Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Khái quát về đặc điểm cơ bản, quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.77 KB, 6 trang )

I. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, “thị trường chứng khoán” (TTCK) là nơi mua bán các
chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán và một
phần ở các "công ty chứng khoán".TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại,
được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và
dài hạn. Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao
đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ
chứng khoán.
Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển “thị trường chứng khoán” là mục tiêu đã
được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ
20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc
nghiên cứu và tìm hiểu quá trình phát triển của TTCK Việt Nam và các đặc điểm của
TTCK tại Việt Nam là rất quan trọng đối với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Nay,
nhờ sự định hướng của thầy giáo PGS. TS. Lê Hữu Ảnh, tôi đã hoàn thành đề tài:
“Khái quát về đặc điểm cơ bản, quá trình phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2008”. Do đề tài nghiên cứu chỉ dừng ở mức tìm
hiểu tổng quan về đặc điểm cơ bản và quá trình phát triển của TTCK Việt Nam nên
chưa đi sâu vào phân tích được chi tiết các đặc điểm cũng như những biến động của
TTCK Việt Nam trong những giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong những giai đoạn
khủng hoảng của nền kinh tế thế giới hiện nay.
II. Nội dung
1. Tổng quan tình hình phát triển của thị trường chứng khoán trong giai
đoạn 3 năm trở lại đây
a. Khái quát về tình hình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
- Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh
nghiệp thực hiện cổ phần hoá, nhưng TTCK nước ta mới chính thức hoạt động từ
năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh.
- Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 27 tỉ đồng và 6
công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hoá của thị trường mới
chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD. Vài năm gần đây mức vốn hóa của thị trường chứng khoán
Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) và


đến cuối tháng 4- 2007, đạt 24,4 tỉ USD (chiếm 38% GDP), tăng hơn 1400 lần so
với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP.
- Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào TTCK Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng kể. Tính
đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào khoảng 4 tỉ USD. Theo dự tính, quy
mô của thị trường còn tiếp tục được mở rộng do các doanh nghiệp nhà nước đã cổ
phần hoá sẽ tiếp tục niêm yết vào năm 2007-2008 trong đó có Ngân hàng Ngoại
1
thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với số vốn lên tới
hàng ngàn tỉ đồng.
- Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường.
Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VN-Index ở mức 100 điểm
thì tháng 3 - 2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1.170 điểm và sau một vài
tháng giảm sút, hiện nay VN-Index đang dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm
(đến giữa tháng 5-2007 đã lên 1.060 điểm), tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Đặc
biệt, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến
cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở,
trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư
có tổ chức cũng tăng lên đáng kể, hiện có 35 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt
Nam, trong đó 23 quỹ đầu tư nước ngoài và 12 quỹ đầu tư trong nước. Ngoài ra,
còn có gần 50 tổ chức đầu tư theo hình thức uỷ thác qua công ty chứng khoán.
- Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh
chóng. Tính đến nay, trên thị trường có 55 công ty chứng khoán, tăng mạnh hàng
năm, vốn điều lệ bình quân đạt 77 tỉ đồng/công ty. Ngoài ra, còn có sự tham gia
của 18 công ty quản lý quỹ, 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, 6
ngân hàng lưu ký.
- Sự ra đời của Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01-01-2007) đã tạo khung
pháp lý cao cho TTCK phát triển góp phần thúc đẩy khả năng hội nhập vào thị
trường tài chính quốc tế của TTCK Việt Nam.

