Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.45 KB, 7 trang )

Trường THPT Bình Khánh
Môn: Sinh Học.
GVHDTT: VŨ THỊ NGỌC MAI.
SVTT: PHAN VĂN HIẾU.
Lớp: DH8B MSSV: DSB071101
Giảng dạy lớp: 11C3 Thứ: 3 Tiết: 5 Ngày 25/01/2011
Bài giảng dạy: BÀI 39: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
2. Kỹ năng:
- Thực hành quan sát sinh trưởng và phát triển.
3. Thái độ:
- Có ý thức vệ sinh trong việc dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ.
II. Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh phóng to về một số động vật và người liên quan đến bài.
- Chuẩn bị máy chiếu.
2. Chuẩn bị của HS.
- Đọc trước SGK
III. Phương pháp.
- Trực quan.
- Vấn đáp gợi mở – phát hiện kiến thức (phương pháp chủ đạo).
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nêu tên các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương
sống.
- Trình bày ảnh hưởng của tirôxin đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương


sống.
- Câu trắc nghiệm: Sự biến thái của sâu bọ được điều hoà bởi hoocmon:
A. Tirôxin B. Ơstrôgen C. Testostêrôn D. Ecđixơn và Juvenin
Đáp án đúng: D.
3. Giảng bài mới (35 phút)
- GV dẫn nhập: Bên cạnh các nhân tố bên trong, các nhân tố bên ngoài cũng có tác động
quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật. Để tìm hiểu các nhân tố bên ngoài
tác động như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của động vật chúng ta học tiếp BÀI39:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG
VẬT (tiếp theo)
Hoạt động 1: Nhân tố bên ngoài (20 phút)
Mục tiêu:
- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động
vật.
- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động
vật.
- Biết liên hệ thực tiễn.
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
5 phút - GV: các em hãy nghiên
cứu SGK cho biết có các
nhân tố bên ngoài nào ảnh
hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của động vât?
- GV dẫn dắt: để biết thức
ăn có ảnh hưởng như thế
nào đến sinh trưởng và
phát triển của động vật
chúng ta vào phần 1: thức

ăn.
- GV: cho HS quan sát một
số hình ảnh của người
bệnh cận thị, còi xương,
chậm lớn và gầy yếu. GV
hỏi: các người bệnh này
phần lớn thiếu thành phần
nào có trong thức ăn?
- GV nhận xét.
- GV hỏi: Tại sao thức ăn
có thể ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của
động vật?
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV cho HS đọc SGK
mục II.1 trang 155 rồ hỏi:
vai trò chung của thức ăn
là gì?
- GV nhận xét, yêu cầu HS
nhắc lại và hoàn thiện kiến
thức cho HS.
- GV: cho HS quan sát một
- HS đọc SGK trả lời: có 3
nhân tố đó là: thức ăn,
nhiệt độ, ánh sáng.
- HS ghi đề mục vào vở.
- HS quan sát hình và kết
hợp với kiến thức cũ cho
biết:
+ Người bị cận thị: do

thiếu vitamin A.
+ Người bệnh còi
xương: do thiếu vitamin D.
+ Người chậm lớn, gầy
yếu: do thiếu nhiều
ptôtêin.
- HS vận dụng kiến thức
đã biết trả lời được:
+ Động vật là sinh vật
dị dưỡng không thể tự tạo
chất hữu cơ.
+ Thức ăn cung cấp
chất dinh dưỡng để nuôi tế
bào, làm tăng kích thước
thế bào và sự phát triển
của các cơ quan làm cho
cơ thể lớn lên. Đồng thời
thức ăn còn cung cấp
nhiều năng lượng cho cơ
thể động vật hoạt động.
- HS trả lời: thức ăn là
nhân tố ảnh hưởng mạnh
nhất đối với sinh trưởng và
phát triển của động vật.
- HS ghi nội dung vào vở.
- HS quan sát hình phát
1. Thức ăn.
- Thức ăn là nhân tố
ảnh hưởng mạnh nhất
đối với sinh trưởng và

