Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế bài cơ quan phân tích thính giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.96 MB, 28 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI CƠ QUAN PHÂN TÍCH
THÍNH GIÁC"
A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ môn Sinh học cũng như các bộ môn khác ở THCS đã và đang thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên đã sử dụng phần mềm PowerPoint để soạn bài
giảng làm cho tiết dạy thêm sinh động, vì trong bài giảng có hình ảnh tĩnh, động phong
phú, những đoạn phim thực tế, trực quan hấp dẫn, giúp các em hiểu biết thêm về thế giới
động, thực vât.con người, đặc điểm thích nghi, thí nghiệm trực quan, chiều hướng tiến
hoá, các mối quan hệ giữa động thực vật và con người,các quá trình sinh lí hóa ở sinh
vật… , gây hứng thú học hỏi tìm tòi ở học sinh. Qua đó, giúp các em có lòng say mê yêu
thích môn học hơn, góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm yêu quý và bảo vệ động, thực
vật. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh tìm tòi,…
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Giáo viên là người
hướng dẫn học sinh tự tìm tri thức thông qua những hình ảnh trực quan, nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học. Trong chương trình Sinh học THCS mới, được thiết kế theo lôgic
môn học: “Thực vật - Động vật - Giải phẫu sinh lý người - Di truyền”. Trước đây, nội
dung được chú trọng đến hệ thống kiến thức lý thuyết, sự phát triển tuần tự và chặt chẽ
các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, thì hiện nay chương trình Sinh học THCS được
thiết kế chủ yếu dựa trên tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của người học.
Đặc biệt, sách giáo khoa đã kênh nhiều hình ảnh đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Do đó,
giáo viên cần trau dồi cho mình một số kỹ năng thu thập, tìm kiếm tư liệu và xử lý một số
đoạn phim, hình ảnh để đưa vào trong bài soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint nhằm
tạo ra sự mới lạ, đa dạng, phong phú cho tiết dạy, giúp các em hứng thú học tập hơn, nhớ
bài lâu hơn, đào sâu kiến thức hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học.
Bài giảng sử dụng PowrPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng,
phân tích những hiện tượng khó diễn tả bằng lời, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài
giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh hay sơ đồ giúp học sinh dễ nắm bắt vấn đề, đưa
thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức cho học sinh, tổ
chức các hình thức học tập mới


Hình ảnh được trình chiếu trên PowrPoint khác với một tranh tĩnh, bên cạnh sự phong
phú của những lựa chọn phù hợp, còn có thể mô tả chi tiết và đưa ra lần lượt những chỉ
dẫn cần thiết minh hoạ cho bài giảng. Sử dụng PowrPoint để mô phỏng những quá trình
Sinh học mà tranh ảnh thường không thể diễn tả được bản chất của hiện tượng. Một trong
những ưu điểm của PowrPoint là có thể đưa vào những đoạn video, ảnh flash dùng mô tả
hiện tượng Sinh học mà không thể hoặc khó thực hiện thí nghiệm trên lớp như các quá
trình nguyên phân, giảm phân, sự tổng hợp axit amin
Tóm lại, yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế bài giảng điện tử là thiết kế được các hoạt động
để hỗ trợ học sinh trong việc tự chiếm lĩnh kiến thức. Các bài giảng điện tử được thiết kế
phải là phương tiện hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai
đoạn hiện nay.
B. NỘI DUNG
I. CHUẨN BỊ BÀI SOẠN
Nếu giáo án được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo trước khi lên lớp thì nhất định cách dạy
của thầy giáo sẽ chủ động, tự tin, linh hoạt và đạt chất lượng cao hơn. Dù thầy, cô đó có
tài giỏi, thông tuệ tới đâu đi nữa và phương tiện dạy học có hiện đại đến đâu đi nữa
nhưng nếu không soạn giáo án hoặc soạn giáo án qua loa, hời hợt thì nhất định tiết dạy
ấy, bài học ấy sẽ không tránh khỏi những lúng túng, bỡ ngỡ và sơ suất và chẳng có gì mới
mẻ, sâu sắc hơn so với lần dạy trước về kiến thức, nội dung vì do phụ thuộc quá nhiều
vào trí nhớ và kinh nghiệm của mình mà không cập nhật kiến thức, phương pháp mới. Vì
vậy ở từng năm học, mỗi thầy, cô giáo đều phải thực hiện nghiêm túc việc soạn giáo án
theo quy định các bước lên lớp đ• được phổ biến.
Trong bài soạn cần chú ý những điều sau:
1. Xác định mục tiêu của bài học: Trình bày cụ thể mức độ cần đạt được đối với kiến
thức, kỹ năng và phát triển tư duy của học sinh.
-Nội dung kiến thức cần cho học sinh tự nghiên cứu. Trong đó kiến thức nào là trọng tâm
-Xác định được ý nghĩa giáo dục của kiến thức
2.Xác định nội dung kiến thức
-Kiến thức của bài thuộc loại kiến thức nào, trên cơ sở đó xắp xếp tiêu đề theo một hệ
thống các bước cần nghiên cứu

