SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ
A/ PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Bối cảnh của đề tài:
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật công nghệ phát triển ngày
càng nhanh và đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của thế
giới nói chung và nước ta nói riêng. Đặc biệt đã và đang ứng dụng rộng rãi trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải
pháp phát triển trong giai đoạn mới của nước ta là tiếp tục nâng cao chất lượng
toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa” giáo dục. Cùng với xu hướng phát triển của đất nước,
ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học bằng ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
2. Lí do chọn đề tài:
Môn ngữ Văn có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần hình thành những con
người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở…Đó là những con người có ý thức tự
tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng
nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác.
Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước
đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật trước hết
trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một
công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí
của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Trước tình hình và yêu cầu cấp bách đặt ra đòi hỏi mỗi một người giáo viên
cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để trau dồi chuyên môn nghiệp
vụ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Thế kỉ XXI công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực
của đời sống. Đặc biệt trong quá trình đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông,
việc áp dụng công nghệ thông tin góp phần hỗ trợ việc đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học. Việc vận dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh, để đào tạo những thế hệ “chủ nhân tương lai của đất nước” đáp ứng
được yêu cầu của xã hội góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của đất nước. Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết và quan trọng của mỗi người giáo
viên và đặc biệt là giáo viên dạy môn ngữ Văn.
Như chúng ta đã biết, từ năm học 2008 -2009 chủ đề năm học là: “Năm học
ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lí giáo dục, xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngữ
Văn là việc làm góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Có thể nói, việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngữ Văn nói riêng và dạy học nói
chung đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất
là mặt phương pháp.
Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi
mới phương pháp dạy học môn ngữ Văn ở trường Dân tộc Nội trú.”
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài
Đề tài này được áp dụng trong giảng dạy môn ngữ Văn ở khối lớp 9
trường phổ thông Dân tộc Nội trú.
4. Mục đích của đề tài:
- Giúp người dạy và người học tiếp cận được với xu thế dạy- học hiện đại của
thế kỉ XXI.
- Giúp học sinh Dân tộc Nội trú tham gia tích cực trong học tập. Tạo cho học
sinh tính năng động, chủ động , tự tin trong học tập.
- Giúp học sinh không chỉ góp phần tích hợp nhuần nhuyễn giữa phân môn ngữ
Văn mà tạo cơ hội để môn ngữ Văn tích hợp được với các môn khác như Âm
Nhạc, Mĩ Thuật, Tin Học, Địa Lí… trong nhà trường.
- Giúp môn học hấp dẫn hơn, sinh động hơn, học sinh thêm yêu thích giờ học
văn. Nhằm phát triển tư duy độc lập, khả năng suy ngẫm của người học.
5. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu
- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu là: Ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ
tư duy trong dạy và học.
- Vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngữ Văn rất thuận lợi vì nó cung
cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ, cập nhật tin tức nhanh chóng, cung cấp tư
liệu về tác giả, tác phẩm chính xác, đầy đủ, những hình ảnh, thước phim sinh
động, hấp dẫn. Từ đó học sinh tích cực, hào hứng, trong tiết học và đặc biệt
người học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề
- Trước đây khi chưa áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì giáo viên
dạy một chiều, học sinh không hào hứng, không sôi nổi, không có sự sáng tạo,
chưa tích cực trong học tập. Giáo viên thường dạy chay, nếu có sử dụng đồ dùng
dạy học chỉ là những hình ảnh tĩnh.
- Khi áp dụng công nghệ thông tin như hiện nay thì tính sáng tạo thể hiện rất
rõ: Học sinh hào hứng, sôi nổi, say mê, sáng tạo tìm hiểu vấn đề trong giờ học.
Học sinh hiểu bài và nắm kiến thức bài học tốt hơn. Những hình ảnh hỗ trợ cho
bài học thực tế, sống động, phản ánh cụ thể cuộc sống bên ngoài giúp học sinh
cảm nhận sâu sắc, làm lay động con tim các em.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Thế kỉ XXI là thế kỉ của công nghệ thông tin, công nghệ thông tin bùng nổ
làm cho cuộc sống con người ngày càng năng động, tiện nghi hơn; đi đâu, làm gì
chúng ta cũng bắt gặp công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin phục vụ cho
cuộc sống con người về mọi mặt trong sinh hoạt hàng ngày, công việc chuyên
môn và cả trong giáo dục. Để bắt nhịp với sự phát triển như vũ bão của công
nghệ thông tin, đồng thời để khai thác những thuận lợi mà công nghệ thông tin
đem lại cho giáo dục. Chúng tôi đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học. Như vậy, hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin là một
hoạt động không thể thiếu trong nhà trường hiện nay.
Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố
năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện
và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ
chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú
và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội Công nghệ
thông tin được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử- Tin
học- Viễn thông và tự động hoá” (NQ 49 của Chính phủ về phát triển công nghệ
thông tin của Việt Nam).
Thế mạnh của công nghệ thông tin là:
Kĩ thuật đồ hoạ được nâng cao tạo điều kiện mô phỏng nhiều quá trình,
hiện tượng trong tự nhiên và xã hội mà con người không thể hoặc không để xảy
ra trong nhà trường, không thể hoặc khó có thể được thể hiện nhờ những phương
tiện khác.
Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với
âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch
sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan.
Trong môi trường công nghệ thông tin người học phát huy được tất cả các
kĩ năng về nhìn, nghe, nói, đọc, viết. Quá trình hợp tác, tư vấn, đối thoại trở nên
quan trọng. Giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, giúp đỡ học sinh tự tìm kiếm
để nghiên cứu, tự biến đổi thông tin thành tri thức, kĩ năng. Học sinh thực sự
được chủ động, biết tự thích nghi, tự kiểm soát và tự điều chỉnh.
Sự hoà nhập giữa công nghệ thông tin và truyền thông hình thành những
mạng máy tính, đặc biệt là Internet cung cấp những kho thông tin và tri thức
khổng lồ, tạo điều kiện để mọi người có thể giao lưu với nhau không bị hạn chế
bởi thời gian và không gian.
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh (hình, chữ, âm
thanh sống động) làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý,
học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, quy luật mới. Đây là một
công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin
và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học
sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
Quá trình dạy học là quá trình song song giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt
động học của trò. Hiện nay, phương pháp dạy học Văn trong nhà trường phải đi
theo con đường tôn trọng và phát huy vai trò chủ thể tiếp nhận của học sinh,
phải chuyển từ phương pháp thầy diễn giảng, trò tiếp nhận thụ động sang
phương pháp gợi tìm. Thầy tổ chức, hướng dẫn, trò chủ động tích cực trong quá
trình tìm hiểu nội dung bài học. Các hoạt động này luôn hướng vào học sinh, lấy
học sinh làm trung tâm, thầy tổ chức bài học theo hướng đa dạng hóa các biện
pháp và hình thức dạy học. Hoạt động này phải luôn nhịp nhàng với hoạt động
học để tiến tới mục tiêu bài học đã đặt ra cả về kiến thức, kĩ năng , thái độ. Bởi
vì, mục tiêu của quá trình dạy học hướng vào người học cho nên người dạy phải
tìm mọi cách để phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Có như thế mới
giúp người học chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
II. Thực trạng tình hình:
Trước tình hình và yêu cầu cấp bách đặt ra đòi hỏi mỗi một người giáo viên
cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để trau dồi chuyên môn nghiệp
vụ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Qua quá trình giảng dạy bộ môn ngữ Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội
trú, tôi thấy:
1.Thuận lợi:
- Do đặc điểm của trường Dân tộc Nội trú, đa số các em được học ngày hai buổi
nên có nhiều thời gian cho việc học tập.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.
- Giáo viên có tâm huyết với nghề, luôn nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi
những biện pháp để giờ văn sinh động và đạt hiệu quả cao hơn.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng GD-ĐT TX Hà Tiên, Ban Giám Hiệu
nhà trường, các đồng nghiệp trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy văn
bằng các hình thức: mở chuyên đề, tập huấn cho giáo viên, tổ chức xem băng
hình tổ chức dự giờ thao giảng, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi để học hỏi rút
kinh nghiệm.
- Để có tư liệu minh họa cho các tiết dạy, nhà trường đã kết nối Internet phòng
máy vi tính để tạo điều kiện cho giáo viên lên mạng tìm kiếm, sưu tầm những
hình ảnh, bài soạn hay, các phim tư liệu, các đoạn Clip về các nghệ sĩ ngâm thơ,
đọc thơ, các phần mềm cho việc giảng dạy.
