TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC BCVT VÀ CNTT MIỀN NÚI
BÀI GIẢNG
AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Dùng cho hệ Trung cấp ĐTVT)
Biên soạn: Bùi Tuấn Ngọc
THÁI NGUYÊN 2010
V N P T
Lêi nãi ®Çu
Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Trong sự phát
triển đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của nghành Bưu chính viễn thông. Với sự nỗ
lực của toàn thể cán bộ công nhân viên ngành bưu điện, trong hơn 10 năm qua bưu
chính viễn thông Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc theo kịp với sự phát triển của
khu vực và quốc tế. Một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công
nêu trên là yếu tố con người. Trong đó những công nhân, giao dịch viên bưu điện (những
người trực tiếp lắp đặt, phát triển dịch vụ, vận hành thiết bị, trực tiếp tiếp xúc, giao dịch
với khách hàng) đã, đang và sẽ đóng góp phần quan trọng vào sự thành công chung của
toàn ngành.
Để có đội ngũ công nhân Viễn thông yêu nghề, có hiểu biết và có tay nghề vững
đáp ứng được những yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh thì việc đào tạo trong
các nhà trường cần được đổi mới và nâng cao chất lượng theo kịp với yêu cầu của hoạt
động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Trong đó đặc biệt coi trọng việc đổi mới và
thống nhất tài liệu giảng dạy.
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên, tôi đã biên soạn cuốn bài giảng “AN
TOÀN LAO ĐỘNG” cho ngành Điện tử viễn thông hệ Trung cấp chuyên nghiệp dựa
theo đề cương chương trình của: “TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM”
ban hành.
Đây là cuốn bài giảng tích hợp cả lý thuyết và thực hành. Nội dung gồm năm
chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hộ lao động
Chương 2: Vệ sinh lao động
Chương 3: Kỹ thuật an toàn điện
Chương 4: Chống sét
Chương 5: Phòng cháy chữa cháy
Qua giảng dạy trực tiếp bộ môn này và qua tham khảo các tài liệu có liên quan tôi
đã hoàn thành tài liệu này. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những
thiếu sót; Rất mong nhận được những đóng góp của các thày, cô giáo và các bạn đọc để
tài liệu này được hoàn thiện hơn.
Tác giả
Bùi Tuấn Ngọc
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tran
g
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
9
1.1. Mục tiêu, ý nghĩa, tính chất của bảo hộ lao động
9
1.1.1. Mục tiêu của bảo hộ lao động
9
1.1.2. Ý nghĩa của bảo hộ lao động
9
1.1.3. Tính chất của bảo hộ lao động
10
1.2. Những văn bản pháp quy của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
11
1.2.1. Những vấn đề về an toàn lao động trong bộ luật lao động
11
1.2.2. Khen thưởng, xử phạt về bảo hộ lao động
18
1.3. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông
Việt Nam
18
1.3.1. Khái niệm chung
18
1.3.2. Kỹ thuật an toàn lao động trong các công trình Bưu chính viễn thông
19
Câu hỏi ôn tập
23
Chương 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG
24
2.1. Khái niệm
24
2.2. Các yếu tố tác hại đến cơ thể người trong quá trình lao động
24
2.2.1 Vi khí hậu
24
2.2.2. Phòng chống tiếng ồn và chấn động trong sản xuất
26
2.2.3. Phòng chống bụi trong sản xuất
31
2.2.4. Phòng chống tác hại của hoá chất độc trong sản xuất
33
2.2.5. Phòng chống ảnh hưởng của điện từ trường đối với sức khoẻ người lao
động
33
2.2.6. Kỹ thuật chiếu sáng trong sản xuất
34
2.2.7. Kỹ thuật thông gió trong sản xuất
37
2.3. Nhận biết và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ con người liên
quan đến vệ sinh, an toàn lao động
37
2.3.1. Phương tiện bảo vệ đầu
38
2.3.2. Dây thắt lưng an toàn phòng chống ngã cao
38
2.3.3. Phương tiện bảo vệ mắt và mặt
38
2.3.4. Phương tiện bảo vệ thính giác
39
2.3.5. Phương tiên bảo vệ hô hấp
39
2.3.6. Phương tiện bảo vệ tay
39
2.3.7. Phương tiện bảo vệ chân
39
2.3.8. Phương tiện bảo vệ thân thể
40
Câu hỏi ôn tập
40
Chương 3: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
41
3.1. Khái niệm
41
3.2. Các nguyên nhân gây mất an toàn điện
41
3.2.1. Tiếp xúc với điện hạ áp
41
3.2.2. Tiếp xúc với điện cao áp
43
3.3. Các biện pháp an toàn điện
43
3.3.1. Bao bọc cách điện
43
3.3.2. Treo cao, che chắn, rào chắn, biển báo
43
3.3.3. Khoảng cách an toàn với điện cao áp
44
3.3.4. Dùng điện áp thấp
44
3.3.5. Nối đất bảo vệ
44
3.4. Cấp cứu người bị tai nạn điện
46
Câu hỏi ôn tập
48
Chương 4: CHỐNG SÉT
49
4.1. Khái niệm
49
4.2. Kỹ thuật chống sét
49
4.2.1. Chống sét bằng dây thu lôi
50
4.2.2. Chống sét bảo vệ cáp quang
52
4.2.3. Chống sét trên mạng điện cấp nguồn hạ áp
53
4.2.4. Chống sét bảo vệ công trình viễn thông
54
4.3. Nhận biết các thiết bị chống sét
55
4.3.1. Thiết bị chống sét chủ động
55
4.3.2. Hệ thống chống sét thụ động
56
4.3.3. Chống sét cáp đồng trục
56
4.3.4. Chống sét đường dây truyền số liệu
57
4.3.5. Chống sét đường nguồn
57
Câu hỏi ôn tập
58
Chương 5: PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
59
5.1. Khái niệm
59
5.2. Những kiến thức cơ bản về cháy nổ
59
5.2.1. Lý thuyết tự bốc cháy nhiệt
59
5.2.2. Lý thuyết tự bốc cháy chuỗi
60
5.2.3. Sự khác nhau giữa hai lý thuyết
60
5.2.4. Điều kiện để cháy và nguồn gây lửa
60
5.3. Những nguyên nhân gây cháy nổ
61
5.3.1. Nguyên nhân do điện
61
5.3.2. Nguyên nhân do bất cẩn khi sử dụng ngọn lửa trần
61
5.3.3. Nguyên nhân do đốt, phá hoại
61
5.3.4. Nguyên nhân do thiên nhiên
62
5.4. Biện pháp phòng cháy
62
5.4.1. Tiêu diệt nguyên nhân gây ra cháy
62
5.4.2. Hạn chế sự cháy phát triển
63
5.4.3. Các biện pháp chuẩn bị cho đội cứu hoả
63
5.5. Biện pháp chữa cháy
63
5.5.1. Các chất dập tắt lửa
63
5.5.2. Các dụng cụ chữa cháy
65
Câu hỏi ôn tập
67
Tài liệu tham khảo
68
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mục tiêu: Học sinh phải nắm được ý nghĩa, mục đích của bảo hộ lao động và các
nội dung của văn bản pháp quy về an toàn vệ sinh lao động của Nhà nước và ngành Bưu
chính viễn thông.
