Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

những khía cạnh tâm lý trong hoạt động đối chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.61 KB, 48 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động đối chất là một dạng hoạt động do điều tra viên tiến hành hớng
tới việc giải quyết mâu thuẫn trong lời khai của những ngời tham gia đối chất,
nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Về phơng diện nghiên cứu, hoạt
động đối chất chủ yếu đợc xem xét dới góc độ của pháp luật tố tụng hình sự và
khoa học điều tra hình sự. Trong đó, những đặc điểm của ngời tham gia đối chất
luôn là cơ sở để xây dựng những quy định của luật tố tụng hình sự và chiến thuật
đối chất. Dới góc độ tâm lý, thì cha có tác giả nào nghiên cứu về hoạt động đối
chất một cách thấu đáo và toàn diện. Vì vậy, trong thực tế nhiều điều tra viên chỉ
coi ngời tham gia đối chất là những ngời đang nắm giữ các thông tin liên quan đến
vụ án mà không quan tâm đến yếu tố tâm lý của họ. Bằng mọi cách, kể cả những
biện pháp vi phạm pháp luật, điều tra viên áp dụng để thu thập những tin tức về vụ
án, mà không hiểu, những ngời tham gia đối chất trớc hết là một chủ thể tâm lý.
Hành động khai báo hay không khai báo, khai báo nh thế nào đều do tâm lý của
họ chi phối.
Với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn
hoạt động đối chất dới góc độ tâm lý học để đa ra đợc nhiều đặc điểm của nó là
cách thức tác động trong quá trình đối chất, chúng tôi đã chọn đề tài Những khía
cạnh tâm lý trong hoạt động đối chất làm đề tài cho bản khóa luận tốt nghiệp
khoá học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bản khoá luận này là làm sáng tỏ những khía cạnh
tâm lý của hoạt động đối chất trong điều tra vụ án hình sự, chỉ ra những yếu tố tâm
lý ảnh hởng đến thái độ khai báo của đối tợng. Từ đó đa ra những cách thức tác
động phù hợp đối với những ngời tham gia hoạt động đối chất. Ngoài ra, nó còn
tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng hoạt động đối chất trong thực tiễn hoạt động
điều tra và đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động đối
chất.


Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cú những nội dung sau:
Về yêu cầu lý luận: Làm sáng tỏ khái niệm đối chất trong hoạt động điều
tra vụ án hình sự, các khía cạnh tâm lý của hoạt động đối chất nh đặc điểm,các
yếu tố ảnh hởng đến hoạt động đối chất
Về yêu cầu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc áp dụng các kiến thức tâm lý
và phơng pháp tác động tâm lý trong hoạt động đối chất trong quá trình điều tra
hình sự hiện nay,phát hiện hạn chế trong việc sử dụng tác động tâm lý trong đối
chất. Đa ra kiến nghị để đảm bảo cho điều tra viên đợc trang bị về nghiệp vụ,kiến
thức tâm lý và đặc điểm nghề nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động đối chất.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bản khoá luận chủ yếu đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ bản về tâm lý học
của hoạt động đối chất trong điều tra vụ án hình sự nh: Khái niệm, đặc điểm tâm
lý, những yếu tố ảnh hởng đến hoạt động đối chất, phơng pháp và các thủ thuật tác
động tâm lý đợc sử dụng trong hoạt động đối chất. Đồng thời, cũng chỉ ra một số
thực trạng còn tồn tại trong hoạt động đối chất mà khi đối chất không xuất phát từ
cơ sở tâm lý, từ đó đa ra một số ý kiến.
Bản khóa luận này không nghiên cứu, phân tích các đặc điểm đặc trng của
đối chất trong từng loại vụ án hình sự, cũng nh không xem xét các phơng pháp và
chiến thuật đối chất mang tính nghiệp vụ của ngành khoa học điều tra hình sự.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng phơng pháp nghiên cứu lý luận, phơng pháp so
sánh, phơng pháp phân tích và tổng hợp để hệ thống hóa, khái quát hóa những lý
thuyết, những nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nớc về các vấn đề có liên
quan đến hoạt động đối chất trong điều tra vụ án hình sự nh: Khái niệm, đặc điểm,
những yếu tố ảnh hởng... của hoạt động đối chất.
Việc nghiên cứu đề tài còn dựa trên cơ sở lý luận về duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của triết học Mac Lênin.
Ngoài ra để nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn dựa trên cơ sở của tâm lý học

hiện đại, trên cơ sở các nguyên tắc phơng pháp luận cơ bản của tâm lý học sau:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguyên tắc về hoạt động và giao tiếp, nguyên tắc tiếp cận hệ thống, nguyên tắc
quyết định luận xã hội.
Để thực hiện đợc các nhiệm vụ và đạt đợc mục đích của đề tài, chúng tôi sử
dụng các phơng pháp nghiên cứu sau
Phơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu, hồ sơ. Phơng pháp này chúng tôi
sử dụng để nhằm thu thập tổng hợp và phân tích các lý luận cơ bản có liên quan
đến khái niệm hoạt động đối chất trong điều tra vụ án hình sự. Ngoài ra chúng tôi
còn sử dụng phơng pháp này để nghiên cứu một số hồ sơ vụ án, biên bản đối chất
để nhằm có đợc những thông tin về thực trạng của hoạt động đối chất trong thực
tiễn của hoạt động điều tra hiện nay. (Chúng tôi nghiên cứu hồ sơ khoảng 10 biên
bản đối chất của phòng cảnh sát điều tra tỉnh Nam Định).
Phơng pháp chuyên gia: Phơng pháp này đợc sử dụng để nhằm tham khảo ý
kiến của các chuyên gia về các khái niệm hoạt động đối chất, đặc thù của nó trong
hoạt động điều tra, các yếu tố để đảm bảo hoạt động này đợc sử dụng có hiệu quả.
Phơng pháp quan sát: Phơng pháp này đợc sử dụng để quan sát biểu hiện
tâm lý của các chủ thể trong hoạt động đối chất. Chúng tôi đã sử dụng phơng pháp
này để quan sát cuộc đối chất giữa anh Phạm Văn Đạt và Vũ Văn Tài tại trại tạm
giam công an tỉnh Nam Định, và cuộc đối chất giữa bị can Trần Văn Thờng cùng
những ngời liên quan.
Phơng pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng phơng pháp này chúng tôi tiến hành
phỏng vấn sâu một số điều tra viên để làm rõ một số yếu tố về khía cạnh tâm lý
của hoạt động đối chất.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận đợc chia thành ba chơng.
Chơng I: Khái niệm chung
Chơng II: Cơ sở pháp lý của hoạt động đối chất
Chơng III: Thực trạng và một số biện pháp kiền nghị nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động đối chất

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chơng I
khái niệm chung
1.1. Khái niệm
Cuộc sống con ngời là một dòng các hoạt động nối tiếp nhau. ở đó mỗi
hoạt động có một vị trí và tầm quan trọng khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển
của con ngời.
Đối với hoạt động điều tra tội phạm, đối chất là một biện pháp nghiệp vụ
quan trọng. Vì vậy, hoạt động đối chất đợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học. Có rất nhiều định nghĩa về đối chất. Qua các tài liệu đợc nghiên
cứu, chúng tôi thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về đối chất. Có thể kể đến một
số nhóm quan điểm nh sau về đối chất.
Quan điểm thứ nhất xem đối chất nh một biện pháp để giải quyết mâu
thuẫn.
Theo giáo trình luật tố tụng hình sự - Trờng Đại học Luật Hà Nội Đối chất
là hoạt động điều tra đợc áp dụng trong trờng hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa
hai hay nhiều ngời để xác định sự thật [17, tr.232].
Theo thuật ngữ pháp lý thì Đối chất là một biện pháp điều tra trong tố tụng
hình sự. Trong trờng hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều ngời
thì điều tra viên cho đối chất giữa những ngời đó [15, tr.11].
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học Đối chất là hoạt động điều tra đ-
ợc áp dụng trong trờng hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều ng-
ời [16, tr.166].
Quan điểm thứ hai cho rằng, đối chất là một hình thức đặc biệt của giao
tiếp.
Các tác giả theo quan điểm này cho rằng đối chất là Quá trình tơng tác tâm
lý ba chiều (hai bên đối chất và ngời chủ trì cuộc đối chất) [26, tr.163], hoặc là
Sự tác động lẫn nhau giữa các bên tham gia đối chất dới sự chỉ đạo, điều khiển
của điều tra viên để xác định sự thật [18, tr.127]. Có tác giả mô tả hoạt động đối
chất là Một hình thức đặc biệt của quan hệ giao tiếp tâm lý đợc đồng thời nảy

