Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vận dụng một số quan điểm triết học của phật giáo trong công tác quản lý của HT trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.36 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI: Vận dụng một số quan điểm triết học của Phật giáo trong công tác quản lí
giáo dục của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm

I. MỞ ĐẦU
Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ V, VI trước Công nguyên với người sáng
lập là Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa. Vào thời kỳ thống trị của Vương triều Khổng Tước vua A Dục,
khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên ở Ấn Độ, Phật giáo trở thành quốc giáo và bắt đầu phát
triển lan rộng mọi biên giới quốc gia Ấn Độ. Từ đó, Phật giáo hướng ra thế giới, từng bước phát
triển thành một tôn giáo có tính thế giới.
Ðạo Phật du nhập đầu tiên vào Việt-Nam trong khoảng cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ
III, sau Tây lịch. Hơn hai nghìn năm có mặt ở Việt Nam, Phật giáo đã trải qua bao thăng trầm
cùng lịch sử dân tộc, đồng hành, gắn bó với truyền thống dân tộc và trở thành một tôn giáo của
Việt Nam. Với tinh thần “lợi đạo, ích đời”, Phật giáo Việt Nam đã tập hợp được lực lượng tín đồ
đông đảo để biểu dương các giá trị đạo đức, nhân văn vì hạnh phúc của chúng sinh, vì sự an bình
của đất nước.
Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trải qua các thời kỳ, từ khi du nhập
vào Việt Nam đến nay, Phật giáo đã hòa mình cùng văn hóa truyền thống của dân tộc và tô bồi
cho nền văn hóa, đạo đức nhân văn của dân tộc, xây dựng tình người nhân ái, thương yêu đùm
bọc lẫn nhau. Với tư tưởng nhập thế tích cực, tinh thần “hộ quốc an dân” và chủ trương “Phật
pháp bất ly thế gian pháp”, Phật giáo Việt Nam luôn trong lòng dân tộc, gần gũi mật thiết với sự
phát triển của dân tộc, đã bén rễ và ăn sâu vào văn hóa Việt Nam, đã có những đóng góp xứng
đáng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Phát huy những giá trị đạo
đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo”. Thực tế cho thấy trong giáo lý, giáo luật và những lời răn
dạy của Phật giáo cũng như các tôn giáo khác đều hướng con người làm điều lành, tránh điều ác,
yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Bên cạnh đó các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân
đạo của tôn giáo góp phần cùng với các cấp, ngành chung tay giải quyết những vấn đề khó khăn
của xã hội.
Trong công tác quản lý giáo dục (QLGD), đối tượng tác động chính của nhà quản lí là con
người. Mỗi con người đều có đời sống tình cảm phong phú và phức tạp, do đó, với nền tảng tư
tưởng, cơ sở lý luận là Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà quản lí cần


phải vận dụng phát huy những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo trong công tác của
mình. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập và mở cửa, mặt trái của cơ chế thị trường, của toàn
cầu hoá đang làm tổn hại những giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc, không ít người bị tha hoá về
đạo đức, lối sống thì những răn dạy, hướng thiện đó cũng góp phần vào việc gìn giữ và phát huy
bản sắc văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Mặt khác, trong thực tế, một số hiệu trưởng ở các
trường học vẫn còn tư tưởng cục bộ, chậm đổi mới, đề cao “chủ nghĩa kinh nghiệm”, coi thường
lí luận, coi thường lớp trẻ… dẫn đến nhiều hạn chế trong công tác.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của phật giáo để
từ đó vận dụng vào công tác, em đã chọn đề tài: “Vận dụng một số quan điểm triết học của Phật
giáo trong công tác quản lí giáo dục của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát về phật giáo:
1.1 Nguồn gốc ra đời:
Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) - Phật Đà, sinh năm 624
trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na
(Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da
Trang 1
(Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh,
vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau
khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đạo phật chính là giáo lý
mà Phật Đà đã thuyết giảng. Sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 6 trước Công
nguyên, đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực á – Phi, sau này được
truyền tới các nước Âu – Mỹ. Trong quá trình truyền bá của minh, đạo Phật đã kết hợp với tín
ngưỡng, tập tục, dân gian, văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác
động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia.
1.2 Nội dung chủ yếu của tư tưởng triết học Phật giáo.
Tư tưởng triết lý Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh điển rất lớn, được tổ
chức thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm:
Tạng Luật: Gồm toàn bộ những giới luật của Phật giáo, những điều cấm kị mà những phật
tử, những nghiệp đoàn và tổ chức phật giáo không được làm. Tạng Luật được kết tập từ năm cuốn

sách: Bất Cọng Trụ; Ưng Đối Trị; Đại Phẩm; Tiểu Phẩm; Luật Tạng Tập Yếu.
Tạng kinh: Chép lời Phật dạy, ghi chép lại những lời thuyết pháp của đức Phật Thích-ca
Mâu-ni. Kinh tạng đề cập từ những giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ giới, Tứ đế, Duyên khởi,
Vô ngã, v.v…
Tạng luận: Cũng được gọi là Thắng pháp tập yếu luận, gồm những bài bình luận, luận giải
về giáo pháp của Phật giáo. Tạng luận gồm bảy bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về
giáo pháp của Phật giáo.
Tư tưởng triết học Phật giáo trên hai phương diện, về bản thể luận và nhân sinh quan, chứa
đựng những tư tưởng duy vật và biện chứng chất phác.
Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ là vô thuỷ, vô chung (vô cùng, vô
tận). Tất cả thế giới đều ở quá trình biến đổi liên tục (vô thường ) không có một vị thần nào sáng
tạo ra vạn vật cả. Tất cả các Pháp đều thuộc về một giới (vạn vật đều nằm trong vũ trụ) gọi là
Pháp giới. Mỗi một pháp (mỗi một sự việc hiện tượng, hay một lớp sự việc hiện tượng) đều ảnh
hưởng đến toàn Pháp. Như vậy các sự vật, hiện tượng hay các quá trình của thế giới là luôn luôn
tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại và qui định lẫn nhau.
Đạo Phật cho rằng toàn bộ chư pháp đều chi chi phối bởi luật nhân quả, biến hoá vô
thường, không có cái bản ngã cố định, không có cái thực thể, không có hình thức nào tồn tại vĩnh
viễn cả. Tất cả đều theo luật nhân quả biến đổi không ngừng và chỉ có sự biến hoá ấy là thường
còn. Cái nhân nhờ có cái duyên mới sinh ra được mà thành quả. Quả lại nhờ có duyên mà thành
nhân khác, nhân khác lại thành quả. Quả lại nhờ có duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại nhờ
có duyên mà thành quả mới… Cứ thế nối nhau vô cùng vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn loài, cứ
sinh sinh, hoá hoá mãi.
Như vậy ngay từ đầu Phật giáo đã đặt ra mục đích giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học
một cách biện chứng và duy vật. Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới của các “đấng tối
cao” của “Thượng đế” và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách quan và không do vị thần
nào sáng tạo ra cả. Cái bản thể ấy chính là sự thường hằng trong vận động của vũ trụ, là muôn
ngàn hình thức của vạn vật trong vận động, nó có mặt trong vạn vật nhưng nó không dừng lại ở
bất kỳ hình thức nào. Nó muôn hình vạn trạng nhưng lại tuân hành nghiêm ngặt theo luật nhân
quả.
Do qui luật nhân quả mà vạn vật ở trong quá trình biến đổi không ngừng, thành, trụ, hoại,