-Chuẩn bị các câu hỏi
-Chuẩn bị hình ảnh: Tranh vẽ, ảnh chụp, đoạn phim khoa học trình chiếu trên màn hình
-Chuẩn bị nội dung Phiếu học tập, sơ đồ, bảng biểu
-Chọn thời điểm đưa hình ảnh, phim . Hình ảnh được chọn phải điển hình chứa đựng nội
dung cơ bản của kiến thức tránh đưa ra nhiều hình ảnh cùng lúc gây ra sự phân tán của
học sinh, giờ học không có hiệu quả.
-Những câu hỏi đưa ra phải trọng tâm, hướng học sinh vào tình huống có vấn đề cần phải
giải quyết, câu hỏi phải vừa sức và gây được hứng thú cho học sinh.
3- Lựa chọn các phương pháp và phương tiện gắn với từng nội dung cụ thể giúp học sinh
khai thác tự chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức đặt ra. Tuỳ theo nội dung kiến thức của bài
để lựa chọn phương tiện thích hợp (không phải nhất thiết bài nào cũng sử dụng
PowrPoint). PowrPoint là một phương tiện trình diễn sinh động thông qua sự phong phú
của hình ảnh, các dạng sơ đồ, các bài tập trắc nghiệm khách quan
II. VẬN DỤNG
Từ kinh nghiệm của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn,
dự giờ các đồng nghiệp tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ khi giảng dạy bài 51: Cơ
quan phân tích thính giác - Sinh học lớp 8.
*. Mục tiêu
- Kiến thức:
+. Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác
+. Mô tả được các bộ phận của tai và chức năng của từng bộ phận bằng sơ đồ
+. Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh bằng sơ đồ đơn giản
+ Cơ sở khoa học của việc giữ vệ sinh tai
- Kỹ năng:
+. Quan sát và phân tích kênh hình, hoạt động nhóm
- Thái độ:
+. ý thức giữ vệ sinh tai
* Chuẩn bị:
GV: - Mô hình tai
- Bài giảng trên Power Point 2003

HS: - Học bài cũ : Cơ quan phân tích, cơ quan phân tích thị giác
- Tìm hiểu bài mới
* Kế hoạch giảng dạy
1. Hỏi bài cũ: Cơ quan phân tích gồm những bộ phận nào?
2. Vào bài: Chúng ta nhận biết được những âm thanh to nhỏ, nghe được các bản nhạc,
bài hát , lời giảng là nhờ cơ quan nào?
Bài mới: Tiết 53: Cơ quan phân tích thính giác
GV nêu câu hỏi: Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào?
HS trả lời – GV ghi bảng
_ Tế bào thụ cảm thính giác
Cơ quan phân tích thính giác gồm Dây thần kinh thính giác(Dây số VIII)
Vùng thính giác
I. Cấu tạo của tai:
Cho Hs quan sát hình vẽ trên Slide1, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
Lưu ý: Trong Slde 1 tôi để cả hinh vẽ cấu tạo tai và bài tập để HS vừa quan sát vừa làm
bài tập Giáo viên trình chiếu đồng thời cả hai sơ đồ và bài tập, hướng dẫn học sinh quan
sát sơ đồ, trao đổi nhóm để hoàn chỉnh các thông tin về cấu tạo tai bằng cách điền các từ
thích hợp vào chỗ trống.
Sau khi dành thời gian cho HS thảo luận nhóm tôi sẽ cho 3 nhóm lần lượt báo cáo theo
cấu tạo của tai ngoài, tai giữa và tai trong các nhóm khác bổ sung. Trước khi nhóm thứ
nhất báo cáo tôi trình chiếu slide 2 trên đó chứa kênh hình là phần cấu tạo của tai ngoài
và kênh chữ là phần thông tin 1 của bài tập trên. Khi HS báo cáo lần lượt cho xuất hiện
hiệu ứng các từ còn thiếu vào chỗ trống và nối các hiệu ứng xuất hiện từ với hình vẽ để
làm rõ hơn vị trí từng phần của cấu tạo ví dụ khi HS điền từ ống tai thì vừa xuất hiện từ
đó vừa nối hiệu ứng với phần ống tai trên tranh vẽ ( Từ điền vào nên có màu khác với
màu của đoạn thông tin)
Sau
khi hoàn chỉnh đoạn thông tin 1. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1: Nêu cấu tạo của tai ngoài?
GV ghi lên bảng theo dạng sơ đồ .

