, Lào…dân số toàn tỉnh ( theo số liệu
năm 2003 ) là: 958.078 người. Những năm qua nền kinh tế Sơn La đã có bước
chuyển dịch quan trọng theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần gắn với thị trường trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng.
2. Vài nét về huyện Méc Châu, tỉnh Sơn La:
Huyện Méc Châu là một trong những huyện có tiềm năng của tỉnh với
2 thị trấn, 25 xã diện tích tự nhiên 2.025 Km
2
dân sè 137.677 người ( sè liệu
năm 2003 )
Cao nguyên Méc Châu ở độ cao 700 – 1500 m, đất đai mầu mỡ, khí
hậu mát mẻ rất thích hợp cho các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nh:
cây chè, cà phê, mía, dâu tằm, chăn nuôi Bò sữa, Bò thịt chất lợng cao, chè,
cà phê… đặc biệt là chè và sữa Bò Méc Châu đã và đang là những sản phẩm
có uy tín, chất lượng trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế
cao.
3. Xã tân lập, huyện Méc Châu:
Tân Lập là một xã nằm cách trung tâm huyện Méc Châu 20 cây số,
toàn xã có 1.791 hé; 8.593 nhân khẩu.
- Về hệ thống chính trị: Toàn Đảng bộ xã Tân Lập có 10 chi bộ đạt tiêu
chuẩn trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Những năm qua
Đảng bộ xã luôn phát huy tuyền thống anh hùng, sức mạnh đoàn kết lãnh đạo
nhân dân trong xã phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống về mọi mặt cho nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân luon được kiện toàn củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy
dân chủ ở cơ sở, tình hình chính trị xã hội luôn được giữ vững, cán bộ và
nhân dân các dân téc trong xã, đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn
nhau.
- Về Kinh tế: Xã Tân Lập đang có nền kinh tế phát triển theo hướng sản

xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường. Theo báo cáo năm 2005 tổng sản l-
ượng lương thực có hạt toàn xã tăng 2,4 lần đạt trên 4.457 nghìn tấn/ năm,
bình quân đạt trên 700 kg/1 nhân khẩu, thu nhập bình quân đầu người quy
tiền mặt đạt 3.312.000 đ/người; toàn xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chỉ
còn 8,3%; trên 90% số hộ gia đình có máy cày…
- Về văn hóa - xã hội: tính đến năm 2004 xã đã hoàn thành chương
trình phổ cập trung học cơ sở, xóa mù chữ, tăng cường đầu tư cho giáo dục,
đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, đến năm
2005 toàn xã đã có 1.761 hộ được dùng điện lưới quốc gia, chiếm 96%; 1.400
hộ được xem ti vi, chiếm 78,1%, có 20 hộ dùng diện thoại, 775 hộ có đài
nghe, trên 1.500 xe máy các loại ( năm 2005 ), mạng lưới giao thông, thủy lợi
phát triển đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Công
tác chính sách xã hội, chính sách đối với những người có công với cách mạng
được quan tâm đúng mức.
- Về công tác an ninh quốc phòng: Luôn phát huy danh hiệu anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân, luôn xung kích trong phong trào bảo vệ Tổ
quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, sẵn sàng
đối phó với các âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, đấu tranh trấn áp các loại tội
phạm, các tệ nạn xã hội nhất là tội phạm về ma túy.
Là mét trong những xã được chọn làm điểm tái định cư Thủy điện Sơn
La, từ năm 2002 đến nay xã Tân Lập đã đón 600 hộ dân đến tái định cư tại 7
điểm trong xã.
“Đảng bộ và nhân dân các dân téc trong xã có truyền thống đoàn kết,
tương thân, tương ái, nhường cơm xẻ áo, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cần
cù, chịu khó trong lao động, quyết tâm phát huy nội lực để phát triển kinh tế,
xóa đói, giảm nghèo; đội ngò cán bộ xã nhiệt tình, trách nhiệm, gắn bó với cơ
sở, luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng” ( Trích: Báo cáo chính
trị của Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa VIX, nhiệm kỳ 2005 - 2012 ).
II.Vai trò của vợ, chồng trong sản xuất.
Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng quan trọng nhất của sự tồn tại và