Website: Email : Tel : 0918.775.368
sinh và phát triển giữa ba ngời: Điều tra viên - ngời bị đối chất - ngời đối chất [1,
tr.160]. Hoặc có thể hiểu một cách ngắn gọn về hoạt động đối chất là Sử dụng
phơng pháp tác động bằng quan hệ tâm lý điều chỉnh [26, tr.163].
Có ý kiến còn cho rằng Đối chất là một loại hình giao tiếp đặc biệt [1,
tr.160].
Quan điểm thứ ba, một số tác giả lại cho rằng, đối chất là quan hệ giao
tiếp mà ở đó có sự tác động tới các chủ thể để giải quyết mâu thuẫn về lời khai.
Có thể kể đến các định nghĩa sau.
Có tác giả cho rằng Đối chất là một dạng hoạt động điều tra, tiến hành xét
hỏi cùng một lúc hai đơng sự trớc đây đã đợc xét hỏi về cùng một vụ án hay tình
tiết của vụ án, nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong các thông tin do họ cung cấp
[3, tr.268].
Ngoài ra, đối chất còn đợc hiểu là Sự đối thoại, chất vấn trực tiếp giữa hai
ngời tham gia đối chất dới sự điều khiển của điều tra viên nhằm giải quyết những
mâu thuẫn trong lời khai của họ trớc đây để chứng minh về vụ án đang tiến hành
điều tra [18, tr.126].
Cũng có thể hiểu Đối chất chính là sự tác động đến tâm lý của ngời bị đa
ra đối chất bằng những ngời tham gia đối chất - là một phơng tiện đặc trng của
hoạt động tác động tâm lý, trong đó sự tác động tích cực của họ vào ngời bị đối
chất là một điều kiện tất yếu của đối chất [1, tr.165].
Từ các phân tích trên, chúng tôi đồng tình với khái niệm sau về hoạt động
đối chất trong điều tra vụ án hình sự Đối chất là giao tiếp tâm lý đặc trng đợc
diễn ra cùng một lúc giữa hai hay nhiều ngời trong trờng hợp có mẫu thuẫn
trong lời khai của họ để xác định sự thật của vụ án.
Xem xét khái niệm hoạt động đối chất theo quan điểm trên, trớc hết chúng
ta thấy: Hoạt động đối chất nhằm giải quyết mâu thuẫn trong lời khai của những
ngời tham gia đối chất, xác định sự thật khách quan của vụ án để nhanh chóng kết
thúc vụ án. Để đạt đợc mục đích này, khi tiến hành đối chất, điều tra viên sử dụng
các phơng pháp khác nhau để tác động tâm lý đến những ngời tham gia đối chất

thông qua các giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (cử chỉ, thái độ, nét
mặt...).
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hoạt động đối chất là hình thức giao tiếp trực tiếp và nhiều chiều giữa ba
chủ thể: Điều tra viên, ngời đối chất và ngời bị đối chất. Trong đó điều tra viên
đóng vai trò chủ đạo, trực tiếp điều khiển cuộc tiếp xúc giữa những ngời tham gia
đối chất và từ đó áp dụng các biện pháp tác động tâm lý khác nhau để xác định sự
thật của vụ án
1.2. Mục đích của hoạt động đối chất
Hoạt động đối chất là một hoạt động nghiệp vụ điều tra, nó đợc thực hiện
một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau.
1.2.1. Loại bỏ mâu thuẫn, xác định tính đứng đắn trong lời khai giữa hai hay
nhiều ngời để tìm ra sự thật của vụ án
Trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, điều tra viên có thể gặp nhiều tr-
ờng hợp bị can, ngời làm chứng hay ngời bị hại do nhiều nguyên nhân khác nhau
họ có những mâu thuẫn về lời khai. ở các trờng hợp này, điều tra viên có thể cho
tiến hành đối chất bằng cách hỏi hai ngời về cùng một vấn đề trong cùng thời gian
và địa điểm, cùng với đó là việc sử dụng các biện pháp tác động khác nhau để tác
động đến họ. Điều tra viên giữ vai trò tổ chức, phối hợp mọi tác động cần thiết đến
ngời bị đối chất. Còn ngời đối chất tham gia vào quá trình tác động tâm lý với t
cách vừa là chủ thể phối hợp, vừa là phơng tiện trực tiếp tác động đến ngời bị đối
chất dới sự hớng dẫn của điều tra viên .
Từ đó, điều tra viên có thể làm rõ nguyên nhân, nội dung cụ thể của mâu
thuẫn, tính đúng đắn và sự tin cậy của những căn cứ mà mỗi ngời đa ra để chứng
minh cho lời khai của mình và các vấn đề khác có liên quan. Trong quá trình đối
chất tính khách quan của các mâu thuẫn luôn luôn thay đổi. Có nghĩa là mâu
thuẫn của những lời khai dần dần bị loại trừ [21, tr.166]. Khi đó sẽ hình thành sự
thống nhất ở lời khai của những ngời tham gia đối chất, sự thật khác quan nhanh
chóng đợc làm sáng tỏ.
1.2.2. Giáo dục ý thức pháp luật của công dân khi tham gia đối chất

Thông qua hoạt động đối chất, điều tra viên giáo dục những ngời tham gia
đối chất về ý thức pháp luật, hình thành ở họ thái độ nghiêm túc, tôn trọng cơ quan
bảo vệ pháp luật. Trong nhiều trờng hợp, ngời đối chất có những xung đột về tâm
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lý, không sẵn sàng hợp tác với cơ quam điều tra để đứng ra đối chất. Hoặc có thể
xảy ra các hiện tợng tiêu cực làm ảnh hởng đến quá trình đối chất. Chẳng hạn chủ
thể ra dấu hiệu ngầm để thông cung, đe doạ hay cầu xin ngời đối chất, hoặc có các
hành vi khác không có lợi cho cuộc điều tra. Trớc hoàn cảnh đó đòi hỏi điều tra
viên trong quá trình đối chất phải giáo dục để họ hiểu về trách nhiệm công dân
của mình. Thực hiện đợc mục đích này, điều tra viên có thể vận dụng các phơng
pháp tác động tâm lý để thay đổi tâm lý tiêu cực, khơi dậy yếu tố tâm lý tích cực ở
từng ngời tham gia đối chất. Từ đó giúp họ hiểu đợc ý nghĩa của việc khai báo
thành thật, cũng nh phải chịu trách nhiệm khi cố tình khai báo gian dối.
1.2.3. Mục đích cải tạo, cảm hoá ngời phạm tội
Khi ngời bị đối chất cố tình khai báo sai sự thật để chối tội hoặc để che giấu
tội phạm, điều tra viên vừa phải lấy lời khai vừa phải cảm hoá, cải tạo đối tợng,
làm cho họ thay đổi thái độ và hành vi. Để làm đợc điều này điều tra viên phải có
trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu về tâm lý, nắm vững tâm lý của ngời bị
tác động, có khả năng phân tích thuyết phục, giải thích với thái độ chân tình, cùng
với việc sử dụng linh hoạt các phơng pháp tác động tâm lý. Tất cả những điều đó
sẽ giúp cho điều tra viên khuyên nhủ, thuyết phục cảm hoá và cải tạo đối tợng,
làm cho ngời phạm tội thực sự tin vào đờng lối cũng nh chính sách khoan hồng
của nhà nớc ta để họ nhận ra lẽ phải, ăn năn hối cải...
Việc cải tạo cảm hoá ngời phạm tội chủ yếu đợc thực hiện bởi điều tra viên,
nhng cũng có thể sử dụng các chủ thể khác - những ngời có quan hệ về tình cảm
với đối tợng. Cách thức này mang lại hiệu quả cao, nó làm cho ngời phạm tội phải
suy nghĩ về ngời thân của họ mà có thể dẫn tới việc thay đổi thái độ khai báo. Nếu
ngời thân tích cực phân tích, khuyên nhủ, động viên, an ủi ngời phạm tội thì họ
sẽ phải suy nghĩ dũng cảm vuợt qua những vớng mắc trong t tởng của mình, tiến
tới khai báo thành khẩn. Ví dụ: Bị can H trong tổ chức mặt trận dân tộc cứu quốc

