Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở bộ môn nghề Cắt may.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.18 KB, 14 trang )

Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
Trung tâm KTTH – HN Thanh Hoá
- - - - - - - * * * * - - - - - - -
s¸ng kiÕn
kinh nghiÖm
Đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở NGHỀ
CẮT MAY.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
Tổ: Dịch vụ
Trung tâm KTTH – HN Thanh Hóa
Năm học 2011 – 2012
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
1
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
Sáng kiến kinh nghiệm
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở
NGHỀ: CẮT MAY.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khách quan :
Trước đây trong các giờ dạy lý thuyết và hướng dẫn ban đầu của giờ dạy
thực hành ở bộ môn Nghề Cắt may rất ít, thậm chí không sử dụng
phương tiện dạy - học bằng công nghệ thông tin. Tình trạng chung các
giờ lên lớp của giáo viên là trang giáo án, viên phấn trắng, cuốn sách giáo
khoa và những bản vẽ thiết kế nếu là giờ dạy lý thuyết. Còn giờ dạy thực
hành là những sản phẩm may mẫu để phục vụ cho bài học hôm ấy.
Lý do hầu như được giải thích rất đơn giản là do đặc trưng của bộ môn.


Dạy nghề là bắt tay chỉ việc. Phương tiện của môn học là các em nhìn thấy
trực quan và làm theo đúng nội dung yêu cầu của bài học là đủ lắm rồi.
Nhưng khi công nghệ thông tin đã phát triển với nhiều bước nhảy vọt thì
việc dạy nghề ở các bộ môn nói chung và bộ môn Cắt may nói riêng đã có
rất nhiều thay đổi. Từ năm học 2008 – 2009 giáo viên đã nhận thức hết vai
trò và tác dụng của thiết bị dạy học bằng công nghệ thông tin, đầu tư suy
nghĩ về việc sưu tầm nội dung bài dạy và cách ứng dụng công nghệ thông
tin và các tiết dạy học của mình.
Chúng ta cũng biết rằng trong công cuộc đổi mới đồng bộ từ mục tiêu bài
dạy đến nội dung , phương pháp, kiểm tra đánh giá học sinh cho đến
phương tiện dạy học. Trong đó khâu được coi trọng tâm là phương pháp
dạy học. Cho nên việc đổi mới phương tiện dạy học thuộc khâu đổi mới
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
2
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
phương pháp nó cũng là một khâu rất quan trọng . Việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn nghề Cắt may là vấn đề cần thiết
2. Lý do chủ quan
Là một giáo viên dạy nghề lâu năm, tôi thấy rất rõ vai trò và tác dụng
của ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đối với bộ môn nghề trong
tình hình hiện nay. Việc sử dụng và phát huy tác dụng thiết bị công nghệ
thông tin để đạt hiệu quả lớn nhất trong dạy học ở chương trình sách giáo
khoa là điều cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài: Ứng dụng công nghệ
thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở nghề Cắt may của trung
tâm KTTH- HN Thanh Hóa để nghiên cứu.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận của vấn đề :
- Mục đích của đề tài nhằm tìm ra những cách thức chung trong việc sử
dụng thiết bị là máy vi tính và projector, các tranh ảnh được cấp phát và
khai thác trên mạng Internet vào việc dạy các tiết học lý thuyết, tiết hướng