phát triển xã hội. Theo quan điểm của Mác - xít, con người thông qua lao
động sản xuất mà tạo ra của cải vật chất và sáng tạo ra chính mình. Trong sản
xuất vật chất, lao động sản xuất là hoạt động có tính phổ biến của mọi xã hội.
Ngày nay hoạt động sản xuất được hiểu là các hoạt động làm ra của cải vật
chất như các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp .v.v
Theo báo cáo của UBND xã Tân Lập nhân dân chủ yếu là làm nghề
nông nghiệp. Trong số người được hỏi có 58,4% là thuần nông. 25,6% là hỗn
hợp và 15,9% là phi nông. Với cơ cấu ngành nghề này cho thấy ở đây kinh tế
thị trường đang phát triển, sự phân công lao động trong các gia đình chưa có
những thay đổi cơ bản vì còn chịu ảnh hưởng tập quán canh tác truyền thống
ở quê cũ. Người dân tái định cư ở đây một phần là trồng chè, còn chủ yếu là
trồng ngô, lúa và các cây hoa màu khác để trao đổi hàng hoá. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2003 là 1.500.000đồng/người/năm, năm 2007 là
3.500.000đồng/người/năm. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường sự phân
hoá giàu nghèo khá rõ rệt.
Qua nghiên cứu 265 hé gia đình tái định ở xã Tân Lập, chúng tôi thấy
rằng các gia đình ở đây thuộc 3 nhóm ngành nghề chính: Thuần nông, phi
nông và hỗn hợp. Nhóm thuần nông chiếm khá lớn đã phản ánh sự phát triển
chưa mạnh của nền kinh tế thị trường, nhưng sự xuất hiện của nhóm phi nông
và sự gia tăng của nhóm hỗn hợp cũng cho thấy cơ cấu ngành nghề của Xã
Tân Lập đã có chuyển biến so với trước khi chưa đón dân tái định cư thuỷ
điện Sơn La.Trong các gia đình tái định cư Ýt nhiều đã có thay đổi về ngành
nghề, một số thành viên và một số gia đình đã chuyển sang các ngành nghề
phi nông nghiệp và có liên quan đến sự thay đổi về phân công lao động và vai trò
của họ.
ở nhóm hỗn hợp trong 65 hộ được hỏi thì có 59 hội có ý kiến giảm đi
chiếm 90,7%, có 3 hộ tăng lên chiếm 0,46% và 3 hộ vẫn giữ nguyên chiếm
0,46%.
Nhóm phi nông nghiệp trong 40 hộ được hỏi thì có 35 hộ có ý kiến
giảm đi chiếm 8,75%; có 02 hộ vẫn giữ nguyên chiếm 0,5% và 03 hé có ý

kiến tăng lên chiếm 0,75%. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng sự phát
triển kinh tế của các hộ gia đình dân tái định cư ở đây còn rất chậm, có nhiều
nguyên nhân tác động do thiếu đất canh tác, thiếu vốn và khoa học kỹ thuật và
chưa thích ứng với môi trường mới. Đặc biệt là tình trạng không quen với con
giống, cây giống ở nơi ở mới.
Bảng 1: Tình trạng không quen với con giống, cây giống nơi ở mới.
Thuần nông Hỗn hợp Phi nông Tổng
Có 76 26 16 118
%
%
64.0
49.03
22.0
38.23
13.0
38.1
100
41,53
Không
%
%
79
53.7
68.7
42
28.6
61.8
26
17.7
62