- Sự hoà nhập giữa công nghệ thông tin và truyền thông hình thành những mạng
máy tính, đặc biệt là Internet cung cấp những kho thông tin và tri thức khổng lồ,
tạo điều kiện để mọi người có thể giao lưu với nhau không bị hạn chế bởi thời
gian và không gian.
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh (hình, chữ, âm
thanh sống động) làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý,
học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, quy luật mới. Đây là một
công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin
và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học
sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
- Một số học sinh đã biết sử dụng công nghệ thông tin qua mạng, học tiếng Anh,
tìm kiếm, tra cứu tài liệu mạng, trao đổi thông tin,…
2. Khó khăn:
* Về phía học sinh:
- Năng lực tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu bài của học sinh còn nhiều hạn chế.
- Các em có chuẩn bị bài trước khi đến lớp, song sự chuẩn bị đôi khi còn đối
phó.
- Hầu hết các em là con em đồng bào dân tộc Khmer, sống ở các xã vùng sâu,
vùng xa ít giao tiếp. Vì vậy các em còn nhút nhát, khả năng diễn đạt và trình bày
một vấn đề còn khó khăn lúng túng. Một số em chưa thành thạo tiếng Việt nên
việc đọc, tìm hiểu, phân tích, cảm thụ tác phẩm còn khó khăn, phát âm sai do lỗi
phát âm địa phương.
- Một số em ít có khả năng độc lập suy nghĩ nên gặp khó khăn khi trả lời các câu
hỏi có tính suy luận hoặc bộc lộ cảm nhận của mình.
- Trước những vấn đề cần bộc lộ quan điểm, các em thường dựa vào cách hiểu,
cách cảm, cách đánh giá do giáo viên cung cấp.
- Một số em chưa có ý thức tự giác trong học tập, còn mải chơi và không có
hứng thú khi học môn Văn.
- Một số bộ phận học sinh chưa quen với phương pháp dạy học mới, do đó khả
năng tập trung chưa cao, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học
sinh.
- Do các em chưa làm quen được với việc tự tìm tòi, nghiên cứu về những vấn
đề trong văn học, các thiết bị hiện đại.
* Về phía giáo viên:
- Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên không khéo léo thiết kế các câu hỏi,
bài tập, các hoạt động phù hợp thì sẽ dễ khiến cho tiết học có tư tưởng gò bó,
nặng nề. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình tiết học, thời gian thì có hạn nhưng
để giúp học sinh hiểu và vận dụng thì tốn khá nhiều thời gian. Vì thế mà giáo
viên không có điều kiện để giảng giải, rèn luyện cho từng em. Chính điều đó
khiến cho các em không khám phá hết được tác dụng của văn chương.
- Một số giáo viên soạn giảng sơ sài, thiếu đầu tư, dẫn đến không khắc sâu được
kiến thức cho học sinh. Từ đó học sinh không có hứng thú học tập, giờ học
không đạt hiệu quả.
- Giáo viên thường chú ý khai thác và bình giá trên nhiều phương diện của sáng
tạo nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú trọng đến vấn đề
xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh.
- Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáo
viên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản
chưa đầy đủ.
- Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, tranh ảnh
minh hoạ trong khi đó có một số văn bản nếu học sinh được xem những đoạn
băng ghi hình, bài hát,… sẽ sinh động hơn rất nhiều. Ví dụ như văn bản: (Phong
cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Bài thơ về tiểu đội xe
không kính, Những ngôi sao xa xôi, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ….)
Nhưng hầu hết giáo viên không chú ý đến vấn đề này.
- Một số giáo viên còn lạm dụng công nghệ thông tin để thay phấn trắng, bảng
đen (chiếu chép) dẫn đến hiệu quả bài dạy chưa cao.
- Một số giáo viên chưa sử dụng thành thạo máy vi tính, chưa có kiến thức về
soạn giảng giáo án điện tử, bên cạnh đó việc thiết kế một giáo án điện tử mất rất
nhiều thời gian nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp
dạy học còn hạn chế.
Từ mục đích trên nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn cần rèn cho học
sinh những kiến thức, kĩ năng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của
con người và cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy Văn, để học sinh
yêu thích giờ học Văn.
III. Giải pháp tình hình:
Thật ra, chúng ta đang sống giữa thời đại công nghệ và kĩ thuật số. Người
học của chúng ta bị bao vây bởi thế giới công nghệ. Nếu giáo viên dạy Văn hoàn
toàn không biết và không ứng dụng nó thì hoá ra chúng ta đang xa rời với thực
tại chung. Công nghệ thông tin không hề làm mất đi cảm xúc mà ngược lại còn
tác động làm cho cảm xúc được tăng thêm. Khi người học hứng thú với môn học
thì giáo viên mới thật sự có cảm xúc.
