Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tội mua bán trái phép chất ma tuý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.67 KB, 53 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, con người đã phát hiện ra các loại cây có chứa chất ma túy
phục vụ cho y học. Đầu tiên, người ta biết đến ma túy như một loại thần dược,
có khả năng chữa bệnh và mang lại cho con người cảm giác sảng khoái, dễ chịu.
Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, ma túy đã bị lạm dụng, gây nên những
tác hại to lớn đến sức khỏe của cộng đồng và trật tự xã hội. Giờ đây, ma túy là
chất gây nghiện độc hại cho sức khỏe con người. Ma túy đang là thứ hàng hóa
“hấp dẫn” mang lại “siêu lợi nhuận”, đồng thời cũng là nguyên nhân của nhiều
loại tội phạm, làm băng hoại đạo đức, lối sống trong xã hội, làm biết bao gia
đình bất hạnh, đau khổ.
Ở Việt Nam, các tội phạm về ma túy ngày càng gia tăng cả về số vụ phạm
tội cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, đặc biệt là các tội phạm
về mua bán trái phép chất ma túy. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy bị
pháp luật nghiêm cấm, bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Song do ham lời bất
chính, coi thường pháp luật và đạo lý, vẫn có rất nhiều người hàng ngày, hàng
giờ dùng mọi thủ đoạn để buôn bán thứ hàng hóa chết người đó. Ma túy đã trở
thành một “quốc nạn” tác động trực tiếp vào từng cá nhân, từng gia đình và toàn
xã hội. Ma túy kéo theo một loạt các tội phạm như: Trộm cắp, giết người, chiếm
đoạt tài sản… và rất nhiều các loại bệnh tật nguy hiểm, trong đó có căn bệnh thế
kỷ HIV/AIDS.
Vì vậy đấu tranh phòng chống ma túy là vấn đề cấp bách được Nhà nước
và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách nhằm đẩy lùi tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy. Các hành vi phạm tội liên
quan đến ma túy đã bị xử lý bằng những hình phạt rất nghiêm khắc. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy các tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm mua bán trái
phép chất ma túy nói riêng vẫn không ngừng diễn biến phức tạp với nhiều thủ
đoạn tinh vi, nguy hiểm.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


Vì các lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Tội mua bán trái phép chất
ma tuý – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm khoá luận tốt nghiệp đại học
của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
Ở góc độ khóa luận tốt nghiệp, mục đích của khóa luận là nghiên cứu tội
mua bán trái phép chất ma túy về mặt lý luận và thực tiễn. Qua việc phân tích
các dấu hiệu pháp lý và thực tiễn xét xử tội mua bán ma túy, khóa luận đưa ra
một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm này ở giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ của khóa luận là:
- Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội phạm
ma túy nói chung, tội mua bán trái phép ma túy nói riêng.
- Phân tích các khía cạnh pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy
Điều 194 BLHS Việt Nam 1999.
- Phân tích tình hình tội phạm, thực tiễn xét xử tội mua bán trái phép chất
ma túy. Từ đó dưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
chống tội phạm nàToà án
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về đấu tranh phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật, các báo
cáo tổng kết xét xử, các tài liệu trong nước có liên quan.
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, xã hội học để thực hiện nhiệm vụ của luận văn.
4. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia thành hai chương:
- Chương I: Tội mua bán trái phép chất ma tuý theo điều 194 – BLHS Việt
Nam - Những vấn đề lý luận.
- Chương II: Tội mua bán trái phép chất ma tuý – Những vấn đề thực tiễn.
2

Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO ĐIỀU 194 – BLHS
VIỆT NAM 1999 – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Vài nét về lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam đấu tranh chống các tội
phạm về ma túy
1.1. Giai đoạn trước năm 1858
Vào khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, cây thuốc phiện là cây có
chứa chất ma túy đã xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam. Khi đó, thuốc phiện
được coi là loại “hỏa dược” có thể chữa được nhiều bệnh như bệnh phong thấp,
bệnh về đường tiêu hóa và là dược liệu giảm đau. Tuy nhiên sau đó người ta đã
phát hiện ra rằng thuốc phiện có khả năng gây nghiện và ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của con người. Mọi người bắt đầu lên án việc sử dụng thuốc phiện nhưng
tình trạng trồng cây thuốc phiện và nghiện hút thuốc phiện vẫn lan tràn rất
nhanh. Do đó, vào năm 1665, vua Lê Hiển Tông đã ban hành đạo luật đầu tiên
về cấm trồng cây thuốc phiện. Đạo luật quy định: “Từ nay về sau quan lại và
dân chúng không được trồng và mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng thì phải phá
đi, người nào chứa giữ thì phải hủy đi”. [ ]
Sau cây thuốc phiện là sự du nhập của cây cô ca và cây cần sa vào Việt
Nam. Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã ban hành luật và các chính sách chống
thuốc phiện, cần sa…, gồm các nội dung cơ bản sau:
Một là, chính sách “lấp nguồn, cạn dòng”. Nguồn là nơi cung cấp thuốc
phiện (nơi trồng cây thuốc phiện và nơi đưa thuốc phiện từ nước ngoài vào Việt
Nam). Cạn dòng là làm giảm số người nghiện thuốc phiện.
Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) có lệnh: Kẻ nào mua bán thuốc phiện
thì bị xử phạt 60 trượng, xử tù một năm, tịch thu toàn bộ tang vật dùng trong
buôn bán. Chủ hàng, chủ chứa bàn đèn thuốc phiện bị xử phạt 100 trượng và tù
ba năm. Người hút thuốc phiện bị phạt 100 trượng và tù ba năm. Cha anh không
ngăn giữ con em bị phạt 100 trượng. Quan lại hút thuốc phiện bị đánh 100
trượng và bị cách chức.