đã đợc tác động thông qua vợ và con nhỏ của y. Biết H rất rất thơng vợ, nhớ con,
ta cho vợ H gặp y để kể về hoàn cảnh hiện tại, về nỗi đau, vất vả khi nuôi con nhỏ,
con rất nhớ bố, kết hợp với việc điều tra viên phân tích khuyên nhủ bằng những
chứng cứ thực tế sinh động. Từ đó đã cảm hoá đợc đối tợng dẫn tới việc thay đổi
thái độ khai báo của H [1, tr.227].
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trên đây là ba mục đích chính của hoạt động đối chất. Những mục đích này
góp phần làm sáng tỏ vụ án, phục vụ công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.
Để thực hiện đợc mục đích này điều tra viên phải tính toán chuẩn bị kỹ lỡng mọi
mặt trớc khi bắt đầu đối chất.
1.3. Nhiệm vụ của hoạt động đối chất
Căn cứ vào yêu cầu của pháp luật và thực tiễn của hoạt động điều tra, để đạt
đợc mục đích của hoạt động đối chất, trong quá trình đối chất cần phải giải quyết
những nhiệm vụ sau.
1.3.1. Làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà ở hoạt động xét hỏi cha làm đợc
Trong quá trình lấy lời khai, vì nhiều lý do khác nhau mà có sự mâu thuẫn
trong lời khai giữa các chủ thể. Vì thế, tình tiết của vụ án không thể đợc làm sáng
tỏ nếu chỉ thông qua hoạt động xét hỏi. Trong những trờng hợp này, điều tra viên
sử dụng biện pháp đối chất. Trong đối chất, các bên tham gia đối chất tác động lẫn
nhau dới sự điều khiển của điều tra viên để xác định sự thật. Do vậy nhiệm vụ của
hoạt động đối chất là loại bỏ đợc những mâu thuẫn để lời khai đợc thống nhất, góp
phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Thực hiện đợc nhiệm vụ này, điều
tra viên phải tổ chức thành công việc xét hỏi hai ngời cùng một lúc để làm rõ hoặc
loại bỏ mâu thuẫn đó. ở đây tác động của ngời thứ hai tham gia đối chất và hành
vi của họ có ảnh hởng rất lớn đến ngời bị đối chất. Do vậy, trớc khi đối chất điều
tra viên phải giúp họ có tâm lý sẵn sàng bớc vào cuộc đối chất.
Đối với những vụ án do một bên cố ý khai báo gian dối. Điều tra viên cho
đối chất, để họ trực tiếp tranh luận về những vấn đề có liên quan đến vụ án. Điều
này góp phần làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án.
Đối với vụ án do ngời bị đối chất do nhầm lẫn hoặc quên các tình tiết của

vụ án, điều tra viên cũng có thể tiến hành đối chất. Trớc khi tiến hành đối chất,
điều tra viên cần có sự chuẩn bị kỹ lỡng mọi vấn đề: Chuẩn bị tâm lý cho những
ngời tham gia đối chất, cho chính mình để có tâm lý thoải mái, tự tin điều khiển
cuộc đối chất, xác định những mâu thuẫn và các tài liệu chứng cứ cần thiết sẽ đa
ra đối chất. Chẳng hạn có trờng hợp: A và B cùng là ngời làm chứng trong một vụ
tai nạn giao thông làm chết ngời, kẻ gây ra tai nạn đã chạy trốn. Nhng khi lấy lời
khai của A và B về anh ta: Hình dáng, quần áo, biển số xe, loại xe... lại có sự mâu
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thuẫn. Nh vậy, khi xét hỏi, điều tra viên không thể làm sáng tỏ sự thật khách quan.
Điều tra viên cho tiến hành đối chất giữa A và B để loại bỏ sự mâu thuẫn để có
một lời khai thống nhất, giúp cho việc truy tìm thủ phạm đợc thuận lợi hơn.
1.3.2. Làm sáng tỏ nguyên nhân của sự mâu thuẫn trong lời khai của những
ngời tham gia đối chất
Để đối chất đạt hiệu quả cao điều tra viên phải xác định rõ nguyên nhân của
sự mâu thuẫn trong lời khai của những ngời tham gia đối chất. Nguyên nhân có
thể do một bên đối chất cố tình khai báo sai sự thật.
Trờng hợp này điều tra viên phải tìm hiểu các động cơ tiêu cực ảnh hởng
đến sự khai báo, để có phơng thức tác động phù hợp làm thay đổi động cơ đó. Nếu
họ sợ phải chịu tội nặng, điều tra viên phải thuyết phục họ khai báo thành thật để
hởng sự khoan hồng của nhà nớc. Nếu họ sợ bị trả thù, điều tra viên phải thuyết
phục họ thấy đợc các biện pháp bảo đảm an toàn với họ.
Ngoài ra nguyên nhân của sự mâu thuẫn còn có thể do sự nhầm lẫn. Trờng
hợp này cho đối chất giữa những ngời có lời khai nhầm lẫn để họ có thể nhớ lại
chính xác các tình tiết trong lời khai của mình. Điều tra viên tác động tâm lý để
ngời tham gia đối chất có trạng thái tâm lý thoải mái, dễ nhớ lại và trình bày một
cách đúng nhất về các sự kiện liên quan đến vụ án.
Nguyên nhân có thể là do sự khác nhau về vị trí tố tụng dẫn tới sự khác
nhau trong lập trờng và quan điểm giữa những ngời tham gia đối chất. Sự khác
nhau này tạo nên những mâu thuẫn trong động cơ khai báo, cung cấp thông tin cho
cơ quan điều tra. Để giúp họ có thái độ hợp tác tích cực và khai báo trung thực,

đầy đủ, đảm bảo loại trừ ý đồ lừa dối, đánh lạc hớng cơ quan điều tra, điều tra viên
phải lựa chọn các phơng pháp tác động thích hợp. Việc sử dụng các phơng pháp
này nh thế nào còn phải đợc tuân theo các quyền và nghĩa vụ của họ đợc pháp luật
quy định.
Trong trờng hợp nguyên nhân của sự mâu thuẫn là do thái độ, quan hệ xấu
đối với nhau. ở đây tính chất của xung đột tăng lên khi các bên tham gia đối chất
luôn cố gắng bảo vệ lời khai của mình. Điều tra viên sử dụng các bịên pháp tác
động tâm lý để có căn cứ nhận định về thái độ khai báo, cũng nh mức độ chính
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xác trong lời khai của họ. Từ đó điều tra viên sẽ có cơ sở để xác định lời khai của
ai là đúng, loại bỏ mâu thuẫn ở các lời khai đó.
Qua đó, có thể thấy để khám phá vụ án đợc triệt để, các điều tra viên khi
thực hiện đối chất phải làm sáng tỏ nguyên nhân mâu thuẫn trong lời khai. Có nh
thế điều tra viên mới đa ra đợc các phơng pháp tác động thích hợp trớc từng
nguyên nhân khác nhau.
1.3.3. Làm sáng tỏ đặc điểm nhân cách, mối quan hệ của những ngời tham
gia đối chất
Thái độ khai báo thành khẩn hay gian dối, ngoan cố không chịu khai báo
của ngời bị đối chất phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tâm lý của họ. Đó là hệ thống
các quan điểm, mục tiêu, lý tởng, tính cách, xúc cảm, tình cảm, khí chất. Ngời bị
đối chất khai báo gian dối có thể sợ khai ra sẽ bị xử nặng, sợ bị đồng bọn trả thù,
sợ liên lụy đến gia đình... Động cơ kìm hãm sự khai báo của những ngời bị đối
chất còn có thể do chủ quan coi thờng, tin rằng cơ quan điều tra không có đủ tài
liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của mình, hoặc tin rằng với sự khai báo giẩ dối
thì sẽ dẫn tới hoạt động điều tra đi chệch hớng và sẽ đợc giảm nhẹ. Hoặc có ngời
tin vào lý lẽ của mình để chối tội. Đặc điểm nhân cách của những ngời đối chất
cũng có ảnh hởng rất lớn đến kết quả điều tra. Họ thờng có tâm lý e ngại khi đứng
ra đối chất, sợ bị trả thù, bị khống chế đe doạ, có mặc cảm về sự phản bội, hoặc có
sự ràng buộc bởi quan hệ tình cảm ruột thịt... Điều đó làm cản trở sự khai báo
thành khẩn của họ. Qua đó cho thấy, mỗi ngời tham gia đối chất có đặc điểm nhân

