Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở khối 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.62 KB, 21 trang )

1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong chiến lược con người, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của giáo
dục đạo đức, chính đạo đức đã góp phần quan trọng vào quá trình giáo dục nhân cách
con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bác Hồ đã dạy: “ Đạo đức là cái gốc
của người cách mạng. Đạo đức cũng phải là cái gốc của con người phát triển toàn diện
mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo”.
Một trong những tư tưởng đổi mới nền giáo dục hiện nay là tăng cường giáo
dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan và giảm nguy cơ bỏ học
của học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…( Điều 23-Luật giáo dục).
Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá
nhiều về hiện tượng học sinh chưa ngoan, học sinh bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ
đánh nhau. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia
đình và nhà trường.
Thực vậy, trong nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề giáo dục học sinh chưa
ngoan luôn là nội dung được các nhà quản lý – thầy cô giáo đặc biệt quan tâm, họ
đang tìm và thực hiện nhiều giải pháp để giáo dục có hiệu quả. Tuy nhiên thực tế vẫn
còn là điều bức xúc của nhà trường, gia đình và xã hội. Các nhà giáo dục, các thầy cô
giáo vẫn luôn đau đầu về tình trạng học sinh chưa ngoan được biểu hiện ở các hành vi
lệch lạc so với chuẩn mực nhà trường, năng lực học tập yếu kém với những cái tên
khá phổ biến thông thường như: học sinh cá biệt, khó dạy, hư hỏng, chậm tiến, lười
học…thực trạng này luôn tồn tại ở các nhà trường phổ thông trong đó có ở học sinh
khối 10 trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh tỉnh Long An .
Ngoài ra, do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường: game online, các trang web
-Trang 1 -
2
kích dục, bạo lực ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường trong công tác giáo


dục học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan, vì vậy nếu không định hướng tốt sẽ xói
mòn những giá trị đạo đức được xây dựng từ trước, nảy sinh một số mâu thuẩn thậm
chí trái ngược với bài giảng về đạo đức của giáo viên đến học sinh. Bên cạnh đó, đa
số học sinh ở trường là con em nông dân nên trình độ nhận thức về mọi mặt còn thấp.
Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn, vì
vậy các em chán nản dẫn đến việc bê trễ trong học tập cũng như rèn luyện, thậm chí
tâm lý không ổn định.
Ngoài những yếu tố trên thì ở trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông tuyển
sinh đầu vào là học sinh lớp 9 từ 6 xã khác nhau nhập học cấp III, nên khác nhau về
nề nếp sống, nề nếp sinh hoạt dẫn đến khó hòa đồng với nhau. Gây khó khăn cho việc
quản lý nề nếp trật tự kỷ luật, giáo dục đạo đức học sinh nhằm đảm bảo hoạt động
giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất.
Qua thực tế, trong thời gian công tác của mình về việc giáo dục đạo đức học
sinh chưa ngoan, tôi nhận thấy một số yếu tố tác động ảnh hưởng không nhỏ đến công
tác giáo dục đạo đức học sinh : Phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường
còn nhiều hạn chế, việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh chưa thật sự cụ
thể. Chưa kết hợp chặt chẽ với nhà trường – gia đình và xã hội trong công tác giáo dục
học sinh chưa ngoan.
Với khả năng hiện có của mình cùng những lí do trên, và là một giáo viên kiêm
nhiệm công tác Đoàn thanh niên quản lý nề nếp, trật tự kỷ luật học sinh của trường,
nên bản thân nhận thức rõ nhiệm vụ được giao trong mục tiêu giáo dục học sinh chưa
ngoan của trường hiện nay. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi mạnh dạn chọn và viết đề
tài: “Một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở khối 10
trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông”.
Tuy đây là đề tài khá sâu rộng đã được nhiều người nghiên cứu, áp dụng cho
nhiều đối tượng ở các trường phổ thông như: Xây dựng lại niềm tin cho học sinh cá
biệt, ngăn chặn và giáo dục lại trẻ chưa ngoan… nhưng các nghiên cứu này áp dụng
-Trang 2 -
3
thực hiện đối với học sinh khối 10 trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông thì gặp

nhiều khó khăn, chưa thật sự phù hợp, chưa mang lại hiệu quả cao nhất. Chính vì thế,
trong năm học 2012 -2013 bản thân tôi đã nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nâng
cao công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở khối 10 trường THCS & THPT Hậu
Thạnh Đông và áp dụng trong năm học 2013 -2014. Mặc dù vận dụng các hình thức
này chưa nhiều, nhưng tôi cũng đã tích lũy cho mình một số kinh nghiệm, những kinh
nghiệm này giúp tôi thành công trong công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường
với mong muốn góp phần nhỏ phương pháp của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục trong trường.
-Trang 3 -
4
PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh là phát triển cái tốt, cái thiện để khắc
phục, đẩy lùi cái xấu, cái ác trong bản thân mỗi con người. Niềm tin vào khả năng
hướng thiện và hoàn lương đối với con người chỉ có trên cơ sở thấu hiểu tính nhân bản
của con người để tin cậy và ra sức giúp đỡ, giáo dục con người trở nên tốt đẹp với tất
cả tấm lòng nhân ái và bao dung.
Kế thừa và phát triển tư tưởng giáo dục lại con người của Hồ Chí Minh, trong
sự nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục lại trẻ
em hư, người chưa thành niên phạm pháp. Từ đó các Bộ, Ngành chức năng luôn chú
trọng vần đề này. Một số công trình và dự án nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và
các giải pháp ngăn chặn, giáo dục lại trẻ em hư, người chưa thành niên phạm pháp đã
được thực hiện. Một số công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề này đực thể hiện trong
các tác phẩm, bài báo khoa học… hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục học sinh chưa
ngoan ở các trường phổ thông.
Ở nước ta, từ ngày chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được nâng cao, nhưng bên cạnh đó những tiêu cực của cơ chế thị
trường đã tác động đến một bộ phận thanh niên, học sinh. Do rất nhiều nguyên nhân
khác nhau đã dẫn đến một bộ phận thanh thiếu niên học sinh chưa ngoan, cá biệt, khó
giáo dục, vi phạm chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật do xã hội quy định như:
Thiếu ý thức tổ chức kỉ luật, kết quả học tập yếu kém, trốn học, bỏ học, thái độ vô lễ,

