Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

skkn Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.84 KB, 34 trang )

Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu tác giả tiểu luận nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên của các thầy, cô giáo và các bạn học viên. Sự nhiệt tình đó
giúp tôi hoàn thiện tiểu luận với đề tài: “Một số quan điểm tương đồng giữa
phật giáo và vật lí hiện đại ”.
Tác giả tiểu luận xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
các thầy, cô giáo. Đặc biệt là TS.Vi Thái Lang trực tiếp hướng dẫn, đã chỉ
bảo tận tình, giúp tác giả hoàn thành tiểu luận này.
Tác giả tiểu luận xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2014
Tác giả tiểu luận

Vũ Ngọc Quyết



Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

2

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong tiểu luận này là
kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Vi Thái


Lang .Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu này.


Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2014
Tác giả tiểu luận

Vũ Ngọc Quyết












Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

3

BỐ CỤC TIỂU LUẬN
Chương 1: Sơ lược về Phật giáo.
Chương 2: Vật lí hiện đại – Một tâm đạo.
Chương 3: Một số quan điểm tương đồng giữa Phật giáo và Vật lí hiện đại.
















Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

4

LỜI TỰA

Đạo phật là một trong những học thuyết triết học, một tôn giáo lớn nhất
trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lí của nó rất đồ sộ và số lượng
phật tử đông đảo phân bố rộng khắp. Đạo phật được truyền bá vào nước ta
khoảng thế kỉ II trước công nguyên và đã có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống
tinh thần của con người Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng đất nước các
giáo lí nhà phật giúp con người hướng thiện, tránh làm điều ác, hình thành
nhân cách con người tốt hơn. Là một thầy giáo theo chuyên nhành Vật lý,
trong qúa trình học tập và nghiên cứu tôi nhận thấy giữa Vật lý hiện đại và
quan điểm của phật giáo có nhiều điểm tương đồng nhau vì thế tôi chọn đề tài
tiểu luận “Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại ” để
giúp mọi người có cái nhìn mới về mối quan hệ giữa phật giáo với khoa học.














Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO
Đạo Phật, Đức Phật và Triết lý cơ bản của Đạo Phật không thể nói ra đủ
trong khuôn khổ một vài quyển sách. Trong phạm vi bài tiểu luân tôi chỉ tóm
lược khái quát rất ngắn gọn nhưng hy vọng có thể đủ cho một bài giới thiệu
đến những người chưa hề biết gì về Đạo Phật .
1/Đạo Phật (Buddhism) xuất hiện và thế kỷ thứ VI trước CN, là một trào lưu
tôn giáo triết học. Phật giáo ra đời và đã nhanh chóng phổ biến ở Ấn Độ, ảnh
hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc phương
Đông và hiện nay đang lan truyền dần sang phương Tây.
Mục đích cao nhất của Phật giáo là hướng thiện và cuộc sống đức độ, đó là
phương tiện để giải phóng con người khỏi vòng luân hồi bất tận. Vì thế, từ

phương diện này mà nói giá trị của Đạo Phật là bền vững. Có thể nói, Phật
giáo không hẳn là một tôn giáo vì họ không thờ một vị thần nào. Ngoài ý
nghĩa tôn giáo, Phật giáo là một hệ thống triết học và quy tắc đạo đức. Có thể
nói, Đạo Phật là một tôn giáo tâm linh sâu sắc nhất.
2/Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (563 – 484 tr.CN).
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra Đạo Phật. Ngài vốn là một
thái tử (Siddhàrtha ), con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Maya ở
nước Kapilavastu (Ca tì la vệ), một nước nằm ở miền bắc Ấn Độ, phía nam
Nepal ngày nay. Ngài đản sinh vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch năm 563
tr.CN. Ngài được học đủ các môn võ bị (thái tử nào cũng vậy), nhưng Ngài
cũng theo học các vị minh triết và tinh thông mọi triết thuyết.
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

6

Năm 29 tuổi Ngài rời bỏ hoàng cung đi tìm đạo cứu thế. Trải qua nhiều lần tu
tập, đến năm 35 tuổi, Ngài giác ngộ được con đường giải thoát trong lúc ngồi
thiền dưới cội bồ đề (pippala) ở Buddhagaya.
Từ đó Ngài đi thuyết giáo của mình trong 49 năm. Tôn giáo mới hình thành
gắn liền với tên tuổi Ngài.
Đức Phật nhập niết bàn tại rừng Cala, ở gần thành Kusinagara vào đêm rằm
tháng 2 năm 483 tr.CN, khi Ngài 80 tuổi.
3/ Bản thể luận của Phật giáo.
Cốt lõi triết học của Phật giáo tập trung là: Vô ngã – Vô thường – Duyên.
-Vô ngã: Phật giáo cho rằng thế giới, nhất là thế giới hữu hình – con người
được cấu tạo từ yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Sắc và Danh được
chia làm 5 yếu tố, gọ là ngũ uẩn: Sắc (vật chất), Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn
tượng), Hành (tư duy), Thức (ý thức).
-Vô thường: Phật giáo cho rằng bản chất của s75 tồn tại thế giới là một dòng
chuyển biến liên tục (vô thường), không do một thần linh nào sáng tạo và

không có gì vĩnh hằng.
-Duyên: Mọi sự vật hiện tượng đều vận động theo chu trình Sinh - Trụ - Dị -
Diệt do nguyên nhân nội tại của bản thân nó, tuân theo luật Nhân - Quả.
4/ Nhân sinh quan:
-Luân hồi (samsara): là một thuyết cơ bản trong triết lý Phật giáo, cho rằng
con người khi chết đi sẽ đầu thai (có thể thành người, loài vật, . . .) và cứ thể
xoay vòng mãi mãi, chỉ những người tu hành đắc đạo mới thoát khỏi vòng
luân hồi sinh tử này.
-Nghiệp (karma): là cái do hành động ta gây ra. Trong cuộc sống, con người
hiện tại phải gánh chịu hậu quả hành vi của kiếp trước, đây gọi là nghiệp báo.
Nếu làm điều lành, gieo nhân lành ở kiếp này thì kiếp sau sẽ thu được báo
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

