Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Trách nhiệm hình sự của người phạm tội tổ chức đánh bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.12 KB, 77 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới sau đoạn đường hơn một phần năm thế kỷ đã đem lại
bộ mặt mới cho nước ta. Chuyển mình từ quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành
tựu lớn trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tuy vậy, cơ chế
mới cũng có mặt trái, đó là sự phát triển ngày càng phức tạp với hậu quả mỗi lúc
một nghiêm trọng hơn của các tệ nạn xã hội.
“Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội có tính phổ biến (từ các vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền
thống văn hóa, đạo đức xã hội, trái với các thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội
cho đến vi phạm các quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật ) gây ảnh
hưởng xấu về đạo đức, truyền thống văn hóa và những hậu quả nghiêm trọng
trong đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội của nhân dân”.
(18)
Tệ nạn xã hội gồm các
loại “trong thiết chế” như tham ô, hối lộ, lạm dụng chức vụ, và “ngoài thiết chế”
như cờ bạc, mại dâm, ma túy,… Nếu như trước đây chúng còn phát triển một
cách tự phát, quy mô nhỏ và mức độ nghiêm trọng trong từng địa bàn, thì hiện
nay đã và đang lan rộng, xu hướng ngày càng tinh vi, đa dạng hơn, có tổ chức
với quy mô lớn, gia tăng về tính nguy hại cao cho xã hội.
Cùng với các tệ nạn khác, cờ bạc đang là hiện tượng nhức nhối của xã hội
nước ta. Tệ nạn này đã phát triển lan tràn, từ nông thôn tới thành thị, len lỏi vào
từng ngõ phố, thôn xóm. Chúng đã cuốn vào một phần không nhỏ dân cư, không
chỉ giới hạn trong một hay hai tầng lớp xã hội, từ nguời dân lao động, học sinh,
sinh viên, cho tới cả các công viên chức nhà nước,… cùng với một lượng lớn
của cải xã hội, kéo theo đó là sự xuống cấp về đạo đức, tha hóa về nhân cách của
bộ phận những người tham gia. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều tệ nạn và tội
phạm khác như tham nhũng, trộm cắp,lừa đảo,… (trong vụ án PMU 18, Bùi
Tiến Dũng được báo chí mệnh danh là “con bạc triệu đô”, đã tham ô của nhà


nước hàng trăm tỷ đồng đặt vào sới bạc).
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Nền kinh tế nước ta “vốn lạc hậu, kém phát triển,lại chịu hậu quả nặng nề
của các cuộc chiến tranh, không đủ khả năng giải quyết các vấn đề xã hội gay
cấn trong một thời gian ngắn, nhất là từ khi chuyển sang cơ chế thị trường và mở
cửa”,
(18)
nên các tệ nạn, trong đó có tệ nạn cờ bạc phát triển nhanh chóng. Một
bộ phận người dân lâm vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm
không ổn định, trở thành các con bạc, mong muốn đổi đời qua vận đỏ đen.
Cơ chế đổi mới mang lại những thành tựu kinh tế, nhưng cũng mang theo
mặt trái của mình. Đó là bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo, sức mạnh đồng
tiền lấn át các giá trị tốt đẹp của xã hội, sự xuống cấp của đạo đức, văn hóa, lối
sống thực dụng, trụy lạc, gia đình buông lỏng giáo dục, ít quan tâm tới sinh hoạt,
học hành của con cái, một số bậc phụ huynh bị cuốn hút vào các hoạt động kinh
tế thị trường,… Chúng là những nguyên nhân xã hội quan trọng góp phần làm
gia tăng và trầm trọng hơn các tệ nạn nói chung và cờ bạc nói riêng, gây mất trật
tự xã hội.
Theo Lênin, “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn
giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về
mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà
nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu
thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được.” Mặc dù vậy, bất kỳ nhà nước nào
cũng phải thực hiện những công việc chung, quản lý các hoạt động chung vì sự
tồn tại của xã hội. Đây chính là chức năng xã hội của nhà nước. Với nhà nước xã
hội chủ nghĩa, chức năng này được đề cao, mà bảo đảm trật tự công cộng là một
biểu hiện quan trọng của nó. Đặt trong hoàn cảnh đất nước đang thực hiện công
cuộc đổi mới do Đảng phát động từ đại hội VI - 1986, bảo đảm trật tự công cộng

ngoài lý do ổn định đời sống nhân dân, còn là điều kiện tiên quyết để phát triển
kinh tế.
Xã hội ổn định, người lao động có thể yên tâm làm việc, nguồn cung ứng
nguyên vật liệu không bị biến động, sản phẩm làm ra có thể tìm được chỗ đứng
trên thị trường, được lưu thông một cách tương đối tự do,… nhờ đó sản xuất,
kinh doanh trong nước được thúc đẩy. Yếu tố này còn tạo nên môi trường hấp
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368

dẫn, thu hút đầu tư từ các nước phát triển. Cùng với lượng ngoại tệ đổ vào, nền
kinh tế còn hấp thụ được những công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý cao,…
Tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân tính theo đầu người vì thế mà tăng
lên. Nền kinh tế phát triển không chỉ nâng cao đời sống nhân dân, nó tác động
trở lại tạo ổn định, văn minh xã hội, trật tự được đảm bảo.
Ngược lại, khi những quy tắc chung của xã hội không được các công dân
thực thi đúng đắn, nhà nước không thực hiện tốt chức năng của mình, bên cạnh
việc người dân khó có thể “an cư”, thì các yếu tố đầu vào (nhân công, nguyên
vật liệu,…) cũng không thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, kéo theo đó
là sự mất giá của đồng tiền, lạm phát kéo dài,… Kết quả đời sống nhân dân đi
xuống, các tệ nạn xã hội từ chỗ là một trong các nguyên nhân tạo nên sự mất ổn
định, giờ có thêm các điều kiện thuận lợi để phát triển. Hoạt động cờ bạc gây ra
những tác động xấu trực tiếp lên trật tự chung, từ đó dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng vừa nói tới. Từ những phân tích này, chúng ta có thể thấy được
tính nguy hại cao cho xã hội của chúng.
Xã hội là môi trường chứa đựng các điều kiện và yếu tố tác động tác động
đến hành vi con người, nhưng cũng là nơi hoạt động thường xuyên của con
người, nhằm tạo ra và thay đổi các yếu tố đó. Tệ nạn xã hội vì vậy cũng có thể
bị loại trừ trong những điều kiện xã hội nhất định, khi con người có những biện
pháp phòng ngừa và đấu tranh thích hợp với chúng. Đây chính là cơ sở phương
pháp luận cho công tác đấu tranh chống tệ nạn xã hội nói chung và nạn cờ bạc