Ví dụ: Khi dạy về truyện “Những ngôi sao xa xôi”, giáo viên có thể đưa
học trò đến với hình ảnh, thước phim chiến tranh ác liệt trên Internet để học sinh
có thể quan sát, cảm nhận và thấy được cuộc sống chiến đấu gian khổ của dân
tộc ta, tạo hứng thú để việc cảm thụ tác phẩm này được hiệu quả. Hoặc khi dạy
bài thơ “Mây và Sóng” của Ta- go chúng ta cho học sinh đến với những hình
ảnh về tác giả và đất nước Ấn Độ thông qua Internet để người học mở rộng hiểu
biết.
Vậy cách thức ứng dụng như thế nào. Có rất nhiều cách để ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy văn. Trước hết, chúng ta có thể khai thác và sử dụng
trang google để tìm kiếm thông tin, hình ảnh và cho học sinh thấy trực tiếp trong
quá trình giảng. Hay nói cách khác lúc này máy tính và Internet sẽ trở thành đồ
dùng trực quan sinh động và tự động hiện đại nhất. Giáo viên không phải mất
công làm đồ dùng dạy học như kiểu truyền thống nữa. Kiểu truyền thống là sưu
tầm tranh ảnh rồi đưa cho học trò xem. Cách này rất mất công và không có
nhiều. Hạnh phúc thay khi giáo viên và người học chỉ cần click chuột là cả một
thế giới sinh động hiện ra, vượt ra khỏi sự hạn chế về không gian và thời gian.
Chúng ta không phải tốn thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học này.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng phần mềm powerpoint để thiết kế bài
giảng và các trò chơi khởi động gây hứng thú trước mỗi giờ dạy. Ở loại bài giới
thiệu tác giả -tác phẩm văn học nước ngoài như văn bản “Mây và sóng” của Ra-
bin-đra-nát Ta -go, việc ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint đặc biệt tối
ưu. Giáo viên sử dụng phần mềm này để làm các slide giới thiệu về đất nước,
văn hóa nơi tác giả đó sinh ra và lớn lên. Điều này góp phần phá bỏ rào cản trở
ngại về sự khác biệt văn hóa trong cảm thụ một tác phẩm và tìm hiểu một tác giả
ở một nền văn hóa khác. Không chỉ là hình ảnh mà cả kênh âm thanh (giáo viên
chọn nhạc nền, đó có thể là những bài hát nổi tiếng của đất nước mà tác giả đó
sinh ra) cho các slide hình ảnh về đất nước, nền văn hóa, tác giả cũng được lồng
vào trong quá trình sử dụng hiệu ứng gây một ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Hình ảnh con người và đất nước Ấn Độ
Ngoài ra, ở phần tóm tắt tác phẩm, giáo viên có thể sử dụng phần mềm
mindmap để hướng dẫn học sinh tự tóm tắt thành sơ đồ những tác phẩm như:
Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên, Làng, Chiếc Lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa,
Những ngôi sao xa xôi, Người con gái Nam Xương
Bên cạnh đó, theo tinh thần của chương trình văn học nước ngoài đổi mới,
giảng dạy tác phẩm gắn với thể loại, trước khi vào một tác phẩm cụ thể, giáo
viên sử dụng phần mềm mindmap để giới thiệu hạt nhân cơ bản của thể loại đó.
Hơn thế nữa, ở những tiết ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức, chúng ta
cũng có thể yêu cầu học sinh sử dụng sơ đồ bản đồ tư duy để tự làm việc. Phần
mềm này cũng rất phù hợp với việc giúp giáo viên giới thiệu những kiến thức
mở rộng, đào sâu trong quá trình phân tích, cảm thụ tác phẩm.
Ngoài ra, các phần mềm như photostory, webquest cũng được ứng dụng để
giảng dạy phần tác giả - tác phẩm.
Đồng thời giáo viên có thể cho học sinh nghe đọc thơ và xem một đoạn phim
tư liệu về tác giả từ máy tính.
Tổ chức ngoại khóa văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, giáo viên có
thể sử dụng phần mềm potatoes để làm trò chơi ô chữ.