7

ứng lành, quả lành (có thể là kiếp này). Ngược lại, nếu là điều ác, gieo nhân
xấu thì sẽ có báo ứng xấu, quả xấu.
5/ Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật:
Sau khi đắc đạo dưới cội bồ đề, Đức Phật đã tìm 5 huynh đệ đồng tu trước đó
để thuyết bài pháp đầu tiên của Ngài, đó là TỨ DIỆU ĐẾ.
+Khổ đế (duhka – satya): là triết lý về bản chất cuộc đời là khổ: Sinh khổ,
Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái ly biệt khổ, Sở cầu bất đắc khổ, Oán tăng hội
khổ, Ngũ ấm xí thịnh khổ.
+Tập đế(samydaya – satya): là nguyên nhân dẫn đến sự khổ: 12 nhân duyên,
-Vô minh
-Duyên hành
-Duyên thức
-Duyên danh - sắc
-Duyên lục nhập
-Duyên xúc

-Duyên thụ
-Duyên ái
-Duyên thủ
-Duyên hữu
-Duyên sinh
-Duyên lão
Trong đó vô minh là nguyên nhân cơ bản nhất. Vậy, diệt trừ vô minh là diệt
trừ tận gốc rễ của sự đau khổ.
Nguyên nhân dẫn đến đau khổ, theo Đức Phật thuyết, cũng nằm ngay trong
bản thân con người, đó là: Tham – Sân - Si.
+Diệt đế (nirodha – satya): là trạng thái thoát khỏi khổ đau.
+Đạo đế (màrga – satya):
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

8

Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức
(giới), rèn luyện tư tưởng (định) và khái sáng trí tuệ (tuệ).
Diệt trừ vô minh gồm 8 con đường chính, gọi là Bát Chánh Đạo.
-Chánh kiến
-Chánh tư duy
-Chánh ngữ
-Chánh nghiệp
-Chánh mạng
-Chánh tinh tấn
-Chánh niệm
-Chánh định
Một niềm tự hào cho hàng triệu Phật tử trên toàn thế giới là năm 1999 Liên
Hiệp Quốc đã chọn ngày Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ngày
Tôn giáo và Văn hoá thế giới, ngày Vesak, ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.

Năm 2008, Việt nam được chọn đăng cai tổ chức Đại Lễ Phật Đản LHQ, The
UN Day of Vesak 2008, tại Hà Nội.
Một lần nữa tôi khẳng định, Phật giáo có lịch sử hình thành rõ ràng, có hệ
thống giáo lý hoàn chỉnh trên mọi phương diện. Phật giáo là một tôn giáo
hướng thiện, vì hoà bình nhân sinh, như LHQ đã công nhận.








Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

9

Chương 2
VẬT LÍ HIỆN ĐẠI – MỘT TÂM ĐẠO
Nền vật lý hiện đại có một ảnh hưởng sâu đậm hầu như trên mọi hình thái của
xã hội loài người. Nó trở thành cơ sở của khoa học tự nhiên, và sự liên hệ hỗ
tương giữa khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật đã biến đổi sâu xa điều
kiện sống của chúng ta, xấu tốt đều có. Ngày nay hầu như không có một
ngành công nghiệp nào mà không sử dụng những thành tựu của vật lý nguyên
tử và ai cũng biết đến ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân trong nền chính trị thế
giới. Tuy thế thật ra, ảnh hưởng của vật lý hiện đại vượt xa kỹ thuật. Nó vươn
dài đến tận tư tưởng, văn hoá và dẫn đến một sự thay đổi cơ bản về thế giới
quan cũng như mối quan hệ của con người với vũ trụ. Sự nghiên cứu về thế
giới nguyên tử và hạ nguyên tử (*) trong thế kỷ 20 đã phát hiện một cách bất
ngờ hạn chế của các quan niệm cổ điển và buộc ta có một sự sửa đổi triệt để

về nhiều khái niệm. Ví dụ khái niệm “vật chất” trong nền vật lý hạ nguyên tử
hoàn toàn khác hẳn với quan niệm thông thường về một thể vững chắc trong
vật lý cổ điển. Điều đó cũng tương tự cho các khái niệm không gian, thời gian
và nguyên nhân - kết quả. Thế nhưng những khái niệm vừa kể lại là cơ sở của
thế giới quan chúng ta với sự chuyển hoá mạnh mẽ của chúng, thế giới quan
của ta cũng bắt đầu thay đổi.
Trong những thập niên qua, các nhà vật lý và triết gia đã thảo luận rất nhiều
về sự thay đổi này do nền vật lý hiện đại tác động, nhưng rất ít khi người ta
thừa nhận rằng sự thay đổi quan niệm này rõ rệt đã dẫn vào thế giới quan của
nền đạo học phương Đông. Các khái niệm của vật lý hiện đại cho thấy một sự
song song bất ngờ với các quan niệm đã được đề ra trong các nền triết lý, đạo
học miền Viễn Đông. Dù sự song hành này chưa được đề cập đến một cách
cặn kẽ nhưng nó đã được nhiều nhà vật lý lớn nhất của thế kỷ này đã ghi
nhận, khi các vị đó tiếp xúc với các nền văn hoá phương Đông trong các
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

10

chuyến đi thuyết giảng tại ấn Độ, Trung quốc và Nhật Bản. Xin ghi lại ba thí
dụ sau đây:
Những quan điểm chung về nhận thức của con người, được minh hoạ bởi phát
hiện của vật lý nguyên tử, tự nó không xa lạ hay khó hiểu. Ngay trong nền
văn hoá của chúng ta, chúng đã có lịch sử và trong tư tưởng Phật giáo hay ấn
Độ giáo chúng có một chỗ đứng trung tâm đấng kể.
Điều mà ta phát hiện chỉ nêu thêm ví dụ, xác nhận và làm tinh tế thêm cho
một nền văn minh triết cổ xưa (Julius Robert Oppenheimer 1904-1067, nhà
vật lý học người Mỹ, góp phần quan trọng trong công cuộc nghiên cứu vật lý
hạt nhân). Để tìm sự song hành với lý thuyết vật lý nguyên tử ta phải đến
với cách đặt vấn đề về nhận thức luận mà các đầu óc như Phật hay Lão Tử đã
từng đối mặt, nếu ta muốn hoà điệu vị trí của chúng ta vừa là khán giả vừa là

