Các quỹ đầu cơ đang tiến
hóa thế nào để tồn tại?
Các quỹ đầu cơ (hedge funds) trên toàn thế giới đang trải
qua một giai đoạn khó khăn chưa từng có
Các quỹ đầu cơ (hedge funds) trên toàn thế giới đang trải
qua một giai đoạn khó khăn chưa từng có.
Một mặt, họ đang phải phải chứng minh với nhà đầu tư khả năng
đem lại lợi nhuận bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặt khác, qua các vụ bê bối và lừa đảo gây chấn động dư luận
gần đây, các quỹ đầu cơ buộc phải nhìn lại những hạn chế hệ
thống của mình từ đó tìm cách tiến hóa để tồn tại theo xu hướng
phát triển chung của thị trường.
Trong đó, có thể kể ra những hạn chế quan trọng như mô hình
thu phí quản lý và thưởng chưa hợp lý, phương thức đầu tư gây
tranh cãi, cam kết về lợi nhuận không được thực thi, hình thức tổ
chức quản lý quá lỏng lẻo, tính minh bạch kém hay khả năng
giám sát còn nhiều hạn chế của cơ quan quản lý thị trường.
Hiện trạng không mấy sáng sủa
Cách đây chỉ mới không lâu, hầu hết các nhà đầu tư còn ào ạt
đầu tư vào các quỹ đầu cơ. Các nhà quản lý quỹ đầu cơ được
giới đầu tư tung hô như những “ông chủ mới của vũ trụ”.
Vậy mà bây giờ, họ đua nhau rút tiền ra khỏi các quỹ, kể cả một
số quỹ có lợi nhuận. Tính đến hết năm 2008, theo ước tính của
HedgeFund Intelligence, tổng tài sản của các quỹ đầu cơ đã giảm
đến hơn 30% chỉ còn hơn 1.800 tỉ USD.
Tồi tệ hơn, các quỹ đầu cơ còn bị qui trách nhiệm là một nguyên
nhân quan trọng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay
khiến cho cả thế giới rơi vào cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng nhất
kể từ sau Thế chiến thứ 2.
Sau năm 2008 bết bát chưa từng có của quỹ đầu cơ (thua lỗ
trung bình -15%), rất nhiều ý kiến cho rằng hệ thống quỹ đầu cơ
đang dần tàn lụi, nhưng thực tế cho thấy, thị trường chỉ đang và
sẽ loại bỏ những quỹ có chiến lược đầu tư tồi hoặc nhà quản lý
quỹ tồi.
Giống như định luật Darwin, những quỹ tốt nhất sẽ tồn tại và trở
nên mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng, thu hút nhiều hơn nữa dòng
tiền từ các nhà đầu tư thông minh tinh tế muốn tìm kiếm lợi
nhuận cao hơn kì vọng chung của thị trường, trong khi phải chịu
rủi ro ít hơn.
Nguồn số liệu: hedgefund.net
Các xu hướng tiến hóa
Hợp lý hóa mô hình phí quản lý và thưởng
Mô hình phí truyền thống của một quỹ đầu cơ là 2-20, tức là nhà
đầu tư sẽ trả 2% phí quản lý hàng năm trên số tiền đầu tư, cộng
với 20% tiền thưởng trên lợi nhuận hàng năm đạt được.
Mô hình này bị chỉ trích khá nhiều vì nhà đầu tư cho rằng 2% phí
quản lý là không xứng đáng khi quỹ đầu cơ thua lỗ, mặt khác
20% tiền thưởng cũng cao hơn so với các quỹ đầu tư bình
thường. Thực ra, ngay cả trong một năm tồi tệ như năm 2008, có
đến 1/3 quỹ đầu cơ có lợi nhuận, trong khi đó chỉ có 1/1.700 quỹ
tương hỗ làm được điều tương tự. Điều này cho thấy rằng các
quỹ đầu cơ phần nào xứng đáng với tiền phí cao mà nhà đầu tư
chấp nhận trả.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ông Mark Kritzman, Tổng giám
đốc Công ty Quản lý tài chính Windham Capital Management, mô
hình phí 2-20 không công bằng vì tính chia sẻ bất cân xứng giữa
quỹ đầu cơ và nhà đầu tư. Quĩ đầu cơ không hề chia sẻ thua lỗ
với nhà đầu tư, ngược lại khi có lợi nhuận nhà đầu tư phải chia
lại cho quỹ đầu cơ một khoản đáng kể. Mô hình này làm mất đi
hầu hết tính hấp dẫn vốn có của quỹ đầu cơ, thậm chí lợi nhuận
của nhà đầu tư sau khi trừ đi phí và thưởng không còn cao hơn
so với lợi nhuận đạt được của các chỉ số như S&P 500.
Một hướng thay đổi cho mô hình phí 2-20 đã được nhiều quỹ đầu
cơ áp dụng là nhà đầu tư và quỹ đầu cơ thỏa thuận một mốc lợi
nhuận cố định (ít nhất ngang với lãi suất liên ngân hàng, hay lãi
suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn). Quĩ đầu cơ chỉ được phép
nhận tiền thưởng khi vượt qua được mốc lợi nhuận này, và tiền
thưởng chỉ được tính từ mốc này trở lên.
Khắc phục tranh cãi trong phương thức đầu tư
Khác với quỹ tương hỗ, quỹ đầu cơ chỉ dành cho các khách hàng
đầu tư một khoản tiền lớn (vài triệu USD có thể là một khoản đầu
tư lớn ở quỹ tương hỗ, nhưng đó chỉ là một khoản đầu tư rất
khiêm tốn ở quỹ đầu cơ).
Do đặc thù trong chiến lược đầu tư, quỹ đầu cơ thường chỉ cho
phép nhà đầu tư rút tiền ra một cách hạn chế (chẳng hạn nhà đầu
tư chỉ được phép rút ra mỗi tháng 20% tổng số tiền đầu tư vào
quỹ). Ngoài ra, còn có định chế cho phép quỹ đầu cơ tạm thời
chặn lại không cho nhà đầu tư rút tiền ra khỏi quỹ. Mục đích của
định chế này là giúp cho các quỹ đầu cơ ngăn chặn làn sóng rút
tiền hàng loạt từ nhà đầu tư, gây khó khăn cho hoạt động của các