1.1. Mục tiêu, ý nghĩa, tính chất của bảo hộ lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và
các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao
động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu
tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Xã hội
có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu có, tự do dân chủ cũng
là nhờ người lao động. Tri thức mở mang, cũng nhờ lao động. Vì vậy lao động là sức
chính của sự tiến bộ xã hội loài người".
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp
xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường Đây là một quá trình hoạt động
phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi
ro làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề
đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Một trong
những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao động cho mọi người và
làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
1.1.1. Mục tiêu của bảo hộ lao động
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu
không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn
thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử
vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn,
vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao
động.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không
để xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc
các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao
động.
1.1.2. Ý nghĩa của bảo hộ lao động
1.1.2.1. Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu
của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh,
không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức
9
lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động
làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao
động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà
nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được
cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của
doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
1.1.2.2. Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao
động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là
nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng
mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo
hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và
phát triển.
Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe
mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên
và khoa học kỹ thuật.
Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những
tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã
hội.
1.1.2.3. Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao
động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an
tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng
suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản
xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động.
Nếu công tác bảo hộ lao động không tốt dẫn đến tai nạn lao động thì chi phí bồi
thường tai nạn là rất lớn, ngoài ra có thể kéo theo chi phí cho sửa chữa máy móc, nhà
xưởng, nguyên vật liệu
Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều
kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.3. Tính chất của bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động có 3 tính chất:
1.1.3.1. Tính pháp luật
Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao
động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động được nghiên
cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ
chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động
phải có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện.
1.1.3.2. Tính khoa học - kỹ thuật
Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao
động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ
10
sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc
phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học
kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành.
Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học, muốn cải thiện điều kiện
lao động nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải hiểu và giải quyết nhiều vấn
đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh vực như thông gió,
chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý học lao động đồng thời với nền sản xuất công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản
xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản
thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động. Như vậy công tác bảo hộ lao động
phải đi trước một bước.
1.1.3.3. Tính quần chúng
Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt:
Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là
người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát
hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện
pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh
lao động.
Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có
đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến
người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo
hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn.
1.2. Những văn bản pháp quy của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
1.2.1. Những vấn đề về an toàn lao động trong bộ luật lao động
Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội
thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 quy định quyền và nghĩa vụ
của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc
sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất.
Vì vậy, Bộ luật lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống
pháp luật quốc gia.
Trong bộ Luật lao động những chương liên quan đến an toàn vệ sinh lao động:
- Chương VII : Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
- Chương IX : Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Chương X : Những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Chương XI : Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao
động khác.
- Chương XII : Những quy định về bảo hiểm xã hội.
- Chương XVI : Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi
phạm pháp luật lao động.
Tuy nhiên, trong phạm vi chương trình chỉ đưa ra một số nội dung chính như sau:
1.2.1.1. Quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
11
a. Thời gian làm việc
- Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.
Đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thời giờ
làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ.
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng
không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm.
- Thời giờ làm việc ban đêm tính bắt đầu từ 22 hoặc từ 21 giờ tuỳ theo vùng khí hậu
do Chính phủ quy định.
b. Thời gian nghỉ ngơi
- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ
làm việc. Riêng người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm
việc. Trong một tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày do người sử dụng lao
động sắp xếp (có thể là chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần).
- Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người
sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít
nhất là bốn ngày.
- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca
khác.
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau
đây: Tết dương lịch (một ngày), tết âm lịch (bốn ngày), Ngày Chiến thắng 30/4 (một
ngày), ngày Quốc tế lao động (một ngày), ngày Quốc khánh (một ngày).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động
được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử
dụng lao động thì được nghỉ hàng năm là: 12 ngày đối với người làm công việc trong
điều kiện bình thường, 14 ngày đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt, đối với người dưới
18 tuổi và 16 ngày đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống
khắc nghiệt. Ngoài ra, cứ năm năm làm việc thì số ngày nghỉ được tăng thêm một ngày.
Trongsuốt thời gian trên, người lao động được hưởng nguyên lương.
- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo
ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong
doanh nghiệp.
- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm
thành nhiều lần, hoặc gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba
năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý.
- Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc
chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.
12
- Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng
tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương của người lao động trong
những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.
- Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính
theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền.
1.2.1.2. Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao
động, thực hiện các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện
lao động cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Người lao động phải tuân
thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh
nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp
luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về bảo vệ môi trường.
- Chính phủ với sự tham gia của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lập chương
trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, ban hành hệ thống
tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản,
lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao
động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung
quanh theo quy định của pháp luật. Phải được khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với
cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động.