diệt (sinh thành, biến đổi, tồn tại, tan rã và diệt vong). Quá trình đó phổ biến khắp vạn vật, trong
vũ trụ, nó là phương thức thay đổi chất lượng của sự vật và hiện tượng.
Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hoá vô thường của vạn vật, đã xây dựng nền
thuyết “ Thập nhị nhân duyên” ( mười hai quan hệ nhân duyên) được coi là cơ sở của mọi biến
đổi trong thế giới hiền sinh, một cách tất yếu của sự liên kết nghiệp quả. Trong thuyết “nhân
Trang 2
duyên” có ba khái niệm chủ yếu là nhân, quả và duyên. Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay
nhiều kết quả nào đó, được gọi là nhân. Cái gì tập lại từ nhân được gọi là quả. Duyên là điều kiện,
mối liên hệ, giúp nhân tạo ra quả. Duyên không phải là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự
tương hợp, điều kiện để giúp cho sự biến chuyển của vạn pháp. Ví dụ hạt lúa là cái quả của cây
lúa đã thành, mà lại là cái nhân của cây lúa sắp thành. Lúa muốn thành cây lúa có bông lại phải
nhờ có điều kiện và những mối liên hệ thích hợp như đất, nước, không khí, ánh sáng là duyên.
Các chi phần trong Mười hai nhân duyên:
+ Vô minh: Là cái không sáng suốt, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ, tất cả khổ đau đều phát xuất từ
vô minh.
+ Hành: Là suy nghĩ mà hành động, do hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cái nghiệp, cái nếp.
Do hành động mà có thức ấy là hành làm quả cho vô minh và là nhân cho Thức.
+ Thức: Là ý thức là biết, do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành và làm nhân cho
Danh sắc.
+ Danh sắc: Là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta. Do danh sắc mà có
Lục xứ, ấy là danh sắc làm quả cho thức và làm nhân cho Lục xứ. Cả danh sắc và thức đều do Vô
minh mà sinh, và cả hai đều dẫn đến khổ đau.
+ Lục xứ hay lục nhập: Là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và tri thức. Đã có hình
hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật. Do Lục nhập mà có xúc, ấy là Lục xứ làm quả
cho Danh sắc và làm nhân cho Xúc.
+ Xúc: Là tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên mở rộng xúc, cảm giác. Do
xúc mà có thụ ấy là xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho Thụ.
+ Thụ: Là tiếp thu, lĩnh nạp, những tác động bên ngoài tác động vào mình. Do thụ mà có ái, ấy là
thụ làm quả cho Xúc và làm nhân cho ái.
+ ái: Là yêu, khát vọng, mong muốn, thích. Do ái mà có Thủ. Do ấy, ái làm quả cho Thụ và làm

nhân cho Thủ.
+ Thủ: Là lấy, chiếm đoạt cho minh. Do thủ mà có Hữu. Do vậy mà Thủ làm quả cho ái và làm
nhân cho Hữu.
+ Hữu: Là tồn tại, hiện hữu, ham, muốn, nên có dục gây thành cái nghiệp. Do Hữu mà có sinh, do
đó Hữu là quả của Thủ và làm nhân của Sinh.
+ Sinh: Hiện hữu là ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc sinh. Do sinh mà có
Tử, ấy là sinh làm quả cho Hữu và làm nhân cho Tử.
+ Lão tử: Là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết. Nhưng chết – sống là
hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trong vòng
vô minh, cho nên lại mang cái nghiệp rơi vào vòng luân hồi (khổ não).
Thập nhị nhân duyên như nước chảy kế tiếp nhau không bao giờ cạn, không bao giờ
ngừng, nên đạo Phật là Duyên Hà. Các nhân duyên tự tập nhau lại mà sinh mãi mãi gọi là Duyên
hà mãn. Đoạn này do các duyên mà làm quả cho đoạn trước, rồi lại do các duyên mà làm nhân
cho đoạn sau. Bởi 12 nhân Duyên mà vạn vật cứ sinh hoá vô thường.
Mối quan hệ Nhân – Duyên là mối quan hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa
vạn vật. Mối quan hệ đó bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ, không tính đến
sự giản đơn hay phức tạp. Một hạt cát nhỏ được tạo thành trong mối quan hệ nhân quả của toàn
vũ trụ. Cả vũ trụ hoà hơp tạo nên nó. Cũng như nó hoà hợp tạo nên cả vũ trụ bao la. Trong một có
tất cả trong tất cả có một. Do nhân Duyên mà vạn vật sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh, Duyên
tan thì diệt. Vạn vật sinh hoá vô cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối nhau mà ra. Nên vạn
vật chỉ tồn tại ở dạng tương đối, trong dòng biến hoá vô tận vô thường vô thực thể, vô bản ngã,
chỉ là hư ảo. Chỉ có sự biến đổi vô thường của vạn vật, vạn sự theo nhân duyên là thường còn
không thay đổi.
Trang 3
Do vậy toàn bộ thế giới đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ cũng chỉ là dòng biến
hoá hư ảo vô cùng, không có gì là thường định, là thực, là không thực có sinh, có diệt, có người,
có mình, có cảnh, có vật, có không gian, có thời gian. Đó chính là cái chân lý cho ta thấy được cái
chân thế tuyệt đối của vũ trụ. Thấy được điều đó gọi là “ chân như” là đạt tới cõi hạnh phúc, cực
lạc, không sinh, không diệt, niết bàn.
Thế giới của chúng sinh (loài người) cũng do nhân duyên kết hợp mà thành. Con người là

sự kết hợp của ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) gồm hai yếu tố chính: yếu tố sinh lý (sắc) và
yếu tố tinh thần (thụ, tưởng, hành, thức). Yếu tố tinh thần chỉ phát huy tác dụng khi nó được gắn
với một thân thể. Sắc thân chỉ tồn tại trong một thời gian rồi bị huỷ diệt.
Như vậy, con người chỉ là một giả hợp sinh lý tuân theo quy luật: sinh, tục, dị, diệt. Con người là
do nhân duyên hoà hợp, không có một đấng tối thượng siêu nhiên tạo ra con người cũng như con
người không phải tự nhiên mà sinh ra. Khi nhân duyên hoà hợp thì con người sinh, khi nhân
duyên tan rã thì con người chết.
Mỗi con người - cái tôi sinh lý tức là thể xác, hình chất với yếu tố “ sắc” ( địa, thuỷ, hoá,
phong ) tức là cái cảm giác được. Trong “Sắc’ gồm những cái nhìn thấy được cũng như những
thứ không nhìn thấy được nếu nó nằm trong quá trình biến đổi của “sắc” gọi là “vô biến sắc” như
vật chất chuyển hoá thành năng lượng chẳng hạn. Cái tôi tâm lý ( tinh thần ) linh hồn tức là “tâm”
với 4 yếu tố chỉ có tên gọi mà không có hình chất gọi là “ Danh”. Bốn yếu tố do nhân duyên tạo
thành phần tâm lý ( tinh thần ) của con người là: Thụ - những cảm giác, cảm thụ về khổ hay
sướng, đưa đến sự xúc chạm lĩnh hội thân hay tâm. Tưởng - suy nghĩ, tư tưởng. Hành - ý muốn
thúc đẩy hành động.Thức - nhận thức, phân biệt đối tượng tâm lý ta là ta.
Hai thành phần (danh-sắc) tạo nên từ ngũ uẩn do Nhân – Duyên tạo thành mỗi sinh vật cụ
thể có danh và có sắc. Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta. Duyên tan ngũ uẩn thì là diệt. Quá trình hợp
tan ngũ uẩn do Nhân – Duyên là vô cùng tận.
Các yếu tố của ngũ uẩn cũng luôn luôn biến hoá theo qui luật nhân hoá không ngừng không
nghỉ, nên mọi sinh vật cũng chỉ là vụt mất, vụt còn. Không có sự vật riêng biệt, cố định, không có
cái tôi, cái tôi hôm qua không còn là cái tôi hôm nay. Kinh Phật có đoạn viết “ Sắc chẳng khác
không, không chẳng khác sắc, sắc là không, không là sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như
thế”. Như vậy thế giới là biến ảo vô thường, vô định. Chỉ có những cái đó mới là chân thực, vĩnh
viễn, thường hằng. Nếu không nhận thức được nó thì con người sẽ lầm tưởng ta tồn tại mãi mãi,
cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta. Do đó, mà con người cứ khát ái, tham dục cứ mong
muốn và hành động chiếm đoạt tạo ra kết quả mà kết quả đó có thể tốt, có thể xấu gây nên nghiệp
báo, rơi vào bể khổ triền miên không bao giờ dứt.
Sở dĩ có nỗi khổ là do qui định của Luật nhân quả. Khi đã mắc vào sự chi phối của Luật
Nhân – Duyên, thì phải chịu nghiệp báo và kiếp luân hồi, luân chuyển tuần hoàn không ngừng,
không dứt.