3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Triều đình còn cấm các thuyền buôn từ Tân Châu (Trung Quốc) vào Việt
Nam và khám xét tất cả các thuyền buôn nước ngoài vào các cảng dọc bờ biển
nước ta.
Năm Tự Đức thứ ba (1840) quy định: Thuyền buôn nào chứa, giấu thuốc
phiện hoặc thuê mướn thuyền khác vận chuyển thì chủ thuyền chịu tội tử hình.
Nếu khám xét thấy có chứa giấu thuốc phiện dưới 1kg thì phải xử giảo giam
hậu, trên 1kg thì xử giảo. Thuyền bè hoặc chủ hàng trong nước nhận vận chuyển
hoặc tàng trữ thuốc phiện cho người nước ngoài cùng chịu tội như thế. Thuyền
của Nhà nước cử đi nước ngoài, lợi dụng mua trộm thuốc phiện đem về nếu
dưới 1kg thì xử giảo, giam hậu, trên 1kg thì phải chém lập tức.
Hai là, khen thưởng rất hậu cho người phát hiện hoặc tố giác đúng. Luật
năm 1840 quy định rõ: Ai phát hiện kẻ tàng trữ, buôn bán thuốc phiện dưới 1kg
thì thưởng 100 quan tiền, trên 1kg thì thưởng 150 quan tiền, từ 3kg trở lên được
thưởng thêm. Quan lại khám xét ra được thưởng số tiền tương đương một nửa
giá trị vật chứng và được thăng một cấp.
Ba là, chú trọng biện pháp điều trị cho người nghiện hút.Triều đình có
lệnh cho những người nghiện hút hạn trong sáu tháng phải ra khai báo và cai
nghiện. Các quan địa phương phải chú ý giúp người nghiện hút tìm ra biện pháp,
phương pháp cai nghiện có hiệu quả. [ ].
1.2. Giai đoạn từ năm 1858 đến khi có BLHS 1985
Ngày 31/8/1858 tàu chiến Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng mở đầu thời
kỳ gần một thế kỷ cai trị nước ta. Pháp sử dụng rượu cồn và thuốc phiện là một
trong những vũ khí để thực hiện chính sách ngu dân và vơ vét của cải. Vì vậy,
việc trồng, buôn bán và sử dụng thuốc phiện phát triển rất nhanh và rộng.
Ngày 02/09/1945 Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Từ những
ngày đầu thành lập, Chính phủ Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã
ngay lập tức quan tâm đến việc ngăn chặn thuốc phiện.
Ngày 15/09/1955, Chính Phủ ban hành Nghị định 580/TTg quy định các

trường hợp có thể đưa ra toàn án đề xét xử với mức phạt tù từ ba tháng đến năm
năm, bị tịch thu tang vật, bị phạt tiền từ một đến năm lần giá trị thuốc phiện lậu:
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Buôn thuốc phiện có nhiều người tham dự và có thủ đoạn để gian lận,
tang vật có trị giá trên một triệu đồng;
- Buôn nhỏ hoặc làm môi giới có tổ chức thường xuyên, đã thành chuyên
môn hoặc đã bị phạt tiền nhiều lần;
- Các vụ liên quan đến chính quyền hoặc bộ đội;
- Không thi hành quyết định phạt tiền của cơ quan thuế vụ hoặc hải quan.
Năm 1975, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất. Ngày 25/03/1977
Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 76/CP về chống buôn lậu thuốc phiện.
Ngày 27/06/1985, Quốc hội thông qua BLHS 1985. Trong BLHS 1985 có
ba điều luật quy định tội phạm liên quan đến ma túy:
Điều 97: Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua
biên giới
Điều 166: Tội buôn bán hàng cấm.
Điều 203: Tội tổ chức dùng chất ma túy.
1.3. Giai đoạn từ sau năm 1985 đến nay
BLHS 1985 ra đời đã góp phần rất lớn vào cuộc đấu tranh chống tội phạm
về ma túy. Tuy nhiên, số điều luật quy định về ma túy còn ít, lại chỉ xử lý người
mua bán chất ma túy mà chưa có điều luật nào quy định việc áp dụng hình phạt
đối với người sản xuất, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy.
Để khắc phục tình trạng này, ngày 28/12/1989, Quốc Hội đã thông qua
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1985, trong đó bổ sung thêm điều
96a: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy.
Ngày 10/05/1997, “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS” đã được
Quốc Hội khóa IX thông qua. Tại điều 2 của “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLHS" đã quy định chương VIIa: “Các tội về ma túy”. Các tội phạm về ma
túy được tách ra thành 13 điều: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác

có chứa chất ma tuý; tội sản xuất trái phép chất ma tuý, tội tàng trữ trái phép
chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất
ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc
chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; tội sản xuất,
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất
hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;
tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; tội sử dụng trái phép chất ma
túy; tội cưỡng, bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; tội vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác.
Ngày 21/12/1999, Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua BLHS
1999, có hiệu lực từ 0h ngày 01/07/2000. So với BLHS 1985 thì BLHS 1999 có
một số điểm mới:
- Ghép bốn tội danh độc lập quy định tại điều 185c, điều 185d, điều 185đ,
điều 185e BLHS 1985 thành một tội duy nhất là tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (điều 194).
- Trong BLHS 1985 có nhiều điều luật cho phép chuyển lên khung hình
phạt nặng hơn khi có nhiều tình tiết định khung tăng nặng của khung tăng nặng
thấp hơn. Ví dụ: Điểm c khoản 3 điều 185đ quy định: “Có nhiều tình tiết quy
định tại khoản 2 điều này”. Tại BLHS 1999, tình tiết này đã bị xóa bỏ.
- BLHS 1985 không có điều luật nào quy định về tỷ lệ thương tật, còn
BLHS 1999 có quy định tình tiết này (điều 197, điều 199).
- BLHS 1985 có tình tiết định khung tăng nặng "Sử dụng người chưa
thành niên vào việc phạm pháp". BLHS 1999 đã sửa thành "Sử dụng trẻ em vào
việc phạm tội".
- Về tội mua bán trái phép chất ma tuý, BLHS 1985 có tình tiết định
khung tăng nặng “thu lợi bất chính lớn” và “có tính chất chuyên nghiệp”. Tuy
nhiên ở BLHS 1999, hai tình tiết này đã bị loại bỏ.
2. Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy - Điều 194