nói riêng.
Từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội đều phải có trách nhiệm và
nghĩa vụ đấu tranh với nạn cờ bạc, cụ thể là sự lên án của dư luận, sự giáo dục
quan tâm tới từng thành viên của cộng đồng và gia đình, thái độ dũng cảm tố
cáo, ngăn chặn các hành vi sai lệch của từng cá nhân. Tuy vậy, Nhà nước với tư
cách là thiết chế quyền lực công, quản lý các hoạt động chung của xã hội phải
đóng vai trò chính, trung tâm và chủ yếu trong công tác này, mà biểu hiện quan
trọng ở việc thể chế hóa đường lối xử lý trong pháp luật quốc gia.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Ở một mức độ, tính chất nguy hiểm chưa cao, hành vi đánh bạc và các
hành vi hỗ trợ khác được nhà nước ta qui định là các vi phạm hành chính, bị xử
phạt theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Ở mức độ và tính chất nguy hiểm
cao hơn, chúng cấu thành tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều
248, Điều 249 Bộ luật hình sự 1999 ), người phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự được cụ thể dưới dạng các biện pháp tư pháp, hình phạt được Bộ luật
qui định.
Tình hình tội phạm về cờ bạc trên thực tế cho thấy hành vi đánh bạc và tổ
chức đánh bạc là hai hành vi phổ biến nhất, thường đi kèm với nhau. Tuy vậy
trong các bài viết đăng trên các tạp chí pháp luật, hành vi tổ chức đánh bạc
thường không được đề cập nhiều, các tác giả tập trung vào phân tích hành vi
đánh bạc, phân biệt với các tội phạm khác, những vướng mắc của một số tình
tiết định khung tăng nặng khi xét xử trong thực tiễn. Dưới góc độ một khóa luận
tốt nghiệp, tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các qui định của Bộ luật hình sự 1999
về tội tổ chức đánh bạc, có tham khảo về quá trình lập pháp trước đó để đi sâu
vào khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội, phân biệt với một số tội phạm khác,
vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Khóa luận có đề cập tới một vài
điểm chưa hoàn thiện trong pháp luật hình sự, trong thực tiễn công tác xét xử, xu
hướng khắc phục, mà không chỉ ra các nguyên nhân và giải pháp đấu tranh

phòng chống với tội phạm này. Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khóa luận sử dụng các phương pháp
lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để nghiên cứu đề tài.
Bố cục của khóa luận ngoài hai phần mở đầu và kết luận, được chia thành
ba chương:
Chương I: Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức đánh bạc.
Chương II: Phân biệt tội tổ chức đánh bạc với một số tội phạm khác.
Chương III: Trách nhiệm hình sự của người phạm tội tổ chức đánh bạc.
Trong quá trình nghiên cứu, tuy đã có nhiều cố gắng, song do còn nhiều
hạn chế về kiến thức, tài liệu, cũng như hiểu biết xã hội, phương pháp nghiên
cứu do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, không tránh khỏi những thiếu
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368

sót trong khóa luận. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô giáo trong khoa
Luật Hình sự và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô giáo
trong khoa Luật Hình sự đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận
này.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368

CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM, DẤU HIỆU PHÁP LÝ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC
1. Khái niệm
Bộ luật hình sự 1999 qui định ba tội phạm liên quan tới cờ bạc, tội đánh
bạc, tội tổ chức đánh bạc và tội gá bạc. Tuy không được Bộ luật xếp riêng trong
một nhóm tội riêng, song, do xuất phát đều là các hành vi thuộc về tệ nạn cờ
bạc, có những đặc điểm chung nhất định, hành vi được mô tả trong các tội này
gắn bó chặt chẽ với nhau (hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc và tội gá

bạc mang tính chất hỗ trợ, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc), để đáp ứng yêu
cầu nghiên cứu, chúng ta có thể coi ba tội đánh bạc (Điều 248), tổ chức đánh
bạc, gá bạc (Điều 249) thuộc nhóm các tội về cờ bạc.
Xét trong mối quan hệ với nhóm tội, một tội cụ thể trong nhóm đóng vai
trò cái riêng, cái cụ thể, nhóm tội đóng vai trò cái chung, cái khái quát. Nghiên
cứu cái riêng phải qua cái chung, nghiên cứu cái cụ thể phải đặt trong cái khái
quát. Do vậy, khi nghiên cứu về khái niệm tội tổ chức đánh bạc nhất thiết phải
đặt nó trong nhóm các tội về cờ bạc.
Bên cạnh đó, tổ chức đánh bạc nói riêng, hay cờ bạc nói chung đều là các
hiện tượng xã hội. Nó phát sinh trong các điều kiện xã hội nhất định, và sẽ tiêu
vong trong những điều kiện xã hội nhất định khác, ở vào các giai đoạn khác
nhau của xã hội, nó có những phát triển và biểu hiện khác nhau. Xem xét ở góc
độ pháp lý hình sự, trong mỗi giai đoạn lịch sử nước ta, các khái niệm này được
đề cập đến ở các phạm vi khác nhau, tương ứng với điều kiện, nhận thức, và
cũng nhằm đáp ứng các mục tiêu khác nhau tương ứng trong từng giai đoạn mà
nhà nước đặt ra cho hệ thống luật.
Theo những điều đã trình bày ở trên, trong mục này tôi đi vào tìm hiểu qui
định pháp luật hình sự nước ta về tội phạm cờ bạc (có tập trung vào hành vi tổ
chức đánh bạc), qua các thời kỳ lịch sử từ sau 1945 (giai đoạn trước cách mạng
Tháng 8, nhà nước phong kiến do bản chất của mình nên có những khác biệt rất
lớn trong chính sách hình sự so với nhà nước ta hiện nay), riêng các qui định của
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Bộ luật hình sự 1999 về tội tổ chức đánh bạc được trình bày riêng trong các
phần sau (các dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức đánh bạc, phân biệt tội tổ chức
đánh bạc với tội đánh bạc, gá bạc), từ đó có được một nhận thức chung về tội tổ
chức đánh bạc.
1.1. Qui định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm cờ bạc trước Bộ
luật hình sự 1985

Cờ bạc là một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người nói
chung và ở xã hội Việt Nam nói riêng. Dưới chế độ phong kiến Việt Nam vấn đề
cờ bạc đã được đề cập đến trong các Bộ luật lớn như Quốc triều hình luật triều
Lê, Luật Gia Long triều Nguyễn, ở góc độ giữ gìn trật tự nho giáo phong kiến.
Tuy nhiên, đến chế độ cũ, các tệ nạn cờ bạc như đánh chắn, tổ tôm, cua cá, ba
cây, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc,… đã xảy ra phổ biến ở cả khu vực vùng nông
thôn và thành thị, các sòng bạc được cấp giấy phép hoạt động công khai để thu
lợi nhuận cho chính quyền.
Cách mạng Tháng 8 -1945 đưa nước ta trở lại vị thế một quốc gia độc lập,
chủ quyền, ghi danh trên bản đồ thế giới. Tuy vậy, không lâu sau, thực dân Pháp
trở mặt, quyết tâm biến nước ta trở lại kiếp nô lệ buộc toàn Đảng, toàn dân phải
bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Không chỉ tấn công quân sự, âm mưu
nham hiểm của thực dân Pháp và bọn tay sai muốn lợi dụng cờ bạc phá hoại,
đầu độc, bóc lột tiền của, khiến nhân dân xao lãng nhiệm vụ cách mạng. Trong
hoàn cảnh đặc biệt đó, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sử dụng luật hình
sự như một công cụ sắc bén và hiệu quả ngăn chặn các phần tử phản động thực
hiện các mục tiêu nói trên. Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên qui định về các
tội cờ bạc - Sắc lệnh số 168/SL ngày 14.04.1948 – đã thể hiện đường lối xử lý
cứng rắn, thái độ nghiêm khắc đối với các tội phạm này.
Theo Sắc lệnh số 168/SL, các hành vi cờ bạc được cụ thể dưới các dạng
sau:
Hành vi đánh bạc bao gồm “tất cả các trò chơi cờ bạc, dù là có tính chất
may rủi hay là có thể dùng trí khôn để tính nước, mà được thua bằng tiền” (Điều
1). Ngoài ra “những cuộc đánh đố nhau bằng tiền, những cuộc xổ số bằng tiền
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368

hay bằng đồ mà không có nhà chức trách có thẩm quyền cho phép trước” cũng
bị xử lý như tội đánh bạc (đoạn 2)
Hành vi tổ chức đánh bạc: tổ chức một cuộc đánh bài, đánh bạc, một trò