cách khác nhau. Tính đa dạng của nhân cách những ngời tham gia đối chất tạo nên
tính phức tạp trong thái độ khai báo của họ. Việc làm sáng tỏ đặc điểm nhân cách
ngời tham gia đối chất không những tạo điều kiện lựa chọn phơng pháp và thủ
thuật tác động thích hợp mà còn là cơ sở đánh giá mức độ chính xác và độ tin cậy
của lời khai của họ. Ví dụ: Đối với trờng hợp ngời bị đối chất có tâm lý chủ quan
thì điều tra viên cần tận dụng hiệu ứng ấn tợng có mặt cùng với các chứng cứ
thuyết phục, đánh mạnh vào tâm lý chủ quan của họ. Trờng hợp ngời bị đối chất
không dám khai báo do sợ bị xử nặng, điều tra viên cần thuyết phục họ tin tởng
vào chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nớc ta.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong quá trình đối chất, điều tra viên cũng phải làm rõ mối quan hệ tình
cảm của những ngời tham gia đối chất, vì điều này có tác động mạnh mẽ tới thái
độ khai báo của họ. Tình cảm giữa họ có thể là sự tôn trọng, nể phục, yêu thơng,
căm ghét... Những xúc cảm, tình cảm này làm cho ngời khai báo gian dối trở nên e
ngại, hối hận. Điều đó ảnh hởng đến thái độ tiêu cực của họ. Điều tra viên cần tìm
hiểu kỹ vấn đề này để có những biện pháp tác động phù hợp làm tăng hiệu quả của
việc đối chất.
1.3.4 Xác định đợc các phơng pháp và chiến thuật tác động thích hợp
Tác động tâm lý trong hoạt động đối chất đợc thực hiện bằng hệ thống các
phơng pháp xác định. Các phơng pháp tác động tâm lý đợc sử dụng không chỉ
nhằm xoá bỏ hay thay đổi những hiện tợng tâm lý nào đó mà còn phát huy mặt tốt,
mặt tích cực trong nhân cách của ngời bị tác động, khơi dậy lơng tâm, đạo lý làm
ngời... Vì thế, điều tra viên phải xác định và áp dụng các phơng pháp và thủ thuật
tác động một cách linh hoạt nhằm đạt mục đích đã đề ra. Để sử dụng các phơng
pháp tác động tâm lý có hiệu quả, điều tra viên cần nắm vững nội dung, cách thức
sử dụng, cũng nh phải xác định các điều kiện cần thiết áp dụng của từng phơng
pháp. Tuỳ thuộc vào đối tợng tác động, mục đích tác động, nguyên nhân của sự
mâu thuẫn... điều tra viên áp dụng các biện pháp khác nhau để tác động tâm lý tới
họ. Mặt khác, điều tra viên khi sử dụng các phơng pháp này cũng phải nắm vững
nội dung, điều kiện, hoàn cảnh sử dụng cũng nh giới hạn cho phép của mỗi phơng

pháp. Tránh việc sử dụng tuỳ tiện các phơng pháp vi phạm nguyên tắc tố tụng và
nguyên tắc đạo đức, gây hậu quả xấu trong quá trình điều tra vụ án. Trong các tình
huống tác động tâm lý làm thay đổi động cơ tiêu cực của ngời bị đối chất, cần
nhấn mạnh phơng pháp: Phân tích thuyết phục, truyền đạt thông tin, và hớng dẫn
t duy. Còn ở các tình huống tác động tâm lý nhằm tạo ra trạng thái thuận lợi, kích
thích hoạt động tâm lý tích cực của ngời bị đối chất thì chủ yếu sử dụng phơng
pháp phân tích thuyết phục, gợi nhớ. Ví dụ: Trong mật vụ án giết ngời ở Lý Nhân
Hà Nam, ngời chồng đã giết vợ ninh 49 ngày rồi đổ ra vờn. Sau một thời gian
không thấy con gái mình, gia đình nhà vợ hắn ta đã tố cáo với cơ quan công an.
Mọi nghi vấn đều tập trung ở ngời chồng. Nhng khi lấy lời khai hắn liắn, cùng với
Website: Email : Tel : 0918.775.368
việc phân tích thuyết phục khiến hắn đã không thể tiếp tục ngoan cố đợc mãi, cuối
cùng phải cúi đầu nhận tội.
chơng II
cơ sở tâm lý của hoạt động đối chất
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1. Đặc điểm tâm lý của hoạt động đối chất trong vụ án hình sự
Đối chất là hình thức giao tiếp đặc biệt. Trong đối chất, nảy sinh sự tiếp xúc
tâm lý giữa điều tra viên và những ngời tham gia đối chất đợc biểu hiện ở quá trình
trao đổi thông tin có liên quan đến vụ án, ảnh hởng tác động qua lại lẫn nhau về
mặt tâm lý. Tính đặc thù của giao tiếp trong đối chất đợc biểu hiện ở những đặc
điểm sau.
2.1.1. Giao tiếp trong đối chất là giao tiếp chính thức
Giao tiếp trong đối chất là giao tiếp chính thức (hay còn gọi là giao tiếp
công vụ) gồm nhiều vấn đề khác nhau. Sự hình thành giao tiếp trong đối chất dựa
trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng hình sự (Điều 138 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003). Đó là, chỉ trong trờng hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai
hay nhiều ngời thì điều tra viên mới tiến hành đối chất. Hành vi xử sự của các chủ
thể đợc điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Điều tra viên có quyền tiến hành
các biện pháp điều tra do bộ luật tố tụng hình sự quy định, đợc quyền áp dụng mọi

phơng pháp chiến thuật trong đối chất. Vì thế điều tra viên với vai trò là ngời tổ
chức, điều khiển cuộc đối chất. Trình tự tiến hành đối chất tuân thủ theo các quy
định của pháp luật. Khi bắt đầu đối chất, điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ
giữa những ngời tham gia đối chất, sau đó mới hỏi họ về những tình tiết cần làm
sáng tỏ của vụ án. Chỉ sau khi những ngời tham gia đối chất đã khai xong mới đợc
nhắc lại những lời khai lần trớc của họ. Những lời khai này phải đợc điều tra viên
ghi đầy đủ vào biên bản đối chất, có chữ ký của từng ngời.
Những vấn đề trên trong quá trình đối chất đợc điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật. Qua đó, đảm bảo cho các bên có thể thực hiện tốt quyền và nghĩa
vụ của mình. Đồng thời tính chất chính thức cũng làm tăng ý thức pháp luật của
các chủ thể. Trong mọi trờng hợp, tác động tâm lý đối với những ngời tham gia
đối chất luôn phải đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật.
Các chiến thuật, phơng pháp tác động tâm lý đợc xây dựng dựa trên sự tuân thủ
các nguyên tắc tố tụng hình sự. Theo điều 3 của bộ luật tố tụng hình sự : Khi tiến
hành tố tụng, điều tra viên phải thờng xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết
của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc thay đổi những biện pháp
đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.2. Giao tiếp trong đối chất là giao tiếp nhiều chiều
Đặc điểm thứ hai của giao tiếp trong đối chất là giao tiếp nhiều chiều - có
ba chủ thể tham gia. Đó là quá trình tơng tác ba chiều giữa hai thành viên tham gia
đối chất và điều tra viên. Biện pháp tác động tâm lý đối với ngời bị đối chất là
dùng ngời thứ hai (ngời đối chất) cùng với các thông tin của họ, kết hợp với việc
điều tra viên sử dụng các phơng pháp khác nhau để tác động tâm lý. Sự trực tiếp
tranh luận với ngời đối chất sẽ có tác động mạnh mẽ đến ngời bị đối chất, nhằm
điều chỉnh sự nhận thức, xúc cảm, ý chí cũng nh hành vi của họ. Bởi vì nếu ở giai
đoạn xét hỏi, chủ thể có hành vi khai man với điều tra viên là ngời không biết gì
về sự việc, thì ở đối chất anh ta lại khai báo trong sự có mặt của thành viên thứ hai
tham gia đối chất - là ngời biết rõ về các sự kiện của vụ án. Điều đó sẽ gây ra
những ức chế nhất định đối với đối tợng có hành vi khai man. Nhng bên cạnh đó,

nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực tới thành viên thứ hai, đặc biệt giữa
hai ngời có mối quan hệ tình cảm từ trớc, dẫn đến việc đối tợng ra dấu hiệu ngầm
cầu xin ngời thân của mình điều này làm cho ngời đối chất bị hoang mang và ảnh
hởng đến thái độ khai báo của họ. Vì vậy điều tra viên phải có sự chuẩn bị về mọi
mặt để khắc phục tình trạng này.
2.1.3. Ngôn ngữ đợc sử dụng trong đối chất là ngôn ngữ nói, đối thoại, trực
tiếp
Ngôn ngữ nói là việc điều tra viên sử dụng ngữ điệu, ngữ âm, nhấn mạnh
các câu từ một cách chính xác, đúng thời điểm để tác động. Ngôn ngữ đối thoại là
trao đổi thông tin ngắn. Vai trò của các bên thay đổi, lúc này họ là ngời truyền đạt,
lúc sau họ lại là ngời tiếp nhận thông tin. Quá trình tranh luận, trao đổi thông tin
là phơng tiện rất hiệu quả để giải quyết mâu thuẫn trong lời khai, làm sáng tỏ
những tình tiết của vụ án. Ngôn ngữ trực tiếp làm cho những ngời tham gia đối
chất đợc tiếp xúc trao đổi trực diện, mặt đối mặt. Khi đó, điều tra viên có thể sử
dụng phơng pháp biểu cảm phi ngôn ngữ, để tăng cờng cảm xúc đối với ngời bị
đối chất. ở đây, điều tra viên cần phải tận dụng hiệu ứng ấn tợng có mặt,để làm
cho đối tợng bị đối chất lúng túng. Lúc này, ngời tham gia thứ hai với thông tin,
thái độ, cách c xử của họ sẽ là phơng tiện tác động mạnh mẽ vào ngời bị đối chất.
Việc tổ chức xét hỏi đồng thời hai ngời trong cùng một bối cảnh về không gian,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thời gian sẽ tạo ra các điều kiện để họ trực tiếp tri giác nội dung lời khai và thái độ
của nhau, đồng thời là thúc đẩy tâm lý nhiều chiều đối với những ngời đợc đa ra
đối chất [1, tr.162]. Để hiệu ứng ấn tợng có mặt đạt hiệu quả, điều tra viên phải
đảm bảo sự bí mật ,bất ngờ về sự xuất hiện của ngời đối chất, cũng nh phải bình
tĩnh, kìm chế trớc những lời lẽ của bên bị đối chất.
2.1.4. Trong quá trình đối chất điều tra viên có vai trò rất quan trọng
Vai trò của điều tra viên trong quá trình đối chất đợc thể hiện qua việc chủ
trì, điều khiển và điều chỉnh giao tiếp của các thành viên trong quá trình đối chất.
Có nghĩa, điều tra viên là ngời điều khiển hành vi và giao tiếp của các thành viên
tham gia đối chất. Để thu nhận đợc những thông tin cần thiết điều tra viên phải áp

dụng các tác động tâm lý đúng thời điểm, phù hợp tình huống, đúng đối tợng để
phát triển hay chấm dứt các hành vi hoặc xung đột có thể xảy ra giữa các bên tham
gia đối chất. Bên cạnh đó điều tra viên cũng phải đa ra những câu hỏi buộc những
ngời tham gia đối chất phải giải đáp, phân tích và chỉ ra các mâu thuẫn trong lời
khai của họ. Trong quá trình đối chất, điều tra viên phải theo dõi hành vi, thái độ,
cách c xử của những ngời tham gia đối chất để nắm bắt phản ứng của từng ngời tr-
ớc mọi tác động. Khi có tình huống tiêu cực xảy ra, điều tra viên phải kịp thời xử
lý, bình tĩnh ngăn chặn không để hậu quả xấu xảy ra. Qua đó, điều tra viên có thể
rút ra những kết luận nhất định về các thông tin đã thu thập đợc, giải quyết mâu
thuẫn, xác định sự thật của vụ án.
2.2. các yếu tố ảnh hởng đến quá trình đối chất
Kết quả của hoạt động đối chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hiệu
quả của đối chất không chỉ phụ thuộc vào điều tra viên, mà còn phụ thuộc vào
thành viên thứ hai tham gia đối chất (ngời đối chất). Có một số yếu tố sau ảnh h-
ởng đến quá trình đối chất.
2.2.1. Sự chuẩn bị cho cuộc đối chất của điều tra viên
Trớc khi tiến hành đối chất, điều tra viên phải có sự chuẩn bị chu đáo cho
bản thân về mặt tâm lý. Điều tra viên phải có tâm trạng thoải mái, tự tin để điều
khiển hoạt động đối chất, xử lý tốt các tình huống phức tạp xảy ra. Trong quá trình
đối chất, có thể xảy ra nhiều khó khăn phức tạp không thể lờng trớc đợc. Vì vậy
điều tra viên phải tự chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng để sẵn sàng chịu
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đựng trạng thái căng thẳng, và phải trang bị kiến thức tốt để có phơng pháp làm
việc khoa học.
Đối với ngời đối chất, điều tra viên phải tạo cho họ tâm thế sẵn sàng tham
gia đối chất. Không ai khai báo thành khẩn cũng sẵn sàng chấp nhận đứng ra đối
chất. Vì nhiều lý do khác nhau, họ không dám đối chất điều tra viên cần tìm hiểu
nguyên nhân, giải thích cho họ về nghĩa vụ công dân trong việc vạch trần tội
phạm. Đối chất luôn chứa đựng những tình huống căng thẳng về tâm lý, vì vậy
điều tra viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về tâm lý cho ngời đối chất, để họ có thể

làm tốt vai trò là phơng tiện tác động tâm lý làm thay đổi thái độ khai báo của ng-
ời bị đối chất.
Cùng với sự chuẩn bị về tâm lý cho bản thân và cho ngời tham gia đối chât,
điều tra viên còn phải có sự chuẩn bị về nhiều vấn đề quan trọng khác. Trớc khi
đối chất, điều tra viên phải xác định đợc mâu thuẫn cần giải quyết, dự đoán các
tình huống có thể xảy ra và các phơng pháp tác động, chuẩn bị trớc các tài liệu,
chứng cứ cần thiết sẽ đa ra khi đối chất, tìm hiểu rõ nhân thân, các đặc điểm tâm
lý của mỗi chủ thể tham gia đối chất, xác định các câu hỏi để bổ sung cho các câu
hỏi mà những ngời tham gia đối chất đặt ra cho nhau. Tất cả sự chuẩn bị này giúp
cho điều tra viên có thể chủ động điều khiển cuộc đối chất.
2.2.2. Thái độ, phong cách, năng lực tổ chức và điều khiển cuộc đối chất của
điều tra viên
Ngoài những yếu tố ảnh hởng trên, sự thành công của đối chất còn phụ
thuộc rất nhiều vào thái độ, năng lực cũng nh phong cách của điều tra viên. Trong
quá trình đối chất, điều tra viên là chủ thể trực tiếp tiến hành tổ chức và điều khiển
cuộc đối chất, vì thế điều tra viên có ảnh hởng khá lớn đến hoạt động này. Đối với
trờng hợp ngời bị đối chất khai báo gian dối, ngoan cố không chịu nhận tội, điều
tra viên có thái độ bình tĩnh, ý chí vững vàng, có trình độ chuyên môn, am hiểu về
tâm lý, phong cách đĩnh đạc, đàng hoàng. Những điều tra viên nh vậy thờng đạt đ-
ợc sự thành công khi đối chất, làm cho ngời bị đối chất phải khai báo thành khẩn,
cuối cùng phải cúi đầu nhận tội. Ngợc lại, cũng có nhiều trờng hợp đối chất không
đem lại kết quả thể hiện qua việc điều tra viên tỏ ra không vô t, khách quan, hoặc
có thái độ nóng nảy, lăng mạ, thuyết giáo ngời bị đối chất, làm cho họ càng có
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thái độ bất hợp tác, trở nên ngoan cố hơn. Vì vậy, để ngời bị đối chất có thái độ
khai báo tốt thì Cơ quan điều tra phải căn cứ vào tính chất vụ án, vai trò, vị trí,
thái độ, tuổi tác của từng đối tợng mà phân công cán bộ xét hỏi cho thích hợp
[24, tr.60].
2.2.3. Tính bất ngờ của đối chất
Sự thành công của đối chất phụ thuộc rất nhiều vào tính bất ngờ đối với đối

