Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

thảo luận Dân chủ ở cơ sở và vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.32 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ là xu hướng, là khát vọng ngàn đời của con
nguời. Khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng lên,
trình độ trí tuệ của con người ngày càng được phát triển thì nhu
cầu dân chủ ngày càng mạnh mẽ. Để phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động cần phải thực hiện và đảm bảo ngày càng tốt
hơn những điều kiện thực hiện dân chủ cho cá nhân và cộng đồng
xã hội. Dân chủ là động lực và mục tiêu của tiến bộ và phát triển.
Lịch sử phát triển dân chủ là lịch sử đấu tranh cho quyền sống,
quyền mưu cầu tự do và hạnh phúc của con người từng bước xây
dựng một nền dân chủ theo lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng
con người, đưa con người từ xiềng xích đến tự do, từ nô lệ đến
làm chủ, từ thụ động đến sáng tạo. Đó chẳng những là một lý
tưởng cao đẹp của con người và loài người được thực hiện sâu
sắc nhất trong chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
mà còn là con đường và phương thức phát triển của xã hội hiện
đại.
Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của cuộc đấu tranh vì
mục tiêu dân chủ trong tiến trình đấu tranh cách mạng cũng như
trong đời sống xã hội, ngay từ đầu trong đường lối chiến lược
cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định sự thống nhất giữa độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
1
nghĩa xã hội. Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đó, hơn 70 năm
qua, Đảng và nhân dân ta đã phấn đấu, hy sinh quên mình để làm
nên những kỳ tích vẻ vang trong lịch sử dân tộc, đưa nước ta từ
một nước thuộc địa nửa phong kiến, bị xóa tên trên bản đồ thế
giới trở thành một quốc gia độc lập tự chủ, một tấm gương sáng
ngời ý chí quật cường, lòng dũng cảm trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân loại.


Với bản lĩnh chính trị vững vàng, ngày nay Đảng và nhân
dân ta vẫn đang kiên định và vững vàng trên con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội - con đường hướng đến một xã hội mới mà ở đó
sự phát triển cao của lực lượng sản xuất sẽ tạo ra những điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để từng bước thực hiện trên
thực tế nguyên tắc "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người", một xã hội mà ở đó
tất cả mọi quyền lực thực sự thuộc về nhân dân.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là trong những năm
thực hiện đường lối đổi mới đất nước đã chứng tỏ rằng, cùng với
việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế, phát triển văn hóa - xã
hội, vấn đề dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống xã hội đang từng
bước được thực hiện và ngày càng trở thành một động lực to lớn
quyết định trực tiếp đến sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
với cơ chế thị trường và dân chủ hóa xã hội với cơ chế dân chủ là
hai nội dung của một quá trình, phản ánh mối quan hệ giữa kinh
tế và chính trị, trong đó kinh tế là cơ sở, chính trị là sự biểu hiện
2
tập trung của kinh tế. Do vậy, bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân lao động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội chính là điều
kiện cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước.
Với quan điểm đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã tiến hành nhiều chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội
nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Nhờ vậy,
chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên
bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta còn mắc phải một
số sai lầm, khuyết điểm cần phải khắc phục.
Từ một góc độ nhất định, sai lầm khuyết điểm Êy có thể

được xem xét ở khía cạnh nhận thức, thực hiện dân chủ trong
thực tế, mà biểu hiện của nó chính là nhiều lúc, nhiều nơi đã vi
phạm dân chủ nghiêm trọng; đồng thời có lúc người ta lại lợi
dụng dân chủ đã hành động xa lạ với dân chủ và pháp luật làm
cho dân chủ bị biến dạng thành những phản dân chủ. Đó là sự
tách rời quyền với nghĩa vụ, lợi Ých với trách nhiệm, coi thường
pháp luật - vi phạm trật tự kỷ luật và kỷ cương của xã hội Tất
cả những điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội,
tới, quá trình vươn tới tự
do, dân chủ chân chính của mỗi người và xã hội. Đặc biệt ở cơ sở
làng xã - nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước cũng có một bộ phận không nhỏ cán bộ chủ
chốt, có chức, có quyền quan liêu, tham nhòng, xa rời quần
chúng, ức hiếp nhân dân, thậm chí có nơi còn đặt ra những quy
3
định gây phiền hà, tạo kẽ hở cho sự sách nhiễu, vi phạm quyền
làm chủ của nhân dân, dẫn đến những phản ứng của họ nhằm đấu
tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực của một số cán bộ, đảng
viên và chính quyền cơ sở, tạo thành điểm nóng chính trị - xã hội
cần phải xử lý (như hiện tượng ở Thái Bình thời kỳ 1996-1998).
Nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là do việc thực hiện
phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa
được cụ thể hóa thành pháp luật, chậm đi vào cuộc sống, nhân
dân chưa được hưởng quyền dân chủ đầy đủ và thực sự. Chính vì
thế Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)
đã ra Chỉ thị số 30CT/ TW ngày 18/02/1998 về việc xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và Chính phủ ban hành Nghị
định số 29/ NĐ-CP ngày 11/05/1998 về việc ban hành quy chế
thực hiện dân chủ ở xã, nhằm tiếp tục phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động.

