Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.25 KB, 67 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH HÀ
PHÓ TRƯỞNG KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
THÁI NGUYÊN, THÁNG 11 NĂM 2013
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đến nay, thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta đã co những bước tiến quan trọng về
mọi mặt, nổi bật nhất là trong các lĩnh vực An ninh chính trị và kinh tế - xã
hội. Kết quả đó đã nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, nâng cao
đời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân, củng cố niểm tin của các tầng
lớp nhân dân đối với Đảng; đồng thời khẳng định sự đúng đắn trong đường
lối lãnh đạo của Đảng.
Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa đã khẳng định những thành
tựu to lớn trong 15 năm đổi mới mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được là kết
quả hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy
nhiên, bên cạnh những nhân tố phát triển, đại hội cũng đã chỉ ra những nguy
cơ của đất nước, đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ chệch
hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ do kẻ địch thực hiện âm mưu “ diễn biến
hoà bình” và nguy cơ của nạn tham nhũng, quan liêu. Trong đó, “ Điều cần
nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng, chính trị,


đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở
việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, gây bất bình và
làm giảm lòng tin trong nhân dân”
Nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng và sự nguy hại của tham nhũng, trải
qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương,
giải pháp tích cực để phòng, chống tham nhũng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
2
thứ X của Đảng đã xác định: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham
nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng
ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh,
khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ”. Đại
hội đã đề ra những định hướng và chủ trương lớn cho công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, trong đó xác định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực
tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.
Tiếp theo, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khóa
X) đã ban hành riêng một Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó xác
định: “phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu
dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục”, nhằm: “Ngăn chặn, từng
bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”.
Đối với tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt
bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, những năm
gần đây kinh tế - xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, cùng với sự phát triền
thì nguy cơ xảy ra tham nhũng là rất lớn, trở thành nguy cơ mất ổn định chính
trị, làm suy yếu hệ thống chính quyền. Vì vậy Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đã ban hành nhiều văn
bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, các ngành, các cấp đã cùng vào cuộc thực
hiện các biện pháp, giải pháp để phòng, chống tham nhũng và đạt được một
số kết quả nhất định góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh,

trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn diễn ra phức
tạp và kéo dài, nguyên nhân của nó phải được xem xét, đánh giá và lý giải
một cách nghiêm túc, khoa học để từ đó rút ra bài học, kiến nghị với Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh và các cấp, các ngành có chính sách và biện pháp hữu hiệu đẩy
lùi tệ nạn này. Chính những lý do trên, là người đang công tác tại Ban Nội
chính Tỉnh ủy nên em chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
3
công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm
luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hành chính
2- Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
* Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về tham nhũng, luận văn khái quát
đánh giá thực trạng, tình hình tham nhũng và cuộc đấu tranh phòng chống
tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua; nêu được
những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham
nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian tới.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống được một số vấn đề lý luận về tham nhũng.
- Đánh giá đúng tình hình tham nhũng và kết quả hạn chế về đấu tranh
phòng chống tham nhũng ở tỉnh Thái Nguyên thời gian qua.
- Đề ra một số giải pháp nhằm góp phần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu
quả công tác phòng chống tham nhũng của tỉnh Thái Nguyên thời gian tới.
3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu tình hình và công tác phòng chống tham nhũng
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đánh giá thực trạng từ năm 2005 đến nay và đề
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng trong
thời gian từ nay về sau. (chủ yếu đến năm 2020)
4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan

điểm chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam gắn với đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa vào phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Các phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát
5- Kết cấu của luận văn.
4
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được chia làm 3 chương,
5
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG VÀ
CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
1.1- Khái niệm và những dấu hiệu đặc trưng về tham nhũng.
1.1.1- Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình thành giai
cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước. Tệ nạn tham nhũng diễn ra
ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, không kể quốc gia đó
giàu hay nghèo, đang ở trình độ phát triển kinh tế như thế nào; tham nhũng
diễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, nó tồn tại và phát triển
thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Tham nhũng là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra những hậu quả hết sức nguy
hại về mặt kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, cản trở sự phát triển đi lên của xã
hội, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ cả một thể chế. Khái niệm tham nhũng gắn
bó chặt chẽ hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước. Về mặt
lý luận, không thể có tệ tham nhũng ngoài nhà nước, tách khỏi bộ máy quản
lý, cai trị. Cũng như quan liêu, tham nhũng là căn bệnh đồng hành đặc trưng
của mọi nhà nước, là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, đó là biểu hiện sự
tha hóa quyền lực của Nhà nước, là căn bệnh không thể tránh khỏi của các
chế độ.

Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại
cũng như tính nguy hại của nó đối với xã hội. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn
đề tham nhũng, không có một định nghĩa chung nhất và cụ thể về tham
nhũng. Theo Từ điển tiếng Việt thì “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để
nhũng nhiễu dân và lấy của”. Mặc dù được thể hiện theo những cách khác
nhau, song tham nhũng được hiểu khá thống nhất trong văn hóa pháp lý ở các
nước trên thế giới là việc lợi dụng vị trí, quyền hạn, thực hiện hành vi trái
pháp luật nhằm trục lợi cá nhân, hay nói một cách khác tham nhũng là việc sử
6
dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp công quyền hay nguồn lực tập thể. Có thể
nhận xét một cách khái quát rằng khi nói đến tham nhũng với ý nghĩa là một
khái niệm chỉ một tệ nạn xã hội hay căn bệnh của quyền lực thì nó được hiểu
khá rộng rãi so với khi đề cập đến nó như một loại hành vi vi phạm cụ thể của
công chức hay với tính cách là một loại tội phạm dưới góc độ luật pháp.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng cuộc đấu tranh
chống tệ nạn tham nhũng và quá trình đấu tranh đó, các cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước cũng nêu ra nhiều dấu hiệu đặc trưng để làm căn cứ xác
định hành vi tham nhũng, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, phát
hiện và xử lý tệ tham nhũng. Những đặc trưng của hành vi tham nhũng được
xác định rõ nét trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và Bộ luật
Hình sự năm 1999. Theo Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ “…
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi”. Các hành vi tham nhũng cụ thể cũng được nêu trong
trong Luật Phòng, chống tham nhũng và được quy định thành những tội phạm
hình sự quy định từ Điều 278 đến Điều 284 của Bộ luật Hình sự năm 1999.
1.1.2- Các dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng.
Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về hành vi tham
nhũng và tội phạm tham nhũng cũng như từ thực tiễn của cuộc đấu tranh
chống tham nhũng, thì tham nhũng có những dấu hiệu đặc trưng sau:
Thứ nhất, tham nhũng phải là hành vi của những người có chức vụ,

quyền hạn: những người giữ những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước
hoặc người mà pháp luật quy định cho họ những quyền hạn nhất định, chẳng
hạn quyền quản lý vật tư, tài sản, cấp phát ngân sách, quyền quản lý về mặt
nhân sự, quyền cấp và thu hồi các loại giấy phép… thậm chí đó không phải là
những cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước nhưng được nhà nước ủy
quyền hoặc trao quyền thực hiện một nhiệm vụ hay một công vụ trong một
thời gian nhất định. Xét về phương diện lý luận thì ở nước ta, quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân và nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua
7
hoạt động của bộ máy nhà nước do chính nhân dân bầu ra một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp. Chính vì vậy, việc thực hiện quyền lực đó vừa là quyền vừa là
nghĩa vụ của bộ máy nhà nước, các công chức nhà nước và phải thực hiện vì
nhân dân. Tuy nhiên, một số người đã coi đó như là quyền lực của riêng mình
và đã thực hiện hành vi tham nhũng để mưu lợi riêng. Như vậy, hành vi tham
nhũng trước hết là hành vi của những người có quyền lực.
Bộ luật Hình sự năm 1999 định nghĩa “ Người có chức vụ … là người
do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng
lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định
và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ” (Điều 277). Theo
Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu “Người có chức vụ, quyền hạn
bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ
lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh
nghiệp;
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong
khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó ”.

Như vậy, chủ thể của hành vi tham nhũng không chỉ có những người có
chức vụ mà cả những người có quyền hạn nhất định, không chỉ trong thực thi
công vụ mà cả khi thi hành nhiệm vụ.
Thứ hai, khi thực hiện hành vi tham nhũng thì người có chức vụ, quyền
hạn đã có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vi phạm pháp luật. Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn là việc người có chức vụ, quyền hạn sử dụng vị trí
công tác, quan hệ công tác, danh nghĩa cơ quan, tổ chức mình hoặc sử dụng vị
trí công tác, ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn để thu lợi bất chính
8
hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật. Can thiệp trái pháp luật là việc làm của
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền khi xem xét, giải quyết lợi ích cho mình hoặc cho người khác. Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không nhất
thiết là hành vi vi phạm do họ thực hiện liên quan trực tiếp đến chức vụ,
quyền hạn đó mà có thể bao gồm cả việc lợi dụng ảnh hưởng của chức vụ,
quyền hạn hay vị trí công tác để thực hiện.
Thứ ba, hành vi tham nhũng phải có động cơ vụ lợi, nhằm “thu lợi bất
chính”. Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà
pháp luật trao cho mình để mang lại những lợi ích có tính chất cá nhân. Một
hành vi được coi là tham nhũng nhất thiết phải có yếu tố lợi ích ở trong đó, có
thể là lợi ích về vật chất, tinh thần cho mình hay cho người thân thích của
mình. Thu lợi bất chính là những lợi ích vật chất thu được từ việc lợi dụng
chức vụ, quyền hạn của mình hoặc lợi dụng ảnh hưởng của người khác.
Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tham nhũng và từ những quy định về
đặc trưng của hành vi tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng những
hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi và tội phạm tham nhũng:
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ
vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ,
quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa
phương vì vụ lợi.
9
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước
vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi
phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
1.2- Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương, chính sách của
đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng.
1.2.1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng.
Nhân lễ kỷ niệm 113 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức
tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
đã khẳng định: “Trong quá trình 17 năm đổi mới của đất nước chúng ta đã đạt
được nhiều thành tựu bởi chúng ta đã vận dụng và phát triển một cách sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh”. “Để phát triển đất nước một cách bền vững thì
chúng ta cần phải nghiên cứu, tiếp thu và lấy tư tưởng của người làm kim chỉ
nam cho đổi mới đất nước; coi học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh là nền móng cho hệ tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và của cách
mạng”. Trong vấn đề chống tham nhũng, Tổng bí thư nói: “Chủ nghĩa cá
nhân, tham nhũng và lạm quyền của các đảng viên và cán bộ, công chức đang
là mối đe doạ đối với Đảng, đối với đất nước; nếu hệ thống chính trị của