147
100
55.5
Tổng
% có
155
58.5
68
25.7
42
15.84
265
100
Qua bảng khảo sát cho thấy đa số người dân tái định cư xã Tân Lập
không quen với môi trường sống ở mới, đặc biệt là không quen với cây con,
giống mới. Trong nhóm thuần nông trong tổng số 147 người được thì có 79
người trả lời không quen với cây con, giống mới chiếm 53,7%; có 76/118
người trả lời có quen với cây con giống mới chiếm 64%.
- Nhóm hỗn hợp có 42/147 người trả lời không quen với cây con giống
mới, có 26/118 người trả lời quen với cây con giống mới chiếm 22.0%.
- Nhóm phi nông có 26/147 người được hỏi trả lời không quen biết với
giống mới chiếm 17.7% và có 16/118 người hỏi trả lời có quen với cây con
giống mới chiếm 13.0%.
Trong cơ cấu chi tiêu của gia đình tập trung chủ yếu cho ăn uống, sau
đó là cho việc học tập của con cái, cho việc ma chay cưới xin, cho việc chữa
bệnh, chi cho việc khác. Qua cơ cấu chi tiêu ta thấy rằng bữa ăn hàng ngày
vẫn là nỗi lo chính của các gia đình, việc ma chay cưới xin không phải là việc
nợ treo trên đầu của người dân nông thôn trước đây. Những chi tiêu cho đời
sống văn hoá tinh thần, vui chơi giải trí còn tính toán của tương lai. Điều đáng
mừng là việc chi cho học tập của con cái đã đứng sau vấn đề chi tiêu cho ăn

uống. Điều đó được phản ánh trong sự khởi sắc của giáo dục của Xã Tân Lập
hiện nay.
Để thấy rõ hơn những đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tân Lập và gia
đình nông thôn ở đây, qua phân tích khảo sát cho thấy người chồng làm chủ
hộ chiếm 70%, vợ là 30%. Cơ cấu quyền lực này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến các hoạt động của gia đình, nhất là vấn đề ra quyết định. Những đặc điểm
kinh tế xã hội trên đây đã tác động trực tiếp hay gián tiếp vào vai trò của
người vợ và người trồng trong gia đình nông thôn xã Tân Lập, sự phân công
vai trò, sù thương lượng vai trò và chuyển đổi vai trò không chỉ là kết quả
của sự thay đổi trong gia đình mà còn là kết quả của sự thay đổi của những
điều kiện kinh tế - xã hội nói trên.
Gia đình là một hệ thống nhỏ trong hệ thống xã hội lớn. Hoạt động sản
xuất gắn chặt với sự tồn tại và phát triển gia đình. Qua lao động sản xuất,
cuộc sống vật chất, tinh thần của gia đình và các thành viên được duy trì, vị
thế, vai trò của vợ, chồng, con cái được xác lập và khẳng định, mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình càng trở nên bền chặt hơn, với tư cách là
một đơn vị sản xuất, gia đình có sự tổ chức lao động, phân công lao động phù
hợp với tuổi tác, giới tính, tâm lý của các thành viên trong gia đình và phù
hợp với sự phân công lao động xã hội nói chung. Cách thức tổ chức và sự
phân công này còn tùy thuộc vào sự thích ứng của từng gia đình, trong đó đặc
biệt là vai trò của người chủ hộ.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đã và đang tác động trực tiếp đến
đời sống của các gia đình kể cả nông thôn và thành thị, người vợ và người
chồng vẫn là người đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động sản
xuất của gia đình, vai trò của họ chắc chắn vẫn chịu ảnh hưởng của các giá trị
truyền thống nhưng đã có biến đổi Ýt nhiều để thích hợp với điều kiện kinh tế
thị trường, cho dù nơi họ đang sinh sống còn nhiều khó khăn. Xã Tân Lập là
một xã đa số người dân ở đây sống bằng nghề nông, một số sống bằng các
nghề phi nông nghiệp. Đặc điểm này thể hiện rõ qua cơ cấu mẫu khảo sát có
58,4% các hộ gia đình thuần nông; 15% hé gia đình phi nông và 25,6% là hỗn