Nghiệp là cái do những hoạt động của ta, do hậu quả việc làm của ta, do hành động của
thân thể ta. Được gọi là “ thân nghiệp”, còn hậu quả của những lời nói của ta, phát ngôn của ta thì
được gọi làg “ khẩu nghiệp”. Hay những cái do ý nghĩ của ta, do tâm tuệ của ta gây nên được gọi
là ‘ý nghiệp”. Tất cả những thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp là do ta tham dục mà thành, do ta
muốn thoả mãn tham vọng của mình gây nên. Sở dĩ ta tham dục vì ta chưa hiểu đươc chân bản
vốn có của ta cũng như vạn vật là luôn luôn biến đổi không có gì là thường định và vĩnh viễn cả.
Cuộc đời con người là sự gánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và các kiếp sống trước rồi nó
tiếp tục chi phối cả đời sau. Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp của các nghiệp gây ra trong
hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ, nó quyết định đời sau xấu hay tốt, thiện hay ác.
Luân hồi có nghĩa là bánh xe quay tròn. Đạo phật cho rằng, sau khi một thể xác sinh vật
nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai vào một sinh vật khác nhập vào một
Trang 4
thể xác khác (có thể là con người, loài vật thậm chí cỏ cây). Cứ thế mãi do kết quả, quả báo hành
động của những kiếp trước gây ra. Đó cũng là cách lý giải căn nguyên nỗi khổ ở đời con người.
Sau khi lý giải được nỗi khổ ở cuộc đời con người là do “ thập nhị nhân duyên” làm cho
con người rơi vào bể trầm luân. Đạo Phật đã chủ trương tìm con đường diệt khổ. Con đường giải
thoát đó không những đòi hỏi ta nhận thức được nó mà cao hơn ta phải hành động, phải thấm
nhuần tứ diệu đế. Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn, bốn chân lý lớn, đòi hỏi chúng sinh phải
thấu hiểu và thực hiện nó. Tứ diệu đế gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
Khổ đế: Con người và vạn vật sinh ra là khổ, ốm đau là khổ, già yếu là khổ, chết là khổ,
ghét nhau mà phải sống gần nhau là khổ, yêu nhau mà phải chia lìa nhau là khổ, mất là khổ mà
được cũng là khổ.
Tập đế: Đó là do con người có lòng tham, dâm (giận dữ ), si ( si mê, cuồng mê, mê muội)
và dục vọng. Lòng tham và dục vọng của con người xâu xé là do con người không nắm được
nhân duyên, vốn như là một định luật chi phối toàn vũ trụ, chúng sinh không biết rằng mọi cái là
ảo ảnh, sắc sắc, không không. Vì không hiểu được ra nỗi khổ triền miên, từ đời này qua đời khác.
Diệt đế: Là phải thấu hiểu được “ Thập nhị nhân duyên” để tìm ra được căn nguyên của sự
khổ – để dứt bỏ từ ngọn cho đến gốc rễ của cái khổ. Thực chất là thoát khỏi nghiệp chướng, luân
hồi, sinh tử.
Đạo đế: Là con người ta phải theo đế diệt khổ, phải đào sâu suy nghĩ trong thế giới nội tâm

(thực nghiệm tâm linh). Tu luyện tâm trí, đặc biệt là thực hành YOGA để đạt tới cõi siêu phàm
mà cao nhất là đạt tới cõi phận là đạt tới trình độ giác ngộ bát nhã. Tới chừng đó sẽ thấy được
chân như và thanh thản tuyệt đối, hết ham muốn, hết tham vọng tầm thường, tức là đạt tới cói
“niết bàn” không sinh, không diệt.
Thực hiện Đạo đế là một quá trình lâu dài, kiên trì, giữ nguyên giới luật tập trung thiên
định cao độ Phật giáo đã trình bày tám con đường hay tám nguyên tắc ( Bát chính Đạo – buộc ta
phải tuân thủ bát chính đạo gồm:
- Chính kiến: Phải nhận thức đúng, phân biệt được phải trái, không để cho những cái sai che lấp
sự sáng suốt.
- Chính tư duy: Suy nghĩ phải, phải chính, phải đúng đắn.
- Chính nghiệp: Hành động phải chân chính, phải đúng đắn.
- Chính ngữ: Nói phải đúng, không gian dối, không vu oan cho người khác.
- Chính mệnh: Sống trung thực, không tham lam, vụ lợi, gian tà, không được bỏ điều nhân nghĩa.
- Chính tịnh tiến: Phải nỗ lực, siêng năng học tập, có ý thức vươn lên để đạt tới chân lý.
- Chính niệm: Phải luôn luôn hướng về đạo lý chân chính, không nghĩ đến những điều bạo ngược
gian ác
- Chính định: Kiên định tập trung tư tưởng vào con đường chính, không bị thoái chí, lay chuyển
trước mọi cán dỗ.
Muốn thực hiện được “ Bát chính đạo” thì phải có phương pháp để thực hiện nhằm ngăn
ngừa những điều gian ác gây thiệt hại cho mình và những người làm điều thiện có lợi ích cho
mình và cho người. Nội dung của các phương pháp đó là thực hiện “ Ngũ giới” ( năm điều răn )
và “Lục độ” (Sáu phép tu ).
- “Ngũ giới” gồm:
+ Bất sát: Không sát sinh
+ Bất đạo: Không làm điều phi nghĩa.
+ Bất dâm: Không dâm dục.
+ Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, không vu oan giáo hoạ cho kẻ khác, không nói dối.
- “Lục độ” gồm:
+ Bố thí: Đem công sức, tài trí, của cải để giúp người một cách thành thực chứ không để cầu lợi
hoặc ban ơn.