chúng ta còn tồn tại những con người như vậy thì nền kinh tế sẽ bị đẩy lùi, tài
sản của Nhà nước, của nhân dân bị chiếm đoạt, phá hoại tình đoàn kết và
quan trọng nhất là làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Do vậy, Đảng ta đã xác định cần tiếp thu tinh thần, tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong đấu tranh phòng chống tệ tham nhũng, quan liêu, để mọi hành
vi vi phạm của cán bộ, công chức dù ở vị trí nào đi chăng nữa cũng đều phải
bị xử lý nghiêm minh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra bản chất của tệ quan liêu, tham
nhũng, nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh, phát triển của tham nhũng cũng
10
như tính phức tạp của cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn này. Ngay trong
quá trình đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã sử dụng diễn đàn công khai để vạch trần, lên án nạn tham nhũng trong bộ
máy chính quyền thực dân ở Việt Nam. Trong tác phẩm: “Bản án chế độ thực
dân Pháp”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hẳn một chương về tệ nạn tham
nhũng trong bộ máy cai trị, trong đó Người vạch trần những hành vi tham
nhũng của những kẻ luôn tự xưng là “quan phụ mẫu” của dân. Người đã chỉ
ra thói phung phí tiền của dân cho việc thăm quan, triển lãm, ăn uống, tiếp
khách, giải trí, mua sắm biệt thự ; những thủ đoạn nhằm bòn rút tiền từ việc
nhận thầu các công trình xây dựng, làm đường, khai man để chi tiêu, sử dụng
của nhân viên nhà nước vào làm việc riêng. Chính thói tham lam, xa hoa vô
độ của bọn cai trị đã làm cho gánh nặng thuế khoá trên đôi vai của người dân
thuộc địa càng trĩu xuống và buộc họ phải đấu tranh lật đổ chế độ cai trị của
chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Sau khi Cách mạng tháng tám thành công, Người đã chỉ ra một số hành
vi tham nhũng mà công chức nhà nước đã mắc và dễ mắc phải, đó là tham ô
của công, đục khoét của dân, lợi dụng của chung, ăn hối lộ. Chỉ sau hơn một
tháng tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi Uỷ ban nhân
dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng. Trong thư, Người đã nêu lên những lỗi lầm
rất nặng nề mà các nhân viên nhà nước đã phạm phải như: trái phép, cậy thế,

hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Người kịch liệt lên án thói cậy thế: “cậy
mình ở trong ban này ban nọ ngang tàng, phóng túng muốn sao làm vậy, coi
khinh dư luận không nghĩ đến dân, quên rằng dân bầu mình ra để làm việc
cho dân, chứ không phải cậy thế với dân”. Hơn một năm sau, Người lại có hai
bức thư gửi các đồng chí ở Bắc bộ và Trung bộ. Nội dung hai bức thư đó cũng
đều nhằm phê bình các cơ quan của Đảng và Nhà nước đã phạm các khuyết
điểm: địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, óc quân phiệt, quan liêu, óc hẹp hòi,
ham chuộng hình thức, thích làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, ích kỷ, kiêu ngạo,
hủ hoá Từ nội dung của những bức thư này có thể thấy ngay từ những ngày
11
đầu xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhận diện căn bệnh hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn những nguy cơ làm cho những
người có chức quyền dễ bị tha hoá biến chất không còn là “người đầy tớ của
nhân dân”, làm cho dân mất lòng tin và bất bình. Tham ô với những biến thái
xấu xa của nó, là kẻ thù bên trong, nó như những tế bào lạ xâm nhập vào cơ
thể con người. Vì vậy, để phòng, chống có hiệu quả trước hết phải nhận diện
được cho rõ căn bệnh tai ác này và theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “Tham ô
là hành vi xấu xa nhất, tội lỗi nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công,
chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại
đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng
của cán bộ và công nhân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã rất sớm chỉ rõ hình dáng, bản
chất của tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tính phức tạp của cuộc đấu
tranh chống lại các tệ nạn này mà Người còn thể hiện tinh thần đấu tranh kiên
quyết với các tệ nạn đó trong việc tổ chức và chỉ đạo phòng chống tham
nhũng. Lật lại trang sử dựng nước và giữ nước Việt Nam XHCN cho thấy:
việc giám sát hoạt động cơ quan và công chức nhà nước nói chung, phòng
chống tham nhũng nói riêng, trong bối cảnh lịch sử của một nhà nước non trẻ
đã phải chống thù trong, giặc ngoài đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo
tổ chức thực hiện rất toàn diện và thích đáng. Một mặt, Người phát động quần

