Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

báo cáo thực hành khảo sát hệ sinh thái cữa sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.1 KB, 4 trang )

BÁO CÁO THỰC HÀNH
KHẢO SÁT HỆ SINH THÁI ĐỒNG RUỘNG
 
Người thực hiện: nhóm 1
1. Nguyễn Văn Thọ
2. Nguyễn Trung Thành
3. Trần Bá Đại
4. Trần Anh Dũng
5. Phan Thanh Dương
- Địa điểm khảo sát: cánh đồng lúa ở ngã 3 chợ Bắc Lý
- Thời gian khảo sát: ngày 19 tháng 4 năm 2015
- Mục đích: tìm hiểu về hệ sinh thái đồng ruộng
- Chuẩn bị: xe máy, máy ảnh, vợt bắt sâu bọ, vở bút ghi chép
NỘI DUNG
I. Khái niệm về hệ sinh thái đồng ruộng
Hệ sinh thái đồng ruộng là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì
dựa vào các quy luật khách quan của tự nhiên, với mục đích thỏa mãn
những nhu cầu trên nhiều mặt và ngày càng tăng của mình.
II. Những thành phần chính của hệ sinh thái đồng ruộng.
- Yếu tố phi sinh vật: Bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió,
đất,nuớc Ðây là những yếu tố cần thiết cho sự sống của cây lúa, chúng
thay đổi theo ngày, tháng, năm, mùa vụ, tác động mạnh đến yếu tố sinh
vật.
- Yếu tố sinh vật: Bao gồm cây kí chủ, dịch hại và thiên dịch
+ Cây lúa: Cây lúa tạo nên tiểu vùng khí hậu, là nguồn thức ăn và
nơi cư trú cho các loài dịch hại khác nhau và thiên dịch của chúng.
+ Dịch hại: Gồm sâu hại, cỏ dại, chuột, ốc biêu vàng, nhện hại,
nấm, vi khuẩn, virut.
+ Thiên dịch: Là những sinh vật sống lấy dịch hại làm nguồn thức
an như côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh, bệnh ký sinh cá, tôm, ếch,
nhái, chim, giun và các loại vi sinh vật sống trong đất.


III. Những điều cần lưu ý ở hệ sinh thái đồng ruộng.
- Cây lúa thuờng đuợc canh tác trên diện rộng theo mùa vụ nên các
vi sinh vật rất đa dạng.
- Nuớc hiện diện gần suốt vụ lúa cho nên sinh vật sống trong nuớc
và bên trên mặt nuớc chiếm ưu thế và rất quan trọng.
- Chu kỳ sinh truởng của cây lúa ngắn, chỉ kéo dài trên duới ba
tháng, nên thế cân bằng giữa các sinh vật chỉ là tạm thời so với sự cân
bằng giữa các sinh vật ở hệ sinh thái cây trồng lâu năm.
- Trình độ thâm canh cao như mật độ gieo cấy dầy tạo nên tiểu khí
hậu đặc trưng của ruộng lúa, nông dân dể dàng điều khiển mực nuớc
ruộng, áp dụng phân bón, nông dược, giống lúa khác nhau nên hệ sinh
thái của từng ruộng lúa cũng sẽ khác nhau.
- Sự cân bằng sinh thái đồng ruộng rất dễ bị phá vỡ do nông dân dễ
dàng áp dụng các loại nông dược để giết hại dịch hại lẫn thiên địch.
- Cần hiểu biết về những nguyên tắc trên ruộng lúa để đảm bảo
được mối cân bằng trong hệ sinh thái ruộng lúa.
IV. Thống kê các loài sống trong hệ sinh thái đồng ruộng
- Châu chấu, dế, bọ xít, bướm, chuồn chuồn, ong, chim, chuột, rắn,
ếch, nhái, bọ rùa, bọ ngựa, thạch sùng
- Sâu dục thân, rầy nâu, rầy trắng, sâu cuốn lá nhỏ,
- Cá, ốc biêu vàng,
V. Một số chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đồng ruộng
1. Mô hình chuỗi thức ăn cơ bản
Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ bậc 1 → Sinh vật tiêu thụ bậc 2 →
Sinh vật tiêu thụ bậc 3
2. Một số luới, chuỗi thức ăn
a. Chuỗi thức ăn
Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn
Lúa → Sâu dục thân → Chuồn chuồn → Chim → Nguời
Lúa → Bọ xít đen → Ong đen → Thạch sùng → Rắn → Nguời