Trang 5
+ Trí giới: Trung thành với điều răn, kiên trì tu luyện.
+ Nhẫn nhục: Phải biết kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng để làm chủ được mình.
+ Tịnh tiến: Cố gắng nỗ lực vươn lên.
+ Thiền định: Tư tưởng phải tập trung vào điều ngay, chính không để cho cái xấu che lấp.
+ Bát nhã: Trí tuệ thấy rõ hết, hiểu thấu hết mọi chuyện trên thế gian.
Tóm lại: Phật giáo cho rằng chỉ có bằng sự kiên định để thực hiện “Bát hành đạo”, “Ngũ
giới”, “Lục độ” thì chúng sinh mới có thể giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ. Phật giáo không chủ
trương giải phóng bằng cách mạng xã hội. Mặc dù Phật giáo lên án rất gay gắt chế độ người bóc
lột người, chống lại chủ nghĩa duy tâm cua Bàlamôn giáo. Đó là một trong những nhược điểm
đồng thời cũng là ưu điểm nửa vời của Đạo phật. Đứng trước bể khổ của chúng sinh Phật giáo
chủ trương cải tạo tâm linh chứ không phải cải tạo thế giới hiện thực. Như vậy Phật giáo nguyên
thuỷ có tư tưởng vô thần, phủ nhận đấng sáng tạo ( vô ngã, vô tạo giả) và có tư tưởng biện chứng
( vô thường, lý thuyết Duyên khởi ). Tuy nhiên, Triết học Phật giáo cũng thể hiện tính duy tâm
chủ quan khi coi thế giới hiện thực là ảo giả và do cái tâm vô minh của con người tạo ra.
1.3 Sự truyền bá Phật giáo trên thế giới
Trước khi Thích ca Mâu Ni tạ thế, các khu vực truyền bá Đạo Phật chủ yếu ở miền Trung
lưu vực Sông Hằng, đặc biệt xung quanh các khu vực thành phố lớn mới nổi lên. Sau khi ngài tạ
thế, Đạo Phật dần mở rộng đến hạ lưu sông Hằng về phía Đông, phía Nam đến bờ sông
Caođaveri, phía Tây đến bờ biển Arập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro. Ở thời kỳ thống trị của
vua Asôca thuộc vương triều Maurya, Đạo phật bắt đầu phát triển tới các cùng biển của thứ Đại
lục, Đông tới Miama, Nam tới Xrilanca, Tây tới Xyri, Aicập …. Nhanh chóng trở thành tôn giáo
mang tính thế giới. Sau khi vương triều Casan (kushan) hưng khởi lại truyền tới Iran, các nơi ở
trung tâm Châu á, rồi qua con đường tơ lụa truyền vào Trung Quốc. Những năm gần đây ở một số
nước như: Italya, Thuỵ sỹ, thuỵ Điển, Tiệp …. Việc nghiên cứu Đạo Phật cũng rất sôi nổi, đã xây
dựng nên không ít cơ sở nghiên cứu Phật giáo và trung tâm nghiên cứu Phật học.
Trước đây Phật giáo được coi là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, nhưng trong những
năm gần đây do sự suy yếu của một số quốc gia, số tín đồ Phật giáo đã tụt xuống đứng sau Đạo
Cơ Đốc, Đạo Ixlam và Đạo ấn Độ, chiếm vị trí thứ tư. Căn cứ thống kê của “ Bách khoa toàn thư
Cơ Đốc giáo thế giới” xuất bản ở Oxford năm 1982, toàn thế giới hiện có 295.570.780 tín đồ Phật

giáo. Trên thực tế hiện nay số lượng tín đồ Phật giáo trên thế giới đã tăng lên rất nhiều, ước
chừng khoảng trên 50 triệu người.
2. Một số ảnh hưởng của phật giáo đến xã hội và con người Việt Nam:
2.1 Phật giáo với xã hội và con người Việt Nam xưa kia:
Đạo phật truyền vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã trở thành một trong
những hệ tư tưởng. Tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn tại cho đến mãi ngày nay, đã ảnh hưởng sâu
sắc đến đời sống xã hội và tinh thần của người Việt Nam.
Khi vào Việt Nam, phật giáo vốn dễ hoà hợp với tín ngưỡng dân gian ở những nơi nó được
truyền bá đến. Đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì phật hay quan âm cũng được coi là một thứ
tổ tiên (trong tâm thức dân gian việt cổ, phật hay quan âm không phải là người “ngoại quốc
‘người khác tộc). Tín ngưỡng thờ thần (thế lực siêu nhiên), cầu sự “phù hộ độ trì” thì phật hay
quan âm cũng trở thành một loại thần, phật điện cũng trở thành một thứ thần điện.
Bụt của người Việt Nam có những nét giống và khác phật, bụt giống phật ở lòng từ bi, bác
ái, vị tha đối với những người bị áp bức bóc lột. Nhưng bụt khác phật ở chỗ bất kỳ người nghèo
nào gặp tai nạn, gặp áp bức bất công mà cần tới bụt, bụt lập tức xuất hiện ngay để cứu giúp. Có lẽ
ngày xưa chưa có một người dân bình thường nào nghĩ đến khái niệm bình đẳng. Nhưng đối với
phật họ cũng có thể có mặc cảm sâu xa rằng phật có cái nhìn ngang bằng với tất cả chúng sinh.
Với phật, không ai tiểu nhân, không ai quân tử. Cũng không có quân, không có dân, chia cắt nhau
Trang 6
bằng các hàng rào cấp bậc giai cấp. Với phật, còn cả một niềm từ bi bác ái, không có hằn học, oán
ghét, phục thù. Đó cũng là điều phù hợp với bản chất dân tộc Việt Nam. Tiếp đó phật kêu gọi sự
tự giác, giác tha không những để giải quyết nỗi khổ của mình mà còn phải cứu nhân độ thế đây
một chủ nghĩa nhân đạo lớn lao và có phần tích cực làm cho phật giáo gắn bó được với quần
chúng.
Tâm lý dân gian Việt Nam ta thiên về sự cân bằng, sự bù đắp. Nỗi khổ hôm nay phải được
đền bù bằng sự sung sướng ngày mai. Phật giá cũng hứa hẹn với con người sự đền bù không do
quyền phép mà do chính nỗ lực của bản thân mình. Người dân Việt Nam về phần bản chất cũng
có quan niệm nhận thức như vậy. Tinh thần ấy là sự cố gắng tu dưỡng, vun thêm cho bản thân
mình. Và họ cũng mong mỏi một sự đền bù này, khi thấy phật tổ vạch ra cho họ và khẳng định
điều tất nhiên sẽ đến. Phật giáo còn là một sự kiện văn hoá, phật giáo từ ấn độ được truyền vào