chúng nhân dân tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời Người yêu cầu mọi cán
bộ nhà nước phải rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá
nhân, phải cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Người cho rằng “những
người trong các công sở từ làng cho đến Chính phủ Trung ương đều có nhiều
hoặc ít quyền hành, đều dễ tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của Chính phủ,
hoặc đục khoét nhân dân. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ
trở nên hủ hoá, biến chất sâu mọt của dân”. Bên cạnh đó, Người còn chỉ ra
rằng: “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp
như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị. Muốn
12
chống tham ô, lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ, phê bình và tự phê bình,
làm cho mọi người biết tự phê bình mình và dám phê bình người. Phải để cho
người phụ trách thấy, để quần chúng thấy, thì tham ô, lãng phí không thể nảy
nở được”. Vì vậy, chống tham ô, lãng phí, quan liêu tốt thì những người cán
bộ trước hết phải hiểu rằng: “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết
có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì
mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được. Phải thấy kẻ địch trong mình ta
nó mạnh lắm. Nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lẩn lút
trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết thì phải
kiên quyết làm”.
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng. Đi đôi với giải pháp
chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng toàn dân, toàn diện, Người kiên
quyết xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy chống tham nhũng. Ngay sau khi
mới giành được chính quyền hơn tám mươi ngày, ngày 23/11/1946 Hồ Chủ
tịch đã ký Sắc lệnh số 64 về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt có quyền
“đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay của
Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặc
biệt xét xử. Tịch biên hoặc niêm phong tang vật và dùng mọi cách điều tra để
lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt”. Đến ngày
18/01/1949, Sắc lệnh số 138B-SL về tổ chức thanh tra Chính phủ đã quy định

rõ thêm chức năng “thanh tra cả Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức
phương diện liêm khiết”. Ngoài việc ký Sắc lệnh về tổ chức thanh tra đặc biệt
là tổ chức có tính chất chuyên trách chống tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường phát động các cuộc vận động có tính chất chống tham nhũng
thông qua triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các quyết
định của Chính phủ, của Quốc hội như phát động phong trào “ba xây, ba
chống” Trong các cuộc hội nghị, các buổi gặp mặt các cán bộ, công chức,
tầng lớp nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nói đến đạo đức cách
mạng, giáo dục tinh thần cần kiệm, liêm chính, chống lãng phí, tham ô, chống
13
bệnh quan liêu mệnh lệnh, kéo bè, kéo cánh Người cho rằng, nguyên nhân
chính của căn bệnh tham nhũng là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, Người nhắc nhở
mọi người cần hết sức đề phòng căn bệnh chủ nghĩa cá nhân phát sinh ngay
trong chính bản thân mỗi người. Để chống tham nhũng một cách có hiệu quả,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng phát động tư tưởng quần chúng,
khiến cho quần chúng nhận thức được tác hại của tham nhũng ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân, để từ đó quần chúng có thái độ khinh
ghét tệ tham ô, lãng phí và tự giác tham gia vạch mặt chỉ tên bọn tham nhũng
trước pháp luật và công chúng. Người chỉ ra rằng, Đảng phải biết dựa vào
quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị có đúng hay sai Đảng
phải luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã ban hành như
thế nào. Nếu không thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hoá ra lời nói suông,
mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng, phải tiến hành cuộc
đấu tranh quét sạch những ung nhọt ngay từ trong nội bộ Đảng. Bên cạnh các
giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Người cũng chú trọng đến việc xử lý các
hành vi tham nhũng, kiên quyết trừng trị bọn tham nhũng cho dù những kẻ đó
ở vị trí nào trong xã hội. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản án tử hình
đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu đã tham ô tài sản của quân
đội, ăn chơi sa đoạ. Qua sự việc này thể hiện thái độ rất kiên quyết đấu tranh
với tệ nạn tham nhũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đem lại hiệu quả cao