- Những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký, lưu ký,
công khai và minh bạch, giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năng quản lý
hoạt động của TTCK từng bước được hoàn thiện. Đáng chú ý là Chính phủ đã chỉ
đạo việc phối hợp giữa Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân
hàng Nhà nước trong việc tăng cường kiểm soát TTCK ở nước ta, do đó thị trường
này vẫn đang ổn định và phát triển khá mạnh.
b. Biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 năm trở lại
- TTCK Việt Nam đã rất sôi động hơn 3 năm qua, có những lúc thị trường thăng hoa
cực độ và có những thời kỳ rất ảm đạm đến buồn chán. Để có cái nhìn tổng quan
về TTCK Việt Nam, chúng ta hãy nhìn vào sự biến động của nó trong 3 năm trở lại
đây.
- Tiếp đà tăng trưởng của cuối năm 2005, chỉ số VNIndex đã tăng mạnh và liên tục
đến 632.69 điểm vào ngày 25/4/2006. Sau đó chỉ số này bắt đầu suy giảm do thị
trường tăng lượng cung chứng khoán, nhiều công ty lớn như: STB, PPC, CII, SJS,
BMP… chào sàn đã làm cho TTCK hết sức ảm đạm, nhà đầu tư đứng ngồi không
yên đến ngày 2/8/2006 chỉ số VNIndex đã là 399.8 điểm. Tại thời điểm này, các
nhà đầu tư đón nhận một tin hết sức quan trọng là việc mở room cho nhà đầu tư
2
nước ngoài từ 30% lên 49%, lực cầu hồi phục nhanh chóng đã làm cho VNIndex
kết thúc sự suy giảm của mình và hình thành xu hướng tăng giá mới, xu hướng này
kéo dài đến tháng 11 năm 2006. Tuy cuối năm 2006 có những đại gia lên sàn như:
PVD, TDH, ABT, BHS… cũng không làm cho TTCK VN suy giảm mà với sự
kiện Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho chỉ số VNIndex tăng liên tục đến tận
13/3/2007 và đạt được số điểm là 1178.67, trong thời gian này có rất nhiều nhà đầu
tư mới tham gia thị trường; bằng chứng là các công ty chứng khoán liên tục quá
tải, các lệnh nhập mua bán hết sức khó khăn.
Hình 1: Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005 – 2008
- Sau đó chỉ số VNIndex lại có những lúc tăng giảm đầy bất giờ, cú tăng giá trở lại
trong tháng 5/2007 được cho là sự tham gia của những nhà đầu tư Nhật Bản nhưng
qua tháng 6/2007 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ra chỉ thị 03 giới hạn

cho vay chứng khoán làm cho TTCK lại rơi xuống hố đến ngày 20/8/2007 chỉ số
VNIndex chỉ còn 875.46 điểm. Nhà đầu tư được cho vay thế chấp chứng khoán trở
lại từ các ngân hàng thương mại nhờ lách chỉ thị 03 đã đẩy thị trường hứng khởi rõ
nét về mặt điểm số lẫn khối lượng giao dịch. Nhưng rồi đến cuối năm chỉ số này
vẫn không giữ được phong độ của mình đành lao dốc mạnh. Trong xu thế xuống
dốc mạnh từ cuối năm 2007 thì đầu năm 2008 đã chứng kiến TTCK VN liên tục
rơi tự do với hàng loạt các mã đều giảm điểm khá mạnh, tuy có hồi phục nhẹ trước
tết nguyên đán (năm Mậu Tí) nhưng trước nguy cơ hàng loạt các ngân hàng
thương mại mất tính thanh khoản trầm trọng đã bắt buộc các ngân hàng thương
mại phải giải chấp rất nhiều hợp đồng vay cầm cố chứng khoán, do đó chỉ số
VNIndex lại tiếp tục lao dốc không phanh xuống mức 496.94 vào ngày 25/3/2008.
3
Tại đây có sự thay đổi biên độ dao động nên đã giúp cho TTCK đảo ngược tình thế
và chỉ số VNIndex cũng đã tăng điểm liên tục cho đến ngày hôm nay.
- Khối lượng giao dịch khớp lệnh qua các năm cũng dần tăng lên theo qui mô lớn
mạnh của TTCK VN. Năm 2006 chúng ta có mức kỷ lục hơn 12,5 triệu cp/phiên,
năm 2007 ta có mức kỷ lục là hơn 18 triệu cp/phiên. Hiện tại mức kỷ lục đang
được xác lập là hơn 25 triệu cp/phiên vào ngày 10/3/2008.
Hình 2: Tình hình phát triển của VNIndex trong 6 tháng đầu năm 2008
2. Đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn
3 năm trở lại đây
- Cùng với sự phát triển của các nhà đầu tư là doanh nghiệp (bảo đảm về năng lực
tài chính, có tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư chứng khoán...) thì sự
phát triển của các nhà đầu tư cá nhân rất đông (chiếm hơn 60% số nhà đầu tư) và
nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đầu tư vào TTCK nước ta ngày càng nhiều
(bao gồm cả những nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân). Theo tính toán
của một số chuyên gia kinh tế thì ước tính vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam hiện đã lên đến 4 tỉ USD và còn tiếp tục tăng thêm trong
thời gian tới. Các nhà đầu tư nước ngoài (hiện có khoảng 1.700) chủ yếu đầu tư
vào cổ phiếu và trái phiếu đã niêm yết (khoảng 68% cổ phiếu và 32% trái phiếu),