chơi đã được nêu trên không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện hành vi (Điều 2).
Hành vi của người chủ nhà vì tình cảm đánh bài, đánh bạc trong nhà mình
không phụ thuộc vào việc có thu lợi hay không.
Hành vi của những người giúp người khác tổ chức những cuộc chơi nói
trên, những người quản trị, người lấy hồ, người làm cái, những người làm công
khác giúp trực tiếp vào cuộc chơi, hành vi bày bán, tàng trữ, lưu hành các khí cụ
chuyên dùng để đánh bạc.
Có thể nhận thấy qua qui định của Sắc lệnh, phạm vi chủ thể có thể bị xử
lý về các tội phạm này rất rộng , không chỉ bao gồm những người có hành vi
đánh bạc, tổ chức đánh bạc hay gá bạc, mà bao gồm cả những người đồng phạm
khác. Đây là thái độ nghiêm khắc cần thiết trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Tuy
vậy, bên cạnh đó cũng phải thấy rằng kĩ thuật lập pháp chưa cao là một nhược
điểm của Sắc lệnh. Các tội phạm về đánh bạc chưa được mô tả mà mới dừng ở
mức liệt kê, chưa giải thích thế nào là hành vi tổ chức (trong tổ chức đánh bạc).
Sau khi được ban hành, Sắc lệnh trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho
công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn cờ bạc. Mặc dù vậy, sau ngày miền Bắc
được giải phóng, đặc biệt khi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã căn bản
được hoàn thành, xã hội có những biến đổi sâu sắc, vấn đề ngăn chặn bàn tay
của địch và những phần tử bóc lột sử dụng cờ bạc để chống phá không còn được
đặt ra nữa. Do vậy, Sắc lệnh 168/SL không còn thực sự phù hợp.
Nhằm khắc phục tình trạng này, nhà nước đã ban hành một số văn bản
hướng dẫn theo hướng hoàn thiện các qui định về tội phạm cờ bạc trong hoàn
cảnh mới.
Thông tư 301/VHH-HS ra ngày 14.01.1957 có xu hướng thu hẹp phạm vi
các đối tượng bị xử lý hình sự. Theo đó, chỉ các đối tượng tổ chức đánh bạc
hoặc gá bạc, chuyên sống bằng nghề cờ bạc, những con bạc chuyên sống bằng
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368

nghề cờ bạc hoặc đã được cảnh cáo rồi mà vẫn tiếp tục chơi, coi thường pháp

luật mới bị truy tố.
Tiếp theo đó, ngày 08.01.1968, Tòa án nhân dân tối cao đưa ra Bản tổng
kết số 9/NCPL chỉ ra giới hạn giữa những hành vi cần thiết phải xử lý về hình sự
và những hành vi không cần thiết phải xử lý về hình sự. Trong phần này, khái
niệm sơ lược về các hành vi cờ bạc đã được nêu ra như sau: hành vi đánh bạc là
hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt nhưng thanh
toán với nhau bằng tiền; hành vi tổ chức, chứa gá cờ bạc là gây ra vụ đánh bạc,
lôi cuốn người khác vào vòng phạm pháp để vụ lợi.
Từ đó, Báo cáo chỉ ra ranh giới giữa cần thiết và không cần thiết xử lý
hình sự: đối với hành vi đánh bạc, phải có động cơ, mục đích sát phạt nhau, có
được thua đáng kể hay tương đối đáng kể thì mới cần thiết xử lý về mặt hình sự,
vì khi đó tính chất hành vi ăn bám, bóc lột lẫn nhau, trái với chế độ xã hội chủ
nghĩa mới rõ nét và tính chất nguy hiểm cho xã hội mới đáng chú ý. Đối với các
hành vi tổ chức, chứa gá cờ bạc nhưng không thuộc những trường hợp có động
cơ trục lợi, thu hồ, chia hồ, không nguy hiểm đáng kể cho xã hội, cũng không
cần thiết phải xử lý về mặt hình sự. Đây là những trường hợp chủ nhà vì nể nang
tình cảm bạn bè, bà con mà một vài lần cho người khác đánh bạc hoặc tổ chức
đánh bạc trong nhà mình nhưng chỉ là để tạo cơ hội cùng tham gia, thỏa mãn
máu cờ bạc của bản thân, (trường hợp này chỉ xử lý về hành vi đánh bạc, còn
hành vi tổ chức, chứa gá chỉ để đánh giá lượng hình). Ngoài ra, văn bản này
cũng qui định chỉ xử lý vi cảnh đối với những hành vi cờ bạc mang tính nhỏ
nhặt.
Tuy nội hàm chưa thể bao quát hết các “dạng thức” của đánh bạc, tổ chức
đánh bạc và gá bạc, nhưng một điểm tiến bộ quan trọng, là, các khái niệm được
đưa ra ở đây đã chuyển từ việc chỉ liệt kê các hình thức biểu hiện của hành vi
sang mô tả các hành vi một cách khái quát ( mặc dù tổ chức đánh bạc, gá bạc
mới dừng ở mức độ mô tả rất chung chung).
Trong cùng giai đoạn, ở miền Nam, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm
thời ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15.03.1976, qui định các tội phạm và
9

Website: Email : Tel : 0918.775.368

hình phạt. Mặc dù vào thời điểm này, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, trật
tự cách mạng đã được thiết lập, tình hình trị an xã hội đã có những chuyển biến
bước đầu tốt, nhưng vẫn còn khá phức tạp. Nhiều loại tội phạm, bao gồm cả tội
phạm về cờ bạc vẫn xảy ra nhiều, gây khó khăn cho quản lý xã hội. Do vậy, văn
bản này cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhà nước đối với hành vi phạm
tội này.
Qua nghiên cứu Sắc lệnh 168/SL, Sắc luật 03-SL/76 và các văn bản
hướng dẫn xử lý các tội cờ bạc được áp dụng trước thời điểm khi Bộ luật hình
sự 1985 được ban hành, có thể kết luận:
• Ngay ở giai đoạn này, Nhà nước ta đã xác định các hành vi cờ bạc là
những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể xâm hại tới trật tự an toàn xã
hội. “Những điểm tiến bộ nổi bật trong các văn bản này là đã nêu ra
những khái niệm về các tội cờ bạc, xác định rõ phạm vi những trường hợp,
những đối tượng bị xử lý về hình sự”.
(22)
• Tuy nhiên, do phần lớn được ban hành trong chiến tranh, cũng là giai
đoạn đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự của nhà nước ta, nên, các văn
bản này còn vấp phải các hạn chế về kĩ thuật khi xây dựng và ban hành.
Điều này thể hiện rõ ở việc khái niệm về tội phạm chủ yếu mang tính liệt
kê, chưa phân định rõ giữa các hành vi cờ bạc, cách qui định còn rất sơ
lược.
1.2. Các tội cờ bạc theo qui định Bộ luật hình sự 1985
Hình thành nên từ kết quả của hoạt động pháp điển, Bộ luật hình sự 1985
là đạo luật hình sự đầu tiên của nước ta, trong đó qui định tất cả các vấn đề về
tội phạm và hình phạt, nó thay thế cho toàn bộ các văn bản pháp luật đã áp dụng
trước đó. Theo đó, các tội về cờ bạc được nhà làm luật “bó gọn” chỉ trong một
Điều luật duy nhất (Điều 200 ):
“1.Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay

hiện vật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến ba năm.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368

2. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ, đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội
trong trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”
Qua Điều 200 cũng như sự ra đời của Phần chung Bộ luật hình sự 1985
bao gồm các qui định về tội phạm và hình phạt, chúng ta có thể nhận thấy bước
tiến vượt bậc trong kĩ thuật lập pháp ở các tội về cờ bạc nói riêng hay pháp luật
hình sự nước ta nói chung. Kế thừa quan điểm nhận thức về tính nguy hiểm cho
xã hội của các hành vi cờ bạc, nhưng, ở đây nhà làm luật đã xác định rõ các tội
phạm trong nhóm này bao gồm: đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc, điều mà
ở trước đó mới chỉ được dừng lại ở việc liệt kê mức độ chi tiết các hành vi
phạm tội. Hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc được qui định một cách
ngắn gọn, khoa học là điểm tiến bộ, khác biệt cơ bản của Điều 200 so với cách
liệt kê khá dài dòng về từng dạng hành vi cụ thể và phải đưa hành vi của các
người đồng phạm khác vào Điều luật trong các văn bản giai đoạn trước.
Một điểm đáng chú ý, mặc dù xác định ba tội danh đánh bạc, tổ chức đánh
bạc và gá bạc nhưng Bộ luật lại đặt chúng trong một Điều luật duy nhất. Cách
qui định này khiến Điều 200 bên cạnh việc thể hiện được những tiến bộ về kĩ
thuật lập pháp, nhưng cũng bộc lộ những hạn chế cần khắc phục ở chính mặt
này. Điều luật đã phân định rõ rệt tội đánh bạc với tổ chức đánh bạc và gá bạc
khi qui định chúng ở hai khung hình phạt khác nhau với từng chế tài cụ thể riêng
biệt. Nhưng bên cạnh đó, ta thấy, các dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc gần như
không có điểm chung với các dấu hiệu tội cấu thành tội tổ chức đánh bạc và gá
bạc, do vậy, việc qui định ba tội này trong cùng một Điều luật chưa đảm bảo
được tính khoa học, chưa thể hiện sự phân hóa cao về trách nhiệm hình sự.
Một hạn chế khác là các qui định về cả ba tội đều không chỉ rõ ranh giới

giữa các hành vi cờ bạc là tội phạm và các hành vi cờ bạc là vi phạm hành
chính. “Mặc dù qui định của Điều 200 phải được đặt trong tương quan với
những qui định chung về tội phạm, cụ thể là trên tinh thần của khoản 3 Điều 8 Bộ
luật hình sự 1985: Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất
nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368

bằng các biện pháp khác nhưng những người áp dụng pháp luât có thể có quan
điểm khác nhau khi xác định ranh giới giữa nguy hiểm đáng kể và nguy hiểm
không đáng kể đối với các hành vi cờ bạc”,
(22)
và các văn bản hướng dẫn áp dụng
luật hình sự trong suốt giai đoạn Bộ luật hình sự 1985 có hiệu lực cũng không đề
cập đến nội dung này.
Với những bước tiến trong kĩ thuật lập pháp về các tội cờ bạc, Bộ luật
hình sự 1985 đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng chống với
các loại tội phạm này trong suốt gần 15 năm có hiệu lực thi hành. Mặc dù vậy,
những qui định đó do cách qui định quá khái quát, gọn nhẹ, đã chưa thể hiện hết
được các nội dung cần thiết, tạo nên vướng mắc cho các chủ thể áp dụng. Đây
chính là những điểm chưa hợp lý và cần được hoàn thiện trong Bộ luật hình sự
1999.
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
(2)

Xét riêng định nghĩa này với tội phạm cụ
thể ta đang nghiên cứu, hành vi kích động, chủ mưu, rủ rê, lôi kéo người khác
đánh bạc – hành vi tổ chức đánh bạc (qui định tại Điều 249 Bộ luật hình sự
1999) xâm phạm đến trật tự công cộng của xã hội, một quan hệ được pháp luật
hình sự bảo vệ. Hành vi luôn được thực hiện với lỗi cố ý. Mặt khác chúng chỉ
được coi là tội phạm khi ở một mức độ nguy hiểm nhất định cho xã hội và phải
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
Từ những phân tích trên, kết hợp với các kết luận đã rút ra khi tìm hiểu tội
tổ chức đánh bạc thông qua nhóm các tội về cờ bạc trong các giai đoạn lịch sử
lập pháp hình sự của nhà nước ta (trước khi Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực thi
hành), ta có thể xây dựng định nghĩa về tội phạm này như sau:
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Tổ chức đánh bạc là hành vi chủ mưu, lôi kéo, rủ rê người khác tham gia
đánh bạc ở một mức độ nguy hiểm nhất định, được qui định tại Điều 249 Bộ luật
hình sự 1999, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý,
xâm phạm đến trật tự công cộng của xã hội.
2. Dấu hiệu pháp lý tội tổ chức đánh bạc
Tội phạm xét về bản chất chính trị xã hội, bản chất pháp lý là hiện tượng
được đặc trưng bởi tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi và tính trái pháp luật
hình sự, xét về cấu trúc thì được hợp thành từ bốn yếu tố: chủ thể, mặt khách
quan, mặt chủ quan và khách thể. “Sự thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức
cấu trúc, thể hiện nội dung chính trị xã hội của tội phạm.”
(14)
Nếu về mặt nội
dung chính trị xã hội, hành vi có mức độ nguy hiểm khác nhau thì về mặt hình
thức cấu trúc, bốn yếu tố hợp thành cũng có nội dung biểu hiện khác nhau.
Chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi.

Trong thực tế, hành vi phạm tội của một loại tội phạm cụ thể với các
trường hợp khác nhau luôn có những điểm khác nhau ở bốn yếu tố cấu thành tội
phạm. Tuy vậy, trong tất cả các trường hợp đó, chúng đều có những nội dung
biểu hiện giống nhau mang tính đặc trưng và quyết định đến tính nguy hiểm của
loại tội phạm cụ thể này. Bằng cách khái quát hóa các nội dung biểu hiện giống
nhau của bốn yếu tố đối với mỗi loại tội phạm thành các dấu hiệu đặc trưng, nhà
làm luật đã thực hiện việc mô tả tội phạm và ghi nhận sự mô tả đó trong cấu
thành tội phạm về loại tội tương ứng. Hay nói cách khác, cấu thành tội phạm là
hình thức phản ánh tội phạm trong luật qua các dấu hiệu thuộc bốn yếu tố có
tính chất đặc trưng, thể hiện được đầy đủ nội dung chính trị - xã hội của tội
phạm. Dưới đây, tôi đi vào nghiên cứu những dấu hiệu đặc trưng này (dấu hiệu
pháp lý ) của tội tổ chức đánh bạc ở lần lượt từng yếu tố cấu thành.
2.1. Khách thể của tội tổ chức đánh bạc
Con người khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào cũng luôn hướng tới
một hay nhiều khách thể nhất định. Tuy vậy, khách thể đó luôn nằm bên ngoài
và tồn tại độc lập với ý thức của chính chủ thể thực hiện hoạt động. Hành vi
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368

phạm tội nhằm tới khách thể là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ,
nhưng, khác với những hoạt động bình thường của con người, chủ thể tội phạm
thực hiện hành vi phạm tội “không phải để cải biến mà gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại”
(12)
cho những quan hệ này. Trong phạm vi đề tài, dưới đây chúng
ta chỉ xem xét tới khách thể của tội phạm (dưới đây viết tắt là khách thể).
Trong bốn yếu tố cấu thành, những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, hay khách thể giữ một vị trí đặc biệt, gần như
mang tính quyết định đối với nội dung tính nguy hiểm khách quan của tội phạm.
Việc nghiên cứu chúng có ý nghĩa quan trọng trong cả công tác lập pháp và áp