Lúa → Sâu cuốn lá → Nhện ăn thịt → Cá → Rắn → Chim bắt rắn
Lúa → Rầy nâu →Bọ rùa → Ong mắt đỏ
Lúa → Sâu đục thân 2 chấm → Hổ trùng → Thạch sùng → Rắn
Lúa → Sâu đục thân → Ðuôi kìm → Chim → Nguời

b. Luới thức ăn
Chim bắt rắn

Lúa → Sâu dục thân → Nhện ăn thịt → Cá → Rắn → Nguời
↑ ↑ ↑
Lúa → Sâu dục thân 2 chấm → Hổ trùng → Thạch sùng → Chuột
VI. Mối quan hệ sinh vật với sinh vật
1. Quan hệ khác loài
* Quan hệ cạnh tranh
- Khái niệm: Là quan hệ giữa hai hay nhiều loài cạnh tranh với nhau
về nguồn thức ăn và không gian sống có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt
loài kia.
- Trong hệ sinh thái đồng ruộng, lúa và thực vật khác (cỏ dại) có mối
quan hệ cạnh tranh với nhau do:
+ Cùng nhu cầu về thức ăn (hút chất dinh dưỡng, phân bón từ
đất, lấy ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ đi nuôi cơ thể).
+ Cùng nhu cầu về nơi ở: diện tích đất trên một cánh đồng lúa.
* Quan hệ hỗ trợ
- Khái niệm: Ở hệ sinh thái đồng ruộng, vi khuẩn lam sống cộng sinh
với bèo hoa dâu có trên bề mặt nước giúp cố định đạm cung cấp nguồn
đạm cho lúa.
* Quan hệ kí sinh - vật chủ
- Khái niệm: Là quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh
vật chủ có thể gây hại và giết chết vật chủ.
- Khi cây lúa sống ở diều kiện tốt nhất thì kí sinh có thể có, gặp điều

kiện thuận lợi kí sinh phát triển rất mạnh tạo thành dịch và hại lúa. Khi trở
thành bệnh dịch, một diện tích lớn lúa sẽ bị ảnh huởng, làm giảm khả năng
phát triển của cây và giảm năng suất lúa.
* Quan hệ vật ăn thịt – con mồi
- Khái niệm: Khi sâu, châu chấu phát triển mạnh là nguồn thức ăn
dồi dào cho các loài như chim sâu, rắn, ếch, ong mắt dỏ phát triển.
2. Quan hệ cùng loài
* Quan hệ cạnh tranh
- Giữa những cây lúa với nhau cũng có sự cạnh tranh nhau về chất
dinh duỡng, nguồn sáng do vậy có hiện tượng tự tỉa thưa.
* Quan hệ hỗ trợ
- Mối quan hệ này thể hiện khi gặp diều kiện bất lợi từ môi truờng,
lúa sẽ tăng khả năng chống chịu lên. Chẳng hạn khi gặp hạn, chúng sẽ giữ
dộ ẩm tốt hơn, còn khi gặp bão, lụt, gió chúng sẽ giúp nhau đứng mà
không bị đổ.
VII. Mối quan hệ giữa sinh vật với môi truờng
- Môi truờng nông nghiệp ảnh huởng rất lớn đến các loài dịch hại
xuất hiện trên lúa. Các yếu tố tự nhiên của môi truờng như là thời tiết, tiểu
khí hậu, cây trồng sẵn có, sự tác động của thiên địch, tác động của con
nguời Có ảnh hưởng trực tiếp tới các quần thể của sâu bệnh hại trong
ruộng lúa.
- Môi trường bao gồm nhiều yếu tố sinh thái có tác động qua lại, sự
tác động của nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng đối với
nhân tố khác và sinh vật chịu sự biến đổi đó. Tất cả các nhân tố đều gắn
bó chặt chẽ với nhau và tạo thành một tổ hợp sinh thái.
- Sinh vật và môi trường có mối quan hệ tương hỗ. Sự phát triển của
sinh vật không làm hại tới môi trường.
- Mỗi sinh vật chỉ có thể sống trong những điều kiện môi trường cụ
thể. Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng (phân bón) và các
điều kiện môi trường khác phải tồn tại ở một mức thích hợp thì sinh vật

mới có thể tồn tại được.
+ Lúa chỉ có thể tồn tại trong điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ
ẩm, chất dinh duỡng, nếu nhiệt độ quá cao, nắng nóng kéo dài dẫn đến
hạn hán hay mưa nhiều ngày làm ngập úng thì cây lúa đều bị chết.
+ Nếu môi truờng dất nghèo chất dinh duỡng trong thời gian dài,
cây sẽ chậm phát triển, tới một mức độ nào đó cây có thể sẽ chết.
- Chúng ta thấy rằng, các yếu tố chuyên hóa thường quyết định
những loài sinh vật nào có thể sống đuợc trong từng địa điểm cụ thể. Bởi
vậy, chúng ta có thể dựa theo các sinh vật để xác dịnh kiểu môi truờng vật
lí, nhất là khi các yếu tố mà chúng ta quan tâm lại không thuận lợi cho việc
gieo trồng.

×