Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vai tròcủa Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Đảng CSVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.18 KB, 13 trang )

Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

I-PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày 3/2/1930, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chống
thực dân Pháp của nhân dân ta đó là việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, mở
ra một trang sử mới đầy vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Trong đó vai trị lớn nhất thuộc về chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, là
tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập tự do với lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa; giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với quốc tế vô sản.
Người đã tiếp thu, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và
kết hợp những truyền thống ấy với tư tưởng cách mạng triệt để của thời đại, tư
tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã sáng lập Đảng ta và lãnh đạo Đảng ta
thành một Đảng chân chính của giai cấp cơng nhân, sáng lập Mặt trận dân tộc
thống nhất, sáng lập Lực lượng vũ trang nhân dân, sáng lập nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa và phấn đấu khơng mệt mỏi góp phần tăng cường đồn kết trong
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người luôn chăm lo rèn luyện cán bộ,
đảng viên và không ngừng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Từ một người yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ
Chí Minh đã đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường cho cách mạng
Việt Nam, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng,
viết lên những trang sử huy hoàng nhất của dân tộc, đưa đất bước vào kỷ
nguyên độc lập dân tộc, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và cơng cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, vai trị của Đảng là to lớn, nhưng người đã sinh ra và ni dưỡng
Đảng trưởng thành đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì vậy tơi chọn đề tài “ Vai trò
của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Đảng CSVN” để
thấy được tầm quan trọng và công lao to lớn của Người đối với dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Đã có nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu đến vai trò to lớn của
Nguyễn Ái Quốc trong viêc chuẩn bị thành lập Đảng CSVN dưới nhiều góc độ
khác nhau qua nhiều khía cạnh khác nhau. Bài tiểu luận của tơi cịn sơ sài và
1.

Page 1 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

khơng tránh khỏi những thiếu sót mong thầy góp ý giúp tơi bổ sung sửa chữa để
hiểu rõ vai trò to lớn trong sự nghiệp lãnh đạo đất nước của Người.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Sau khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con
đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Người đã đem ánh sáng của chủ
nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản mở ra một thời kì mới cho đất nước, thời
kì độc lập, tự do hạnh phúc; nhân dân thốt khỏi ách áp bức bóc lột của bọn thực
dân, nỗ lực góp phần xây dựng Tổ quốc. Trong bài nghiên cứu của tôi chủ yếu
tập trung tìm hiểu về vai trị lãnh đạo, chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức
trước khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc trong giai
đoạn 1917-1930.
4. Ý nghĩa đề tài
Thơng qua việc tìm hiểu đề tài này cho thấy được vai trò của Người trong
việc sáng lập ra Đảng CSVN và vị thế mà Người đã tạo ra cho Đảng. Mặt khác
nó cịn giúp chúng ta hiểu thêm về quy luật hình thành một Đảng cộng sản do
giai cấp công nhân lãnh đạo có vai trị giải phóng một dân tộc bị áp bức và từng
bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất
trong sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước.

5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu
+Phần nội dung: gồm 3 phần
A- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam
B- Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính
Đảng vơ sản ở Việt Nam.
1. Chuẩn bị về chính trị - tư tưởng
2. Chuẩn bị về tổ chức
C- Soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
+Phần kết luận

Page 2 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

II- PHẦN NỘI DUNG
A- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt
Nam
Vào cuối thế kỉ XIX, nước ta bị thực dân Pháp thống trị, áp bức, bóc lột.
Khơng cam chịu nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Chu Chinh, Nguyễn
Thái Học, Hồng Hoa Thám, Lương Văn Can,…đã đi tìm cứu nước, nhưng kết
cục đều thất bại. Trong lúc khó khăn chưa có lối thốt, ngày 5/6/1911, Bác Hồ
với tên gọi là Nguyễn Tất Thành đã rời bến Nhà Rồng quyết tâm ra đi tìm bằng
được con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Tất Thành đã len lỏi trong quần chúng cần lao, trong giới thợ
thuyền, những người nông dân nghèo khổ, đến các nông thôn hẻo lánh ở