Câu hỏi 2: Tai ngoài có chức năng gì? Cấu tạo của từng phần phù hợp với chức năng mà
nó đảm nhận
Vành tai: Hứng sóng âm
Tai ngoài ống tai: Hướng sóng âm

Màng nhĩ : Rung động và truyền
Sóng âm
Tai
Tương tự như thế tôi cho lần lượt 2 nhóm khác báo cáo hoàn thành thông tin ở phần 2 và
3 trong bài tập ở slide 1, sau khi đ• trình chiếu slide3, 4.Sau khi hoàn chỉnh đoạn thông
tin 2 , GV nêu câu hỏi:
Câu hỏi 3: Cấu tạo của tai giữa ?
Câu hỏi 4: Chuỗi xương tai có tác dụng gì?
Câu hỏi 5: Sự khác biệt về diện tích màng nhĩ với màng cửa bầu dục có ý nghĩa gì?
Câu hỏi 6: Tại sao lúc máy bay lên xuống hành khách cần há miệng ?
GV hoàn chỉnh kiến thức và ghi bảng:
Chuỗi xương tai
Tai tai giữa Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ
Cửa bầu : khuyếch đại âm
Nhóm báo cáo hoàn thành phần 3 . Sau đó GV và HS hoàn thành kiến thức cấu tạo các
phần của tai trong
Câu hỏi 7: Tai trong gồm những bộ phận nào, chức năng của từng phần?
- GV ghi bảng
Tai Cơ quan tiền đình và các ống bán khuyên: Thu
nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động
của cơ thể trong không gian
Tai trong

ốc tai : Thu nhận kích thích sóng âm GV chiếu slide 5
cho HS quan sát và yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của ốc tai theo hệ thống câu hỏi

Cho HS nêu các ý kiến của mình cuối cùng GV tổng hợp lại

ốc tai xương
- Các phần của ốc tai?
- Ốc tai màng có cấu tạo như thế nào?
- Đặc điểm của màng cơ sở? Nhận xét gì về sợi liên kết trên màng cơ
sở

ốc tai Màng tiền đình

ốc tai màng Màng bên
24.000 sợi liên kết
Màng cơ sở Cơ quan Coocti chứa
TB thụ cảm thính giác
Với cách thiết kế như vậy, học sinh luôn được quan sát hình ảnh, sơ đồ, dễ dàng khai thác
kiến thức một cách triệt để khắc sâu cấu tạo và đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng,
điều đó đ• phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.
II. Chức năng thu nhận sóng âm
Hạn chế rõ rệt nhất của một số tiết dạy ở mục này là: giáo viên trình chiếu sơ đồ tĩnh vì
thế giờ dạy diễn ra một chiều, học trò tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát
huy được tính tích cực của học sinh, dấu ấn kiến thức khắc vào trí n•o học sinh một cách
mờ nhạt, hiệu quả của việc học tập thấp.
Từ những hạn chế trên, tôi đ• thiết kế mục này như sau:
Tôi cho HS xem đoạn phim quay chậm về quá trình truyền âm từ không khí vào các bộ
phận trong tai .Cho HS xem qua lần 1 sau đó tôi chiếu Slide 6 có yêu cầu của bài tập trắc
nghiệm , để HS nghiên cưú kĩ bài tập tôi cho HS xem ti ếp lần 2 hoàn thành bài tập .
HS đọc kết quả của mình , các bạn khac nhận xét , GV đưa ra đáp án đúng.
Gọi 1 HS đọc thông tin theo thứ tự đúng . HS trả lời lần lượt các câu hỏi
Câu hỏi 8: Trình bày sự thu nhận cảm giác âm thanh?

