BÀI THU HOẠCH MÔN DÂN TỘC HỌC
Họ và tên: Phạm Thị Hồng Nhung A
Sinh ngày: 06-04-1993
Lớp: Văn Hóa Học K31
Trường: Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
1
Đề bài: Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Nà Hang (Tuyên
Quang)
Bài làm
Người Tày là một trong những cư dân bản địa, đã sớm có mặt
và cư trú trên một địa bàn rất rộng ở vùng Việt Bắc, Đông Bắc Việt
Nam. Huyện Nà Hang (Tuyên Quang) là một trong những địa bàn tập
trung đông người Tày sinh sống, chiếm tới 57% dân số toàn huyện.
Người Tày là một trong những cư dân bản địa, đã sớm có mặt
và cư trú trên một địa bàn rất rộng ở vùng Việt Bắc, Đông Bắc Việt
Nam. Huyện Nà Hang (Tuyên Quang) là một trong những địa bàn tập
trung đông người Tày sinh sống, chiếm tới 57% dân số toàn huyện.
Tuy vậy, do tập quán cư trú, người Tày ở đây cũng không tập trung
thành những làng bản đông đúc mà thường quy tụ trên một địa bàn
tương đối rộng, nhà nọ cách xa nhà kia. Nếu như ở một số địa
phương khác người Tày đã dần chuyển sang sử dụng loại nhà đất hay
nửa sàn nửa đất thì tới nay ở vùng Nà Hang (Tuyên Quang), do
những điều kiện nhất định về tự nhiên, kinh tế, xã hội, còn bảo lưu
được nhiều mẫu nhà sàn truyền thống.
Tập quán canh tác chủ yếu là trồng lúa nước, do vậy người Tày
thường định cư ở những vùng thung lũng trước núi, gần sông, suối
để tiện nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, gần đồng ruộng để tiện
chăm sóc cây trồng, đồng thời cũng không xa rừng để khai thác
nguồn lâm sản. Ngoài việc chú ý đến sự tiện lợi cho sinh hoạt, những
nghi lễ liên quan đến việc chọn đất làm nhà cũng hết sức được coi
trọng. Công việc này thường được các thầy cúng đảm nhận bao gồm
cả việc xác định hướng nhà và ngày giờ để dựng nhà cùng các nghi lễ
liên quan để xin phép thổ công cho gia chủ được phép dựng nhà.
Nhà của người Tày ở Nà Hang thường là những ngôi nhà sàn
độc lập, có khuôn viên bao bọc xung quanh bằng rào nứa đan thành
phên buộc vào cọc tre hay dùng những đoạn nứa cắm sát vào nhau,
cũng có nhà trồng một số loại cây, hoa làm hàng rào. Sát cạnh khuôn
viên nhà lại có một mảnh vườn nhỏ trồng các loại rau xanh, bầu bí,
cây gia vị, cây
2
thuốc, cũng dùng nứa cây rào dậu cẩn thận để dùng để tránh gia súc,
gia cầm trong nhà phá hoại; Nhiều nhà còn có ao thả cá, xung quanh
nhà trồng các loại cây ăn quả như mận, hồng, lê, táo
Gầm sàn mở ra không gian xung quanh, được sử dụng để buộc
trâu bò, quây chuồng lợn, chuồng gà, chứa củi, đặt cối giã gạo, để
quạt hòm, cối xay, cối giã, để cày bừa và các loại nông cụ, xe đạp, xe
máy.
Nhà của người Tày ở Nà Hang có bố cục mặt bằng hình chữ
nhật, hai đầu hồi còn được mở rộng, kéo dài thêm bằng những sàn
phơi, sàn rửa. Diện tích trung bình 150 - 200m2, chiều cao trung bình
7 - 9m tính từ nền lên đến nóc. Phổ biến là loại nhà kiểu 4 gian 2 chái
có chiều dài khoảng 18 - 20m, rộng khoảng 8 - 10m. Nhà có hai mái
chính có độ dốc vừa phải, mái trước và mái sau bằng nhau hợp thành
một hình tam giác cân, khác với kiểu nhà 7 hàng cột ở vùng Chiêm
Hóa có mái sau dài hơn mái trước do có thêm một hàng cột ở phía
sau. Phía hai đầu nhà còn có hai mái phụ để che mưa nắng cho phần
hiên, cầu thang phía trước và phần sàn rửa, cầu thang phía sau. Hai
mái phụ này không gặp nhau với mái chính ở bờ nóc mà được làm
thấp hơn, ở phía dưới mái chính, những rui mè liên kết với nhau
bằng cách buộc với một thân vầu, hay gỗ đặt cao hơn vị trí câu đầu
của bộ vì nóc đầu tiên và cuối cùng một chút. Nhìn bên ngoài vẫn
thấy đây là một ngôi nhà 4 mái cân xứng. Vật liệu lợp mái là lá cọ rất
sẵn ở những rừng cọ trong vùng, cách lợp cũng như hầu hết ở các
nơi khác: tách tàu lá cọ làm 2 mắc lên thanh mè, cứ mỗi hàng mè lại
trở mặt xếp từ phải qua trái rồi đến từ trái qua phải. Do nguồn lá cọ
tại địa phương sẵn có nên mái được lợp rất dày, bền chắc.