trong việc giáo dục đạo đức liêm khiết của cán bộ cách mạng.
Nhìn lại lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, việc phòng, chống
tham nhũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm nhằm giáo dục,
rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức, xây dựng chính quyền
liêm khiết. Quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng chống
tham nhũng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, trong cuộc quyết chiến
với quốc nạn tham nhũng, chúng ta cần thực hiện nghiệm chỉnh việc lấy “tư
tưởng Hồ Chi Minh làm kim chỉ nam cho hành động” bằng việc tiếp thu, vận
dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo những tư tưởng đó trên cơ sở phù
hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
14
1.2.2- Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phòng chống tham nhũng.
* Quan điểm chung.
Tham nhũng không những đã trở thành một hiểm hoạ trong thực tế mà
nó đã được xác định là một trong bốn nguy cơ cản trở sự nghiệp đổi mới đất
nước, nguyên nhân số một của các nguy cơ và điều đáng sợ nhất là “diễn biến
hoà bình từ nội bộ từ Đảng ta”. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII,
VIII và IX đều khẳng định nạn tham nhũng và tệ quan liêu là một trong bốn
nguy cơ cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, đe
doạ sự sống còn của chế độ ta. Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Tình trạng tham
nhũng và sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, lối sống của một số bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân”.
“Cần phải tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh
chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở các
cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Gắn chống tham nhũng với chống
lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là chống các hành vi lợi dụng chức
quyền để làm giàu bất chính”.
Trước tình hình tham nhũng ngày càng phát triển nghiêm trọng như

hiện nay, Đảng ta xác định đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ quan
trọng của Đảng. Nó được coi như một bộ phận cấu thành quan trọng của sự
nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, kiện toàn bộ máy và tăng cường hiệu
lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Tham nhũng là căn bệnh của quyền lực, đấu tranh chống tham nhũng
chủ yếu và trước hết là chống tham nhũng trong bộ máy quyền lực. Đây là
cuộc đấu tranh hết sức gay go và phức tạp bởi đối tượng của nó chính là bản
thân những con người và khuyết tật của bộ máy Đảng và Nhà nước. Để loại bỏ
căn bệnh nguy hiểm đang là rào cản cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta,
trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng chúng ta phải nắm vữmg những
quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về chống tham nhũng như sau:
15
Thứ nhất, đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh
tế – xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng
cường đại đoàn kết toàn dân. Để xây dựng đất nước ngày một phát triển về
mọi mặt, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì tiến hành công cuộc
đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội
nhập cùng thế giới là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, bối cảnh toàn cầu hoá cũng
đặt ra những thuận lợi và thách thức mà chúng ta cần chú ý khi tiến hành cuộc
đấu tranh chống tham nhũng. Đấu tranh chống tham nhũng phải đặt trong bối
cảnh đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, trong thế giới đa cực hoá đầy phức
tạp như hiện nay, nhiều thế lực thù địch sẽ tranh thủ lợi dụng sự mất ổn định
chính trị để thực hiện âm mưu phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì
vậy, đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với việc đảm bảo giữ vững ổn
định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân.
Thứ hai, đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi
mới hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội
bộ. Đổi mới hệ thống chính trị phục vụ cho đổi mới kinh tế đang là yêu cầu
bức thiết hiện nay. Để đáp ứng với tình hình mới, đảm bảo hiệu quả trong

quản lý nhà nước, bộ máy nhà nước cần phải có những bước cải cách căn bản.
Quá trình cải cách bộ máy chính là quá trình tự hoàn thiện để tạo điều kiện
cho nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng chính là quá trình làm trong sạch
đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy đó, khiến cho họ thực sự là
những người công bộc trung thành của nhân dân, toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi
ích chung của đất nước, của dân tộc, dám đấu tranh với những thói hư, tật xấu
của tệ quan liêu, tham nhũng, những tư tưởng vị kỷ tư lợi.
Thứ ba, chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí.
Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Gắn chống tham nhũng với chống lãng
phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để
làm giàu bất chính”. Trong thực tế, tham nhũng, quan liêu và lãng phí thường
16
đi liền với nhau, chúng đều là biểu hiện của sự tha hoá quyền lực nhà nước.
Trong mối quan hệ khăng khít này thì quan liêu đóng vai trò như một nhân tố
tạo điều kiện phát sinh và phát triển tham nhũng cũng như lãng phí.
Thứ tư, đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây và chống,
vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng. Đấu
tranh chống tham nhũng là một quá trình tự hoàn thiện bản thân của bộ máy
nhà nước. Chống tham nhũng nhằm tìm ra những kẻ thoái hoá biến chất trong
hàng ngũ cán bộ, công chức, vạch ra những hành vi vi phạm để trừng trị là
điều hết sức quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta tìm ra được những
khiếm khuyết của bộ máy nhà nước, để từ đó đưa ra được những giải pháp
khắc phục nhằm hoàn thiện bộ máy đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý
nhà nước ở các cấp, các ngành.
Để đảm bảo được hiệu quả của đấu tranh chống tham nhũng, trong quá
trình phát hiện và xử lý những người có hành vi tham nhũng, phải áp dụng kết
hợp các biện pháp vừa có tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Việc kiên
quyết xử lý không có nghĩa xử thật nặng mà phải có sự kết hợp giữa biện
pháp giáo dục chính trị tư tưởng với những biện pháp kỷ luật và pháp luật, để
đạt được mục tiêu chính là mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời,