Câu hỏi 9: Tại sao chúng ta lại nghe được những âm thanh có tần số khác nhau?
Câu hỏi 10: Khi bơi trong nước chúng ta không nghe được tiếng gọi trên bờ , vì sao?
Câu hỏi 11: Vì sao có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái?
Chuyển
động
- GV ghi bng:
Da vo s cu to tai ó ghi trờn GV hng dn HS ghi ni dung truyn súng õm
Sóng âm từ nguồn phát
Vành tai Hứng vào
Tai ngoài ng tai
Màng nhĩ Rung động- khuếch đại
âm
Vòi nhĩ
Tai Tai giữa Chuỗi xơng tai - Rung động
Cửa bầu
Rung động
Các ống bán khuyên
c tai xơng chứa ngoại dịch

Tai trong c tai Màng tiền đinh
Nội dịch
c tai màng Màng bên
Màng cơ sở
Rung động cơ quan Coocti :
Tế bào thụ cảm
Xung TK
Dây TK thính giác

Vùng thính giác
Vi cỏch thit k bi nh trờn, buc hc sinh phi ch ng suy ngh, tip thu trờn c s

hng dn ca giỏo viờn qua mt h thng cõu hi lụgic, ch khụng phi th ng tha
nhn kt qu do giỏo viờn mụ t nh thng lm. Do ú sau khi hc xong bi, hc sinh
hiu rừ c cu to tai, c ch truyn õm ng thi lm rừ thờm chc nng ca tng b
phận của tai cũng như sự thích nghi giữa cấu tạo và chức năng và đ• biết vận dụng kiến
thức để trả lời câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa một cách dễ dàng
III. Biện pháp giữ vệ sinh tai
Từ những kiền thức về cấu tạo tai và cơ chế truyền âm các em thu nhận đươc ở trên GV
cho HS tự đề ra các biện pháp vệ sinh tai qua hệ thống câu hỏi
Câu 11: Để tai hoạt động tốt cần lưu ý vấn dề gì?
Câu 12: Nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai?
Câu 13: Tại sao các bệnh tai mũi họng thường có liên quan tới nhau?
Câu 14: Bản thân em đã làm được những việc gì để bảo vệ tai, mũi họng?
- Giữ vệ sinh tai sạch sè bằng khăn mềm, tăm bông
- Bảo vệ tai:
+. Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai, nghịch tai.
+. Giữ vệ sinh mũi họng
+ Có biện pháp chống và giảm tiếng ồn
- GV giới thiệu thêm với các em một số thông tin bổ sung về một số bệnh về tai qua slide
7. Cho 1 HS đọc thông tin
Để củng cố và ghi nhớ bài học, giáo viên chỉ định một học sinh đọc phần kết luận của bài
sau đó giáo viên tổ chức cho HS trò chơi giải ô chữ , hướng dẫn học sinh về nhà làm bài
tập qua slide 8,9
n

t
g
a i
2
4
6

7
1
À
h
v
n
t a i
À
n g n h ĨM
Ó
S n
m
g Â
u

a
b
C Ử
h Ĩnv Ò
i
c t i
Ó
c o
n

tg
a i
m
a n t h h
Ô1: Hứng sóng âm là chức năng của

bộ phận này

C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Đối với giáo viên:
Giờ học được tiến hành đầy đủ, gọn nhẹ, tự tin. Trong giờ học GV không phải giảng
giải thuyết trình nhiều.
2. Đối với học sinh:
- Đã phát huy được tính tích cực vào bài giảng vì bài học luôn đặt HS trước những tình
huống có vấn đề cần giải quyết ,sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở đăc biệt là sử
dung việc trình chiếu các hình ảnh tĩnh và động , các đoạn phim , sự xuất hiện các hiệu
ứng phù hơp, hệ thống ghi bảng bằng sơ đồ . bảng biểu
- HS tiếp nhận nguồn kiến thức bằng cả tai và mắt nên giờ học sinh động mà HS lại nắm
bài chắc hơn, hiểu bản chất vấn đề hơn
ở bài học này, học h đã hiểu rõ các thành phần chính và chức năng của cơ quan phân
tích thính giác , cơ chế truyền âm bằng phương pháp tích cực để rút ra kết luận chứ
không bị áp đặt một cách máy móc.
3. Kết quả cụ thể: Tôi tiến hành dạy thể nghiệm ở hai lớp 8A và 8B có kết quả khảo sát
đầu năm tương tự nhau thì thu được kết quả như sau:
Khi chưa áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến

Như vậy với suy nghĩ, cố gắng ban đầu tôi thấy rằng khi tập trung đầu tư công sức,
kiến thức theo phương pháp tích cực vào bài dạy, học sinh tiếp thu bài một cách
tích cực không thụ động và hứng thú hơn. Chính sự ham học của học sinh lại là
động lực thúc đẩy giáo viên cần phải đổi mới tư duy, phương pháp dạy học phù
hợp với SGK mới. Mỗi giờ học mà các em đạt kết quả cao đã thể hiện được phần
nào tâm huyết của người dạy.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Sử dụng bài giảng thiết kế trên PowerPoint nâng cao được hiệu quả giờ dạy. Sự hỗ trợ