thiếu tôn trọng thầy cô, người lớn, không vâng lời cha mẹ. Tác phong sinh hoạt bê tha,
la cà hàng quán, chống đối, ngỗ ngáo, tham gia vào các băng nhóm Vấn đề gây
nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh, cho xã hội và cho nhà trường trong việc giáo dục
đạo đức học sinh.
Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập học đường và có xu
hướng gia tăng. Sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, các trang web “ đen”…
làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục và cách nghĩ
trong lứa tuổi học sinh… mà nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về
-Trang 4 -
5
những vấn đề này. Đặc biệt các vụ việc đánh nhau của các thanh thiếu niên bỏ học
phía trước cổng trường và vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành một hiện tượng
nguy hiểm. Những vụ đánh nhau đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khoẻ
học sinh. Vấn nạn bạo lực học đường do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: ảnh hưởng
của môi trường xã hội, do các bậc cha mẹ thiếu sự quan tâm nhưng quan trọng nhất có
lẽ do việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thanh niên hiện nay chưa đi đúng hướng,
chưa phát huy hết tác dụng của nó.
Chúng ta biết rằng tuổi các em học sinh khối 10 ở độ tuổi 15 đến 16 là độ tuổi
đang phát triển, tuổi giả từ ấu thơ bắt đầu nhìn đời với sự tò mò, hiếu kỳ năng động,
tuổi có nhiều hứa hẹn không còn thơ dại, dễ bị cám dỗ, sa ngã, thiếu lòng nhẫn nại và
ý thức tự trọng. Do đó các em cần được giáo dục chu đáo về kiến thức đạo đức căn
bản, tối thiểu cần thiết để ngăn chặn các nhận thức về hành vi sai lệch trái với chuẩn
mực đạo đức nội quy nhà trường. Trong công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa
ngoan ở trường, bản thân tôi nhận được rất nhiều thuận lợi:
- Trường tiếp tục nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của
Đảng bộ, chính quyền địa phương đặc biệt của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
- Ban giám hiệu luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu về công tác giáo dục đạo
đức học sinh. Nhà trường đã xây dựng và duy trì được nề nếp của tất cả các mặt từ
nhiều năm qua.
- Luôn được Hội Cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh quan tâm theo dõi

phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức con em mình.
- Học sinh chủ yếu là con gia đình nông dân nên có bản chất hiền lành, chất phác
và có ý thức tự rèn luyện phấn đấu trở thành học sinh ngoan, giỏi.
- Đội ngũ cán bộ đoàn là lực lượng chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức học sinh
là những người có lòng nhiệt tình cao, trẻ năng động.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục học sinh chưa ngoan bản thân
tôi thường gặp không ít những khó khăn.
*Về phía học sinh:
- Một số học sinh là con em nông dân nên trình độ nhận thức về mọi mặt còn
-Trang 5 -
6
thấp. Đa số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: gia đình kinh tế khó khăn, đông anh em,
cha mẹ thường đi làm ăn xa nhà không quan tâm đến việc học tập và giáo dục các
em… Các em thường không nhận thức được khó khăn trên để làm động cơ phấn đấu
trong học tập, rèn luyện mà trái lại các em xem đó là nguyên nhân làm các em chán
nản dẫn đến việc bê trễ trong học tập cũng như rèn luyện, thậm chí tâm lý không ổn
định. Hoặc một số học sinh có kinh tế gia đình khá giả thì tận dụng tiền bạc của cha
mẹ làm ra để ăn chơi, đua đòi với các bạn…
- Ngoài giờ học chính khóa ở trường, các em thường nói dối gia đình đi học
ngoại khóa để có thời gian tụ tập ở các tiệm game, bàn bida, banh bàn, hoặc đi uống
bia rượu, karaoke…Từ đó, em thường lười biếng học tập, không chuyên cần, nghỉ học
tùy tiện. Hoặc có những hành vi chống đối vô lễ với giáo viên, có thái độ xem thường
bạn bè, thầy cô
- Cán bộ lớp thường ngại va chạm, thường hay bao che cho bạn, chưa mạnh dạn
phối hợp với giáo viên trong việc động viên giúp đỡ những học sinh chưa ngoan tiến
bộ nên kết quả thực hiện việc giáo dục đạo đức cho đối tượng này trong nhà trường
vẫn chưa đạt được kết quả cao
* Về phía giáo viên:
-Hệ thống giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thay đổi theo từng năm nên rất
khó nắm vững tâm lý và tính cách của các em.