Việc thực hiện Chỉ thị 30/ CT-TW của Đảng và Nghị định
29/ NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng và thực hiện qui chế dân
chủ ở cơ sở trong những năm qua đã cho thấy, nhân dân cả nước
tiếp nhận chủ trương này một cách phấn khởi và tin tưởng. Chỉ thị
này đang đi vào cuộc sống tạo nên chuyển biến tích cực trong
nhận thức chính trị và hành động của đông đảo các tầng lớp nhân
dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện quy chế đã
cho thấy vẫn còn nhiều mặt bất cập cần được bổ sung, điều
chỉnh.
4
Để chủ động phát huy những mặt tích cực, hạn chế những
mặt tiêu cực trong quá trình thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở
làng xã, cần phải thường xuyên nghiên cứu lý luận, chú trọng
tổng kết thực tiễn, ra sức khắc phục những thiếu sót trong quá
trình xây dựng và thực thi chính sách. Đó là việc làm cần thiết.
Vì lẽ đó tác giả lựa chọn vấn đề: "Dân chủ ở cơ sở và vấn đề
thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay" làm đề tài
nghiên cứu và viết công trình luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Dân chủ là một vấn đề nhạy cảm, từ lâu đã thu hút sự quan
tâm chú ý của nhiều nhà hoạt động chính trị cũng như các nhà
khoa học ở nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong
nước ta và trên thế giới.
Ở nước ta, dân chủ và dân chủ hóa đã trở thành một trong
những nội dung cơ bản được đề cập trong các văn kiện của Đảng
và Nhà nước, đặc biệt thể hiện rõ trong thời kỳ đổi mới.
Những thành tựu nghiên cứu lý luận về dân chủ được thể
hiện ở những công trình của nhiều tác giả và tập thể tác giả. Ví
dụ:
- Dân chủ là giải phóng, Tạp chí cộng sản số 3/1990 của

tác giả Hồ Văn Thông.
- Những lực cản đối với quá trình dân chủ hóa ở Việt
Nam - Báo Nhân dân, số ra ngày 22/4/1998 - của tác giả Hoàng
Chí Bảo.
5
- Dân chủ một đề tài thời đại, Tạp chí Thông tin lý luận, số
9/1998 tác giả Đỗ Tư.
- Dân chủ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Tạp chí Thông
tin lý luận sè 7/1989 của tác giả Hoàng Chí Bảo.
- Dân chủ Tư sản và dân chủ Xã hội chủ nghĩa, Nxb
ST.H.1991- tác giả Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo.
- Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ:
Quan điểm lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí TTLL
sè 9/1992- tác giả Hoàng Chí Bảo.
- Để thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí cộng sản
số 2/1999- tác giả Trần Quang Nhiếp.
- Dân chủ ở cơ sở là điểm mấu chốt để thực hiện quyền
dân chủ, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1/1999 của tác giả Lê
Minh Châu.
- Dân chủ. Di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1997 - tác giả Nguyễn Khắc Mai.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì
dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 - Tác giả Nguyễn
Đình Lộc.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp thực hiện quyền lực
nhân dân ở nước ta,- Tạp chí cộng sản số 4/1990 - Tác giả Đào
Trí Óc.v.v
6
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp
chí khoa học, các luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ, thạc sĩ về dân chủ

và dân chủ hóa ở nước ta.
Các công trình nghiên cứu đó từ những hướng tiếp cận và
phạm vi nghiên cứu khác nhau đã cố gắng làm rõ bản chất, nội
dung, tính chất, cơ chế thực hiện dân chủ cũng như vai trò của
việc mở rộng quyền làm chủ của nhân dân đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, dân chủ ở cơ sở vẫn
đang còn là vấn đề tương đối mới mẻ, những công trình nghiên
cứu về dân chủ ở cơ sở vẫn còn khá khiêm tốn. Với đề tài này,
tác giả mong muốn góp phần nghiên cứu bổ sung vào chỗ còn
thiếu hụt đó.
Thực hiện qui chế dân chủ ở xã gắn liền với đổi mới và
nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở, đặc biệt là ở cấp xã đang là
vấn đề có tính đột phá trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Ở nước ta, nông thôn gắn liền
với nông nghiệp và nông dân là cả một địa bàn rộng lớn. Số
lượng làng xã, là cấp cơ sở ở nông thôn với trên 9000 đơn vị,
chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng số 10.500 đơn vị cơ sở của quản
lý nhà nước ta hiện nay. Trong sè 9.000 xã lại bao gồm 86000
thôn làng, Êp, bản, phum, sóc - nơi có trên 60 triệu người và trên
12 triệu hộ gia đình sinh sống và làm ăn ở nông thôn. Xã lại đa
dạng về loại hình, quy mô diện tích, số lượng dân cư với các dân
tộc và tôn giáo. Vì lẽ đó, sẽ là cần thiết khi tác giả chọn một số
địa phương ở khu vực miền Trung làm điểm khảo sát, lấy đó làm
7
điểm khu biệt, giới hạn của đề tài nghiên cứu. Tác giả hy vọng
rằng, thông qua kết quả nghiên cứu sẽ có được những thông tin
bổ Ých phục vụ cho việc tiếp tục phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời góp
phần làm trong sạch, lành mạnh hệ thống chính trị ở cơ sở - điều
kiện và nội dung hợp thành của sự phát triển bền vững ở từng địa