dụng trên thực tế: giúp chúng ta nhận thức một cách đầy đủ các nhiệm vụ của
luật hình sự cũng như bản chất chống đối xã hội của tội phạm, phục vụ quá
trình xây dựng các qui phạm hình sự, hệ thống hóa chúng, đặc biệt đối với các
quy phạm trong phần các tội phạm (dựa vào khách thể, nhà làm luật sắp xếp các
tội phạm có tính chất nguy hiểm tương đồng vào cùng một chương). Về mặt
thực tiễn áp dụng, việc xác định trách nhiệm hình sự trong nhiều loại tội bắt
buộc phải chỉ rõ được khách thể bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Ở vào các mức độ khái quát khác nhau của các quan hệ xã hội bị tội phạm
xâm hại, khoa học luật hình sự phân biệt ba loại khách thể: khách thể chung,
khách thể loại và khách thể trực tiếp.
Khách thể chung là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
khỏi sự xâm hại của tội phạm, được nhà làm luật xác định tại khoản 1 Điều 8 Bộ
luật hình sự 1999: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Mọi hành vi phạm tội đều
xâm phạm tới một quan hệ trong các quan hệ kể trên, và do đó đều xâm hại tới
khách thể chung.
“Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được
nhóm các qui phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.”
(12)
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Khách thể loại chính là dấu hiệu mà từ nó nhà làm luật nhận biết được các loại
tội có tính chất và mức độ nguy hiểm gần giống nhau, từ đó xếp chúng vào
những nhóm tội và đặt trong các chương khác nhau trong phần các tội phạm.
Trong Bộ luật hình sự 1999, có hai nhóm tội được xếp theo yếu tố chủ thể (các
tội về nghĩa vụ và các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân), tuy

vậy, nhìn ở góc độ sâu hơn, chúng ta có thể thấy, thực chất nhà làm luật vẫn dựa
trên yếu tố khách thể loại của tội phạm để phân các tội này theo nhóm. Xét trong
nhóm tội phạm về chức vụ, các hành vi phạm tội ở đây đều có chung khách thể
loại là những quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa đảm bảo sự hoạt động đúng đắn
và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, và chỉ đối với các chủ thể mang đặc điểm nhất định về chức vụ
(có chức vụ hoặc hành vi liên quan tới chủ thể này) mới có thể xâm phạm tới
các quan hệ xã hội này. Ta cũng thấy được điều này khi xem xét nhóm các tội
xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.
Khách thể loại của tội tổ chức đánh bạc là an toàn công cộng và trật tự
công cộng. An toàn công cộng và trật tự công cộng ở đây được hiểu là các quy
tắc trong xử sự phải tuân theo nhằm đảm bảo an toàn xã hội, các lợi ích chung
của xã hội. Cùng các hành vi được mô tả trong các tội vi phạm qui định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, đua xe trái phép, truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy,… hành vi tổ chức đánh bạc về hình thức trái với các qui định của
pháp luật hình sự, về mặt nội dung đã xâm phạm tới các quy tắc trên, qua đó gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới an toàn và trật tự chung của xã hội.
Để xâm hại tới khách thể loại và khách thể chung, hành vi phạm tội phải
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội cụ thể được luật hình
sự bảo vệ. Quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại được
gọi là khách thể trực tiếp. Với tội tổ chức đánh bạc, quan hệ xã hội cụ thể bị
hành vi khách quan xâm phạm là trật tự xã hội.
Theo từ điển Từ và ngữ tiếng Việt của giáo sư Nguyễn Lân, trật là thứ tự,
thứ bậc, tự là bậc trên dưới, trật tự có nghĩa là thứ bậc trên dưới hoặc trước sau,
tình trạng ổn định của một sự vật, hiện tượng nào đó. Xã hội là một tập thể
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368

người cùng sống với nhau, cùng gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các
quan hệ khác. Vì vậy trật tự xã hội được hiểu là trạng thái ổn định của xã hội,

trạng thái mà quan hệ sản xuất và các quan hệ cơ bản khác của xã hội được đảm
bảo. Đối với nước ta, đó là cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, các quan hệ đạo đức, văn hóa, chính trị,… mà Đảng và Nhà nước đang
lãnh đạo nhân dân giữ gìn và xây dựng. Cơ chế thị trường, mở cửa nền kinh tế
tất yếu đem theo những mặt trái của nó. Do vậy, ở đây ta cần hết sức lưu ý tới
cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Điều này có nghĩa, trật tự xã hội xét
riêng với công cuộc đổi mới của nước ta phải là phát triển theo hướng theo mục
tiêu đã được vạch ra, chống lại các điểm tiêu cực do cơ chế mới mang lại.
Phân tích cụ thể hơn, trật tự xã hội bao gồm hai bộ phận: các thiết chế cấu
thành và quan hệ giữa các thiết chế này (thứ bậc, sự tác động qua lại giữa các
thiết chế). Trạng thái ổn định của xã hội có được dựa trên sự ổn định của các
thiết chế xét cả về mặt biểu hiện vật chất của nó và cả việc phải đặt chúng trong
sự ổn định của các mối quan hệ . Tuy vậy, xét cho tới cùng, việc đảm bảo không
bị tổn hại vật chất của các thiết chế cũng nhằm tới giữ cho chúng có thể hoạt
động bình thường, đảm bảo thực hiện được những chức năng cần thiết, hay nói
cách khác chính là hướng đến sự ổn định các mối quan hệ, bộ phận thứ hai mà ta
vừa nói đến.
Tóm lại, trật tự xã hội theo cách hiểu chung nhất là trạng thái mà ở đó xã
hội được đảm bảo ổn định tình trạng bình thường của cả các thiết chế cơ bản của
xã hội và những mối quan hệ giữa chúng.
Trong khoa học pháp lý và dưới góc độ nghiên cứu khách thể trực tiếp
của một loại tội phạm cụ thể, ta cần xem xét trật tự xã hội ở khía cạnh là một
quan hệ cụ thể được luật hình sự bảo vệ, bị hành vi phạm tội xâm hại đến. Khi
đó, khái niệm trật tự xã hội cần được chú trọng hơn về những mối quan hệ giữa
các thiết chế. Điều đó có nghĩa ở đây ta sẽ xem xét khái niệm này ở một phạm vi
hẹp hơn so với cách hiểu chung. Theo đó, trật tự xã hội với tư cách là khách thể
trực tiếp bị tội phạm tổ chức đánh bạc xâm hại đến, là những qui tắc bắt buộc
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368


phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, thể hiện toàn bộ những yêu
cầu cơ bản của xã hội về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội,…
“Sự gây thiệt hại cho khách thể dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn luôn
diễn ra trên cơ sở hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng của các đối tượng tác
động – các bộ phận cấu thành của quan hệ xã hội”
(12)
, là chủ thể, khách thể hoặc
nội dung của quan hệ xã hội đó.
Đối với một số quan hệ xã hội nhất định, hành vi tác động chỉ có thể xâm
hại chúng thông qua việc làm biến đổi tình trạng bình thường của con người,
chủ thể quan hệ xã hội đó, mà quan hệ nhân thân là một trong các ví dụ (các tội
phạm xâm hại quan hệ này được qui định tại chương XII Bộ luật hình sự 1999).
Trong trường hợp xâm hại tới quan hệ sở hữu, các hành vi như chiếm đoạt,
chiếm giữ, hủy hoại, làm hư hỏng… được mô tả trong cấu thành tội phạm lại
nhằm làm biến đổi tình trạng bình thường của những đối tượng vật chất (ở đây
là khách thể của quan hệ sở hữu). Phương thức còn lại, thứ ba, là việc xâm hại
này được thực hiện bằng cách tác động làm biến dạng xử sự của chủ thể (tác
động tới hoạt động bình thường của con người, nội dung của quan hệ xã hội),
như trong trường hợp tội đưa hối lộ (Điều 289), tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
(Điều 259). Luật hình sự nước ta bảo vệ các đối tượng tác động cụ thể với ý
nghĩa là bảo vệ các bộ phận của quan hệ xã hội, qua đó bảo vệ toàn bộ quan hệ
xã hội.
Hành vi tổ chức đánh bạc xâm hại tới trật tự xã hội thông qua phương
thức thứ ba.
Đảng và Nhà nước đã và đang lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc
chuyển đổi nền kinh tế, cùng với đó là nhiệm vụ xây dựng một nếp sống
mới,văn minh, tiến bộ xã hội. Điều này có nghĩa là xã hội yêu cầu mỗi công dân
phải góp phần mình vào công cuộc đó, để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng,
bao gồm cả lợi ích bản thân công dân. Vì vậy, không thực hiện các hành vi dù ở
bất kỳ hình thức nào nhằm tới sự được thua bằng tiền hay hiện vật chính là một