-Một số giáo viên vừa mới ra trường tuổi đời còn rất trẻ hoặc công tác được vài
ba năm nên kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh còn gặp rất nhiều
hạn chế, xem nhẹ, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học
sinh…chưa thực sự tận tâm với công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đa số giáo viên ở
trường thường xem công tác giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ của bộ phận quản
sinh, bộ phận Đoàn Thanh niên, của Ban giám hiệu mà quên mất vai trò của bản thân.
*Về phía gia đình - xã hội:
Ảnh hưởng từ internet, sách báo không lành mạnh, những hành vi bạo lực và
ảnh hưởng từ những thực tế xảy ra trong xã hội: những tệ nạn xã hội, cũng tác động
đến tâm lý lứa tuổi của các em.
-Trang 6 -
7
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm sâu sát đến việc giáo dục đạo đức và
quản lý giờ giấc học hành, sinh hoạt của học sinh, giao phó việc dạy dỗ con em cho
nhà trường, chưa nhiệt tình hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục con em.
Một số phụ huynh do buông lỏng quản lý con em, để các em quá tự do trong
việc giao du với những bạn bè ngoài xã hội, dần dần đã bị nhiễm những thói xấu của
những đối tượng này, đến khi phát hiện ra thì bất lực trong việc giáo dục quản lý con
em, chỉ trông nhờ vào sự gíao dục của nhà trường.
Để tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế nêu trên và đạt hiệu quả cao
trong việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngan tôi đã tiến hành khảo sát về các biểu
hiện làm cho học sinh chưa ngoan trong năm học 2012 - 2013, kết quả cụ thể như sau:
Bảng khảo sát học sinh biểu hiện của học sinh chưa ngoan năm học 2012 - 2013
Khối
Lớp
Số
lượng
học
sinh
chưa

ngoan
đầu
Biểu hiện học sinh chưa ngoan Số
lượng
học
sinh
chưa
ngoan
cuối
Thiếu ý
thức tổ
chức kỉ
luật
Thường
xuyên
trốn học,
bỏ học
Thái độ
vô lễ,
thiếu
tôn
trọng
thầy cô,
người
lớn
Sống
đôi
trá,
nói
tục,

chây
lười
lao
động
Tác
phong
sinh
hoạt
bê tha
10
Số
lượng
30
30 30 30 30 30 30
Tỉ lệ 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Qua bảng khảo sát thực tế trên, những con số đã làm cho tôi rất bâng khuâng, lo
ngại về phẩm chất đạo đức của học sinh nói riêng và cũng như công tác giáo dục đạo
đức, chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
Từ kết quả thu thập trên cho thấy rằng, sau một năm học được giáo dục, rèn luyện
bằng các nhiều biện pháp khác nhau của nhà trường nhưng số học sinh chưa ngoan
vẫn không có chiều hướng suy giảm. Chúng ta thấy rằng có 100% học sinh chưa
ngoan trong năm học điều biểu hiện: Thiếu ý thức tổ chức kỉ luật, thường xuyên trốn
-Trang 7 -
8
học, bỏ học, thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, người lớn, Sống đôi trá, nói tục,
chây lười lao động, tác phong sinh hoạt bê tha…
Như vậy, để hạn chế bớt những khó khăn trên, tôi luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ
trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan bằng lòng nhiệt huyết mong muốn sau cho
chất lượng đạo đức của học sinh đi lên kể cả trong và ngoài nhà trường. Để thực hiện
được vấn đề này, tôi luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo những phương pháp phù hợp giúp

cho các em vừa học giỏi vừa chăm ngoan.
-Trang 8 -
9
PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP
Giáo dục học sinh chưa ngoan, chậm tiến là quá trình giáo dục lại nhằm làm
thay đổi, làm từ bỏ những cái cũ kỹ, sai lầm trong nhân cách của học sinh so với
những yêu cầu phát triển mới, phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Như vậy, việc giáo
dục lại bao gồm cả việc giáo dục học sinh lưu ban, học sinh vô kỷ luật, gắn liền nhiều
hơn với những học sinh có biểu hiện của tính chất khó dạy, những trẻ có nhiều thiếu
sót, sai lầm đã trở thành nét nhân cách, cần sửa chữa, gọi chung là trẻ khó dạy.
Qua nhiều năm giảng dạy và phụ trách công tác quản lý nề nếp trật tự kỷ luật
học sinh, nắm bắt hoàn cảnh cụ thể của học sinh và rút kinh nghiệm qua các trường
hợp xử lý học sinh vi phạm nội quy, nề nếp trật tự kỷ luật của bản thân và của các
đồng nghiệp, tôi rút ra được một số kinh nghiệm, giải pháp để áp dụng vào công tác
của mình.
1. Đổi trong nhà trường
Trong công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan, tại sao chúng ta cần phải
nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên? Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa
tuổi học sinh chưa ngoan lớp 10: là lứa tuổi dậy thì, có sự biến đổi nhiều, dễ dạng bị
xã ngã, cám dỗ trước những hoạt động không lành mạnh từ phía ngoài xã hội. Do đó
muốn giáo dục tốt học sinh chưa ngoan hướng các em vào các hoạt động bên trong
nhà trường, có tiến bộ trong họa tập và rèn luyện dần trở thành một học sinh ngoan.
Trước hết, là một cán bộ Đoàn, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu từng đối tượng
học sinh chưa ngoan; nguyên nhân nào làm cho các các em này trở thành học sinh
chưa ngoan. Khi đã xác định được đối tượng nguyên nhân, tôi cùng với Ban chấp
hành Đoàn tiến hành các hoạt động nhằm giúp đỡ các em.
VD: Đối với nhóm học sinh chưa ngoan do thiếu ý thức tổ chức kỉ luật : thường
trốn học, đi trễ, nghỉ học không xin phép, tự ý ra khỏi lớp khi giáo viên đang giảng
bài…tôi cho các em viết bảng tường trình để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vi phạm
của các em, sau đó tôi gọi từng học sinh làm việc riêng phân tích cho các em thấy