dẫn ban đầu của các tiết thực hành nghề Cắt may.
- Tìm ra được mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào trong từng loại
bài theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu:
a. Nghiên cứu lý thuyết
- Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về việc sử dụng công nghệ
thông tin vào dạy học nghề Cắt may.
- Đọc nghiên cứu các dạng bài học ở Hoạt động giáo dục nghề phổ thông.
Nghề Cắt may lớp 11.
b. Nghiên cứu thực tiễn.
- Dự một số tiết của đồng nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin vào tiết
dạy.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
3
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
- Thực nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong từng loại
bài ở sách Nghề Cắt may lớp 11.
- Chọn 2 lớp có trình độ ngang nhau, một lớp dạy thực nghiệm có sử dụng
công nghệ thông tin vào dạy học và một lớp dạy không ứng dụng công
nghệ thông tin.
So sánh, đối chiếu kết quả giờ dạy để rút ra kết luận.
2. Thực trạng của vấn đề
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các tiết học lý thuyết, tiết hướng
dẫn ban đầu của các tiết thực hành ở bộ môn nghề cắt may đang còn nhiều
ý kiến khác nhau. Có thể phân thành hai loại ý kiến của đa số giáo viên như
sau:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng, học nghề là bắt tay chỉ việc, vì vậy không cần
thiết lấy thêm các tư liệu và hình ảnh nào để thay thế cho công việc của
giáo viên. Nếu thay thế hình ảnh được xây dựng bởi việc làm cụ thể từng
chi tiết, từng phần các thao tác của giáo viên bằng hình ảnh của trình

chiếu. Thì vô hình chung đã hạn chế sức hấp dẫn mà các thao tác giáo viên
thực hiện cho bài dạy. Vì vậy trong giờ dạy không cần thiết sử dụng máy vi
tính và projector hay các tranh ảnh được cấp phát và khai thác trên mạng
Internet.
- Ngược lại, ý kiến thứ hai cho rằng, hiện nay công nghệ thông tin đang
bùng nổ. Sống trong thời kỳ của kỹ thuật số, của mã hóa, cần phải biết tận
dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật để phục vụ cho công việc thường
ngày của mình. Học nghề cũng là môn học như các môn học khác. Không
nên tự thần bí hóa bộ môn học nghề. Việc sử dụng máy vi tính và projector
hay các tranh ảnh được cấp phát và khai thác trên mạng Internet sẽ làm cho
giờ học thêm sinh động và hiệu quả hơn. Những người tán thành ý kiến
này đã có những thành công nhất định trong giờ dạy song thất bại cũng
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
4
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
không ít. Bởi vì để học sinh hiểu bài ta cũng không nên lạm dụng hình
ảnh, kiểu chữ, phông chữ, màu sắc nền để đưa vào bài học. Trong giờ dạy
không lạm dụng công nghệ thông tin biến giờ học thành giờ trình chiếu các
hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học hay dùng giáo án điện tử thay
thế hoàn toàn chiếc bảng đen truyền thống và các đồ dùng dạy học khác.
Tùy theo từng chương, từng bài mà ta có thể áp dụng công nghệ thông tin
cho hợp lý và có hiệu quả
Còn ý kiến thứ nhất như đã nêu trên không cần thiết việc sử dụng máy vi
tính và projector hay các tranh ảnh được cấp phát và khai thác trên mạng
Internet vào các giờ học nghề. Ý kiến này đúng nhưng chỉ đúng một phần.
Bởi vì trong giờ học có những bài, những chương nếu ta áp dụng công
nghệ thông tin vào thực hiện bài dạy thay thế các thao tác của giáo viên thì
giờ học rất hiệu quả. Học sinh hiểu bài rất nhanh.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Trong các tiết dạy nghề ở bộ môn Cắt may, tôi ứng dụng công nghệ thông