trong đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã nắm giữ tới 1tỉ USD.
- Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước
ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người
mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng
“bong bóng” là có thật và cũng qua đó nhiều người được hưởng từ “một vốn, bốn
4
lời” thậm chí tới 10 hoặc hơn 10 lời. Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” của TTCK
cũng sẽ phát sinh 2 vấn đề cần phải quan tâm: (1) việc các nhà đầu tư nước ngoài
có điều kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho TTCK trong nước; (2) cũng đã tác động
khá mạnh đến thị trường bất động sản, đẩy giá nhà, đất lên cao.
- Các ngân hàng thương mại cổ phần sau quá trình tái cơ cấu đã làm ăn tốt, đang ổn
định và phát triển, tiếp tục tái cơ cấu để tăng cường năng lực cạnh tranh và hội
nhập theo các cam kết của WTO, trong đó có việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng
vốn. Theo quy định tại Nghị định số 141 ngày 22 - 11 - 2006 của Chính phủ “Về
ban hành danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng” thì đến hết năm 2007 vốn
điều lệ của các ngân hàng thương mại nước ta phải đạt 1000 tỉ đồng và đến năm
2010 phải đạt 3000 tỉ đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cổ
phiếu ngân hàng luôn “nóng”.
- Có sự chuyển dịch đáng kể vốn từ ngân hàng thương mại sang đầu tư chứng
khoán theo 2 hướng: (1) các nhà đầu tư cá nhân rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư
chứng khoán (2) những người khác (bao gồm cả công ty chứng khoán của ngân
hàng lại vay tiền của ngân hàng thương mại để kinh doanh chứng khoán (theo báo
cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ các ngân hàng thương mại cho các công ty
chứng khoán ngân hàng vay để kinh doanh chứng khoán tại thời điểm cuối năm
2006 là 2,6%). Qua đây cũng phần nào tác động đến hoạt động của ngân hàng
thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý và điều hành chính
sách tiền tệ
- Một đặc điểm quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam là lợi nhuận cao
với rủi ro trung bình.Thị trường chứng khoán Việt Nam còn kém minh bạch thông
tin thị trường, quyền lợi nhà đầu tư chưa được bảo vệ thỏa đáng, khối lượng giao

dịch chưa cao, các vấn đề về chính sách tài khóa tiền tệ còn “non trẻ”.
III. Kết luận
TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế mỗi nước. Tình hình sôi động của thị
trường chứng khoán ở Việt Nam, thời gian qua đã phản ánh hiện tượng kinh tế tốt
lành. Sự phát triển của TTCK một cách ổn định là tác nhân quan trọng không chỉ cho
sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng mà đối với cả nền kinh tế nói chung.
Báo cáo phân tích này sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu được tình hình phát triển của
TTCK Việt Nam hiện nay, từ đó mà dự đoán trước về những biến động của nó trong
giai đoạn Việt Nam đang mở cửa hội nhập, sau khi đã gia nhập WTO.
Tuy nhiên, do chỉ dừng lại ở mức tổng quan nên bản báo cáo chưa phân tích được
những đặc điểm của TTCK Việt Nam. Từ đó, bản báo cáo chưa nêu được những thuận
lợi và khó khăn trước mặt đói với sự phát triển của TTCK của Việt Nam trong giai
đoạn gia nhập WTO và trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, để đề ra
những phương án cần thiết giúp TTCK Việt Nam phát triển ổn định và không bị sụp
đổ.
*
5

×