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành.
- Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc
phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho
tới khi nguy cơ được khắc phục.
- Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được
khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
1.2.1.3. Quy định riêng đối với lao động nữ
- Nhà nước có chính sách và biện pháp từng bước giúp lao động nữ phát huy có hiệu
quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Mở
rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động nữ.
- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc
phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.
- Trong số Thanh tra viên lao động phải có tỷ lệ thích đáng nữ Thanh tra viên.
1.2.1.4. Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác
13
a. Lao động chưa thành niên
- Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nơi có sử dụng
người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh,
công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi thanh
tra viên lao động yêu cầu.
- Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên.
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nhưng phải có sự đồng ý và theo dõi của
cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
- Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá bảy giờ
một ngày.
- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm
thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quy định.
b. Lao động là người cao tuổi
- Người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi.
- Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ
làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần
theo quy định của Chính phủ. Không được sử dụng họ làm những công việc nặng nhọc,
nguy hiểm và độc hại.
- Nếu có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao
tuổi kéo dài thời hạn hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định mà
vẫn phải đảm bảo quyền lợi theo chế độ hưu trí.
c. Lao động là người tàn tật
- Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích việc thu nhận,
tạo việc làm cho người tàn tật. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp
người tàn tật phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách
cho vay với lãi suất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống.
- Những nơi thu nhận người tàn tật vào học nghề, làm việc được xét giảm thuế,
được vay vốn với lãi suất thấp và được hưởng các ưu đãi khác để tạo điều kiện cho người
tàn tật học nghề, làm việc.
- Chính phủ quy định tỷ lệ lao động là người tàn tật đối với một số nghề và công
việc mà doanh nghiệp phải nhận; nếu không nhận thì doanh nghiệp phải góp một khoản
tiền theo quy định của Chính phủ vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho
người tàn tật.
- Thời giờ làm việc của người tàn tật không được quá bảy giờ một ngày.
- Cơ sở dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật
được giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị và được
miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp.
- Những nơi dạy nghề cho người tàn tật hoặc sử dụng lao động là người tàn tật phải
tuân theo những quy định về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ
sinh lao động phù hợp và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của lao động là người tàn tật.
14
- Người lao động là thương binh, bệnh binh, ngoài các quyền lợi quy định tại các
điều trong Mục này, còn được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh,
bệnh binh.
d. Lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao
- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có quyền kiêm việc hoặc
kiêm chức trên cơ sở giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao
động, với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng lao động đã giao kết và phải
báo cho người sử dụng lao động biết.
- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được bảo hộ về quyền tác
giả theo quy định của pháp luật khi có giải pháp hữu ích và sáng chế, phát minh. Trường
hợp công trình nghiên cứu do vốn đầu tư của doanh nghiệp tài trợ thì được chia hiệu quả
kinh tế theo hợp đồng đã ký kết về đề tài nghiên cứu đó.
- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có quyền nghỉ dài hạn không
hưởng lương hoặc được hưởng một phần lương để nghiên cứu khoa học hoặc để học tập
nâng cao trình độ mà vẫn được giữ chỗ làm việc, theo thoả thuận với người sử dụng lao
động.
- Người sử dụng lao động có quyền giao kết hợp đồng lao động với bất kỳ người
nào có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, kể cả công chức Nhà nước trong những công
việc mà quy chế công chức không cấm.
- Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với người lao động có
trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đến làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo và những
vùng có nhiều khó khăn.
e. Lao động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài lao động tại
Việt Nam, người Việt Nam lao động ở nước ngoài
- Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam, trong khu chế xuất, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài
hoặc quốc tế tại Việt Nam, hoặc làm việc cho cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam
và người nước ngoài lao động tại Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật lao động Việt
Nam và được pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ.
- Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài muốn tuyển lao động là
người Việt Nam phải thông qua tổ chức dịch vụ việc làm. Nếu tổ chức dịch vụ việc làm
giới thiệu hoặc tuyển lao động không đáp ứng yêu cầu, thì doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân có quyền trực tiếp tuyển và phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác.
- Người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng lao động mà người đó chịu sự điều hành của tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì
phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại; nếu theo hiệp định về hợp
tác lao động được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước sở tại thì phải
tuân theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại và hiệp định đó.
- Đối với người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài
theo hình thức nhận thầu, khoán công trình do doanh nghiệp Việt Nam điều hành và trả
lương, thì áp dụng các quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
15
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có quyền được biết các quyền lợi và
nghĩa vụ của mình, được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ
về mặt lãnh sự và tư pháp, được quyền chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và tài sản cá nhân
về nước, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chính sách, chế độ khác theo quy
định pháp luật của Việt Nam và của nước sở tại.
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ đóng góp một phần tiền
lương cho quỹ bảo hiểm xã hội.
g. Một số loại lao động khác
- Người làm nghề hoặc công việc đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật được áp dụng
một số chế độ phù hợp về tuổi học nghề và tuổi nghỉ hưu; về ký kết hợp đồng lao động;
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; về tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, an
toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm
thường xuyên tại nhà mà vẫn được hưởng nguyên quyền lợi như người đang làm việc tại
doanh nghiệp.
- Người lao động làm việc tại nhà theo hình thức gia công không thuộc phạm vi áp
dụng của Bộ luật này.
- Người được thuê mướn để giúp việc trong gia đình có thể giao kết hợp đồng lao
động bằng miệng hoặc bằng văn bản; nếu được thuê mướn để trông coi tài sản thì phải ký
kết bằng văn bản.
- Người sử dụng lao động phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc
gia đình, có trách nhiệm chăm sóc khi người giúp việc bị ốm đau, tai nạn.
- Tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các khoản trợ cấp do hai bên
thoả thuận khi giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động phải cấp tiền tàu xe
đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp
việc tự ý thôi việc khi chưa hết thời hạn hợp đồng lao động.