Kết cấu khung nhà sàn của người Tày ở Nà Hang tương đối
thống nhất về tổng thể nhưng rất phong phú về chi tiết ở phần kết
cấu vì nóc. Hầu hết là loại vì kèo 4 hàng cột, gồm 2 kèo, 2 cột cái, 2
cột quân. Cũng có loại nhà theo kiểu 6 hàng cột, thêm 2 hàng cột
hiên. Các cột được liên kết với nhau bằng câu đầu, thanh ngang, các
bộ vì liên kết với nhau bằng thanh xuyên dọc. Kết cấu vì nóc đơn giản
nhất chỉ gồm một thân cột đỡ chỏm kèo đứng chân lên một thanh
ngang liên kết hai đầu
3
cột cái. Kết cấu phức tạp hơn được làm như kiểu vì nóc giá chiêng
của người Việt: cột trốn đỡ chỏm kèo đứng chân trên một thanh
ngang ngắn, thanh ngang này liên kết hai cột trốn khác đỡ kèo ở vị trí
hoành mái hai bên lại đứng chân lên một thanh ngang dài liên kết hai
cột cái. Kiểu kết cấu này khiến cho lòng nhà được mở rộng. Hai bộ vì
ở hai đầu hồi nhà thường được đan phên che chắn hay bưng ván trổ
thủng thành những hình hoa văn, những bộ vì trong nhà được để
trống giữa các gian. Hệ thống cột này xuyên suốt từ mặt nền lên đến
tận mái, các cột thường được kê trên những chân tảng bằng đá, chân
tảng thường không có hình dạng nhất định mà phụ thuộc vào hình
dáng của những tảng đá trong tự nhiên. ở Nà Hang hiện vẫn còn bảo
lưu những nhà sàn có hệ thống cột được chôn xuống nền đất, nhiều
cột bị ẩm, mục, đã đứt hẳn chân nên phải kê lại bằng đá tảng, bằng
gỗ hay bất cứ vật liệu gì mà chủ nhà có thể kiếm được. Điều đó
chứng minh những nhà sàn truyền thống trước kia có kiểu chân cột
được chôn xuống đất, nhưng những ngôi nhà được dựng trong
khoảng 20 - 30 năm trở lại đây đều có kiểu chân cột kê đá tảng nhằm
mục đích kéo dài tuổi thọ của các chân cột bằng các loại gỗ đang dần
ngày một hiếm đi.
Nguyên liệu dùng để làm khung nhà thường là những loại gỗ
sẵn có tại địa phương, phổ biến là gỗ trò, trâm, nghiến, có khi cũng
dùng cả thân vầu, tre, diễn, gỗ cọ để làm những chi tiết phụ. Trước
đây, khi dựng nhà, để làm bộ khung, đồng bào thường phải mất từ 1
đến 3 năm để đi tìm gỗ trên rừng, tìm được một cây gỗ ưng ý đốn
xuống rồi cho trâu kéo về vứt ở ngoài trời mưa nắng, đến khi đủ gỗ
dựng nhà thì những cây gỗ này cũng đã tương đối khô, những cây
nào bị mối mọt thì bỏ luôn không dùng. Sau khi kiếm gần đủ nguyên
liệu là đã có thể dựng nhà, nếu thiếu có thể vay mượn thêm của bà
con trong bản. Nguyên liệu lá cọ lợp mái cũng thường được khai thác
ở những rừng cọ gần nhà, ai làm nhà hay sửa nhà thì được ưu tiên
khai thác lá cọ, người khác không được lấy.