tợng khai man. Hoạt động đối chất đợc tổ chức càng bất ngờ bao nhiêu thì sự tác
động tâm lý của nó đối với ngời khai sai sự thật sẽ càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Tính
bất ngờ đối với đối tợng khai man đa họ vào tình thế bị động. Việc đối thoại trực
tiếp với ngời đã biết rõ sự thật, cùng với việc sử dụng các phong pháp tác động tâm
lý, làm họ rơi vào trạng thái hoang mang, dao động, lo sợ. Từ đó sẽ dẫn tới sự thay
đổi thái độ và hành vi khai báo của họ. Để đảm bảo tính bất ngờ, điều tra viên phải
tính toán đến thứ tự của những ngời tham gia đối chất để họ không có điều kiện
tiếp xúc mà thống nhất lời khai. Điều tra viên nên bố trí ngời đối chất vào trớc để
sau khi ổn định tâm lý cho họ, sẽ cho ngời bị đối chất vào, bởi sự hiện diện của
ngời đối chất sẽ gây tâm lý hoang mang cho ngời bị đối chất. Họ không kịp chuẩn
bị lời khai để đối phó lại. Ví dụ: Trong vụ án tham ô tài sản, mà bị can là Trần
Văn Thờng đã có hành vi buôn bán cây bồ đề trong khuôn viên nhà bảo tàng công
ty dệt Nam Định. Sau khi hỏi cung, bị can Trần Văn Thờng cơng quyết không thú
nhận hành vi phạm tội của mình. Trong vụ án náy có ba ngời khác liên quan, đó là
Trần Đình Lu, Vũ Quốc Huy, và Trần Minh Thành. Họ đều là ngời làm cùng nhà
máy với Trần Văn Thờng. Khi bị bắt anh ta rất ngoan cố không chịu thú nhận về
hành vi của mình. Do tâm lý chủ quan, bị can Thờng tin rằng họ sẽ không khai
báo về hành vi của mình, cơ quan công an vì thế cũng sẽ không thể biết đợc những
hành vi phạm tội đó. Nhng khi cơ quan điều tra cho đối chất giữa bị can Thờng với
từng ngời liên quan, bị can Thờng đã rất bất ngờ trớc sự có mặt của họ. Sau đó bị
can Thờng không thể tiếp tục quanh co chối tội đợc nữa vì bị can hoàn toàn bất
ngờ và không thể phản ứng lại đợc trớc những chứng cứ có thật của vụ án.
2.2.4. Tính thuyết phục của những chứng cứ đợc nêu ra trong đối chất
Những vấn đề đợc sử dụng để thuyết phục trong quá trình đối chất càng đ-
ợc trình bày rõ ràng, cụ thể, logic và chặt chẽ bao nhiêu thì sự tác động của đối
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chất đối với ngời bị đối chất sẽ càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Theo Luật Tố tụng hình
sự, chứng cứ là phơng tiện để chứng minh nó gồm những sự kiện, tài liệu có thật,
phù hợp với các tình tiết của vụ án. Những chứng cứ có tính thuyết phục sẽ làm
cho đối tợng cố tình khai báo sai trở nên lúng túng, không thể tiếp tục quanh co

chối tội, và buộc phải nhanh chóng nhận tội.
Khi bị can có sự chủ động về tâm lý, hành vi, ngoan cố che dấu tội phạm,
và có ý thức chống đối cơ quan điều tra, thì điều tra viên cho tiến hành đối chất
một cách bất ngờ kết hợp với việc đa ra những chứng cứ, tài liệu quan trọng, xác
thực sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lý của họ. Những chứng cứ phải liên quan đến
những vấn đề mà họ đang quan tâm, buộc họ phải suy nghĩ mà thay đổi nhận thức,
quan điểm, trạng thái tâm lý. Mặt khác những thông tin từ các chứng cứ đó đợc sử
dụng phải đúng mức, và phải đợc sử dụng đúng thời điểm, chính xác và có giá trị
chứng minh cao sẽ có tác dụng đẩy bị can vào tình thế bị động, mất bình tĩnh, và
không thể tiếp tục khai báo gian dối, quanh co chối tội đợc nữa. Chẳng hạn, ở vụ
án cớp tài sản công dân xảy ra ở Nam Định: Ba học sinh của một trờng phổ thông
trung học ở tỉnh Nam Định, do ăn chơi đua đòi đã đi cớp xe máy của một ngời lái
xe ôm. Sau khi cớp đợc xe, bọn chúng đã trói nạn nhân lại, đổ dầu hoả lên ngời
nạn nhân rồi đốt cháy nhằm phi tang. Khi cơ quan công an lấy lời khai của đối t-
ợng, nhng một tên trong số đó luôn quanh co chối tội. Các điều tra viên đã cho
tiến hành đối chất giữa đối tợng này với hai đối tợng còn lại, và đa ra một bằng
chứng hết sức thuyết phục đó là chiếc phù hiệu học sinh của hắn đã thu đợc tại
hiện trờng vụ án. Khi đứng trớc hai đồng phạm với mình và đặc biệt là với chứng
cứ quá rõ ràng làm cho đối tợng này thay đổi hoàn toàn thái độ và nhanh chóng
nhận tội.
2.2.5. Cách xử sự của thành viên thứ hai tham gia đối chất
Ngoài sự kiện, chứng cứ có tính chất thuyết phục, cách c xử của thành viên
thứ hai tham gia đối chất cũng góp phần quan trọng vào thành công của đối chất.
Ngời đối chất thờng có tâm lý e ngại, khó khăn khi phải khai báo vạch mặt kẻ
phạm tội trớc mặt chúng, nhất là khi họ có quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Ngời đối
chất trong tình thế này xảy ra trạng thái tâm lý hoang mang, nhất là khi giữa họ và
ngời bị đối chất có mối quan hệ thân thiết gắn bó. Có trờng hợp ngời đối chất do
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sợ bị trả thù nên không dám khai báo thành thực để vạch trần sự giả dối của ngời
bị đối chất. Vì thế khi cho đối chất thành viên thứ hai thờng có những ức chế nhất

định trong tâm lý. Có thể thấy, cách xử sự của thành viên thứ hai trong đối chất có
tầm quan trọng nhất định. Họ luôn phải chủ động khéo léo bình tĩnh, và có tâm lý
thoải mái. Để giúp họ hoàn thành vai trò vừa là chủ thể phối hợp, vừa là phơng tiện
tác động của ngời đối chất, điều tra viên phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho họ, và
dự kiến các tình huống có thể xảy ra khi đối chất để tạo cho họ tâm lý tin tởng vào
bản thân. Mặt khác trong quá trình đối chất điều tra viên phải chú ý quan sát, theo
dõi chặt chẽ diễn biến tâm lý của từng ngời tham gia đối chất để có các biện pháp
tác động thích hợp. Tất cả những điều đó tạo cho ngời đối chất tâm lý thoải mái,
lập trờng vững chắc, cách xử sử tích cực tạo thuân lợi cho cuộc đối chất. Khi đó,
ngời đối chất sẽ Có ý nghĩa nh một tác động tâm lý đặc biệt đánh mạnh vào sự
chủ quan, thái độ giả dối của đối tợng, buộc đối tợng phải điều chỉnh hành vi khai
báo của mình [1, tr.66].
ý thức về nghĩa vụ công dân của thành viên thứ hai cũng ảnh hởng đến thái
độ hợp tác với cơ quan điều tra. Qua đó nó cũng ảnh hởng tới họ trong đối chất,
tạo nên những hiệu quả nhất định. Nếu ngời đối chất xác định đợc tầm quan trọng
của việc thực hiện nghĩa vụ công dân, có ý thức vạch trần tội phạm, thì họ sẽ có
một tâm lý vững vàng góp phần vào sự thành công của đối chất.
2.2.6. Tính chất của mối quan hệ đã có giữa các thành viên
Có thể nói, quan hệ đã có giữa những ngời tham gia đối chất cũng có những
ảnh hởng nhất định tới kết quả đối chất. Tính chất của mối quan hệ này có thể gây
ra những ảnh hởng tiêu cực hay tích cực. Các điều tra viên phải nắm bắt đợc các
trạng thái tâm lý, thái độ, những diễn biến tình cảm của họ với nhau trong đối
chất, mà có những biện pháp tác động hợp lý đến họ. Sự ràng buộc trong mối quan
hệ giữa các thành viên tham gia đối chất có tác động đến tình cảm, xúc cảm của
họ, có thể gây ra những căng thẳng mạnh mẽ về tâm lý nh lo lắng, sợ hãi, nhng
cũng có thể là hi vọng. Ngợc lại, ở họ cũng có thể xuất hiện sự hối hận mà thay
đổi suy nghĩ, khai báo thành khẩn. Hoặc do sự kính trọng, nể nang, khâm phục và
tin cậy của ngời bị đối chất đối với ngời đối chất, mà ngời bị đối chất trở nên e
ngại và không dám khai báo gian dối nữa.
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Nh vậy, tuỳ thuộc vào tính chất của từng mối quan hệ khác nhau giữa những
ngời tham gia đối chất, điều tra viên cần lên kế hoạch cụ thể và có những phơng
pháp tác động phù hợp với mỗi quan hệ đó, để hoạt động đối chất đạt hiệu quả
cao.
Tóm lại, có thể thấy những yếu tố trên có ảnh hởng ở từng khía cạnh, góc
độ khác nhau đối với hoạt động đối chất. Hiểu đợc những yếu tố đó giúp điều tra
viên có điều kiện tận dụng lợi thế của từng yếu tố trong các tình huống khác nhau
làm cho đối chất có hiệu quả.
2.3. Những phơng pháp và thủ thuật tác động tâm lý trong hoạt động đối chất
2.3.1. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phơng pháp và thủ thuật tác động
tâm lý
Khi sử dụng các phơng pháp tác động tâm lý phải tuân thủ các nguyên tắc
sau đây:
Tác động phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Các quy định
của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự luôn xác định quyền hạn, trách nhiệm
của những ngời tiến hành tố tụng và những ngời tham gia tố tụng.
Chủ thể tác động cần phải có tri thức, hiểu biết về quy luật hình thành và
phát triển tâm lý của con ngời. Phải xác định rõ mục đích, lập kế hoạch quá trình
tác động, cũng nh phải tính đến các phản ứng của ngời bị tác động. Phải chú ý tới
những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động làm cho các bên tham gia đối chất
cảm thấy yên tâm, tự tin, không bị phân tán t tởng. Phải đảm bảo tính tích cực tâm
lý ở ngời bị tác động. Tính tích cực của ngời bị tác động luôn đợc coi là một trong
các yếu tố cần thiết đảm bảo cho quá trình tác động tâm lý đạt hiệu quả. Nội dung
và phơng pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng ngời bị tác động Những
thông tin đa ra phải liên quan đến những vấn đề mà ngời bị tác động đang quan
tâm, phải tạo nên sự rung động, buộc họ phải suy nghĩ và đi đến thay đổi nhận
thức, trạng thái tâm lý trong việc khai báo, trình bày với chủ thể tác động. Chủ thể
tác động phải là ngời nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp,
có kiến thức sâu rộng về xã hội và có kỹ năng giao tiếp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368