1.2.1.5. Những quy định về bảo hiểm xã hội
- Nhà nước quy định chính sách về bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và
nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia
đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.
- Các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng
loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các
chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp.
- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử
dụng từ 10 người lao động trở lên.
- Người lao động làm việc ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động, hoặc làm
những công việc thời hạn dưới ba tháng, theo mùa vụ, hoặc làm các công việc có tính
chất tạm thời khác, thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử
dụng lao động trả để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện
hoặc tự lo liệu về bảo hiểm.
16
- Trong thời gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải trả đủ lương và chi phí cho người lao động
theo quy định.
- Sau khi điều trị, tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, người lao động được giám định và xếp hạng thương tật để hưởng trợ
cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội trả.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương;
+ Người lao động đóng bằng 5% tiền lương;
+ Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội
đối với người lao động;
+ Các nguồn khác.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước,
hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các
biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ.
1.2.1.6. Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động
- Thanh tra Nhà nước về lao động bao gồm Thanh tra lao động, Thanh tra an toàn
lao động và Thanh tra vệ sinh lao động.
- Thanh tra Nhà nước về lao động có các nhiệm vụ chính sau đây:
+ Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, an toàn lao động và vệ sinh
lao động;
+ Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động;
+ Xem xét, chấp thuận các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp an toàn lao
động trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án thiết kế; đăng ký và cho phép đưa
vào sử dụng những máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
+ Tham gia xem xét chấp thuận địa điểm, các giải pháp vệ sinh lao động khi xây
dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ
các chất phóng xạ, chất độc thuộc danh mục do Bộ Y tế quy định;
+ Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật lao
động;
+ Quyết định xử lý các vi phạm pháp luật lao động theo thẩm quyền của mình và
kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của các
cơ quan đó.
- Thanh tra viên lao động phải là người không có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp với đối tượng thuộc phạm vi thanh tra. Thanh tra viên lao động, kể cả khi
đã thôi việc, không được tiết lộ những bí mật biết được trong khi thi hành công vụ và
phải tuyệt đối giữ kín mọi nguồn tố cáo.
- Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động phải cộng tác chặt chẽ với Ban
chấp hành công đoàn. Nếu vụ việc có liên quan đến các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật,
chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra viên lao động có thể mời các chuyên gia, các kỹ thuật
17
viên lành nghề về lĩnh vực hữu quan làm tư vấn; khi khám xét máy, thiết bị, kho tàng,
phải có mặt người sử dụng lao động và người trực tiếp phụ trách máy, thiết bị, kho tàng.
- Thanh tra viên lao động trực tiếp giao quyết định cho đương sự, trong quyết định
phải ghi rõ ngày quyết định bắt đầu có hiệu lực, ngày phải thi hành xong, nếu cần thiết
ghi cả ngày phúc tra.
Quyết định của Thanh tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành.
Người nhận quyết định có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Thanh tra viên lao động.
- Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước về lao động.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế có trách nhiệm lập hệ thống tổ
chức thanh tra Nhà nước về lao động thuộc thẩm quyền và chức năng của mình; quy định
tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm, thuyên chuyển, miễn nhiệm, cách chức thanh tra viên;
cấp thẻ thanh tra viên; quy định chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và các chế độ, thủ tục
cần thiết khác.
- Việc thanh tra an toàn lao động, thanh tra vệ sinh lao động trong các lĩnh vực:
phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ,
đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan
quản lý ngành đó thực hiện với sự phối hợp của Thanh tra Nhà nước về lao động.
1.2.2. Khen thưởng, xử phạt về bảo hộ lao động
1.2.2.1. Khen thưởng
Người sử dụng lao động có quyền xét khen thưởng những tập thể hay cá nhân người
lao động thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
1.2.2.2. Xử phạt
- Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Bộ luật này, thì tuỳ mức độ vi
phạm mà bị xử phạt bằng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ hoặc thu hồi giấy
phép, buộc phải bồi thường, buộc đóng cửa doanh nghiệp hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
- Người nào có hành vi cản trở, mua chuộc, trả thù những người có thẩm quyền theo
Bộ luật này trong khi họ thi hành công vụ thì tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Các chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự đối với những quyết
định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt giám đốc, người quản lý hoặc
người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp đối với những vi phạm pháp luật lao động
trong quá trình điều hành quản lý lao động theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm bồi
hoàn của những người này đối với doanh nghiệp được xử lý theo quy chế, điều lệ của
doanh nghiệp, hợp đồng trách nhiệm giữa các bên đã ký kết hoặc theo quy định của pháp
luật.
- Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật lao
động.
1.3. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông
Việt Nam
1.3.1. Khái niệm chung
18
Từ khi thành lập đến nay Tổng công ty Bưu chính – viễn thông Việt Nam (nay là
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam) đã có nhiều văn bản, chỉ thị triển khai các quy
trình, quy phạm của Ngành. Tổng Công ty đã có những chỉ thị về việc thực hiện các quy
phạm của ngành Bưu điện về công tác bảo hộ lao dộng: Quy phạm ngành 68QPN-17-81
quy định về kỹ thuật trong an toàn xây dựng và bảo dưỡng đường dây thông tin; Quy
phạm ngành 68QPN 15-78 quy định về công tác an toàn điện; Quy phạm của Nhà nước
(QPVN-12-78) về việc phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đối với đường
dây thông tin; quy trình ngành theo Quyết định số 1437-QĐ/TCCBLĐ ngày 16-9-1991
quy định về công tác bảo hộ lao động trong khai thác vận chuyển bưu chính và phát hành
báo chí.
1.3.2. Kỹ thuật an toàn lao động trong các công trình Bưu chính viễn thông
1.3.2.1. An toàn lao động trong xây dựng công trình ngoại vi
a. An toàn lao động trong thi công cáp
* Tổ chức lao động an toàn trên công trình:
- Trước khi thi công: Phải có đủ thủ tục, thủ trưởng giao nhiệm vụ cụ thể, ban chỉ
huy phải có phương án thi công và phương án đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Đơn vị
thi công phải phổ biến yêu cầu xây lắp, phương án thi công, biện pháp làm việc an toàn
cho công nhân viên.
