Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Nghiên cứu tổng quan về các phần hành kế toán tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.95 MB, 122 trang )

Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tài liệu, chắc chắn mỗi sinh viên chúng ta
không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết do mỗi sinh viên chúng ta mới chỉ
được tiếp xúc với lý thuyết, chưa được đi sâu vào nghiên cứu thực tế. Việc kết hợp lý
thuyết với thực tế là đòi hỏi không thể thiếu đối, nó giúp củng cố kiến thức cho mỗi sinh
viên cũng như giúp sinh viên biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chuẩn bị hành
trang vững chắc cho việc lập nghiệp sau khi ra trường.
Với chủ trương “Học đi đôi với hành”; “Lý thuyết gắn liền với thực tế” và theo kế
hoạch của nhà trường, nhóm sinh viên lớp K5KTDNCNA đã đi liên hệ thực tế tại Nhà
máy luyện thép Lưu Xá. Tại đây chúng em đã được tiếp xúc với môi trường hoàn toàn
mới, tiếp cận và vận dụng kiến thức đã được các thầy cô giảng dạy vào thực tiễn. Được
sự hướng dẫn của giáo viên TS.Hoàng Thị Thu, Cùng sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của
các nhân viên kế toán tại nhà máy, sau quá trình thực tế chúng em đã rút ra được nhiều
bài học quý báu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nhà máy luyện thép Lưu Xá là đơn vị SXKD phôi thép, Chúng em tìm hiểu khái
quát các phần hành kế toán của công ty bao gồm:
+ Tổ chức kế toán NVL, CCDC
+ Tổ chức kế toán TSCĐ
+ Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Tổ chức kế toán Vốn bằng tiền
+ Tổ chức kế toán Tập hợp chi phí và tính giá thành
+ Tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
Trong thời gian thực tế, chúng em đã khái quát chung nhất các mặt về tổ chức kế
toán tại nhà mày thông qua bài thu hoạch này. Tuy nhiên do có 1 nhóm sinh viên lớp
K5KTTHA, do cô Ma Thị Hường hướng dẫn, đã nghiên cứu về phần hành: “Tổ chức kế
toán Tập hợp chi phí và tính giá thành”, nên nhóm chúng em sẽ không trình bày về
phần hành này. Thầy cô và các bạn nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về phần hành này tại Nhà


máy luyện thép Lưu Xá thì có thể tham khảo bài báo cáo thực tế của nhóm sinh viên lớp
K5KTTHA.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về các phần hành kế toán tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá,
đặc biệt là các phần hành thuộc đối tượng nghiên cứu đã nêu.
Phạm vi thời gian: Do thời gian thực tế chỉ có 5 tuần nên chúng em chỉ tập trung
nghiên cứu tổ chức kế toán tại nhà máy trong tháng 4 năm 2011
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu
5. Nội dung nghiên cứu
Bài thu hoạch của chúng em gồm 3 phần sau:
Phần I: Tổng quan về Nhà máy luyện thép Lưu Xá.
Phần II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá.
Phần III: Nhận xét và kết luận.
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
1
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
Nhóm sinh viên chúng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình
của TS.Hoàng Thị Thu, cùng toàn thể các cô chú nhân viên phòng Kế toán tài chính nhà
máy luyện thép Lưu Xá, cũng như toàn thể các thầy cô bộ môn đã giúp đỡ chúng em
hoàn thành bài báo cáo này.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011
Nhóm sinh viên : Đinh Thị Phương
Phạm Thị Thu Hà
Dương Thị Bích Đào
Hoàng Thị Thảo
DANH MỤC VIẾT TẮT
NVL Nguyên vật liệu PNK Phiếu nhập kho

CCDC Công cụ dụng cụ PXK Phiếu xuất kho
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
2
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
TSCĐ Tài sản cố định KKTX Kê khai thường xuyên
MMTB Máy móc thiết bị SDĐK Số dư đầu kỳ
TM Tiền mặt CBCNV Cán bộ công nhân viên
TGNH Tiền gửi ngân hàng NKCT Nhật ký chứng từ
BHXH Bảo hiểm xã hội NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
BHYT Bảo hiểm y tế NCTT Nhân công trực tiếp
KPCĐ Kinh phí công đoàn SXC Sản xuất chung
BHTN Bao hiểm thất nghiệp TK Tài khoản
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1 Sản lượng phôi thực tế của Nhà máy luyện thép Lưu Xá qua các năm
Bảng 2 Cơ cấu lao động của Nhà máy luyện thép Lưu Xá năm 2009 – 2010
Sơ đồ 1 Sơ đồ lưu trình sản xuất thép phôi
Sơ đồ 2 Kết cấu sản xuất của Nhà máy luyện thép Lưu Xá
Sơ đồ 3 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý Nhà máy luyện thép Lưu Xá
Sơ đồ 4 Sơ đồ bộ máy phòng kế toán – thống kê – tài chính
Sơ đồ 5 Trình tự ghi sổ kế toán của Nhà máy
Sơ đồ 6 Quy trình luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 7 Sơ đồ nhập vật tư
Sơ đồ 8 Sơ đồ xuất vật tư
Sơ đồ 9 Sơ đồ chứng từ xuất vật tư
Sơ đồ 10 Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song
Sơ đồ 11 Trình tự hạch toán NVL
Sơ đồ 12 Một số các nghiệp vụ về tình hình tăng, giảm NVL
Sơ đồ 13 Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ

Sơ đồ 14 Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ do thanh lý
Sơ đồ 15 Trình tự hạch toán khấu hao TSCĐ
Sơ đồ 16 Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ
Sơ đồ 17 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 18 Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương
Sơ đồ 19 Sơ đồ trình tự hạch toán các khoản trích theo lương
Sơ đồ 20 Trình tự ghi sổ chứng từ tiền mặt
Sơ đồ 21 Trình tự ghi sổ TGNH
Sơ đồ 22 Trình tự ghi sổ thành phầm trên máy tính sử dụng phần mềm
Sơ đồ 23 Hạch toán một số nghiệp vụ thành phẩm
Sơ đồ 24 Trình tự hạch toán tiêu thụ thành phẩm
Sơ đồ 25 Sơ đồ hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1 Hóa đơn GTGT
Biểu 2 Biên bản kiểm nghiệm vật tư – hàng hóa
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
3
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
Biểu 3 Phiếu nhập kho
Biểu 4 Bảng kê phiếu nhập
Biểu 5 Phiếu xuất kho
Biểu 6 Bảng kê phiếu xuất
Biểu 7 Thẻ kho
Biểu 8 Sổ chi tiết TK 1521
Biểu 9 Sổ cái TK 1521
Biểu 10 Giấy báo tăng tài sản
Biểu 11 Thẻ TSCĐ
Biểu 12 Báo cáo tăng giảm TSCĐ