2.3.2. Các phơng pháp tác động tâm lý
Theo L.V Petrenco thì: Tác động tâm lý trớc hết là một quá trình, một hoạt
động, chứ không đơn thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn điệu. Hoạt động ấy
thể hiện bằng hành động và cách thức tác động với mục đích cụ thể khác nhau...
[19, tr.89]. Trong hoạt động đối chất, điều tra viên có thể sử dụng nhiều phơng
pháp khác nhau nhằm tác động tâm lý đến ngời tham gia đối chất để xác định tính
đúng đắn, loại bỏ mâu thuẫn trong lời khai của họ. Các phơng pháp tác động tâm
lý sau đây thờng đợc sử dụng hơn cả.
2.3.2.1. Phơng pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển
Phơng pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là chủ thể tác động thiết lập, sử
dụng các giao tiếp tâm lý trong hoạt động đối chất để đạt đợc mục đích. Đây là
phơng pháp đợc sử dụng nhiều hơn cả trong hoạt động đối chất.
Mục đích khi sử dụng phơng pháp này là điều khiển giao tiếp giữa các chủ
thể để loại bỏ mâu thuẫn trong lời khai của các đơng sự. Điều tra viên phải thiết
lập giao tiếp giữa các chủ thể, định hớng và điều khiển các giao tiếp này diễn ra
theo hớng cần thiết và đạt đợc mục đích giao tiếp. Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa
con ngời với con nguời nhằm thực hiện những mục đích nhất định [3, tr.150].
Trong giao tiếp của hoạt động đối chất luôn diễn ra sự tác động qua lại giữa những
ngời tham gia đối chất và điều tra viên. Điều đó đợc biểu hiện ở những thay đổi về
xúc cảm và hành vi, ở sự đồng tình, hậu thuẫn hay mâu thuẫn, chống đối của họ
với nhau.Trong trờng hợp này, các quan hệ giao tiếp này đều đợc điều tra viên
điều khiển nhằm hớng và tăng cờng sự tác động lên tâm lý của những ngời tham
gia đối chất để đạt đợc mục đích mong muốn. Ví dụ: Điều tra viên thông qua ngời
thân của bị can để động viên, thuyết phục bị can khai báo thành thật.
Để đạt đợc mục đích này điều tra viên phải quan sát nhạy bén những biểu
hiện bên ngoài để nhận định đợc diễn biến tâm lý bên trong của đối tợng. Từ đó
mà có sự tác động tiếp theo cho phù hợp. Phơng pháp này chỉ đạt hiệu quả cao khi
cùng phối hợp với các phơng pháp tác động tâm lý khác. Chẳng hạn, trong quá
trình đối chất giữa các đơng sự xảy ra sự xung đột tâm lý gay gắt khi mỗi ngời
đều giữ lập trờng, quan điểm của mình. Để đối phó với tình huống này, điều tra

viên kết hợp sử dụng phơng pháp mệnh lệnh, truyền đạt thông tin để chấm dứt
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hành vi quá khích của họ, điều khiển giao tiếp theo hớng điều tra viên mong
muốn.
2.3.2.2. Phơng pháp truyền đạt thông tin.
Là phơng pháp mà điều tra viên sử dụng những thông tin liên quan đến sự
việc và các vấn đề mà ngời bị tác động đang quan tâm, làm xuất hiện ở họ những
cảm xúc nhất định, từ đó thay đổi thái độ thần khẩn khai báo ở những ngời khai
man, và khôi phục lại trí nhớ về vấn đề liên quan đến vụ án do nhầm lẫn.
Trong đối chất, ngời bị đối chất thờng là những ngời khai báo không thành
khẩn, có thái độ tiêu cực, không chịu hợp tác với cơ quan điều tra. Trong trờng
hợp này điều tra viên có thể sử dụng phơng pháp truyền đạt thông tin. Những
thông tin mà điều tra viên sử dụng để truyền đạt đến đối tợng này là những tài liệu
thu thập đợc trong vụ án, về đối tợng điều tra, hoặc về những ngời khác có liên
quan. Đó là các dấu vết, tang chứng, vật chứng, tài liệu, tin tức, sự việc của vụ án.
Các thông tin này đợc đa ra một cách bất ngờ, thờng đạt vào những thời điểm
mang tính đột phá, kết hợp với những thông tin do ngời thứ hai tham gia đối chất
sẽ gây nên những thay đổi cảm xúc mạnh mẽ ở đối tợng bị đối chất, tạo ra ở họ
trạng thái hoang mang không tin vào khả năng che dấu của mình nữa. Ví dụ:Trong
vụ án giết ngời cớp của tại chợ Móng Cái Quảng NinhSau khi bị bắt và qua
nhiều ngày đấu tranh xét hỏi, bị can Quách Đồng luôn ngạo mạn che dấu tội lỗi,
mặc dù điều tra viên đã đa ra trớc mặt hắn những tang vật gây án đã tìm đợc. Nắm
đợc động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can là y tin rằng: Nạn nhân của vụ án đã
chết. Do đó, khi nạn nhân (Tài) bình phục, điều tra viên đã cho nạn nhân đối chất
với Quách Đồng. Hắn toát mồ hôi thì ra anh vẫn còn sống ? và cúi đầu thú tội là
thủ phạm chính trong vụ án giét ngời, cớp của tại khu vực chợ Móng Cái
Quảng Ninh [30, tr.11].
Trong trờng hợp ngời bị đối chất do một số lý do khác nhau đã quên hoặc
do nhầm lẫn các tình tiết trong vụ án, điều tra viên cũng có thể sử dụng phơng
pháp truyền đạt thông tin để họ nhớ lại những sự kiện đó và loại sự nhầm lẫn trong