NewYork, London, Pari, Thái Lan, Trung Quốc,… để tìm hiểu tham gia vận
động và tổ chức các phong trào cách mạng. Song, lúc đó Người chưa thể có điều
kiện đầy đủ để bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin. Ở châu Âu, chủ nghĩa Mác ra đời
đã trên 60 năm, nhưng trên thế giới chưa có cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
nào giành được thắng lợi. Những nơi mà Người đặt chân đến tìm hiểu nghiên
cứu cũng chưa có Đảng cộng sản, và trước năm 1919, Quốc tế Cộng sản chưa ra
đời. Người nghiên cứu các cuộc cách mạng đã giành thắng lợi tại các nước tư
bản phát triển. Đó là cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng tháng 7/1789 và
phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân.
Người rất khâm phục tinh thần cách mạng của những nước này nhưng không đi
theo con đường cách mạng của họ được. Bởi vì, như Người đã nói: “ Kách mệnh
Mỹ cũng như kách mệnh Pháp nghĩa là kách mệnh tư bản, kách mệnh không đến
nơi, tiếng là cộng hịa dân chủ, kỳ thực nó là tước đoạt cơng nơng, ngồi thì nó
áp bức thuộc địa”. Năm 1917, Người trở lại Pháp tham gia phong trào công
nhân Pháp. Tháng 11/1917, diễn ra một sự kiện rung chuyển toàn thế giới đánh
dấu bước ngoặt vĩ đại mới trong lịch sử lồi người. Đó là cách mạng Tháng
Mười Nga vĩ đại thắng lợi, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử lồi người,
thời kì q độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1923, Người
rời Pháp sang Liên Xơ trực tiếp tìm hiểu và hoạt động tại quê hương Lênin vĩ
đại. Ở đây, Người có những điệu kiện thuân lợi để tiếp thu đầy đủ chủ nghĩa
Page 3 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

Mác-Lênin, tìm hiểu kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười, quan sát chủ
nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới và tham gia hoạt động của Quốc tế Cộng Sản.
Nhờ đó nhận biết của Người về lý luận và thực tiễn nói chung và kinh nghiệm

của cách mạng tháng Mười được sâu sắc hơn, đã giãi bày đúng đắn vấn đề mà
Người quan tâm. Đó là con đường giải phóng dân tộc bị áp bức, mang lại độc lập
dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội, góp phần định hướng con đường cứu nước,
độc lập gắn liền với chủ nghãi xã hội của dân tộc Việt Nam.
Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã đứng hẳn về con đường cách mạng tháng
Mười, đứng hẳn về chủ nghĩa Mác-Lênin, đúng hẳn về Quốc tế Cộng sản. Như
Người đã ghi trong cuốn sách Đường Kách mệnh: “Trong thế giới bây giờ chỉ
có kách mệnh Nga là thành cơng và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng
được hưởng cái hạnh phúc, tự do bình đẳng thật sự. Kách mệnh Nga đã đuổi
được vua, tư bản, địa chủ, rồi lại ra sức cho công nông các nước và các dân tộc
bị áp bức, các thuộc địa làm kách mệnh để lật đổ tất cả đế quốc và tư bản chư
nghĩa trên thế giới”.
Lập trường của Người đứng hẳn về chủ nghĩa Mác-Lênin được ghi rõ:
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
kách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin”. Với lập trường yêu nước đúng đắn,
Người đã vạch ra chân lí sáng ngời cho dân tộc Việt Nam: “Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ
sản”. Người cịn chỉ rõ: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức”. Công lao vĩ đại của Bác Hồ không những
chỉ rõ sự nghiệp giải phong dân tộc gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà
Người còn biết gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Người đã đi nối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở các
nước trên thế giới. Cách mạng Việt Nam là một bộ phân của cách mạng thế giới.
Cùng với sự hiểu biết sâu sắc tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đất nước,
Nguyễn Ái Quốc khẳng định, cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam không giống
như ở phương Tây; Người nhận thức đúng đắn sức mạnh của tinh thần, ý thức
dân tộc “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước,...Phát động chủ nghĩa
dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản...nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ
Page 4 of 13



Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

biến thành chủ nghĩa quốc tế”. Qua Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác-Lênin
được truyền bá vào Việt Nam không phải với tư cách là một hệ thống hồn bị
gồm triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, mà đã có sự lựa chọn,
bổ sung “nội địa hoá” cho phù hợp với thực tiễn xã hội, con người Việt Nam.
Điều đó được thể hiện cụ thể trong cuốn Đường kách mệnh, tác phẩm xác định
phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm đó, Nguyễn
Ái Quốc đặt bài Tư cách một người kách mệnh vào đầu tác phẩm, đã chứng tỏ
Người đặc biệt coi trọng đạo đức - coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng,
đồng thời cũng thể hiện Người rất chủ động, sáng tạo trong việc truyền bá quan
điểm cách mạng vô sản vào Việt Nam . Chắc chắn chúng ta khơng thể tìm thấy
một trường hợp nào truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin giống như vậy. Phải chăng
Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí. Vì
khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững
được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.
Chính nhờ sự sáng tạo trên đây, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng thành công
chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam: tập hợp và đoàn kết được toàn dân tộc (Đại
đoàn kết) và phát huy được lực lượng tinh thần, vật chất của cả dân tộc để giành
chiến thắng trước những kẻ thù có sức mạnh quân sự to lớn.
B- Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một
chính Đảng vơ sản ở Việt Nam.
Sau gần 15 năm tìm đường cứu nước, đến năm 1924, Người rời đất nước Nga
Xô Viết trở về Quảng Châu(Trung Quốc) gần Tổ quốc Việt Nam để truyền bá
chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Người chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
vào Việt Nam để lôi cuốn những người Việt Nam yêu nước đi theo con đường

của Bác đã chọn và chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Page 5 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

Chuẩn bị về chính trị - tư tưởng.
Bắt đầu với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và quan điểm cách mạng
Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam thông qua những bài đăng trên các báo, xuất bản
các tác phẩm và trực tiếp huấn luyện cán bộ. Trong đó đặc biệt là tác phẩm
Đường kách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị:
chỉ ra phương hướng phát triển đi tới thắng lợi của con đường giải phóng dân tộc
Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản; trực tiếp chuẩn bị về chính trị tư
tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành làm mọi việc để
sống và học tập. Từ làm phụ bếp trên con tàu Pháp của hãng Vận tải hợp nhất
đến cào tuyết trong một trường học, đốt lị, làm vườn, làm thợ rửa ảnh… Thơng
qua lao động, Nguyễn Ái Quốc gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động,
hiểu được nỗi thống khổ, hiểu được nguyện vọng, ý chí, năng lực của họ và đồng
cảm với họ. Với tầm hiểu biết rộng lớn và vốn thực tiễn phong phú, sâu sắc, ở
Nguyễn Ái Quốc đã sớm hình thành những nhận thức mới so với các nhà yêu
nước đương thời. Trong đó có những vấn đề rất cụ thể và thiết thực đối với cách
mạng Việt Nam. Trước hết, Nguyễn Ái Quốc nhận rõ đối tượng của cách mạng
thế giới là chủ nghĩa đế quốc thực dân (khơng phân biệt màu da), vì ở bất kỳ đâu,
chúng cũng tàn bạo, bất công và độc ác. Đương thời, có một số nhà u nước vì
chưa nhận thức đúng bản chất của chủ nghĩa đế quốc, nên họ đã mắc phải những
sai lầm “Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương... điều

đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lịng thương. Cụ Phan Bội Châu hy
vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ
cửa trước, rước beo cửa sau; tiếp theo là việc Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thức rõ,
nhân dân lao động thuộc địa hay chính quốc đều bị chủ nghĩa đế quốc áp bức,
bóc lột. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng thế giới. Từ đó, Người hiểu rõ
cách mạng là nhu cầu tất yếu của nhân dân bị áp bức trên thế giới; đồng thời
nhận thức được khả năng và điều kiện để nhân dân Việt Nam liên minh, đoàn kết
với các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình. Đây là
vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, vì theo Nguyễn Ái
Quốc, nếu “Khơng có một sức mạnh thống nhất của cả nước, khơng có sự giúp
1.

Page 6 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

đỡ mạnh mẽ của bên ngồi, cơng cuộc vận động giải phóng khó mà thành cơng
được”. Thực tế cho thấy, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, thực hiện quan điểm đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh,
cách mạng nước ta đã tạo được một mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết ủng hộ
cuộc kháng chiến của Việt Nam
Quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu bằng việc phê phán tội ác của
thực dân Pháp, làm rõ kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam cần phải đánh
đuổi; thức tỉnh tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống xâm lược của
nhân dân ta. Đây là bước đi mở đường, có ý nghĩa quyết định sự thành cơng
của các bước tiếp theo. Bởi, muốn làm cách mạng, theo Nguyễn Ái Quốc trước