diễn viên trong màn kịch lớn của thế gian. (Niels Bohr).
Đóng góp lớn nhất trong ngành vật lý lý thuyết của Nhật Bản sau cuộc
chiến tranh thế giới vừa qua có lẽ là dấu hiệu của một mối liên hệ nhất định
giữa các tư tưởng phương Đông và nội dung triết học của lý thuyết lượng tử.
(Werner Heisenberg).
Nếu nền vật lý hôm nay mà đưa về lại một thế giới quan huyền bí thì thật ra
nó chỉ trở lại nguồn gốc của nó, đã cách xa 2500 năm. Thật thú vị khi theo dõi
nền khoa học phương Tây trên bước đường của nó, bắt đầu với các triết gia
đạo học Hy Lạp đến sự phát triển thành những tư duy duy lý xuất sắc, ngày
càng xa tính chất huyền bí ban đầu, tiến tới một thế giới quan đối lập với thế
giới quan của phương Đông. Thế nhưng trong những bước đường phát triển
gần đây nhất, khoa học phương Tây lại tự vượt lên quan điểm của chính mình
và trở lại với tư duy của nền triết học Hy Lạp cổ và triết học phương Đông.
Nhưng lần này nó không đặt cơ sở trên trực giác nữa mà dựa trên những thí
nghiệm chính xác, phức tạp và dựa trên một lý luận logic chặt chẽ của toán
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

11

học.Nguồn gốc của vật lý, cũng như mọi ngành khoa học phương Tây khác,
bắt rễ trong giai đoạn đầu của triết học Hy Lạp, và thế kỷ 6 trước Công
nguyên, trong một nền văn hóa mà khoa học tự nhiên, triết học và tôn giáo
chưa hề tách nhau.
Các nhà hiền triết của truyền thống Milesi tại Ionia hồi đó chưa biết sự phân
biệt này. Mục đích của các vị đó là nhằm phát hiện cái cốt tủy của cơ cấu đích
thực của sự vật mà họ gọi là Physis. Từ Physis (vật lý) xuất phát từ Hy Lạp
đó, có nguyên nghĩa là sự tìm kiếm của tự tính sự vật.Điều này tất nhiên cũng
là mục đích của các nhà đạo học và thực tế là triết học Milesi cũng có một
khuynh hướng đạo học mạnh mẽ. Người Hy Lạp đời sau gọi các nhà Milesi là
Hylozoist nghĩa là kẻ cho rằng vật chất cũng biết sống vì các vị Milesi không

hề phân biệt giữa sinh và vô sinh, giữa tâm thức và vật chất. Thậm chí họ
không có từ vật chất, vì họ cho rằng mọi hiện tượng đều là phát biểu của
Physis cả, mà cái này chứa sẵn sự sống và tâm thức. Vì thế Thales (625-547
trước CN - nhà toán học và triết học Hy Lạp) xem mọi sự vật đều chứa đầy
linh tánh và Anaximender (610-547 trước CN - triết gia Hy Lạp) xem vũ trụ
có dạng của một cơ thể, được Pneuma (Hơi thở, khí), hơi thở của vũ trụ điều
hòa, cũng như con người được khí trời nuôi sống.
Trong khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, các nhà triết học Hy Lạp tìm
cách dung hòa cái tồn tại bất biến (Parmenides) và sự biến dịch thường xuyên
(Heraclitus), người ta cho rẳng tồn tại thể hiện thông qua những chất liệu bất
biến, nhưng đem nó mà trộn lẫn với nhau hay tách rời xa nhau thì chúng lại
tạo nên sự biến dịch của thế giới. Tư duy này dẫn đến khái niệm nguyên tử, là
những hạt nhỏ nhất bất khả phân của vật chất, nó được trình bày rõ nhất trong
triết học của Leucippus và Demokritus. Những người Hy Lạp cổ theo truyền
thuyết nguyên tử đó kéo một đường phân ranh rõ giữa tâm và vật, đối với họ
vật chất được cấu tạo bằng những hạt cơ bản. Những hạt này vận động hoàn
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

12

toàn thụ động giữa những hạt khác, cũng chẳng có sự sống trong một không
gian trống rỗng. Lý do nào làm chúng ta vận động cũng không được giải thích
rõ, chúng thường được xem là do các lực bên ngoài tác động, các lực đó có
một nguồn gốc thuộc tâm, khác hẳn vật chất. Trong suốt thế các kỷ sau, hình
dung này là một yếu tố then chốt của tư tưởng phương Tây, của quan điểm
nhị nguyên Tâm - Vật, giữa hồn phách và thể xác. Khi ý niệm chia đôi tâm-
vật bắt đầu bắt rễ thì các triết gia hướng về thế giới tâm thức nhiều hơn, họ
quan tâm đến linh hồn con người và các vấn đề đạo lý. Suốt hơn hai ngàn
năm, sau đỉnh cao của nền khoa học và văn hóa Hy Lạp trong thế kỷ thứ 4,
thứ 5 trước Công nguyên, các vấn đề đó đè nặng thế giới tư tưởng phương

Tây. Dựa trên nhận thức khoa học thời Thượng cổ, Aristotle đã hệ thống và tổ
chức thành mô hình, mô hình đó làm nền tảng cho quan niệm của phương tây
về vũ trụ suốt hai ngàn năm. Nhưng cũng chính Aristotle lại nghĩ rằng những
vấn đề về linh hồn con người và suy tư về Thượng đế đáng quí hơn chuyên
nghiên cứu thế giới vật chất. Lý do tại sao thế giới quan của Aristotle tồn tại
lâu dài cũng chính là vì người ta không tha thiết gì về thế giới vật chất cũng
như vì ảnh hưởng của Giáo hội, vì Giáo hội là người ủng hộ quan điểm của
Aristotle suốt thời Trung cổ. Phải đợi đến thời Phục hưng thì khoa học
phương Tây mới bắt đầu phát triển, khi con người bắt đầu tự giải phóng ra
khỏi quan điểm của Aristotle và Giáo hội bắt đầu quan tâm đến thế giới tự
nhiên. Sau đó đến thế kỷ thứ 15, việc nghiên cứu giới tự nhiên được thực hiện
trong một tinh thần khoa học và các thí nghiệm ra đời nhằm kiểm tra những ý
niệm mới. Song song, người ta còn quan tâm đến toán học. Cuối cùng, nhằm
phát biểu những lý thuyết khoa học vừa được khám phá, được thí nghiệm
thừa nhận, người ta sử dụng toán học. Galileo là người đầu tiên đã nối kết các
nhận thức từ kinh nghiệm với toán học, vì thế ông được xem là cha đẻ của
nền khoa học hiện đại. Khoa học hiện đại phát sinh, nó mở đường cho sự phát
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