tin vào dạy học như sau:
a) Tôi sử dụng máy vi tính, máy chiếu Projector và sử dụng những hình
ảnh phù hợp đưa vào máy vi tính, xem là một mẫu hình và những mẫu hình
khác khai thác trong tranh ảnh, sách báo hay mạng Internet.
b) Sử dụng ở các kiểu bài học
Trong chương trình Hoạt động giáo dục nghề phổ thông Nghề Cắt may
khối 11 có 4 chương
Chương I : MỘT SỐ KĨ THUẬT CƠ BẢN
Trong chương này gồm có 3 phần:
Phần 1: Bài Sử dụng các dụng cụ cắt may: Để học sinh nắm bắt được,
quan sát được các loại dụng cụ cắt may và tìm hiểu được đặc điểm, công
dụng của mỗi loại. Giáo viên sử dụng giáo án điện tử sẽ rất thuận tiện bởi
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
5
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
có nhiều ưu điểm: Giờ dạy trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều
thời gian so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Chỉ cần “ bấm
chuột ” vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng với
những hình ảnh sống động thu hút được sự chú ý và tạo được sự hứng thú
cho học sinh. Học sinh quan sát trên màn hình thì cả lớp sẽ nhìn thấy được
rất rõ từng loại dụng cụ để phục vụ cho nghề cắt may. Ví dụ như thước
dẹt, thước dây, kéo cỡ lớn, kéo cỡ trung, kéo bấm chỉ, phấn may, vạch, kim
máy, kim tay, đê tay…Với một lớp học nghề từ 25 -> 30 học sinh nếu giáo
viên đưa vật thật để học sinh quan sát thì chỉ những em ở bàn đầu mới
thấy, nếu giáo viên đi đến từng bàn thì sẽ rất mất thời gian.
Phần 2: Bài Sử dụng máy may dân dụng
Trong phần này học sinh phải nắm được cấu tạo của các chi tiết, công
dụng của nó và cách ứng dụng thao tác các bộ phận của máy khâu.
Ví dụ: Trên đầu máy khâu thì đâu là bộ phận đánh suốt chỉ? Đâu là bộ
phận điều chỉnh mũi chỉ dày thưa và lại mũi? Cách sử dụng nó như thế

nào?
Nếu dùng giáo án điện tử giáo viên có thể trình chiếu các chi tiết, bộ
phận của máy khâu, cách tháo lắp các chi tiết và cách sử dụng nó bằng các
hình ảnh động . Nếu phương pháp truyền thống thì chỉ hướng dẫn bằng các
bản vẽ “ hình ảnh tĩnh” nếu giáo viên có thao tác trên máy thì cũng chỉ
được 1 nhóm khoảng 5 -> 6 học sinh có thể quan sát được. Phải nói đây là
một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình
đổi mới
phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng môi trường công nghệ thông
tin và truyền thông có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh
Phần 3: Bài Đường may máy cơ bản :
Đặc điểm của phần này lượng kiến thức phải ghi nhiều, nhớ nhiều. Trong
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
6
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
chương trình nghề cắt may lớp 11 thì có 6 đường may máy cơ bản.
Với mỗi đường may máy cơ bản học sinh phải biết được
* Khái niệm của đường may
* Phương pháp may
* Ứng dụng của đường may để may các sản phẩm
* Kí hiệu của đường may
Khi dùng giáo án điện tử những kiến thức nội dung của bài được cung cấp
bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu
và bằng suy luận học sinh có thể có những dự đoán về cách làm, cách đặt
vải thao tác như thế nào để may được một đường may máy cơ bản theo yêu
cầu. Giáo viên có thời gian hơn để làm các thao tác chính cho học sinh
xem. Riêng phần ứng dụng của mỗi đường may cơ bản thì giáo viên có thể
khai thác các hình ảnh trên mạng Internet cho học sinh quan sát sẽ tạo nên
sự sinh động trong tiết dạy, gây hứng thú cho học sinh.
Chương II. CẮT MAY SƠ MI NAM, NỮ