nghiêm minh.
Thứ năm, đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng một cách chủ động,
huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng,
thực hiện chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành. Tham nhũng đang trở
thành một thứ quốc nạn nên việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng
cần phải được đẩy mạnh ở mọi cấp, mọi ngành. Trước hết các cán bộ, công
chức, các cơ quan ở các cấp, các ngành phải ý thức được tính nghiệm trọng
của tham nhũng có thể xảy ra ở ngay cơ quan, đơn vị mình để từ đó có trách
nhiệm trong giám sát và quản lý. Hiện nay ở nhiều nơi có tình trạng phần
đông chỉ thấy tham nhũng xảy ra ở ngành khác, người khác mà không thấy ở
ngành mình và bản thân mình. Do vậy, nhiều ngành, địa phương hô hào
17
chung, lên án chung thì mạnh mẽ, nhưng chưa có hành động cụ thể để ngăn
chặn ở địa phương, đơn vị mình, thậm chí khi xảy ra tại địa phương, đơn vị
mình lại có hành vi bao che, đối phó. Trước tình trạng này, các tổ chức Đảng
và chính quyền các cấp phải nâng cao sức chiến đấu, dũng cảm và kiên quyết
đấu tranh đẩy lùi nạn tham nhũng. Cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức trong đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt là trách nhiệm của
người đứng đầu ở mọi cấp, mọi ngành về hiệu quả của đấu tranh chống tham
nhũng ở tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Thứ sáu, đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến
hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, không nóng vội, không chủ quan; phải
có kế hoạch cụ thể, có bước đi vững chắc, sử dụng nhiều biện pháp, trong đó
lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo.
* Những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
trong công tác phòng, chống tham nhũng
Nhận thức sâu sắc tư tưởng, quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đảng và Nhà
nước ta đã chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, thường xuyên ban hành
các chỉ thị, Nghị quyết, chính sách pháp luật nhằm chỉ đạo nâng cao hiệu quả

đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Một mặt, để bảo vệ Đảng, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân, tập trung nguồn lực cho xây
dựng và bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, để nhắc nhở, rèn luyện
cán bộ, đảng viên nhất là những người được Đảng tin, dân mến giao cho
quyền lực nhất định trong lĩnh vực phụ trách, đồng thời cũng xử lý nghiêm
khắc đối với những người lợi dụng quyền lực để tiêu cực tham nhũng, bòn rút
tài sản Nhà nước, chiếm đoạt, vi phạm quyền làm chủ về kinh tế, xã hội của
nhân dân. Để minh chứng cho nhận định này, xin trích dẫn một số văn bản có
liên quan đến sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước ta trong cuộc đấu
tranh này.
18
Chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác
phòng, chống tham nhũng được thể hiện trong các văn bản của Đảng như:
Cương lĩnh, chiến lược, Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định
của trung ương; Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của nhà nước.
Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng,
chống tham nhũng được thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau, tập trung ở
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
Chiến lược phát triển kinh – xã hội 2011-2013; Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc, đặc biệt là các khoá 8,9,10,11. Trong đó các văn bản chuyên đề về
phòng, chống tham nhũng như:
Văn bản của trung ương
- Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 21-8-2006 của BCH Trung ương khóa
X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí (gọi tắt là NQ Trung ương 3 khoá X).
- Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-5-2012 của Hội nghị TW 5 (khóa XI)
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TW Đảng
khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí.
- Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16-01-2012 của Hội nghị lần thứ 4

Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay.
- Quy định số 183-QĐ/TW ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính
tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương.
- Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11, ngày 29-11-2005 và
Luật số 01/2007/QH12, ngày 17-8-2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật phòng, chống tham nhũng; Luật số 27/2012/QH13, ngỳ 23-11-2012 về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng (phòng,
chống tham nhũng sau đây viết tắt là PCTN).
19
- Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, ngày 17-6-2013 Quy định một số điều
của Luật PCTN;
- Nghị định số 90/2013/NĐ-CP, ngày 08-8-2013 của Chính phủ quy định
trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
- Nghị quyết số 82/NQ-CP, ngày 06-12-2012 của Chính phủ về Chương
trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-5-2012 của Hội
nghị TW 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban
Chấp hành TW Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác PCTN, lãng phí.
- Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 12-5-2009 của Chính phủ về chiến
lược quốc gia PCTN đến năm 2020.
- Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17-7-2013 của Chính phủ về minh
bạch tài sản, thu nhập.
Văn bản của tỉnh
- Chỉ thị số 10-CT/TU, ngày 08-11-2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;
- Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 20-10-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;