hợp. Vì vậy nhìn tổng thể hoạt động sản xuất của các gia đình ở đây chủ yếu
là trồng ngô, lúa, trồng chè và cây hoa màu khác. Qua khảo sát cho thấy cả
người chồng và người vợ đều tham gia vào các hoạt động sản xuất và là người
đóng góp thu nhập chính của gia đình.
Bảng 2. Sù tham gia của vợ và chồng trong công việc sản xuất (%)
Công việc Vợ Chồng
1. Mua giống cây, con 57,1 85,4
2. Gieo cấy 91,7 92,9
3. Làm cỏ 97,1 95,8
4. Bón phân 88,3 92,3
5. Chữa bệnh cho cây, con 43,7 79,6
6. Tiêm phòng cho gia sóc, gia
cầm
24,3 70,2
7. Thu hoạch 90,0 95
8. Bán sản phẩm 59,3 67,3
9. Thuê lao động 9,7 11,5
10. Làm thuê 35,9 16,2
Qua khảo sát cho thấy đa số các hộ gia đình có cả vợ và chồng đều
tham gia các công việc sản xuất đến phát triển kinh tế gia đình - các công việc
như gieo cấy, làm cỏ, bón phân, thu hoạch cả vợ và chồng đều tham gia.
Nhữngc phần việc khác như chữa bệnh cho cây, con bán sản phẩm thuê lao
động chủ yếu là do chồng quyết định, xu thế chung quyền quyết định vẫn
thuộc về người chồng là chủ yếu.
Bảng 3. Mức độ tham gia của vợ và chồng trong công việc sản xuất (%)
Công việc
Vợ Chồng
Tăng
lên
Giảm

đi
Như cò Tăng lên Giảm đi Như cò
1. Mua giống cây, con 7,0 38,8 54,3 18,7 32,8 48,5
2. Gieo, cấy 4,2 34,3 61,5 4,6 34,3 61,1
3. Làm cỏ 7,0 33,5 59,6 6,3 33,2 60,5
4. bón phân 11,7 32,0 56,3 12,4 27,8 59,8
5. Chữa bệnh cho cây, con 8,6 38,7 52,7 14,8 28,4 56,8
6. Tiêm phòng cho gia sóc,
gia cầm
6,0 46,0 48,0 12,0 25,3 62,7
7. Thu hoạch 1,9 40,0 58,1 5,5 33,6 60,9
8. Bán sản phẩm 5,3 44,7 50,0 11,5 41,0 47,5
9. Thuê lao động 5,6 27,8 66,7 6,5 12,9 80,6
10. Làm thuê 42,5 19,2 38,4 57,4 8,5 34,0
Nhìn vào bảng tần suất ta thấy mức độ tham gia của vợ và chồng trong
công việc sản xuất nhìn chung không có gì thay đổi nhiều. Nhưng trong một
số công việc như thu hoạch của người vợ chỉ có 1,9% còn người chồng là
5,5%. Như vậy những phần việc nặng nhọc vẫn thiên về người chồng đảm
nhiệm còn người vợ chỉ làm những công việc nhẹ hơn.
Việc sử dụng thời gian lao động của vợ và chồng ở xã Tân Lập cô thể
như sau:
Bảng 4. Thời gian dành cho sản xuất
Phân bổ thời gian Số lượng Tỷ lệ %
< 2 tiếng 3 12
2 - 4 T 21 8.1
5 - 6T 17 6.5
> 6 T 219 84.2
Tổng 260 100
Trong tổng số 260 người được hỏi thì có 219 người có thời gian lao
động trên 6 tiếng chiếm 84,2%; chỉ có 3 người trên 260 người có thời gian lao