của hình ảnh và âm thanh và nghệ thuật của người thầy làm bài giảng sinh động hơn. Tuy
nhiên khi thiết kế bài giảng điện tử cũng cần lưu ý một số điểm sau đây: Giáo viên phải
có nhiệt huyết, yêu nghề, tận tâm với học sinh.
Lớp 8A
Sĩ số 30
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Giỏi 7 23,3
Khá 12 40
T.Bình 8 26,7
Yếu 3 10
Lớp 8B
Sĩ số 30
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Giỏi 10 33,3
Khá 15 50
T.Bình 5 16,7
Yếu 0 0
- Giáo viên phải có tinh thần học hỏi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt là trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo viên phải thường xuyên tiếp cận, nghiên cứu tìm tòi,
trao đổi với đồng nghiệp để có kỷ năng hơn trong soạn giảng sử dụng CNTT .
- Giáo viên phải không ngừng hoc hỏi qua sách báo, mạng Internet dể kiến thức sinh học
ngày càng mở rộng.
- Không nên quan niệm trong tiết dạy sử dụng giáo án điện tử là không cần sử dụng bảng,
phấn mà phải tuỳ theo kiến thức yêu cầu của từng bài, có những bài phần trình chiếu chỉ

là phương tiện hỗ trợ giáo viên điều khiển tiến trình dạy học trên lớp có hiệu quả hơn,
phần nội dung của bài cần ghi bảng giúp học sinh hệ thống kiến thức bài giảng.
- Cần bố cục trang trình diễn hợp lý về cỡ chữ, màu chữ, màu nền. Nên trình bày cả kênh
hình và kênh chữ trên cùng một trang trình diễn sẽ đạt hiệu quả hơn khi trình bày kênh
hình riêng, kênh chữ riêng.
- Diễn giảng không nên nhanh quá, khi đưa ra các tình huống trên máy chiếu cần có đủ
thời gian để học sinh suy nghĩ.
Nhưng dù có dùng phương tiện dạy học hiện đại gì đi nữa thì trước hết giáo viên phải
thật sự là những người có trình độ kiến thức chuyên môn vững vàng, một vốn kiến thức
thực tiễn phong phú và khả năng lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài
dạy; giáo án phải được chuẩn bị một cách đầy đủ, chi tiết, cụ thể, xác định đúng mục
đích, nội dung, phương pháp sử dụng, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề như thế
nào. Đặc biệt là phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp hướng học sinh tìm hiểu để
tháo gỡ từng vấn đề, sau khi học sinh trả lời câu hỏi nhất thiết giáo viên phải nhận xét
đánh giá kết quả của các em, có thế mới động viên khuyến khích các em xây dựng bài
học được tốt.
Khi giảng dạy giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tạo không
khí vui vẻ, năng động trong lớp học, tránh tình trạng nhồi nhét, đọc SGK cho học sinh
chép. Giáo viên cần kết hợp tốt các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn sinh học
theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện để các em tự tìm
tòi, phát triển kiến thức. Phải kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác thí nghiệm, hướng dẫn
học sinh quan sát tranh, mẫu vật, phát phiếu học tập, phân chia nhóm đặc biệt với cách
viết của SGK hiện nay nhằm bắt học sinh phải tư duy tìm tòi kiến thức thì việc cho học
sinh ghi nội dung bài học là rất quan trọng, vì vậy giáo viên phải đầu tư thời gian vào
phần ghi bảng đó chính là nội dung cơ bản của bài học. Nội dung ghi bài của học sinh
nên cụ thể hoá dưới dạng sơ đồ hoặc chắt lọc những kiến thức căn bản nhất để học sinh
có thời gian thực hiện được các hoạt động tìm hiểu bài trên lớp và thuận lợi trong việc
học bài ở nhà .
III. KIẾN NGHỊ
Để có được một bài soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint hay, học sinh tích cực

hơn trong học tập. Tôi xin đề xuất với cấp quản lí, ban lãnh đạo ngành bổ sung thêm
một số máy có nối mạng Internet, phòng học dành riêng cho bài giảng sử dụng CNTT,
trong phòng dạy giáo án điện tử phải trang bị sẵn máy vi tính, phông chiếu,… Ngoài ra,
phải thường xuyên mở lớp tập huấn về giảng dạy giáo án điện tử từng bộ môn và họp
tổ chuyên môn công nghệ thông tin để rút kinh nghiệm.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ chủ quan của tôi khi thiết kế và giảng dạy bài “
Cơ quan phân tích thính giác” chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong được sự đóng góp ý
kiến để giúp tôi rút ra kinh nghiệm và hoàn chỉnh hơn cho đề tài của mình. Tôi xin chân
thành cảm ơn.

×