- Chỉ thị số 06/CT-UBND, ngày 29-01-2008 của UBND tỉnh về tăng
cường công tác PCTN, lãng phí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 2830/QĐ-UBND, ngày 18-12-2006 của UBND tỉnh về
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp
hành TW Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
PCTN, lãng phí;
- Quyết định số 1031/QĐ-UBND, ngày 13-5-2009 của UBND tỉnh về
Bổ sung Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;
20
- Quyết định số 3127/QĐ-UBND, ngày 12-12-2011 của UBND tỉnh về
chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 20-10-2011 về
tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;
- Kế hoạch số 13/KH-UBND, ngày 02-6-2009 của UBND tỉnh về kế
hoạch thực hiện Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định các danh mục các vị trí
công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công
chức, viên chức;
- Kế hoạch số 29/KH-UBND, ngày 10-11-2009 của UBND tỉnh về thực
hiện chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 (2009-2011).
1.3- Tính cấp thiết – yêu cầu của thực tiễn của nhân dân về đẩy
mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng.
Chống tham nhũng là vấn đề luôn được mọi quốc gia trên thế giới quan
tâm và có sự đầu tư một cách thích đáng. Tuy nhiên tuỳ theo thể chế chính trị,
cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, tổ chức các cơ quan điều tra, tư pháp mà
nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đặt ra dưới những mức
độ, tính chất, đặc điểm khác nhau.
Ở nước ta, trong sự nghiệp đổi mới và quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, hơn bao giờ hết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
phải được đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng, cần tập trung đẩy mạnh với

những chủ trương thích hợp và các biện pháp cứng rắn. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Nhà nước, nhân dân ta
thể hiện được tính giai cấp và bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng là của toàn thể hệ thống
chính trị, trước hết là của các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước. Các cơ
quan, tổ chức phải tiên phong trng công tác giáo dục cán bộ, kịp thời phát
hiện uốn nắn, phê bình và xử lý các sai phạm về tham nhũng trong tổ chức.
Các cơ quan thi hành pháp luật chủ động phát hiện điều tra làm rõ các hành vi
tham nhũng để xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải thực hiện vì mục tiêu bảo vệ
Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, chống tham nhũng để bảo vệ
21
sức mạnh quản lý của Nhà nước và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đây
là mục đích bao trùm trong công cuộc đấu tranh này. Cần tránh tình trạng chỉ
xem việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là bảo vệ tài sản do các hành vi
tham nhũng xâm phạm, đây cũng là một mụch đích quan trọng nhưng không
phải là lý do để chúng ta đặt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng vào
một vị trí đặc biệt quan trọng, tương xứng với yêu cầu của nó. Việc xác định
mục tiêu rõ ràng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là yêu cầu
hết sức cần thiết để định hướng đúng cho công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng và phát huy đúng vai trò vị trí của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể
trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhất là trong tình hình
hiện nay.
Để làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phải tạo ra
một cơ chế thật chặt chẽ để huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị tham gia. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay cần phải nhấn
mạnh nhiệm vụ, trách nhiệm của các tổ chức Đảng, cơ quan, đoàn thể; Chính
các tổ chức này phải thực sự là nơi giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên tại
đơn vị, cơ quan mình.
Ngoài trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì cần phải phát

huy vai trò tích cực của quần chúng nhân dân và các cơ quan ngôn luận, báo
chí đây là mọt yếu tố đặc biệt quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan này sẽ tạo thành những mũi nhọn
tấn công vào tình trạng tham nhũng, phát hiện điều tra và xử lý tội phạm tham
nhũng, loại bỏ tận gốc những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi hàng ngũ
của Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước.
22
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình tỉnh Thái Nguyên
2.1.1- Về điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du (các huyện phía Bắc mang
tính chất đặc trưng của miền núi) với diện tích tự nhiên 3.541km
2
; dân số trên
1,1 triệu người, gồm có 08 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán
Dìu, Sán Chay. Dân số tỉnh Thái Nguyên phân bố không đồng đều, vùng cao
và vùng núi mật độ dân cư thưa thớt; ở khu vực thành thị và đồng bằng dân
cư đông hơn rất nhiều. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai: 75
người/km
2
, cao nhất là thành phố Thái Nguyên 1.270 người/km
2
. Sau khi tách
tỉnh (theo Quyết định của kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khoá IX), tỉnh Thái
Nguyên có 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên là trung tâm tỉnh lỵ, 01
thị xã, 07 huyện với 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã
miền núi, còn lại là các xã thuộc vùng trung du và đồng bằng.
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc giáp Bắc Kạn; phía Tây giáp Vĩnh Phúc,