động là 2 tiếng chiếm 1,2%. Tuy nhiên qua phỏng vấn sâu cho thấy người vợ
còn dành một thời gian rất lớn cho công việc nội trợ như chăm sóc con cái.
Vai trò của người vợ và người chồng trong lao động sản xuất là một trong
những vai trò cơ bản khi họ đứng ở vị thế người vợ, người chồng. Đây cũng
là một trong những vai trò then chốt có ý nghĩa quan trọng trong phát triển
lọm tế gia đình, việc thực hiện tốt vai trò này sẽ góp phần củng cố vị thế xã
hội của người vợ và người chồng cũng như đem lại sự bình đẳng trong quan
hệ nam nữ trong phạm vi gia đình.
Qua bảng tương quan cho thấy người đóng góp thu nhập chính ở nhóm
thuần nông trước tái định cư cụ thể như sau:
* Đối với nhóm thuần nông: Trong tổng số 155 người được hỏi thì có
5/155 trả lời là có đóng góp chiếm 0,32%; chồng 49/155 chiếm 31,6%. Cả vợ
và chồng có 77/155 chiếm 49,6%.
* Những người đóng góp thu nhập chính sau tái định cư:
- Nhóm thuần nông: Trong tổng số 155 người được hỏi thì có 6 người
vợ cho rằng có đóng góp thu nhập cho gia đình, chiếm 0,38%; chồng 48/155
chiếm gần 40%; cả vợ và chồng là 71/155 người chiếm 45,9%, còn lại là các
đối tượng khác như ông bà, con cái khác Như vậy qua phân tích và so sánh
cho thấy sự đóng góp thu nhập chính của gia đình của người vợ và người
chồng trước tái định cư và sau tái định cư có thay đổi cho sự biến đổi nghề
nghiệp và phân công vai trò trong gia đình của người dân tái định cư xã Tân
Lập.
III. Vai trò của người chồng và người vợ trong hoạt động nội trợ.
Lao động sản xuất và lao động tái sản xuất là hai hình thức biểu hiện cơ
bản của vai trò giới trong xã hội và gia đình.
Đã có một thời gian dài người ta nhìn nhận nội trợ như một công việc
vặt vãnh, không được xem như là một loại lao động, vì vậy công việc này
không được trả công và thường gắn với vai trò của người phụ nữ.
Trong xã hội truyền thống, người chồng Ýt khi làm việc nội trợ, họ
thường thấy thấp kém và xấu hổ khi làm công việc này. Nội trợ là một việc

làm không kém phần quan trọng của gia đình, là một loại lao động đơn giản
vì nó đòi hỏi phải chi phí không Ýt thời gian và sức lực. Đặc biệt công việc
nấu nướng còn đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật, về khoa học dinh
dưỡng khéo léo. Mặt khác nội trợ đã đưa đến cho các thành viên trong gia
đình những phóc lợi về vật chất và tinh thần. Một căn nhà sạch sẽ thoáng mát,
bày biện hợp lý, một bữa ăn ngon miệng, hợp khẩu vị không chỉ làm tăng bầu
không khí đầm Êm vui vẻ trong gia đình mà còn làm tăng sức lực lao động
cho các thành viên.
Bảng 5: Sù tham gia của vợ và chồng trong sinh hoạt gia đình
(đơn vị%)
Công việc Vợ Chồng
- Đi chợ nấu ăn 96,7 60,5
- Trông con 87,9 59,2
- Chăm sóc con cái, 77,1 53,6
người già
- Giặt giũ 97,5 40,6
- Theo dõi hướng dẫn
con học
56,5 55,8
- Dọn dẹp nhà cửa 95,5 58,7
- Sửa chữa nhà, đồ đạc 17,7 91,8
- Thăm hỏi 77,8 92,2
- Giỗ, tết 72,1 94,7
- Cóng bái 51,9 90,0
- Họp thôn bản 44,6 91,5
- Họp các tổ chức đoàn
thể
49,8 77,2
Như vậy mức độ tham gia của vợ và chồng trong sinh hoạt gia đình
nhìn chung là khác nhau: hầu hết những phần việc nặng nhọc đều do người

chồng đảm nhận như sửa chữa nhà cửa: chồng chiếm 91,8%, còn người vợ chỉ
có 17,7%; nhưng các công việc nội trợ khác như đi chợ nấu ăn, chăm sóc con
cái, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa người vợ thường làm nhiều hơn. Sự phân công
vai trò khá rõ nét giữa người vợ và người chồng trong gia đình, nhưng nhìn
chung nội trợ là một lĩnh vực hoạt động không chỉ dành riêng cho người vợ
mà có cả người chồng cùng chia sẻ nhưng mức độ tham gia của người chồng
trong nội trợ Ýt hơn so với người vợ.
Bảng 6. Mức độ tham gia của vợ và chồng trong sinh hoạt gia đình
(Đơn vị %)
Công việc
Vợ Chồng
Tăng
lên
Giảm
đi
Như cò Tăng lên Giảm đi Như cò
- Đi chợ, nấu ăn 5,2 23,0 71,7 11,1 32,5 56,3
- Trông cons 13,4 7,5 78,7 11,2 20,7 68,1
- Chăm sóc con, người già 7,8 12,6 79,6 5,1 17,2 77,8
- Giặt giũ 7,5 9,2 83,3 1,4 14,9 83,8
- Theo dõi, hướng dẫn con
học
12,5 8,9 78,6 18,2 6,1 75,8
- Dọn dẹp nhà cửa 13,2 10,5 76,3 12,5 19,6 67,9
- Sửa chữa nhà đồ đạc 9,1 15,2 75,8 24,1 6,6 69,3
- Thăm hỏi 4,0 24,0 72,0 6,5 20,0 73,5
- Giỗ, tết 2,6 19,0 78,4 7,8 10,2 82,0
- Cóng bái 2,0 11,8 86,3 4,2 11,1 84,7
- Họp thôn bản 9,7 20,4 69,9 15,7 11,8 72,5
- Họp các tổ chức đoàn thể 13,2 17,9 68,9 14,0 10,5 75,4