Trên đây là những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học văn, tuy nhiên trong quá trình ứng dụng có thể có những trục trặc về
mặt kĩ thuật. Nhiều giáo viên thời gian đầu khi sử dụng phần mềm powerpoint
để giảng dạy có tâm sự rằng thay vì đọc chép là chiếu chép. Với kinh nghiệm
của một người đã sử dụng, tôi thấy rằng, để khắc phục điều này, giáo viên phải
nắm thật kĩ nội dung bài dạy, không phải kiến thức nào cũng chiếu hết lên. Chỉ
chiếu lên những nội dung mang ý chính của bài. Kết hợp với việc giảng của giáo
viên, phải mở rộng ý ra, phát triển sâu hơn. Lúc đó cái tài của người giáo viên sẽ
hiển lộ. Vì công nghệ thông tin chỉ là phương tiện chứ không thể thay thế được
vai trò của người thầy. Đồng thời, để học sinh không thụ động trong quá trình
học, giáo viên cần giao nhiệm vụ, hoặc các chủ đề để học sinh làm việc
nhóm, chuẩn bị trước ở nhà.
Nói tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin khiến dạy văn học có rất
nhiều ưu điểm như nâng cao hiệu quả tiếp nhận, tạo hứng thú cho người học, tiết
kiệm được thời gian. Như vậy máy tính, Internet không phải là những công cụ
vô hồn, nếu chúng ta biết cách ứng dụng thì chúng sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho việc
dạy môn Văn vốn rất đặc trưng. Chính vì thế giáo viên cần phải nâng cao trình
độ sử dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Sau đây là: Việc thiết kế giáo án điện tử trong giờ dạy Văn
* Việc thiết kế giáo án điện tử được chuẩn bị như sau:
- Bước 1: Để tiến hành soạn giáo án điện tử, trước hết giáo viên cần soạn kỹ giáo
án truyền thống để thực thi trên lớp theo đúng mẫu qui định của tổ chuyên môn
và sự thống nhất chung của Sở giáo dục và đào tạo.
- Bước 2: Giáo viên tiến hành soạn giáo án điện tử để giảng dạy trên lớp bằng
máy Projector:
Bước 2.1: Xác định nội dung bài dạy, phần kiến thức cần ghi bảng để học sinh
theo dõi bài, từ đó tính toán các slide (trang) tương ứng.
Ví dụ: Với bài đọc – hiểu văn bản thì:
- Slide 1: Chào hỏi
- Slide 2 : Số thứ tự tiết theo phân phối chương trình, tên tác phẩm (tên bài dạy).
- Slide 3: Phần tìm hiểu chung gồm:
1- Tác giả:
Ở Slide 3: GV có thể chèn hình chân dung tác giả hoặc các hình ảnh, tư
liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của tác giả nhằm cung cấp tư liệu trực
quan kích thích việc học tập của học sinh.
Tác giả: Nguyễn Du Tác giả: Viễn Phương
2- Tác phẩm:
Có thể chèn các hình ảnh minh họa về tác phẩm từ tranh tư liệu hoặc băng
hình, phim tư liệu liên quan đến tác phẩm nhằm giúp học sinh có ấn tượng rõ
hơn về tác phẩm.
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh Hình ảnh Bác Hồ
Phần đọc tác phẩm, có thể vận dụng băng tư liệu, băng ngâm thơ, băng hình
minh họa…
Nhân vật Ro Bin Xơn Truyện Lục Vân Tiên
- Slide 4 đến các slide tiếp theo:
Là các nội dung tương ứng với từng phần trong nội dung bài dạy và tương
ứng với từng phần trong thiết kế giảng dạy của giáo án. Trong các slide này,
giáo viên có thể chèn các hình ảnh, câu hỏi, bài tập để học sinh thảo luận nhóm
rút ra nội dung được bài học.
Hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Hình ảnh hàng tre trước lăng Bác
“ĐồngChí”
Học sinh nhìn vào các hình ảnh này để tóm tắt truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà”
của Nguyễn Quang Sáng
- Slide ở phần củng cố bài:
Giáo viên có thể vận dụng việc củng cố bài bằng hình thức câu hỏi trắc
nghiệm khách quan một cách thuận lợi trong slide này. Hoặc có thể củng cố bài
H
H
ì
ì
n
n
h
h
ả
ả
n
n
h
h
h
h
à
à
n
n
g
g
t
t
r
r
e
e
bằng sơ đồ mà không cần bảng phụ. Có thể củng cố bài bằng bài hát, băng hình
minh họa (nếu có).