Chương III. CẮT MAY QUẦN ÂU NAM VÀ NỮ
Trong hai chương này gồm có 2 phần
Phần 1: Thiết kế áo sơ mi nam, nữ kiểu cơ bản. Thiết kế quần âu nam,
nữ kiểu cơ bản và thiết kế quần, áo thời trang nên phải dùng đến hình học
với những hình vẽ phức tạp để vẽ các hình áo, quần.
Nếu giáo viên sử dụng giáo án điện tử để dạy thì sẽ rất thuận tiện bởi vì
khi thiết kế mất rất nhiều thời gian cho việc vẽ hình. Khi sử dụng công
nghệ thông tin thì hình vẽ được giáo viên vẽ sẵn trên máy tính, khi lên lớp
giáo viên chỉ cần trình diễn. Đồng thời còn có thể cho đường thẳng nào vẽ
trước thì xuất hiện trước, đường nào vẽ sau thì xuất hiện sau. Dùng màu để
tô những hình vẽ, phần vẽ quan trọng. Môi trường đa phương tiện kết hợp
những hình ảnh, cách vẽ, màu sắc…được trình bày qua trình chiếu theo
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
7
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác
quan. Ngoài ra các em còn được tham khảo thêm các kiểu áo quần cải biên
với kiểu mà các em vừa được học xong. Những mẫu quần, áo này giáo
viên có thể truy cập trên mạng Intenet
Phần 2 Thực hành may Cổ áo, Tay áo, may Túi quần, khóa quần
….Bài học mà giáo viên phải hướng dẫn ban đầu về phương pháp may
Với dạng bài học này học sinh phải nắm được các bước của qui trình
may sản phẩm, yêu cầu kĩ thuật của bài tập thực hành. Giáo viên dạy bằng
giáo án điện tử sẽ trình chiếu được các hình ảnh động của qui trình các
bước may, cách lắp giáp các bộ phận với nhau. Học sinh dễ quan sát hơn
giáo viên làm thao tác bằng tay giơ lên cho học sinh xem thì sẽ có nhiều em
không nhìn thấy được. Có thể mở rộng bài dạy bằng các hình ảnh
Ví dụ: may áo cổ côn nếu ta bỏ ve cổ đi ra cổ áo tàu. Nếu ta bỏ chân
cổ áo đi ra cổ áo lá sen nhọn …
Tất cả những hình ảnh của các kiểu cổ áo này giáo viên đều có thể truy

cập đưa vào máy tính trình chiếu cho các em xem. Cho học sinh học theo
kiểu này, các em tiếp nhận bài học vừa đơn giản vừa dễ dàng và thoải mái.
Sau khi học xong bài, tôi ra một vài câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra và
củng cố kiến thức cho học sinh với các phương án khoanh tròn hay trả lời
đúng, sai. Dùng máy vi tính để nhấn chuột vào phương án các em lựa chọn.
Kết quả lập tức được hiện ra bằng các hình ảnh sinh động có kèm theo lời
nhận xét:
Rất tốt, em tiếp thu bài tốt ! ( nếu học sinh chọn đúng) hoặc Em cần cố
gắng
hơn nữa! ( nếu học sinh chọn sai) ….
Cách làm này tạo được sự hứng thú cho học sinh trong giờ học, các em có
thể kiểm tra được kiến thức của mình.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
8
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
Với các kiểu bài thiết kế như trên việc dùng máy tính và máy chiếu
Projector rất có hiệu quả. Cái ai cũng thấy là tiết kiệm được thời gian làm
việc của thầy đề dành cho trò tìm hiểu bài. Các em có thể tự kiểm tra và
đánh giá được kiến thức của mình.
Chương IV. TÌM HIỂU NGHỀ MAY
Đây là chương cần có nhiều hình ảnh, nhiều tư liệu, thông tin để học sinh
có thể nắm được, hiểu được các đặc điểm, nội dung, yêu cầu của Nghề
May khi học nghề và làm nghề. Dùng giáo án điện tử sẽ tạo nên sự sinh
động trong tiết dạy , gây hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: Mô tả nghề may gồm có:
Công cụ lao động nghề may: trình chiếu các dụng cụ cắt may như thước
dẹt, thước dây, kéo, phấn, kim máy, kim tay …Học sinh quan sát rất rõ
Sản phẩm nghề may, vật liệu may: không chỉ bó hẹp trong SGK giáo
viên có thể lấy thêm nhiều loại sản phẩm nghề may ở trên mạng gần gũi
với cuộc sống và đưa vào máy tính để trình chiếu trong giờ giảng. Học sinh