13

triển của tư duy triết học, và song song nó dẫn đến một sự phát biểu cực đoan
về tính nhị nguyên tâm - vật. Sự phát biểu này xuất hiện vào thế kỷ thứ 17 với
triết học của Rene Descartes, người cho rằng trong tự nhiên có hai lĩnh vực
hoàn toàn tách rời và độc lập với nhau: lĩnh vực tâm thức (res cogitans) và
lĩnh vực vật chất (res extensa). Nhờ cách phân chia của Descartes, các nhà
khoa học được phép xem vật chất là chết và hoàn toàn độc lập với mình: thế
giới vật chất chỉ là một tập hợp của những đối tượng khác nhau, trong một bộ
máy khổng lồ. Thế giới quan có tính cơ giới này được Isaac Newton ủng hộ,
người đã phát triển nền cơ học của mình trên cơ sở đó và biến nó thành nền

tảng của nền vật lý cổ điển. Từ giữa thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19, mô hình cơ
học của Newton đã thống trị toàn bộ nền tư duy khoa học. Song song đó, cũng
có một hình ảnh của Thượng đế, người đứng trên thế giới và cai quản thế giới
bằng những qui luật của Chúa. Những qui luật của thế giới tự nhiên mà nhà
khoa học đang nghiên cứu cũng được xem là nằm trong vòng qui luật trường
cửu và bất biến của Chúa vì Chúa là người cai quản thế giới. Triết học
Descartes không những chỉ có ảnh hưởng trong nền vật lý cổ điển. Nó từng có
và ngày nay vẫn còn có ảnh hưởng lớn lao trong tư duy phương Tây nói
chung. Câu nói nổi tiếng của Descartes “Cogito ergo sum” (tôi tư duy, vậy tôi
hiện hữu) làm cho người phương Tây đồng hóa mình với tâm thức thay vì với
toàn bộ con người mình. Hậu quả của cách phân chia kiểu Descartes là mỗi
con người tưởng mình là một thể cô lập, là một cá thể sống “trong” thân xác.
Tâm bị tách rời khỏi thân thể nhưng lại nhận một trách nhiệm là “quản thân
thể đó, vì thế mà sinh ra mối mâu thuẫn giữa ý chí có ý thức và bản năng vô ý
thức. Mỗi một cá thể lại chia chẻ ra nhiều ngăn hộc khác nhau, tùy hoạt động,
khả năng, cảm xúc, niềm tin v.v của người đó; chúng nằm chồng chéo trong
vô số mâu thuẫn, liên tục sinh ra những xao xuyến siêu hình và chán nản. Mối
hỗn loạn nội tâm đó của con người được phản ánh qua cách nhìn ra thế giới
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

14

bên ngoài, thế giới được nhìn qua nhiều vật thể và tiến trình khác nhau. Thế
giới xung quanh được coi như có nhiều phần tử kết nên, nhiều phe nhóm
giành nhau cấu xé. Quan niệm chia chẻ này bao trùm luôn lên xã hội, vì thế
mà sinh ra nhiều quốc gia, chủng tộc, phe nhóm tôn giáo và chính trị khác
nhau. Cho sự chia chẻ như vậy là đúng-trong ta, xung quanh ta và trong xã
hội đó chính là nguyên do chủ yếu của mọi cuộc khủng hoảng ngày nay về xã
hội, sinh thái và văn hóa; của tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng; môi
trường ô nhiễm; trong đó cuộc sống trở nên tệ hại về tâm lý và thể chất. Do

đó, sự chia cắt kiểu Descartes và thế giới quan cơ giới vừa có ích vừa tai hại.
Nó hết sức thành công trong việc phát triển nền vật lý cổ điển và kỹ thuật,
nhưng cũng mang lại nhiều hậu quả tai hại cho nền văn minh của chúng ta.
Ngày nay thật là một điều kỳ diệu được nhìn thấy trong thế kỷ 20, nền khoa
học sinh ra do sự cách ly kiểu Descartes và quan điểm cơ giới lại phát triển
tiến lên, vượt lên sự chia chẻ, trở về lại với ý niệm nhất thể mà đã được các
nền triết học Hy Lạp và phương Đông phát biểu. Trong khoảng thế kỷ thứ 5
trước Công nguyên, các nhà triết học Hy Lạp tìm cách vượt lên hai quan điểm
đối lập của Parmenides và Heraclitus. Nhằm dung hòa cái tồn tại bất biến
(Parmenides) và sự biến dịch thường xuyên (Heraclitus), người ta cho rẳng
tồn tại thể hiện thông qua những chất liệu bất biến, nhưng đem nó mà trộn lẫn
với nhau hay tách rời xa nhau thì chúng lại tạo nên sự biến dịch của thế giới.
Tư duy này dẫn đến khái niệm nguyên tử, là những hạt nhỏ nhất bất khả phân
của vật chất, nó được trình bày rõ nhất trong triết học của Leucippus và
Demokritus. Những người Hy Lạp cổ theo truyền thuyết nguyên tử đó kéo
một đường phân ranh rõ giữa tâm và vật, đối với họ vật chất được cấu tạo
bằng những hạt cơ bản. Những hạt này vận động hoàn toàn thụ động giữa
những hạt khác, cũng chẳng có sự sống trong một không gian trống rỗng. Lý
do nào làm chúng ta vận động cũng không được giải thích rõ, chúng thường
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

