Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu Luận Hệ thống âm vị tiếng việt & tiếng pháp những khó khăn về phát âm của người học tiếng pháp giai đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.69 KB, 16 trang )

HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT & TIẾNG PHÁP
NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ PHÁT ÂM
CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG PHÁP GIAI ĐOẠN ĐẦU
Bùi Thị Bích Thủy
Tổ Ngôn ngữ
Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Pháp
Tóm tắt : Trong giao tiếp với người bản xứ, đôi khi
vì phát âm không chuẩn mà chúng ta gặp rất nhiều khó
khăn, làm cho người bản xứ không hiểu hoặc hiểu nhầm
những gì chúng ta nói. Vì vậy, khi học tiếng nước ngoài
bên cạnh việc học từ vựng, cấu trúc ngữ pháp…ngay từ
đầu người học phải chú ý học ngữ điệu và âm thanh của
thứ tiếng đó. Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều có ngữ điệu
và âm thanh riêng. Thực tế cho thấy nếu hệ thống âm vị
của ngôn ngữ đích càng khác với hệ thống âm vị của
ngôn ngữ nguồn thì càng gây trở ngại cho việc người
học làm quen và sử dụng ngôn ngữ mới. Ở Việt Nam nói
riêng và rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung,
những người học tiếng Pháp cảm thấy khó phát âm
chuẩn như người bản xứ vì ngữ điệu và âm thanh của
tiếng Pháp khác với tiếng mẹ đẻ của họ. Đối với người
Việt nam học tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt thuộc
loại hình đơn lập, có thanh điệu, khác xa với tiếng Pháp
là loại hình đa âm tiết và không có thanh điệu. Chúng
tôi nhận thấy rằng trong giai đoạn đầu người học
thường gặp khó khăn khi phát âm những âm tiếng Pháp
không có trong tiếng Việt hoặc phát âm việt hóa các âm
tiếng Pháp, và đăc biệt là họ có xu hướng thêm thanh
điệu khi nói tiếng Pháp.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ so
sánh hai hệ thống âm vị tiếng Pháp và tiếng Việt từ đó


tìm ra những điểm khác biệt của hai hệ thống, nêu ra một
số lỗi phát âm thường gặp của người Việt học tiếng Pháp
trong giai đoạn đầu và đề xuất phương pháp chữa lỗi phát
âm.
1. Hệ thống âm vị tiếng Việt : bao gồm 23 phụ âm, 16
nguyên âm và 2 bán nguyên âm.
1.1. Một vài nét đặc trưng của tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập có 6 thanh điệu.
Vì vậy, khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết
nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định.
Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể
hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành
từng khúc đoạn riêng biệt. Tuyệt đại đa số các âm tiết
đều có ý nghĩa, có nghĩa là gần như toàn bộ các âm tiết
đều hoạt động như từ Vì vậy chúng ta có thể nói, trong
tiếng Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn
thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ
yếu.
1.2. Hệ thống phụ âm tiếng Việt :
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v,
t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/ , có 6 phụ
âm cuối /m, n, ŋ, p, t, k/ và 2 bán nguyên âm /-w, -j/.
Bảng 22 phụ âm đầu:
Bảng 6 phụ âm cuối và 2 bán nguyên âm
1.2. Hệ thống nguyên âm tiếng Việt
Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm
đôi : /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ,
uo/
2. Hệ thống âm vị tiếng Pháp :
Hệ thống âm vị tiếng Pháp có 17 phụ âm, 16 nguyên

âm và 3 bán nguyên âm / j, ɥ, w /.
2.1. Hệ thống phụ âm tiếng Pháp
2.2. Hệ thống nguyên âm tiếng Pháp
Âm miệng / âm mũi Âm miệng / âm mũi
Trước Giữa Sau
Không
tròn môi
(dẹt)
Tròn
môi
Không
tròn
môi
(dẹt)
Không
tròn môi
(dẹt)
Tròn
môi
Nguyên âm
khép
i y u
Ng. âm khép
vừa
e ø
o ɔ̃
Ng. âm mở
vừa
ɛ ɛ̃
œ œ̃ ə

ɔ
Nguyên âm
mở
a ɑ̃ ɑ
3. Điểm khác biệt giữa hệ thống âm vị tiếng Pháp
và tiếng Việt
- Trong số 36 âm vị tiếng Pháp có tới 11 âm vị
không có trong tiếng Việt : 3 phụ âm /ʃ, ʒ, R/ , các
nguyên âm /y, ø, œ, œ̃, ɔ̃,ɑ̃, ɛ̃/ và bán nguyên âm /ɥ/.
- Trong tiếng Việt không có nguyên âm giọng mũi
(voyelles nasals), nguyên âm ghép (voyelles composées).
Ngược lại trong tiếng Pháp không có nguyên âm đôi (les
diphtongues).
- Phụ âm trong tiếng Pháp có thể giữ vị trí đầu, giữa
hoặc cuối âm tiết. Nhưng trong số 23 phụ âm tiếng Việt
chỉ có 6 phụ âm cuối, phụ âm /p/ không bao giờ đứng
đầu âm tiết.
- Trong tiếng Việt các phụ âm không kết hợp với
nhau tạo thành nhóm gồm 2, 3 phụ âm như trong tiếng
Pháp.
- Trong tiếng Pháp có các phụ âm lặp (consonne
géminée). Hiện tượng này không có trong tiếng Việt .
Những khác biệt nêu trên giữa hệ thống âm vị tiếng
Pháp và tiếng Việt đã gây ra không ít khó khăn về phát
âm cho học sinh Việt nam trong giai đoạn đầu mới học
tiếng Pháp.
4. Những lỗi phát âm cơ bản của người Việt khi học
tiếng Pháp và phương pháp chữa lỗi phát âm.
4.1. Các lỗi thường gặp khi phát âm nguyên âm.
- Người học gặp nhiều khó khăn nhất khi phát âm