Đội, tổ sản xuất nhận công trình phải khảo sát nắm vững mọi mặt, tổ chức phân
công giao việc rõ ràng, ghi chép theo dõi cụ thể.
Không được bố trí người yếu tim, thần kinh và phụ nữ làm việc trên cao và trên
sông nước.
Công nhân mới, học sinh thực tập, dân công thuê phải được huấn luyện kỹ thuật an
toàn và yêu cầu công việc.
Bố trí lán trại, ăn, ở, đi lại thuận tiện hợp vệ sinh.
- Trong thi công: Hàng ngày CBCNV trước khi làm việc phải kiểm tra chất lượng
dụng cụ, vật liệu phòng hộ lao động Trước mỗi công việc, công nhân phải kiểm tra lại
công việc được phân công có đảm bảo an toàn không, nếu thấy công việc được phân
công mà vi phạm kỹ thuật an toàn thì phải kiến nghị với cấp lãnh đạo xem xét lại công
việc đó. Công việc nặng nhọc, cần đông người phải bố trí cân xứng, có chỉ huy, an toàn
vệ sinh viên (ATVSV) đôn đốc nhắc nhở chấp hành nội quy.
Nơi thi công đặc biệt, phức tạp có phương án thi công cụ thể. Cán bộ đội, cán bộ
phụ trách kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn. Nơi cần đông người, khẩn trương phải tăng cường
kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn.
Khi thay đổi phương án thi công, kỹ thuật lắp ghép, dụng cụ thi công phải phổ biến
cho công nhân viên.
- Sau khi thi công: Sau một ca làm việc công nhân phải kiểm tra lại công việc đang
làm dở, các dụng cụ, những chướng ngại trên công trình phải ghi chú bàn giao cụ thể.
Sau một tuần làm việc, kiểm điểm công tác đồng thời kiểm điểm thực hiện nội quy quy
phạm. Công tác thu dọn công trình phải phân công, bố trí lao động chặt chẽ, không khoán
trắng.
19
- Điều kiện thời tiết khác nhau: Trời rét dưới 5
o
C không bố trí công nhân làm việc
trên cột cao trên 10 m; đi lại đầm lầy, ruộng nước công nhân phải mặc đủ ấm.
Mùa hè phòng say nắng cần có lán trại, đủ nước uống, xếp ca kíp hợp lý. Lán trại
của công nhân phải chống sét, chú ý nếu có dây điện đi qua. Trời mưa giông, sấm sét
không để công nhân làm việc trên cột điện, không tiếp xúc với đường dây, cáp và dây
đất. Trong ngày mưa bão, phân công công nhân đi bảo vệ đường dây, công trình dang dở
phải có từ 2 người trở lên đủ phòng hộ, phương tiện, dụng cụ làm việc.
- Thi công trên các vùng khác nhau: Thi công qua ruộng vườn, phát chặt cây phải
liên hệ, có phương tiện dụng cụ an toàn, qua thị trấn, thị xã, thành phố phải có tín hiệu,
biển cấm, gác đường, hướng dẫn qua các công trình khác (nhà, điện đèn, ống nước )
phải nắm chắc địa hình, cán bộ đội, cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn công nhân; qua
rừng núi, hải đảo phải đảm bảo an toàn nhiều mặt: thú dữ, an ninh đi lại
- Thi công ở nơi có nhiều cây cối: Đơn vị phổ biến kỹ thuật an toàn (KTAT) chạt
cây, tư thế đứng, đảm bảo khoảng cách, tránh cây đổ vào người. Phát chặt cây ở gần
đường ô tô, tàu hoả, nhà, đường phố phải có cờ hiệu, gác đường, biển cấm; ở rừng núi
cấm dùng lửa đốt gây cháy rừng.
- Làm việc trên sông nước: Đơn vị thi công phải nắm vững thiết kế, khảo sát hiện
trường, có phương án thi công cụ thể, phổ biến cho cán bộ công nhân viên (CBCNV)
nắm vững yêu cầu, biện pháp an toàn, có giấy phép cấm tàu thuyền qua lại trên sông. Khi
thi công phải có người canh gác an toàn cho tàu thuyền, công nhân làm việc phải biết bơi,
có đủ thuyền, xà lan, phao bơi cho công nhân. Phương tiện của đơn vị phải bố trí người
biết điều khiển; nếu đơn vị khác thì phải hợp đồng cụ thể, rõ ràng, có quy ước, đủ
phương tiện dự phòng.
- Làm việc ở khu vực có điện lực và truyền thanh: Công nhân làm việc phải có đủ
sức khoẻ; được huấn luyện an toàn điện, biết phương pháp cấp cứu người bị điện giật.
- Phân công giao việc cho tập thể, cá nhân phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho
từng việc như: kiểm tra lại hiện trường, kiểm tra việc cắt hoặc đóng, kiểm tra độ cao,
khoảng cách dây điện có đúng quy định không? Thử nghiệm đường điện đã cắt điện
chưa? Các trang bị an toàn điện có đủ cho công nhân làm việc hay không.
- Công nhân tự kiểm tra thấy không an toàn điện, không có cán bộ phụ trách hướng
dẫn, có quyền đề nghị với cán bộ đội, tổ sản xuất và phải có biện pháp an toàn mới được
làm việc.
- Bất kể công trình lớn, nhỏ ngắn dài hạn, đơn vị phải có đủ thủ tục biện pháp an
toàn.
* Công tác vận chuyển trên công trường:
- Chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ phương tiện vận chuyển, vật liệu, phương tiện, dụng
cụ: Ô tô, cần cẩu, thuyền, đòn khiêng Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển của đơn vị
phải chấp hành nội quy vận hành và luật lệ giao thông.