Biểu 13 Sổ cái TK 211
Biểu 14 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Biểu 15 Sổ cái TK 214
Biểu 16 Bảng thanh toán tiền lương
Biểu 17 Bảng phân bổ tiền lương
Biểu 18.A Nhật ký chứng từ số 7
Biểu 18.B Nhật ký chứng từ số 7
Biểu 19 Bảng kê số 4
Biểu 20 Sổ chi tiết TK 3341
Biểu 21 Tổng hợp phát sinh TK 3341
Biểu 22 Tổng hợp phát sinh TK 338
Biểu 23 Sổ cái 3341
Biểu 24 Sổ cái 33831
Biểu 25 Sổ cái 33821
Biểu 26 Sổ cái 33841
Biểu 27 Sổ cái 33891
Biểu 28 Phiếu chi
Biểu 29 Phiếu thu
Biểu 30 Bản báo cáo thu chi
Biểu 31 Bảng kê số 1
Biểu 32 Sổ chi tiết TK theo đối ứng
Biểu 33 Nhật ký chứng từ số 1
Biểu 34 Sổ cái TK 1111
Biểu 35 Sổ quỹ tiền mặt
Biểu 36.A Bảng kê số 2
Biểu 36.B Bảng kê số 2
Biểu 37 Nhật ký chứng từ số 2
Biểu 38 Sổ cái TK 112
Biểu 39 Sổ tiền gửi
Biểu 40 Phiếu nhập kho

Biểu 41 Phiếu nhập kho kiêm vận chuyển nội bộ
Biểu 42 Sổ chi tiết TK 1551
Biểu 43 Sổ chi tiết TK 1552
Biểu 44 Sổ cái TK 1551
Biểu 45 Sổ cái TK 1552
Biểu 46 Sổ cái TK 511
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
4
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
Biểu 47 Sổ cái TK 512
Biểu 48 Sổ cái TK 632
Biểu 49 Chi tiết tiêu thụ chu chuyển nội bộ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ 9
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
5
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy 9
1.1.1. Địa chỉ giao dịch của Nhà máy 9
1.1.2. Vị trí địa lý 9
1.1.3. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của Nhà máy 9
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy 9
1.3. Tổ chức lao động của Nhà máy.
1.3.1. Tình hình lao động của Nhà máy1.3.2. Cơ cấu lao động của nhà máy Luyện thép Lưu Xá
năm 2009 – 20101.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty1.4.1. Đặc điểm

kinh doanh
1.4.2. Hình thức tổ chức sản xuất
1.4.3. Quy trình công nghệ.1.5. Kết cấu sản xuất của Nhà máy
1.6. Đặc điểm tổ chức của bộ máy quản lý Công ty
1.6.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong nhà máy
1.6.2.1. Ban giám đốc
1.6.2.2. Phòng chức năng, nghiệp vụ, phục vụ.
1.6.2.3. Các phân xưởng.
1.7. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy
1.7.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
1.7.2. Phân công lao động trong bộ máy kế toán
1.8. Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá.
1.8.1.Chính sách kế toán chung
1.8.2. Chế độ chứng từ
1.8.3. Hệ thống tài khoản sử dụng tại Nhà máy
1.8.4. Hình thức kế toán
1.8.4.1. Hình thức sổ:
1.8.4.2. Phần mềm kế toán sử dụng
1.8.5. Báo cáo kế toán
Phần II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH
TẠI NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ
2.1. Các phần hành kế toán nhà máy đang sử dụng
2.2. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Nhà máy
2.2.1. Đặc điểm chung
2.2.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng
2.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ
2.2.4. Thủ tục nhập, xuất kho vật tư
2.2.4.1. Thủ tục nhập kho
2.2.4.2. Thủ tục xuất kho

2.2.5. Quy trình hạch toán
2.2.5.1. Hạch toán chi tiết NVL – CCDC
2.2.5.2. Kế toán tổng hợp NVL – CCDC
2.3. Tổ chức kế toán tài sản cố định của công ty
2.3.1 Đặc điểm của TSCĐ
2.3.2 Tình hình TSCĐ của nhà máy
2.3.3 Đánh giá và phân loại TSCĐ của nhà máy
2.3.3.1 Đánh giá TSCĐ
2.3.3.2 Phân loại TSCĐ
2.3.4 Thủ tục bàn giao và thanh lý TSCĐ
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
6
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
2.3.4.1 Thủ tục bàn giao
2.3.4.2 Thủ tục thanh lý TSCĐ
2.3.5. Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng
2.3.6. Quy trình hạch toán
2.3.6.1 Kế toán chi tiết TSCĐ
2.3.6.2 Kế toán tổng hợpTSCĐ
2.3.7 Kế toán khấu hao TSCĐ
2.3.7.1 Khái niệm khấu hao TSCĐ
2.3.7.2 Cách tính khấu hao TSCĐ
2.3.7.3 Hệ thống sổ sách, chứng từ sử dụng
2.3.7.4 Trình tự hạch toán khấu hao TSCĐ
2.3.7.5. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ
2.4. Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.4.1 Đặc điểm và tình hình quản lý lao động tiền lương tại Nhà máy
2.4.2. Phân loại

2.4.2.1. Phân loại lao động
2.4.2.2. Phân loại tiền lương:
2.4.3. Chứng từ sử dụng
2.4.4. Tài khoản sử dụng
2.4.5. Quy trình hạch toán
2.4.5.1. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo hình thức
“Nhật ký chứng từ” của nhà máy
2.4.5.2. Sơ đồ trình tự hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương của nhà máy:
2.4.5.3. Sơ đồ trình tự hạch toán các khoản trích theo lương của nhà máy:
2.4.6.Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
2.4.6.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương
2.4.6.2. Sử dụng quỹ lương
2.4.6.3. Phương pháp tính tiền lương
2.5. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền
2.5.1. Kế toán tiền mặt
2.5.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng
2.6. Tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
2.6.1. Kế toán thành phẩm
2.6.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.6.2.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm
2.6.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán
2.6.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
2.6.3. Xác định kết quả kinh doanh
2.6.3.1 Chi phí bán hàng
2.6.3.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.7. Phương pháp xây dựng và báo cáo tài chính tổng hợp
2.7.1.Hệ thống báo cáo tài chính được lập
2.7.1. Phương pháp lập các báo cáo tài chính
Phần III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1. Một số ý kiến nhận xét về công tác hạch toán kế toán tại Nhà máy luyện thép Lưu