được hạn chế của bản thân và cho các em viết cam kết. cùng với đội cờ đỏ của trường
cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên trong nhà trường. Đoàn
-Trang 9 -
10
thanh niên phải là một đơn vị thường xuyên tổ chức thực hiện có sáng tạo các phong
trào hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh. Từ đó làm cho các em ham thích vào các
hoạt động bên trong nhà trường, thích làm việc tập thể, theo nhóm trong lớp … các
em dần dần xa lánh được các hoạt động không lành mạnh phía ngoài: game, bida,
Internet, hạn chế giao tiếp các nhóm bạn xấu.
VD: Theo chủ điểm hàng tháng, Đoàn thanh niên chủ động vạch kế hoạch
phong trào thật chi tiết, cụ thể cho học sinh tham gia. Trong đó, cần sự đa dạng, luân
phiên tổ chức các hoạt động tránh sự nhàm chán. Tháng 9 tổ chức thi kiến thức An
toàn giao thông bằng nhiều hình thức: hái hoa dân chủ, diễn tiểu phẩm sao cho phù
hợp với các khối lớp. Tháng 11 tổ chức thi hội diễn văn nghệ, hoa điểm mười, Tập san
chủ đề “Nhớ ơn thầy cô”. Tháng 3 tổ chức các hoạt động thể dục thể thao: bóng đá,
bóng chuyền chào mừng ngày thành lập Đoàn…
Ngoài việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức
tuân thủ pháp luật, giáo dục kỹ năng sống cho các em, cần phải xây dựng cho Đoàn
thanh niên thật sự trở thành nơi mà học sinh tin tưởng có thể trình bày các ý kiến, bày
tỏ tâm sự của bản thân hay các khó khăn vướn mắc xảy ra trong giao tiếp hằng ngày ở
trường và bên ngoài. Từ đó các em được định hướng tốt trong ứng xử giao tiếp, tránh
các xung đột đáng tiếc xảy ra…
VD: Trong năm học 2011 – 2012 em Lương Trung Toán là học sinh chưa
ngoan khối 10, sau nhiều lần xung đột với bạn em không kiềm chế được bản thân nên
đánh bạn bị xử lí kỉ luật ở lại lớp. Trong năm học 2012 -2013 em xin nhập học lại và
vẫn còn biểu hiện của một học sinh chưa ngoan, nhưng sau nhiều lần được trao đổi
với Đoàn thanh niên em đã không còn đánh nhau, ứng xử tốt hơn với bạn bè và thầy
cô, hiện nay là học sinh lớp 11A1 năm học 2013 -2014.
2. Kịp thời xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh.chưa ngoan.
Với một học sinh lười, một học sinh chưa ngoan, chúng ta không nên ảo tưởng

là các em sẽ tiến bộ ngay sau vài lần nhắc nhở hay xử phạt. Có khi, các em vẫn tiếp
tục lười, tiếp tục phạm lỗi lầm với mức độ liên tục hơn, nghiêm trọng hơn - như một
cách thách thức, một cách khẳng định mình với bạn, với thầy cô, với mọi người.
-Trang 10 -
11
Như chúng ta đã biết giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là công việc
khó khăn phức tạp cần trãi qua nhiều giai đoạn, chúng ta không thể nóng vội mà bỏ
qua bất cứ một giai đoạn nào, giáo dục học sinh chưa ngoan là một quá trình lâu dài,
vì thế đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể phù hợp với nhóm
đối đượng học sinh chưa ngoan. Từ đó chúng ta sẽ thành công trong việc giúp các em
có những thay đổi tốt hơn, phù hợp với những qui định của nhà trường và chuẩn mực
của xã hội. Và bản thân tôi đã đạt được những kết quả khả quan khi tôi xây dựng cho
mình một kế hoạch hợp lí trong việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan
VD: Sau khi bắt đầu năm học mới, bản thân tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch
giáo dục học sinh chưa ngoan như sau:
Bước 1: Căn cứ vào danh sách học sinh các xã nhập học lớp 10 ở trường, từ đó
tôi tìm đến giáo viên tổng phụ trách các trường THCS để lấy danh sách học sinh chưa
ngoan và tập hợp thành một danh sách chung.
Bước 2: Dựa vào danh sách trên tôi phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm các
lớp tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh. Phân loại các em thành từng nhóm riêng.
Bước 3: Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên bộ môn, Đoàn thanh niên, quản sinh cùng nhau thảo luận, bàn bạc đưa ra các biện
pháp tốt nhất, phù hợp nhất để giáo dục các nhóm đối tượng này đạt hiệu quả cao
nhất.
Bước 4: Hàng tháng, thông qua các biện pháp trên tôi kiểm tra sự tiến bộ của
học sinh. Nếu các em không có sự tiến bộ, tôi sẽ tiếp tục tham mưu với ban giám hiệu
trường, Hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương để tiếp tục đưa ra các giải pháp
tối ưu nhất cho đến khi nào các em có sự tiến bộ.
Như vậy, giáo dục học sinh chưa ngoan là một quá trình không có điểm cuối
cùng, đó là công việc kéo dài người chứ không phải là chuyện của ngày một, ngày hai.