BLHS 1999
Tội mua bán trái phép các chất ma tuý là hành vi cố ý trao đổi các chất ma
tuý bằng tiền hay hiện vật trái với các quy định của Nhà nước. Việc phân tích
các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý một mặt cho
thấy tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội này. Mặt khác, việc phân tích cũng
làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa tội mua bán trái phép các chất ma túy
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
với một số tội phạm khác như tội vận chuyển trái phép các chất ma tuý, tội tàng
trữ trái phép các chất ma túy.
2.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại. Có thể nói, trong bất cứ chế độ xã hội có giai cấp nào, Nhà
nước cũng đều xác lập, bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển của những
quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Ở các chế độ xã hội
khác nhau thì các quan hệ xã hội được bảo vệ cũng khác nhau. Hệ thống quy
phạm pháp luật hình sự luôn là công cụ hữu hiệu để Nhà nước bảo vệ các quan
hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Ma túy là loại độc dược gây nghiện nguy hiểm. Theo quy định của Nhà
nước, chỉ một số cơ quan nhà nước mới được phép sản xuất ma túy nhằm mục
đích phục vụ cho y học và cho nghiên cứu khoa học. Sự thống nhất quản lý của
Nhà nước về chất ma túy nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng ma túy, bảo vệ
sức khỏe người dân và ngăn ngừa các tội phạm về ma túy.
Điều 6 Hiến pháp 1992 đã quy định “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển,
buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác. Nhà
nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm”.
Hiện nay, việc sản xuất một số chất ma túy chủ yếu được tiến hành trong
lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh. Hoạt động này được quy định chặt chẽ
từ khâu quản lý, sản xuất đến buôn bán và sử dụng.
Điều 3 Luật phòng chống ma túy 2000 cũng quy định cấm các hành vi

liên quan đến ma tuý như: trồng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán… các
chất ma túy.
Như vậy, tội mua bán trái phép chất ma túy xâm phạm chế độ độc quyền
quản lý của Nhà nước về ma túy, trực tiếp là chế độ quản lý của Nhà nước về
việc trao đổi chất ma túy.
Việc mua bán trái phép chất ma túy không chỉ vi phạm chế độ độc quyền
quản lý của Nhà nước về ma túy mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiện
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trong xã hội, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sự
phát triển lành mạnh của xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm,
bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất ma
túy.
Theo Công ước quốc tế về thống nhất các chất ma túy năm 1961, 1971,
1988 thì ma túy là bất kỳ chất liệu nào được liệt kê trong bảng I, II, III, IV của
công ước, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp. (Việt Nam đã tham gia ba công
ước này năm 1997).
Theo quy định tại điều 2 Luật phòng chống ma túy năm 2000: Chất ma
túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục
do Chính phủ ban hành. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần
kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là chất
kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn
tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Theo Nghị định 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 và Nghị định
133/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ ban hành các danh mục chất
ma túy và tiền chất thì hiện nay các chất ma túy bao gồm 228 chất chia thành 3

danh mục và 40 hóa chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế ma
túy.
Có nhiều chất ma tuý nhưng có thể phân loại chúng như sau:
Theo đặc tính và mức độ tác động của chất gây nghiện, ma túy được chia
thành ba nhóm:
- Ma túy mạnh: Loại ma túy gây phản ứng dược lý mạnh, chỉ cần sử dụng
một lượng nhỏ là có thể tạo ra sự biến đổi trạng thái tâm lý của con người và vài
lần sử dụng là có thể gây nghiện.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Ma túy trung bình: Loại ma túy gây phản ứng tâm lý là chủ yếu, đồng
thời có cả phản ứng sinh học (amphetamine…)
- Ma túy nhẹ: Loại ma túy không gây nghiện nặng, gây ra phản ứng tâm
lý là chủ yếu (seduxen…)
Theo nguồn gốc, cách thức tạo ra chất ma túy, ma túy được chia thành ba
nhóm:
- Ma túy tự nhiên: Các loại ma túy có nguồn gốc tự nhiên, thu được bằng
cách hái tự nhiên hoặc nuôi trồng như thuốc phiện (quả); lá, hoa, quả cây cần
sa…
- Ma túy bán tổng hợp: Các chất ma túy được điều chế từ sản phẩm tự
nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hóa chất để thu được chất ma túy có
tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu (ví dụ: Hêrôin là chất ma túy bán tổng
hợp từ morphine bằng cách axetyl hóa morphine…).
- Ma túy tổng hợp: Là các chất ma túy được điều chế bằng phương pháp
tổng hợp hóa học toàn phần từ các chất (gọi là tiền chất). Các chất ma túy tổng
hợp có tác dụng mạnh và nhanh hơn ma túy bán tổng hợp (methadone, dolargan,
methamphetamine…)
Theo tác dụng sinh lý trên cơ thể con người, ma túy được chia thành tám
nhóm:
- Các chất gây êm dịu, đam mê (các chất ma túy chính gốc) gồm thuốc

phiện và các chế phẩm của thuốc phiện như morphine, hêrôin, methadon,
dolargan…
- Cần sa và các sản phẩm của cần sa.
- Cô ca và các sản phẩm của cô ca.
- Thuốc ngủ: Có tác dụng ức chế thần kinh (barbiturate, methaqualone,
mecloqualone…).
- Các chất an thần: Các chất thuộc dẫn xuất của benzodiazepine,
meprobamate, hydroxyzin.
- Các chất kích thích: Amphetamin và các dẫn xuất của nó.
- Các chất gây ảo giác: LSD, mescalin, các dẫn xuất của tryptamin…
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Dung môi hữu cơ và các thuốc xông.
Theo nguồn gốc và tác động dược lý, ma túy được chia thành năm loại:
- Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates)
- Ma túy là các chất từ cây cần sa (cannabis)
- Ma túy là các chất kích thích (stimulants)
- Ma túy là các chất ức chế (depressants)
- Ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens)
Tóm lại, để coi một chất nào đó là ma túy thì chất đó phải có các đặc
điểm:
- Được quy định trong danh mục do chính phủ ban hành, nguồn gốc tự
nhiên hoặc tổng hợp.
- Là chất độc gây nghiện.
- Khi thâm nhập vào cơ thể con người thì làm biến đổi một số chức năng
thần kinh, làm cho người nghiện phụ thuộc cả về thể xác lẫn tinh thần…
Ma túy là đối tượng tác động của tội mua bán ma túy.Theo thông tư liên
tịch số 17/2007 của Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp
ngày 24/12/2007 về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các
tội phạm về ma túy” của BLHS 1999 quy định:

“Chất ma túy” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Trong đó, cần phân biệt
các trường hợp sau:
Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch (như dung
dịch thuốc phiện, dung dịch hêrôin dung để tiêm, chích) hoặc chất ma túy ở thể
lỏng đã được pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ dung dịch
này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moócphin trong dung
dịch để tính trọng lượng của chất ma túy đó;
- Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác
định hàm lượng moócphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc
phiện.
Hiện nay ở Việt Nam thường gặp một số chất ma túy là:
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thuốc phiện: Thuốc phiện là nhựa từ cây thuốc phiện, có mùi đặc trưng
hơi hăng hắc, màu nâu đen hoặc cánh gián, dẻo hoặc nhão. Thuốc phiện đã nấu
chín có màu đen, rắn chắc hơn (3kg thuốc phiện sống sẽ cho khoảng 1kg thuốc
phiện chín). Trong thành phần thuốc phiện có khoảng 40 ancaloit và 5 chất cơ
bản là morphine, codeine, thebaine, papaverine và natotin. Thuốc phiện gây
nghiện nhanh và mạnh.
- Morphine: Là chất ma tuý dạng bột màu trắng. Từ nhựa thuốc phiện
người ta chế xuất morphine (cứ khoảng 10kg thuốc phiện thì thu được khoảng
1kg morphine bazơ, từ đó có thể thu được 1kg morphine). Morphine có tác dụng
gây nghiện cao.
- Hêrôin: là loại ma túy độc hại phổ biến nhất ở nước ta hiện nay, hêrôin
được điều chế từ ma túy, cứ khoảng 1kg ma túy thì thu được 800 - 950g hêrôin.
Hêrôin có khả năng gây nghiện rất nhanh, người nghiện bị suy sụp nhanh chóng
cả về thể xác lẫn tinh thần. Một liều khoảng 0,06g có thể gây chết người ngay
sau khi tiêm.
- Nhựa cần sa: Từ các bộ phận lá, hoa, quả cây cần sa người ta chiết xuất

ra nhựa cần sa. Các hoạt chất của cây cần sa gây cho người sử dụng cảm giác
hưng phấn, sảng khoái, song tác dụng nguy hiểm nhất của cần sa là gây ảo giác
làm sai lệch tinh thần.
- Côcain: Cây cô ca là loại cây có chứa chất ma túy. Khi sử dụng nó làm
con người mất cảm giác đói, sảng khoái, chống mệt mỏi nhưng lại gây nghiện
cho người sử dụng. Từ lá cây cô ca người ta điều chế được cao cô ca và côcain.
Côcain có khả năng gây tê, độc và gây nghiện.
- Amphetamine: là chất ma túy gây kích thích mạnh hệ thần kinh trung
ương, làm tăng sự co bóp của tim, co mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp. Với
liều vừa phải amphetamine có tác dụng làm tăng khả năng lao động trí óc, giảm
buồn ngủ, tăng sức lực. Với liều cao amphetamine gây nghiện nguy hiểm.
- Methamphetamine: Gây kích mạnh hệ thần kinh trung ương, là chất có
độc tính và khả năng gây nghiện mạnh, gây chứng hoang tưởng.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Methadone: Là chất ma túy giảm đau mạnh gấp 5 lần morphine, thường
thấy dạng viên con nhộng 5mg hoặc ống 5mg hoặc 10mg.
- Methoqualone: là chất ma túy an thần gây ngủ, màu trắng dạng viên nén
200mg.
- LSD: Là chất gây nghiện tạo ảo giác mạnh, làm cho người dùng mất
cảm giác sợ hãi, làm những việc mà lúc bình thường không làm được (như nhảy
từ trên cao xuống, chạy trên mặt tường cao…
- MDMA (estasy): Là một dạng ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích
thần kinh. Estasy tăng hưng phấn của hoạt động thần kinh vì vậy tăng cường độ
vận động cơ thể. Người sử dụng estasy cảm thấy cơ thể sung mãn, sẵn sàng làm
mọi việc nặng nhọc, nguy hiểm, vận động suốt đêm mà không mệt. Estasy có
vai trò tăng khả năng hoạt động tình dục.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành tội
phạm, không có mặt khách quan thì sẽ không có các yếu tố khác của tội phạm và

do vậy không có tội phạm. Mặt khách quan được hiểu là mặt bên ngoài của tội
phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế
giới khách quan.
Mặt khách quan bao gồm các yếu tố:
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ,
phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…)
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ
bản, những biểu hiện của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách
quan, không có hành vi khách quan thì không có tội phạm.
Mua bán dân sự là quyền của mỗi công dân. Song ma túy là loại hàng hóa
Nhà nước độc quyền quản lý nên mọi hành vi trao đổi ma túy trái với các quy
định của pháp luật đều bị coi là mua bán ma túy trái phép, bị coi là tội phạm.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hành vi mua bán ma túy được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn
gốc ma tuý do đâu mà có).
- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
- Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi, thanh toán trái phép (không phụ thuộc
vào nguồn gốc ma tuý do đâu mà có).
- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma
tuý nhằm bán lại trái phép cho người khác.
- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép.
- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một
trong các hành vi trên đều bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma

tuý.
Bán trái phép chất ma túy cho người khác là dùng ma túy mà mình có
(không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) cho người khác lấy
tiền hoặc tài sản.
Nếu một người đã có hành vi chào bán trái phép chất ma tuý, đã thoả
thuận về giá cả, địa điểm giao hàng nhưng trên đường mang ma tuý đến địa
điểm giao hàng thì bị bắt, thì bị định tội mua bán trái phép chất ma tuý ở giai
đoạn phạm tội chưa đạt.
Người bán hộ chất ma túy cho người khác để lấy tiền công hoặc lợi ích
khác thì cũng bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Ví dụ: Ngô Thị Hường là người yêu của Đặng Minh Dũng, ở cùng Dũng
từ ngày 11/9/2006. Trong thời gian ở cùng Dũng, Hường có biết Dũng bán thuốc
lắc (estasy). Một lần Dũng đi vắng, gọi điện cho Hường dặn mở của cho một
người tên là Bờm vào nhà và lấy túi nilon trong đó có 50 viên thuốc màu vàng
giấu trong xô nhựa giao cho Bờm. Tại cơ quan điều tra Hường khai đã giao 50
viên estasy cho Bờm. Hường biết đó là thuốc lắc nhưng giá cả và việc thanh
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
toán giữa Dũng và Bờm thì Hường không biết. Ngày 14/06/2007 Hường đã bị
TAND thành phố Hà Nội xử 3 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Người nào bán chất ma túy cho người khác và còn cho họ sử dụng địa
điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, quản lý của mình thì ngoài việc bị truy tố
về tội mua bán trái phép chất ma túy, người đó còn bị truy tố về tội “Chứa chấp
việc sử dụng trái phép chất ma túy” điều 198 bộ luật hình sự. Nếu hành vi đó lặp
đi lặp lại nhiều lần thì còn bị truy tố về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy” điều 197.
Trường hợp một người biết là chất ma tuý giả nhưng làm cho người khác
tưởng là chất ma tuý thật nên mua bán, trao đổi...thì người đó không bị truy cứu
TNHS về tội mua bán trái phép chất ma túy mà bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo điều 139 BLHS 1999 nếu thoả mãn các dấu hiệu khác

nữa của tội này. Nếu giám định có hàm lượng ma tuý thì dù hàm lượng nhỏ
cũng bị truy cứu TNHS theo các điều luật tương ứng đối với tội mua bán trái
phép chất ma tuý.
Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma tuý thì đều
phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma tuý.
Nếu chất được giám định không phải là ma tuý nhưng người thực hiện hành vi
mua bán ý thức rằng chất đó là chất ma tuý (nhầm lẫn về đối tượng) thì bị truy
cứu TNHS theo khoản 1 điều 194.
Mua chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác là dùng tiền hoặc tài
sản đổi lấy chất ma túy ,sau đó dùng chất ma tuý đó để bán lại cho người khác
lấy tiền hoặc tài sản.
Nếu một người mua chất ma tuý về với mục đích là để bán nhưng chưa
kịp bán thì bị bắt, thì vẫn bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma tuý
(phạm tội chưa đạt). Chỉ khi nào xác định được mục đích của một người mua
chất ma tuý nhằm bán lại cho người khác thì mới truy cứu TNHS người đó về
tội mua bán trái phép chất ma tuý. Nếu không xác định được mục đích của
người đó là nhằm bán lại thì tùy từng trường hợp người đó có thể bị truy cứu
TNHS về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hành vi dùng chất ma tuý nhằm trao đổi, thanh toán trái phép hoặc dùng
tài sản đem trao đổi, thanh toán lấy chất ma tuý nhằm bán lại cho người khác
cũng giống như trường hợp mua chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người
khác.
Nếu một người mua trái phép chất ma tuý về sử dụng dần thì không bị
truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma tuý mà tuỳ từng trường hợp có
thể bị truy cứu TNHS về tội sử dụng trái phép chất ma tuý nếu thoả mãn các dấu
hiệu khác của tội này. Nếu một người mua trái phép chất ma tuý về để sử dụng
dần nhưng sau đó lại đem bán bớt một phần thì vẫn bị truy cứu TNHS về tội
mua bán trái phép chất ma tuý.

Ví dụ: Phan Thị Hiền đã mua một gói heroin với giá 460 nghìn về để sử
dụng dần (Hiền nghiện ma tuý). Sau khi sử dụng hết một nửa, do cần tiền nên
Hiền đã bán số heroin còn lại cho Đỗ Tấn Hưng. Hiền đã bị bắt quả tang khi
đang bán hêrôin cho Hưng và bị truy tố về tội mua bán trái phép chất ma tuý.
Một người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý để sản xuất
trái phép chất ma tuý thì bị truy cứu TNHS về tội sản xuất trái phép chất ma tuý
quy định tại điều 193 BLHS.
Xin chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác là bằng lời nói hoặc
hành động để người khác cho mình chất ma tuý rồi dùng chất ma tuý đó đem
bán cho người khác để lấy tìên hoặc tài sản.
Tương tự như trường hợp mua chất ma tuý nhằm bán trái phép, một người
xin chất ma tuý nhưng chưa kịp bán thì bị bắt, nếu xác định được mục đích của
người đó là để bán chất ma tuý, thì người đó sẽ bị truy cứu TNHS về tội mua
bán trái phép chất ma tuý. Nếu không xác định được mục đích của người đó là
để bán chất ma tuý thì người đó có thể bị truy cứu TNHS về tội tàng trữ trái
phép chất ma tuý.
Ví dụ: A và B chơi thân với nhau. Thấy B từ ngày buôn bán hêrôin thì
giàu lên nhanh chóng, A đã ngỏ lời xin B một ít về bán thử, nếu làm ăn được sẽ
lấy hàng về để bán. B đã cho A 5 gói heroin nặng 0,43g. A đã bị bắt quả tang
khi đang bán một gói heroin mà mình xin được.
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Việc cho chất ma tuý phải là tự nguyện. Nếu một người ép người khác
phải cho mình chất ma tuý thì người đó còn bị truy tố thêm về tội chiếm đoạt
chất ma tuý.
Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là hành vi cất
giữ, cất giấu chất ma túy sau đó đem bán chất ma túy đó cho người khác.
Hành vi tàng trữ chất ma tuý nhằm bán giống như hành vi tàng trữ trái
phép chất ma tuý nhưng khác nhau ở một điểm căn bản nhất, đó là mục đích của
việc tàng trữ: Nếu chỉ tàng trữ mà không đem bán hoặc không chứng minh được