Xá:
3.1.1. Ưu điểm:
3.1.2. Một số hạn chế và biện pháp khắc phục:
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
7
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
3.2. Kết luận:
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẾ
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
8
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
1.1.1. Địa chỉ giao dịch của Nhà máy
Tên doanh nghiệp: Nhà máy luyện thép Lưu Xá.
Tên giao dịch quốc tế: “ Luu Xa Smelting Steel Factory”.
Địa chỉ: phường Cam Giá – đường Cách mạng Tháng Tám – khu Gang Thép Thái Nguyên –
TP Thái Nguyên.
Điện thoại: 0280.3833.040
Fax: 0280.830.056
Website:
Số tài khoản: 710A – 06016 mở tại Ngân hàng Công thương Lưu Xá
Nhà máy có con dấu riêng, có quyền giao dịch ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự phân cấp
của công ty Gang Thép Thái Nguyên.
1.1.2. Vị trí địa lý

Nhà máy luyện thép Lưu Xá là một thành viên của công ty Gang Thép Thái Nguyên
thuộc Tổng công ty thép Việt Nam. Nhà máy được sắp xếp ở giữa hệ thống các nhà máy của
công ty. Nằm ở phía tây nam phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, cách đường quốc lộ 3 về
phía Bắc khoảng 3km. Nằm trong trung tâm mặt bằng nhà xưởng ở khu vực Lưu Xá công ty
Gang Thép Thái Nguyên. Hệ thống nhà xưởng liền kề các hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt của công ty Gang Thép Thái Nguyên.
Nhà máy còn nằm trên địa bàn gần với trung tâm thành phố Thái Nguyên. Đây là điều
kiện thuận lợi cho nhà máy trong việc giao dịch với toàn công ty Gang Thép nói riêng, cũng
như cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh và thành phố nói chung và lượng khách hàng đến
giao dịch với nhà máy.
1.1.3. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của Nhà máy
Tại Hội nghị lần thứ XIV của Trung ương Đảng khóa II (Tháng 1 năm 1956) đã quyết
định xây dựng khu Gang Thép Thái Nguyên nhằm thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và phát
triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ngày 4 tháng 6 năm 1959, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ huy công
trường Gang Thép, nhiệm vụ chủ yếu là “chuẩn bị khởi công và xây dựng khu Gang Thép Thái
Nguyên”, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam. Đây
là dây chuyền luyện kim lớn nhất nước ta, do Trung Quốc đầu tư, gồm 25 nhà máy xí nghiệp
thành viên đảm nhận từ khâu khai thác nguyên vật liệu, luyện gang, luyện thép, cán thép, cùng
các khâu phụ khác.
Nhà máy luyện thép Lưu Xá trước đây là xưởng luyện thép Lưu Xá, là một đơn vị thành
viên của Công ty Gang Thép Thái Nguyên, trực thuộc Tổng công ty thép Việt Nam thuộc Bộ
Công nghiệp quản lý. Được khởi công xây dựng trên mặt bằng chính của khu Gang Thép Thái
Nguyên vào những năm đầu thập kỷ 60 (ngày 21/11/1964 tại quyết định số 2472 KH / Công
ty) với thiết kế ban đầu gồm 2 lò luyện thép Martin (lò bằng) với tổng công suất thiết kế 1000
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
9
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================

tấn thép thỏi/ năm. Do ảnh hưởng của chiến tranh nên việc xây dựng lắp đặt bị gián đoạn, nhà
máy được xây dựng lại. Vào ngày 15/12/1976 tại lò bằng Martin số 1 ra mẻ thép đầu tiên đánh
dấu thời kỳ sản xuất của Nhà máy luyện thép Lưu Xá.
Sau khi chuyên gia Trung Quốc rút về nước do sự kiện 1979, việc lắp đặt và hoàn chỉnh
lò Martin số 2 và một số thiết bị khác phải dừng lại. Do đó nhà máy chỉ chạy 1 lò Martin với
dung lượng 50 tấn/ mẻ với công suất thiết kế 50.000 tấn/ năm. Việc đúc được thực hiện bằng
phương pháp đúc xi phông thông qua hệ thống khuôn gang.
Năm 1992 do yêu cầu đổi mới công nghệ nhà máy đã lắp đặt 1 lò điện hồ quang luyện
thép 30 tấn/ mẻ, công suất 92.000 tấn/ năm (thiết kế Trung Quốc) và đưa vào sản xuất ổn định
năm 1993. Sau đó lắp đặt tiếp 1 máy đúc 4 dòng, bán kính cong 4m, công suất 120.000 tấn/
năm (thiết kế Ấn Độ).
Đến tháng 11/2001 thực hiện dự án đầu tư cải tạo khu Gang Thép Thái Nguyên với sự
giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc mà nhà máy luyện thép Lưu Xá là
đơn vị trọng tâm của dự án lên tới 20 tỷ đồng. Nhà máy lắp đặt lò điện siêu cao công suất ra
thép ở đáy với dung lượng 30 tấn/ mẻ, lò thùng tinh luyện 40 tấn/ mẻ, lò trộn nước gang 300
tấn và nhiều hạng mục phụ trợ khác.
Kể từ ngày ra mẻ thép đầu tiên đến nay nhà máy thường xuyên giữ vững sản xuất, cố
gắng cải tiến công nghệ thiết bị, giảm tiêu hao vật chất trên 1 tấn thỏi thép, nâng cao sản lượng
hang năm. Cán bộ công nhân hang năm có thu nhập ổn định. Nâng cao được mức sống của
người lao động. Cho dù nhà máy có những thời kỳ gặp khó khăn thử thách tưởng chừng không
thể vượt qua nổi, nhưng với bản chất đã được tôi luyện “ cứng rắn như thép, như gang” cán bộ
công nhân nhà máy vẫn duy trì sản xuất, từng bước đứng vững và phát triền. Trong 35 năm
hoạt động sản xuất và đầu tư cải tọa kỹ thuật đến nay nhà máy có quy mô sản xuất phôi thép
lớn nhất Việt Nam. Giá trị tài sản lớn, vốn lưu động lớn, mặt bằng sản xuất rộng.
Với những thành tích đã đạt được, nhà máy luôn được cấp trên động viên, khen thưởng,
với danh hiệu Huân chương lao động hang 3 do Nhà nước trao tặng tháng 5/1984.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy
Nhà máy Luyện thép Lưu Xá là một đơn vị thành viên nằm trong dây chuyền công
nghệ chính của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Vì vậy nhà máy không phải là đơn vị hạch
toán kinh doanh độc lập và chỉ được phân cấp từng mặt với chức năng và nhiệm vụ như sau:

a. Chức năng:
- Tổ chức, quản lý sản xuất thép phôi có hiệu quả cấp cho các nhà máy cán thép trong
công ty Gang thép Thái Nguyên.
- Tổ chức, quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.
- Tổ chức, quản lý vận hành và sửa thiết bị.
- Tổ chức, quản lý mua, bán vật tư, nguyên nhiên vật liệu và phụ tùng thiết bị ( có sự
giám sát của công ty)
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
10
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
- Tổ chức, quản lý kinh doanh bán thép phôi cho các nhà máy cán thép trong công ty
Gang thép Thái Nguyên theo giá chu chuyển nội bộ.
- Ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên trong toàn nhà máy.
b. Nhiệm vụ
Sản xuất và cung ứng phôi thép cho các nhà máy cán thép thuộc công ty GTTN với yêu
cầu:
- Mác thép sản xuất: CT3 ÷ CT5, SS 400, SD 295A
- Thép chất lượng cao
- Quy cách phôi thép thỏi, thép đúc liên tục :
120 mm x 120 mm x 6000 mm
120 mm x 120 mm x 3000 mm….
Dưới đây là kết quả sản xuất hàng năm của nhà máy luyện thép Lưu Xá
Bảng 1: Sản lượng phôi thực tế của nhà máy luyện thép Lưu Xá qua các năm
ĐVT: Tấn
Năm Sản lượng Năm Sản lượng Năm Sản lượng
1978 31.000 1989 31.913 2000 31.386,92
1979 7.000 1990 37.500 2001 41.299,11
1980 42.000 1991 35.194 2002 45.979,052

1981 19.859 1992 37.719,80 2003 81.590,722
1982 8.616 1993 41.506,99 2004 160.640,138
1983 21.619 1994 47.791,40 2005 193.182,336
1984 23.014 1995 46.211,50 2006 206.156,020
1985 27.000 1996 31.634,10 2007 209.020,155
1986 28.084 1997 38.908,01 2008 215.509,052
1987 28.258 1998 43.305,84 2009 247.835,4098
1988 32.098 1999 32.727,26 2010 205.312,524
( Nguồn số liệu: phòng kế toán – thống kê – tài chính )
1.3. Tổ chức lao động của Nhà máy
1.3.1. Tình hình lao động của Nhà máy
Nhà máy luyện thép Lưu Xá rất coi trọng tới công tác tổ chức lao động, coi đây là yếu
tố quyết định tới kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện cán bộ công nhân viên
có tay nghề cao được tuyển dụng từ các trường đại học danh tiếng như: Đại học Bách khoa,
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, và các trường cao đẳng trung học dạy nghề. Bên cạnh đó nhà
máy không ngừng chú trọng nâng cao đội ngũ cán bộ công nhân viên để lao động có thể tiếp
cận, vận hành và làm chủ công nghệ hiện đại. Nhà máy còn liên tục mở các lớp đào tạo cho
các cán bộ công nhân viên trong nhà máy về công nghệ luyện thép, thiết bị cơ điện, tự động
hóa.
1.3.2. Cơ cấu lao động của nhà máy Luyện thép Lưu Xá năm 2009 – 2010
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Nhà máy luyện thép Lưu Xá năm 2009 - 2010
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
11
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
STT Chỉ tiêu 2009 2010
So sánh
+,- %
Tổng số lao động thực tế 786 750 -36 -4,8

I Phân theo lao động trực tiếp và gián tiếp
1 Lao động trực tiếp 692 659 -33 -4,76
2 Lao động gián tiếp 94 91 -3 -3,19
II Phân theo trình độ
1 ĐH và CĐ 100 105 +5 5
2 Trung cấp 101 130 29 28,7
3 Công nhân kỹ thuật 575 515 -70 -12,17
III Theo độ tuổi
1 Dưới 30 tuổi 249 260 11 4,4
2 Từ 31 – 40 tuổi 259 265 6 2,3
3 Từ 41 – 50 tuổi 218 190 -28 -12,8
4 Trên 50 tuổi 60 35 -25 -42
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Qua bảng phân tích trên ta thấy số lượng lao động của nhà máy trong năm 2010 giảm 36
người ( 4,8%) so với năm 2009. Dây chuyền sản xuất của nhà máy hoàn toàn tự động với
những trang thiết bị hiện đại do đó việc sắp xếp bố trí lao động phù hợp với từng loại hình lao
động. Nó thể hiện ở chỗ năm 2009 lao động trực tiếp tăng lên 692 người chiếm 88,04% đến
năm 2010 lao động trực tiếp giảm còn 659 người chiếm 88,79%, lao động gián tiếp giảm cón
91 người chiếm 12,4% trong tổng số lao động. Nhà máy luôn có sự điều chỉnh về lao động cho
phù hợp với từng công việc, từng nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh của từng thời kỳ nhất định.
Bên cạnh đó nhà máy cũng đã quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên như
tăng bữa ăn từ 17000 đồng lên 21000 đồng, nhà máy cũng tổ chức các buổi tham quan du lịch
vào các ngày lễ. Cán bộ công nhân viên hang năm cũng được học tập kiểm tra kiến thức về an
toàn lao động vệ sinh máy móc và nơi làm việc.
Phân tích tinh hình lao động thì phần quan trọng nhất là chất lượng lao động. Nhìn
chung chất lượng lao động của Nhà máy được nâng cao qua các năm. Thể hiện năm 2009 lao
động có trình độ ĐH và CĐ là 100 người chiếm 12,72% đến năm 2010 là 105 người chiếm
14%.
Xét về lâu dài nhà máy cần bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên
đồng thời tinh giảm những người không còn khả năng đáp ứng được những yêu cầu của công