Vì thế, chúng ta không bao giờ được chủ quan, nóng vội trong công tác giáo dục đạo
đức học sinh chưa ngoan. Do đó người giáo viên cần vạch ra cho mình một hướng đi
nhất định, xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể thì sẽ đạt được thành công.
2. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN)
-Trang 11 -
12
Đối với học sinh, để khẳng định mình, các em dễ có những hành xử bộc phát,
bất ngờ mà chính các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến: vô cớ
đánh bạn hoặc có những lời nói xúc phạm đến thầy cô trong giao tiếp, vì vậy một sự
định hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tính cách của mình sau này là điều
hết sức quan trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ truyền đạt
kiến thức trong học tập, các em cần được trao đổi mọi điều về chính bản thân, yêu
thương chăm sóc các em không chỉ là mệnh lệnh mà còn là một nhu cầu không thể
thiếu của trái tim người thầy cô giáo, đặc biệt là người GVCN.
VD: trong lớp học có một học sinh A chưa ngoan thường xuyên vi phạm nội
qui nhà trường, vô lễ giáo viên. Nếu là GVCN chúng ta phải thường xuyên lên lớp tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến vi phạm của học sinh, kịp thời cùng học sinh tháo gỡ các
vướn mắc và đưa ra hướng giải quyết thì dần sau này học sinh A sẽ có sự thay đổi
theo chiều hướng tốt hơn.
Đối với học sinh chưa ngoan thì vào các tiết học các em thường nằm ngủ, không chép
bài, nói chuyện, mất trật tự là chuyện bình thường….Là GVCN chúng ta phải thường
xuyên quan hệ, trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập. Những dấu hiệu
bất thường của học sinh chưa ngoan, những biểu hiện sa sút về học tập, rèn luyện đạo
đức cần phải được nắm bắt kịp thời thông qua giáo viên bộ môn hàng ngày lên lớp.
Cũng thông qua giáo viên bộ môn, GVCN cùng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các
em về học tập và ngược lại, GVCN cũng đề đạt những kiến nghị hợp lý của các em
đến GV bộ môn về nội dung giảng dạy, phương pháp truyền thụ để các em kịp tiếp
thu, tiếp thu dễ dàng hơn, hứng thú hơn. Từ đó các em sẽ tiến bộ hơn trong học tập
Giáo dục một con người là một quá trình không có điểm cuối cùng, đó là công
việc kéo dài cả một đời người chứ không phải là chuyện của ngày một, ngày hai. Vì

thế, người GVCN không bao giờ được chủ quan, nóng vội. Trước mọi sai lầm, vi
phạm của học sinh, GVCN cần hết sức bình tĩnh, bao dung và độ lượng để xem xét,
giải quyết, xử lý vấn đề.
VD: Với một học sinh lười, một học sinh chưa ngoan, chúng ta không nên ảo tưởng là
các em sẽ tiến bộ ngay sau vài lần nhắc nhở hay xử phạt của GVCN. Có khi, các em
-Trang 12 -
13
vẫn tiếp tục lười, tiếp tục phạm lỗi lầm với mức độ liên tục hơn, nghiêm trọng hơn -
như một cách thách thức, một cách khẳng định mình với bạn, với thầy cô, với mọi
người. Chính ở những khoảnh khắc này, người GVCN cần thể hiện rõ bản lĩnh và
năng lực sư phạm - trong đó - có cả năng lực "chịu đựng" của mình. Cần tạo được ở
các em, trước hết là sự tôn trọng và sau đó là một sự gần gũi, cảm thông.
3. Nâng cao tính tích cực của giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn ngoài việc có chuyên môn kinh nghiệm truyền đạt tri thức
cho học sinh cần phải có tình thương yêu học sinh, không thương yêu học sinh thì
không có động lực nghề nghiệp để dạy dỗ học sinh, khó mà vượt qua những khó khăn
để hoàn thành công việc nặng nề là đào tạo con người. Phải tin vào sự tiến bộ của các
em để tạo tiền đề chỗ dựa cho các em tiến bộ. GVBM là thành phần cơ bản và chính
yếu của nhà trường, lực lượng đông đảo, hàng ngày lên lớp giảng dạy học sinh, là lực
lượng góp phần đắc lực cho nhà trường trong việc vừa “dạy chữ” vừa “dạy người”.
Mỗi bộ môn đều có đặc trưng, có thế mạnh riêng trong việc lồng ghép nội dung giáo
dục đạo đức cho học sinh. tùy theo đặc điểm tâm sinh lý của các em mà có cách giáo
dục đạo đức các em trong các tiết dạy sao cho phù hợp, khoa học, tự nhiên, tránh
gượng ép, máy móc mà phải vận dụng một cách lôgic, linh hoạt để tác động vào
tâm tư, tình cảm, khơi dậy ở các em những giá trị đạo đức trong sáng, tạo cho các em
sự hưng phấn, thoải mái học tập, rèn luyện sự phấn đấu đạt hiệu quả cao trong học tập.
VD: Đối với các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh, ) là những
môn mà học sinh cá biệt thường ngại học, khó hiểu, mất hẳn căn bản, một yếu tố
khiến những học sinh năng lực học yếu, có cá tính biếng nhát, lười học, ngại hỏi sẽ bế
tắc và dần trở thành học sinh chưa ngoan. Là GVBM chúng ta cần có cái tâm và trách