hoạt động bình thường của chủ thể đặt trong những đòi hỏi của xã hội nước ta.
Hành vi không thực hiện ở đây đảm bảo của cải xã hội thực hiện được mục đích
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368

tự thân của nó, là phục vụ đời sống người dân, tái tạo sức lao động, hoặc nhằm
đầu tư trở lại quá trình sản xuất, qua đó đem lại giá trị thặng dư mới, thúc đẩy xã
hội phát triển.
Hành vi tổ chức đánh bạc đã cản trở hoạt động bình thường này của chủ
thể. Ở đây, chủ thể của tội phạm bằng hành vi của mình đã làm “biến dạng” xử
sự của một chủ thể khác (chủ thể bị tác động). Theo đó, chủ thể bị tác động đã
không lựa chọn xử sự đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của xã hội đáng ra họ sẽ lựa
chọn, mà lại lựa chọn một hình thức xử sự khác, đi ngược lại những yêu cầu
này. Và khi đó, những qui tắc bắt buộc phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung
của xã hội không còn được đảm bảo, trật tự xã hội bị xâm phạm.
2.2. Mặt khách quan của tội tổ chức đánh bạc
Con người chỉ có thể trực tiếp nhận biết tội phạm qua các biểu hiện bên
ngoài của nó trong thế giới khách quan như hành vi khách quan, hậu quả nguy
hiểm cho xã hội, các công cụ, phương tiện thực hiện,… Các biểu hiện này nằm
cấu thành nên một chỉnh thể chung, được gọi là mặt khách quan của tội phạm. Ở
đây chúng ta chỉ đi vào nghiên cứu các yếu tố đặc trưng của chình thể này xét
đối với tội tổ chức đánh bạc.
2.2.1. Các hình thức hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc
Không thể kết tội một người vì các tư tưởng của họ, chỉ có thể xác định
trách nhiệm hình sự cho một cá nhân dựa trên những hành vi mà họ đã thực
hiện, đây chính là nội dung của nguyên tắc hành vi trong pháp luật hình sự Việt
Nam nói riêng và trong hệ thống pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa nói chung.
Theo đó, nếu không có hành vi khách quan tồn tại, các yếu tố khác như hậu quả,
thủ đoạn, công cụ phạm tội, lỗi, động cơ,… hoặc không tồn tại, hoặc việc xem
xét chúng sẽ không có ý nghĩa gì trong pháp lý hình sự. Do đó mà hành vi khách

quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm, là dấu hiệu bắt buộc
đối với mọi cấu thành tội phạm.
Trong khoa học pháp lý hình sự, “hành vi được hiểu là các biểu hiện của
con người ra bên ngoài thế giới khách quan nhằm đạt được những mục đích có
chủ định và mong muốn”.
(12)
Xem xét biểu hiện của con người ra bên ngoài, cần
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368

thiết phải đặt biểu hiện đó trong mối quan hệ với ý thức và ý chí của chủ thể. Ở
đây, ta nhận thấy có hai loại biểu hiện:
Loại thứ nhất, các biểu hiện mà mặt thực tế của nó được ý thức và ý chí
của chủ thể kiểm soát và điều khiển, đây là hành vi được xem xét trong luật hình
sự, là cơ sở để từ đó xem xét tới vấn đề lỗi, xác định trách nhiệm hình sự đối với
cá nhân chủ thể.
Loại thứ hai, các biểu hiện mà mặt thực tế của nó không được ý thức kiểm
soát hoặc tuy được ý thức kiểm soát nhưng không phải là kết quả hoạt động ý
chí, đây chỉ là được coi là hành vi theo nghĩa thông dụng trong cuộc sống,
không được xem xét là hành vi trong khoa học pháp lý hình sự, và do đó không
đề cập tiếp tới vấn đề trách nhiệm hình sự của chủ thể. Các biểu hiện loại này có
thể lấy dẫn chứng như các phản xạ không điều kiện, phản ứng trong tình trạng
choáng hoặc xúc động quá mạnh,… (các biểu hiện không có chủ định), hay các
biểu hiện trong tình trạng mất khả năng kiểm tra, điều khiển mặt thực tế do rối
loạn ý thức,… Trong loại này, ta xem xét tới một trường hợp đặc biệt, biểu hiện
không phải là kết quả hoạt động ý chí của chính họ mà là kết quả trực tiếp của
sức mạnh từ bên ngoài (bị người khác đẩy ngã vào cửa hàng,…). Đây là trường
hợp cưỡng bức thân thể, và theo phân tích trên nó không phải là hành vi, mặc dù
về khách quan có thể đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã
hội nhưng không phải là tội phạm.

Hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc là hành vi chủ mưu, rủ rê,
lôi kéo, kích động người khác tham gia đánh bạc (dùng tiền hay các lợi ích vật
chất khác để giải quyết việc được thua trong các trò chơi). Do đặc trưng đòi hỏi
tính tích cực, và chủ động cao của chủ thể thực hiện, nên không thể có trường
hợp một người bị cưỡng bức thân thể thực hiện các biểu hiện trên. Nói chính xác
hơn tất cả các biểu hiện chủ mưu, rủ rê, kích động, lôi kéo người khác tham gia
đánh bạc đều được ý thức và ý chí của chủ thể thực hiện kiểm soát và điều khiển
mặt thực tế của nó, và do đó đều là hành vi trong luật hình sự. Dưới đây chúng
ta sẽ đi vào xem xét ở mức độ cụ thể và chi tiết hơn các dạng hành vi này.
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Rủ rê là hành vi tác động đến tâm lý một chủ thể khác, bằng lời lẽ chỉ ra
các lý do, lợi ích nhằm thuyết phục người đó tham gia đánh bạc. Trên thực tế, kẻ
rủ rê thường hướng vào lòng tham của đối tượng muốn tác động, chỉ ra các lợi
ích vật chất mà người này có thể đạt được. Ví dụ như trong hình thức đánh bạc
bằng lô đề, người đánh sẽ lấy được số tiền gấp bốn mươi hoặc bảy mươi lần so
với số tiền bỏ ra. Việc không phải lao động mà có thể thu về số tiền lớn hơn
nhiều lần số tiền ban đầu khiến người bị rủ rê dễ dàng bị dao động tâm lý và sẵn
sàng tham gia.
Lôi kéo người khác đánh bạc là dùng mọi phương cách để người đó nghe
theo, tin theo các lý lẽ đưa ra, từ đó mà tham gia đánh bạc.
Nếu đi sâu về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt, hai hành vi rủ rê và lôi kéo tất
yếu tồn tại các điểm khác biệt. Trong hai hành vi này, rủ rê phần nào thể hiện
tính chủ động cao hơn của người phạm tội so với lôi kéo. Tuy vậy, đặt chúng
trong mục đích mô tả hành vi khách quan của cấu thành tội tổ chức đánh bạc thì
việc phân biệt chúng chỉ mang một ý nghĩa tương đối. Và trong thực tế, để xác
định rạch ròi một hành vi được xếp là rủ rê, hay lôi kéo là rất khó. Hơn thế nữa,
mức độ nguy hiểm của chúng là khá tương đồng, do đó nhà làm luật đã không
thực hiện việc phân hóa trách nhiệm hình sự cho tới từng hành vi này, và vì vậy

các biểu hiện có các dấu hiệu được mô tả như trên được xếp vào hành vi rủ rê,
lôi kéo mà không cần chỉ cụ thể nó thuộc loại nào trong hai loại đó.
Nguyễn Văn A là thợ hàn làm cho cửa hàng của ông Nguyễn Văn N, là
lao động chính trong gia đình, vợ bán thực phẩm tại chợ KL, hai con đang đi
học nên điều kiện vật chất khá khó khăn. Ngày 05.08.2007, A sau khi được được
ông N trả 1.200.000 tiền lương trên đường về gặp Lê Nam H, là bạn cũ cùng học
phổ thông. H rủ A đến chơi tá lả cùng một số đối tượng khác tại nhà H nhưng A
từ chối vì lý do còn phải đưa tiền cho con nộp học phí. H thuyết phục A với lý lẽ
A và H ngồi chéo cánh (chơi cùng một cặp, không ăn tiền của nhau) dễ dàng
thắng bạc do các đối tượng kia “mới vào nghề”, và được sẽ chia cho A 60% để
có thêm tiền cho con đóng học phí. A đồng ý và về nhà H tham gia. Khi chơi
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368