việc tăng cường lựa chọn những người có trình độ cao nhằm giúp cho đơn vị có một lực lượng
lao động vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong thời đại công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty
1.4.1. Đặc điểm kinh doanh
a. Ngành nghề kinh doanh:
Lĩnh vực kinh doanh chính của nhà máy là sản xuất và kinh doanh thép phôi
b. Sản phẩm hàng hóa:
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
12
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ cụ thể của nhà máy luyện thép Lưu Xá là chuyên sản
xuất, cung ứng phôi thép cho các nhà máy cán thép trong công ty GTTN. Vì vậy, sản phẩm
hàng hóa chính mà nhà máy đang sản xuất kinh doanh là phôi thép có tiết diện 100 mm x 100
mm hoặc 120 mm x 120 mm, có chiều dài từ 1,5m đến 6m, với các mác thép xây dựng thông
thường: CT3, CT5, SD 295A, SD300, SS 400.
Ngoài ra nhà máy còn sản xuất axetylen đóng chai… Chủ yếu phục vụ cho sản xuất.
Phôi thép được bán, cung cấp cho các nhà máy cán thép để cán ra thép dây, thép cây, thép hình
các loại dùng cho xây dựng.
c. Thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm phôi thép của nhà máy chủ yếu là hai nhà máy cán thép
trong công ty GTTN. Do yêu cầu thị trường trong những năm qua và sản phẩm của nhà máy là
tiêu thụ nội bộ cho nên tình hình tiêu thụ của nhà máy trong một số năm gần đây tương đối tốt
và có nhiều dấu hiệu khả quan trong những năm tiếp theo.
1.4.2. Hình thức tổ chức sản xuất:
Nhà máy luyện thép Lưu Xá là một doanh nghiệp sản xuất phôi thép có đặc điểm sau:
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền, máy móc thiết bị chuyên dụng, sản xuất gián đoạn,
chu trình sản xuất ngắn (thường là lớn hơn 4h/mẻ) có nhịp tự do, dây chuyền có một đối tương.

Theo đối tượng sản xuất và tính chất lặp lại thì sản xuất tại nhà máy sản xuất hàng loạt, khối
lượng lớn theo yêu cẩu của công ty giao cho, quá trình sản xuất ổn định, nhịp nhàng tương đối
đều đặn.
Nhà máy tổ chức chuyên môn hóa theo ngành nghề, công việc, công nhân được biên chế
vào các tổ, có nhiệm vụ riêng biệt theo tính chất và nội dung công việc như thợ lò, thợ chuẩn
bị nguyên liệu, thợ hàn cắt, thợ lái cầu trục… Theo yêu cầu công việc, các tổ này được bố trí
thành ca sản xuất, thành phân xưởng.
1.4.3. Quy trình công nghệ
Nhà máy sản xuất phôi theo dây chuyền công nghệ khép kín, theo 1 lưu trình sản xuất
giản đơn không trải qua nhiều công đoạn. Để sản xuất phôi thép bao gồm 4 công đoạn chính:
- Chuẩn bị nguyên liệu: nguyên liệu chính để sản xuất phôi thép là gang lỏng, sắt và thép
phế. Gang, sắt, thép phế và chất trợ dung được tập kết vào khu vực chuẩn bị nguyên liệu. Tại
đây chúng được gia công chế biến đúng yêu cầu để đưa sang khâu nấu luyện.
- Nấu luyện thép: nguyên vật liệu 40 – 60% gang lỏng và phế thép đã được sơ chế và các
chất trợ dung được nạp vào lò điện hồ quang (lò điện siêu cao công suất 30 tấn/ mẻ) để tiến
hành nấu luyện thép, tại đây nguyên liệu được nóng chảy dưới nguồn nhiệt hồ quang điện. Cho
ra thép lỏng được sơ luyện (đã khử được cacbon photpho, hidro và khí nitơ) có nhiệt độ 1650 ÷
1680
o
C theo yêu cầu công nghệ tiếp theo của mác thép cần luyện. Sau đó mới đưa qua lò luyện
LF40T để tinh luyện thép lỏng mới được sơ chế. Tại đây kim loại lỏng sẽ được nâng nhiệt độ
đạt yêu cầu công nghệ đúc của từng mác thép cần luyện.
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
13
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
- Đúc rót thép: thép lỏng được rót trên máy đúc liên tục 4 dòng, bán kính cong 4m, phôi có
tiết diện vuông từ 100mm đến 130mm, có chiều dài từ 1,5m ÷ 6m và mác thép tùy theo kế
hoạch về mặt hàng.

- Nghiệm thu và nhập kho: sản phẩm qua quá trình đục được nghiệm thu và phân loại theo
tiêu chuẩn quy định. Thép phôi hợp cách được nhập kho thành phẩm của nhà máy, sau đó xuất
cho khách hàng bằng tàu hỏa hoặc ôtô. Phế phẩm, hồi liệu được đưa trở lại khâu nguyên liệu
để chuẩn bị cho nấu luyện lại.
Sơ đồ 1: Sơ đồ lưu trình sản xuất thép phôi
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
14
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
( Nguồn: Phòng công nghệ )
1.5 Kết cấu sản xuất của Nhà máy
Nhà máy luyện thép Lưu Xá là một doanh nghiệp sản xuất thép phôi có những đặc điểm
sau:
Sản xuất dây chuyền thuộc loại dây chuyền cơ khí hóa, sản xuất gián đoạn có nhịp tự
do, dây chuyền sản xuất cho một đối tượng, đối tượng chuyển động trong suốt quá trình sản
xuất.
Theo đối tượng sản xuất và tính chất lặp lại thì sản xuất tại nhà máy là loại hình sản
xuất loạt lớn vì sớ lượng sản phẩm rất lớn, chủng loại ít, quá trình sản xuất ổn định, nhịp nhàng
và tương đối đều đặn. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền, máy móc thiết bị chuyên dung, chất
lượng sản phẩm cao và tương đối ổn định.
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
Lò trộn nước gang 300 tấn
Gia công làm sạch thép phế
Lò luyện siêu cao công suất 30T
Lò tinh luyện LF 40T
Lò đúc liên tục 4 dòng
Làm nguội, nghiệm thu, phân loại
Phôi thành phẩm

Cung cấp cho các nhà máy cán thép
Phôi phế phẩm
Phế phẩm
Phế phẩm
Phế phẩm
15
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
Kết cấu sản xuất của Nhà máy luyện thép Lưu Xá là một hệ thống gồm:
- Phân xưởng, bộ phận sản xuất chính: Phân xưởng Công nghệ, Phân xưởng Nguyên
liệu…
- Phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ trợ: Phân xưởng Cơ điện và phân xưởng sản xuất
Vật liệu luyện kim để sản xuất khí nén, axetylen, vôi, bột chèn, chế tạo chi tiết phụ tùng đơn
giản, cuốn động cơ, cung cấp phát điện nước dự phòng…
- Bộ phận phục vụ: Hóa nghiệm, Vận chuyển bốc xếp, cung ứng vật tư, bộ phận động
lực ( oxy, điện, nước )…
Sơ đồ 2: Kết cấu sản xuất của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá
( Nguồn: Phòng công nghệ )
1.6. Đặc điểm tổ chức của bộ máy quản lý Công ty
1.6.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
Bộ máy quản lý của nhà máy dù là đơn vị trực thuộc công ty, mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh đều thông qua báo cáo, nhưng bộ máy quản lý của nhà máy được bố trí theo kiểu
trực tuyến chức năng, phân phối theo hai cấp, được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý Nhà máy luyện thép Lưu Xá
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
16
Thép phế, gang…
Phân xưởng nguyên liệu
Phân xưởng công nghệ