hết phải biết “Ai là bạn ta? Ai là thù ta” và phải khơi dậy, đề cao những giá trị
tốt đẹp của truyền thống dân tộc “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những
chuyện vẻ vang của tổ tiên ta… Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta
đồn kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta
khơng đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn” .
Cũng chính vì vậy, mục đích đầu tiên của tác phẩm Đường kách mệnh là
“Nói cho đồng bào ta biết rõ: Vì sao chúng ta muốn sống thì phải kách mệnh”.
Và, muốn cách mạng thành cơng thì phải đồn kết, đồng tâm hiệp lực; muốn
đồn kết, muốn đồng tâm hiệp lực “thì ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao mà phải
làm, vì sao mà khơng làm khơng được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh vác một
vai, vì sao phải làm ngay khơng nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế
mục đích mới đồng, mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới
đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì mới chóng”.
Do thấu hiểu được quần chúng nhân dân cộng với lý luận Mác-Lênin,
Người xác định để giành độc lập, hịa bình, thống nhất thì phải dựa vào nhân
dân, phải lấy dân làm gốc. Người chỉ rõ giai cấp cơng nhân và nơng dân là lực
lượng nịng cốt của cách mạng. Giai cấp cơng nhân có đủ khả năng lãnh đạo
cách mạng nhưng cần có một tổ chức lãnh đạo. Đó chính là Đảng Cộng sản Việt
Nam với sức mạnh là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
Page 7 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

Tháng 11/1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp
chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt
Nam. Nguyễn Ái Quốc cho rằng để xây dựng Đảng Cộng sản, trước hết phải giải

quyết tốt vấn đề nhận thức tư tưởng chính trị và phương pháp tổ chức cho những
người yêu nước; phải giác ngộ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa dân
tộc Việt Nam theo lập trường cách mạng vô sản. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp
xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây, cùng một số thanh niên
hăng hái mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên, trong đó có tổ chức Cộng sản đồn làm nịng cốt, rồi truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập chính đảng của
giai cấp cơng nhân Việt Nam (6-1925).
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một
số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng, từ năm 1924 đến
năm 1927 đã đào tạo được 75 hội viên. Một số được chọn đi học trường Đại học
Phương Đông Liên Xô, một số được cử đi học qn sự ở Liên Xơ hay Trung
Quốc, cịn phần lớn lên đường về nước hoạt động. Ngay sau khi Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên ra đời, tuần báo Thanh niên được xuất bản làm cơ quan
tuyên truyền của Hội. Các bài giảng trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu
cũng được tập hợp lại in thành sách Đường kách mệnh (đầu năm 1927). Năm
1926, các tổ chức cơ sở trong nước của Hội Việt Nam cách mạng thanh nhiên
được xây dựng ở nhiều trung tâm kinh tế chính trị quan trọng. Số hội viên tăng
nhanh, năm 1928 mới có 300 thì năm sau đã lên tới 1700 hội viên. Cho đến trước
Đại hội đại biểu lần thứ nhất (5-1929), Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã
có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước. Ngoài ra, cịn tổ chức một số đồn thể quần
chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ…
Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương "vơ sản hóa"
đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với
công nhân để tự rèn luyện, đồng thời để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Phong
trào "vơ sản hóa" đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành
Đảng cộng sản Việt Nam.
Page 8 of 13



Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước
ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vơ sản, đã phát
triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khơng
cịn đủ sức để lãnh đạo nữa. Cần phải thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức
và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu nước
và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành lấy độc
lập và tự do.
Cuối tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên ở Bắc Kì, trong đó có Ngơ Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh đã họp ở số
5D phố Hàm Long (Hà Nội) để lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm
có 7 người, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản thay thế cho
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
(5-1929) khi kiến nghị của mình đưa ra về việc thành lập Đảng Cộng sản khơng
được chấp nhận, đồn đại biểu Bắc Kì bèn rút khỏi hội nghị về nước, rồi ra lời
kêu gọi công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân dân cách mạng nước ta ủng hộ
chủ trương thành lập Đảng Cộng sản.
Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội
quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ
của đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
Đông Dương cộng sản Đảng ra đời đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của quần
chúng nên được nhiệt liệt hưởng ứng, uy tín và tổ chức của đảng phát triển rất
nhanh, nhất là Bắc kì và Bắc Trung kì.
Tiếp đó, các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên ở Trung Quốc và ở Nam kì cũng quyết định lập An Nam cộng sản Đảng (71929).

Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng (6-1929) và An Nam cộng sản
đảng (8-1929) đã tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa của Tân Việt cách mạng
đảng. Các đảng viên tiên tiến của đảng Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cũng tách ra đề thàh lập Đơng Dương cộng
sản liên đồn (9-1929).
Page 9 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

Thế là chỉ trong vịng khơng đầy 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9-1929) đã có
3 tổ chức Đảng Cộng sản ở Việt Nam lần lượt tuyên bố thành lập.
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách
mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đảng
trong nhiều địa phương, và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của
công nhân và nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào
với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp
ruộng đất, phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương, tạo thành
một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.
Nhưng trong một nước có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, cơng kích
lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây nên một trở ngại lớn cho phong
trào cách mạng. Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ
lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng
Cộng sản thống nhất trong cả nước.
Trước tình hình đó, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc có đủ quyền quyết định mọi vấn đề của phong trào cách mạng ở Đông
Dương đã thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng
Cộng sản duy nhất.

Từ ngày 3 đến 7-2-1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở
Cửu Long (Hương Cảng). Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì
hội nghị. Tham gia hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, 2 đại
biểu An Nam cộng sản đảng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, hội nghị đã hồn tồn nhất trí tán thành
thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng
cộng sản Việt Nam; thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ
vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Nhân dịp thành lập Đảng, Người
cũng đã ra Lời kêu gọi Hội nghị tháng 2-1930 của đại biểu các tổ chức cộng sản
ở Đơng Dương để hợp nhất Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh
đầu tiên của Đảng.
C- Soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
Page 10 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

Cương lĩnh đầu tiên hay còn gọi Cương lĩnh năm 1930 bao gồm các tài liệu:
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt đều do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo. Những văn kiện của Cương lĩnh đầu tiên đó của Đảng đã vạch
rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền
(sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng đó kế tiếp nhau, khơng có bức tường nào ngăn
cách. Cương lĩnh viết: "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách
mạng:
Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho

nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ cơng nơng binh và tổ
chức qn đội cơng nơng.
Về kinh tế: tịch thu tồn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho
Chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và
chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho
dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ.
Về văn hóa xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ
thơng giáo dục theo hướng cơng nơng hoá.
Những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống
đế quốc, chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc
giành độc lập dân tộc. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua
Đảng Cộng sản. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho
được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, liên kết với
những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần
chúng vơ sản Pháp.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc
đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần
nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do, tiến
hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng
sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. Nhờ sự thống nhất về tổ chức và
cương lĩnh chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng đã quy tụ được lực lượng
và sức mạnh của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Đó là một đặc
Page 11 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53


điểm và đồng thời là một ưu điểm của Đảng, làm cho Đảng trở thành lực lượng
lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam, sớm được nhân dân thừa nhận là đội
tiền phong của mình, tiêu biểu cho lợi ích, danh dự, lương tâm và trí tuệ của dân
tộc.

Page 12 of 13


Nguyễn Khánh Hưng

Lớp: TTM-K53

III-KẾT LUẬN
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là kết quả của quá
trình chuẩn bị lâu dài và gian khổ của Nguyễn Ái Quốc. Sau 10 năm chuẩn bị
đầy đủ về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra
đời trong điều kiện hồn tồn chín muồi, bước vào lãnh đạo cao trào cách mạng
trong cả nước, đó chính là nhờ có phương pháp tốt và công phu chuẩn bị chu đáo
của Nguyễn Ái Quốc . Chính Người và những người cộng sản Việt Nam đầu tiên
đã biết khéo léo kết hợp việc tuyên truyền nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin với
công tác cổ động chính trị hàng ngày nhằm đưa quần chúng hành động theo
phương hướng và đường lối của chủ nghĩa Mác-Lênin. Qua đây chúng ta thấy
được vai trị vơ cùng to lớn của Người trong việc đem lại hòa bình, hạnh phúc
cho dân tộc. Là sinh viên Bách Khoa, những chủ nhân tương lai của đất nước tôi
nguyện hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, văn
minh, tiến bộ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như Đảng Cộng Sản đã và đang
dựng xây.

Page 13 of 13




×