được năm ván, A, H và hai đối tượng khác bị tổ công tác đội cảnh sát điều tra
phòng chống tội phạm về trật tự xã hội quận ĐĐ ập vào bắt quả tang.
Trong tình huống trên, Nguyễn Văn A không có được các điều kiện vật
chất, kinh tế thuận lợi, nên tất yếu có thể phát sinh những ham muốn được thêm
các lợi ích kinh tế đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình. Ham
muốn này là hoàn toàn chính đáng của một con người. Tuy vậy, H đã lợi dụng
yếu tố tâm lý này, đưa ra ý định dùng cờ bạc để kiếm lời, chỉ ra khả năng đánh
thắng cao, hứa hẹn về phần lợi ích lớn hơn được chia nhằm thuyết phục A tham
gia. Hành vi này của H được xác định là đã rủ rê, lôi kéo Nguyễn Văn A tham
gia đánh bạc.
Kích động người khác tham gia đánh bạc là hành vi tác động tới tinh thần,
khêu gợi các cảm xúc mạnh mẽ của đối tượng hướng tới nhằm làm cho người
này tham gia vào vụ đánh bạc. Trong thực tế, cảm xúc mạnh mẽ nói đến ở đây
chính là lòng tham đối với các đối tượng chung và là riêng máu cờ bạc đối với
các đối tượng đã tham gia nhiều lần (các con bạc chuyên nghiệp).
Nguyễn Mạnh T là đối tượng vừa chấp hành xong 05 tháng tù về tội đánh

bạc. Sau khi ra tù T được chú ruột là ông Nguyễn Văn H nhận vào làm tại xưởng
mộc tư nhân của ông H. Ngày 10.09.2006, Trần Đại K là bạn cờ bạc cũ của T
đến gặp T tại xuởng mộc. K rủ T cùng tới nhà M, là đối tượng cờ bạc chuyên
nghiệp, cùng chơi đánh tá lả với K ăn tiền. Ông H lúc đó có mặt ở đó đã đuổi K
đi, và nói “mày đừng có rủ rê cháu tao”. Sau giờ làm việc, khi T đang đi về nhà,
K đứng đợi T ở đầu ngõ nhà T và rủ T vào uống nước. K nói với T “mày nhục
lắm, mới vào tù có vài tháng mà đã bỏ nghề”. Bị chạm đến lòng tự ái, T đã cùng
K tới nhà M đánh tá lả ăn tiền. Khi T đang thắng bạc được 200.000 thì bị công
an ập vào bắt quả tang.
Hành vi của K ở trên là tác động vào cảm xúc của T, khơi dậy cảm xúc
mạnh mẽ mà cụ thể ở đây là máu cờ bạc, lòng tự ái của T, từ đó đã khiến T có
xử sự tham gia đánh bạc. Có thể thấy rõ trước đó T chưa hề hình thành ý định
đánh bạc, và ngay cả khi K đưa ra ý định này, T cũng không thể hiện thái độ sẽ
tham gia. Cụ thể ở đây, sau khi tan giờ làm, T về nhà và không có các hành vi
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368

thể hiện thái độ hướng tới việc sẽ tham gia đánh bạc. Như vậy, rõ ràng ở đây K
đã không chỉ đưa ra ý định, mà còn có các hành vi nhằm tạo ra ở T những yếu tố
tâm lý thúc đẩy T tham gia vụ đánh bạc trên thực tế.
Chúng ta cũng cần phân biệt giữa hành vi rủ rê, lôi kéo và hành vi kích
động tuy rằng các hành vi này đều trực tiếp mô tả hành vi tổ chức đánh bạc. Đối
với rủ rê, lôi kéo người phạm tội hoàn toàn là tác giả tinh thần của hành vi đánh
bạc mà chủ thể bị tác động thực hiện. Trước khi bị rủ rê, lôi kéo chủ thể bị tác
động không hề có ý định tham gia đánh bạc, người phạm tội là người đưa ra ý
định đó và sử dụng các phương cách, lý lẽ nhằm thuyết phục đối tượng tham
gia. Đối với kích động, chủ thể bị tác động có thể có hoặc không có ý định tham
gia, nghĩa là người phạm tội có thể là tác giả tinh thần của hành vi đánh bạc
hoặc cũng có thể chỉ đóng vai trò thúc đẩy đối tượng quyết định tham gia vụ
đánh bạc. Tuy cùng tác động tới yếu tố tinh thần, song trong hai hành vi chúng

ta nói đến đầu tiên, người phạm tội đều nhằm tới lí trí của người muốn tác động,
bằng cách sử dụng các lý lẽ thuyết phục làm cho đối tượng tin rằng đó là xử sự
hợp lý. Còn đối với hành vi kích động, yếu tố mà người phạm tội hướng tới
nhằm đạt được mục đích là cảm xúc của đối tượng bị tác động.
Mặc dù vậy chúng ta cũng không thể tách bạch một số hành vi cụ thể xem
chúng thuộc về dạng nào trong rủ rê, lôi kéo hay kích động. Trong thực tế, các
dạng này thường được người phạm tội sử dụng đi kèm, kết hợp với nhau để đạt
được hiệu quả cao nhất trong việc tác động để đối tượng khác tham gia đánh
bạc. Ở ví dụ nêu trên, thực chất Trần Đại K đã kết hợp giữa rủ rê, lôi kéo (ban
đầu chính K đã đến xưởng mộc của ông H và đưa ra ý định đánh bạc để rủ T
cùng tham gia) và kích động (khi ngồi uống nước K đã dùng lời lẽ tác động tới
lòng tự ái và máu cờ bạc của T) để đạt được mục đích của mình.
Bên cạnh đó, tuy vẫn tồn tại các điểm khác biệt, nhưng cả ba hành vi này
có điểm chung là đều phải hướng tới một hoặc nhiều chủ thể xác định và nhằm
mục đích làm người đó tham gia vào một hành vi, vụ đánh bạc xác định. Các
hành vi hô hào, kêu gọi mà không hướng tới những chủ thể xác định hoặc tuy
hướng tới các chủ thể xác định nhưng lại không nhằm đưa các chủ thể đó vào
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368

một hành vi hoặc vụ đánh bạc cụ thể (trường hợp truyền bá, gieo rắc các tư
tưởng xấu cho một hoặc một số người khiến họ đi vào con đường cờ bạc) thì
không thể coi là hành vi tổ chức đánh bạc. Ở hai ví dụ trên, Lê Nam H và Trần
Đại K trong hành vi của mình đều hướng tới các chủ thể xác định là Nguyễn
Văn A và Nguyễn Mạnh T, đều nhằm mục đích để các chủ thể này tham gia vào
các vụ đánh bạc cụ thể là đánh tú ăn tiền tại nhà Lê Nam H (đối với A) và nhà M
(đối với T).
Chủ mưu theo cách giải nghĩa của giáo sư Nguyễn Lân trong Từ điển từ
và ngữ Tiếng Việt: chủ là cốt yếu, mưu là mưu kế, chủ mưu có nghĩa là hành vi
của kẻ đóng vai trò chính sắp đặt mưu kế từ trước nhằm thực hiện một hành vi