Kho thành phẩm
PX SXVL LK
(Sản xuất axêtylen,
vôi, bột chèn…)
BP Hóa nghiệm
BP Cung ứng
V.tư
BP Vận chuyển
BP Bốc xếp
Phân xưởng Cơ
điện, sửa chữa,
cuốn động cơ, gc
chi tiết
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong nhà máy
Nhà máy luyện thép Lưu Xá hiện có 3 cấp quản lý như sau:
+ Cấp nhà máy
+ Phòng ban, phân xưởng
+ Cấp ca, tổ
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ công ty GTTN giao kết với tính chất công nghệ và quy
mô sản xuất hiện nay, bộ máy tổ chức gồm:
1.6.2.1. Ban giám đốc: gồm có 3 thành viên:
+ Giám đốc: phụ trách chung công tác SXKD, chỉ đạo trực tiếp các phòng: tổ chức -
hành chính, kế toán – tài chính, kế hoạch – kinh doanh.
+ Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị tổ
chức, thực hiện kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng và các mặt thiết kế,
kỹ thuật, quy trình công nghệ, chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật, phân xưởng công nghệ, phân
xưởng nguyên liệu, bộ phận vận chuyển vật tư.

+ Phó giám đốc thiết bị: chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, sửa chữa thiết bị và công
tác an toàn bảo vệ lao động và công tác an ninh trật tự. Chỉ đạo trực tiếp các phòng cơ điện,
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
Giám đốc
Phó GĐ sản xuất Phó GĐ thiết bị
P. Kế
toán tài
chính
P. Tổ
chức
hành
chính
P. Kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng
kỹ thuật
P. Cơ
điện
P. Bảo
vệ, tự
vệ
Phân
xưởng
công nghệ
Phân
xưởng
nguyên

liệu
Bộ phận vận
chuyển vật

Nhà ăn
hiện
trường
Phân
xưởng
cơ điện
PX
SXVL
luyện
kim
17
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
bảo vệ tự vệ, phân xưởng cơ điện, phân xưởng sản xuất, vật liệu luyện kim, nhà ăn hiện
trường.
1.6.2.2. Phòng chức năng, nghiệp vụ, phục vụ
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: căn cứ vào sản lượng hiện vật để lập kế hoạch thu mua vật
tư, dự trữ, bảo quản, cấp phát vật tư cho quá trình SXKD của nhà máy. Xây dựng kế hoạch giá
thành để giao khoán cho từng phân xưởng. Bộ phận điều độ sản xuất: tiếp nhận và xử lý thông
tin liên quan đến sản xuất hàng ngày của nhà máy và của công ty. Báo cáo tình hình sản xuất
và thiết bị, vật tư liên quan đến sản xuất hàngngày.
+ Phòng cơ điện: quản lý chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, quản lý máy móc
thiết bị liên quan đến sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa thiết bị máy móc, TSCĐ theo định kỳ.
+ Phòng kỹ thuật: căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công ty giao, áp dụng sáng kiến cải
tạo kỹ thuật và quy trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Xây dựng định mức tiêu hao kim loại cho 1 tấn thép phôi, kiểm tra chất lượng sản

phẩm trong quá trình sản xuất.
+ Phòng tổ chức hành chính và y tế: lập kế hoạch sử dụng lao động, quản lý và sử dụng
định mức đơn giá tiền lương cho từng năm. Quản lý dụng cụ văn phòng, lập kế hoạch mua sắm
trang thiết bị văn phòng. Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy,
thường xuyên kiểm tra vệ sinh phòng dịch trong toàn bộ khu vực nhà máy.
+ Phòng kế toán tài chính: tập hợp toàn bộ các chứng từ ban đầu, ghi chép, tính toán, phản
ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến công
tác tài chính kế toán của nhà máy. Thực hiện báo cáo, thống kê và báo cóa quyết toán tình hình
sản xuất kinh doanh của nhà máy với công ty.
+ Phòng bảo vệ - tự vệ: đảm nhận công tác bảo vệ tài sản và an ninh, triển khai công tác
phòng cháy nổ trong toàn nhà máy.
1.6.2.3. Các phân xưởng
+ Phân xưởng công nghệ: quản lý và tổ chức sản xuất thép phôi.
+ Phân xưởng nguyên liệu: gia công chế biến nguyên liệu vật liệu, phế thép, gang cung
cấp cho phân xưởng công nghệ để nấu luyện thép.
+ Phân xưởng cơ điện: gia công, sửa chữa các phụ tùng, thay thế và phục vụ công tác sửa
chữa các thiết bị liên quan đến công tác nấu luyện thép.
+ Nhà ăn hiện trường: phục vụ nấu ăn bồi dưỡng giữa ca cho toàn thể cán bộ công nhân
trong nhà máy. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với mô hình quản lý chức năng Ban giám đốc gồm 1 trưởng 2 phó, 6 phòng chức năng
và 5 phân xưởng, số nhân viên quản lý là 69 người/ 750 người (≈ 9.2% ), ta thấy bộ máy quản
lý của nhà máy luyện thép Lưu Xá tương đối phù hợp, trình độ tương xứng và hoạt động khá
linh hoạt trước những biến động của thị trường hiện nay.
1.7. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
18
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
1.7.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy phòng kế toán – thống kê – tài chính
1.7.2. Phân công lao động trong bộ máy kế toán
Căn cứ vào biên chế lao động cần thiết hàng năm do phòng tổ chức lao động nhà máy
đã xây dựng và duyệt với cấp trên trong đó xác định lao động được biên chế cho phòng kế toán
– thống kế - tài chính. Đồng thời căn cứ vào trình độ cán bộ hiên nay, phòng kế toán tài chính
gồm 9 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:
a) Trưởng phòng:
Là người có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng năm, giải trình các chỉ tiêu vượt định
mức vốn, kiểm tra giám sát việc chi tiêu theo đúng chế độ tài chính hiện hành, chỉ đạo công tác
của phòng kế toán.
b) Phó phòng kế toán tổng hợp – xây dựng cơ bản – sửa chữa lớn:
- Chức năng: Là viên chức nghiệp vụ giúp trưởng phòng về công tác kế toán, chịu trách
nhiệm trước trưởng phòng về các lĩnh vực được phân công. Được thay mặt trưởng phòng điều
hành các hoạt động khi được trưởng phòng ủy quyền.
- Nhiệm vụ:
+ Tập hợp số liệu từ các kế toán phần hành, hạch toán kế toán, lập bsao cáo quyết toán sản
xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý.
+ Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, lao vụ hàng tháng, quý, đảm bảo tính chính
xác và đúng tiến độ yêu cầu.
+ Tính toán kết quả tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm hàng quý của nhà máy với
công ty.
+ Tính toán tăng giảm giá thành hàng tháng, quý cho các phân xưởng.
+ Tập hợp theo dõi, lập báo cáo quyết toán các hạng mục xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn
hoàn thành, kịp thời để đảm bảo thu hồi vốn.
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
Phó phòng KTTH,
XDCB, SCL
Thống kê
TH, bán