lời khai. Trớc khi đối chất điều tra viên cần nói rõ mục đích của cuộc đối chất để
họ không bị bất ngờ, kết hợp với những thông tin đợc đa ra trong quá trình đối
chất có liên quan đến vụ án sẽ giúp họ nhanh chóng hồi tởng lại các sự kiện đã
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quên. Khi đợc nhìn thấy các vật chứng có liên quan, nó sẽ tác động mạnh đến trí
nhớ làm cho họ nhớ lại đơc chính xác các vấn đề liên quan đến vụ án.
Thực tế, phơng pháp này đợc sử dụng khi điều tra viên đã thu đợc chứng cứ
có giá trị chứng minh cao và đã đợc xác minh thẩm tra. Vì thế để sử dụng phơng
pháp truyền đạt thông tin có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau.
Các thông tin để tác động phải đợc kiểm tra kỹ lỡng đảm bảo độ chính xác
cao, có liên quan đến sự việc phạm tội. Tuyệt đối không đợc sử dụng thông tin giả
để tác động. A.V. Đu lôp cũng đã xác nhận rằng Đặc điểm có tính nguyên tắc
của việc sử dụng các phơng pháp tác động tâm lý là tuyệt đối không đợc truyền
đạt thông tin giả... Tất cả những phơng pháp tác động tâm lý xây dựng trên việc sử
dụng thông tin giả đều sai lầm [2, tr.79]. Việc sử dụng những thông tin chính xác
không chỉ có tác dụng buộc ngời bị đối chất phải chấp nhận các vấn đề đa ra, mà
còn loại bỏ t tởng ngoan cố của bị can.
Việc truyền đạt thông tin phải đảm bảo tính bất ngờ cả về nội dung và thời
điểm tác động mới mạng lại hiệu quả cao, làm thay đổi trạng thái và cảm xúc của
ngời bị tác động. Từ những phản ứng cảm xúc của ngời bị đối chất cho phép điều
tra viên rút ra kết luận về thái độ thực của họ đối với hành vi phạm tội.
Khi truyền đạt thông tin cần phải đảm bảo sự tập trung chú ý của ngời bị tác
động. Vì vậy việc truyền đạt thông tin tốt nhất nên thực hiện khi đối tợng đang có
sự xung đột tâm lý mạnh mẽ, đang băn khoăn suy nghĩ về hành vi của mình nhng
do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cha dám khai báo. Những thông tin đợc đa ra
đúng lúc sẽ có tác động rất mạnh, gây ra những cảm xúc mạnh mẽ ở đối tợng.
Tóm lại, việc sử dụng phơng pháp truyền đạt thông tin đúng lúc, bất ngờ sẽ
làm cho đối tợng bị đối chất phải thay đổi t duy, thành thật khai báo. Phơng pháp
này kết hợp với các phơng pháp tác động khác sẽ làm cho đối chất đợc thành công.
2.3.2.3. Phơng pháp thuyết phục

Phơng pháp thuyết phục là phơng pháp đợc sử dụng rất phổ biến, và mang
lại hiệu quả cao. Đây là phơng pháp dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích
cho ngời bị tác động để họ nhận rõ đúng, sai, phải, trái về vấn đề liên quan đến
họ [21, tr.32]. Đó là sự giải thích khuyên nhủ bằng lý lẽ, lập luận bằng logic một
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cách chân thành, tình cảm giúp đối tợng có cách nhìn mới, thái độ phù hợp với yêu
cầu của chủ thể tác động.
Tác dụng của phơng pháp này là phục vụ việc chất vấn xét hỏi khi tiến hành
đối chất. Đồng thời nó cũng có tác dụng lâu dài là cảm hoá t tởng, giáo dục ngời
phạm tội, ngăn ngừa tội phạm. Vì thế phơng pháp này đợc xác định là cơ bản và sử
dụng khá rộng rãi trong mọi trờng hợp, và mọi đối tợng. Đây là một trong số các
phơng pháp đợc điều tra viên đánh giá cao và thờng xuyên sử dụng trong tác động
tâm lý ngời đối chất. Phơng pháp này đợc áp dụng vào việc chuẩn bị tâm lý cho
ngời đối chất, giúp họ nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của cuộc đối chất, đồng
thời thông qua đó bồi dỡng cho ngời đối chất cả về nội dung và phơng pháp tác
động tâm lý, làm cho họ thực hiện đối với ngời bị đối chất có kết quả tốt hơn. Ph-
ơng pháp này còn có tác dụng thuyết phục, cảm hoá, động viên ngời bị đối chất để
họ thấy không thể ngoan cố đợc mãi, phải khai báo trung thực.
Nội dung mà điều tra viên sử dụng khi thuyết phục, cảm hoá thờng có căn
cứ lập luận logic, chặt chẽ. Đó cũng là những vấn đề đợc thể hiện trong chính sách
khoan hồng của Đảng và Nhà nớc, phải gắn với tình hình thực tế của mỗi địa ph-
ơng, nên sẽ rất hiệu quả khi tác động vào thái độ khai báo của những ngời tham
gia đối chất. Khi giải thích chính sách, pháp luật phải chính xác, có sức thuyết
phục, đồng thời phải nhất quán với thực tiễn, không mâu thuẫn với thái độ xử sự
của điều tra viên, phê phán vạch trần sự giả dối của ngời bị đối chất, điều tra viên
phải lấy đờng lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nớc làm kim chỉ nam
cho mọi hành động của mình. Nội dung giáo dục, thuyết phục phải đúng đờng lối
của Đảng, pháp luật của nhà nớc... [16, tr.55].
Phơng pháp thuyết phục chủ yếu đợc sử dụng qua ngôn ngữ của điều tra
viên. Tuy nhiên trong thực tế cơ quan điều tra đã sử dụng thành công thông qua

một số các chủ thể khác. Qua sự khuyên nhủ chân tình, tình cảm của cha, mẹ, vợ,
con, đặc tình trại giam...hay sự phân tích của những ngời có uy tín đều có tác dụng
rất lớn đến tâm lý, thái độ khai báo của những ngời tham gia đối chất. Ví dụ: Bị
can VVP trong vụ án S191 cũng đợc nghiên cứu tác động bởi mối quan hệ gia
đình. Trớc khi đối chất, bố trí cho ngời thân của P vào thăm và nói chuyện biết đứa
con gái út của y vẫn đợc chính quyền cho đi học, chứ không nh y nghĩ, nhng nó rất
Website: Email : Tel : 0918.775.368
buồn vì thiếu vắng đi tình cảm của ngời cha. P hiểu ra sự thật, thơng con, thấy đợc
trách nhiệm của mình với gia đình, nên đã chuyển biến thái độ khai báo, mong
muốn sớm đợc tha thứ để sau này dành nhiều thời gian chăm sóc con cái [1,
tr.228].
Để phơng pháp thuyết phục cảm hoá đợc sử dụng có hiệu quả cần chú ý đến
các vấn đề sau:
Phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý riêng của đối tợng (giới tính, lứatuổi, dân
tộc, tính cách, khí chất...) để lựa chọn cách thuyết phục phù hợp. Nội dung thuyết
phục phải đầy đủ và phải xuất phát từ đờng lối chính sách của Đảng và pháp luật
của nhà nớc. Mặt khác nó cũng phải đợc áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với
từng đối tợng khác nhau. Ngoài ra nội dung thuyết phục cũng phải có căn cứ, là
những vấn đề có tính hiện thực và có sức thuyết phục cao, không quá xa vời thực
tế. Đối với những bị can là quần chúng lao động bất mãn, là giáo dân cuồng tín,
mù quáng, hay là ngời thuộc dân tộc thiểu số lạc hậu khi phân tích thuyết phục
phải làm cho họ thấy rõ chủ trơng, đờng lối của đảng, pháp luật của nhà nớc, để
trên cơ sở đó giúp họ tự liên hệ đến sai lầm, tội lỗi của mình mà quyết tâm ăn năn
hối cải. Phải tìm hiểu cụ thể xem đó là những bất mãn, lạc hậu về vấn đề gì , vì lý
do gì, để tính toán việc giải thích, thuyết phục cho sát thực. Đặc biệt trong quá
trình đối chất, điều tra viên phân tích thuyết phục phải cụ thể trớc sau nh một,
không hứa hẹn những điều không thiết thực làm mất lòng tin của ngời bị đối chất.
Còn đối với bị can cầm đầu các tổ chức phản động, những đối tợng có quan điểm
phản động, có ý thức chống đối sâu sắc. Khi phân tích thuyết phục phải vạch rõ ý
đồ và hoạt động của chúng, đồng thời cũng cần kết hợp nêu ra những dẫn chứng

thực tế, cụ thể về việc làm của chúng để đánh gục t tởng hão huyền, những quan
điểm lệch lạc của bị can
Khi sử dụng phơng pháp này cần chú ý tới t duy của đối tợng bị tác động.
Thuyết phục cảm hoá phải làm cho đối tợng có đợc những suy nghĩ mới tích cực
mà đi đến quyết định đúng đắn. Tuy nhiên khi thuyết phục họ, điều tra viên không
đợc hứa hẹn, lừa dối hay làm cho đối tợng hiểu rằng cứ khai nhận sẽ đợc tha bổng
hoặc đợc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều tra viên chỉ nên tác động dể đối tợng
thấy đợc cái lợi của việc khai báo.

×