15

được xem là do các lực bên ngoài tác động, các lực đó có một nguồn gốc
thuộc tâm, khác hẳn vật chất. Trong suốt thế các kỷ sau, hình dung này là một
yếu tố then chốt của tư tưởng phương Tây, của quan điểm nhị nguyên Tâm -
Vật, giữa hồn phách và thể xác. Khi ý niệm chia đôi tâm- vật bắt đầu bắt rễ thì
các triết gia hướng về thế giới tâm thức nhiều hơn, họ quan tâm đến linh hồn
con người và các vấn đề đạo lý. Suốt hơn hai ngàn năm, sau đỉnh cao của nền
khoa học và văn hóa Hy Lạp trong thế kỷ thứ 4, thứ 5 trước Công nguyên, các

vấn đề đó đè nặng thế giới tư tưởng phương Tây. Dựa trên nhận thức khoa
học thời Thượng cổ, Aristotle đã hệ thống và tổ chức thành mô hình, mô hình
đó làm nền tảng cho quan niệm của phương tây về vũ trụ suốt hai ngàn năm.
Nhưng cũng chính Aristotle lại nghĩ rằng những vấn đề về linh hồn con người
và suy tư về Thượng đế đáng quí hơn chuyên nghiên cứu thế giới vật chất. Lý
do tại sao thế giới quan của Aristotle tồn tại lâu dài cũng chính là vì người ta
không tha thiết gì về thế giới vật chất cũng như vì ảnh hưởng của Giáo hội, vì
Giáo hội là người ủng hộ quan điểm của Aristotle suốt thời Trung cổ. Phải đợi
đến thời Phục hưng thì khoa học phương Tây mới bắt đầu phát triển, khi con
người bắt đầu tự giải phóng ra khỏi quan điểm của Aristotle và Giáo hội bắt
đầu quan tâm đến thế giới tự nhiên. Sau đó đến thế kỷ thứ 15, việc nghiên cứu
giới tự nhiên được thực hiện trong một tinh thần khoa học và các thí nghiệm
ra đời nhằm kiểm tra những ý niệm mới. Song song, người ta còn quan tâm
đến toán học. Cuối cùng, nhằm phát biểu những lý thuyết khoa học vừa được
khám phá, được thí nghiệm thừa nhận, người ta sử dụng toán học. Galileo là
người đầu tiên đã nối kết các nhận thức từ kinh nghiệm với toán học, vì thế
ông được xem là cha đẻ của nền khoa học hiện đại.Khoa học hiện đại phát
sinh, nó mở đường cho sự phát triển của tư duy triết học, và song song nó dẫn
đến một sự phát biểu cực đoan về tính nhị nguyên tâm - vật. Sự phát biểu này
xuất hiện vào thế kỷ thứ 17 với triết học của Rene Descartes, người cho rằng
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

16

trong tự nhiên có hai lĩnh vực hoàn toàn tách rời và độc lập với nhau: lĩnh vực
tâm thức (res cogitans) và lĩnh vực vật chất (res extensa). Nhờ cách phân chia
của Descartes, các nhà khoa học được phép xem vật chất là chết và hoàn toàn
độc lập với mình: thế giới vật chất chỉ là một tập hợp của những đối tượng
khác nhau, trong một bộ máy khổng lồ. Thế giới quan có tính cơ giới này
được Isaac Newton ủng hộ, người đã phát triển nền cơ học của mình trên cơ

sở đó và biến nó thành nền tảng của nền vật lý cổ điển. Từ giữa thế kỷ 17 đến
cuối thế kỷ 19, mô hình cơ học của Newton đã thống trị toàn bộ nền tư duy
khoa học. Song song đó, cũng có một hình ảnh của Thượng đế, người đứng
trên thế giới và cai quản thế giới bằng những qui luật của Chúa. Những qui
luật của thế giới tự nhiên mà nhà khoa học đang nghiên cứu cũng được xem là
nằm trong vòng qui luật trường cửu và bất biến của Chúa vì Chúa là người cai
quản thế giới. Triết học Descartes không những chỉ có ảnh hưởng trong nền
vật lý cổ điển. Nó từng có và ngày nay vẫn còn có ảnh hưởng lớn lao trong tư
duy phương Tây nói chung. Câu nói nổi tiếng của Descartes “Cogito ergo
sum” (tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu) làm cho người phương Tây đồng hóa mình
với tâm thức thay vì với toàn bộ con người mình. Hậu quả của cách phân chia
kiểu Descartes là mỗi con người tưởng mình là một thể cô lập, là một cá thể
sống “trong” thân xác. Tâm bị tách rời khỏi thân thể nhưng lại nhận một trách
nhiệm là “quản thân thể đó, vì thế mà sinh ra mối mâu thuẫn giữa ý chí có ý
thức và bản năng vô ý thức. Mỗi một cá thể lại chia chẻ ra nhiều ngăn hộc
khác nhau, tùy hoạt động, khả năng, cảm xúc, niềm tin v.v của người đó;
chúng nằm chồng chéo trong vô số mâu thuẫn, liên tục sinh ra những xao
xuyến siêu hình và chán nản. Mối hỗn loạn nội tâm đó của con người được
phản ánh qua cách nhìn ra thế giới bên ngoài, thế giới được nhìn qua nhiều
vật thể và tiến trình khác nhau. Thế giới xung quanh được coi như có nhiều
phần tử kết nên, nhiều phe nhóm giành nhau cấu xé. Quan niệm chia chẻ này
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

17

bao trùm luôn lên xã hội, vì thế mà sinh ra nhiều quốc gia, chủng tộc, phe
nhóm tôn giáo và chính trị khác nhau. Cho sự chia chẻ như vậy là đúng-trong
ta, xung quanh ta và trong xã hội đó chính là nguyên do chủ yếu của mọi cuộc
khủng hoảng ngày nay về xã hội, sinh thái và văn hóa; của tình trạng bạo lực
ngày càng gia tăng; môi trường ô nhiễm; trong đó cuộc sống trở nên tệ hại về

tâm lý và thể chất. Do đó, sự chia cắt kiểu Descartes và thế giới quan cơ giới
vừa có ích vừa tai hại. Nó hết sức thành công trong việc phát triển nền vật lý
cổ điển và kỹ thuật, nhưng cũng mang lại nhiều hậu quả tai hại cho nền văn
minh của chúng ta. Ngày nay thật là một điều kỳ diệu được nhìn thấy trong
thế kỷ 20, nền khoa học sinh ra do sự cách ly kiểu Descartes và quan điểm cơ
giới lại phát triển tiến lên, vượt lên sự chia chẻ, trở về lại với ý niệm nhất thể
mà đã được các nền triết học Hy Lạp và phương Đông phát biểu. Con đường
phát triển khoa học vật lý hiện đại giúp con người tìm hiểu về vũ trụ, nguồn
gốc của vạn vật, giải thích mọi hiện tượng kì bí… một con đường hướng tới
đạo lí, giúp chúng ta hoàn thiện chính mình hay nói cách khác ngành khoa
học vật lý - một tâm đạo.











Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

18

Chương 3
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA PHẬT GIÁO VÀ VẬT
LÍ HIỆN ĐẠI
I. Vấn đề thời gian trong phật giáo và vật lí học hiện đại.

Thời gian là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Trong bài viết
này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của Phật giáo và vật
lý học hiện đại về thời gian. Theo tác giả, cách đây xấp xỉ 2600 năm, Phật
giáo đã có cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều điểm
tương đồng kỳ lạ với những kiến giải khoa học về thời gian của vật lý học
hiện đại. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có nhiều điểm dị biệt.
“Con người là một sinh vật duy nhất biết mình phải chết”. Lời của một
triết gia phản ánh nỗi ám ảnh, day dứt của con người về sự sống và cái chết,
cũng là những ám ảnh, day dứt về thời gian. Thời gian trôi qua vô hình nhưng
để lại dấu ấn sâu đậm trong các biến cố lịch sử, trong các thành quả của nhân
loại. Câu hỏi về thời gian vẫn hấp dẫn con người qua mọi thời đại. Bởi thế,
các nhà triết học, vật lý học thường dành một vị trí nhất định cho vấn đề thời
gian trong các công trình nghiên cứu của mình. Cách đây gần 2.600 năm, Phật
giáo đã có một cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều
điểm tương đồng kỳ lạ với quan niệm về thời gian của vật lý học hiện đại. Với
tinh thần “cầu đồng tôn dị”, việc tìm hiểu quan niệm về thời gian trong Phật
giáo và vật lý học hiện đại là để hiểu thêm về những tương đồng, dị biệt trong
hai nền văn hoá Đông - Tây nhằm xây dựng một nền văn hoá nhân văn, khai
phóng và dung thông trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay.
1. Quan niệm về thời gian trong Phật giáo
Từ gần 2000 năm TCN, người ấn Độ đã dành một phần tâm trí của
mình cho vấn đề thời gian. Trong kinh Veda - bộ kinh cổ nhất của ấn Độ và
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

19

nhân loại, thời gian là vị thần Rudra huỷ diệt sự sống, bên cạnh thần Phạm
Thiên sáng tạo sự sống, thần Visnu bảo vệ sự sống. Bởi thế, ám ảnh về thời
gian và khát vọng vượt thoát sự ám ảnh ấy, cũng có nghĩa là khát vọng vượt

thoát cái chết, kiếp luân hồi, nỗi khổ đau nhân thế luôn thường trực trong tâm
hồn người ấn. Tuy nhiên, cái nhìn về thời gian của họ không giống với cái
nhìn về thời gian của người phương Tây. Người ấn không đo sự vận động của
sự vật trong dòng chảy của thời gian từ quá khứ đến tương lai bằng niên đại
chính xác. Trong sử sách ấn Độ, thời gian của các biến cố thường chỉ được
tính áng chừng. Vượt lên những biến dịch không cùng của đời sống, người ấn
truy tìm một bản thể vĩnh hằng, tĩnh lặng miên viễn, không biên kiến, thị
phi Tư tưởng đó thể hiện đậm nét trong quan niệm của Phật giáo về thời
gian.
Vấn đề thời gian trong Phật giáo được xem xét một cách khá toàn diện
với nội hàm phong phú, sâu sắc: thời gian qua từng satna và từng kiếp; thời
gian ở khía cạnh khách quan và khía cạnh chủ quan, thời gian trên phương
diện tục đế (samaritil) và phương diện chân đế (paramatha)
a/ Kiếp và satna
Phật giáo thường dùng hai thuật ngữ làm phương tiện đo thời gian: kiếp
là đơn vị đo thời gian cực đại; satna là đơn vị đo thời gian cực tiểu. Kiếp
(kalpa) - đơn vị đo thời gian dài, được Phật giáo nguyên thuỷ chia thành tiểu
kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Mỗi tiểu kiếp bằng 16.800.000 năm. Mỗi trung kiếp
bằng 20 tiểu kiếp nghĩa là bằng 336.000.000 năm. Một đại kiếp bằng 4 trung
kiếp (thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp), nghĩa là bằng
1.344.000.000 năm. Sự lâu dài của một kiếp được ví như thời gian tảng đá
vuông rộng 40 dặm mòn hết khi bị chiếc áo tiên đều đặn 100 năm một lần
phất vào. Hay giống như một cái thành lớn có bề cao và các mặt đều rộng 40
dặm đựng đầy hạt cải, cứ 100 năm lấy ra một hạt cải, chừng nào hết thì hết
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

20

một kiếp. Về sau, các bộ phái Phật giáo có cách phân chia về kiếp khác nhau,
căn cứ vào tính chất, độ dài của sự biến đổi trong các sự vật khác nhau. Luận

Đại Trí độ chia kiếp thành Tiểu kiếp và Đại kiếp; luận Đại Tì bà sa chia thành
Trung gian kiếp, Thành hoại kiếp và Đại kiếp; luận Câu xá chia thành Trung
kiếp, Thành kiếp, Đại kiếp và Hoại kiếp; luận Chương sở tri chia thành Trung
kiếp, Thành kiếp, Trụ kiếp, Đại kiếp, Hoại kiếp, Không kiếp Tuy nhiên, vũ
trụ có vô vàn thế giới mà sự thành trụ của thế giới này là sự hoại không của
thế giới khác. Bởi vậy, thời gian ở những cảnh giới khác nhau cũng khác
nhau. Một kiếp trong thế giới Sabà của Phật Thích Ca bằng 1 ngày đêm trong
thế giới Cực lạc của Phật Adiđà, một kiếp trong thế giới Cực lạc của Phật
Adiđà bằng 1 ngày đêm trong thế giới Casa tràng của Phật Kim An Kiên
Đơn vị đo thời gian nhỏ nhất trong Phật giáo là satna (ksana). Phật giáo
nguyên thuỷ dùng khái niệm satna để chỉ sự biến đổi mau lẹ, vô thường của
mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Kinh Phật thường dùng cụm từ satna vô
thường. Về sau, các bộ phái Phật giáo bàn cụ thể hơn về satna trong thuyết vi
trần và thuyết satna. Trong Luận câu xá, Thế Thân định nghĩa satna là một
hạn kỳ cực tiểu để một thể tính được tựu thành và biến mất ngay. Một satna
bằng 1/60 lần tráng sĩ đưa cánh tay ra và xếp lại. Một satna vật chất lại bằng
16 satna tư tưởng, bởi sự biến đổi của tư tưởng nhanh hơn sự biến đổi vật
chất. Theo Địa tạng pháp số, trong một niệm (một tư tưởng) có 90 satna.
Trong một satna có 900 lần sinh diệt. 120 satna tiếp nối thành một hàng satna,
16 hàng satna thành một lạp phước, 20 lạp phước thành một giờ (Phẩm Phân
biệt thế gian - Luận Câu xá).
Việc phân biệt thời gian bằng khái niệm kiếp và satna chứng tỏ năng
lực cảm nhận tinh tế của Phật giáo về sự biến đổi vô thường trong thế giới vi
mô và vĩ mô.

Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

21

b/ Thời gian vô thuỷ vô chung

ở góc độ bản thể luận, từ luật vô thường và lý nhân duyên, Phật giáo
xem xét thời gian trong vô cực. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Phật giáo
và Thiên Chúa giáo. Trong Kinh thánh, tuyên ngôn của Chúa: “Ta đã thả cá
để một ngày ta quăng lưới”, “Ta đã gieo cả lúa mì và cỏ dại để một ngày ta
gặt về tất cả” (Kinh Cựu ước) là lời khẳng định thời gian có điểm khởi đầu
(ngày Chúa sáng thế) và hồi kết thúc (ngày tận thế). Phần lớn các tôn giáo
trên thế giới đều băn khoăn truy tìm nguyên nhân đầu tiên của thế giới ở một
thế lực tinh thần tối cao và khắc khoải bi quan về giây phút cuối cùng của
ngày tận thế. Trái lại, bằng lý nhân duyên, Phật giáo không thừa nhận có một
thời gian tối hậu. Thời gian chẳng qua chỉ là tên gọi cho sự tiếp nối tương tục
của nhân quả. Đó là dòng vận hành liên tục của thực tại khách quan, thể hiện
qua sự biến đổi triền miên của vạn vật. Thời gian gắn liền với sự vận động
của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, với dòng chảy của cuộc đời:
“Không một khoảnh khắc nào, một mảy may nào của thời gian mà dòng sông
lại không ngừng trôi chảy” (Kinh Tăng chi IV). Hướng dòng chảy của thời
gian qua ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng thế giới là một tấm
lưới không - thời gian đan mắc bởi vô số các sự vật hiện tượng trong lý nhân
duyên. Bởi vậy, ba thời dung thông nhau trong trùng trùng duyên khởi. Thời
gian trong vòng tuần hoàn khép kín của kiếp luân hồi, không có điểm khởi
đầu và không có hồi kết thúc (vô thuỷ vô chung). Trong vòng luân hồi bất tận
đó, quá khứ nơi này trở thành tương lai nơi khác. Cái chết trong thời gian
cũng chỉ như thay một bộ y phục thể xác, như hạt giống rơi xuống đất lại mọc
lên thành cái cây, như mặt trời lặn ở phương Tây lại mọc lên ở phương Đông
vậy.


Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

22


c/ Thời gian trên phương diện tục đế và chân đế
ở góc độ nhận thức luận, Phật giáo xem xét thời gian trên hai phương
diện: tục đế và chân đế.
Trên phương diện tục đế (samaritil) - phương diện nhận thức của những
người bình thường, thời gian chia làm ba thì: quá khứ, hiện tại và tương lai.
Phái Hữu bộ cho rằng, tam thế thực hữu, pháp thể hằng hữu (ba thế giới thực
có, pháp thể thường còn).
Vì thế giới là thực có chứ không phải là ảo ảnh, nên sự tồn tại của thời
gian qua ba thời cũng là một thực tế. Thời gian tuần tự trôi chảy theo dòng
tuyến tính từ quá khứ, qua hiện tại tới tương lai.
Trên phương diện chân đế (paramatha), phương diện thời gian của
người đã giác ngộ, giải thoát, cũng có nghĩa là người đã vượt thoát khỏi sự
ràng buộc của thời gian thì không còn thời nào nữa trong thời gian, kể cả thời
gian cũng không còn nữa. Đó là trạng thái của Thái tử Sidhatha 49 ngày đêm
ngồi thiền dưới gốc cây Bồ đề bên dòng Nikiềnliên. Khi nhìn thấy sao Mai
mọc, Thái tử bỗng nhiên bừng tỉnh ngộ. Trong một satna ngắn ngủi, Thái tử
thành Phật bởi đã đạt được sự giác ngộ cao nhất, hiểu thấu được vạn vật, hiểu
thấu được quá khứ, hiện tại và tương lai để không còn bị ám ảnh bởi thời
gian. Tuyên ngôn “Chính lúc này đây ta thành Phật” là lời tuyên ngôn cao đẹp
về giá trị con người, đồng thời cũng là lời tuyên ngôn của con người đã vượt
thoát được sự chi phối của thời gian để đạt tới cõi vĩnh hằng trong chính tâm
thức mình (giải thoát - moska). Trạng thái Niết bàn (Nirvana) là trạng thái
tâm linh thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt của người đã giải thoát. Niết bàn cũng
chính là sự ngưng đọng vĩnh cửu của thời gian trong satna hiện tại, không còn
nhân quả, không còn sinh tử luân hồi. Con người “không truy tìm quá
khứ/không ước vọng tương lai”, sống trong từng satna của đời sống hiện tại.
Bởi thế, đức Phật còn có tên là Như Lai (Tathagatha), nghĩa là người đã đến
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý

23


như thế, thực chất là người không từ đâu đến mà cũng không đi đâu. Người
sống trong hiện tại tuyệt đối, vĩnh hằng.
Từ quan niệm vạn pháp duy tâm tạo, Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh đến
tính Không của thời gian. Tính Không không đồng nghĩa với chủ nghĩa hư vô,
phủ định thế giới hiện tượng, phủ định hoàn toàn thời gian. Nó gắn với sự vô
thường của thế giới. Trong kinh Kim cương, thế giới biến ảo giống như “ngôi
sao mờ dần buổi bình minh, một chiếc lá trên dòng sông, một ánh chớp trong
đám mây mùa hè, một ngọn đèn le lói, một bóng hình, một giấc mộng”. Buổi
tối, nửa đêm hay sớm mai cũng chỉ còn là ảo ảnh:
“Buổi tối nghe gà gáy sáng
Nửa đêm thấy mặt trời soi”.
Nói như lời của Swami Vivekananda: “Thời gian, không gian và mối
liên hệ nhân quả giống như một tấm kính ta nhìn xuyên qua nó để thấy cái
tuyệt đối Trong tuyệt đối thì không có thời gian, lẫn không gian, lẫn quan hệ
nhân quả”.
Nhà sư Đức Sơn (Nhật Bản) trên đường đi tới Đài Sơn dừng chân bên
quán nhỏ gọi điểm tâm. Bà lão bán quán là người am tường Phật giáo bèn thử
thách nhà sư bằng câu hỏi khó, nếu nhà sư trả lời được thì mới được điểm
tâm:
- Kinh Kim cương viết:
“Quá khứ tâm bất khả đắc
Hiện tại tâm bất khả đắc
Vị lai tâm bất khả đắc”
Vậy thầy muốn điểm cái tâm nào đây?
(Điểm tâm còn có nghĩa là điểm vào cái tâm). Không trả lời được câu
hỏi hóc búa đó, nhà sư đành nhịn đói ra đi. Việc điểm tâm xảy ra trong thời
gian. Trong kinh Kim cương không có thời nào cả. Quá khứ - tương lai, hữu
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý


24

hạn - vô hạn đồng nhất trong từng satna của đời sống hiện tại. Cái lưu chuyển
vô thường và cái bất tử vĩnh hằng cũng chỉ là một trong tâm người giải thoát.
Con người giải thoát sống trong ánh sáng vĩnh cửu, tự mình trở thành ánh
sáng, trở thành dòng chảy. Khi đó, con người sẽ:
“Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất nhị
Bất lai diệc bất xuất”.
Khi hướng vào tâm tìm giải thoát, gạt bỏ đi những phân biệt sinh - tử,
thường - đoạn, một - hai, đến - đi, không còn cách biệt ta và tha nhân, quá khứ
và tương lai thì chỉ còn một sự đồng nhất tuyệt đối của cái Không tĩnh lặng
đến vô cùng trong tâm người giải thoát. Sống trong ánh sáng vĩnh cửu, con
người đã quét sạch ý niệm về cái tương đối, không người không vật, không
cảnh không ta, chỉ còn ánh trăng Lăng già tịch tĩnh trên biển cả mênh mông
của giải thoát.
Từ cái nhìn về sự mong manh vô thường của đời sống, Phật giáo
khuyến khích con người biết trân trọng thời gian để sống có ích theo chính
pháp trong từng satna của đời sống hiện tại. Biết chế ngự nỗi lo âu về cái chết,
không khao khát một bản thể trường tồn hay chạy theo những ảo ảnh phù du
của đời sống, con người sẽ trở về với chính mình, đánh thức Phật tính trong
tâm mình để thành Phật giữa cuộc đời.
Đi từ ngoài vào trong, từ đa dạng tới nhất thể, từ động đến tĩnh, từ
tương đối tới tuyệt đối, đó là con đường tư duy của Phật giáo về thời gian.
2. Vấn đề thời gian trong vật lý học hiện đại
Theo Bách khoa toàn thư mở: “Thời gian là một đại lượng biến thiên và
là thành phần của một hệ thống đo lường được dùng để diễn tả trình tự xảy ra
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý


25

của các sự kiện, để so sánh độ dài của các sự kiện và khoảng cách giữa chúng,
để lượng hoá chuyển động của các đối tượng” (Wikipedia).
Trong vật lý học cổ điển từ thế kỷ XVI, Galilleo đã coi thời gian như
một công cụ để nối kết các chuyển động của các đối tượng nghiên cứu. Tới
thế kỷ XVII, Newton đã nghiên cứu về thời gian như một đối tượng tuyệt đối,
tách rời khỏi vật chất, trôi đều đặn từ quá khứ đến tương lai. Theo Newton,
thời gian tuyệt đối, đích thực, có tính toán học, theo tự tính của nó là đều đặn
và không liên quan gì đến bất cứ vật nào. Newton cảm nhận được dòng chảy,
hướng chảy của thời gian về phía tương lai. Đối với Newton, chỉ cần có một
chiếc đồng hồ tốt thì dù ở bất kỳ vị trí nào, người ta cũng có thể đo khoảng
cách giữa hai sự kiện với lượng thời gian bằng nhau. Nhưng tới đầu thế kỷ
XX, sự xuất hiện của A.Enstein với phát minh khoa học về thuyết tương đối
đã đem lại một cái nhìn mới về thời gian. Đó là thời gian gắn liền với không
gian, giống như tình bạn phải có những người bạn vậy. Thời gian không cố
định mà thay đổi cùng sự thay đổi của vận tốc và trọng lực của vật.
Trong thuyết tương đối hẹp (1905), A.Enstein cho rằng, không có một
thời gian tuyệt đối, duy nhất. Mỗi người có một độ đo thời gian riêng của
mình, phụ thuộc vào vị trí họ đứng, tốc độ chuyển động của họ. Bởi vậy, nếu
xảy ra vụ nổ ở một ngôi sao cách trái đất một tỉ năm ánh sáng thì phải tới một
tỉ năm sau con người nơi mặt đất mới quan sát thấy vụ nổ ấy Theo lý thuyết
tương đối của A.Enstein, ở tốc độ vận động bằng tốc độ của ánh sáng, kích
thước vật thể rút ngắn lại và thời gian trôi chậm đi. Nghịch lý trẻ sinh đôi
minh chứng cho lý thuyết này. Nếu hai anh em sinh đôi, một người ở lại trái
đất, một người đi vào vũ trụ, sau một thời gian trở về thì người đi vào vũ trụ
sẽ trẻ hơn người anh em sinh đôi của mình. Một con tàu vũ trụ phóng vào
không gian với vận tốc bằng 87% vận tốc ánh sáng thì thời gian sẽ chậm đi
bằng 1/2 so với thời gian trên trái đất. Và nếu nó vận động với vận tốc 99%

×