Người vợ ngoài thời gian lao động sản xuất cùng với người chồng họ
phải tự mình gánh vác công việc nội trợ, họ coi đây là bổn phận trách nhiệm
của người đàn bà. Đây cũng là một sự phân công lao động theo giới trong gia
đình mà nhìn bên ngoài nó gần như không thay đổi nhiều lắm so với gia đình
truyền thống. Phần lớn các ý kiến của người được hỏi đều thống nhất cho
rằng nội trợ là công việc của phụ nữ điều đó đã phản ánh những ảnh hưởng
của quan niệm truyền thống vẫn còn tồn tại khá sâu sắc trong gia đình nông
thôn tái định cư ở xã Tân Lập.
Với quan niệm vị thế là chỗ đứng của vai trò, hay vai trò cấu thành vị
thế. Qua sự phân tích vai trò của người vợ và người chồng trong một số lĩnh
vực hoạt động của đời sống gia đình một thực cho thấy vai trò của người
chồng trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất vị trí chủ hộ của người chồng có
vị thế cao, một chỗ đứng tương xứng trong gia đình đây là một hiện tượng có
tính phổ biến. Nhưng ngược lại chỉ có một Ýt người vợ có vị thế tương ứng
với vai trò mà họ đảm nhiệm. Đặc biệt trong điều kiện sản xuất chủ yếu là
nông nghiệp, sự tác động của điều kiện kinh tế thị trường vào gia đình nông
thôn đã đặt ra không Ýt những thách thức, họ phải cố gắng vươn lên củng cố
và vun đắp hạnh phóc của gia đình. Thực tế phản ánh qua thu thập thông tin
phỏng vấn sâu cho thấy một bộ phận không nhỏ những người vợ có vị thế rất
thấp so với người chồng, họ là những người làm nhiều trong sản xuất cũng
như trong nội trợ nhưng họ không được quyền quyết định trong các công việc
chính của gia đình. Hoặc nếu được tham gia ý kiến bàn bạc thì kết luận cuối
cùng vẫn thuộc về người chồng. Trong một số lĩnh vực của đời sống gia đình
nông thôn vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử về giới, người phụ nữ vẫn là
người làm nhiều nhưng phần thưởng nhận được thì Ýt.
Tóm lại, so với gia đình truyền thống, ngày nay trong gia đình nông
thôn ở xã Tân Lập vị thế của người vợ đã Ýt nhiều được cải thiện, bình đẳng
nam nữ trong gia đình được nâng lên. Nhưng nhìn chung người phụ nữ vẫn là
người chịu nhiều thiệt thòi và có vị thế thấp kém hơn nam giới, bất bình đẳng
nam nữ vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình.