Việt Nam vốn không phải một sự kiện đơn độc mà kéo theo nó là cái ảnh hưởng của tổng thể văn
hoá ấn độ đối với Việt Nam cổ diễn ra trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, y dược, âm nhạc, vũ đạo,
ngôn ngữ.
Về khách quan, ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ là một đối trọng của văn hoá Trung Hoa
trên đất Việt, nó có tác dụng trung hoà sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Trung Hoa; nó góp
sức cùng nền văn hoá Việt Nam cổ ngăn chặn sự đồng hoá của văn minh Trung Hoa, nó hội nhập
và làm giàu, làm nên cái khác của văn hoá Việt với văn hoá Trung Hoa.
Người Việt cổ, tổ tiên chúng ta vốn có một nội lực tự sinh quật cường, bất khuất, thích lối
sống riêng tự do thuần phác từ thời Bắc thuộc, một lối sống không quá ngăn cách giữa vua và
dân, một lối sống khá bình đẳng giữa cha và con, bình đẳng giữa vợ và chồng. đạo Phật đã chủ
trương bình đẳng, Phật là đức Phật đã thành, chúng sinh là Đức Phật sẽ thành, chúng sinh đều có
Phật tính, đều bình đẳng trước Phật. Nếu như Nho giáo Việt Nam dựng ra cái Đình ở làng quê với
một “ tiểu triều đình” trọng nam khinh nữ thì dân quê Việt Nam dựng và bảo vệ chùa, chùa làng
của dân gian và trước hết là giới đàn bà được loại khỏi sinh hoạt ở Đình đều có thể sinh hoạt thậm
chí trở thành lực lượng quan trọng trong sinh hoạt chùa làng.
Dòng Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài trong xã hội Việt Nam là Thiền Tông.
Thiền Tông có một số đặc điểm mà dân gian dễ chấp nhận. Phật giáo Thiền Tông ít bàn về lý luận
mà chuyển sang tông phong phong cách tu hành. Thiền Tông chủ trương “ Bất lập văn tự, giáo
ngoại biệt truyền trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành phật, tức tâm thị Phật”. Như vậy chủ chương
của Thiền tông là lôi kéo thế giới Tây Phương cực lạc về trần thế, đặt nó trong lòng con người,
tâm thị Phật. Thiền tông chủ trương lao động theo thanh qui của Bách Trượng (720-814): “ Nhất
nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn) và lấy việc phục vụ
xã hội làm điều kiện tu hành. Điều này khiến cho các tăng nhân không phải là một tầng lớp ăn
bám xã hội.
Thiền tông lại chấp nhận sự bần khổ coi sự chịu đựng bần khổ cũng là cách tu hành. Chấp
nhận bần khổ và lao động là điều khiến Thiền Tông dễ đi vào nông thôn, dễ bám vào làng xã,
đứng được trong làng quê. Thiền tông có khi còn đi xa hơn nữa, cho phép sát sinh, giết người,
giết mội người mà cứu được muôn người quả là điều phúc. Phật tử không hoàn toàn là người bị
động mà có thể vùng lên chống áp bức bóc lột. Do vậy ở Việt Nam thời phong kiến cũng có nhiều
cuộc nổi dậy giành chính quyền do nhà sư lãnh đạo.

Phật giáo lại biết bám lấy làng xã bằng nhiều hoạt động cụ thể có tổ chức, kết hợp với tín
ngưỡng bản địa, hội hè. Nhà sư và ngôi chùa có vai trò quan trọng trong đời sống dân gian cổ
truyền, ở Bắc Bộ trước đây hầu như làng nào cũng có chùa. Ngoài thờ Phật, chùa còn thêm tín
ngưỡng dân gian thờ thần tiên, thờ các vị tướng có công với nước. Ngôi chùa trở thành một trung
tâm văn hoá ở nông thôn. Có thể nói Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá dân
tộc.
Trang 7
Do Phật giáo bám sâu vào làng xã nên có sức sống lâu bền và tương đối ổn định. Vào thời
kỳ Lý Trần, Phật giáo thịnh vượng nhất, được nhà nước nâng đỡ, từ thời Hồ và Lê sơ về sau Phật
giáo bị giảm sút (Nho giáo ở vị trí thống trị và chi phối), nhưng Phật giáo vẫn cứ duy trì và mở
rộng khắp nông thôn, bởi lẽ Phật giáo có sơ sở làng xã vững vàng.
2.2 Phật giáo với xã hội và con người Việt Nam ngày nay.
Ngày nay, Đảng, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo. Ở Việt
Nam có nhiều tôn giáo như Thiên chúa giáo, Đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Cơ đốc giáo, …. nhưng
Phật giáo vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần người Việt
Nam. Nhiều biểu hiện Phật giáo đang được phục hồi và phát triển, ở nhiều vùng đất nước số
người theo Phật giáo ngày càng đông, số gia đình Phật tử xuất hiện ngày càng nhiều, lễ hội Phật
giáo và sinh hoạt Phật giáo ngày một có vị trí cao trong đời sống tinh thần xã hội, số sư sãi được
đào tạo từ các trường Phật học ngày càng nhiều, số kinh sách xuất bản hàng năm cũng tăng. Một
số ngày lễ lớn của phật giáo có sức lan tỏa rộng trong xã hội, trong đó Lễ Vu lan báo hiếu theo
truyền thống Nhà Phật là một nét đẹp, nó làm cho mọi người tự cảnh tỉnh với chính mình mà rèn
luyện đạo đức, lối sống, nhất là trong tình hình hiện nay khi mà đạo đức xã hội đang có những
biểu hiện xuống cấp.
Người Phật tử Việt Nam rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình. Họ
siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm việc thiện. Mặt khác nhà chùa sẵn sàng thực hiện
các yêu cầu của họ như cầu siêu, giản oan,… Tất cả những điều này củng cố niềm tin vào giáo lý,
vừa qui định tư duy và hành động của họ, tạo cơ sở để hình thành những nhân cách riêng biệt.
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập và phát triển.
Đảng và Nàh nước đã xác định nhiệm vụ quan trọng là xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt mục tiêu này nước ta cần có những người có tham vọng

lớn, năng động, lạc quan, tin tưởng, mở rộng sáng tạo. Những phẩm chất này phần lớn trái với
giáo lý nhà Phật, vì tham vọng trái với cấm dục, vô dục, ly dục của Nhà Phật … Vì vậy việc cần
làm hiện nay là phải xác định rõ Phật giáo có ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của người Việt Nam
như thế nào để từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với lòng dân, phát huy những
mặ tích cực của phật giáo góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển tiến bộ và tốt đẹp hơn.
3. Một số giá trị và hạn chế của triết lí đạo phật trong việc xây dựng con người Việt
Nam
3.1. Về bản chất tư duy biện chứng trong triết học phật giáo:
Hơn tất các học thuyết khác của phương đông, phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên
của con người, đó là sinh, lão, bệnh, tử. Bốn chặng đó của cuộc đời đã nói lên sự phát triển tất
yếu của con người mà nếu ai đó nhận thức được sẽ không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời,
thậm chí còn sống lạc quan bình thản trước cái chết.
Phật giáo là một tôn giáo nhưng trong triết lý của nó có những yếu tố vô thần, duy vật và
biện chứng. Phật giáo đã đề cập đến vấn đề ngũ uẩn là những vấn đề có ý thức luận sâu xa. Tuy
đối tượng đó là tâm và tính chất là duy tâm nhưng trong quá trình ngũ uẩn chứa đựng một quá
trình nhận thức hợp lí: Từ sự vật khách quan (sắc), con người cảm thụ được (thụ), suy nghĩ
(tưởng), rồi đem hiện (hành) và cuối cùng là biết ( thức). Ở đây nếu đem bóc cái thần bí ra ta thấy
có những điểm hợp lí với quy luật nhận thức của con người.
Phật giáo đề cập đến mối nhân duyên, đến mối quan hệ nhân quả, đến việc xét sự vật phải
từ kết quả tìm ra nguyên nhân và xem kết quả này là nguyên nhân từ kết quả khác trong mối quan
hệ khác. Phật giáo đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những nét quan niệm biện chứng với các
khái niệm “vô thường”, ‘vô ngã’. Cho thấy phật giáo nhìn sự vật trong sự vận động biến đổi liên
tục không có gì là tồn tại mãi mãi, không có ai là tồn tại mãi mãi. Nhận thức được như vậy là
cũng có chiều sâu, là thấy được phương diện cơ bản của sự phát triển sự vật, tuy nhiên nhận thức
Trang 8
đó chỉ nhìn thấy cái biến đổi mà không nhìn thấy cái ổn định tương đối, chỉ thấy được cái vận
động mà không thấy được cái hình thức vận động sẽ đi đến chiều hướng bi quan buông xuôi. Bên
cạnh đó, tư tưởng biện chứng của phật giáo có những mâu thuẫn: khi xem xét các sự vật, hiện
tượng trong mối liên hệ nhân quả, tồn tại trong biến đổi nhưng ở cõi niết bàn thì mọi sự vật tồn tại
trong vĩnh hằng. Như vậy, phật giáo đã phủ nhận sự vận động, biến đổi trên cõi niết bàn.