hàng
Trưởng phòng
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
lương,
BHXH
Kế toán
vật liệu
Thủ quỹ Kế toán
tiêu thụ
19
Kế toán
TCSĐ
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
+ Đôn đốc các kế toán phần hành kiểm tra đối chiếu số liệu, hạch toán kịp thời các nghiệp
vụ phát sinh trong sản xuất, kinh doanh đảm bảo số liệu hạch toán được chính xác.
c) Thống kê tổng hợp – bán hàng:
- Chức năng: giúp trưởng phòng về công tác thống kê và bán hàng.
- Nhiệm vụ:
+ Thống kê toàn bộ những phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy như
sản lượng sản phẩm sản xuất, tình hình nhân lực, tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, an
toàn lao động v.v…
+ Lập báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng quý, năm.
+ Lập báo cáo tình hình thực hiện quỹ lương và thu nhập hàng tháng, quý, năm.
+ Các kỳ kiểm kê phải tiến hành kiểm kê thực tế và đảm bảo tính chính xác.
+ Viết hóa đơn bán hàng với cục thuế hàng tháng, quý, năm.
d) Kế toán thanh toán:

- Chức năng: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý viên chức nhà
máy Luyện thép Lưu Xá Thái Nguyên. Giúp trưởng phòng theo dõi chi tiết cho từng công nợ
phải thu, phải trả và các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, TGNH hạch toán đúng nguyên tắc.
- Nhiệm vụ:
+ Lập các chứng từ thu chi khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán thu, chi các
quỹ đúng với các đối tượng sử dụng.
+ Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng mua vật tư đã được ký kết, theo dõi, và báo cáo
tình hình công nợ và người bán.
+ Bảo quản lưu trữ các chứng từ thu, chi tài chính theo đúng chế độ nhà nước đã ban hành.
+ Lập báo cáo tình hình thu chi tồn quỹ hàng tháng.
e) Kế toán tiêu thụ:
- Chức năng: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý viên chức nhà
máy Luyện thép Lưu Xá Thái Nguyên. Giúp trưởng phòng việc công tác hạch toán giá thành,
tiêu thụ sản phẩm và nộp thuế.
- Nhiệm vụ:
+ Quản lý theo dõi số lượng, giá trị nhập xuất tồn kho các sản phẩm sản xuất theo quy định.
+ Hạch toán đầy đủ và đúng doanh thu các sản phẩm bán ngoài, bán nội bộ công ty và dùng
cho sản xuất.
+ Tính toán giá vốn xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí nộp cấp trên chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường đúng theo quy định.
+ Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng bán hàng đã ký kết, theo dõi việc thực hiện các hợp
đồng bán hàng đã ký kết, theo dõi và báo cáo tình hình công nợ và người mua. Thường xuyên
đôn đốc việc thu hồi công nợ.
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
20
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
+ Kiểm tra các chứng từ hóa đơn bán hàng, việc thực hiện giá cả, các chứng từ nhập xuất
kho theo đúng các thu tục của Nhà nước và Bộ Tài chính đã ban hành.

+ Kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra hàng tháng đầy đủ theo quy định của cục thuế tỉnh.
+ Lập báo cáo tình hình sản xuất nhập, xuất và tồn kho sản phẩm, kết quả sản xuất kinh
doanh, hoạt động tài chính, sản phẩm tiêu thụ nội bộ công ty và tiêu thụ ngoài.
+ Thường xuyên đối chiếu với thủ kho, các kỳ kiểm kê, phải tiến hành kiểm kê thực tế, và
đảm bảo tính chính xác, kịp thời đúng tiến độ.
f) Kế toán TSCĐ:
- Chức năng: giúp trưởng phòng theo dõi về mảng TSCĐ của Nhà máy.
- Nhiệm vụ:
+ Theo dõi, quản lý về số lượng, giá trị nguyên giá của TSCĐ, giá trị hao mòn, giá trị
còn lại của từng danh mục TSCĐ đã được đăng ký.
+ Lập và tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sửu dụng theo đúng quy
định của công ty và Bộ Tài chính ban hành.
+ Theo dõi biến động tăng giảm TSCĐ kịp thời, chính xác.
+ Khi có TSCĐ được thanh lý, nhượng bán phải kết hợp với phòng cơ điện, các phòng
có chức năng thực hiện phương pháp đấu giá theo quy định của công ty và của Nhà nước.
+ Mở và theo dõi chặt chẽ tình hình sửa chữa thường xuyên máy móc, thiết bị, đối chiếu
giá trị thực tế, thực hiện với kế hoạch công ty đã quyết định.
g) Kế toán lương, bảo hiểm xã hội:
- Chức năng: giúp trưởng phòng theo dõi việc thực hiện quỹ lương và BHXH.
- Nhiệm vụ:
+ Hàng tháng có nhiệm vụ cùng các phòng chức năng rà soát và xác định quỹ lương ăn
ca, bồi dưỡng cho các phân xưởng, bộ phận theo dõi kết quả sản xuất và phục vụ của từng đơn
vị.
+ Lập bảng phân bổ tiền lương, BHXN hàng tháng cho khối văn phòng.
+ Lập bảng tổng hợp lương và thu nhập, BHXH hàng tháng cho toàn nhà máy.
+ Lập bảng thanh quyết toán BHXH thực chi để báo cáo và thanh quyết toán với BHXH
tỉnh được lập kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
h) Kế toán vật liệu:
- Chức năng: giúp trưởng phòng về công tác quản lý theo dõi , hạch toán quá trình phát sinh
nguyên, nhiên, vật liệu.