Thợ dựng nhà của người Tày ở Nà Hang thường ở ngay trong
bản và là những người biết kĩ thuật dựng nhà chứ không phải là thợ
chuyên nghiệp, những người này bình thường vẫn làm công việc
nông
4
nghiệp khác, khi có người dựng nhà mới thì được mời đến và cũng
được trả công để đảm nhiệm những công việc chủ yếu, còn lại các
công việc khác do mọi người trong bản cùng đến giúp, ai biết việc gì
thì giúp việc ấy, ngoài việc giúp công, bà con còn giúp nhau cả về
nguyên liệu dựng nhà, tiền, gạo Về kĩ thuật xây dựng, chủ yếu sử
dụng các kĩ thuật đẽo, bào, đục mộng, chốt, buộc, néo Theo tập
quán, khi dựng nhà người ta xếp hết các vì liên kết theo hàng ngang
các cột trước rồi mới dựng các bộ vì lên để chia thành gian, bộ vì xếp
đầu tiên bao giờ cũng được dựng lên cuối cùng và bộ vì xếp cuối
cùng (vì thứ 5) lại được dựng lên đầu tiên.
Nhà của người Tày ở Nà Hang cũng như ở một số nơi khác, có
các mặt xung quanh được che bằng liếp hoặc bưng bằng ván. Trước
đây chủ yếu là sử dụng nứa đan thành liếp, hoặc đầu tiên khi mới
dựng nhà dùng liếp, ở một thời gian, khi có điều kiện mới thay dần
các tấm liếp bằng ván gỗ. Tuy vậy, xung quanh nhà vẫn để rất nhiều
cửa sổ bằng những tấm liếp được chống lên vào mùa hè và đóng lại
khi trời lạnh, do vậy những ngôi nhà này thường rất sáng sủa, thoáng
mát. Gần đây đồng bào ưa làm loại cửa sổ bằng ván gỗ hai cánh có ổ
quay và then cài cũng bằng gỗ có thể đóng mở dễ dàng. Những cửa
sổ này cũng được chắn bằng những loại chấn song đơn giản bằng
những đoạn tre, vầu hay gỗ được đẽo gọt tạo thành hoa văn trang
trí. Đầu hồi phía sau thường được bưng kín, chỉ có một cửa duy nhất
đi ra phía cầu thang phụ. Trong nhà rất ít khi được ngăn thành các
buồng nhỏ, nếu có cũng chỉ có khoảng 1 - 2 buồng dành cho con gái,
con dâu.
Mặt sàn cách nền đất phía dưới khoảng trên dưới 2 m, nền
đất thường được đầm kĩ. Sàn nhà được làm bằng các loại mai, vầu
được đập dập, chẻ nhỏ lát theo chiều ngang nhà và khi hỏng đâu
được sửa, thay đến đấy rất dễ dàng, nhanh chóng. Cũng giống như
hệ thống vách tường bao quanh nhà, mặt sàn cũng được lát cả bằng
ván gỗ theo chiều ngang nhà hoặc khi mới làm nhà thì lát theo kiểu
trên, qua một thời gian gia chủ có điều kiện kinh tế thì dần được thay
bằng ván gỗ.
5
Sàn phơi và sàn rửa cùng một mặt bằng với sàn nhà nhưng có
tính chất như một công trình phụ gá vào với tòa nhà chính, hệ thống
cột chống phía dưới sàn không có liên kết gì với nhà chính, thường
được dùng những đoạn cây nhỏ dễ kiếm hay nguyên vật liệu thừa
trong quá trình làm nhà, cách bố trí các cột cũng không theo quy luật
nào, chỗ nào yếu thì chống thêm cột, phía dưới các sàn này không sử
dụng để chứa gì. Thực tế sử dụng chỉ một thời gian dưới trời mưa
nắng, hay thường xuyên bị dội nước, những sàn phơi, sàn rửa này
thường nhanh chónh bị hỏng phải gia cố thêm hoặc làm mới.
Bố trí không gian sử dụng trong ngôi nhà của người Tày ở Nà
Hang cũng có điểm khác biệt so với một số địa phương khác: Trước
nhà đối diện với cầu thang thường là một máng nước bằng gỗ, thân
vầu hoặc bằng đá dùng để dựng nước rửa chân trước khi lên nhà.