3.2. Về những quan điểm về nhân sinh quan Phật giáo.
Triết lý của phật giáo bao trùm lên nhiều lĩnh vực trong đó nổi bật lên là triết lý về thế giới
quan và nhân sinh quan. Vấn đề trung tâm của phật giáo là xuất thế chứ không phải là nhập thế vì
vậy đích cuối cùng của phật giáo là sự giải thoát – giải thoát khỏi vòng luân hồi. Về điểm này
phật giáo ở VN có khác, đó là ở phật giáo VN có sự kết hợp hài hòa giữa nhập thế và xuất thế.
Để giải thoát chúng sinh khỏi kiếp nạn luân hồi thì phật giáo còn đề ra những điều răn dạy
tín đồ trong quá trình tu luyện (ngũ giới). Phật giáo khuyên mọi người sống có đạo đức, từ bi, bác
ái, biết kiềm chế dục vọng của mình, tôn trọng quyền lợi của người khác và trong một XH bình
đẳng. Đây là một điểm tích cực vì xét đến cùng mọi tôn giáo, mọi học thuyết đều dẫn con người
đến chân - thiện - mỹ.
Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay.
Nhân cách đó có tác dụng hai mặt, mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con
người, sống có nền nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, thương người,
vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác làm đầu Mặt tiêu cực là nhìn đời một
cách bi quan, có pha trộn chất hư vô chủ nghĩa, nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép màu
nhiệm của một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng năng lực hoạt động của con người, nếp sống thì
khổ hạnh và không tránh khỏi nương theo những nghi lễ thần bí. Đặc biệt là có hiện tượng mê tín
dị đoan như: lên đồng, đốt vàng mã. Những tư tưởng mê lầm đó vừa phung phí tiền bạc, thời gian
lại làm xuất hiện trong xã hội những loại người chỉ dựa vào những nghề nghiệp ấy mà kiếm sống
gây ra một sự bất công trong xã hội.
Khi giải quyết vấn đề con người và XH loài người, Phật giáo đã đứng trên lập trường duy
tâm vì thế cách giải quyết của phật giáo thể hiện tư tưởng yếu thế, quay lưng lại với đời sống XH
của phật tử, quay lưng lại với sự tiến bộ của XH. Phật giáo không thấy được nguyên nhân khổ của
con người chính là ở quan hệ XH, phật giáo qui nỗi khổ của con người về mặt nhận thức và do
đời sống sinh học của con người, trong đó sinh học là chủ yếu.
Tuy nhiên, nhân cách con người Phật giáo có những điều phù hợp với xã hội hiện nay,
những điều đó chỉ giới hạn trong những trường hợp nhất định và chúng ta phải phát huy những
mặt đó. Vượt qua những giới hạn đó, nó sẽ có những mâu thuẫn với giáo lý và trở nên lạc lõng,
mất hiệu quả. Vì vậy cần phải biết vận dụng giáo lý vào cuộc sống một cách hữu ích, hiểu được
và làm được như thế, con người sẽ thấy đạo đức Phật đẹp đẽ và cao thượng biết bao.

4. Vận dụng một số quan điểm triết học của Phật giáo trong công tác quản lí giáo dục
(QLGD) ở trường học
4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng công tác quản lí giáo dục ở trường học tiểu học
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
QLGD ở trường học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo
dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã
hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà
trường và đảm bảo mục tiêu giáo dục.
Chức năng quản lý là những hình thức thực hiện những tác động của chủ thể đến đối tượng
quản lý thông qua những nhiệm vụ mà chủ thể cần được thực hiện trong quá trình quản lý. Các
Trang 9
chức năng cơ bản trong quản lý giáo dục là: Chức năng hoạch định; chức năng tổ chức; chức
năng điều hành; chức năng kiểm tra.
Phương pháp QLGD trong nhà trường là phương thức tác động của người hiệu trưởng-nhà
quản lý - tới nhận thức, tình cảm và hành vi của cá nhân và tập thể cán bộ giáo viên, học sinh và
tập thể học sinh nhằm thực hiện mục tiêu quản lí của nhà trường.
Đối tượng QLGD trong trường học là môi trường thiên nhiên, cơ sở vật chất phương tiện kĩ
thuật và con người (CB GV CNV và HS). Trong đó, con người cùng với các hoạt động thực hiện
mục tiêu giáo dục là đối tượng quản lý chủ yếu vì con người vừa là chủ thể thực hiện mục tiêu
giáo dục vừa là đối tượng của mục tiêu giáo dục .
Chủ thể QLGD trong trường học - người quản lý, là những cá nhân thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ quản lý nhất định của bộ máy quản lý nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu đề
ra. Thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong phạm vị trách nhiệm của mình tức
là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào
tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Trong trường học, người hiệu
trưởng vừa là nhà quản lí, vừa là nhà lãnh đạo - người dẫn dắt cấp dưới thực hiện mục tiêu của
tổ chức hay là người chịu trách nhiệm điều khiển mọi hoạt động của tổ chức.

Đặc điểm của QLGD là QLGD bao giờ cũng có chủ thể quản lý giáo dục và đối tượng quản
lý giáo dục; QLGD bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ
ngược; QLGD bao giờ cũng có khả năng thích nghi; QLGD vừa là khoa học, vừa là một nghệ
thuật và là một nghề; QLGD gắn với quyền lực, lợi ích và danh tiếng;QLGD phải ngăn ngừa sự
dập khuôn máy móc trong quá trình tạo ra sản phẩm cũng như không cho phép có sản phẩm hỏng.
Như vậy, QLGD với tư cách là một bộ phận của quản lý xã hội cũng đã xuất hiện từ lâu và
tồn tại với mọi chế độ xã hội. Dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, QLGD có bốn yếu tố chính là : chủ thể
quản lý, đối tượng bị quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Trong thực tiễn, các yếu tố
trên không tách rời nhau chúng có quan hệ tương tác gắn bó mật thiết với nhau nhằm đi đến mục
tiêu chung của giáo dục đề ra. Cùng với sự phát triển của xã hội, mục tiêu, nội dung, phương
pháp, giáo dục luôn thay đổi và phát triển làm cho công tác QLGD cũng vận động và phát triển.
4.2. Vai trò, nhiệm vụ của người hiệu trưởng trong trường tiểu học:
Điều lệ trường tiểu học quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng là:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm
quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ
nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
- Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển;
khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà
trường;
- Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học
sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách
học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho
học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy
bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy
định;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong

nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
Trang 10
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng
tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Như vậy, thực hiện tốt hay không là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người
hiệu trưởng. Do vậy vai trò tổ chức quản lý của hiệu trưởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi
hoạt động của nhà trường.
Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và
chất lượng giáo dục của nhà trường, là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường. Do đó, muốn đạt được những yêu cầu này, hiệu trưởng cần
phải có những phẩm chất, năng lực nhất định, để quản lý điều hành nhà trường thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước.
4.3. Đặc điểm tình hình chung của trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm
Về điều kiện tự nhiên: Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm được thành lập tháng 8/1996,
trên cơ sở tách từ trường TH Lê Văn Tám. Khuôn viên trường có diện tích 3190 m2, đóng tại ấp 5
xã Sông Trầu huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Là một trường thuộc vùng nông thôn và là vùng đặc
biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015 theo quyết định số 539/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Sông Trầu là một xã có diện tích lớn, số dân đông, phần lớn dân cư là nhân dân đến từ hầu hết các
vùng miền đất nước, chủ yếu sống bằng nghề nông. Là địa bàn có nhiều tôn giáo, người dân theo
tôn giáo chiếm tỷ lệ đáng kể, trong đó cơ bản là theo phật giáo và thiên chúa giáo. Trên địa bàn
xã có nhiều đơn vị và tổ chức xã hội như: đơn vị bộ đội, các trường học, các doanh nghiệp, công
ty TNHH
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Có 11 phòng học; 4 phòng làm việc (Văn phòng, Thư
viện. phòng HT, phòng PHT). Thiết bị công nghệ thông tin có: 02 bộ máy chiếu projecto; 5 máy
vi tính và 01 mạng wifi. Từ năm học 2009-2010, trường đạt danh hiệu “Trường xanh - sạch - đẹp
cấp tỉnh”.
Về đội ngũ, tổng số có 36 CB GV CNV, trong đó cán bộ quản lý: 3 người; nhân viên phục
vụ: 6 người; GV: 29 người. Chất lượng đội ngũ (chia theo trình độ chuyên môn): Đại học: 26
người; Cao đẳng: 2 người; Trung cấp: 7 người; Trình độ khác: 1 người. Trong đội ngũ CB GV
CNV nhà trường không có ai là người theo một tôn giáo, song đa số đều có sự ảnh hưởng của

phật giáo, thể trong một số phong tục như ma chay, cưới hỏi, thắp nhang vào ngày vọng- sóc, hái
lộc đầu năm
Về tình hình HS: đa số HS là con em gia đình nông nghiệp và gia đình công nhân, phần
lớn gia đình HS còn bận mải làm kinh tế nên việc phối hợp quản lý hoạt động học tập của HS
giữa nhà trường và gia đình còn hạn chế.
Trong các năm qua, kết quả giáo dục của nhà trường luôn đạt nhiều thắng lợi. Nhiều năm
liền đạt 100% HS thực hiện đầy đủ các mặt hạnh kiểm; 100% HS lớp 5 đạt HTCTTH. Tỷ lệ HS
khá-giỏi luôn duy trì ở mức cao, có nhiều HS đạt giải trong các hội thi cấp huyện, tỉnh. Trong
năm học 2012-2013, trường có 22 lớp, với tống số: 675 em. Đa số HS đều có tinh thần, thái độ và
động cơ học tập khá tốt. Số HS giỏi là 154 em (22,8%); HS tiên tiến là 241 em (35,7%); HS trung
bình 253 em (37,5%); HS yếu là 27 em (4%).
4.4. Vận dụng một số quan điểm triết học Phật giáo trong công tác quản lí giáo dục của
hiệu trưởng :
Trang 11
4.4.1. Về xây dựng môi trường tự nhiên trong trường học:
Quan điểm “Môi trường trong lành sẽ giúp cho tâm thanh thản, an tịnh” của nhà phật, rất
gần gũi với việc xây dựng môi trường “xanh – sạch-đẹp” trong nhà trường, môi trường trong lành
sẽ giúp cho tinh thần sảng khoái hơn, học tập tốt hơn. Do đó trong các hoạt động giáo dục, quan
tâm giáo dục cho HS biết “sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên, tôn trọng sự tự do của muôn
loài”, biết bảo vệ các loài động vật sống trong thiên nhiên, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh
trong và ngoài lớp học, vườn cây cảnh, vườn cây thuốc nam trong khuôn viên trường học. Biết
giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh chung, có ý thức tự giác bỏ rác đúng nơi quy định. GV và HS có ý
thức tự giác trong việc thực hành tiết kiệm khi sử dụng điện, nước khi ở trường cũng như khi ở
nhà.
4.4.2. Về xây dựng con người:
*/ Về Chuyên môn nghiệp vụ
Nhà phật quan niệm: tất cả khổ đau đều phát xuất từ vô minh, mọi sự vật đều biến hóa vô
thường vô tận. Đối với ngành giáo dục, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ là một trong những yêu
cầu quan trọng, người làm công tác GD phải luôn học tập cập nhật kiến thức, nhất là trong công
cuộc cải cách đổi mới GD hiện nay. Do đó trước hết, người hiệu trưởng phải am hiểu thấu đáo

nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lí giaó dục, phải tích cực học tập, học hỏi nhằm không
ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời coi trọng nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB GV CNV. Trong năm học, tạo điều kiện cho CB GV CNV học
tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ như: thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thi, hội giảng,
dự giờ …; quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy học.
*/ Về phẩm chất chính trị:
Vô minh cũng có nghĩa là không biết, không thấu hiểu triết lí nhà Phật. Đối với người làm
công tác GD cần phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có thế giới quan khoa học đó chính là
chủ nghĩa mác Lê-nin và TT HCM và được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hóa bằng các chủ trương,
đường lối, chính sách. Vì thế, Hiệu trưởng luôn quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục chính
trị cho đội ngũ CB GV CNV, thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật Nhà nước, lưu ý nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách mới.
*/ Về đạo đức lối sống:
Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta đã dạy: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công,
thành công, đại thành công".
Để xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết thì người hiệu trường cần nên biết phát huy các
phẩm tốt đẹp của phật giáo như: tinh thần bình đẳng, lòng từ bi (cứu nhân độ thế), độ lượng, tuân
thủ “Bát chánh đạo”, thực hiện tốt “Ngũ giới”, “Lục độ”….
Đẩy mạnh phát huy tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau trong tập thể nhà trường, xây
dựng các mối quan hệ trong nhà trường trên tinh thần đồng chí đồng nghiệp, nhất là trong công
tác đánh giá, thi đua khen thưởng phải đảm bảo công bằng, khách quan, đúng người đúng việc
không phân biệt thủ trưởng-nhân viên, người thân-người sơ. Trong giao tiếp, giảng dạy, đánh giá
HS, không phân biệt HS nam với HS nữ, HS khuyết tật với HS phát triển bình thường, HS là con
em người thân với HS khác, HS dân tộc Kinh với HS dân tộc thiểu số, HS theo đạo với HS không
theo đạo…
Tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào do ngành và địa phương phát
động. Thường xuyên tổ chức các chương trình, các đợt vận động quyên góp ủng hộ HS nghèo,
HS có hoàn cảnh khó khăn. Tích cực tham gia các đợt vận động ủng hộ đồng bào vùng bị thiên
tai. Vận động GV và HS thường xuyên quan tâm gíup đỡ đối với HS khuyết tật, khó khăn, HS có
học lực yếu. Nhằm giáo dục đức tính biết giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn người khác (nhẫn),