IV. Một số kết luận và đề nghị.
1. Kết luận
Hoạt động sản xuất là một lĩnh vực phản ánh đời sống kinh tế của gia
đình nông thôn xã Tân Lập.Trong cơ chế thị trường hiện nay, gia đình với tư
cách là một đơn vị kinh tế tự chủ đã lôi cuốn sự tham gia tích cực của người
vợ và người chồng và mục đích sản xuất là đem lại nhiều nguồn thu nhập cho
gia đình. Trong xu thế phát huy mọi tiềm năng lao động, đất đai và ngành
nghề bên cạnh làm ruộng và chăn nuôi gia đình nông thôn đã tạo ra nhiều
hình thức tổ chức sản xuất trong các gia đình ở đây. Hay nói cách khác yếu tố
ngành nghề đã tác động trực tiếp và khá mạnh mẽ đến việc thực hiện vai trò
của người vợ và người chồng trong lĩnh vực sản xuất. Trong gia đình thuần
nông vai trò sản xuất chủ yếu là người chồng và người vợ làm ruộng, còn vợ
vừa làm ruộng vừa chăn nuôi, trong gia đình hỗn hợp người vợ thiên về sản
xuất nông nghiệp hoặc có liên quan đến nông nghiệp và trong một chõng mực
nào đó họ có đóng vai trò vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, người
chồng có tham gia làm ruộng nhưng chủ yếu thiên về hoạt động phi nông
nghiệp, trong gia đình phi nông nghiệp người chồng đóng vai trò chủ chốt
trong sản xuất còn người vợ làm nội trợ. Trong một địa bàn chủ yếu là loại
hình kinh tế thuần nông, người vợ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động
sản xuất của gia đình, điều đó thể hiện qua vai trò người vợ trong nhóm gia
đình thuần nông. Những đóng góp của người vợ đã được sự đóng giá và thừa
nhận của các thành viên trong gia đình, nhất là sự đánh giá của người chồng
đối với vai trò của người vợ đã cho thấy giữa họ diễn ra sự thương lượng và
chuyển đổi vai trò trong sản xuất, họ đã không còn là người bị lệ thuộc hoàn
toàn vào người chồng, họ cũng có khả năng độc lập về mặt kinh tế, đó là cơ
sở quan trọng để họ vươn lên cải thiện vị thế xã hội của mình cũng như làm
tốt vai trò của người vợ, người phụ nữ trong xã hội hiện nay. Tuy vậy do vị trí
chủ hộ phần lớn thuộc về nam giới cho nên quyền quyết định trong sản xuất
chủ yếu cũng thuộc về người chồng, mọi cơ hội tiếp cận các nguồn lực trong
sản xuất đều phải phụ thuộc vào chủ hộ điều này đã hạn chế rất nhiều tính

năng động, sáng tạo của người vợ trong sản xuất.
Được sù quan tâm của Đảng và Nhà nước có những chính sách cụ thể
cho nhân dân tái định cư xã Tân Lập, cho nên đời sống nhân dân ở đây từng
bước cải thiện, bộ phận nông thôn có nhiều đổi mới đặc biệt là các hộ gia đình
tái đinh cư thuỷ điện Sơn La và nhân dân sở tại. Tuy nhiên trong lĩnh vực nội
trợ sự phân công vai trò hình ảnh người vợ vẫn gắn với bếp nóc, nội trợ đây là
hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường thấy trong các gia đình truyền thống
đặc biệt là nhóm gia đình thuần nông.
2. Một số đề nghị.
Để xây dựng gia đình "Bình đẳng, hạnh phóc và tiến bộ" và tạo điều
kiện cho gia đình thực hiện tốt chức năng của mình trong công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ thực trạng vai trò của người vợ và người
chồng ở gia đình nông thôn xã Tân Lập tôi xin đưa ra một số đề nghị sau đây:
Các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương
tiếp tục quan tâm và cụ thể hoá chính sách kinh tế - xã hội đặc biệt là chính
sách về đất đai, vay vốn, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm có liên
quan đến gia đình dân tái định cư tạo điều kiện cho gia đình làm tốt chức
năng của mình.
Tạo điều kiện thuận lợi để người phụ nữ làm tốt vai trò làm mẹ, làm vợ
góp phần làm nâng cao vai trò vị thế xã hội của họ phấn đấu quyền bình đẳng
nam nữ trong gia đình và xã hội.
Tuyên truyền và động viên nam giới chia sẻ trách nhiệm với người vợ
trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất và nội trợ để giúp làm tốt công việc gia
đình, công việc sản xuất và tham gia các hoạt động xã hội tích cực hưởng ứng
sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng và nhà nước ta.

×