Cầu thang lên nhà bằng gỗ thường gồm 9 bậc, có một số ít nhà làm 7
bậc, không có tay vịn. Lên hết cầu thang tới một hiên rộng nhìn ra
phía trước nhà. Toàn bộ phần này nằm ở phía dưới mái phụ phía đầu
hồi để tránh mưa nắng. Qua hiên vào cửa chính của nhà ở phía đầu
hồi phía trước, cánh cửa thường được làm bằng liếp hay gỗ tấm có
hai cánh. Gian thứ nhất là gian khách, khách đến chơi nhà hoặc ngủ
lại chỉ có thể ở phần không gian này. Gian thứ hai có đặt bàn thờ tổ
tiên trên gác xép (phần không gian sát mái đua ra), phía dưới hai bên
đều có kê sập, bếp giành cho khách có thể ở ngay gian thứ nhất hoặc
gian thứ hai. Bàn thờ bao giờ cũng đặt ở phía đối diện chéo góc với
cửa chính ra vào, nếu cửa ở bên trái thì bàn thờ ở bên phải gian thứ
hai và ngược lại, cách bài trí bàn thờ cũng khá đơn giản chỉ gồm: bát
hương, đèn, đĩa đựng hoa quả, chai rượu. Ông chủ nhà nếu lớn tuổi
cũng thường ở gian thứ hai này ngay phía dưới bàn thờ để tiện
hương khói, tiếp khách. Gian thứ 3 thường có một đố ngăn cách với
gian thứ hai là nơi dành cho chủ nhà hoặc vợ chủ nhà, cũng ở gian
này giữa nhà là bếp của gia đình, chạn bát, phía sau nhà ở gian này
có thể mở thêm ra một sàn rửa để rửa bát đũa, đồ ăn. Phía trên bếp
gia đình có gác bếp hai tầng dùng để xông khói một số loại thực
phẩm hoặc những đồ đan lát nhằm mục đích bảo quản, gác bếp
được treo lên bằng những đoạn tre gác giữa các vì kèo. Gian thứ tư
là nơi dành cho các con, cũng có gia đình sử dụng 1 bên để
6
lương thực, chạn bát hoặc nơi rửa bát. Đầu hồi phía sau thường là
một chái có cửa mở ra cầu thang phụ, sàn rửa, nơi rửa ráy, tắm giặt,
nơi đại tiểu tiện xuống chuồng lợn phía dưới. Có gia đình dùng không
gian ở phần chái này làm bếp để tiện việc rửa ráy, nấu nướng, chăm
sóc lợn gà.
Những nghi lễ liên quan đến quá trình dựng nhà của người Tày
ở Nà Hang, ngoài việc xem hướng, xem ngày giờ, như đã nói, quan
trọng nhất khi bắt đầu tiến hành dựng nhà phải có nghi thức xin một
lá bùa trấn trạch (gọi là "Biên"). Bùa này là một tấm vải đỏ kích thước
khoảng 30 - 40cm do các thầy cúng sau những nghi lễ viết, trên đó
dùng chữ Hán: Sắc lệnh, Khương Thái Công tại thử niên
nguyệt nhật, có nơi ghi thêm chữ Phúc như Đông Hải, thọ tỉ Nam
Sơn, lễ để xin lá bùa này dứt khoát phải có 12 chiếc bánh dày, thịt
lợn. Khi dựng vì kèo lên thì lấy bùa dán lên câu đầu để cho ngôi nhà
có sinh khí và vững bền. Sau khi nhà đã dựng xong cũng phải có
những nghi lễ thì mới được phép ở, hôm về nhà mới, người chồng đi
trước tay cầm một bó đuốc để xua đuổi tà ma, vợ tay cầm chạc trâu,
gánh vài cum lúa và một ống nứa đựng nước. Khi vào nhà hai vợ
chồng khấn thổ công, thổ thần xin cho được tạm trú. Lúc đó trong
nhà đã có một vị già làng, trưởng bản đứng đợi sẵn lên tiếng trả lời
đồng ý cho vào ở (giả làm tiếng thổ thần).
Nà Hang (Tuyên Quang) là một trong số ít nơi còn bảo lưu được
những nét độc đáo trong kiến trúc nhà ở truyền thống của người
Tày, thể hiện qua kết cấu, kỹ thuật, nguyên vật liệu cũng như mặt
bằng, bố trí nội, ngoại thất. Những di sản kiến trúc này nằm trong
một tổng thể những yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường và
những sinh hoạt vật chất cũng như văn hóa tinh thần. Điều đó tạo
nên những nét đặc sắc của văn hóa tộc người.
Nhưng cũng như nhiều địa phương khác, di sản kiến trúc ở đây
cũng đang chịu ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ từ nhiều phía: nguồn
nguyên, vật liệu đang cạn kiệt dần, cảnh quan môi trường tự nhiên
và văn hóa thay đổi, đặc biệt dự án thủy điện Nà Hang đang được
tiến hành sẽ làm ngập một vùng rộng trong đó có những ngôi nhà
sàn này.
7
Trong đó cũng phải kể đến cả tâm lý của một bộ phận lớp
người trẻ tuổi, có xu hướng không thích ở trong những ngôi nhà sàn
truyền thống, mà chuyển sang ở nhà đất, nhà xây. Do vậy, di sản kiến
trúc này cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức, cần có
những giải pháp bảo tồn, phát huy.
8