không tốt. Xuất phát từ nghĩa gốc thông dụng của từ này, trong khoa học luật
hình sự, chủ mưu được hiểu là hành vi của người phạm tội đề ra âm mưu, cách
thức hoạt động, thực hiện (và do đó mà người này đóng vai trò chính yếu) cho
vụ phạm pháp mà cụ thể ở đây là vụ đánh bạc.
Hành vi chủ mưu thể hiện mức độ nguy hiểm cao của hành vi phạm tội.
Vụ đánh bạc đã được người phạm tội lên kế hoạch thực hiện từ trước, do đó nó
thường diễn ra với quy mô hơn mức bình thường, có sự sắp đặt chu đáo cho các
con bạc sát phạt nhau (chuẩn bị địa điểm thuận lợi, các công cụ phương tiện cho
việc đánh bạc), bố trí canh gác, lối tẩu thoát khi công an đến,… Xét về tính chất
nguy hiểm cho xã hội, sự chủ động, tích cực của chủ thể thực hiện, hành vi chủ
mưu đều có mức độ cao hơn hẳn so với rủ rê, lôi kéo hay kích động người khác
tham gia đánh bạc. Tuy không được phân hóa rõ trong qui định của Điều 249 Bộ
luật hình sự 1999, nhưng hành vi chủ mưu trên thực tế rõ ràng sẽ mang lại hậu
quả là trách nhiệm hình sự cao hơn cho người phạm tội.
Theo bản án số 150/2006/HSPT của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
ngày 14.04.2006:
Khoảng 12h30 ngày 05.02.2005 công an quận HM phát hiện bắt quả tang
đối với Đỗ Tiến N đã tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá cựợc chọi gà. Từ ngày
05.12.2004 N đã sử dụng mảnh đất lưu không trồng tre bảo vệ đê gần nhà để mở
sới cá cược gà chọi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Để phục vụ cho
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368

việc tổ chức đánh bạc, N đã thuê Đỗ Minh C trông giữ xe máy của những người
đến xem và cá cược, thu 3.000đ một xe, trả công cho C 100.000đ một ngày và
thuê một người đàn ông tên là Sinh và 01 phụ nữ không biết tên tuổi địa chỉ, ở
chợ lao động nấu ăn để bán cho người đến xem và cá cược thu 8.000đ một suất.
Ngoài ra N còn thu 20.000đ đối với các chủ gà nếu không cá cược, thu của chủ
gà thắng cược 30.000đ.
Trong vụ án này Đỗ Tiến N đóng vai trò kẻ chủ mưu, không chỉ tổ chức

cho khoảng hơn 30 đối tượng (mỗi ngày) tham gia đánh bạc, thu tiền hồ của các
chủ gà tham gia, mà còn thực hiện hành vi kinh doanh “dịch vụ kèm theo”, vừa
tạo thuận tiện cho các con bạc tham gia, vừa thu lợi thêm cho cá nhân. Hành vi
của N một mặt là yếu tố chính yếu tạo nên vụ đánh bạc, mặt khác cũng thể hiện
mục đích, thái độ muốn thu lại lợi nhuận cao, tối đa qua hành vi phạm tội của
Đỗ Tiến N. Các hành vi đó đã gây mất trật tự an ninh địa bàn, sử dụng sai mục
đích đất phòng chống thiên tai, lôi cuốn một lượng không nhỏ người dân tham
gia cùng với tiền bạc, của cải, lôi kéo các đối tượng khác cùng thực hiện hành vi
phạm pháp (tổ chức đánh bạc), gây nguy hại cho xã hội.
Như đã phân tích trên, các dạng hành vi của tổ chức đánh bạc bao gồm rủ
rê, lôi kéo, kích động, chủ mưu đều đòi hỏi tính chủ động và tích cực cao của
chủ thể, do đó mà đối với tội phạm này hành vi khách quan chỉ có thể được thực
hiện ở dạng hành động, mà không thể có dạng không hành động như ở hành vi
khách quan của một số tội phạm khác.
Trong khoa học pháp lý hình sự, chúng ta còn bắt gặp khái niệm đồng
phạm có tổ chức hay phạm tội có tổ chức với tư cách là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự hoặc tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Khái niệm này và
dấu hiệu tổ chức trong tội tổ chức đánh bạc mà ta đang xem xét là hoàn toàn
khác biệt.
Phạm tội có tổ chức hay đồng phạm có tổ chức là là trường hợp nhiều
người cùng cố ý thực hiện tội phạm mà giữa họ có sự cấu kết chặt chẽ (khoản 3
Điều 17 Bộ luật hình sự). Dấu hiệu này được qui định là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự tại điểm a khoản 1 Điều 48, và là tình tiết định khung tăng nặng
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368

trong một số loại tội. Dấu hiệu có tổ chức trong đồng phạm có tổ chức phản ánh
phương thức thực hiện hành vi phạm tội, nghĩa là “hành vi phạm tội có thể được
thực hiện theo phương thức này hoặc không phải phương thức này”.
(27)

Trong
khi đó, dấu hiệu tổ chức trong cấu thành cơ bản tội tổ chức đánh bạc là dấu hiệu
phản ánh chính đặc điểm bắt buộc của hành vi khách quan. Ở đây, dấu hiệu tổ
chức là dấu hiệu định tội trong cấu thành cơ bản. Và cũng xuất phát từ nguyên
nhân này mà trong thực tế xảy ra không ít trường hợp tội tổ chức đánh bạc được
thực hiện bằng phương thức đồng phạm có tổ chức. Như vậy, trong trường hợp
này dấu hiệu có tổ chức thể hiện ở cả đặc điểm bắt buộc của hành vi phạm tội và
ở cả phương thức thực hiện của hành vi phạm tội.
2.2.2. Quy mô hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc
Một hành vi bên cạnh việc nằm trong các biểu hiện mà ta vừa xem xét ở
trên, còn đòi hỏi phải thỏa mãn một trong hai điều kiện Điều 249 qui định mới
có thể được coi là hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc. Đó là “với quy mô lớn”
(thứ nhất) và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi qui định tại Điều này và Điều
248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm” (thứ hai). Trong hai điều kiện này, chỉ có điều kiện thứ
nhất là thuộc về mặt khách quan, điều kiện thứ hai do thuộc về yếu tố chủ thể tội
phạm nên chúng ta sẽ xem xét vào phần sau của chương.
Để đánh giá một tội phạm có mức độ nguy hiểm như thế nào cho xã hội
xét về mặt khách quan có thể dựa vào nhiều yếu tố như: quy mô của hành vi, thủ
đoạn phạm tội, thời gian và hoàn cản phạm tội, hậu quả của tội phạm. Trong tội
tổ chức đánh bạc, nhà làm luật sử dụng yếu tố quy mô của hành vi để phân biệt
tội phạm với các vi phạm pháp luật khác.
Trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được quy mô của hành vi
là lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, rộng hay hẹp,… Hành vi tổ chức đánh bạc có mức
độ nguy hại cao cho xã hội khi nó được diễn ra với một quy mô lớn. Thực tế
khách quan này được nhà làm luật phản ánh vào qui định hình sự. Theo đó, nếu
ta giả định có hai hành vi đều thuộc vào các dạng thức của hành vi khách quan
mô tả ở trên, đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu về khách thể, chủ thể, lỗi, và đều
25

×