- Bốc dỡ cột nặng, cồng kềnh có nhiều người làm phải có người chỉ huy thống nhất.
Hàng xếp trên phương tiện: Vật nặng xếp ở dưới, nhẹ ỏ trên, có dây buộc, cẩn thận đối
với hoá chất.
20
- Khi xeo cột phải đúng quy định, thống nhất động tác. Bốc dỡ cột lên xe, xuống xe
phải có đòn xeo, cầu trượt hoặc ròng rọc, phải có đủ người, có chỉ huy động tác thống
nhất.
- Công nhân khi khiêng cột phải có sức khoẻ, chiều cao đồng đều, cùng vai, thống
nhất động tác. Khi qua địa hình phức tạp, phải bố trí đường đi, người dắt, độ nghiêng 45
o
trở lên phải có dây kéo. Khiêng cột, vật liệu qua cầu, đường sắt, đường ô tô, khi nghỉ phải
để gọn, không xếp phương tiện cao quá. Chuyển cột, vật liệu bằng xe cải tiến phải làm
chủ tốc độ, chú ý khi xuống dốc; chuyển bằng thuyền phải biết chèo, phân công rõ ràng.
- Công nhân lái cẩu, ô tô trước khi làm việc phải kiểm tra cáp, ròng rọc, máy nâng
hạ, kiểm tra nút buộc chắc chắn; không cho công nhân ngồi trên vật liệu, trên rơ moóc;
chở xăng dầu, chất dễ cháy phải có bình chữa cháy; người theo xe không đùa nghịch, xe
đỗ mới được lên xuống.
* An toàn lao động trong thi công và bảo quản dây cáp thông tin
Khi thi công và bảo quản cáp thông tin còn phải thực hiện những quy định sau:
- An toàn khi ra cáp và kéo cáp xuống đường cáp:
+ Đủ phương tiện và an toàn, chú ý người qua lại đường cáp, công nhân kéo cáp
chấp hành luật lệ giao thông, phải có găng tay, đệm vai.
+ Dụng cụ đóng mở bể cáp an toàn, thao tác nhẹ nhàng, kê đỡ vững chắc. Công
nhân làm việc dưới bể cáp phải đeo khẩu trang, đi ủng, mở bể sau 5-10 phút mới xuống
làm việc.
- An toàn trong hàn nối cáp:
+ Khi hàn nối cáp phải có biển chắn đường, ô che mưa nắng, công nhân hàn phải
có khẩu trang, kính bảo hộ lao động, ủng hoặc giày. Sắp xếp ngăn nắp xăng, dầu, đèn
hàn, mỏ hàn, thiếc, nhưạ thông. Không dùng xăng để nấu thiếc, khi thiếc nóng chảy
không đổ nước lã vào.
+ Khi sử dụng đèn hàn phải kiểm tra ống dẫn xăng, đầu phun; lượng xăng trong
đèn dưới 2/3 dung lượng, nút xăng vặn chặt; điều chỉnh ngọn lửa không quá to; không để
xăng, đồ vật dễ cháy gần lửa; khi đốt đèn phải có lửa mồi nóng mới bơm áp lực, khi hàn
xong mở nắp dầu.
+ Hàn cáp trên sông phải có phụ hàn, thuyền neo vững chắn.
- An toàn đặt hộp đầu cáp:
Đặt hộp đầu cáp trên cột, trên tường nhà phải kiểm tra tường, cột. Đề phòng bỏng
khi hàn nối dây. Trời mưa, sấm sét công nhân không được đấu dây trên cao vào hộp đầu
dây. Cột, vỏ hộp phải được tiếp đất chống sét. Nơi đặt hộp thuận tiện cho việc kiểm tra,
nếu đặt trên cao phải bố trí thang trèo, ghế ngồi.
- An toàn khi thả cáp qua sông:
+ Bố trí công nhân có sức khoẻ, biết bơi, biết sử dụng thuyền. Phải có phương án,
phương tiện và đồ dùng cấp cứu. Phổ biến cho công nhân biện pháp an toàn. Đủ phương
tiện an toàn như cáp bện, thuyền, xà lan, ca nô, phao bơi. Có hiệu lệnh chỉ huy thống
nhất.
21
+ Bố trí công nhân phụ thợ lặn, tuyệt đối chấp hành thời gian lặn. Khi neo thuyền
chú ý sức chịu đựng của dây neo; có báo hiệu, gác tàu thuyền, cẩn thận khi chèo, chống
sào thả cáp.
+ Khi hợp đồng với đơn vị ngoài (tàu quốc, ca nô, thợ lặn ), không để công nhân
tự tiện sử dụng các phương tiện, thiết bị của đơn vị đó, nếu được phải có hướng dẫn.
+ Khi thi công cáp đường dài qua làng, ruộng, vườn, chú ý đảm bảo an toàn cho
người, phương tiện, súc vật qua lại.
- An toàn trong thi công cáp treo:
+ Khi tháo gỡ cáp treo phải kiểm tra cột, dây co, dây cáp bện. Chỗ vượt đường,
điện đèn dùng ròng rọc (phương pháp kéo phông màn) hoặc chống đỡ không được để
chập, đứt.
+ Thi công cáp nội thị, nhập đài và dây trần trong thị trấn, thị xã, thành phố khi ra
hoặc kéo dây cáp phải đảm bảo độ cao khoảng cách với dây điện đèn, dây truyền thanh
theo tiêu chuẩn.
b. An toàn lao động khi thi công trên cột cao
* Phân công giao việc cho công nhân làm việc trên cột, mái nhà, trên cầu tuân theo các
quy định sau:
- Trước khi làm việc, công nhân phải kiểm tra thang, mái nhà, gốc cột
- Làm việc trên cao cấm đi guốc, dép, ủng, giầy da mà phải đi giầy vải,đế cao su,
phải thắt dây an toàn vững chắc.