phát triển của động vật.
- Vd: thiếu protein
động vật chậm lớn và
gầy yếu, dễ mắc bệnh.
số hình ảnh về các thành
phần dinh dưỡng của thức
ăn và cách chăm sóc sức
khoẻ rồi hỏi: ở người cần
có chế độ dinh dưỡng như
thế nào để tránh bệnh tật
và chậm lớn ở trẻ em?
hiện kiến thức:
+ Đảm bảo đủ thành
phần dinh dưỡng, đặc biệt
là đối với cơ thể đang lớn.
+ Kiểm tra sức khoẻ
thường xuyên để phát hiện
bệnh tật có liên quan đến
chế độ dinh dưỡng.
10 phút - GV cho HS xem sơ đồ
mô tả giới hạn sinh thái
của cá rô phi ở Việt Nam
rồi hỏi: các em hãy xác
định điểm cực thuận, điểm
gây chết, giới hạn sống?
- GV nhận xét bổ sung và
cho HS biết thêm một số
thông tin: vào mùa đông
khi nhiệt độ hạ thấp xuống
16  18 độ thì cá rô phi

ngừng lớn và ngừng đẻ.
- GV hỏi: nhiệt độ có ảnh
hưởng gì đến sinh trưởng
và phát triển của động vật?
- GV nhận xét bổ sung và
hoàn thiện kiến thức cho
HS.
- GV hỏi tiếp: thế nào là
động vật biến nhiệt và
hằng nhiệt? Cho VD?
- HS quan sát hình trả lời
được:
+ Điểm cực thuận: 30
độ.
+ Điểm gây chết: dưới
5,6 độ và trên 42 độ.
+ Giới hạn sống: từ 5,6
 42 độ.
- HS nghiên cứu SGK và
kiến thức từ VD trả lời
được:
+ Mỗi loài động vật
sinh trưởng và phát triển
tốt trong điều kiện môi
trường thích hợp.
+ Nhiệt độ quá cao
hoặc quá thấp có thể làm
chậm quá trình sinh trưởng
và phát triển của động vật,
đặc biệt là động vật biến

nhiệt.
- HS ghi chép kiến thức
vào vở.
- HS nhớ lại kiến thức học
từ các lớp dưới trả lời
được:
+ Động vật biến nhiệt:
là động vật có nhiệt độ cơ
thể phụ thuộc vào nhiệt độ
môi trường (cá, ếch, thằn
lằn, )
+ Động vật hằng nhiệt
là động vật có nhiệt độ cơ
thể không phụ thuộc vào
2. Nhiệt độ.
- Mỗi loài động vật
sinh trưởng và phát
triển tốt trong điều kiện
môi trường thích hợp.
- Nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp có thể làm
chậm quá trình sinh
trưởng và phát triển của
động vật, đặc biệt là
động vật biến nhiệt.
- Vd: vào mùa đông khi
nhiệt độ hạ thấp xuống
16  18 độ thì cá rô
phi ngừng lớn và
ngừng đẻ.

- GV: Tại sao khi trời rét
lại có thể ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển
của động vật biến nhiệt và
hằng nhiệt?
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV cho học sinh biết
thêm:
+ Đợt rét năm 2008 làm
hơn 1.000 con trâu bò
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc
Cạn bị chết, thiệt hại hàng
tỉ đồng, ngay từ đầu mùa
đông các năm vừa qua,
huyện Pác Nặm chủ động
triển khai các biện pháp
chống rét, dịch bệnh cho
đàn gia súc và cây trồng.
+Trong những ngày
lạnh giá, số người phải
nhập viện trong tình trạng
nguy kịch gia tăng đột
biến. Các bệnh thường gặp
của người già và trẻ em
như viêm phế quản, viêm
phổi, tim mạch, hen và dị
ứng.
- GV: trong chăn nuôi, vào
mùa đông vật nuôi cần
được chăm sóc như thế

nào?
nhiệt độ môi trường (trâu,
lợn, mèo, )
- HS vận dụng kiến thức
vừa biết trả lời:
+ Động vật biến nhiệt:
khi nhiệt độ môi trường hạ
thấp xuống thì các quá
trình chuyển hoá trong cơ
thể giảm làm cho sinh
trưởng và phát triển chậm
lại.
+ Động vật hằng nhiệt:
khi nhiệt độ môi trường hạ
thấp xuống thì nhiệt độ cơ
thể động vật cao hơn nhiệt
độ MT sẽ toả nhiệt vào
MT. Để bù nhiệt cho cơ
thể phải tăng cường
chuyển hoá các chất, oxi
hoá chất hữu cơ. Do đó
nếu không tăng khẩu phần
ăn thì sinh trưởng và phát
triển sẽ chậm lại.
- HS dựa vào kiến thức bài
học và sự hiểu biết thực tế
trả lời: tăng khẩu phần ăn,
thức ăn phải sạch sẽ, trang
bị chuồng trại kín đáo để
giữ ấm cho vật nuôi.