Qua hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong truyện “Những
ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê, hãy nêu cảm nhận của em về cuộc sống và
chiến đấu của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Sơ đồ tư duy truyện“Những ngôi sao xa xôi” Sơ đồ tư duy bài thơ“Ánh trăng”
của Lê Minh Khuê của Nguyễn Duy
- Slide ở phần dặn dò: Giáo viên có thể cho các hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh.
Ví dụ: Với bài tiếng Việt và Tập làm văn thì:
- Slide 1: Chào hỏi
- Slide 2 : Số thứ tự tiết theo phân phối chương trình, tên bài học.
- Các slide tiếp theo là nội dung bài học.
+ Tư liệu hỗ trợ cho bài học: Bài tập mẫu, hình ảnh, âm thanh, các đề bài
luyện tập, bảng biểu, sơ đồ để minh họa cho bài học …
Qua hình ảnh học sinh nêu cảm nhận về tình cảm mẹ con trong bài thơ “ Mây
và Sóng” của Ta go.
+ Hệ thống bài luyện tập …
- Slide trò chơi.
- Slide củng cố bài.
Học sinh chọn hình để trả lời câu hỏi Ghép tác giả với tác phẩm
- Slide dặn dò.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU
Bước 2.2: Tiến hành soạn nội dung bài vào các slide và chọn cách trình chiếu
thích hợp.
Bước 2.3: Yêu cầu chung cho việc chuẩn bị giáo án điện tử bằng các slide:
a. Yêu cầu chung:
- Vận dụng công nghệ thông tin phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặc trưng bộ
môn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học.
- Giáo án điện tử không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là phương
tiện hỗ trợ cho giáo viên trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo
hướng đổi mới phương pháp, các khâu của quá trình dạy học.
- Giáo án điện tử giúp giáo viên tiết kiệm thời gian ghi bảng, góp phần thể hiện
đồ dùng dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh cho giáo viên, trình
chiếu các tư liệu dạy học mà giáo viên dùng để minh họa cho bài học.
- Giáo viên không quá lạm dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy mà làm mất
chất văn thật sự của một giờ dạy ngữ Văn.
b. Yêu cầu với việc thiết kế các slide:
- Nền Slide thường sử dụng màu sáng nhạt, không nên sử dụng màu quá tương
phản với các đối tượng trình bày. Nên sử dụng nền trắng, màu chữ đen hoặc
xanh đậm, các đề mục lớn có thể sử dụng màu chữ đỏ tác động vào mắt học
sinh. Nếu sử dụng nền xanh thẫm thì phải dùng chữ màu trắng thì chữ mới rõ
khi chiếu các slide này qua máy Projector.
- Font chữ và màu chữ: Nên dùng một loại font chữ phổ biến, chân phương,
đồng thời sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoa, chữ thường một cách hợp lí. Cỡ
chữ thường từ 24 trở nên, phối hợp nhiều nhất là ba màu chữ để làm rõ các nội
dung trọng tâm khác nhau. Sử dụng các background (khung, nền) thống nhất
trong toàn bộ các slide.
Khai thác và sử dụng tiện ích Powerpoint là hết sức thuận lợi trong giảng dạy
ngữ Văn nhưng phải phù hợp với nội dung bài dạy và không nên quá lạm dụng.
Do đó, tránh tạo các kí hiệu với các hoạt hình quá sinh động, hoặc chèn các âm
thanh quá lạ chỉ có mỗi mục đích thu hút sự tò mò của học sinh.
Bước 3: Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy bằng giáo án điện tử:
- Việc chuẩn bị và kiểm tra trước giờ dạy là hết sức cần thiết vì giáo viên phải
lường trước mọi tình huống có thể xảy ra với máy móc: sự tương thích giữa máy
tính của giáo viên và máy tính của trường, sự tương thích giữa máy tính và
Projector.
- Việc trình chiếu qua các slide bài dạy để kiểm tra là rất quan trọng, đặc biệt là
các giáo án có sử dụng hình ảnh, âm thanh, các đoạn băng hình minh họa …
buộc giáo viên phải kiểm tra trước các hiệu ứng của các slide này.
- Nên sử dụng cả bảng đen trong giờ dạy để giáo viên ghi những nội dung chính
về bài học.
