Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SKKN Việc tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.29 KB, 7 trang )








SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VIỆC TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH
THCS

I. đặt vấn đề.

Tiếng Anh, với tư cách là môn tiếng nước ngoài, là môn văn hoá cơ bản,
bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu
của học vấn phổ thông.
Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ
giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các
nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hoà nhập với cộng
đồng quốc tế.
Môn tiếng Anh ở trườnh phổ thông góp phần phát triển tư duy ( trước hết
là tư duy ngôn ngữ) và hỗ trợ cho việc dạy tiếng Việt. Với đặc trưng riêng, môn
Tiếng Anh góp phần đổi mới PPDH, lồng ghép và chuyển tải nội dung của
nhiều môn học khác ở trường phổ thông.
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Tiếng Anh góp
phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
Tiếng Anh ngày càng trở lên cần thiết và quan trọng vì nó còn là môn học
bắt buộc để học sinh lớp 9 dự tuyển vào lớp 10 THPT , đánh dấu một bước


ngoặt trên con đường học vấn của các em. Bởi vậy nên môn học này cần nhiều
sự quan tâm của nhà trường và giáo viên để giúp các em học sinh hình thành và
phát triển những kiến thức kĩ năng cơ bản và những phẩm chất trí tuệ cần thiết
để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Nhưng có một thực tế là nhiều em học sinh rất sợ môn học này và học rất
kém. Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan như: bệnh lười học, thấy khó
nên không hứng thú, dễ quên vv, dẫn đến kết quả học tập không cao, kết quả
các đợt thi khảo sát chất lượng định kì rất thấp. Thực trạng này không chỉ ở

nhiều trường học nói chung mà ở tại trường THCS Đình Tổ nói riêng. Qua
nhiều năm giảng dạy bộ môn tại trường, tôi nhận thấy mình cần phải tìm ra một
số biện pháp nào đó hưũ hiệu hơn nhằm giúp các em học sinh có động cơ học
tập tích cực hơn nữa để có thể nâng cao chất lượng đại trà bộ môn và đóng góp
một phần vào sự chuyển biến chất lượng chung của nhà trường. Tôi mạnh dạn
vận dụng thử nghiệm và xin đưa ra một số suy nghĩ của mình trong việc tạo
hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh. Tôi nghĩ rằng để các em có thể
học tốt hơn môn học này ngoài việc phân tích cho các em hiểu và nhận thức
được tầm quan trọng của môn học , việc tạo hứng thú học tập trong từng tiết học
là rất cần thiết , điều này sẽ làm cho các em yêu thích môn học, từ đó sẽ dành
nhiều thời gian cho môn học ở nhà, còn trên lớp các em sẽ chú ý nghe giảng và
tham gia vào ứng xử các tình huống giao tiếp linh hoạt hơn.

II. NộI DUNG.

1.Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học.
Đồ dùng dạy học rất cần sử dụng khi không thể mô tả được. Giáo viên cần
tăng cường sử dụng thường xuyên. Đồ dùng dạy học không chỉ thuần tuý là sự
minh hoạ mà còn là nguồn thông tin cực kỳ quan trọng giúp học sinh có hứng
thú tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.
Một giờ học Tiếng Anh nếu như không có đồ dùng dạy học thì bài học

hôm đó sẽ giảm đi rất nhiều sự sinh động. Ngược lại, một thứ đồ dùng dù rất
đơn giản nhưng cũng thu hút học sinh và làm cho giờ học hấp dẫn hơn rất nhiều.
a. Đồ dùng có thể là những bức tranh minh hoạ nội dung bài học. Trong dự
án thí điểm, Bộ đã cấp khá nhiều tranh môn T.Anh từ lớp 6- 9, đây là một
nguồn đồ dùng sẵn có, giáo viên có thể mượn thường xuyên ở phòng đồ

dùng. Những phần kiến thức cần tranh để minh hoạ mà không có trong
phòng đồ dùng để mượn, giáo viên có thể phát động học sinh làm bằng
cách giao cho học sing vẽ, vừa khuyến khích được các em vận dụng môn
hoạ vào thực tế, vừa sử dụng được các bức vẽ đó trong nhiều lần khác.
Tranh vẽ để minh hoạ một tình huống giao tiếp liên quan đến nội dung bài
sắp học, giáo viên cũng có thể sử dụng khả năng sẵn có của mình, vẽ lên
bảng những hình vẽ đơn giản. Bằng khả năng này hiệu quả của giờ học
cũng đạt được khá cao.
b. Đồ dùng dạy học có thể là những tấm thẻ ( cards). Giáo viên có thể cắt
khoảng 12 tấm thẻ cứng, một mặt có thể dùng phấn, một mặt có thể dùng
bút dạ, cả hai mặt đều có thể xoá được dễ dàng. Giáo viên luôn để sẵn
những tấm thẻ này trong cặp sách, bất cứ giờ học nào phù hợp có thể sử
dụng được rất tiện và cũng làm cho bài học sinh động hơn. Những tấm thẻ
này có thể giúp học sinh ôn lại các từ liên quan đến kiến thức sắp học
bằng trò chơi “ Pelmanism’’, có thể giúp HS thực hành vận dụng các cấu
trúc ngữ pháp trong bài.
c. Bảng phụ, hoặc những áp phích ( poster) cũng rất đơn giản, dễ sử dụng.
Khi dạy bài đọc, bài nghe giáo viên có thể dùng áp phích viết sẵn ở nhà
cho HS đoán câu đúng- sai trước khi đọc hoặc nghe nội dung bài học. Tuy
nhiên bảng phụ có tiện lợi hơn là có thể xoá được và sử dụng rất nhiều
lần.
d. Đồ dùng dạy học là những thứ có sẵn trong cuộc sống hàng ngày. Khi có
liên quan đến từ mới sẽ dạy trong bài, hoặc có liên quan đến nội dung bài
học: thuỷ tinh, nhựa, gạo, muối, sữa, hoa, non đồ uống hay những thực