Tuyên Quang; phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp với Thủ
đô Hà Nội; là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hoá giữa vùng trung du và miền
núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ thông qua hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường sông, mà đầu nút là thành phố Thái Nguyên. Với vị trí địa
lý khá thuận lợi như vậy đã tạo điều kiện để Tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.
Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, có nhiều khả năng
phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt có vùng chè Tân Cương nổi tiếng với vị
ngọt và hương thơm rất đặc trưng. Toàn tỉnh hiện có 16.000 ha chè, đứng thứ
2 trong cả nước, sau tỉnh Lâm Đồng.
Thái Nguyên còn biết đến là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của Trung ương
23
như: Công ty Gang thép Thái Nguyên; các nhà máy cơ khí: Sông Công, Phổ
yên; các nhà máy Quốc phòng Là địa phương có nhiều khu công nghiệp tập
trung: Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên được xây dựng từ những
năm 1960 - là nơi sản xuất thép từ quặng sắt duy nhất ở Việt Nam và hiện
đang tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển; Khu công nghiệp Sông Công,
Khu công nghiệp La Hiên, Khu công nghiệp Giang Tiên… Với tiềm năng
phong phú, đa dạng về tài nguyên: quặng sắt, đá vôi, than … trong đó than
được đánh giá là tỉnh có trữ lượng lớn thứ hai sau tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay
trên địa bàn tỉnh đang xúc tiến những dự án khai thác khoáng sản kim loại
quý hiếm có quy mô lớn, xây dựng nhà máy xi măng công suất 1,5 triệu
tấn/năm với công nghệ hiện đại và nhiều cơ sở công nghiệp khác.
2.1.2- Về kinh tế - xã hội
Thái Nguyên là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hoá, giàu truyền thống
yêu nước và cách mạng. Cùng với Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng
Sơn và Hà Giang, Thái Nguyên vinh dự được Trung ương Đảng, Bác Hồ và
Chính phủ chọn là nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng, rồi là Thủ đô kháng
chiến năm xưa của cả nước. Trong đó Thái Nguyên có vinh dự được ở vào vị
trí trung tâm của Thủ đô kháng chiến - tại ATK tuyệt mật Định Hoá, Chủ tịch

Hồ Chí Minh, các cơ quan Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh đặt đại bản
doanh để lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Qua các thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước, được Trung ương
quan tâm đầu tư xây dựng, Thái Nguyên đã trở thành một trong những trung
tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục của vùng Việt Bắc. Là vùng đất giàu tài
nguyên khoáng sản, có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của Trung ương,
là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của cả nước, Đại học
Thái Nguyên với 5 trường đại học thành viên và trên 20 trường cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã góp phần quan trọng trong việc đào
tạo, bối dưỡng và cung cấp lực lượng trí thức và cán bộ khoa học kỹ thuật,
công nhân lành nghề cho tỉnh và khu vực phía Bắc.
24
Thái Nguyên còn được biết đến là một miền quê với nhiều khu du lịch
tiềm năng. Do có địa hình núi non chiếm 2/3 diện tích, đã tạo nên nhiều khu
rừng nguyên sinh và nhân tạo, nhiều hang động và thác nước đẹp như hang
Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà ( Võ Nhai), Chùa Hang (Đồng Hỷ)… Khu du
lịch sinh thái Hồ Núi Cốc với 89 hòn đảo trong lòng hồ rộng 2.500 ha mặt
nước, chạy dài 16 km dọc sườn đông Bắc dãy Tam Đảo hùng vĩ đã trở thành
thắng cảnh nổi tiếng. Khu di tích lịch sử văn hoá Thần Sa (Võ Nhai) với di
chỉ Phiêng Tung, Ngườm… thuộc trung kỳ đá cũ đã khẳng định chứng tích về
một nền văn hoá cổ nhất vùng Đông Nam Á. Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện
vật và dấu tích của người Việt cổ, từ trung kỳ đá cũ đến sơ kỳ đá mới (3 vạn
năm đến 1 vạn năm TCN). Thái Nguyên còn là quê hương của Anh hùng dân
tộc Dương Tự Minh, với 30 năm phụng sự nhà Lý trong thế kỷ XII, người
duy nhất trong lịch sử được hai lần phong làm Phò mã lang. Tại Đại Từ, nơi
có khu di tích núi Văn, núi Võ gắn liền với danh nhân đất Việt: Anh hùng
Lưu Nhân Chú, người chỉ huy trận đánh bại Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng năm
xưa và trở thành tể tướng đầu tiên của nhà Lê thế kỷ XV. Tại trung tâm thành
phố Thái Nguyên hiện nay, Đền thờ Đội Cấn được xây dựng khang trang tại
nơi diễn ra sự kiện lịch sử khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 do Đội Cấn và

nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến lãnh đạo.
Thái Nguyên cũng chính là một trong những địa danh của núi rừng Việt
Bắc, đã cùng các tỉnh trong vùng hình thành nên chiến khu Việt Bắc nổi tiếng
trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến kiến quốc của nước nhà.
Cùng với những nét văn hoá tương đồng với các tỉnh trong vùng Việt
Bắc, về Thái Nguyên còn là về với nền văn hoá truyền thống với các lễ hội
dân gian phong phú mang đậm bản sắc dân tộc như hát Sli, hát lượn, hát
Then, lễ hội Lồng Tồng thắm đượm tình người.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo cùng với các tỉnh trong vùng, Thái Nguyên đã đạt được
nhiều thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc
25

×