các âm giọng mũi và thường có xu hướng phát âm [ɑ̃]
thành “ăng”, [ɛ̃] thành “anh” và [ɔ̃] thành “ông”. Khi
phát âm các âm tiết “ăng” và “anh” trong tiếng Việt ,
hai hàm khép lại vì vậy để chữa lỗi phát âm này chúng
ta có thể yêu cầu người học giữ nguyên độ mở của hai
hàm tương ứng với vị trí khi phát âm âm [ɛ] và âm [a] ;
sau đó phát âm “ăng” , “anh” mà không khép hai hàm
lại. Còn để chữa lỗi phát âm [ɔ̃ ], chỉ cần yêu cầu
người học giữ tròn môi đồng thời phát âm âm tiết
“ông” như trong tiếng Việt .
- Trong tiếng Việt không có nguyên âm [y] tròn
môi. Vì vậy người học hay phát âm âm [y] thành âm
[u], (ví dụ : [sur] thay vì phát âm đúng là [syr] “sur”);
hoặc việt hóa âm [y] thành [wi] « uy » , là âm có trong
tiếng Việt (ví dụ : “tu” tiếng Pháp được phát âm thành
[twi] “tuy”.
- Một lỗi thường gặp phải kể đến nữa là : nhầm
lẫn giữa hai âm [ø ] và [ œ]. Hai nguyên âm này không
có trong tiếng Việt, và thường được phát âm như âm
“ơ” nguyên âm sau và không tròn môi trong tiếng Việt.
4.2. Các lỗi thường gặp khi phát âm phụ âm.
- Trong tiếng Việt chỉ có 6 phụ âm cuối /p, t, k, m,
n, ŋ/ vì vậy người học có xu hướng không phát âm phụ
âm cuối (ví dụ “la France” [lafrɑ̃]) hoặc phát âm nhầm
phụ âm cuối trong tiếng Pháp theo thói quen phát âm
tiếng mẹ đẻ.
Ví dụ : - /d /  /t/ : “mode” [mod]  [mot]
- /f /  /p/ : “canif” [kanif][kanip]
- /s /  /t/ : “six” [sis]  [sit]
- Vì phụ âm [ʃ] và [ ʒ ] không có trong hệ thống

âm vị tiếng Việt nên người học đồng nhất hai âm này
với [s] và [z], hoặc với [ş] và [ʐ,]. Lỗi thường gặp nhất
là phát âm [ ʒ ] thành [z], ví dụ “je” [zə]. Các lỗi phát
âm này được coi là lỗi nặng vì nó làm biến đổi nghĩa
của từ. Ví dụ “chaud” / “sot”, les gens / les ans.
- Trong tiếng Pháp, [p] và [b] có thể giữ vị trí đầu,
giữa hoặc cuối âm tiết. Nhưng trong tiếng Việt phụ âm
[p] luôn luôn ở vị trí cuối âm tiết. Vì vậy người học hay
nhầm lẫn âm [p] và [b].
Ví dụ : - /p /  /b/ : “peuple” [pø pl] được phát
âm thành [bø blə].
- /b /  /p/ : “double” [dubl]  [dup]
- Các phụ âm [g], [R] được phát âm việt hóa thành
‘gh’, ‘r’ tiếng Việt.
- Trong tiếng Pháp phụ âm [r] hoặc [l] có thể kết
hợp với rất nhiều phụ âm khác để tạo nên các nhóm
phụ âm. Hiện tượng này không có trong tiếng Việt. Vì
vậy người học có xu hướng thêm các nguyên âm vào
các nhóm phụ âm.
* Thêm [i] trước phụ âm [s] : ví dụ “sport” [sipɔr]
* Thêm [ə] vào giữa các nhóm “bl”, “gr”, “cr”, “pl”,
“pr”… : ví dụ “prix” [pəri]; “craie” [kərɛ] … Để chữa lỗi
phát âm này chúng ta có thể cho học sinh phát âm từ
nguyên âm mở, đến mở vừa, khép vừa, đến khép, và
cuối cùng loại bỏ hẳn. Ví dụ : [pəri]  [peri] [piri]
[p’ri] [pri];
4.3. Các lỗi thường gặp khi phát âm các bán
nguyên âm.
- Người học trong giai đoạn đầu thường phát âm
các bán nguyên âm / j, ɥ, w/ như các nguyên âm

hoặc như các nguyên âm đôi có trong tiếng Việt.
Ví dụ : “métier” , “billet” được phát âm thành [metie],
[bie] thay vì phát âm đúng là [metje], [bijɛ].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CAO XUÂN HẠO, 2003. “Tiếng Việt - Mấy vấn đề Ngữ
âm, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa”. Nxb
Khoa học xã hội.
ĐOÀN THIỆN THUẬT, 2002. “Ngữ âm tiếng Việt”. Nxb
Đại học Quốc gia Hà nội.
LÊ THỊ XUYẾN, 1989. “Le phonème francais et le
phonème vietnamien”. Paris III
LÉON, P. et LÉON, M., 1964. « Introduction à la
phonétique corrective »,
Hachette-Larousse, Paris.
VƯƠNG HỮU LÊ, 1994. “Giáo trình Ngữ âm tiếng Việt”.
Nxb Giáo dục.

×