- Đưa dụng cụ, vật liệu lên xuống phải có túi đựng, dây kéo, không được tung ném,
bỏ túi quần hoặc gác trên ngọn cột, mái nhà Khi có người làm việc trên cao, không cho
người qua lại xung quanh dưới điểm đó.
- Không được lên xuống cột bằng dây co, cột chống, khi có hai người làm việc trên
một cột phải thử xà, chân chống xem có chịu được trọng lực hay không. Công nhân làm
việc ở cột góc không được đứng trong góc nhỏ của đường dây. Mái nhà, bức tường rạn
nứt không được trèo lên làm việc. Khi trèo cột bằng chân trèo sắt, cấm đi một chân trèo.
- Tuỳ nơi cao thấp sử dụng thang thích hợp; không được nối hai thang. Địa hình
phức tạp khó dựng thang thì phải buộc gọn chân thang vào nơi an toàn; không bắc thang
vào bình sứ; không đứng mút đầu thang, chú ý đứng trên thang cân bằng, sử dụng lực kéo
vào người.
1.3.2.2. An toàn lao động trong bảo dưỡng, sửa chữa cột ăngten
- Trước khi sửa chữa cột ăng ten phải xác định đúng mức sự hư hỏng của cột, nắm
vững thiết kế, có phương pháp an toàn cụ thể, báo cắt điện tín hiệu.
- Khi làm việc trên cột ăng ten nhất thiết phải dùng dây an toàn; khi kéo hạ người
phải đi từ từ; khi làm việc phải buộc bàn trèo vào gốc cột; cấm người qua lại quanh gốc
cột; cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên có mặt tại hiện trường.
- Ngày mưa, dông bão sấm sét không bố trí công nhân làm việc trên cột ăng ten và
đi lại trong bãi ăng ten kể cả đường dây phi đơ.
- Khi sơn cột phải sơn từ trên xuống, có dây an toàn, đề phòng đổ vỡ, trơn trượt,
22
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Cho biết mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao động?
2. Cho các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong luật bảo hộ lao
động?
3. Cho biết các quy định của Ngành về công tác bảo hộ lao động trong khi thi công
các công trình Viễn thông?
23
Chương 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh phải nắm được các nguyên nhân
không đảm bảo các yếu tố vệ sinh lao động, biết cách phòng chống các tác hại của
các yếu tố có hại trong sản xuất gây nên.
2.1. Khái niệm
Vệ sinh lao động là một môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố có hại
trong sản xuất đối với sức khoẻ của người lao động; từ đó đề ra những biện pháp cải
thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Vệ sinh lao động bao gồm hệ thống các biện pháp và phương tiện tổ chức về kỹ
thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người
lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các
việc cần thiết. Trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó đối
với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép các yếu tố có
hại trong môi trường lao động.
Vệ sinh lao động nghiên cứu đến ảnh hưởng của khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, bụi
bẩn, hơi độc, thông gió, tiếng ồn và dòng điện tần số cao ảnh hưởng đến người lao động
trong quá trình làm việc. Vệ sinh lao động còn nghiên cứu đến điều kiện về không gian,
thời gian, vị trí làm việc từ đó đề ra các quy tắc vệ sinh an toàn lao động.
Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động bao gồm:
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khoẻ.
- Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh.
- Biện pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động,
theo dõi, quản lý sức khoẻvà tuyển dụng lao động.
- Biện pháp về sinh học, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như: kỹ thuật thông gió, điều hoà nhiệt độ,
chống bụi, khí độc, kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc; kỹ thuật chống phóng xạ, bức
xạ, điện từ trường
Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế xây dựng
các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo máy móc thiết bị, quá
trình công nghệ.
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh của các yếu tố có
hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép.
2.2. Các yếu tố tác hại đến cơ thể người trong quá trình lao động
2.2.1 Vi khí hậu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của
nơi làm việc, bao gồm các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ chuyển động
của không khí.
2.2.1.1. Nhiệt độ
24
a. Nhiệt độ cao
Nước ta ở vùng nhiệt đới nên mùa hè nhiệt độ có khi lên đến 40
o
C. Lao động ở nhiệt
độ cao đòi hỏi sự cố gắng cao của cơ thể, sự tuần hoàn máu mạnh hơn, tần suất hô hấp
tăng, sự thiếu hụt ôxy tăng nên cơ thể phải làm việc nhiều để giữ cân bằng nhiệt.
Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi, trong lao động
nặng cơ thể phải mất 6 đến 7 lít mồ hôi nên sau mỗi ngày làm việc cơ thể có thể bị sút 2
đến 4 kg.
Mồ hôi mất nhiều sẽ làm mất muối của cơ thể. Cơ thể người chiếm 75% là nước,
nên việc mất nước không được bù đắp kịp thời dẫn đến những rối loạn các chức năng
sinh lý của cơ thể do rối loạn chuyển hoá muối và nước gây ra.
Khi cơ thể mất nước và muối quá nhiều sẽ dẫn đến các hậu quả sau đây:
- Làm việc ở nhiệt độ cao, nếu không điều hoà thân nhiệt bị trở ngại sẽ làm thân
nhiệt tăng lên. Dù thân nhiệt tăng 0.3 đến 1
o
C, trong người đã cảm thấy khó chịu, gây đau
đầu, chóng mặt, buồn nôn, gây trở ngại nhiều cho sản xuất và công tác. Nếu không có
biện pháp khắc phục dẫn đến hiện tượng say nóng, say nắng, kinh giật, mất trí.
- Khi cơ thể mất nước, máu sẽ bị quánh lại, tim làm việc nhiều nên dễ bị suy tim.
Khi điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim cũng bị rối loạn rõ
rệt.
- Đối với cơ quan thận, bình thường bài tiết từ 50 đến 70% tổng số nước của cơ thể.
Nhưng trong lao động nóng, do cơ thể thoát mồ hôi nên thận chỉ bài tiết 10 đến 15% tổng
số nước nên nước tiểu cô đặc gây viêm thận.