5 phút - GV: cho HS xem vài
hình ảnh động vật phơi
nắng: thằn lằn, sư tử, cá
sấu, GV hỏi: ánh sáng
ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của động vật
như thế nào?
- GV nhận xét bổ sung,
hoàn thiện kiến thức cho
HS.
- GV hỏi: tại sao cho trẻ
tắm nắng vào sáng sớm
hoặc chiều tối (khi ánh
sáng yếu) sẽ có lợi cho
sinh trưởng và phát triển
của chúng?
- GV nhận xét bổ sung.
- GV: Tại sao mèo là động
vật hằng nhiệt, nhiệt độ cơ
thể không phụ thuộc vào
môi trường bên ngoài
nhưng lại thường xuyên
phơi nắng?
- GV nhận xét bổ sung.
- GV cho HS biết thêm: ở
người, có rất nhiều nhân tố
môi trường ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển,
đặc biệt là giai đoạn phôi
thai. Đó là các chất kích

- HS quan sát hình kết hợp
SGK mục II.3 trang 155
trả lời được:
+ Ánh sáng cung cấp
nhiệt cho cơ thể động vật.
+ Tia tử ngoại tác động
lên da biến tiền vitamin D
thành vitamin D giúp
chuyển hóa Canxi thành
xương.
- HS ghi kiến thức vào vở.
- HS vận dụng kiến thức
vừa học trả lời được: nếu
cho trẻ tắm nắng vào sáng
sớm hoặc chiều tối thì sẽ
giảm nguy cơ trẻ bị còi
xương vì ánh sáng tác
dụng lên da biến tiền
vitamin D thành vitamin D
giúp chuyển hoá canxi để
hình thành xương.
- HS vận dụng kiến thức
vừa học và sự hiểu biết
thực tế giải thích: Mèo
phơi nắng không phải để
giử nhiệt độ cho cơ thể mà
do cơ thể mèo chỉ có tiền
vitamin D. Các tiền
vitamin D này được tích
lũy trên bộ lông. Mèo phơi

nắng để chuyển hóa thành
vitamin D. Vì vậy ta hay
thấy mỗi lần phơi nắng
xong mèo lại liếm bộ lông
của mình đó chính là cách
để mèo bổ sung vitamin D
cho cơ thể.
- HS ghi nhận.
3. Ánh sáng.
- Những ngày trời rét
động vật mất nhiều
nhiệt. Vì vậy chúng
phơi nắng để thu thêm
nhiệt và giảm mất nhiệt
 Ánh sáng cung cấp
nhiệt cho cơ thể động
vật.
- Tia tử ngoại tác động
lên da biến tiền vitamin
D thành vitamin D giúp
chuyển hóa Canxi
thành xương.
thích như: ma tuý, rượu,
thuốc lá, nếu mẹ mang
thai mà bị nhiễm virus
cúm thì con sinh ra có thể
bị dị tật rất cao.
Hoạt động 2: Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
(15 phút)
Mục tiêu:

- Học sinh nắm được các biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động
vật.
- Biết liên hệ thực tiễn.
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
5 phút
- GV: Theo các em có
những biện pháp nào để
điều khiển sinh trưởng và
phát triển của động vật và
người?
- GV yêu cầu HS nghiên
cứu thông tin SGK mục
III.1 trả lời câu hỏi: cải
thiện giống nhằm mục
đích gì? Biện pháp thực
hiện ra sao? Nêu một vài
VD về cải tạo giống?