mục đích của việc tàng trữ là nhằm bán trái phép chất ma tuý đó thì người phạm
tội chỉ bị truy cứu TNHS về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý; còn nếu chứng
minh được mục đích của người phạm tội là tàng trữ nhằm bán trái phép chất ma
tuý thì người đó sẽ bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma tuý.
Ví dụ: A mua 500 viên estasy về để bán cho các vũ trường. Do chưa liên
lạc được với những người có nhu cầu mua nên A giấu estasy trong hòm gạo ở
góc nhà đợi liên lạc được thì bán. Trong một lần kiểm tra an ninh, công an
phường đã khám xét và thu được số thuốc lắc đó. Tại cơ quan điều tra, A đã khai
là mua estasy về để bán nhưng chưa kịp bán thì bị thu giữ. Vì vậy A đã bị truy tố
về tội mua bán trái phép chất ma tuý.
Vận chuyển chất ma túy đem bán cho người khác là hành vi chuyển dịch
bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác, từ người này sang người
khác… bằng bất kỳ hình thức nào, sau đó đem bán chất ma túy này cho người
khác.
Người phạm tội bị bắt trong quá trình vận chuyển trái phép chất ma tuý,
nếu chứng minh được mục đích của người đó là nhằm bán trái phép chất ma tuý
thì người phạm tội sẽ bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma tuý.
Nếu không chứng minh được người đó vận chuyển chất ma tuý nhằm bán trái
phép thì người phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS về tội vận chuyển trái phép chất
ma tuý.
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nếu hành vi vận chuyển không trái phép nhưng người vận chuyển chất
ma túy đó lại bán chất ma túy đó cho người khác thì phải định tội “Chiếm đoạt,
mua bán trái phép chất ma túy”.
Ví dụ: A là lái xe của sở y tế Hà Nội. A được lệnh chở một lượng ma túy
nhất định đến công ty dược phẩm HT để điều chế thuốc. Trên đường đi A đã bán
một phần chất ma túy đó để lấy tiền sử dụng. Hành vi của A sẽ bị truy cứu về tội
chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma túy.
Người nào cất giữ hoặc vận chuyển ma túy cho người khác mà biết được

mục đích của người đó là mua bán trái phép chất ma túy mà vẫn làm thì sẽ bị
truy cứu TNHS với vai trò đồng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
Ví dụ: Nhân dịp A đi ăn cưới ở QN, B là dì ruột của A đã nhờ A mang 1
gói hàng đến bến xe BC sẽ có người đến nhận. A biết đó là heroin, biết dì mình
buôn bán heroin nhưng do nể nên A đồng ý. A đã bị công an tỉnh QN bắt quả
tang khi đang giao gói hàng cho C.
Thông thường, hành vi mua bán trái phép chất ma tuý bao giờ cũng bao
gồm nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn cất giữ (tàng trữ) và vận chuyển chất
ma tuý. Đó là các bước tất yếu của một quá trình mua bán. Bởi không phải lúc
nào người mua ma tuý cũng có thể bán lại ngay lập tức chất ma tuý đó cho
người khác. Đôi khi người ta phải tàng trữ chất ma tuý để dự trữ hàng, tìm thời
điểm thích hợp để bán hoặc vận chuyển chất ma tuý đến địa điểm thuận lợi để
bán. Vì vậy khi một người cất giữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy bán
chất ma tuý đó thì dù đã bán được ma tuý hay chưa người đó cũng bị xử lý về tội
mua bán trái phép chất ma túy. Trong trường hợp này không cần xử lý them về
tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma tuý nữa/.Tuy nhiên cần phải
chứng minh được mục đích của người đó là nhằm bán trái phép chất ma tuý.
Trách nhiệm này thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi
kể trên.
Theo quy định của pháp luật, chất gây nghiện, chất hướng thần là chất ma
túy, còn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là thuốc chữa bệnh (chỉ chứa một
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hàm lượng nhất định chất ma túy) và được quản lý theo quy chế quản lý dược
phẩm của Bộ Y tế. Người nào không thuộc đối tượng quy định tại điều 201
BLHS mà vi phạm trong việc mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
nhằm mục đích kinh doanh thuốc chữa bệnh hoặc để chữa bệnh thì bị xử lý hành
chính hoặc bị truy cứu TNHS về một tội phạm tương ứng khác không phải là tội
phạm về ma tuý. Trường hợp mua bán thuốc gây nghiện nhằm thoả mãn nhu cầu

về sử dụng trái phépchất ma tuý cho mình hoặc cho người khác thì bị xử lý về
tội phạm ma tuý tương ứng (nếu thoả mãn điều kiện về trọng lượng chất ma tuý
theo quy định của pháp luật). []
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ
xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Đó có thể là thiệt hại về vật chất,
thiệt hại về thể chất hoặc thiệt hại về tinh thần…
Tội mua bán trái phép chất ma túy có cấu thành tội phạm hình thức, người
phạm tội chỉ cần thực hiện một trong các dạng hành vi quy định tại mặt khách
quan là tội phạm đã hoàn thành. Hậu quả của các hành vi đó gây ra không phải
là yếu tố bắt buộc để định tội. Những thiệt hại do hành vi mua bán chất ma túy
gây ra cho xã hội là thiệt hại phi vật chất, không thể cân, đo, đong, đếm. Vì vậy,
điều luật mới chỉ dừng lại ở việc quyết định hình phạt một phần dựa vào số
lượng và trọng lượng chất ma túy. Số lượng và trọng lượng chất ma túy mà
người phạm tội mua bán trái phép càng lớn thì hình phạt càng nặng.
Các dấu hiệu khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm
tội… không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội mua bán trái phép chất ma túy.
2.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm là thể thống nhất của mặt khách quan và mặt chủ quan.Mặt
khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt
động tâm lý bên trong của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm không
tồn tại một cách độc lập mà luôn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm.
Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn luôn gắn liền với các biểu
hiện bên ngoài của tội phạm.
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm động cơ phạm tội, mục đích phạm
tội và lỗi của người phạm tội, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các CTTP.
Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ CTTP nào.
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình

thức cố ý hoặc vô ý.
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi khi hành
vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan
và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Lỗi trong luật hình sự Việt Nam là lỗi cá nhân, lỗi của con người cụ thể khi thực
hiện hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội. Có thể chia thành lỗi cố ý trực tiếp,
lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả. Theo quy định tại
điều 9 và điều 10 BLHS 1999 thì:
- Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
- Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để
mặc cho hậu quả xảy ra.
- Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho
rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện
và đã gây ra hậu quả nguy hại đó.
- Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
hậu quả đó.
Pháp luật bảo hộ quyền mua bán của mỗi cá nhân. Tuy nhiên đối tượng
của hành vi mua bán phải là tài sản được phép giao dịch. Ma tuý là loại “hàng
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoá” đặc biệt, được Nhà nước độc quyền quản lý. Vì vậy mọi hành vi mua bán
ma tuý không được sự cho phép của Nhà nước đều bị coi là có lỗi.
Lỗi của người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là lỗi cố ý trực

tiếp. Về ý chí, người phạm tội nhận thức được hành vi mua bán ma túy là hành
vi trái pháp luật, họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và
thực hiện xử sự khác nhưng họ vẫn thực hiện hành vi mua bán ma tuý.
Tội mua bán trái phép chất ma túy có cấu thành tội phạm hình thức, hậu
quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Do vậy vấn đề có thấy trước hay không
thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét lý trí của người phạm tội với
lỗi cố ý trực tiếp.
Có nhiều động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi mua bán trái
phép chất ma túy và họ còn có nhiều mục đích khác nhau khi thực hiện hành vi
này. Tuy nhiên động cơ mục đích không phải là yếu tối bắt buộc trong cấu thành
tội phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
2.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ
tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để xác định con người
có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng lực
trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi ấy. Ở đây là khả
năng kiềm chế được hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện và khả năng lựa
chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là
người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp ở
trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo điều 12 Bộ luật hình sự 1999:
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
“ 1. Người từ đủ 16 uổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”.
Đối chiếu với tội mua bán trái phép chất ma túy điều 194:
Khoản 1 điều 194 là tội phạm nghiêm trọng. Do đó chủ thể của tội mua
bán trái phép chất ma túy theo khoản 1 là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự. Khoản 2,3,4 điều 194 là tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Vì thế nên chủ thể của tội mua bán trái
phép chất ma túy theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 194 là người từ đủ 14
tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi mua bán trái phép chất ma túy cần phải chú ý:
- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi
mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma
túy của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu hoặc không xác định được tổng trọng
lượng các chất ma túy của tất cả các lần đã đến mức tối thiểu theo quy định tại
các điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 điều 194 thì họ không phải chịu TNHS
về tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi
mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma
túy của các lần cộng lại từ mức tối thiểu quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n
hoặc o khoản 2 điều 194 thì phụ thuộc vào tổng trọng lượng chất ma túy được
xác định trong từng trường hợp cụ thể, mà họ phải bị xét xử theo khoản tương
ứng (khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4) quy định tại điều 194. Tuy nhiên trong
trường hợp này cần phân biệt:
Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên và trọng lượng chất
ma túy của mỗi lần thuộc trường hợp quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368

hoặc o khoản 2 điều 194 thì tùy thuộc vào loại chất ma túy mà họ phải bị áp
dụng điểm tương ứng và điểm b “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 điều
194.
Trường hợp người chưa thành niên chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên và trọng lượng chất
ma túy của mỗi lần thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 điều
194 thì cùng với việc phải bị xét xử theo khoản tương ứng, họ còn phải bị áp
dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 iều 48.
3. Đường lối xử lý đối với tội mua bán trái phép chất ma túy
3.1. Phạm tội không có các tình tiết là yếu tố định khung
Khoản 1 điều 194 là cấu thành cơ bản của tội mua bán trái phép chất ma
túy, đó là các trường hợp phạm tội mua bán trái phép chất ma túy không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 194 (phạm tội không có
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung). Khoản 1 điều 194 quy định hình
phạt tù có thời hạn từ 2 năm đến 7 năm.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 điều 194
bộ luật hình sự, tòa án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại
chương VII bộ luật hình sự (từ điều 45 – điều 54).
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều
46, không có tình tiết tăng nặng quy định tại điều 48 thì tòa án có thể áp dụng
dưới mức thấp nhất trong khung hình phạt: Tòa án có thể quyết định hình phạt
dưới 2 năm từ nhưng không được dưới 3 tháng tù.
Khoản 1 điều 185đ của BLHS 1985 quy định hình phạt tù từ 3 năm đến
10 năm. Như vậy khoản 1 điều 194 BLHS 1999 quy định hình phạt nhẹ hơn
BLHS 1985. Do đó, đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy thực hiện
trước 0h00 ngày 01/07/2000 mà sau 01/07/2000 mới phát hiện xử lý thì áp dụng
khoản 1 điều 194 BLHS 1999.
3.2. Phạm tội trong trường hợp có các tình tiết định khung tăng nặng
Có tổ chức (điểm a khoản 2)
22