nhiệm sẽ có tình thương, biết bao dung và sẵn lòng hướng dẫn, ôn tập những kiến thức
cơ bản giúp học sinh có thể lấy lại sự tự tin cần thiết. Đối với các môn học: Giáo dục
công dân, Ngữ văn, các môn học này cần được GVBM khai thác tính chất giáo dục
đạo đức và hình thành nhân cách cao đẹp cho học sinh. Bằng hình thức và cách giảng
dạy mới như phim ảnh, diễn kịch, thuyết trình, hỏi đáp, tổ chức cho các học sinh
phương pháp học mới sinh động, nhập vai các nhân vật trong nội dung bài giảng. Đây
-Trang 13 -
14
là cơ hội giúp các học sinh chưa ngoan được học tập, rèn luyện và được giáo dục nhẹ
nhàng, không bị áp lực bởi kiến thức lý thuyết nặng nề theo lối dạy cũ.
GVBM phải quản lý chặt chẽ, thường xuyên về nề nếp HS và gắn liền với
nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh theo kế hoạch của nhà trường. Chú trọng nề nếp,
giờ giấc, tinh thần và thái độ học tập của học sinh, nhất là các em chưa ngoan, trong
từng tiết dạy giáo viên bộ môn phải chịu trách nhiệm về mọi hiện tượng xảy ra trong
tiết dạy của mình.
VD: Khi học sinh vi phạm tác phong ( bỏ áo ngoài quần) chúng ta phải nhắc
nhở các em ra ngoài thực hiện lại cho đúng như các bạn, hoặc nếu học sinh vào trễ thì
chúng ta phải có biện pháp xử lí kịp thời từng các nhân không được nhắc chung chung
rồi bỏ qua…Nếu ở các tiết học sau các em chưa thực hiện tốt chúng ta cần phải phối
hợp với bộ phận quản sinh nhằm để giáo dục xử lí các em.
4. Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận nhà trường, gia đình và xã hội.
Một trong những nguyên nhân đưa đến tình trạng học sinh chưa ngoan là bởi sự
tiêm nhiễm các hành vi xấu ngoài xã hội và những tụ điểm giải trí không lành mạnh
hoặc các em thường có một mái ấm không bình thường : cha mẹ ly dị, mẹ mất sớm,
cha mẹ đi làm ăn xa sống với ông bà hoặc gia đình không quan tâm đến việc học tập
của các em… Nếu chỉ có sự giáo dục từ một phía nhà trường là chưa đủ. Do đó chúng
ta cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo
đức cho học sinh chưa ngoan. Mỗi nhân tố đều mang 1 vai trò riêng nhất định:
+ Gia đình : là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa
vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức

lệch lạc từ phía học sinh. Tất cả học sinh lớp 10 đều có những biểu hiệ về tâm sinh lí
giống nhau. Nhưng ở học sinh chưa ngoan phần nhiều chịu sự tác động của những
nguyên nhân khác nhau, khiến cho các em có những biểu hiện không giông như
những hộc sinh bình thường nữa: Thiếu ý thức tổ chức kỉ luật, thường xuyên trốn học,
tụ tập băng nhóm gây gổ, đánh nhau…. Do đó chúng ta cần phối hợp chặt chẽ với gia
-Trang 14 -
15
đình học sinh chưa ngoan trong việc giáo dục các em nhằm chấn chỉnh kịp thời các
hành vi lệch chuẩn, giúp các em có sự tiến bộ tốt hơn trong học tập và rèn luyện.
Vd: Đối với một số học sinh chưa ngoan do các em thường hay nói dối gia đình
và thầy cô trốn học kết bạn với những thanh niên bên ngoài nhà trường tụ tập thành
băng nhóm để gây sự, đánh nhau với các bạn trong trường, khi vào lớp học thì thiếu ý
thức tổ chức kỉ luật…Đối với trường hợp này, tôi thường đến nhà trao đổi trực tiếp
với cha mẹ (hoặc người đỡ đầu) của các em, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em lại
có những hành động như vậy, từ đó phối hợp chặt chẽ với phụ huynh đưa ra các biện
pháp giúp đỡ các em: tôi cùng với phụ huynh cần nắm được thời gian biểu của con em
mình, quản lí chặt chẽ giờ sinh hoạt của các em, thường xuyên quan tâm trò chuyện
với học sinh về mối quan hệ bạn bè bên ngoài nhà trường của các em., phân tích cho
các em thấy hậu quả của những việc làm sai trái của các em…Việc làm này cần phải
được thực hiện thường xuyên dến khi nào các em có sự tiến bộ. Khi thực hiện việc
này cần sự khéo léo, tế nhị tránh gây cho các em có cảm giác bị bó buộc, sắp đặt…
+ Nhà trường : là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về
kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để
các em trở thành những con người trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên
cạnh cuộc sống gia đình. Nhưng để giáo dục một học sinh chưa ngoan có sự tiến bộ
thì ngoài sự nỗ lực của cá nhân, bản thân tôi còn có sự hỗ trợ tích cực từ các bộ phận
của trường: Ban giám hiệu, bộ phận quản sinh, và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn.
- Giáo viên chủ nhiệm ( GVCN): Vào đầu năm học để nắm bắt chính xác
thông tin của học sinh, tôi thường thông qua giáo viên chủ nhiệm