phẩm như củ, quả vv. Giáo viên có thể mang theo từ nhà và từ đó giúp
HS liên tưởng sang tên gọi của nó trong T. Anh, điều này sẽ giúp học sinh

có thể nhớ từ đó ngay trên lớp. Sẽ tốt hơn rất nhiều khi giáo viên chỉ nói
bằng lời , ví dụ như “ gạo’’ trong Tiếng Việt thì tiếng Anh nói là “
rice’’ vv.
e. Đồ dùng dạy học là đài, băng nghe để dạy phần nghe hiểu, là những đồ
dùng thiết yếu vừa giúp giáo viên không phải đọc, vừ giúp học sinh quen
với nghe bằng đài. Nếu giáo viên lười sử dụng đài thì khả năng nghe hiểu
của HS cũng bị hạn chế.
f. Công nghệ thông tin ( GAĐT ) là phương tiện hiện đại thay thế cho đồ
dùng dạy học một cách hữu hiệu. Nếu có thể thường xuyên sử dụng thiết
bị dạy học này thì khả năng thu hút sự chú ý của HS vào bài học và gây
hứng thú học tập cho học sinh rất cao. Trong khi sử dụng giáo án điện tử
giáo viên có thể sử dụng nhiều hình ảnh thực tế sinh động, kích thích trí tò
mò, khám phá của HS. Giúp các em tích cực chủ động hơn trong hoạt
động học tập của mình.

2. Sử dụng các thủ thuật dạy học phù hợp gắn với các trò chơi bổ ích.
Cho học sinh chơi trò chơi trong giờ Ngoại Ngữ không phải là sự lãng phí
thời gian , vô bổ, hay có ảnh hưởng đến chất lượng giờ học đó theo quan niệm
của một số người. Thực tế đó là sự vận dụng một số thủ thuật dạy học theo tinh
thần đổi mới PPDH. Những thủ thuật dạy học gắn với việc tổ chức cho học sinh
chơi các trò chơi là cách thức tốt thúc đẩy khả năng tư duy và vận dụng kiến
thức vừa học của học sinh vào các trò chơi đó, không chỉ tạo cho các em sự
hứng thú học tập, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, mà còn tạo ra một sân
chơi có sự ganh đua “ thắng- thua” giữa các nhóm từ đó khuyến khích các em
tích cực chủ động hơn trong hoạt động học tập của mình .
Các trò chơi thường xuyên nên vận dụng là:


1. Lucky number
2. Noughts and crosses
3. Hang man
4. Shack attack
5. Bingo
6. Chain game
7. Slap the board
8. Pelmanism
9. Jumped words

3. Đưa ra nhiệm vụ học tập cần thiết và hợp lí.
Phương pháp dạy học mới có rất nhiều ưu điểm, với các thủ thuật dạy học
đa dạng. Tuy nhiên đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng hợp lí và linh hoạt để
đích cuối cùng là rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu;
tạo niềm vui hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho
HS.
Đưa ra các nhiệm vụ học tập cho HS là cần thiết nhưng đòi hỏi phải hết
sức phù hợp. Vì vậy giáo viên cần thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực
hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp
dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện
cụ thể của từng lớp học.
Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến
thức, chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS.

Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư
duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Giao nhiệm vụ học tập trên lớp kết hợp thường xuyên với việc hướng dẫn
học tập ở nhà như học thuộc lòng từ mới, làm bài tập trong sách bài tập, sách

nâng cao theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên phải có sự kiểm tra , đôn đốc
thường xuyên, thậm chí sử phạt rất nặng những trường hợp lười biếng để dăn
đe. Quan tâm, động viên kịp thời những em có biểu hiện tiến bộ nhằm tạo thái
độ tự tin trong học tập cho các em.

III. Kết luận.

Để nâng cao chất lượng mỗi giờ học của bộ môn, để các em học sinh có
thái độ tích cực và nhận thức đúng đắn về vai trò của Ngoại Ngữ- Tiếng Anh
trong giai đoạn hiện nay, từ đó các em có động cơ học tập chủ động, tích cực
hơn. Ngoài yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, tạo được niềm vui hứng
thú học tập và sự yêu thích môn học cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.
Mỗi người có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo cách của
mình và tạo hứng thú học tập cho các em dưới các hình thức khác nhau. Trên
đây chỉ là một số suy nghĩ của cá nhân tôi qua một thời gian giảng dạy thực tế
và có sự học hỏi kinh nghiệm từ bè bạn đồng nghiệp. Tôi hi vọng có thể lĩnh hội
được nhiều kinh nghiệm hơn nữa để bản thân vận dụng vào công tác giảng dạy
của mình ngày càng tốt hơn.

×