- Khi làm việc ở nhiệt độ cao, công nhân uống nhiều nước nên dịch vị loãng làm ăn
kém ngon và tiêu hoá cũng kém sút. Do mất thăng bằng về muối và nước nên ảnh hưởng
đến bài tiết các chất dịch vị đến rối loạn về viêm ruột, dạ dày.
- Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những phản ứng nghiêm
trọng. Do sự rối loạn về chức năng điều khiển của vỏ não sẽ dẫn đến giảm sự chú ý và
tốc độ phản xạ sự phối hợp động tác lao động kém chính xác , làm cho năng suất kém,
phế phẩm tăng và dễ bị tai nạn lao động.
b. Nhiệt độ thấp
Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so với nhiệt độ cao. Tuy nhiên sự
chênh lệch quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể:
- Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá lạnh gây ra cảm
lạnh.
- Bị lạnh cục bộ thường xuyên có thể dẫn đến bị cảm mãn tính, rét run, tê liệt từng
bộ phận riêng của cơ thể.
- Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các khớp xương, đau các
bắp thịt.
- Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho công nhân bị cóng, cử động không
chính xác, năng suất giảm thấp.
Những người làm việc dưới nước lâu, làm việc nơi quá lạnh cần phải được trang bị
25
các phương tiện cần thiết để chống rét và chống các tác hại do lạnh gây ra.
2.2.1.2. Độ ẩm
Độ ẩm không khí nói lên lượng hơi nước chứa trong không khí tại nơi sản xuất. Độ
ẩm tương đối của không khí cao từ 75 đến 80% trở lên sẽ làm cho sự điều hoà nhiệt độ
khó khăn, làm giảm sự toả nhiệt bằng con đường bốc mồ hôi.
Nếu độ ẩm không khí cao và khi nhiệt độ cao, lặng gió làm con người nóng bức,
khó chịu.
Nếu độ ẩm không khí thấp, có gió vừa phải thì thân nhiệt không bị tăng lên, con
người cảm thấy thoả mái, nhưng không nên để độ ẩm thấp hơn 30%.
2.2.1.3.Vận tốc không khí
Luồng không khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của không khí. Tốc độ lưu
chuyển không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự toả nhiệt, nó càng lớn thì sự toả nhiệt
trong một đơn vị thời gian càng nhiều.
Gió có ảnh hưởng rất tốt đến với việc bốc hơi nên nơi làm việc cần thoáng mát.
Luồng không khí có tốc độ đều hoặc có tốc độ và phương thay đổi nhanh chóng đều
có ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản xuất.
2.2.1.4. Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là những hạt phát ra liên tiếp từ các nguồn nhiệt hoặc nguồn sáng
truyền trong không khí dưới dạng tia, bao gồm tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia sáng
thường. Nhiệt độ càng cao tia bức xạ càng lớn. Bức xạ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến
cơ thể con người; tia hồng ngoại gây say nắng, gây một số bệnh về mắt; tia tử ngoại gây
bỏng da, giảm thị lực, chóng mặt, kém ăn
Qua nghiên cứu, người ta đã đưa ra giới hạn cho phép của các yếu tố trong vi khí
hậu:
- Nhiệt độ tối đa cho phép: Nhiệt độ tiêu chuẩn là 30
o
C không chênh lệch quá nhiệt
độ ngoài trời là 5
o
C.
- Bức xạ nhiệt: Nhiệt độ càng cao tia bức xạ càng lớn. Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
đối với bức xạ nhiệt là 1calo/cm
2
/phút.
- Độ ẩm: Quy định về vệ sinh lao động ở nơi sản xuất là ≥ 30%.
- Tốc độ chuyển động của dòng không khí không vượt quá 3m/s.
2.2.2. Phòng chống tiếng ồn và chấn động trong sản xuất
2.2.2.1. Khái niệm
Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu, gây rối sự làm việc nghỉ ngơi của người
lao động.
Nguồn sinh ra ồn, chấn động rất đa dạng, có thể do nguồn cơ học, khí động học,
tiếng nổ và những chấn động gây ra.
2.2.2.2. Phân loại tiếng ồn và chấn động
a. Tiếng ồn
Có nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau:
26
- Theo nơi xuất hiện tiếng ồn: phân ra tiếng ồn trong nhà máy sản xuất và tiếng ồn
trong sinh hoạt.
- Theo nguồn xuất phát tiếng ồn: phân ra tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động và tiếng
ồn các máy điện.
+ Tiếng ồn cơ khí:
• Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự chuyển động của các cơ cấu
phát ra tiếng ồn không khí trực tiếp.
• Gây ra bởi bề mặt các cơ cấu hoặc các bộ phận kết cấu liên quan với chúng.
• Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn, gò,
dát kim loại,
+ Tiếng ồn khí động: Sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, khí chuyển động vận tốc lớn
(tiếng ồn quạt máy, máy khí nén, các động cơ phản lực ).
+ Tiếng ồn của các máy điện:
• Do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay dưới ảnh hưởng của lực từ
thay đổi tác dụng ở khe không khí và ở ngay trong vật liệu của máy điện.
• Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong máy và sự rung động các
chi tiết và các đầu mối do sự không cân bằng của phần quay.
b. Chấn động
- Chấn động do sự chuyển động cơ học của các máy móc, thiết bị.
- Chấn động sinh ra từ các dây chuyền công nghệ sản xuất công nghiệp.
- Từ các loại dụng cụ cơ khí cầm tay với bộ phận chuyển động điện hoặc khí nén là
những nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người.
2.2.2.3. Ảnh hưởng của tiếng ồn và chấn động tới cơ thể người
a. Tiến ồn
- Đối với cơ quan thính giác:
+ Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng
nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi
lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có một hạn độ nhất định.
+ Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đi rõ rệt và phải sau một thời
gian khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
+ Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục
hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển thành
những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc.
- Đối với hệ thần kinh trung ương:
+ Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống thần
kinh trung ương, sau một thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của đầu não
thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không ổn
định, trí nhớ giảm sút
- Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
27