+ Xã hội : là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc
sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.
-Trang 15 -
16
Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao
chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn giản,
vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào.
VD: An là học sinh giỏi lớp 9, cha mẹ đi làm ăn xa sống với ông bà Nội. Nhưng
khi lên lớp 10, em thường xuyên trốn học chơi game, tụ tập nhóm bạn bỏ học uống
rượu các hàng quá phía trướng cổng trường, xung đột với các bạn trong lớp và trở
thành một học sinh chưa ngoan của trường. Lúc này để giúp An có sự tiến bộ hơn
trong học tập về phía nhà trường chúng ta phải kịp thời thông báo về gia đình quản lí
giờ giấc, quản lí về tiền chi tiêu, chấn chỉnh nề nếp học tập của em, đồng thời phối
hợp với chính quyền địa phương quản lí các quán game và xử lí các hàng quán vi
phạm kinh doanh buôn bán rượu bia cho học sinh…
Nói chung, bất kì sự không phối hợp hay phối hợp thiếu nhịp nhàng nào giữa 3
nhân tố sẽ gây cản trở rất lớn cho quá trình giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan.

-Trang 16 -
17
PHẦN III: KẾT QUẢ
Nhờ áp dụng tốt một số giải pháp nâng cao công tác quản lý, giáo dục học sinh
chưa ngoan cho nên năm học 2013 – 2014 kết quả có nhiều chuyển biến hơn năm
học 2012 – 2013, cụ thể như sau:
Bảng khảo sát học sinh vào năm học 2012– 2013
Khối
Lớp
Tổng
số hs
chưa

ngoan
Tác động ảnh hưởng làm cho học sinh chưa ngoan
Nhận thức chưa
sâu sắc, đúng đắn
Tham gia vào các hoạt động không
lành mạnh bên ngoài nhà trường
10
Số
lượng
60
60 60
Tỉ lệ 100% 100%
Bảng khảo sát học sinh vào năm học 2013– 2014
Khối
Lớp
Tổng
số hs
chưa
ngoan
Tác động ảnh hưởng làm cho học sinh chưa ngoan
Nhận thức chưa
sâu sắc, đúng đắn
Tham gia vào các hoạt động không
lành mạnh bên ngoài nhà trường
10
Số
lượng
60
15 10
Tỉ lệ 25% 25%

Như vậy qua bảng phân tích trên cho thấy các giải pháp nhằm nâng cao công
tác quản lí, giáo dục học sinh chưa ngoan ở học sinh lớp 10 có nhiều thay đổi. Thể
hiện ở năm học 2012– 2013 khi tôi chưa có những giải pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan thì số lượng học sinh có nhận thức chưa sâu
sắc, đúng đắn học sinh chiếm tỉ lệ 60/60 học sinh chiếm tỉ lệ 100%. Số lượng học
sinh tham gia vào các hoạt động không lành mạnh bên ngoài nhà trường 60/60 học
sinh chiếm tỉ lệ 100%, Nhưng sang năm học 2013 – 2014, khi tôi đưa ra và sử dụng
các giải pháp phù hợp thì kết quả thu được rõ rệt như sau:
-Trang 17 -
18
Số lượng học sinh chưa ngoan nhận thức chưa sâu sắc, đúng đắn giảm xuống
còn 15/60 học sinh chiếm 25%, Số lượng học sinh tham gia vào các hoạt động không
lành mạnh bên ngoài nhà trường 10/60 học sinh chiếm tỉ lệ 16.7%,
Lấy kết quả của năm học 2012 – 2013 so với năm học 2013 – 2014 cho thấy số
học sinh chưa ngoan nhận thức chưa sâu sắc, đúng đắn 60/60 học sinh chiếm 100%
giảm xuống còn 15/60 học sinh chiếm 25%, giảm hơn so với năm học 2012 – 2013
75%; Số lượng học sinh tham gia vào các hoạt động không lành mạnh bên ngoài nhà
trường 60/60 học sinh chiếm tỉ lệ 100% giảm xuống còn 10/60 học sinh giảm hơn so
với năm học 2012 – 2013 83.3%%,
Chính vì vậy, sau khi thành công tác quản lí, giáo dục học sinh chưa ngoan tôi
đã và đang tiếp tục phát huy các giải pháp trên cho các năm học sau nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, góp phần cùng với nhà trường thực hiện mục
tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, sẳn sàng
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Trang 18 -
19
KẾT LUẬN:
Học sinh chưa ngoan nói riêng, đạo đức học sinh nói chung đã thật sự thu hút
sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cấp lãnh đạo và những người làm công tác
giáo dục. Nguyên nhân và mức độ biểu hiện của học sinh chưa ngoan ở từng cấp học