phương và trên cả nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa những quan điểm lý luận cơ bản
về dân chủ, khảo sát thực trạng dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân
chủ ở cơ sở nông thôn và tình hình triển khai, tổ chức thực hiện
qui chế dân chủ ở nông thôn trên địa bàn một số tỉnh miền Trung,
để đánh giá, rót ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất một số
giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện và phát huy dân chủ ở nông
thôn nước ta.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các
nhiệm vụ
sau đây:
Một là: Hệ thống hóa các quan điểm lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về dân chủ làm
cơ sở cho việc khẳng định dân chủ ở cơ sở trở thành mục tiêu và
8
động lực của công cuộc xây dựng, phát triển nông thôn Việt Nam
hiện nay.
Hai là: Phân tích thực trạng, đánh giá dân chủ ở nông thôn
nước ta hiện nay, đặc biệt qua 5 năm triển khai thực hiện QCDC ở
xã, từ đó rót ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản về thực hiện
cuộc vận động dân chủ hóa ở nước ta.
Ba là: Nêu lên một số quan điểm và giải pháp chủ yếu để
tiếp tục nâng cao nhận thức về vấn đề dân chủ ở cơ sở, góp phần
thực hiện và phát huy hơn nữa dân chủ ở nông thôn nước ta.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của luận án là chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong Triết
học Mác - Lênin, các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh và
Đảng ta về Đảng dân chủ và xây dựng thể chế, thiết chế dân chủ.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như
phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh và
điều tra xã hội học để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên
cứu.
5. Cái mới về mặt khoa học
- Hệ thống hóa và khái quát hóa những vấn đề lý luận về
dân chủ và thực tiễn dân chủ hóa ở Việt Nam trong gần 20 năm
đổi mới. Luận chứng về sự cần thiết, vai trò, tác dụng của dân
9
chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở trong công cuộc đổi mới ở Việt
Nam.
- Thông qua những dữ liệu thực tế góp phần chứng minh
tầm quan trọng, tính đột phá của việc thực hiện dân chủ và quy
chế dân chủ ở cơ sở xã trong sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Chỉ ra những việc cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện về nội
dung quy chế dân chủ cơ sở và đổi mới, nâng cao hiệu quả về
cách làm để quy chế dân chủ ở xã phát huy được vai trò của nó
trong việc đảm bảo dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nông
dân ở nông thôn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần phát triển hướng nghiên cứu mới về lý luận và
tổng kết thực tiễn về dân chủ ở nước ta từ góc độ cơ sở và HTCT
ở cơ sở nông thôn.
- Luận án là một tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy,
nghiên cứu về dân chủ cơ sở, Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn
trong các trường Đại học, cao đẳng và các trường chính trị trong

cả nước, cho các đối tượng rộng rãi có quan tâm tới đề tài nghiên
cứu này.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
10
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VÀ DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN
NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về bản chất và vai trò của dân chủ
1.2. Dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội để thực
hiện và phát huy dân chủ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới
1.3. Dân chủ ở cơ sở và những đặc thù về dân chủ ở nông
thôn
Việt Nam
Chương 2
THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN
VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. Vai trò của dân chủ trong công cuộc xây dựng và phát
triển nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới
2.2. Quy chế dân chủ ở cơ sở - bước đột phá trong quá
trình thực hiện và phát huy dân chủ ở nông thôn Việt Nam
2.3. Những bài học kinh nghiệm bước đầu về thực hiện
dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn (từ thực tế một số
tỉnh miền Trung)
11
Chương 3

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở
NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Quan điểm, phương hướng và nguyên tắc thực hiện và
phát huy dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay
3.1.1. Quan điểm.
3.1.2. Phương hướng và nguyên tắc
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy dân chủ ở nông
thôn nước ta hiện nay
3.2.1. Thể chế hóa, pháp luật hóa các nội dung của QCDC
nhằm từng bước hoàn thiện các hình thức dân chủ đại diện và dân
chủ trực tiếp ở xã.
3.2.2. Tìm kiếm những hình thức, mô hình kinh tế có khả
năng huy động tối đa các nguồn lực ở nông thôn hiện nay
3.2.3. Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động
của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn.
3.2.4. Nâng cao ý thức, năng lực thực hành dân chủ của
nông dân
3.2.5. Xây dựng đời sống cộng đồng tự quản ở cơ sở làng
xã.
3.2.6. Xây dựng đội ngũ cán bộ làng xã có phẩm chất năng
lực xứng đáng với sự ủy quyền của dân và tận tụy phục vụ dân.
12
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
13

×