sẽ mở mang được kiến thức rất rộng so với cô chỉ thuyết trình
Điều kiện lao động và yêu cầu lao động đối với người thợ may thủ công
và công nhân may công nghiệp: giáo viên dễ dàng truy cập được những
hình ảnh ở các xưởng may công nghiệp để học sinh so sánh với may thủ
công khác nhau như thế nào? Học sinh quan sát và hiểu rất rõ các thao tác,
các yêu cầu của công nhân của những người thợ làm việc trong hai môi
trường khác nhau như thế nào. Thuận lợi và khó khăn như thế nào?
Các địa chỉ đào tạo nghề: Địa chỉ, hình ảnh của các trường nơi đào tạo
Nghề May, giáo viên có thể chụp ảnh trên sách, báo hoặc khai thác trên
mạng Itenet đưa vào máy tính để trình chiếu cho học sinh xem khuôn viên
của trường, khu kí túc xá, giảng đường, các giờ học lý thuyết, giờ học thực
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
9
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
hành của các nghành nghề đào tạo . Học sinh rất thích, say mê và sẽ tạo
nên sự hứng thú của tiết học.
Tóm lại: Một số lợi ích từ việc ứng dung CNTT vào dạy- học nghề Cắt
may.
Giờ học sinh động, lý thú ( Thông qua hình ảnh học sinh tự khám phá
sáng tạo). Học sinh học từ giáo viên, bạn bè và từ chính nguồn thông tin
mình khai thác được. Hỗ trợ và phát huy tích cực, có hiệu quả phương pháp
lấy người học làm trung tâm.
Ưu điểm nổi bật của giáo án điện tử là khắc phục được nhiều hạn chế của
phương pháp dạy học truyền thống: giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời
gian trên lớp, tạo không khí sôi nổi trong lớp học, tiết học sống động, giúp
học sinh nhanh hiểu bài và thuộc bài ngay tại lớp.
4. Kết quả thực nghiệm
a) So sánh kết quả giờ học: Chọn 2 lớp có trình độ ngang nhau để khảo
sát
* Năm học 2010 – 2011 :

Lớp 11 A3 Đào Duy Từ: Không ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học
Tiết học vội vàng, nhiều khi không đủ thời gian. Học sinh được hoạt động
ít hơn, kiến thức học sinh tìm hiểu nhiều chỗ còn hời hợt, chưa sâu. Lớp
học
thường trầm và học sinh ít tìm hiểu bài.
* Năm học 2011 – 2012.:
Lớp 11C
4
Đào Duy Từ: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Thời gian dành cho học sinh học trên lớp được nhiều hơn. Học sinh hứng
thú trong học tập làm cho tiết học sôi nổi, có chiều sâu và có hiệu quả hơn.
* So sánh kết quả bài kiểm tra
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
10
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng . Tôi cho học sinh làm bài kiểm
tra. Kết quả làm bài kiểm tra 1 tiết với cùng một đề bài:
Câu 1: Em hãy nêu cách tính, vẽ thân trước áo sơ mi nữ cơ bản
Câu 2: Nêu khái niệm, phương pháp, ứng dụng của đường may can rẽ,
may tra lật đè mí.
Kết quả kiểm tra tính trung bình như sau:
Lớp - Trường Số bài
Điểm 0  4 Điểm 5 6 Điểm 7 10
Số bài %
Số
bài
% Số bài %
Lớp11A3