có khác nhau. Qua nghiên cứu, khảo sát tình hình học sinh chưa ngoan lớp 10 trường
THCS & THPT Hậu Thạnh Đông cùng các giải pháp đã thực hiện đem lại kết quả
bước đầu đáng trân trọng và khích lệ. Nội dung đề tài sát với tình hình mà nhà trường,
gia đình, xã hội cùng quan tâm góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm
đối với thế hệ trẻ. Những vấn đề cơ bản để nâng cao công tác quản lý, giáo dục học
sinh chưa ngoan lớp 10 trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông được thể hiện qua
các nội dung cơ bản sau:
Để làm tốt công tác giáo dục học sinh chưa ngoan trước hết chúng ta cần nâng
cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên trong nhà trường, tăng cường công tác
giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tuân thủ pháp luật cho các em, coi trọng
việc giáo dục những giá trị đúng đắn, các hành vi xã hội tích cực, giáo dục kỹ năng
sống để trang bị cho học sinh khả năng thích ứng với môi trường và xử lý tình huống
đúng đắn nhất trước những hiện tượng phức tạp xảy ra trong xã hội. Trong việc giáo
dục học sinh chưa ngoan cần quan tâm đến phương pháp thuyết phục, nêu gương để
tác động vào ý thức, tình cảm, niềm tin và ý chí các em. Phát hiện kịp thời, không bỏ
qua, biết động viên các em dù là những tiến bộ nhỏ, vì phần lớn các em chưa ngoan đã
đánh mất niềm tin vào bản thân mình, nếu được khơi dậy sẽ có cơ hội vươn lên. Các
em không bị mặc cảm bị ghét bỏ, động cơ học tập và ý chí vươn lên dần dần phục hồi.
Bên cạnh đó, giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan là khó
nhưng không phải là không thực hiện được, vấn đề là đòi hỏi người giáo viên nhất là
giáo viên chủ nhiệm phải có kiến thức về tâm lý lứa tuổi, kiên trì trong biện pháp, tâm
huyết với ngành nghề, luôn nêu cao tấm gương của mình để cảm hóa học sinh. Trong
thái độ cần thẳng thắn, công bằng, nghiêm túc, tạo niềm tin của các em, lấy dư luận để
thuyết phục, cần có định hướng và kế hoạch cụ thể trong việc kết hợp với gia đình và
-Trang 19 -
20
các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để tạo ra môi trường giáo dục
thuận lợi, đồng thời giữ mối liên lạc thường xuyên trong công tác phối hợp.
Ngoài ra, chúng ta cần nâng cao tính tích cực của giáo viên bộ môn, đây là thành phần
cơ bản và chính yếu của nhà trường, lực lượng đông đảo, hàng ngày lên lớp giảng dạy

học sinh, là lực lượng góp phần đắc lực cho nhà trường trong việc vừa “dạy chữ” vừa
“dạy người”. Mỗi bộ môn đều có đặc trưng, có thế mạnh riêng trong việc lồng ghép
nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. tùy theo đặc điểm tâm sinh lý của các em mà
có cách giáo dục đạo đức các em trong các tiết dạy sao cho phù hợp, khoa học, tự
nhiên, tránh gượng ép, máy móc mà phải vận dụng một cách lôgic, linh hoạt để
tác động vào tâm tư, tình cảm, khơi dậy ở các em những giá trị đạo đức trong sáng,
tạo cho các em sự hưng phấn, thoải mái học tập, rèn luyện sự phấn đấu đạt hiệu quả
cao trong học tập.
Nhưng để rèn luyền, giáo dục học sinh chưa ngoan chúng ta cần phải có sự kết hợp
chặt chẽ các nhân tố gia đình - nhà trường - xã hội . Trong đó gia đình có vị trí quan
trọng, là nhân tố tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của các em. Cùng với
sự phát triển của xã hội gia đình càng phải quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe
và giáo dục kiến thức, định hướng nghề nghiệp và giáo dục nếp sống đạo đức. Mỗi
nhân tố đều mang 1 vai trò riêng nhất định:
+ Gia đình : là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa
vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức
lệch lạc từ phía học sinh.
+ Nhà trường : là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về
kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để
các em trở thành những con người trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên
cạnh cuộc sống gia đình.
+ Xã hội : là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc
sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.
Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao
chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn giản,
vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào.
-Trang 20 -
21
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, giáo dục học sinh
chưa ngoan lớp 10 ở Trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông. Để thực hiện tốt kinh

nghiệm này đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức, yêu nghề, chịu khó, quan
tâm, yêu thương học sinh. Đề tài này tôi chỉ áp dụng ở năm học 2013-2014 của trường
THCS & THPT Hậu Thạnh Đông.
Đề tài tôi nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhất định, khả năng bản thân, thời
gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi mong
muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung cho đề tài này ngày càng hoàn thiện
hơn.
-Trang 21 -

×