- GV nhận xét bổ sung và
hoàn thành kiến thức cho
HS.
- HS đọc SGK trả lời: có 3
cách là cải tạo giống, cải
thiện môi trường sống của
động vật, cải thiện chất
lượng dân số.
- HS nghiên cứu SGK trả
lời được:

+ Mục đích cải tạo
giống là để tạo ra các giống
vật nuôi sinh trưởng và
phát triển nhanh, năng suất
cao, thích hợp với các điều
kiện địa phương.
+ Biện pháp: chọn lọc
nhân tạo, lai giống, công
nghệ phôi,
- HS vận dụng sự hiểu biết
thực tế có thể nêu ra được
một vài VD:
+ Lai cá chép trắng Việt
Nam với cá chép Hungari
tạo ra cá chép lai to khoẻ,
thịt ngon, tăng trọng nhanh,
chịu được môi trường
không thuận lợi.
+ Lai bò sữa Honstein
của Hà Lan với bò vàng
Việt Nam tạo ra giống bò
honstein - vàng cho sản
lượng sữa cao.
- HS ghi kiến thức vào vở.
1. Cải tạo giống.
- Mục đích: cải tạo
giống là để tạo ra các
giống vật nuôi sinh
trưởng và phát triển
nhanh, năng suất cao,

thích hợp với các điều
kiện địa phương.
- Biện pháp: chọn lọc
nhân tạo, lai giống,
công nghệ phôi,
5 phút
- GV cho HS đọc SGK
mục III.2 trang 156 rồi
hỏi: cải thiện môi trường
sống của động vật nhằm
mục đích gì? Biện pháp
thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoàn thiện kiến thức cho
HS.
- HS nghiên cứu SGK trả
lời được:
+ Mục đích: làm thay
đổi tốc độ sinh trưởng và
phát triển của vật nuôi,
tăng năng suất vật nuôi.
+ Biện pháp: xây dựng
chế độ dinh dưỡng hợp lí
cho từng giai đoạn sinh
trưởng và phát triển, vệ
sinh chuồng trại sạch sẽ
thoáng mát.
- HS ghi kiến thức vào vở.
2. Cải thiện môi
trường sống của động

vật.
- Mục đích: làm thay
đổi tốc độ sinh trưởng
và phát triển của vật
nuôi, tăng năng suất
vật nuôi.
- Biện pháp: xây dựng
chế độ dinh dưỡng hợp
lí cho từng giai đoạn
sinh trưởng và phát
triển, xây dựng chuồng
trại sạch sẽ thoáng
mát, vệ sinh.
5 phút
- GV hỏi: chất lượng dân
số là gì?
- GV nhận xét.
- GV cho HS đọc SGK
mục III.3 trang 156 rồi
hỏi: cải thiện chất lượng
dân số là gì? Biện pháp
thực hiện?
- GV nhận xét bổ sung và
hoàn thiện kiến thức cho
HS.
- HS vận dụng kiến thức
hiểu biết trả lời: chất lượng
dân số là vấn đề sức khoẻ
và thể chất (chiều cao, cân
nặng, không mắc dị tật, )

của người dân.
- HS đọc SGK rồi trả lời:
+ Cải thiện chất lượng
dân số là cải thiện hình thể,
sức khoẻ, trí tuệ, của
người dân.
+ Biện pháp: nâng cao
đời sống, cải thiện chế độ
dinh dưỡng, luyện tập thể
dục thể thao, tư vấn di
truyền, chống lạm dụng các
chất kích thích và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
- HS ghi bài vào vở.
3. Cải thiện chất
lượng dân số.
- Mục đích: cải thiện
đời sống kinh tế, văn
hoá (cải thiện chế độ
dinh dưỡng, luyện tập
thể dục thể thao, sinh
hoạt văn hoá lành
mạnh, )
- Biện pháp: nâng cao
đời sống, cải thiện chế
độ dinh dưỡng, luyện
tập thể dục thể thao, tư
vấn di truyền, chống
lạm dụng các chất kích
thích và giảm thiểu ô

nhiễm môi trường.
IV. Củng cố: (3 phút)
- Nêu một số nhân tố của môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động
vật và con người.
- Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi và cải thiện môi trường sống của động vật.
V. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài.
- Trả lời các câu hỏi SGK trang 157.
- Chuẩn bị trước bài 40 Thực hành xem phim về sinh trưởng và phát triển như: sưu tầm
hình ảnh, phim về sinh trưởng và phát triển.

×