- Nhiệm vụ:
+ Quản lý, theo dõi số lượng, giá trị nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, lập thẻ kho, theo
dõi các mặt hàng quý hiếm và có giá trị lớn một cách chặt chẽ.
+ Hạch toán đầy đủ và đúng giá trị nguyên nhiên vật liệu cho từng đối tượng sử dụng.
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
21
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
+ Kiểm tra các chứng từ hóa đơn mua hàng, các phiếu nhập, xuất kho theo đúng các thủ tục
pháp lý mà Nhà nước và Bộ Tài chính đã ban hành.
+ Kê khai thuế GTGT đầu vào hàng tháng đầy đủ theo quy định của Cục thuế tỉnh.
+ Lập báo cáo tài chính tình hình nhập xuất tồn kho vật tư hàng tháng, hàng quý.
i) Thủ quỹ:
- Chức năng: giúp trường phòng quản lý thu, chi và bảo quản toàn bộ quỹ tiền mặt, ttiền gửi
ngân hàng, vốn nội bộ.
- Nhiệm vụ:
+ Thu chi tiền mặt hàng ngày khi có chứng từ được lập từ kế toán thanh toán chuyển sang.
+ Rà soát, kiểm tra các chứng từ thu, chi khi có đầy đủ các chứng từ pháp lý mà Nhà nước
đã quy định mới được thu, chi.
+ Cuối tháng lập bảng báo cáo, kiểm kê quỹ tiền mặt thực tế hiện có.
* Mối quan hệ giữa phòng kế toán – thống kê – tài chính với các bộ phận khác
Phòng kế toán – thống kê – tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện
thu thập, xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài chính
theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Đồng thời, phòng kế toán – thống kê – tài chính còn
cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của nhà máy một cách đầy đủ, chính xác và kịp
thời, từ đó tham mưu cho ban giám đốc để đề ra các biện pháp , các quy định phù hợp với kế
hoạch, chỉ tiêu mà công ty đã giao cho.
1.8. Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá
1.8.1.Chính sách kế toán chung

- Vì không phải là đơn vị hạch toán độc lập mà chỉ được phân cấp từng mặt, chế độ kế
toán Nhà máy đang sử dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng bộ tài chính.
- Niên độ kế toán là từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm theo lịch dương.
- Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, quý và kỳ kế toán tháng. Tùy nhu cầu quản lý và sử
dụng mà các báo cáo được lập theo tháng, quý hay năm cho phù hợp.
- Đơn vị tiền tệ Nhà máy thống nhất sử dụng là đồng Việt Nam đồng, không có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh lien quan đến ngoại tệ.
- Nhà máy áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên liên tục trong hạch toán hàng
tồn kho.
- Hạch toán theo hình thức Nhật ký- Chứng từ.
- Tính giá thành phẩm theo phương pháp giản đơn.
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho (vật liệu) là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
- Khấu hao tài sản được thực hiện theo phương pháp khấu hao đều.
- Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu được hạch toán theo phương pháp thẻ song song.
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
22
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
- Nhà máy tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
1.8.2. Chế độ chứng từ:
Nhà máy sử dụng các chứng từ của Bộ Tài chính ban hành bao gồm:
- Chứng từ về tiền tệ: phiếu chi, phiếu thu, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh
toán tạm ứng.
- Chứng từ về TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, thuê TSCĐ, biên bản thah lý TSCĐ,
biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.
- Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê
vật tư.
- Chứng từ về bán hàng: hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho kiêm vận

chuyển nội bộ.
- Chứng từ về lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, quyết
toán nguồn tiền lương, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
1.8.3. Hệ thống tài khoản sử dụng tại Nhà máy
Hệ thống tài khoản của nhà máy bao gồm hầu hết các tài khoản theo QĐ số 15/2006
QĐ-BTC và các tài khoản sửa đổi bổ sung theo các chuẩn mực và thông tư hướng dẫn của Bộ
Tài chính.
Do điều kiện sản xuất kinh doanh, nhà máy không sửu dụng một số tài khoản như: TK
121, 129, 139, 159, 221, 228, 229, 244, 344, 611.
Một số tài khoản được mở chi tiết cho phù hợp với nội dung kinh tế của từng phần hành
kế toán trong nhà máy.
1.8.4. Hình thức kế toán
1.8.4.1. Hình thức sổ:
Do đặc điểm tình hình sản xuất của nhà máy nằm cùng một địa bàn gồm: dây chuyền
công nghệ, các bộ phận phòng ban chức năng, trực tiếp điều hành sản xuất nên nhà máy áp
dụng hình thức kế toán tập trung để phản ánh số liệu nhanh nhạy, chính xác và kịp thời, giúp
cho ban lãnh đạo nhà máy chỉ đạo sản xuất, phục vụ công tác hạch toán. Tại nhà máy kế toán
sử dụng hình thức nhật ký chứng từ.
Theo hình thức này toàn bộ công việc kế toán từ ghi sổ tổng hợp báo cáo đều được thực
hiện tại phòng kế toán thống kê – tài chính. Tại các phân xưởng không bố trí các nhân viên kế
toán mà chỉ có nhân viên thống kê, ghi chép các thông tin ban đầu của các phân xưởng. Trình
tự ghi sổ kế toán của nhà máy được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán của Nhà máy
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
23
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Bảng kê
Sổ kế toán chi

tiết
Nhật ký
chứng từ
Sổ sách Bảng tổng hợp,
chi tiết
Báo cáo tài chính
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu
===================================================================
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
1.8.4.2. Phần mềm kế toán sử dụng:
Bên cạnh việc sử dụng hình thức sở, nhà máy còn sử dụng phần mềm kế toán BRAV04.1
hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán. Phần mềm này được thiết kế riêng cho Công ty Gang
Thép Thái Nguyên.
1.8.5. Báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính được lập bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01 – DN.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B02 – DN
Ngoài ra nhà máy còn sử dụng một số loại báo cáo để giúp cho việc hạch toán được dễ
dàng hơn và theo dõi được toàn bộ tình hình của nhà máy:
+ Bảng tính chu chuyển nội bộ sản phẩm.
+ Bảng tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch.
+ Biểu tính giá thành sản phẩm (Lập theo tháng, quý, năm)
+ Biểu phân tích tăng giảm giá thành (Lập theo tháng, quý, năm)
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
24
Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD: TS. Hoàng Thị Thu

===================================================================
PHẦN II:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN
HÀNH TẠI NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ
2.1. Các phần hành kế toán nhà máy đang sử dụng
Hiện nay Nhà máy luyện thép Lưu Xá đang sử dụng các phần hành sau:
+ Tổ chức kế toán NVL – CCDC
+ Tổ chức kế toán TSCĐ
=============================================================
lớp K5KTDNCNA
25

×