Đào Duy Từ 19 bài 1 bài 1 8 bài 42,1 10 bài 57,89
Lớp 11C
4
Đào Duy Từ 19 bài 0 bài 0 3 bài 15,79 16 bài 84,21
b) So sánh kết quả thi học sinh giỏi cấp trường:
- Năm học 2010 – 2011 Thi HSG cấp trường
Đạt 1 giải ba: em Nguyễn Thị Trang lớp 11 A5 Nguyễn Trãi
Đạt 1 giải k. khích: em Nguyễn Khánh Linh lớp 11 A3 Đào Duy Từ
- Năm học 2011 – 2012 Thi HSG cấp trường
Đạt 1 giải nhì: em Nguyễn Thị Thanh Trà lớp 11C4 Đào Duy Từ
Đạt 1 giải ba: em Phạm Thị My lớp 11C1 Đào Duy Từ
Đạt 1 giải k. khích: em Nguyễn Phương Dung lớp 11C1 Đào Duy Từ.
c) Chất lượng học sinh
Năm Số Số
Xếp loại học lực
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
09 - 10 03 67 17 25,37 44 65,67 5 7,46 1 1,5
10- 11 03 69 20 28,98 45 65,21 4 5,81 0 0
11- 12 03 65 22 33,84 41 63,07 2 3,09 0 0

Căn cứ vào đối chứng trên: Có thể thấy rằng, ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy nghề là có thể làm và làm được tốt. Kết quả bài kiểm tra,
kết quả thi học sinh giỏi cấp trường, chất lượng học sinh . Còn phụ thuộc
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
11
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
vào nhiều yếu tố nhưng có thể khẳng định rằng, ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học bộ môn nghề nói chung và bộ môn nghề Cắt May nói
riêng vừa tiết kiệm được thời gian làm việc của giáo viên, vừa dành được

nhiều thời gian cho học sinh hoạt động lại vừa mang đến hiệu quả giờ dạy
cao hơn, học sinh thực sự hứng thú trong học tập, nắm bài sâu hơn, chắc
hơn và lâu hơn.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
a) Kết luận
- Muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy học nghề Cắt May,
người đứng lớp cần phải nắm được đặc trưng của bộ môn và từng phần của
môn học. Mỗi phần của chương trình có những nét riêng, cần tận dụng tối
đa lợi thế của từng phần để ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý
và có hiệu quả nhất.
- Các bài học cụ thể sẽ có những cách sử dụng không hoàn toàn giống
nhau vì vậy cần phải linh hoạt. Luôn luôn biết tạo ra những nét mới trong
các lần ứng dụng công nghệ thông tin để tạo được sự hấp dẫn, thu hút học
sinh tích cực hoạt động trong tiết học.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân rút ra từ thực tế giảng dạy, có thể
những điều đó chưa hẳn đã đúng hoặc phù hợp với mọi người, mọi nơi và
mọi điều kiện. Rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các bạn
đồng nghiệp.
b) Đề xuất:
- Nên tổ chức các lớp tập huấn về soạn, giảng các tiết dạy bằng giáo án
điện tử để giáo viên có dịp học tập trau dồi kiến thức. Nhà trường cần có
câu lạc bộ “ Giáo án điện tử ” để trao đổi rút kinh nghiệm, tiếp thu công
nghệ mới, trao đổi cách làm hay.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
12
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
- Mỗi năm cần tổ chức các hội thi về công nghệ thông tin để khuyến khích
lòng đam mê, sáng tạo, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
- Các chuyên gia, các nhà quản lí giáo dục sớm đưa ra tiêu chí đánh giá
tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, chuẩn bài giảng điện tử để có cơ

sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng.
Thanh hóa, tháng 3 năm 2012
GV: Trần Thị Thanh Thương
STT MỤC LỤC Trang số
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Lí do chọn đề tài 1
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
13
Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hoá
1 Lý do khách quan 1
2 Lí do chủ quan 2
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1 Cơ sở lý luận của vấn đề 3
2 Thực trạng của vấn đề 4
3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 5
4 Kết quả thực nghiệm 9
III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 10
a Kết luận 10
b Đề xuất 11
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thương
14

×