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo khoản 3 điều 20 bộ luật hình sự 99: Phạm tội có tổ chức là hình thức
đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ với những người cùng thực hiện tội phạm.
Mua bán trái phép chất ma túy có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố
ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoạch để thực hiện hành vi
mua bán trái phép chất ma túy dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm
đầu. Đây thường là nhóm tội phạm được hình thành theo phương hướng lâu dài
bền vững, chúng có điều kiện chuẩn bị các công cụ, phương tiện đầy đủ chu đáo.
Trong phạm tội có tổ chức thường có các dạng người như người tổ chức,
người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
* Người tổ chức: Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc mua bán trái
phép chất ma túy như; khởi xướng ra việc mua bán trái phép chất ma túy, vạch
chủ trương, kế hoạch thực hiện tội phạm, kế hoạch che giấu tội phạm, tập hợp,
rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm, phân công trách nhiệm và
điều khiển hoạt động của những người đồng phạm khác để đạt được mục đích
chung là mua bán trái phép chất ma túy.
* Người thực hành: Là người trực tiếp thực hiện hành vi mua bán trái
phép chất ma túy (hành vi quy định trong mặt khách quan).
* Người xúi giục: Là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác mua
bán trái phép chất ma túy.
Nếu xúi giục trẻ em phạm tội thuộc trường họp quy định tại khoản 1 điều
194 và trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội thuộc khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 194
thì người xúi giục sẽ trở thành người thực hành, còn trẻ em là công cụ, phương
tiện phạm tội.
* Người giúp sức: Tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho việc mua
bán trái phép chất ma túy; cung cấp tiền, công cụ, phương tiện, tìm địa điểm…
cho việc mua bán trái phép chất ma túy; hứa hẹn che giấu tội phạm, tiêu thụ tài
sản do mua bán trái phép chất ma túy mà có.
Phạm tội mua bán trái phép chất ma túy có tổ chức có thể có tất cả những
người đồng phạm, nhưng cũng có thể chỉ có người tổ chức và thực hành. Nhưng

nhất định phải có người tổ chức và người thực hành. Nếu thiếu một trong hai
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người này thì không thể có phạm tội có tổ chức. Nếu có người tổ chức và người
thực hành nhưng người thực hành chưa thực hiện hành vi mua bán trái phép chất
ma túy (mới có mục đích mua bán trái phép chất ma túy) thì vẫn truy cứu TNHS
về tình tiết có tổ chức ở giai đợn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
Trong phạm tội có tổ chức phải có sự điều khiển chung của một tên cầm
đầu. Thường thấy trong các đường dây ma túy lớn thường có rất nhiều người.
Tuy nhiên không phải tất cả những người này đều biết mặt nhau mà mỗi đường
dây đó thường chia thành các nhóm nhỏ. Có những người đóng vai trò quan
trọng trong đường dây, được tham gia bàn bạc, chỉ đạo…, có những người chỉ
thực hiện một số hành vi nhất định, không có vai trò lớn. Vì vậy không phải tất
cả những người trong cùng một đường dây ma túy đều phạm tội có tổ chức mà
đôi khi chỉ có một số tên bị coi là phạm tội có tổ chức.
Phạm tội có tổ chức thường gây ra thiệt hại lớn hơn so với phạm tội thông
thường, vì vậy cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với những người
phạm tội có tổ chức.
Ở Việt Nam đã có một số vụ mua bán ma túy có tổ chức lớn như vụ Vũ
Xuân Trường, Siêng Phênh, Đào Xuân Xe mua bán chất ma túy xuyên quốc gia,
vụ “chợ ma túy” Thanh Nhàn do Cao Thị Lan cầm đầu gây nhức nhối cho xã
hội.
Phạm tội nhiều lần (điểm b khoản 2)
Mua bán trái phép chất ma túy nhiều lần là đã hai lần mua bán trái phép
chất ma túy trở lên mà mỗi lần phạm tội đều có đầy đủ cấu thành tội mua bán
trái phép chất ma túy, đồng thời trong số các lần phạm tội chưa có lần nào bị
truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Trong trường hợp này
người phạm tội phải chịu TNHS về tổng số lượng các chất ma túy của các lần
cộng lại, nếu điều luạt có quy định về số lượng chất ma túy để định khung hình
phạt.

Ví dụ: Ngày 22/01/07, Dương Kiều Sinh bán cho một thanh niên một gói
hêrôin với giá 100 nghìn. Cùng lúc đó, Nguyễn Văn Cường đến hỏi mua một gói
hêrôin. Sinh lại bán cho Cường một gói hêrôin với giá 100 nghìn. Ngay lúc đó
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cả hai bị công an phường Trần Phú phát hiện bắt quả tang. Dương Kiều Sinh đã
bị TAND thành phố Hà Nội xét xử với tội danh mua bán trái phép chất ma túy,
áp dụng điểm b khoản 2 điều 194 “phạm tội nhiều lần”.
Không coi là phạm tội nhiều lần trong các trường hợp sau:
- Có hai lần mua bán trái phép chất ma túy nhưng trong đó có một lần
chưa tới mức truy cứu TNHS.
- Có hai lần mua bán trái phép chất ma túy trong đó đã có một lần bị kết
án hoặc được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt
- Người phạm tội có hai lần thực hiện hành vi phạm tội nhưng mỗi lần
thực hiện một hành vi khác nhau (ví dụ: một lần vận chuyển trái phép chất ma
túy, một lần mua bán trái phép chất ma túy).
- Có hai lần mua bán trái phép chất ma túy nhưng một lần bị xử phạt hành
chính hoặc xử lý kỷ luật.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (điểm c khoản 2)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mua bán trái phép chất ma túy là người
có chức vụ, quyền hạnh trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức
kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang… đã sử dụng vị trí công tác,chức vụ, quyền
hạn của mình trong cơ quan, tổ chức để mua bán trái phép chất ma túy.
Ví dụ: A là trưởng công an phường, trong một lần đi công tác ở Lạng
Sơn, A đã lợi dụng chức vụ của mình câu kết với các đối tượng mua bán ma túy
ở Lạng Sơn để mua ma túy với giá rẻ về bán lại cho một số người ở khu vực A
sống.
Nếu có chức vụ, quyền hạn nhưng việc phạm tội không liên quan gì đến
chức vụ, quyền hạn thì cũng không thuộc trường hợp này.
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức (điểm d khoản 2)

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để mua bán trái phép chất ma túy là
trường hợp người phạm tội lợi dụng cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để
mia bán trái phép chất ma túy.
Trường hợp này người phạm tội nhân danh cơ quan, tổ chức mà mình là
thành viên để mua bán trái phép chất ma túy. Còn trường hợp lợi dụng chức vụ,
25

×