- Ngoài sự tương tác giữa học sinh với màn hình, giáo viên phải để ý đến mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh qua hệ thống bài tập, câu hỏi nêu vấn đề
cũng như giữa học sinh – học sinh khi thảo luận nhóm. Đặc biệt, giáo viên phải
lưu ý đến mối quan hệ mật thiết giữa nội dung trình chiếu với giáo án văn bản
nhằm bảo đảm tính trực quan mà vẫn phát huy được tính tích cực của học sinh
và kế hoạch lên lớp của tiết dạy.
- Tránh tình trạng biến giờ ngữ Văn thành giờ trình chiếu phim ảnh, tư liệu.
Đặc biệt, đối với giờ đọc - hiểu nếu sử dụng phim ảnh quá lạm dụng sẽ làm học
sinh có ấn tượng về nhân vật trong phim mà không tự hình dung, tưởng tượng về
nhân vật văn học.
- Việc giảng dạy bằng giáo án điện tử phải thật sự «ăn khớp» giữa lời giảng của
giáo viên và nội dung trình chiếu trên các slide, tránh tình trạng lời giáo viên
một đằng, nội dung bài chạy ra một nẻo.
- Đặc biệt, giáo án điện tử phải là sản phẩm của chính mình, tự mình thiết kế,
không sử dụng các giáo án có sẵn trên mạng.
Với một tiết đọc – hiểu văn học Việt Nam hiện đại cần thận trọng trong việc
vận dụng công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
cần kết hợp được một cách hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung và kĩ thuật vi
tính. Một mặt phải bảo đảm đặc trưng bộ môn, chuyển tải được các đơn vị kiến
thức cơ bản cần thiết, mặt khác cần bảo đảm tính thẩm mĩ, khoa học và thuận
tiện trong việc sử dụng. Đối với bộ môn ngữ Văn, việc ứng dụng công nghệ
thông tin cần nghiên cứu một cách kĩ lưỡng hơn. Cần đặt ra nhiều câu hỏi để trả
lời trước khi vận dụng: Ứng dụng những gì? Ứng dụng vào bài nào? Khi nào?
Và bằng cách nào? …
- Khi thiết kế bài giảng PowerPoint cần bảo đảm được tính hệ thống, tính mạch
lạc, tính chính xác và hướng đến các hoạt động phát huy tính tích cực của học
sinh, nên làm cho học sinh được bộc lộ suy nghĩ của mình qua giờ học Sự trình
diễn đừng quá cầu kì phô diễn mà phải chú ý mục tiêu đặt ra từ bài học.
Tuy nhiên, không phải bài nào ta cũng dạy qua máy, cần có sự chọn, không
nên chạy theo phong trào mà không nghĩ đến tính hiệu quả. Khâu chuẩn bị bài
cũng phải chu đáo và luôn tìm tòi sáng tạo, phương pháp có thay đổi, có phong
phú bài dạy mới có kết quả tốt, và luôn tâm niệm một điều: “Máy móc chỉ là
phương tiện, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu quả mới là cần
thiết”. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã có câu nói: “Có cái hôm qua nó đúng
nhưng hôm nay nó đã lỗi thời vì sự vật không đứng yên” cho nên mỗi giáo viên
cũng phải luôn luôn làm mới kiến thức của mình
Để có một giờ dạy tốt dù bằng cách nào, phương pháp nào cũng rất cần cái
tâm và tài của người thầy
IV. Hiệu quả của sáng kiến:
Sau khi tôi áp dụng vào thực tế lớp học có thể thấy việc đổi mới phương
pháp giảng dạy môn ngữ Văn theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các
thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại nhiều hiệu quả. Kết quả đạt được như sau:
Khối lớp 8:
Trước khi áp dụng
Năm học Loại giỏi Loại khá Loại trung bình Loại yếu
2009 - 2010
6 % 39 % 41 % 14 %
2010 - 2011 8 % 37,5 % 41,4 % 13,1 %
Sau khi áp dụng
2009 - 2010 9,6 % 45,2 % 35,7 % 9,5%
2010
-
2011
11,6
%
37,2
%
49,2
%
2 %
Học kì I
2011 - 2012
14,6 % 40,2 % 40,9 % 0 %
Khối lớp 9:
Trước khi áp dụng
Năm h
ọc
Lo
ại
gi
ỏi
Lo
ại khá
Lo
ại trung b
ình
Lo
ại yếu
2009 - 2010
8 % 29,6 % 48,9 % 13,5 %
2010 - 2011 9 % 25.4 % 54 % 11.6 %
Sau khi áp dụng
2009 - 2010 11,6 % 37,2 % 49,2 % 2 %
2010 - 2011 13,6 % 40,5 % 45,9 % 0 %
Học kì I
2011 - 2012
15.2 % 42,3 % 42,5 % 0 %
Qua kết quả trên chúng ta thấy các em tiến bộ rõ rệt trong học tập. Khi ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, bài học trở nên sinh động, thu hút sự
chú ý của học sinh, học sinh dễ tiếp thu bài. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn
sâu sắc trong tâm trí học sinh. Từ đó học sinh trở nên năng động, sáng tạo hơn
và yêu thích môn học hơn.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một hướng đi trong
xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay mà giáo viên nên vận dụng, chính
nó sẽ làm cho mỗi giờ lên lớp của chúng ta phong phú hơn bởi chúng ta đang
làm mới chính mình. Với môn ngữ Văn, khi ứng dụng công nghệ thông tin đưa
các hình ảnh, âm thanh, các đoạn Clip về các nghệ sĩ ngâm thơ, bình thơ… hầu
hết các em đều rất thích thú say mê học văn, giờ học nhẹ nhàng hơn, sinh động
hơn, lôi cuốn hơn. Từ đó nâng cao chất lượng bộ môn.
* Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm
như sau:
- Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, hết lòng yêu thương học sinh.
- Giáo viên cần phải tích cực học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt. Thường
xuyên cập nhật thông tin trên mạng Internet, sách báo hay trao đổi với đồng
nghiệp để nâng cao tay nghề của mình, thường xuyên dự giờ thăm lớp các đồng
chí đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm, đóng góp ý kiến hoặc cùng nhau thảo
luận để tìm ra biện pháp phù hợp thực hiện việc soạn giảng giáo án điện tử đạt
kết quả cao hơn.
- Giáo viên phải biết vận dụng khéo léo, linh hoạt các phương pháp trong một
tiết dạy.
- Luôn tạo sự đồng cảm hòa nhã với học sinh giúp các em mạnh dạn, tự tin trong
lời nói của mình.
- Muốn có một tiết dạy tốt giáo viên phải đầu tư giáo án một cách công phu.
Thực hiện soạn giảng giáo án điện tử ở những tiết học phù hợp giúp học sinh
hứng thú trong giờ học.
- Là giáo viên dạy văn phải có nghệ thuật khen ngợi để khuyến khích học sinh
chủ động phát huy cá tính sáng tạo của mình. Một lời khen ngợi, động viên,
khuyến khích kịp thời, đúng lúc là chất xúc tác rất mạnh giúp học sinh vui vẻ, tự
tin và phấn khích mạnh dạn phát biểu những vấn đề mà cá nhân các em suy
nghĩ.
* Ý nghĩa của sáng kiến, kinh nghiệm:
- Giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và ngày càng yêu
thích môn Văn.
- Giúp người dạy và người học tiếp cận được với xu thế dạy- học hiện đại của
thế kỉ XXI.
- Giúp học sinh Dân tộc Nội trú tham gia tích cực trong học tập.
- Tạo cho học sinh tính năng động, chủ động, tự tin trong học tập.
- Nhằm phát triển tư duy độc lập, khả năng suy ngẫm của người học.
* Khả năng ứng dụng của sáng kiến:
Đề tài này có thể áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy môn ngữ Văn trong
các trường THCS nói chung và đối với học sinh trường Dân tộc Nội trú nói
riêng.
* Những kiến nghị, đề xuất:
- Về phía Ban giám hiệu
+ Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên môn và mở
các chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin tại trường, để giáo viên có điều
kiện học hỏi các bạn đồng nghiệp, giúp giáo viên phát huy tối đa sức mạnh của
công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn.
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như động viên, khích lệ tập thể giáo viên
của trường sưu tầm các nguồn kiến thức để làm tư liệu cho việc giảng dạy của
bộ môn.
- Về phía bản thân: Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, nhất là cập nhật với công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp
giảng dạy, nâng cao chất lượng bộ môn.
Trên đây là những kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi
mới phương pháp dạy học môn ngữ Văn mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua,
tuy kết quả có nhiều tiến bộ, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
được sự góp ý nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, góp phần cho chất lượng
giảng dạy môn ngữ Văn ngày một nâng cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Tiên, ngày 22/4/2012
Ý kiến của Hội đồng chấm SKKN Người viết
Nguyễn Thị Hải