thương người như thể thương thân (lòng từ bi). Đồng thời cần tránh tư tưởng thủ tiêu mọi sự đấu
tranh, giữ thái độ tiêu cực, thụ động trước mọi sự bất công, áp bức, tham nhũng.
Trang 12
Xây dựng tính kỉ luật, đối với CB GV CNV cần phải trung thực trong cuộc sống và công
tác, thực hiện nghiêm túc quy chế của ngành, nội quy của nhà trường. (Bất đạo, Bất dâm, Bất
vọng ngữ).
*/ Về hoàn thành nhiệm vụ được giao:
Bên cạnh lòng yêu ngành yêu nghề, cần phải có sự kiên trì trong công việc, có chí tiến thủ,
luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (tịnh tiến).
Trong công việc, dù thành công hay thất bại đều chú ý đến việc đánh giá kết quả, tìm ra
nguyên nhân và rút kinh nghiệm trong công việc tiếp theo, thắng không kiêu bại không nản.
4.4.3. Về xây dựng các mối quan hệ ngoài nhà trường:
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì không thể thiếu sự phối hợp, hỗ
trợ của các lực lượng ngoài nhà trường. Để có được sự phối hợp, hỗ trợ hiệu quả, người hiệu
trưởng cần biết tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhà trường với các cá nhân và đơn vị khác trên địa
bàn, với các cơ quan liên quan. Đảm bảo xây dựng các mối quan hệ trên tinh thần tôn trọng lẫn
nhau, quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, thành thực, tin tưởng lẫn nhau.
Như vậy, Phật giáo là một trong những tôn giáo gắn liền với hàng nghìn năm lịch của nước
ta, có nhiều điểm tương đồng, phù hợp và ảnh hưởng lớn đối với nền văn hóa Việt Nam. Mặc dù
Phật giáo có những mặt tích cực song là một tôn giáo theo quan điểm duy tâm, thiếu sự chứng
minh bởi các luận chứng khoa học, do đó có nhiều mặt hạn chế. Với mục đích hướng thiện, các
tôn giáo khác ở nước ta, bên cạnh những hạn chế, đều có những mặt tích cực nhất định cần được
nắm bắt, vận dụng trong hoạt động thực tiễn. Để phát huy một cách hiệu quả những giá trị của
phật giáo cũng như của các tôn giáo khác trong công tác, đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm
vững thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, để có được cái nhìn thấu đáo hơn về
các mặt tích cực – tiêu cực của các tôn giáo để có sự vận động phù hợp. Nắm vững chuyên môn
nghiệp vụ quản lí và chuyên môn nghiệp vụ công tác giảng dạy-hoạt động trọng tâm trong nhà
trường.
5. Một số bài học kinh nghiệm:
Đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh phúc của con

người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý Phật, con người vị tha, từ bi,
hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình, an lạc, công bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, của
tập thể. Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo, độc ác thì cái
gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của những con người ấy là xã hội
của địa ngục, xã hội áp bức bóc lột. Do đó, trong công tác quản lí giáo dục trường học, nhiệm vụ
xây dựng, phát huy và bồi đắp những phẩm chất tốt đẹp cho mỗi con người trong tập thể sư phạm
phải thực hiện thường xuyên và trong tất cả các hoạt của nhà trường; trong quá trình thực hiện
cần phát huy và kết hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Quản lí và quản lí giáo dục nói riêng là hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật. Đối với hoạt động quản lí giáo dục, đối tượng và mục đích của hoạt động đều là con
người. Để hoạt động quản lí giáo dục trong nhà trường đạt hiệu quả, người hiệu trưởng cần phải
nắm được nguyện vọng, tâm tư tình cảm của từng CB GV CNV, hiểu được tâm lí GV và HS.
Trong giao tiếp cần phải quan tâm, gần gũi và vui vẻ, hòa đồng với mọi người; Phải biết kiềm chế
trước sự xung đột, căng thẳng; biết lắng nghe và có tư tưởng cầu thị đối với những ý kiến phê
bình xây dựng; Phải chú ý xây dựng, vun đắp mở rộng các mối quan hệ lành mạnh. Trong cuộc
sống, luôn tu dưỡng rèn luyện về đạo đức lối sống, cương quyết gạt bỏ những ham muốn dục
vọng tầm thường, đấu tranh với lối sống buông thả. Tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau
trong công việc; Tin tưởng và biết cách phát huy khả năng, năng lực riêng của mỗi người. Luôn
Trang 13
biết cách lạc quan, bình tĩnh trước những khó khăn thách thức. Trong xử lí công việc cần chú ý
xem xét trong mối quan hệ nguyên nhân- kết quả; kịp thời đánh giá rút kinh nghiệm.
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Qua những vấn đề cơ bản trong Phật học, ta thấy Đạo Phật là một hệ thống tư tưởng thống
nhất quy tụ về Nhất Thừa Phật pháp. Tất cả giáo lý Phật là nền tảng cho việc xây dựng con người
vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình, tiến tới con người từ, bi, hỷ,
xả, con người Phật. Vì thế vấn đề nhân vị trong đạo Phật là một vấn đề quan trọng, đạo Phật cho
rằng con người là tất cả, con người quyết định số phận của mình, quyết định hình thái xã hội. Con
người ác chỉ biết lợi mình hại người tạo ra một xã hội với áp bức bất công. Con người thiện, sống
vị tha xây dựng một xã hội tiến bộ, lành mạnh.

Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, dù còn những hạn chế song chúng ta không thể
phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Tinh thần phật giáo luôn chủ
trương “lấy lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân” từ bi, lợi tha. Phật giáo có tác dụng tích cực đối
với tâm hồn con người nói chung và với người Việt Nam nói riêng. Đặc trưng hướng nội của phật
giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc cách hành động của mình để không gây ra
đau khổ, bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên
bình. Phật giáo ảnh hưởng rộng rãi, bao trùm lên mọi lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, đạo đức của
người Việt, tạo ra những nét đặc trưng riêng, góp phần to lớn vào việc hình thành nền văn hóa
giàu truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Thời đại ngày nay là thời kì bùng nổ của thông tin và khoa học kĩ thuật. Ở nước ta hiện
nay, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, đổi mới toàn diện đất nước và bước vào giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa thì chúng ta càng nhận thức đựơc vị trí, vai trò to lớn của
nhân tố con người. Cùng với việc phát huy những giá trị tích cực của đạo phật và những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, con người Việt Nam ngày nay cần phải có những năng lực và phẩm
chất đáp ứng với tình hình mới, đó là con người có lý tưởng, chính trị, đạo đức, niềm tin cách
mạng; có trí tuệ, có tính năng động, sáng tạo, tích cực, chủ động . .trong hoạt động thực tiễn. Với
vị trí, chức năng của mình, ngành GD có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Đòi hỏi mỗi CB GV CNV trong
ngành GD phải có sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện trong công tác, tích cực tham gia đóng góp sức
mình vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam hiện nay.
2. Kiến nghị
- Đối với các cấp lãnh đạo: cần có những chính sách nhằm hỗ trợ động viên CB GV t
- Đối người quản lí trường học: Thường xuyên tổ chức CB GV và HS tham gia các hoạt
động tìm hiểu, khám phá những giá trị tốt đẹp của phật giáo và các tôn giáo khác.
- Đối với GV: Cần quan tâm tích hợp giá trị tốt đẹp của phật giáo trong bài dạy một cách
phù hợp.
Trang 14

×